3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.4.2. Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế
Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường
- Trong hoạt động của dự án, các loại chất thải y tế phát sinh gồm: Các chất thải rắn tái chế được (bao bì carton, bao bì nhựa, kim loại phế liệu,...).
- Kết quả tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động của dự án theo báo cáo ĐTM được phê duyệt khoảng 33,67 tấn/tháng.
Mô tả công trình, biện pháp thu gom và lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
a) Công trình lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Dự án đã đầu tư xây dựng 01 kho rác chung có tổng diện tích khoảng 81 m2 bố trí công năng sử dụng gồm các phòng chứa: Khu tập kết chất thải rắn sinh hoạt 20m2; Chất thải rắn tái chế 20m2; Chất thải nguy hại 21,0 m2; Chất thải lây nhiễm 20m2.
- Công trình kho chất thải rắn thông thường được bố trí tại tầng 1 khu nhà bệnh viện với quy mô thông số kỹ thuật chủ yếu gồm:
+ Công trình có diện tích xây dựng 81,0 m2, kích thước 8,1x10(m), chiều cao đỉnh mái 5,8m tính từ cốt nền tầng 1.
+ Kết cấu nền theo 03 lớp từ trên xuống dưới gồm: Lớp BTCT dày 30cm → Lớp base dày 20cm → lớp đất đồi đầm chặt K90.
- Công trình kho chứa chất thải rắn thông thường được lắp đặt các thiết bị PCCC và các trang thiết bị phòng ngừa ứng cứu sự cố.
b) Biện pháp thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải y tế:
Các biện pháp quản lý chung
- Thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải của bệnh viện theo hướng dẫn của:
+ Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế - Bộ Tài riguyên và Môi trường ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế.
+ Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu; và
+ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trình Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Cần Thơ xác nhận về thành phần chất thải và khối lượng phát sinh. Bệnh viện sẽ lập sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày, có chứng từ thu gom và định kỳ báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế với Sở TNMT, Sở Y tế Tp. cần Thơ.
- Phân loại chất thải tại nguồn: chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
- Hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý ứng với từng loại chất thải.
Thu gom và phân loại chất thải y tế:
- Phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện tại nguồn phát sinh nhằm tách chất thải rắn thành các loại riêng biệt. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý tại nguồn phát sinh và tại thời điểm phát sinh. Bệnh viện phân thành các loại như sau:
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
- Quy định về màu sắc, bao bì, thiết bị lưu chứa: Thực hiện thẹo hướng dan của thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bô Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/12/2015 quỵ định về quản lý chất thải y tế quy định về màu Sắc của bao bi, dung CU, thiết bị lưu chứa chất thải y tế như sau:
Bảng 3.12. Đặc điểm lưu trữ và phân loại chất thải y tế Stt Loại chất
thải
Hạng mục phân loại
Màu sắc Thiết bị lưu chứa Dán nhãn
1 Chất thải nguy hại lây nhiễm
Màu vàng - Sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp.
- Không sắc nhọn: Dựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi - Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi
Các thùng chứa chất thải nguy hại sẽ được dán nhẩn, mã CTNH và có biểu tượng theo đúng quy định của:
Thông tư
58/2015/TTLT-BYT- BTNMT và Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
2 Chất thải
nguy hại Màu đen Dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi
Thông tư
58/2015/TTLT- BYT-
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Stt Loại chất thải
Hạng mục phân loại
Màu sắc Thiết bị lưu chứa Dán nhãn
không lây nhiễm
Dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín
BTNMT và Thông tư 36/2015/ TT-BTNMT 3 Chất thải y
tế thông thường (không tái
chế)
Màu xanh Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi
Dán nhãn chất thải thông thường
4 Chất thải y tế thông thường có thể tái chế
Màu trắng
Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi Dán nhãn tái chế - Quy định chung về bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa CTYT + Bao bì, dụng cụ đựng chất thải phải là túi nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.
+ Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.
+ Thành túi dày 0,1 mm, kích thước túi phù hợp với khối lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,l m3. Bên ngoài thùng phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “không được đựng quá vạch này”.
+ Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.
+ Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.
+ Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải.
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn.
Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
- Một số hình ảnh bao bì, thùng chứa chất thải y tế theo biểu tượng và màu sắc:
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Hình 3.9. Màu sắc các bao bì, thùng chứa và biểu tượng chất thải y tế - Nơi đặt các túi và thùng đựng chất thải:
+ Nơi đặt thùng đựng chất thài y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt được định rõ tại mỗi khoa/phòng.
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
+ Mỗi khoa có nơi lưu giữ các túi và thùng đựng chất thải theo từng loai và tập trung tại phòng chứa chất thải của mỗi tầng.
- Các túi và thùng đựng chất thải được đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh chất thải như buồng thủ thuật, buồng thay băng, buồng tiêm, buồng bệnh, buồng xét nghiệm ....
Trên các xe tiêm và làm thủ thuật cần có hộp đựng vật sắc nhọn để thuận tiện cho việc phân loại.
- Các túi đựng chất thải tuân theo hệ thống màu quy định, không được thay thế các túi màu vàng, màu đen đựng chất thải nguy hại bằng các túi màu xanh.
Thu gom chất thải:
- Quá trình phân loại, thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải y tế tại bệnh viện được thể hiện qua hình sau:
Hình 3.10. Sơ đồ thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải tại bệnh viện
- Tại các khu vực trong dự án bố trí có các bảng hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải để hướng dẫn cán bộ nhân viên và bệnh nhân, thân nhân có thể thải bỏ vào các thùng chứa theo đúng quy định.
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
+ Nhân viên vệ sinh của bệnh viện hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt từ noi chứa chất thải phát sinh về nhà tập trung chất thải của bệnh viện.
+ Chất thải phát sinh tại các khoa phải được vận chuyển về nơi lưu giữ chất thải chung của bệnh viện và vận chuyển đến nơi quy định ít nhất một lần một ngày và khi cần.
+ Bệnh viện sẽ bố trí quy định các tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải phù họp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc bệnh nhân và các khu vực làm việc của nhân viên y tế.
- Đối với chất thải nguy hại lây nhiễm:
+ Chất thải lây nhiễm được thu gom riêng từ nơi phát sinh. Đối với chất thải giải phẫu, và những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết cùa người bệnh (băng, gạc, dây truyền dịch - máu, ống dẫn lưu...), những chất thải phát sinh từ các buồng bệnh cách ly, môi trường nuôi cấy và các dụng cụ lưu giữ, các tác nhân lây nhiễm ở trong phòng xét nghiệm, các đĩa nuôi cấy bằng nhựa...được phun thuốc sát trùng (chlorine/Javel hoặc glutaraldehyde) hoặc áp dụng các biện pháp ngâm trong dung dịch Cloramin B 1 -2% đủ thời gian (ít nhất 30 phút);
+ Đối với chất thải mô bệnh phẩm tại các khoa giải phẫu, bệnh phẩm sẽ được cơ lập trong dung dịch formol và chứa trong thiết bị chứa phù hợp cho đến khi chuyển đến nơi tập trung chất thải. Sau đó, chất thải này được tập trung tại phòng chứa của mỗi tầng, sau đó được nhân viên vệ sinh của bệnh viện thu gom về nhà tập trung chất thải của bệnh viện, và tần suất thu gom ít nhất một ngày 1 lần.
- Chất thải lâm sàng khi đưa ra khỏi khoa/phòng phải được để trong túi nylon màu vàng, chất thải hóa học phải đựng trong túi nylon màu đen và phải có nhãn ghi nơi phát sinh chất thải. Các hộp màu vàng đụng vật sắc nhọn và các chất thải sau khi xử lý ban đầu phải cho vào túi nylon màu vàng và buộc kín miệng. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải được buộc kín, thùng chất thải có nắp đậy kín bảo đảm không bị rơi, rò ri trong quá trình thu gom vận chuyển.
- Đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm:
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, tập lưu trữ riêng tại nhà chứa chất thải.
+ Buộc túi nylon chứa chất thải khi các túi chứa đã đạt tói thể tích quy định (3/4 túi). Không được dùng ghim dập để làm kín miệng túi.
+ Đối với thiết bị y tế bị vỡ, hỏng đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: được thu gom và lưu trữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù họp, bảo đảm không bị rò rỉ hoặc phát tán thủy ngân ra ngoài môi trường.
- Đối với chất thải y tế thông thường:
Chất thải y tế thông thường có thể tái chế được thu gom riêng với chất thải y tế thông thường không tái chế. Bao bì lưu chứa chất thải tái chế phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định.
Lưu giữ chất thải:
- Bệnh viện xây dựng nhà chứa chất thải tạm thời có diện tích khoảng 81 m2, gồm:
+ Phòng chất thải nguy hại: 21 m2 + Phòng chất thải lây nhiễm: 20 m2
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
+ Phòng chất thải có thể tái chế: 20 m2 + Phòng chất thải sinh hoạt: 20 m2
- Khu vực nhà chứa chất thải được bố trí tại khu nhà kỹ thuật phía Đông Bắc của bệnh viện (Kho lưu chứa tạm thời CTR vị trí có STT 05 trên bản vẽ mặt bằng dự án, được đính kèm tại Phụ lục 6 của báo cáo này). Vị trí nhà chứa được cách ly với khu vực xung quanh bởi dãy cây xanh khoảng 05 m để hạn chế mùi phát sinh. Khu vực nhà kỹ thuật được bố trí cách khu khám chữa bệnh 16-20 m và được cách ly bởi dãy cây xanh, đường nội bộ nên hạn chế đáng kế những rủi ro, tác động có thể xảy ra tại khu vực này đến khu vực khám chữa bệnh cũng như khu vực nhà dân xung quanh.
- Tại nhà chứa chất thải được phân thành nhiều phòng chứa các loại chất thải riêng biệt như phòng chất thải nguy hại, phòng chất thải lây nhiễm, phòng chất thải tái chế và phòng chất thải sinh hoạt. Đồng thời thực hiện các biện pháp giả thiểu mùi hôi, bao gồm:
+ Nhà chứa được xây dựng kín, có mái che, cửa khóa và bố trí riêng biệt với khu vực khám chữa bệnh và nơi ít người qua lại nhằm hạn chế phát sinh mùi hôi.
+ Bố trí hệ thống thông gió tại khu vực tập trung và lắp đặt hệ thống điều hòa tại phòng chứa rác để giảm tốc độ phân hủy của các chất hữu cơ trong CTR. Bên cạnh đó, việc lắp đặt thiết bị điều hòa còn giảm khả năng hoạt động của các vsv, mầm bệnh có trong CTR hoạt động.
+ Quét dọn phòng chứa rác mỗi ngày, không để vương vãi rác ra ngoài.
+ Sử dụng chế phẩm, phun dung dịch EM để khử mùi hôi tại điểm tập kết này để tránh tích tụ mùi hôi thôi lâu ngày.
+ Thường xuyên phun các loại thuốc chống khuẩn ở khoảng liều lượng thích hợp vào khu vực này để ngăn chặn không cho phát triển.
+ Trồng cây xanh xung quanh bệnh viện vừa tạo cảnh quan, vừa có tác dụng hạn chế mùi phát ra khu vực xung quanh.
- Đối với chất thải lây nhiễm, thời gian lưu trữ tại bệnh viện tối đa là 02 ngày trong điều kiện bình thường và 07 ngày trong điều kiện bảo quản lạnh dưới 8°C.
- Sàn kho chứa chất thải đều được bố trí rãnh thoát nước. Toàn bộ nước thải rửa sàn phát sinh từ các phòng chứa chất thải được thu gom dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.
Vận chuyển chất thải y tế:
- Dự án không đầu tư lò đốt để xử lý chất thải y tế. Sau khi xử lý sơ bộ và phân loại các loại chất thải y tế, bệnh viện sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định.
+ Đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm thực hiện theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
+ Đối với chất thải nguy hại lây nhiễm thực hiện theo quy định của Thông tư 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT.
- Chất thải sinh hoạt được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom ngay trong ngày, tuyệt đối không lưu trữ trong thời gian dài. Đảm bảo thu gom và vận chuyển thời gian hợp lý để hạn chế quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong khi lưu trữ.
- Chất thải y tế nguy hại được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý tương ứng với từng loại chất thải theo đúng quy định.
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
- Tham khảo một số bệnh viện tại Tp cần Thơ hợp đồng với các đơn vị có chức năng như Công ty TNHH SX -TM - DV Việt Xanh; Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và môi trường Tây Nam, công ty TNHH MTV SX TM DV Môi trường Á Châu thu gom và xử lý,...
Về việc đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường
- Công trình kho chứa chất thải của dự án đã được đầu tư xây dựng, kèm theo các trang bị kỹ thuật tuân thủ theo báo cáo ĐTM được phê duyệt.
- Việc tổ chức thực hiện công tác thu gom, phân loại và lưu giữ tạm thời chất thải rắn thông thường trong kho chứa chất thải rắn thông thường của dự án đảm bảo đáp ứng các quy định của Nghị định số Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 và các quy định có liên quan trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
→ Một số hình ảnh công trình kho chứa chất thải rắn thông thường của dự án được trình bày trên hình sau: