1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện pháp luật Việt nam về phòng, chống tra tấn

242 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Phòng, Chống Tra Tấn
Tác giả Phạm Thanh Sơn
Người hướng dẫn GS. TS Vũ Công Giao
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 6,93 MB

Nội dung

Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn 157 TỔNG KẾT CHƯƠNG 4 181 KẾT LUẬN 182 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC 184 Trang 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : B

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THANH SƠN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHẠM THANH SƠN

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Mã số: 9380101.02

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Vũ Công Giao

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc

rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả

Phạm Thanh Sơn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10

1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và

những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 30 1.4 Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu của luận án 32

2.4 Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về phòng, chống

tra tấn và những yêu cầu, giá trị tham khảo với Việt Namđể hoàn

thiện pháp luật về phòng, chống tra tấn

3.2 Nội dung pháp luật hiện hành của Việt Nam về phòng, chống tra tấn 93 3.3 Thực tiễn tổ chức thi hành pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn 124

Trang 5

3.4 Đánh giá chung về thực trạng pháp luật Việt Nam về phòng, chống

Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 155

4.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật pháp luật Việt Nam về phòng, chống

4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn 157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 184

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 195

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật Hình sự

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

CAT : Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng

phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người

(Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment)

CQĐT : Cơ quan điều tra

ICCPR : Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

(International Covenant on Civil and Political Rights)

LHQ : Liên Hợp quốc

NNPQ : Nhà nước pháp quyền

OPCAT : Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước tra tấn và

các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo

hoặc hạ nhục con người (Optional Protocol to the Convention against Torture)

TAND : Toà án nhân dân

UDHR : Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (Universal Declaration of

Human Rights)

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

3.1 Số liệu tội dùng nhục hình đã được điều tra, truy tố, xét xử giai đoạn

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngay từ khi Liên hợp quốc (LHQ) được thành lập, vấn đề cấm tra tấn đã được quy định trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người (QCN) như: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948, Công ước về Ngăn ngừa và Trừng trị Tội diệt chủng năm 1948, các Công ước Geneva năm 1949… Là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tra tấn thuộc về những vấn đề đầu tiên cần giải quyết của LHQ nhằm mục đích phát triển các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế Điều 5 UDHR

1948 có nêu: “Không một ai phải bị tra tấn hoặc bị trừng phạt tàn ác và vô nhân đạo” [192] Đến năm 1966, cấm tra tấn được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 Điều 7 Công ước này quy định “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm” [195] Ngoài ra, việc cấm các hành vi tra tấn và ngược đãi cũng được đề cập trong nhiều văn kiện và điều ước khu vực như: Công ước châu Âu về các QCN và tự do cơ bản năm 1950, Công ước châu Mỹ về QCN năm 1978, Hiến chương châu Phi về QCN và quyền các dân tộc năm 1981…

Đặc biệt, vấn đề trên được quy định riêng biệt, chi tiết trong Công ước của LHQ

về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc

hạ nhục con người năm 1984 (Công ước chống tra tấn, sau đây viết tắt là CAT) Đây

là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương thể hiện tập trung nhất ý chí của cộng đồng quốc tế kiên quyết loại bỏ các hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo với con người vì bất cứ lý do gì, đồng thời tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền

để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này Công ước đã và đang là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất về phòng, chống tra tấn (PCTT)

Ở Việt Nam, vấn đề PCTT mặc dù đã được chú ý từ sớm và đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật trước đó, tuy nhiên phải đến Hiến pháp năm 2013 mới được đề cập cụ thể Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân

Trang 9

phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [89] Trên cơ sở

đó, ngày 28/11/2014, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn CAT, qua đó nâng cao đáng

kể uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền Đồng thời, việc trở thành thành viên của CAT cũng đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải nghiên cứu hoàn thiện

hệ thống pháp luật hiện hành để bảo đảm tương thích với Công ước (nội luật hoá Công ước), qua đó thực hiện đầy đủ cam kết và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam về PCTT và tăng cường năng lực của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi đầy

đủ các quy định của Công ước Với quy định của Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu nội luật hoá CAT đã tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật về PCTT ở Việt Nam Từ năm 2015 đến nay, nhiều văn bản luật quan trọng liên quan trực tiếp đến PCTT đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung như: Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, Luật Tố cáo năm 2018…

Đến nay, khung khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam về PCTT đã khá toàn diện; tuy vậy, một số quy định pháp luật vẫn chưa hoàn thiện, thiếu chi tiết và thiếu hợp lý như: quyền không bị tra tấn chưa được cụ thể hóa thành luật, quy định nghiêm cấm và trừng trị hành vi tra tấn chưa được nội luật hóa trong một điều, khoản riêng biệt trong BLHS; một số quy định phòng ngừa hành vi tra tấn trong BLTTHS và các văn bản pháp luật có liên quan còn thiếu chi tiết, tạo khoảng trống cho hành vi tra tấn; quy định về khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại liên quan đến tra tấn còn những điểm bất cập… dẫn đến những cách hiểu khác nhau và khó áp dụng, chưa đủ

để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tra tấn một cách kịp thời, hiệu quả trong

thực tế

Cùng với đó, việc tổ chức thi hành pháp luật còn những hạn chế, vướng mắc, làm giảm hiệu quả PCTT, biểu hiện là vẫn còn xảy ra những vụ án liên quan đến tra tấn (nhất là các vụ án dùng nhục hình) gây bức xúc dư luận trong thời gian qua Những hạn chế, vướng mắc trên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân khách quan chủ yếu là do tính chất vĩ mô, phức tạp của vấn đề PCTT, còn

Trang 10

nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do nhận thức về tầm quan trọng và các biện pháp PCTT của một số cơ quan nhà nước còn chưa đầy đủ, đòi hỏi cần nghiên cứu làm rõ,

từ đó xác định các giải pháp khắc phục

Trong thực tế, cải cách tư pháp, bảo vệ, bảo đảm QCN, trong đó bao gồm PCTT

đã được xác định như là những vấn đề trọng tâm khi tổng kết 10 năm thi hành Hiến pháp năm 2013, tổng kết 15 năm thực hiện các Nghị quyết số 48-NQ/TW và 49-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trọng tâm là xây dựng nền tư pháp Việt Nam độc lập, chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, phụng sự Tổ quốc, phục

vụ nhân dân để tòa án hoàn thành sứ mệnh bảo vệ công lý, bảo vệ QCN, QCD, bảo

vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân [7] Đồng thời, đây cũng là những vấn đề được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 27-NQ/TW được thông qua ngày 9/11/2022 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam trong giai đoạn mới Điều đó càng cho thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật Việt Nam về PCTT Trong thời gian qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài, song chưa có công trình nào phân tích một cách toàn diện cơ sở lý luận, thực trạng, lý giải những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện

hệ thống pháp luật Việt Nam về PCTT Trong bối cảnh đó, nghiên cứu sinh quyết

định chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” để thực

hiện luận án tiến sĩ luật học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn pháp luật Việt Nam về PCTT, luận án chỉ ra những khoảng trống và hạn chế trong pháp luật Việt Nam về PCTT, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng, củng cố khung khổ pháp luật về PCTT ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 11

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên

quan đến đề tài, chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết và hướng nghiên cứu của luận án

Thứ hai, phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về PCTT và pháp luật về PCTT;

khảo sát pháp luật PCTT trong pháp luật quốc tế và pháp luật PCTT của một số quốc gia và những yêu cầu, kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thứ ba, phân tích những quy định về PCTT trong pháp luật Việt Nam từ trước

tới nay, đặc biệt là trong pháp luật hiện hành, chỉ ra những điểm tương thích và chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như những nội dung chưa đầy đủ để hiện thực hoá đường lối, chủ trương của Đảng về vấn đề này

Thứ tư, trên cơ sở giải quyết ba nhiệm vụ cụ thể nêu trên, luận án nêu ra những

quan điểm và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định về PCTT trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu về xây dựng NNPQ, hội nhập quốc

tế của nước ta trong thời kỳ mới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây

dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về PCTT, trọng tâm là những quy định trong Hiến pháp năm 2013, các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan Ngoài ra, luận

án cũng nghiên cứu quy định về PCTT trong các Công ước quốc tế về QCN, đặc biệt

là CAT và quy định về chống tra tấn trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung: luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về PCTT Các vấn đề

lý luận về PCTT sử dụng kiến thức của các ngành triết học, chính trị học… cũng được

đề cập, phân tích, song chỉ ở mức độ khái quát, làm cơ sở phân tích, đánh giá khuôn khổ pháp luật Việt Nam về PCTT

- Về mặt không gian: luận án tập trung nghiên cứu khuôn khổ pháp luật Việt

Trang 12

Nam về PCTT và giải pháp hoàn thiện Nội dung PCTT trong pháp luật quốc tế và

pháp luật của một số quốc gia khác cũng được đề cập nhưng ở mức độ khái quát, làm

cơ sở tham chiếu đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc

tế và pháp luật của các quốc gia khác trong lĩnh vực này

- Về mặt thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là pháp luật Việt Nam về

PCTT từ năm 2013 đến nay, xuất phát từ thực tế là lần đầu tiên vấn đề này được Hiến pháp năm 2013 quy định và Việt Nam kí kết CAT vào năm 2013 Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu về tính hệ thống, luận án cũng dành dung lượng nhất định để khảo sát, khái quát hoá khuôn khổ pháp luật Việt Nam về PCTT trong các giai đoạn trước Hiến pháp năm 2013

4 Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo đảm QCN, các chuẩn mực quốc tế về QCN

4.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.2.1 Phương pháp luận

Về phương pháp luận, luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác Lênin làm cơ sở định hướng đánh giá tổng thể sự phát sinh, phát triển và tính chất, đặc điểm của hệ thống pháp luật về PCTT

Bên cạnh đó, luận án đồng thời vận dụng một số khung lý thuyết và phương pháp tiếp cận về QCN để làm nền tảng phân tích, đánh giá mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam về PCTT, bao gồm:

Lý thuyết về tiếp cận dựa trên quyền con người (Human Rights-Based Approach

- HRBA): HRBA là hướng tiếp cận trong xây dựng pháp luật, trong đó lấy các tiêu

chuẩn phổ quát về QCN trong các văn kiện của luật nhân quyền quốc tế làm cơ sở để đạt được các mục tiêu đề ra và làm điều kiện, khuôn khổ cho quá trình đạt được kết quả đó Luận án vận dụng HRBA nhằm đánh giá các quy định pháp luật của Việt Nam về PCTT, không chỉ là để xem các quy định đó đã đạt được mục tiêu bảo đảm

Trang 13

quyền của mọi người không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay chưa, mà còn

đã hướng đến quy trình và cách thức để mọi người có thể vận dụng pháp luật về PCTT

để bảo vệ quyền và đòi hỏi sự đền bù hiệu quả khi bị vi phạm quyền hay chưa Cách tiếp cận này được thể hiện xuyên suốt toàn bộ luận án

Lý thuyết về quyền tuyệt đối (absolute right): theo lý thuyết này, các quyền tuyệt

đối sẽ không bị giới hạn trong mọi hoàn cảnh, bởi đây là trong những quyền cơ bản nhất của con người Theo luật nhân quyền quốc tế, trong số các quyền con người, quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục là một quyền tuyệt đối Cách tiếp cận quyền không bị tra tấn là quyền tuyệt đối được sử dụng trong toàn

bộ nội dung của luận án, đặc biệt là ở chương 3 để đánh giá mức độ tương thích của

hệ thống pháp luật Việt Nam về PCTT với các quy tắc có liên quan của luật nhân quyền quốc tế

4.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, luận án kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, bao gồm:

Phương pháp hệ thống được sử dụng trong Chương 1 để phân loại và đánh giá

nội dung các công trình nghiên cứu về QCN, về tra tấn và pháp luật PCTT ở trên thế giới và ở Việt Nam

Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong các chương của luận án

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở Chương 1, tác giả xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án Trên

cơ sở những vấn đề lý luận được phân tích ở Chương 2, tác giả đánh giá thực trạng pháp luật PCTT ở Chương 3 và đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về PCTT trong Chương 4

Phương pháp lịch sử được sử dụng để đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam

về PCTT ở Chương 3, theo đó, điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên, xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ lịch sử là một yếu tố không thể thiếu để đánh giá về pháp luật PCTT trong từng giai đoạn

Phương pháp phân tích được sử dụng trong các Chương 2, Chương 3 và Chương

Trang 14

4 của luận án để khảo sát và đưa ra nhận định, đánh giá về những vấn đề liên quan đến đề tài, thể hiện qua những tài liệu sơ cấp và thứ cấp Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản pháp luật quốc tế, văn bản pháp luật của một số quốc gia, các văn kiện, báo cáo có liên quan đến đề tài của các tổ chức quốc tế Tài liệu thứ cấp bao gồm các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đã được các tác giả khác thực hiện và công bố trong các sách chuyên khảo, tham khảo

Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận án để khái quát hoá,

phân loại, xếp loại các tri thức, số liệu qua việc phân tích các tài liệu, từ đó giúp nghiên cứu sinh đưa ra các nhận xét, đánh giá tổng quan ở mỗi chương và trong phần Kết luận của luận án

Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong toàn bộ luận án, đặc biệt là ở

các Chương 2 và 3 để đối chiếu tìm ra sự tương đồng và khác biệt về quan điểm giữa các tác giả, cũng như để đánh giá sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác về PCTT Phương pháp so sánh cũng nhằm làm rõ sự phát triển của pháp luật PCTT ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án là một trong những công trình khoa học có tính chuyên sâu, toàn diện

và là công trình đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ luật học phân tích vấn đề hoàn thiện pháp luật về PCTT từ góc độ của chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính ở Việt Nam Những đóng góp mới của luận án thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, củng cố và bổ sung nền tảng lý luận về pháp luật PCTT Luận án kế

thừa các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực này nhưng có phân tích, đánh giá để xác định rõ hơn khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật PCTT và những yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này Luận án khẳng định

tra tấn là một hành vi vi phạm nhân quyền đặc biệt nghiêm trọng, cần phải cấm tuyệt đối Cấm tra tấn là một nguyên tắc mang tính tập quán quốc tế, ràng buộc nghĩa vụ tuân thủ của mọi nhà nước, trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong bối cảnh khẩn cấp của quốc gia Đây là luận điểm là cơ sở để củng cố quyết tâm chính trị trong việc xây

Trang 15

dựng, hoàn thiện pháp luật về PCTT của mọi nước, trong đó có Việt Nam

Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển và thực trạng, luận án

đã bổ sung những phân tích, đánh giá có tính hệ thống và cập nhật khuôn khổ pháp

luật Việt Nam hiện hành về PCTT, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn đồng thời xác định nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn đó

Luận án khẳng định, mặc dù khung khổ pháp luật về PCTT ở Việt Nam đã khá toàn diện, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó nguyên nhân khách quan chủ yếu là do tính chất phức tạp của vấn đề, còn nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do nhận thức về tầm quan trọng và các biện pháp PCTT của một số cơ quan nhà nước còn chưa đầy đủ Đây là luận điểm đóng

vai trò cơ sở để xác định các phương hướng và nhóm giải pháp chủ yếu trong việc hoàn thiện pháp luật về PCTN ở Việt Nam

Thứ ba, luận án xây dựng các quan điểm, đề xuất và luận giải một hệ thống giải

pháp toàn diện nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam hiện hành về PCTT Các quan điểm, giải pháp có sự kế thừa từ những nghiên cứu đã được công bố, song được hoàn thiện, phát triển ở mức độ toàn diện, cụ thể và sâu sắc hơn, dựa trên những

cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn đáng tin cậy đã được làm rõ trong luận án

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

về PCTT

Bên cạnh đó, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở học thuật, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương trong việc giảng dạy, nghiên cứu

và tổ chức thực thi pháp luật về PCTT

7 Kết cấu của luận án

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án

Trang 16

gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tra tấn Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

Chương 4: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tra tấn

ở Việt Nam hiện nay

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Tra tấn là hình thức vi phạm nghiêm trọng đến QCN, đe doạ trực tiếp và nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và danh dự, nhân phẩm của con người Do vậy, PCTT

đã và đang là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ sở học thuật và nhiều học giả trên thế giới Một số công trình khoa học tiêu biểu về vấn đề này được công bố ở nước ngoài bao gồm:

1.1.1 Những công trình nghiên cứu lý luận về tra tấn và phòng, chống tra tấn

Trong những vi phạm nhân quyền thì tra tấn là hành vi bị lên án mạnh mẽ và phổ biến nhất, bởi đó được xem là một trong những hành vi vô nhân đạo và đê hèn nhất mà con người phạm phải với đồng loại Bản chất hành vi tra tấn, cũng như tính cấp thiết của PCTT được thể hiện trong một số công trình tiêu biểu sau:

“The United Nations Convention Against Torture” (tạm dịch: Công ước LHQ

về chống tra tấn) của tác giả Manfred Nowak, Elizabeth McArthur, năm 2008 [181] Đây là một trong những nguồn tài liệu đầy đủ nhất về đề tài này, được nghiên cứu, biên soạn bởi những nghiên cứu nổi tiếng về nhân quyền, đặc biệt là GS Manfred Nowak (Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về chống tra tấn) Cuốn sách đã giải thích cụ thể những nội dung quan trọng trong định nghĩa tra tấn tại Điều 1 của CAT, theo đó:

“Tra tấn” không chỉ là các hành vi đánh đập về thể chất như: sốc điện vào các bộ phận sinh dục, rút móng tay… mà còn có các hành vi tra tấn về tinh thần: bỏ đói, uy hiếp

về tinh thần, thẩm vấn xuyên đêm kéo dài, tra tấn tình dục… làm cho nạn nhân đau khổ và lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, tuyệt vọng Việc cấm tra tấn về thể chất và tinh thần được bảo đảm, bảo vệ như một quyền tuyệt đối, không được phương hại đến ngay cả trong thời chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích nghĩa vụ của các quốc gia khi tham gia CAT, bao gồm nghĩa vụ phòng ngừa các hành vi tra tấn bằng nhiều hình thức như: hình sự hóa hành vi tra tấn,

có các biện pháp bảo vệ trong giai đoạn điều tra sơ bộ, đào tạo nhân viên thực thi

Trang 18

công vụ; quá trình thẩm vấn tù nhân; các quyền khiếu nại của phạm nhân khi bị tra tấn, quyền được bồi thường thiệt hại khi phát hiện tra tấn… Tài liệu cũng phân tích các trình tự, thủ tục, hoạt động giám sát của Ủy ban chống tra tấn; phân biệt giữa tra tấn và đối xử vô nhân đạo hay hạ nhục, tàn nhẫn và nguyên tắc không chấp nhận bằng chứng do bị tra tấn Ngoài ra, tài liệu còn phân tích luật pháp và thực tiễn chống tra tấn

ở các tòa án quốc tế, khu vực và toà án của một số quốc gia

“The Torture Reporting Handbook” (tạm dịch: Sổ tay tố cáo hành vi tra tấn)

của tác giả Camille Giffard, năm 2000 [170] Tài liệu phân tích về việc tiếp nhận và

xử lý các tố cáo về tra tấn trong cơ chế quốc tế về bảo vệ QCN Bên cạnh đó, tài liệu cũng phân tích nội hàm của khái niệm tra tấn theo quy định tại Điều 1 của CAT, đồng thời phân tích các khái niệm đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người mà theo đó có mức độ đau khổ ít nghiêm trọng (thấp hơn) so với tra tấn Tài liệu khẳng định nạn nhân của tra tấn rất đa dạng, có thể là bất kỳ ai: nam giới, phụ nữ, người cao tuổi, trẻ em, tôn giáo, không có tôn giáo, trí thức hay nông dân… nhưng phổ biến nhất là những người bất đồng về quan điểm chính trị, người phản đối chính quyền, hoặc những người bị buộc tội trong tố tụng hình sự

“Some perspectives on torture victims, reparation and mental recovery” (tạm

dịch: “Một vài quan điểm về nạn nhân của tra tấn, bồi thường và phục hồi tinh thần cho họ”) của tác giả P Dalton [171] Tài liệu này do Uỷ ban Nhân quyền châu Á xuất bản năm 2002, đã phân tích hậu quả của hành vi tra tấn đối với các nạn nhân, vấn đề bồi thường và việc phục hồi đối với nạn nhân của tra tấn, nhất là về phương diện tinh thần

“A History of Torture” (tạm dịch: Lịch sử tra tấn) của tác giả Jame Ross, năm

2007 [175] Tài liệu này cung cấp thông tin về lịch sử hành vi tra tấn và cuộc đấu tranh chống tra tấn của nhân loại Theo tác giả, tra tấn đã có từ thời xa xưa trong lịch

sử nhân loại, tuy nhiên, mọi hành vi tra tấn trong mọi tình huống đều bị lên án, bất

cứ hình thức tra tấn nào về bản chất đều đi ngược với công lý, vô đạo đức và vi phạm nhân phẩm của con người

“The Shape of Modern Torture” (tạm dịch: Hình thức tra tấn hiện đại) của tác

giả John T Parry, năm 2005 [177] Cuốn sách phân tích những ý kiến tranh luận hiện nay về khái niệm “tra tấn”, trong đó cho rằng, “tra tấn” và các hình thức “cưỡng bách

Trang 19

điều tra và thẩm vấn” về bản chất là giống nhau Trong cuốn sách, tác giả cũng phân tích từ góc độ pháp lý một số vấn đề và hoạt động liên quan đến tra tấn mà đang xảy

ra trong thực tế trên thế giới

“Understanding Torture” (tạm dịch: Tìm hiểu về tra tấn) của tác giả John T

Parrty, năm 2011 [178] Tác giả giải thích tra tấn là hành động diễn ra tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nhà nước chuyên chế, nhằm đạt được nhiều mục đích khác nhau, bao gồm việc giữ trật tự công cộng, kiểm soát các nhóm thiểu số về chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo Tác giả nêu ra một số ví dụ như ở nhà tù Abu Ghraib ở Iraq, việc đàn áp các nhóm sắc tộc thiểu số trong lịch sử Hoa Kỳ… để làm minh chứng

“Art of Torture” (tạm dịch: Phương pháp tra tấn) của tác giả Jeanne Sarson và

Linda MacDonald [176] Nghiên cứu nhấn mạnh sự phổ biến của hành vi tra tấn trên thế giới hiện nay, mặc dù đã có cam kết của các quốc gia về chống tra tấn Hành vi tra tấn có thể do nhân viên nhà nước hoặc bởi chính các thành viên trong gia đình, dưới những hình thức như đánh đập, lạm dụng tình dục và khủng bố tinh thần

“Human Rights in Closed Environment” (tạm dịch: QCN trong môi trường

khép kín) của tác giả Bronwyn Naylor, Julie Debeljak, Anita Mackay, năm 2014 [168] Tài liệu nghiên cứu về những vi phạm QCN trong các môi trường khép kín như nhà tù, cảnh sát, trung tâm di trú tạm giam… qua đó nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của người bị giam giữ trong những môi trường này Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của các cơ chế giám sát độc lập (Thanh tra, Ủy ban nhân quyền…) trong việc đảm bảo QCN, đặc biệt là quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục trong những môi trường khép kín

“Torture in International Law - A Guide to Jurisprudence” (tạm dịch: Tra tấn

trong Luật quốc tế - Hướng dẫn luật học) của Hiệp hội phòng, chống tra tấn (APT, Thụy Sĩ) và Trung tâm Tư pháp và Luật Quốc tế (CEJIL, Mỹ), năm 2008 [164] Công trình này nghiên cứu về vấn đề tra tấn và các hình thức đối xử ngược đãi khác nhằm mục đích cung cấp cho các chuyên gia và cả những người không chuyên về luật pháp quốc tế một cái nhìn tổng thể về vấn đề tra tấn, nghĩa vụ của các quốc gia, và trách nhiệm cá nhân đối với hành vi tra tấn Trong đó, bốn chương đầu đề cập đến pháp luật quốc tế và khu vực áp dụng cho các quốc gia trong LHQ, châu Âu, châu Mỹ và

Trang 20

châu Phi; chương thứ năm đề cập đến trách nhiệm hình sự của cá nhân đối với tội phạm tra tấn, trong đó phân tích cụ thể việc áp dụng luật pháp của Tòa án quốc tế đặc biệt đối với Nam Tư cũ và Rwanda, và quy chế của Tòa án hình sự quốc tế

“The Study of Torture: Why It Persists, Why Perceptions of It are Malleable, and Why It is Difficult to Eradicate” (tạm dịch Nghiên cứu về tra tấn: Tại sao nó tồn tại, tại sao nhận thức về nó là dễ bị thao túng, và tại sao nó khó loại bỏ) của tác giả

Erin M Kearns (Đại học Washington, Hoa Kỳ), Tạp chí Pháp luật, năm 2014 [173] Trong bài viết, tác giả đã phân tích làm rõ sự cần thiết phải chống tra tấn, cả trong cuộc chiến chống khủng bố, thông qua việc giải quyết ba câu hỏi quan trọng đó là: “Tại sao tra tấn vẫn tồn tại?”, “Tại sao có những nhận thức khác nhau về tra tấn và chống tra tấn?”, và “Tại sao một số nhà nước không thể thực hiện cam kết xoá bỏ tra tấn?” Ngoài các công trình tiêu biểu nêu trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài được xuất bản ở nước ngoài, bao gồm các bài báo khoa học về

PCTT được đăng tải trên nhiều tạp chí quốc tế có uy tín như: “Terrorism and Torture” (Khủng bố và Tra tấn) của tác giả Fritz Allhoff, Tạp chí quốc tế về triết học ứng dụng

(International Journal of Applied Philosophy), Philosophy Documentation Center,

năm 2003 [161]; “Torture: When the Unthinkable is Permissible” (Tra tấn: Khi điều không thể tưởng tượng được cho phép) của nhóm tác giả Bagaric, Mirko, Clarke, Julie, Nxb Đại học New York, năm 2007 [165]; “Torture and Human Dignity: An Essay on Moral Injury” (Tra tấn và phẩm giá con người: Bài luận về thương tích đạo đức) của tác giả Bernstein, J M., Nxb Đại học Chicago, năm 2015 [167]; “Torture, Terrorism and the State: A Refutation of the Ticking Bomb Argument” (Tra tấn, khủng

bố và nhà nước: Phản bác lập luận về hành động đánh bom khủng bố), của tác giả

V Bufacchi và Jean Maria Arrigo, Tạp chí quốc tế về triết học ứng dụng

(International Journal of Applied Philosophy), năm 2006 [169]; “The Moral Justification of Torture and other Cruel, Inhuman, or Degrading Treatment” (Biện minh về mặt đạo đức cho việc tra tấn và các đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác) của tác giả Michael Davis, Tạp chí quốc tế về triết học ứng dụng (International Journal of Applied Philosophy), năm 2005 [184]; “May Necessity be Available as a Defence for Torture in the Interrogation of Suspected Terrorists?” (Phương tiện biện

Trang 21

minh cho hành vi tra tấn trong thẩm vấn những kẻ bị nghi khủng bố có cần thiết hay không?) của tác giả Paola Gaeta, Tạp chí Tư pháp hình sự quốc tế, năm 2004 [189];

“Torture is Always Wrong” (Tra tấn luôn là hành vi sai trái) của tác giả Ben

Juratowitch, Tạp chí Công vụ (Public Affairs Quarterly, Vol 22, No 2), University

of Illinois Press, năm 2008; “Is Torture Ever Morally Justified?” (Tra tấn có bao giờ được biện minh về mặt đạo đức không?) của tác giả Seumas Miller, Tạp chí quốc tế

về triết học ứng dụng dụng (International Journal of Applied Philosophy), năm 2005 [191]… Các bài báo trên không chỉ phân tích khái nhiệm tra tấn, hậu quả của các hành vi tra tấn, khẳng định mọi hành vi đều bị lên án, đi ngược với công lý, vô đạo đức và vi phạm nhân phẩm, đồng thời còn lý giải nguyên nhân tra tấn vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, bất chấp các cam kết và lập luận biện minh của các nhà nước Nhìn chung, những nghiên cứu kể trên đã phân tích các nội dung liên quan đến tra tấn và PCTT dưới nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, song từ bản chất của hành

vi tra tấn, các công trình đó đều thể hiện quan điểm kiên quyết xoá bỏ hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc vô nhân đạo với con người vì bất cứ lý do gì, đồng thời đề cao việc xây dựng và thực thi pháp luật, xây dựng các cơ chế hiệu quả để bảo vệ nạn nhân của tra tấn

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về tra tấn ở một số quốc gia

Phòng, chống tra tấn hiệu quả là yêu cầu nghiêm ngặt đặt ra của CAT đối với các quốc gia thành viên khi đã phê chuẩn Hầu hết quốc gia trên thế giới hiện đã có quy định về cấm tra tấn trong pháp luật Tuy nhiên, tra tấn vẫn diễn ra ở mức độ phổ biến ở một số quốc gia Vấn đề này được đề cập trong một số công trình nghiên cứu như:

“Extraordinary renditions and the protection of human rights” (tạm dịch:

“Những tình huống đặc biệt vầ bảo vệ QCN”) của tác giả Manfred Nowak, Roland Schmidt, năm 2010) [182] Đây là kỷ yếu một hội thảo do Viện nhân quyền Ludwig Boltsmann tổ chức vào ngày 6,7 tháng 10 năm 2008 Ấn phẩm phân tích bối cảnh sau khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ, khi chính quyền Bush cùng với đồng minh đã bắt cóc các đối tượng bị tình nghi khủng bố mà không theo đúng thủ tục tố tụng và đưa họ đến những nơi giam giữ bí mật Tại đây, họ đã bị thẩm vấn tăng cường (tra tấn) bằng

Trang 22

nhiều biện pháp khác nhau Theo các tác giả, đó được xem là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhân danh “cuộc chiến chống khủng bố”

“Does it Make Us Safer? Is it Ever Ok? A Human Right Perspective” (tạm dịch:

Có thật sự làm cho chúng ta an toàn? Có bao giờ ổn chưa? Quan điểm về nhân quyền) của tác giả Kenneth Roth và Minky Worden, năm 2007 [179] Cuốn sách bao gồm

12 bài luận của các chuyên gia hàng đầu về vấn đề tra tấn, trong đó phân tích những tình huống gây nhiều tranh luận, bao gồm tình huống ở nhà tù Abu Ghraib (với các

tù binh Iraq), ở Israel (với các tù binh Palestine), ở Afghanistan (với những chiến binh Taliban) Thông qua những tình huống đó, các tác giả khẳng định tra tấn phải bị cấm trong mọi trường hợp mà không thể được biện minh bởi bất kỳ lý do nào

“Police and Criminal Evidence Act 1984” (tạm dịch, Luật Cảnh sát và chứng

cứ phạm tội) [172] Đây là sách hướng dẫn về khuôn khổ hành động pháp lý cho cảnh sát tại Anh trong công tác chống tội phạm Theo tài liệu này, khi bắt giữ người, việc đầu tiên cảnh sát phải làm là thông báo với người bị bắt giữ và nhân thân của họ về

lý do họ bị bắt giữ Việc thẩm vấn người chưa thành niên, nếu trong trường hợp cha,

mẹ, người đỡ đầu của người chưa thành niên không thể có mặt thì cảnh sát phải lập văn bản có chữ ký của người chưa thành niên để chứng minh cuộc thẩm vấn không

có người lớn tham dự, kèm xác nhận của người có thẩm quyền về việc thẩm vấn không gây tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của người chưa thành niên

“Combating Torture in Europe: The Work and Standards of the European Committee for the Prevention of Torture” (tạm dịch: Chống tra tấn ở châu Âu: Công

việc và những tiêu chuẩn của Ủy ban châu Âu về phòng, chống tra tấn) của tác giả Rodney Morgan và Malcolm Evans, năm 2001 [185] Cuốn sách đề cập đến việc thực hiện các chuyến thăm của Uỷ ban châu Âu về chống tra tấn tới các nơi giam giữ, nhà

tù và bệnh viện tâm thần trên khắp châu Âu để giám sát điều kiện sống (vệ sinh, cung cấp thức ăn và nước uống, chăm sóc sức khỏe ) của những người bị giam giữ Sau các chuyến thăm, Uỷ ban đưa ra các báo cáo đề xuất và đặt ra các tiêu chuẩn nhằm ngăn ngừa tra tấn một cách hiệu quả

“Preventing Torture in Africa” (tạm dịch: Phòng, chống tra tấn ở châu Phi) của

Hiệp hội phòng, chống tra tấn (Association for the Prevention of Torture), năm 2002

Trang 23

[162] Đây là sản phẩm của hội thảo do Hiệp hội phòng, chống tra tấn và Ủy ban QCN và quyền các dân tộc châu Phi tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng 2 năm 2002 tại Nam Phi Nội dung của ấn phẩm đề cập đến các nguyên tắc về phòng, chống tra tấn

ở Châu Phi, cụ thể là bộ nguyên tắc “The Robben Island Guidelines” Đây là những nguyên tắc được xây dựng nhằm hỗ trợ các quốc gia châu Phi thực hiện hiệu quả các nghĩa vụ của họ trong phòng, chống tra tấn

1.1.3 Những công trình nghiên cứu về kinh nghiệm, giải pháp phòng, chống tra tấn

“A Handbook for Public Officials”, (tạm dịch: Sổ tay cho cảnh sát) của tác giả

Wayne K Lemieux, năm 2008 [204] Đây là cuốn cẩm nang cung cấp thông tin và hướng dẫn các nhân viên thực thi pháp luật cách thức phòng ngừa và chấm dứt hành

vi tra tấn trong công việc thường ngày của họ Cẩm nang phân tích trách nhiệm bảo

vệ QCN của các nhân viên thực thi pháp luật qua một số vụ việc sử dụng quyền lực quá mức, trái pháp luật trong quá trình thực thi công vụ

“Combating Torture – A Manual for Action” (tạm dịch: Chống tra tấn - Hướng

dẫn hành động) của Tổ chức Ân xá Quốc tế, năm 2003 [159] Tài liệu gồm 8 chương,

đề cập các vấn đề như: Sự phát triển và những thành tựu chính của cuộc chiến chống tra tấn kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai; các nghiên cứu điển hình minh họa sự phát triển của pháp luật về chống tra tấn ở một số quốc gia; các tiêu chuẩn quốc tế là khuôn khổ cho hành động chống tra tấn trên thế giới; các điều kiện giam giữ và biện pháp bảo vệ tù nhân Trong đó, mối quan hệ giữa tra tấn và phân biệt đối xử được thảo luận chi tiết trong Chương 1; các biện pháp phòng ngừa tra tấn được mô tả cụ thể trong Chương 4, trong đó tập trung vào những người bị giam giữ; các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả của tra tấn được nêu trong Chương 7 của tài liệu

“The Fight against Torture: The OSCE Experience” (tạm dịch: Cuộc chiến

chống tra tấn: Kinh nghiệm của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu) của Văn phòng

Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), năm 2009 [188] Cuốn sách phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về tra tấn, hệ thống pháp luật và các hoạt động của OSCE

về chống tra tấn tại châu Âu cùng những khó khăn, trở ngại và bài học kinh nghiệm trong chiến lược PCTT

Trang 24

“Preventing Torture: An Operational Guide for National Human Rights Institutions” (tạm dịch: Phòng ngừa tra tấn: Hướng dẫn hoạt động cho các Tổ chức

Nhân quyền Quốc gia) do Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương của các Tổ chức Nhân quyền Quốc gia (APF), Hiệp hội Phòng, chống tra tấn (APT) và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) ấn hành năm 2010 [164] Tài liệu này phân tích khái niệm, cơ sở pháp lý và các hoạt động thúc đẩy xây dựng các cơ chế kiểm soát phòng ngừa tra tấn, trong đó nhấn mạnh: Tra tấn là hoàn toàn bị nghiêm cấm và không bao giờ có thể được biện minh trong bất kỳ trường hợp nào; Luật tập quán quốc tế áp dụng cho tất cả các quốc gia và với mọi đối tượng, không cho phép ngoại lệ với điều cấm này trong bất kỳ trường hợp nào, ngay cả tình trạng chiến tranh, nguy cơ chiến tranh, bất ổn chính trị nội bộ hoặc tình trạng khẩn cấp công cộng

“Torture in Asia: The Law and Practice” (tạm dịch Tra tấn ở Châu Á: Luật pháp và thực tiễn) của Tổ chức phi chính phủ REDRESS (Hồng Kông) và Ủy ban

Nhân quyền châu Á, năm 2013 [190] Đây là ấn phẩm được biên soạn trên cơ sở cuộc họp các chuyên gia về tra tấn trong khu vực tại Hồng Kông từ ngày 21 đến 23 tháng

9 năm 2011 Ấn phẩm tổng hợp các nghiên cứu về tra tấn, khuôn khổ pháp lý và thực tiễn chống tra tấn tại một số quốc gia ở châu Á, bao gồm: Bangladesh, Campuchia, Đông Timor, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka

và Thái Lan Các tác giả đều thống nhất rằng, những thách thức đối với việc thực hiện cấm tra tấn là rất nhiều, đòi hỏi nỗ lực trong phối hợp và sẵn sàng thực hiện những cải cách cơ bản về luật pháp và thể chế để thiết lập một khuôn khổ pháp lý và thể chế đầy đủ Mặc dù bản chất và nội dung của những cải cách đặt ra có thể khác nhau giữa các quốc gia, nhưng cần phải có một cách tiếp cận toàn diện để thúc đẩy việc cấm tuyệt đối tra tấn

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Cùng với quá trình đổi mới, xây dựng NNPQ XHCN, bảo đảm và thúc đẩy QCN

là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thể hiện qua nhiều văn kiện như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) [29]; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992

Trang 25

của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII [27]; Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg ngày 02/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ [131]; đặc biệt là Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới [28]

Trên cơ sở đó, nhiều cơ quan học thuật và chuyên gia trong nước đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QCN và pháp luật Việt Nam về QCN nhằm kịp thời thể chế hoá các quan điểm, chủ trương trên Tuy vậy, so với nhiều vấn

đề chính trị - pháp lý khác, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về PCTT ở Việt Nam hiện chưa nhiều Mục dưới đây khảo sát một số công trình tiêu biểu, chia thành các nhóm như sau:

1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu lý luận hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tra tấn

Ở Việt Nam, kể từ khi khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm

kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện sau này, đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNPQ XHCN Việt Nam, trong đó có xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, một số công trình tiêu biểu như: Đề tài khoa học cấp Bộ

“Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong NNPQ Việt Nam” [74] và “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” do PGS.TS Nguyễn Như Phát chủ nhiệm năm 2011 [75]; Đề tài KX.04.05 “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân”

do TS Nguyễn Đức Khiển chủ nhiệm năm 2004 [62]; Sách chuyên khảo “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Minh Tâm - Nxb Công an nhân dân, năm 2003 [122]; “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy NNPQ XHCN của Nhân dân,do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Lê Minh Thông, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2011 [130]; “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN” của

PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2011 [33];

Trang 26

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích khái niệm pháp luật, vai trò của pháp luật trong NNPQ trong từng giai đoạn, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay và nêu ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng NNPQ và hội nhập quốc tế Các công trình trên có giá trị tham khảo đối với tác giả khi nghiên cứu đề tài theo góc độ tiếp cận về hoàn thiện pháp luật Việt Nam, đặc biệt là xác định khung tiêu chí hoàn thiện pháp luật theo định hướng xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Cùng với xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam, những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về bảo đảm QCN là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều

cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu được xuất bản, công bố ở Việt Nam trong thời gian qua, tiêu biểu như:

Đề tài “Các điều kiện đảm bảo QCN, QCD trong sự nghiệp đổi mới đất nước” trong Chương trình “Con người, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, mã số KX.07/91-95 do GS Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm, năm 1995 [42] Đề tài

đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận về QCN như: khái niệm, lịch sử phát triển

và những nội dung cơ bản của QCN; thực trạng việc vi phạm QCN trên thế giới cũng như các điều kiện bảo đảm QCN Sau đề tài này, vấn đề QCN tiếp tục được nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiều công trình khoa học khác, như: sách chuyên khảo

“QCN trong thế giới hiện đại” của tác giả Phạm Khiêm Ích và Hoàng Văn Hảo chủ biên, năm 1995 [60]; “Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại” của tác giả Chu Hồng Thanh chủ biên, năm 1996 [125]; “Bảo vệ và thúc đẩy QCN ở Việt Nam” của Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 2005 [15]; “Góp phần tìm hiểu QCN” của tác giả Phạm Văn Khánh, năm 2006 [61]; “Triết học chính trị về QCN” của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh chủ biên, năm 2006 [155]; “QCN, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội” của tác giả Võ Khánh Vinh chủ biên, năm 2009 [152]; “Hỏi đáp về QCN” của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010 [66]; “QCN – Tập tài liệu chuyên đề của LHQ” của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010 [67]; “Tư tưởng về QCN – Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam” của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2011 [68]; “Dân chủ nhân quyền giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia” của Hội đồng Lý luận trung ương, năm 2011 [56]; “QCN, lý luận và thực tiễn”

Trang 27

của Viện nghiên cứu QCN – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, năm 2014

[151]; “Hỏi đáp về QCN, quyền và nghĩa vụ của công dân” của tác giả Vũ Công Giao

chủ biên, năm 2016 [38] Các công trình khoa học trên đã tập trung phân tích, luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về QCN như: nguồn gốc, khái niệm của QCN, các quan điểm khác nhau về QCN trong lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về QCN và các điều kiện cần thiết bảo đảm QCN Những công trình trên đã đặt cơ sở phương pháp luận cho việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về QCN

Sách chuyên khảo “QCN, QCD trong NNPQ XHCN Việt Nam” của GS Trần

Ngọc Đường, năm 2011 [36] Cuốn sách nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề

lý luận về QCN trong bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam, trong đó xác định NNPQ XHCN coi con người với các quyền cơ bản là giá trị cao quý, là mục tiêu phấn đấu cao nhất để không ngừng bảo đảm thực thi tốt nhất trong thực tế các QCN, QCD là đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Ở góc độ nghiên cứu pháp luật về QCN, một số cơ sở đào tạo đã biên soạn giáo

trình, tài liệu giảng dạy về pháp luật QCN, điển hình như: Giáo trình “Lý luận và pháp luật về QCN” của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2009 (chỉnh lý, tái bản năm 2015) [26]; Giáo trình “Lý luận và pháp luật về QCN” của Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2018 [54] Các giáo trình trên ngoài việc giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về QCN, đồng thời đã tập trung giới thiệu sự phát triển pháp luật QCN trong lịch sử nhân loại, luật quốc tế về QCN, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam về QCN, nhất là các điều kiện và cơ chế quốc tế và quốc gia bảo đảm QCN Đặc biệt, kể từ sau Hiến pháp năm 2013, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung phân tích nội dung pháp luật về QCN trong Hiến pháp mới, có thể kể đến như:

Sách chuyên khảo “Thực hiện các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013” của

tác giả Trịnh Quốc Toản và Vũ Công Giao, năm 2015 [136]; Sách chuyên khảo

“QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam” do tác

giả Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo và Vũ Công Giao đồng chủ biên, năm 2015 [146] Nhìn chung, các tác giả đều nhấn mạnh Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo vệ và thúc đẩy QCN, pháp luật Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với các điều

Trang 28

ước quốc tế về QCN Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ tập trung nêu nội dung các QCN theo Hiến pháp năm 2013 mà chưa nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu thực trạng từng QCN cụ thể, nhất là việc triển khai thực hiện các quyền này trên thực tế

Vấn đề lý luận pháp luật về PCTT hiện có rất ít công trình nghiên cứu trong nước Phần lớn các công trình đã công bố mới đề cập một cách tổng quát về PCTT

và pháp luật về PCTT Kể từ khi Việt Nam gia nhập CAT vào năm 2014, đã có thêm một số tác giả quan tâm nghiên cứu pháp luật quốc tế về PCTT, đặc biệt là CAT, vấn

đề nội luật hoá quy định CAT trong pháp luật Việt Nam Tiêu biểu trong số đó là:

Sách chuyên khảo “Nội luật hóa CAT về quyền của người bị buộc tội trong pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam” của tác giả Lương Thị Mỹ Quỳnh, năm

2021 [116], trong đó tập trung phân tích, đánh giá mức độ nội luật hoá CAT vào BLTTHS Việt Nam, từ đó nêu ra những giải pháp hoàn thiện BLTTHS Việt Nam để phù hợp với quy định của CAT

Luận án Tiến sĩ luật học “Nội luật hóa quy định của CAT đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong BLTTHS Việt Nam” của Trịnh Duy Thuyên, năm 2021 [135]

Luận án đã đánh giá các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định về lấy lời khai, hỏi cung bị can trong BLTTHS Việt Nam so với quy định của CAT, từ đó tác giả đề xuất những giải pháp làm hài hoà hóa quy định của CAT với quy định về lấy lời khai, hỏi cung bị can trong BLTTHS Việt Nam

Đặc san số tháng 03/2014 của Tạp chí Khoa học pháp lý – Trường Đại học Luật

TP Hồ Chí Minh gồm một số bài viết phân tích chuyên sâu về tra tấn và PCTT như:

“Chống tra tấn – những cách thức tiếp cận theo Luật nhân quyền quốc tế và Luật hình sự quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa và Hoàng Thị Tuệ Phương [50]; “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) theo Công ước về chống tra tấn” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng [57]; “Lịch sử về chống tra tấn và

cơ chế bảo đảm quyền của người bị buộc tội khỏi bị tra tấn trong các văn bản pháp

lý quốc tế về QCN” của tác giả Lương Thị Mỹ Quỳnh [115]; “Nghĩa vụ hợp tác dẫn

độ, tương trợ tư pháp hình sự và quyền tài phán phổ quát của quốc gia theo CAT” của tác giả Ngô Hữu Phước [77]; “Nội luật hóa các quy định của CAT đối với hoạt động hỏi cung bị can trong TTHS Việt Nam” của tác giả Võ Thị Kim Oanh và Lê Thị

Trang 29

Thùy Dương [72]; “Nội luật hóa quy định của CAT liên quan đến tài phán trong BLHS Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thùy [133]; “Pháp luật hình sự Việt Nam với CAT” của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa [51]; “Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập CAT” của tác giả Lê Nguyên Thanh [126]; “Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc nội luật hóa các quy định của CAT trong lĩnh vực TTHS” của tác giả Trần Văn Độ [35] Nhìn chung,

các bài viết trên đã tập trung nghiên cứu, phân tích pháp luật về PCTT trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực, trọng tâm là nội luật hoá CAT trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm tương thích với Công ước, qua đó thực hiện đầy đủ cam kết và nghĩa

vụ quốc tế của Việt Nam về PCTT

Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Toà

án nhân dân (TAND) tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, Bộ Công

an, Bộ Ngoại giao xây dựng “Bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến nội dung CAT và các quy định của pháp luật Việt Nam về PCTT” Đây là bộ tài liệu đề cập khá toàn diện

đến các nội dung của CAT và những quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam trong lĩnh vực này, đồng thời bước đầu đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về PCTT

1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn

Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu thực trạng pháp luật PCTT, song chủ yếu từ góc độ chuyên ngành tư pháp hình sự Các công trình này tập trung đề cập đến thực tiễn đảm bảo quyền không bị tra tấn của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và những người chấp hành hình phạt tù Tiêu biểu là các công trình sau:

Luận án Tiến sĩ luật học “Bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam” của Lại Văn Trình, năm 2011 [141] Luận án đã phân tích làm

rõ nhiều vấn đề lý luận bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS, nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp tăng cường bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam Tác giả cho rằng: hoạt động TTHS là nơi các biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng phổ biến nhất,

Trang 30

QCN của các chủ thể tố tụng, đặc biệt là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có nguy cơ

bị xâm hại cao nhất Những vi phạm xảy ra là do nhiều nguyên nhân, trong đó có bất cập, hạn chế của pháp luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, các quy định về chế độ trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với công dân

Luận án Tiến sĩ luật học “Sử dụng chứng cứ trong hỏi cung bị can - Những vấn

đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Nguyên Quân, năm 2011 [78] Tác giả

phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về sử dụng chứng cứ và kỹ thuật hỏi cung

bị can trong điều tra các vụ án của cơ quan cảnh sát điều tra các cấp, nêu ra khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc của hoạt động hỏi cung bị can, đồng thời xác định những hành vi nghiêm cấm trong quá trình hỏi cung bị can, trong đó bao gồm không được mạt sát, chửi mắng bị can, nghiêm cấm những hành vi bức cung, dùng nhục hình đối với bị can

Luận án Tiến sĩ luật học “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam” của Nguyễn Hữu Thế Trạch, năm 2014 [138] Tác giả phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, khung khổ các quy định và đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam và chỉ ra một số bất cập, hạn chế,

từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là các quy định về hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan có thẩm

Trang 31

quyền tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên

Luận án Tiến sĩ luật học “Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam” của tác giả Phan Thị Thanh Tâm, năm 2017 [123]

Luận án khẳng định, người chưa thành niên là nhóm người dễ bị tổn thương, khi tham gia vào TTHS với tư cách là bị can, bị cáo có thể bị tác động nghiêm trọng bởi các biện pháp điều tra và cưỡng chế thô bạo, bao gồm bức cung, nhục hình trong TTHS Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng để phòng, chống bức cung, nhục hình và các hành vi đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạn nhục với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong TTHS Việt Nam

Luận án Tiến sĩ luật học “Bảo đảm QCN của người bị buộc tội trong hoạt động chứng minh buộc tội của VKS trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Hữu Hậu, năm 2019 [44] Luận án phân tích làm rõ một

số vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về bảo đảm QCN và các quyền tố tụng của người bị buộc tội trong hoạt động chứng minh buộc tội của VKSND trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật theo hướng áp dụng thống nhất các quy định còn thiếu cụ thể và xây dựng cơ chế để người bị buộc tội có thể tìm hiểu và tự bảo vệ mình trong hoạt động tố tụng hình sự

Luận án Tiến sĩ luật học “Bảo đảm QCN trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Trâm, năm 2021 [139] Luận án đã phân tích làm rõ

nhiều vấn đề lý luận về bảo đảm pháp lý về QCN trong thi hành hình phạt tù, đánh giá mức độ bảo đảm QCN trong thi hành hình phạt tù qua các quy định pháp luật hiện hành Tác giả cũng đánh giá thực tiễn bảo đảm QCN của phạm nhân trong hoạt động thi hành hình phạt tù ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo đảm QCN trong thi hành hình phạt tù như: Tăng cường các hoạt động để nâng cao nhận thức về bảo đảm QCN trong thi hành hình phạt tù, đặc biệt là đối với phạm nhân và đội ngũ cán bộ quản lý trại giam; triển khai và thực hiện Luật Thi hành án

Trang 32

hình sự năm 2019 và bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành hình phạt tù

Luận án Tiến sĩ luật học “Đánh giá chứng cứ trong TTHS Việt Nam” của Trần

Văn Tuân, năm 2021 [143] Tác giả đã phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá chứng cứ trong TTHS ở Việt Nam, từ đó khẳng định rằng: Thuộc tính khách quan của chứng cứ đòi hỏi những người đi tìm chứng cứ phải xuất phát từ thực tế vụ việc đã xảy ra trong quá khứ để nhận thức chúng Điều đó đòi hỏi Cơ quan điều tra (CQĐT), VKSND, TAND khi giải quyết vụ án phải xuất phát từ thực tế của

vụ án hình sự, phải tôn trọng sự thật, tránh những định kiến, suy diễn chủ quan và đặc biệt là không được sử dụng chứng cứ có được từ bức cung, nhục hình

Luận án Tiến sĩ luật học “Mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra

và VKSND trong TTHS Việt Nam hiện nay” của tác giả Đào Anh Tới, năm 2018 [137]

Luận án tập trung phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam, từ đó khẳng định: thực hiện đúng đắn mối quan hệ tố tụng giữa CQĐT và VKSND là yếu tố bảo đảm cho các hoạt động buộc tội chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; góp phần hạn chế oan, sai, bỏ lọt tội phạm, phòng chống bức cung, nhục hình, bảo đảm QCN, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong TTHS

Bài viết “Những điểm mới về tội bức cung, tội dùng nhục hình quy định tại Điều

374, 373 BLHS năm 2015” của tác giả Nguyễn Đức Việt, đăng trên tạp chí Toà án

nhân dân tháng 11/2017 [152] Trong bài viết này, tác giả đã phân tích những điểm mới trong quy định về tội “Bức cung” và tội “Dùng nhục hình” trong BLHS năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Đối với tội bức cung tại Điều 374, tác giả khẳng định những điểm mới đã thể hiện tính răn đe nghiêm khắc hơn của pháp luật hình sự đối với tội phạm bức cung, nâng cao ý thức tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013 Đối với tội dùng nhục hình tại Điều 373, tác giả cũng cho rằng những điểm mới thể hiện quan điểm nghiêm khắc hơn của pháp luật hình sự đối với tội dùng nhục hình, có tác dụng ngăn ngừa những hành vi phạm tội này một cách hiệu quả hơn trong thực tiễn

Trang 33

Bài viết “Hoàn thiện quy định của Điều 373 BLHS năm 2015 về tội dùng nhục hình” của Hoàng Ngọc Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 10/2021 [2]

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích nội dung quy định về tội dùng nhục hình tại Điều 373 BLHS năm 2015, đánh giá những điểm sửa đổi, bổ sung so với quy định của BLHS năm 1999 Đồng thời, tác giả đã phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội dùng nhục hình và xác định những bất cập còn tồn tại trong quá trình xét xử Trên

cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, bao gồm giải pháp về việc áp dụng hình phạt bổ sung, sửa đổi quy định về khung hình phạt và xác định đồng phạm đối với tội dùng nhục hình

Bài viết “Bàn về tội bức cung quy định tại Điều 374 BLHS năm 2015” của tác

giả Hoàng Ngọc Anh, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 9-2021 [3] Trong bài viết này, tác giả phân tích các dấu hiệu cấu thành tội bức cung theo quy định tại Điều

374 BLHS năm 2015, xác định những điểm mới trong quy định của BLHS năm 2015

so với quy định của BLHS năm 1999 Đồng thời, tác giả xác định những hạn chế còn tồn tại trong quy định tại Điều 374 BLHS năm 2015 về tội bức cung Trên cơ sở

đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội danh này

Bên cạnh đó, còn có nhiều bài báo khoa học khác phân tích nhiều vấn đề liên quan đến bảo đảm QCN trong TTHS Việt Nam, nhất là QCN của người bị bắt, tạm

giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và những người chấp hành hình phạt tù, như: “Bảo đảm QCN trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam” của tác giả Nguyễn Tiến Đạt, Tạp chí Khoa học pháp lý (số 3), năm 2006 [31]; “Bảo vệ QCN trong TTHS” của tác giả Phạm Hồng Phong, Tạp chí Lý luận chính trị (số 10), năm 2014 [76]; “Một số vấn đề chung về QCN của người chấp hành án phạt tù theo yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Lê Hữu Trí, Tạp chí Khoa học pháp lý (số 3), năm 2017 [140]; “Bảo đảm QCN trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015”

của tác giả Trần Thu Hạnh, Tạp chí Khoa học (tập 34, số 3) - Đại học Quốc gia Hà

Nội, năm 2018 [41]; “Bảo đảm QCN của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Trần Thị Thu Hiền, Tạp chí Khoa học (tập 35, số 1) – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019 [46]; “Hoàn thiện luật thi hành án hình sự nhằm bảo đảm tốt

Trang 34

hơn QCN của phạm nhân” của tác giả Bùi Xuân Phái và Nguyễn Đức Hòa, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp (số 1/377 – kỳ 1), năm 2019 [73] Nhìn chung, các bài viết đã

sử dụng phương pháp tiếp cận quyền để phân tích những khía cạnh bảo đảm QCN trong luật TTHS, trong đó có quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, với tính chất là một trong các quyền quan trọng thuộc nhóm quyền an toàn tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong luật TTHS

1.2.3 Nhóm công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về phòng, chống tra tấn

Trên cơ sở phân tích thực trạng PCTT, nhiều công trình khoa học cũng đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật PCTT Việt Nam theo nhiều góc độ, nhưng phần lớn tập trung vào lĩnh vực tư pháp hình sự Điển hình là một số công trình sau:

Luận án Tiến sĩ luật học “Bảo đảm QCN trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Huy Hoàn, năm 2005 [52] và luận án tiến sĩ “Bảo vệ QCN trong TTHS” của tác giả Nguyễn Quang Hiền, năm 2008 [45] Các luận án trên

đều khẳng định bảo đảm QCN trong TTHS là yêu cầu khách quan cấp bách ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các quan điểm đó là: Nâng cao hiệu quả bảo vệ QCN trong TTHS phải dựa trên sự lãnh đạo của Đảng, gắn với xu thế của thời đại, dân chủ

và hội nhập và trên cơ sở tăng cường pháp chế

Luận án Tiến sĩ luật học “Bảo đảm QCN của người bị buộc tội trong hoạt động chứng minh buộc tội của VKS trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Hữu Hậu, năm 2019 [44] Luận án đề xuất những giải

pháp nhằm bảo đảm QCN của người bị buộc tội trong hoạt động của VKS, trọng tâm

là kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự ở các giai đoạn khởi tố, điều tra để phòng, chống oan, sai ngay từ đầu, đồng thời tăng cường công tác kiểm sát tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố từ các nguồn thông tin về tội phạm; tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo đảm đúng căn cứ pháp luật TTHS quy định

Luận án Tiến sĩ luật học “Bảo đảm QCN của bị can trong giai đoạn điều tra vụ

án hình sự” của tác giả Trần Thị Thu Hiền, năm 2020 [47] Tác giả khẳng định, để

Trang 35

tăng cường bảo đảm QCN của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, một trong những giải pháp then chốt là tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm 2015 Theo tác giả, cần hoàn thiện quy định về một số nguyên tắc cơ bản của TTHS, quy định về quyền của bị can, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền điều tra, quy định về trình tự, thủ tục TTHS Đồng thời, cần tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết

bị cho hoạt động điều tra, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm QCN

Ngoài ra, một số giải pháp cũng được đặt ra trong các bài viết khoa học như:

“Hoàn thiện pháp luật về minh oan và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong TTHS” của tác giả Nguyễn Ngọc Chí, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2010 [17]

“Hoàn thiện pháp luật TTHS nhằm bảo vệ QCN, QCD phù hợp Công ước Chống tra tấn của Liên hợp quốc” của Lê Ngọc Duy, Tạp chí Nghề Luật số 1/2016 [24]; “Thực hiện quyền im lặng trong mối quan hệ với hoạt động điều tra và hoạt động bào chữa”

của tác giả Nguyễn Chiến, trong Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số 10/2015 [19]; “

Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về PCTT ở Việt Nam” của tác giả Phạm Thanh Sơn

và Vũ Công Giao, Tạp chí Công thương (Số 4), tháng 3/2019 [118]; “Bảo đảm QCN trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo BLTTHS năm 2015” của tác giả Trần Thu

Hạnh, Tạp chí Khoa học (tập 34, số 3) - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018 [41];

“Bảo đảm QCN của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của tác giả Trần

Thị Thu Hiền, Tạp chí Khoa học (tập 35, số 1) – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2019

[46]; “Hoàn thiện luật thi hành án hình sự nhằm bảo đảm tốt hơn QCN của phạm nhân” của tác giả Bùi Xuân Phái và Nguyễn Đức Hòa, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(số 1/377 – kỳ 1), năm 2019 [73] Trong những bài viết này, mặc dù tiếp cận ở những góc độ khác nhau, song các tác giả đều nhấn mạnh những giải pháp căn bản hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự có liên quan đến PCTT như: nghiên cứu cải tiến các thủ tục tố tụng hiện hành, cải thiện điều kiện giam giữ trong các cơ sở tạm giam, các trại giam, điều kiện sinh hoạt, học tập trong các trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện, cơ sở học tập bắt buộc, tăng cường giám sát, thanh tra các

cơ sở thẩm vấn và giam giữ, bảo vệ các quyền của nạn nhân bị tra tấn, tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền về cấm tra tấn và về QCN của những người bị

Trang 36

tước tự do cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là những cán bộ tiến hành tố tụng Đặc biệt, trong bối cảnh vấn đề PCTT được Nhà nước Việt Nam rất quan tâm trong thời gian qua, nhiều hội thảo đã được tổ chức nhằm chuẩn bị cho Việt Nam tham gia CAT cũng như để thực thi hiệu quả CAT sau khi tham gia Công ước, tiêu biểu như:

Hội thảo quốc tế về CAT do Trung tâm nghiên cứ u Quyền con người – Học viện chính tri ̣Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức tháng 12 năm 2003; Hội thảo Nghiên cứu khả năng Việt Nam gia nhập CAT do Bộ Công an tổ chứ c tháng 11 năm 2008 Hội thảo về việc tham gia CAT do Bộ Công an tổ chức tháng 6 năm 2013 Các hội thảo này bước đầu phân tích những nội dung của CAT và thảo luận về khả năng Việt Nam tham gia công ước

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” do Bộ Ngoại giao

phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức năm 2014, với sự tham dự của ông Manfred Nowark - Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về chống tra tấn (2004-2010), bà Pratibha Mehta - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Đại diện UNDP Việt Nam và đại diện các Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, đại diện công an, viện kiểm sát một số địa phương,

cơ sở nghiên cứu, giáo dục Hội thảo đã tập trung phân tích chi tiết nội dung của CAT, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên đồng thời trao đổi về quy định của pháp luật và thực tiễn của Việt Nam trong việc đảm bảo các quyền con người nói chung và trong lĩnh vực chống tra tấn nói riêng

Hội thảo quốc tế “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và việc thực hiện nghĩa vụ quốc gia - kinh nghiệm cho Việt Nam” năm 2014 do Trường Đại học

Luật thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức, có sự tham dự của ông Scott Ciment - Cố vấn chính sách về pháp quyền và tiếp cận công

lý, UNDP Vietnam; GS Daniel Derby - Giảng viên Đại học Touro, Hoa Kỳ và đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao, Hội Luật gia Việt Nam Hội thảo đã thảo luận về 3 chủ đề: CAT và vấn đề QCN; Nghĩa vụ của quốc gia trong

Trang 37

việc nội luật hóa quy định của CAT trong lĩnh vực hình sự; Nghĩa vụ của quốc gia trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phòng ngừa hành vi tra tấn

Hội thảo quốc tế về “Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và Liên minh Châu

Âu về bảo đảm quyền con người trong việc thực thi CAT” năm 2016 (tổ chức 03 hội

thảo tại 03 địa điểm: Nha Trang, Cần Thơ, Lào Cai) do Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ phối hợp với EU tổ chức, có sự tham dự của ông Alexandra Xanthaki, Trung tâm nhân quyền, Đại học Brunel, Luân Đôn, Anh và Giáo sư Ray Murphy - Trung tâm nhân quyền Ai-len, Trường luật, Đại học quốc gia Ai-len Hội thảo đã tập trung thảo luận về quá trình tham gia, triển khai thực thi và những giải pháp thực thi hiệu quả CAT của Việt Nam

Hội thảo quốc tế “Chống tra tấn ở Châu Á: Pháp luật và thực tiễn”

(“Combating Torture in Asia: Law and Practice”) do Khoa Luật – Đại học Quốc gia

Hà Nội phối hợp với Trung tâm Luật châu Á, Đại học Luật Melbourne, Tổ chức Mạng lưới chống án tử hình châu Á (ADPAN) và Học viện Khoa học và xã hội tổ chức tháng 5 năm 2021 Trong hội thảo, các học giả ở châu Á đã thảo luận về lý luận và thực tiễn về PCTT trong châu lục và nêu ra một số khuyến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật PCTN của một số nước châu Á, bao gồm Việt Nam

1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu

1.3.1 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở nước ngoài và ở Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, về tình hình nghiên cứu nước ngoài

Các công trình nghiên cứu về PCTT ở nước ngoài rất phong phú, có giá trị tham khảo cao đối với tác giả trong một số vấn đề như: Lý luận về tra tấn và các hình thức tra tấn trong thực tiễn, thực trạng vấn đề tra tấn tại một số khu vực và quốc gia; Pháp luật quốc tế về PCTT, những kinh nghiệm, giải pháp phòng, chống tấn trên thế giới

và tại một số quốc gia Những công trình nghiên cứu này giúp tác giả củng cố nhận thức lý luận về PCTT, bao gồm những cách tiếp cận mới và kinh nghiệm của một số quốc gia mà có thể tham khảo áp dụng vào thực tiễn Việt Nam

Trang 38

Thứ hai, về tình hình nghiên cứu trong nước

Nhiều nghiên cứu trong nước đã đề cập và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó nhấn mạnh những thuộc tính: công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất và đồng bộ Các nghiên cứu cũng nêu và làm rõ một số khái niệm pháp lý liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Đặc biệt, những nghiên cứu trong nước đã tiếp cận, phân tích vấn đề bảo đảm QCN, pháp luật Việt Nam về QCN khá toàn diện, trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, trong đó một số công trình đã phân tích các khía cạnh về PCTT trong pháp luật chuyên ngành, nhất là trong lĩnh vực tư pháp hình sự Những công trình này có giá trị tham khảo hữu ích đối với tác giả khi nghiên cứu, khảo sát pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về PCTT

Tóm lại, xét chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về PCTT, trong đó tiếp cận ở nhiều góc độ và nhiều ngành, chuyên ngành khoa học xã hội Các công trình nghiên cứu đó đã cung cấp một lượng kiến thức, thông tin lớn về

đề tài mà tác giả có thể kế thừa, phát triển trong luận án này, cụ thể là về những vấn

đề như: Khái niệm, nội hàm của tra tấn, PCTT; sự cần thiết, vai trò của PCTT; khung pháp luật quốc tế và Việt Nam về PCTT; giải pháp PCTT ở một số nước và Việt Nam Một số công trình nghiên cứu trực tiếp về PCTT ở cấp độ luận án tiến sĩ, bài báo khoa học, tham luận hội thảo… đã đánh giá tổng quan về nhu cầu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về PCTT

Tuy vậy, chưa có công trình nào trong nước ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về tra tấn, PCTT và hoàn thiện pháp luật pháp luật Việt Nam

về PCTT Do đó, hiện vẫn còn nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về pháp luật về PCTT của Việt Nam cần được tiếp tục làm rõ

1.3.2 Những vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục giải quyết

Từ việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy những vấn đề sau đây cần được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoặc để củng cố, phát triển, bao gồm:

- Về phương diện lý luận, luận án cần tiếp tục:

Trang 39

+ Phân tích sâu hơn các lý thuyết, quan điểm khoa học về PCTT để vận dụng trong việc đánh giá mức độ hoàn thiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật

về PCTT ở Việt Nam

+ Phân tích, đánh giá toàn diện và cụ thể hơn về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế về PCTT, qua đó đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý của Việt Nam về vấn đề này, đồng thời kiến nghị các giải pháp hiệu quả trong tổ chức thi hành trong thực tiễn để phù hợp với các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế

+ Khảo cứu, tìm hiểu các mô hình pháp luật và kinh nghiệm tốt về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về PCTT ở một số quốc gia khác, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật về PCTT ở Việt Nam

- Về phương diện thực tiễn, luận án cần tiếp tục:

+ Khảo sát toàn diện để có thể nhìn nhận, đánh giá rõ ràng hơn về thực trạng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật về PCTT ở Việt Nam từ trước đến nay, đặc biệt là từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực và khi Việt Nam phê chuẩn CAT; phân tích, so sánh, đánh giá sự phát triển của pháp luật và thực tiễn về PCTT ở Việt Nam qua các thời kỳ, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong hoạt động này ở nước ta

+ Xác định và phân tích những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật về PCTT ở Việt Nam hiện nay mà xuất phát từ yêu cầu thực thi những quy định mới về PCTT trong Hiến pháp năm 2013 cũng như từ việc thực hiện CAT

và xây dựng NNPQ, hội nhập quốc tế

+ Xác định các quan điểm, giải pháp có tính toàn diện để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về PCTT trong thời gian tới, đồng thời luận giải về tính khoa học và khả thi của các quan điểm, giải pháp đó

1.4 Giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu của luận án

1.4.1 Giả thuyết khoa học

Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả xác định giả thuyết khoa học của luận án là:

Trang 40

Tra tấn là một hình thức vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, việc PCTT là nghĩa

vụ của các quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế Ở Việt Nam, vấn đề PCTT được Nhà nước rất quan tâm trong những năm gần đây, vì vậy, pháp luật về PCTT đã được xây dựng và tổ chức thi hành khá toàn diện Mặc dù vậy, pháp luật về PCTT của Việt Nam hiện vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa đủ để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tra tấn một cách kịp thời, hiệu quả trong thực tế Để nâng cao hiệu quả PCTT

ở Việt Nam, cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hiện hành, bảo đảm tương thích đầy đủ với các tiêu chuẩn quốc tế về PCTT, đặc biệt là CAT, đồng thời phải đẩy mạnh tổ chức thi hành pháp luật về PCTT, nhất là các biện pháp phát hiện, trừng trị hành vi tra tấn và bảo đảm quyền của nạn nhân bị tra tấn

1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu

Qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và giả thuyết

khoa học, tác giả xác định câu hỏi nghiên cứu xuyên suốt cho toàn bộ luận án là: Vì sao và cần phải làm như thế nào để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về PCTT?

Ba câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần giải đáp đó là:

(1) Cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về PCTT là gì?

(2) Thực trạng pháp luật Việt Nam về PCTT hiện nay đặt ra những yêu cầu gì với việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật và tổ chức thi hành hiệu quả các văn bản pháp luật trên thực tế?

(3) Giải pháp nào nhằm hoàn thiện pháp luật về PCTT ở Việt Nam hiện nay?

Ngày đăng: 13/03/2024, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w