Hanh vi gian lận thương mai có thể xuất hiện ở cả trong hoạt động nội bộ của doanh nghiệp và trong giao dịch kinh doanh thương mại bên ngoài của doanh nghiệp, ở trong nội địa một quốc gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHAP LUẬT THƯƠNG MẠI QUOC TE
TOA DAM KHOA HOC CAP KHOA
GIAN LAN THUONG MAI
HA NOL, NGAY 24 THANG 5 NAM 2023
Trang 2MỤC LUC CHUYEN DE TOA ĐÀM KHOA HỌC
“Gian lận thương mai trong xuất khẩu hang hoá của Việt Nam
và các giải pháp kiểm soát”
Tổng quan về gian lận thương mại trong xuất khâu hang hoá và các van đề pháp
lý đặt ra
ThS Ngô Trọng Quan Truong Đại học Luật Ha Nội
Gian lận về nguồn gốc xuất xứ trong xuất khâu hàng hóa của Việt Nam và một
sô giải pháp kiêm soát
TS Trương Thị Thuy Bình Truong Dai học Luật Hà Nội
II
Phòng chống gian lận xuất xứ đối với hàng hóa xuất khâu thông qua hoạt động
kiêm tra sau thông quan
1S Nguyễn Tuấn TrungCục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan
20
Gian lận xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp dé hưởng ưu đãi theo các cam kết
của EVFTA và một sô giải pháp kiêm soát
TS Dinh Mạnh Tuấn
Thu ký Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Châu Au,
Viện Nghiên cứu châu Au, Viện Hàn Lâm khoa hoc xã hội Việt Nam
26
Gian lận về thanh toán quốc tế trong xuất khâu hàng hóa của doanh nghiệp tại
Việt Nam và một sô giải pháp kiêm soát
ThS San Thành NamGiám đốc điều hành, Công ty TNHH xuất nhập khẩu GMC Việt Nam
Phó Tổng giám đốc, Công ty TNHH Kim phát Logistics
34
Pháp luật về chống lan tránh biện pháp phòng vệ thương mai của EU va lưu ý
cho doanh nghiệp xuât khâu của Việt Nam
ThS Phạm Thanh Hang
Truong Đại học Luật Ha Nội
45
Điều tra chống lan tránh biện pháp phòng vệ thương mại tại Hoa Ki — Quy định
và bài học thực tiên đôi với hàng hóa Việt Nam
ThS Đỗ Thu Hương
Truong Dai học Luật Ha Nội
53
Điều tra chống lần tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ và lưu
ý cho doanh nghiệp xuât khâu của Việt Nam
ThS Lương Thị Hà Thanh Trưởng Đại học Luật Hà Nội
63
Trang 3TONG QUAN VE GIAN LAN THƯƠNG MẠI TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HOA
VÀ CÁC VAN DE PHÁP LÝ ĐẶT RA
ThS Ngô Trọng Quân”
Tóm tắt: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam đã đem đến chodoanh nghiệp nhiễu cơ hội giao thương với nước ngoài nhưng cùng với đó là tình trạng lừadao, gian lận thương mại khiến nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng né Số vụ việc gianlận thương mại quốc tế mà doanh nghiệp Việt Nam là nạn nhân đang có xu hướng gia tăng,
mà điển hình nhất trong thời gian gan đây là vụ việc gian lận thanh toán quốc té xảy ra vớicác doanh nghiệp xuất khẩu hạt diéu của Việt Nam sang Italia vào đâu năm 2022 Thực tếtrên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự mat cảnh giác, chủ quan trong giaokết hợp đồng ngoại thương, cũng như hiểu biết pháp lý còn hạn chế của một bộ phận doanhnghiệp Bài viết này trình bày một số dạng hành vi gian lận thương mại pho biển từ gócnhìn của doanh nghiệp xuất khẩu, khái quát các van dé pháp lý đặt ra cũng như dé xuấtmột số giải pháp quản lý nhà nước và quản trị rủi ro cho doanh nghiệp
Từ khóa: Gian lận; xuất khẩu; hợp đồng.
1 Đặt vẫn đề
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam đã mở ra cho doanh nghiệpnhiều cơ hội giao thương với nước ngoài nhưng cùng với đó là tình trạng lừa đảo, gian lậnthương mại khiến nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề Số vụ việc gian lận thương mạiquốc tế mà doanh nghiệp Việt Nam là nạn nhân đang có xu hướng gia tăng, mà điển hìnhnhất trong thời gian gần đây là vụ việc gian lận thanh toán quốc tế xảy ra với các doanhnghiệp xuất khâu hạt điều của Việt Nam sang Italia đầu năm 2022.! Các vụ lừa đảo và tranhchấp mà doanh nghiệp thường đối mặt là do không kiểm tra kỹ lưỡng đối tác, lựa chọnphương thức thanh toán chưa phù hợp, và không loại trừ kha năng có những thủ thuật gaibẫy trong hợp đồng từ phía đối tác Nhiều doanh nghiệp xuất khâu của Việt Nam có théchưa thông thạo thông lệ quốc tế, tập quán kinh doanh, pháp luật của nước đối tác nên dễphát sinh tranh chấp Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam gần đây trở thành chủ thê
bị điều tra chống lan tránh biện pháp thương mại bởi các nước đối tác lớn như Hoa Kỳ
* Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
! Bộ Ngoại giao (2022), Báo cáo về một số hiện tượng lừa dao, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt nam và khuyến nghị, ban hành kèm theo Công văn số 4188/VPCP-KTTH ngày 5/7/2022 củaVăn phòng Chính phủ về hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến
nghị.
Trang 4Thực tế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sự mất cảnh giác, chủ quan củadoanh nghiệp trong giao kết hợp đồng ngoại thương, cũng như hiểu biết pháp lý còn hạnchế của một bộ phận doanh nghiệp Bài viết này trình bày một số dạng hành vi gian lậnthương mại phô biến từ góc nhìn của doanh nghiệp xuất khẩu, khái quát các van đề pháp lýđặt ra cũng như đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước và quản trị rủi ro của doanhnghiệp.
2 Khái niệm gian lận thương mại và các vấn đề pháp lý có liên quan
2.1 Khái niệm
Kết quả khảo cứu các tài liệu cho thấy đến nay chưa có một khái niệm thống nhất vềgian lận thương mại Hanh vi gian lận thương mai có thể xuất hiện ở cả trong hoạt động nội
bộ của doanh nghiệp và trong giao dịch kinh doanh thương mại bên ngoài của doanh nghiệp,
ở trong nội địa một quốc gia nhất định hay ở nước ngoài (thương mại xuyên biên giới).?Đối với hành vi gian lận chống lại doanh nghiệp bởi những người nội bộ của tổ chức,thường có ba loại chính là tham nhũng, biến thủ tai sản, và làm sai lệch báo cáo tài chính.3Riêng đối với hoạt động thương mại quốc tế, gian lận có thé xảy ra trong một s6 linh vuc
và hình thức như: gian lận về thuế - hai quan, gian lận về thanh toán và tài trợ thương mai,gian lận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, gian lận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đếnhàng hóa, hay gan đây là lân tránh các biện pháp phòng vệ thương mai đưới nhiều cách
thức.
Từ năm 2002, Ủy ban của Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)
đã nhận thấy sự gia tăng va phổ biến của các hành vi gian lận thương mai gây ảnh hưởngtiêu cực đến hoạt động thương mại quốc tế và các thương nhân hoạt động hợp pháp Báocáo của UNCITRAL cho thấy thương nhân ở các quốc gia đang phát triển với kinh nghiệmhạn chế trong các giao dịch thương mại quốc tế là những chủ thể chịu ảnh hưởng đặc biệtcủa hành vi gian lận và vì thế cần được hỗ trợ cách thức phòng ngừa gian lận thương mại.ŠUNCITRAL đã nỗ lực xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn nhận biết và phòng ngừa các hành
vi gian lận thương mai, để phổ biến cho các chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.5
? Đồng Thị Kim Thoa (2021), Gian lận thương mai trong thương mại quốc tế - Một số van dé pháp lý và thực tiễn, Tạp chí Nghề Luật, số 11/2021, tr 75.
3 https://www.atlanta-criminal-law.com/blog/2020/october/the-3-main-types-of-fraud/, truy cập ngày 18/5/2023.
4 https://trungtamwto.vn/hiep-dinh-khac/14715-canh-bao-gi-khi-viet-nambi-kien-toi-20-vu-chong-lan-tranh-thue,
truy cập ngày 18/5/2023.
> UNCITRAL (2003), Possible future work relating to commercial fraud: Note by Secretariat, A/CN.9/540, Geneva,
tr 2.
5 UNCITRAL (2013), Recognizing and Preventing Commercial Fraud: Indicators of Commercial Fraud, Prepared
by the UNICTRAL Secretariat, United Nations: New York.
Trang 5Về khái niệm, báo cáo của Ban thư ký UNCITRAL năm 2003 xác định gian lận thươngmại (commercial fraud) là những hành vi thương mại đi chệch nghiêm trọng các chuẩn mựcthương mại được chấp nhận (acceptable commercial norms), và sử dụng các chứng từ thương
mại hợp pháp một cách phi pháp (using legitimate commercialforms legitimately).’ Gian lận
thương mại làm phát sinh những chế tài dân sự, hình sự, hoặc hành chính theo pháp luật củatừng quốc gia khác nhau Hành vi gian lận thương mại có thê được xác định thông qua ý chílừa dao (fraudulent intent), thông qua sự thiếu thiện chí (Jack of goodfaith) trong giao dich.Các âm mưu gian lận thương mai thường lợi dung tính chat quốc tế của một giao dich va: (1)lạm dụng các công cụ thanh toán thương mại; (2) sử dụng hoặc dựa vào hệ thống ngân hàng
và thanh toán quốc tế; và (3) liên quan đến hợp tác giữa một số chủ thé tỏ ra hành động độclập.Š Tương tự, báo cáo của Ban thư ký UNCITRAL năm 2013 không đưa ra định nghĩa vềgian lận thương mại mà đưa ra các tiêu chí nhận diện gian lận thương mai bao gồm: (1) cóyếu tô gian đôi hoặc cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, hoặc sai lệch; (2) tintưởng vào sự lừa dối hoặc thông tin được cung cấp hoặc bỏ sót khiến nạn nhân của vụ lừadao từ bỏ với một số tài sản có giá trị hoặc một quyền hợp pháp; (3) Có yêu tố kinh tế và quy
mô gian lận nghiêm trọng; (4) Sử dụng, hoặc lạm dụng và xâm phạm, hoặc bóp méo các hệthống thương mại và công cụ hợp pháp của hệ thống này, có khả năng tạo ra ảnh hưởng quốctế; và (5) có hệ quả làm mắt đi các giá trị.”
Vé phân loại, gian lận thương mại có thé phân thành hai nhóm cơ bản theo giao dịch
cơ sở Nhóm thứ nhất bao gồm các hành vi liên quan đến một giao dịch hợp pháp (ví dụmột hợp đồng giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý), chang hạn như giả mạo chứng tirgiao nhận, quyền sở hữu hàng hóa, chứng từ thanh toán, hay chứng từ nguồn gốc xuất xứhàng hóa, giao hàng hóa không có thực hoặc khiếm khuyết nghiêm trọng, bán cùng một lôhàng cho nhiều hơn một người mua; gia mao khiếu nại bảo hiểm; giả mạo tài sản bảo đảm
dé vay nợ Nhóm thứ hai bao gồm các hành vi liên quan đến một giao dịch ngụy tạo, với
vỏ bọc là một giao dịch hợp pháp, chang hạn việc thu hút tiền đầu tư vào các giao dịch,
hoạt động kinh doanh không có thực, trên thị trường ngầm, hoặc có lợi nhuận cao một cách
bat thường.!9
Nghiên cứu của UNCTAD cho thấy có 4 loại gian lận thương mại quốc tế phổ biếnbao gồm: gian lận về chứng từ, gian lận chuyên hướng dỡ hàng và trộm cắp hàng, gian lậntrong hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party fraud), và gian lận bảo hiểm hang hải cho
7 UNCITRAL (2003), Tldd, tr 5.
8 UNCITRAL (2003), Tldd, tr 6.
UNCITRAL (2013), Tldd, tr 5.
!0 UNCITRAL (2003), Tldd, tr 7-8.
Trang 6hàng hóa.!! Gian lận về chứng từ có thé là các hành vi như tạo lập chứng từ giả mạo trongkhi hàng hóa không tồn tại, hang hóa khiếm khuyết về chất lượng, số lượng, cùng một lôhàng được chào bán cho nhiều bên mua, hoặc phát hành nhiều bộ vận đơn cho cùng một lôhàng Gian lận chuyển hướng dỡ hàng hoặc trộm cắp bao gồm hành vi tàu chuyên tuyếnđường dé đỡ hàng ở một cảng khác và bán lô hàng dé thu lợi bất chính cho chủ tàu Gianlận trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể xảy ra giữa người thuê tàu với chủ tàu (khôngthanh toán cước phí) hoặc giữa chủ tàu với người thuê tàu (thu thêm phí) Gian lận về bảohiểm hàng hải cho hàng hóa hàm ý một hành vi có tinh làm sai lệch hoặc không tiết lộ thôngtin cho người bảo hiểm biết về giá trị của lô hàng cũng như sự tồn tại hoặc quyền sở hữu
hàng hóa.”
2.2 Một số vấn đề pháp lý liên quan
Thứ nhất, các hành vi gian lận thương mại đặt ra thách thức trong việc nhận dạng vàphân biệt với các hành vi vi phạm hợp đồng thông thường Hành vi vi phạm hợp đồngkhông nhất thiết trùng lặp và không phải là yếu tố tiên quyết dé cầu thành hành vi gian lậnthương mai Chang hạn, nếu người bán giao hàng không phù hợp với chất lượng theo hợpđồng, hành vi đó cau thành vi phạm hợp đồng nhưng không nhất thiết là gian lận thươngmại Tương tự, khi người bán cô tình từ chối giao hang dé tìm kiếm người mua với mức giácao hơn, hay người mua cố tình từ chối nhận hang dé chờ mức giá khác thấp hơn, nhữngtình huống này cũng không rõ ràng dé kết luận là gian lận thương mại Trong khi đó, việcngười bán giao hàng không có giá trị thương mại, hoặc người mua nhận hàng rồi nhưng cótinh từ chối thanh toán mà không có ly do chính đáng có thê là dau hiệu của gian lận thươngmại Hoặc người bán có tình đưa thông tin sai lệch về chất lượng hàng hóa và sự sai lệch
đó che giấu lỗi của hàng hóa nghiêm trọng tới mức khiến việc sử dụng có thể vi phạm cácquy định về an toàn và sức khỏe Như vậy, theo UNCITRAL, tiêu chí xác định gian lậnthương mại nằm ở mức độ nghiêm trong của sự khác biệt với chuẩn mực thương mại !°Thứ hai, các hành vi gian lận thương mai đặt ra thách thức trong việc lựa chọn ápdụng chế tài dân sự, hình sự, hay hành chính Một hành vi gian lận thương mại có thê nằm
ở ranh giới và cùng lúc là đối tượng khiếu kiện trong tố tụng dân sự hoặc hình sự Một sốquan điểm cho rằng pháp luật thương mại thông qua các chế tài dân sự có thê hỗ trợ tốt hơnchế tài hình sự cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi gian lận thương mại vì thường vụ
việc dân sự yêu câu tiêu chuân chứng cứ thâp hon, toc độ thu hôi tài sản nhanh hơn, nguyên
"UNCTAD (1998), Documentary Risks in Commodity Trade, UNCTAD/ITCD/COM/Misc 31, tr 60.
UNCTAD (1998), Tldd, tr 61-70.
'3 UNCITRAL (2003), Tldd, tr 6-7.
Trang 7tac bồi thường toàn bộ và sự linh hoạt của các lựa chọn giải quyết tranh chấp !“ Trong vụ
việc dân sự, tòa án thường yêu cầu bồi thường băng tiền hoặc buộc thực hiện hợp đồng, còn
trong vụ việc hình sự, tòa án có thể yêu cầu phạt tiền hoặc phạt tù hoặc cả hai
Thứ ba, các hành vi gian lận thương mại đặt ra một số thách thức khác đặc biệt đốivới các giao dịch xuyên biên giới, chăng hạn quyên của chủ thé bị thiệt hại (nạn nhân) trongviệc yêu cầu áp dụng các biện pháp khan cấp tạm thời dé tịch thu, phong tỏa tai sản của bênlừa đảo; xác định vai trò và trách nhiệm pháp lý của bên thứ ba làm trung gian (như ngânhàng, nhà vận tải, nhà cung cấp dich vụ logistics, ) hoặc những người hành nghề chuyênnghiệp (như luật sư, kế toán viên, kiểm toán viên, ) trong các giao dịch gian lận; hiệntượng gian lận trong thương mại điện tử, trên môi trường mạng Internet; chủ thể gian lậntuyên bố phá sản ở một quốc gia nhưng lợi nhuận bat chính được che giấu ở nhiều quốc giakhác hoặc chuyên cho các cá nhân liên quan, gây khó khăn cho công tác thi hành án !Š
3 Thực trạng gian lận thương mại trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam3.1 Gian lận về nguôn gốc xuất xứ, thuế và hải quan
Theo Tổng cục Hải quan, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng trong thủtục thông quan điện tử dé khai sai về tên hàng, số lượng, chủng loại, mã SỐ hàng hóa, xuấtxứ; hay lợi dụng thương mại điện tử, hàng hóa vận chuyên theo hình thức vận chuyên độclập dé gian lận thương mại, trốn thuế.!° Nhiều vụ việc gian lận về nguồn gốc xuất xứ, viphạm quy định về cấp giấy chứng nhận xuất xứ đã được Tổng cục Hải quan phát hiện và
xử lý Một là, có một số doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) đã nhập
khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng để sản xuất, gia
công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải quacông đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quyđịnh Khi xuất khâu, các doanh nghiệp này lại khai xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải quan
và trên nhãn hàng hóa hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ củaViệt Nam Chắng hạn như vụ việc 6 công ty sản xuất mặt hàng gỗ dán xuất khâu đã bị kếtluận sử dụng chứng từ khống trong hồ sơ xin cấp C/O dé giả mạo hàng hóa xuất xứ ViệtNam trong khi phan lớn nguyên vật liệu nhập khâu từ Trung Quốc.!” Hai là, hàng hóa cóxuất xứ từ nước ngoài chuyền tải qua Việt Nam dé hợp thức hóa hồ sơ hoặc xin cấp giấychứng nhận xuất xứ sau đó xuất khâu sang nước thứ ba.'Š Những hiện tượng gian lận xuất
'4 UNCITRAL (2003), Tldd, tr 9.
'S UNCITRAL (2003), Tldd, tr 8-14.
l6 https://cand.com.vn/Thi-truong/chong-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-con-nhieu-gian-nan-i631650/, truy cập ngày
18/5/2023.
! Tổng cục Hải quan (2019), Thông cáo báo chí về công tác đấu tranh chong gian lận xuất xứ của ngành Hải quan,
https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageld=2 &aid=459 1 &cid=32, truy cập ngày 18/5/2023.
'8 Téng cuc Hai quan (2019), Tldd.
Trang 8xứ hàng hóa Việt Nam dé xuất khâu ra thị trường quốc tế mang lại lợi ích trước mắt chomột số doanh nghiệp nhưng ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng đến thương hiệu hàng hóaViệt Nam.
3.2 Gian lận về thanh toán quốc tẾ
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam năm 2022 cho thấy doanh nghiệp xuất khâuViệt Nam gần đây thường gặp phải các hành vi gian lận về thanh toán quốc tế Chang hạn,vào tháng 2/2022, Công ty Seasprimex tại TP.HCM tổ cáo công ty Northern Star TradingColombo chiếm đoạt 02 lô hàng cá basa đóng hộp, trị giá 112.700 USD Các biện pháp củaXri Lan-ca nhằm ứng phó với khó khăn kinh tế, dự trữ ngoại té sụt giảm cũng khiến một sốdoanh nghiệp sở tại không thể hoặc không muốn giữ cam kết trong hợp đồng, dẫn đến phá
vỡ hợp đồng hoặc lừa đảo không thanh toán Một số doanh nghiệp Hàn Quốc không tiếnhành thanh toán khi nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam hay một số doanh nghiệp Mỹ do phásản cũng không thanh toán cho doanh nghiệp xuất khâu Việt Nam.” Rui ro tương tự xảy ravới các đối tác đến từ nhiều nước Châu Phi như Maroc, Nigeria, 20
Điền hình nhất trong năm 2022 là vụ việc lô hàng hạt điều xuất khâu của các doanhnghiệp Việt Nam bị lừa đảo thanh toán tại Italia Trong vụ việc, các doanh nghiệp Việt Nam
đã ký kết hợp đồng bán 100 container hạt điều tương đương 20 triệu USD sang Thổ Nhĩ
Kỳ và Italia thông qua công ty môi giới Kim Hạnh Việt với phương thức thanh toán tronghợp đồng là “Nhờ thu kèm chứng từ (D/P)” Tuy nhiên, trong quá trình ngân hàng Việt Namgửi hồ sơ nhờ thu tới ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua theo hướng dẫn, số SWIFT củangân hàng bên mua (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liênngân hàng trên toàn cầu) có thay đổi, thể hiện sự không nhất quán trong ngân hàng củangười mua Tiếp đó, sau khi ngân hàng được cho là của người mua nhận được bộ chứng từgốc, đã thông báo người mua không phải khách hàng của họ và trả lại bộ chứng từ, nhưngkhông nói rõ là trả theo hình thức nào Ngân hàng phía Việt Nam đã liên hệ nhiều lần nhưngkhông nhận được câu trả lời Còn đối với hồ sơ nhờ thu gửi đến Italia, ngân hàng tại đây
thông báo họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng chỉ là bản sao chứ không phải bản gốc Như
vậy, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu điều sang hai thị trường này không biết bộ chứng
từ gôc đang ở đâu, và phải đôi mặt với khả năng bị mât trăng một sô container bởi bât kỳ
Trang 9ai sở hữu bộ chứng từ gốc đều có thé đến hãng tàu dé nhận hang.”! Đáng chú ý là cách đây
15 năm, hành vi lừa đảo tương tự đã xảy ra với doanh nghiệp Việt Nam xuất khâu hồ tiêu
sang Bulgari.”
3.3 Lần tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Các hành vi lân tránh biện pháp phòng vệ thương mại có xu hướng gia tăng tại ViệtNam dưới ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Theo Bộ Công Thương,trong thời gian gần đây, số lượng các vụ việc điều tra chống lân tránh biện pháp phòng vệthương mại nhằm vào hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có dấu hiệu tăng, do cáo buộc ViệtNam sử dụng nguyên liệu chính hoặc các hình thức khác nhau dé lần tránh thuế phòng vệthương mại đang được áp dụng với quốc gia, lãnh thé khác.” Tính đến ngày 31/12/2021,tổng số vụ việc điều tra chống lần tránh thuế chống phá giá với hàng hóa xuất khâu củaViệt Nam là 20 vu, trong đó chủ yếu khởi xướng bởi Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.Theo quy định hiện hành của Việt Nam (về cơ bản tương tự với pháp luật của Hoa Kỳ vàLiên minh Châu Âu), các hành vi lân tránh biện pháp phòng vệ thương mại có thể bao gồm:
1 Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện phápphòng vệ thương mại nhập khẩu vào Việt Nam dé sản xuất hàng hóa bị áp dungbiện pháp phòng vệ thương mại,
2 Hàng hóa tương tự với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thươngmại có xuất xứ tư nước thứ ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linhkiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương
mại;
3 Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp phòng vệthương mại có sự khác biệt không dang kể so với hàng hóa dang bị áp dụng biệnpháp phòng vệ thương mai;
4 Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được chuyển tải thôngqua nước thứ ba;
?! Trung tâm WTO (2022), Can trọng trong giao dịch quốc tế: Bài học từ vụ lừa đảo 100 container hạt điều,
https://rungtamwto.vn/file/21887/4.-can-trong-trong-giao-dich-quoc-te.pdf, truy cập ngày 18/5/2023.
2 https://peppervietnam.com/rui-ro-khi-lam-an-tren-bien-lon-cua-doanh-nghiep-xuat-khau/, truy cập ngày 18/5/2023.
23 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvestc/pages_r/I/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM247136, truy cập ngày
Trang 105 Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được thay doi hình thứckinh doanh và kênh phân phối để hưởng lợi từ mức áp dụng biện pháp phòng vệthương mại thấp hơn mức dang áp dụng.”
4 Một số giải pháp kiểm soát và ứng phó với gian lận thương mại
4.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của Việt Nam cần tăng cườnghoạt động phổ biến thông tin, hỗ trợ pháp lý nhăm phòng ngừa rủi ro gian lận thương mạiquốc tế cho doanh nghiệp Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đề nghị các Bộ,ngành, địa phương liên quan thực hiện kiến nghị của Bộ Ngoại giao, trong đó nhấn mạnhmột số giải pháp như:
- Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam: (1) Tăng cường cảnh bao, thông tin cho các địa phương, hiệp hội, doanhnghiệp về các hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phố biến hoặc mới xuất hiện; (ii)Tăng cường phổ biến kiến thức thương mại, tài chính quốc tế, đào tạo kỹ năng giao dịchquốc tế cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
dé nâng cao năng lực của doanh nghiệp; (iii) Nghiên cứu xây dựng chuyên trang thông tin
dé cảnh báo, cập nhật về các vụ việc, thủ đoạn, hành vi lừa đảo
- Các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: (1) Tiếp tục thông tin,cảnh báo cho các Bộ, ngành chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước về các tôchức, đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, có hiện tượng làm ăn phi pháp, các hình thức lừa đảomới, các hành vi lừa đảo tại các địa bàn được đánh giá là an toàn trong giao dich; (1) Xâydựng và củng cố mang lưới quan hệ với chính quyền, các cơ quan quản lý về an ninh kinh
tế, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, công ty luật uy tín ở sở tại để nâng cao hiệu quả hỗ
trợ doanh nghiệp Việt Nam trong ngăn chặn và xử lý các vụ việc lừa đảo và tranh chấp;
(iii) Tăng cường giới thiệu các hiệp hội doanh nhân, luật sư Việt Nam ở nước ngoài dé mởrộng mạng lưới hỗ trợ thông tin, tư van cho doanh nghiệp.?6
Thứ hai, đối với các hành vi gian lận về nguồn gốc xuất xứ và lan tránh biện phápphòng vệ thương mại, cần tiếp tục day mạnh việc thực hiện các giải pháp trong Quyết định824/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước vềchống lân tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” và Nghị quyết số119/NQ-CP ngày 31/12/2019 về một số biện pháp cap bách nhăm tăng cường quan lý nhànước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyền tải hàng hóa bat hợp pháp
25 Điều 73-78, Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 hướng dẫn Luật Quan lý ngoại thương về biện pháp phòng
vệ thương mai
% Bộ Ngoại giao (2022), Tldd.
Trang 114.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Thứ nhất, doanh nghiệp nên thận trọng trong khâu lựa chọn, kiểm tra đối tác, đặc biệt
là những đối tác lần đầu kinh doanh, hoặc được giới thiệu thông qua môi giới Trong vụ lừađảo 100 container hạt điều, 5 doanh nghiệp Italia ký hợp đồng mua điều với Việt Nam đều
là những doanh nghiệp rất nhỏ, có đăng ký kinh doanh nhưng khi tìm hiểu kỹ lại không thêtìm được chủ của các doanh nghiệp này, có doanh nghiệp thì đã 10 năm không hoạt động cho thấy rủi ro đã tiềm ân từ khi kết nối với đối tác Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cầnchủ động nghiên cứu thông tin kỹ lưỡng, tự xác minh đối tác Trong trường hợp gặp khókhăn, doanh nghiệp nên thuê công ty tư van dé thâm tra hợp đồng, mua các báo cáo thẩmđịnh tín dụng từ bên thứ ba, hoặc thậm chí liên hệ trực tiếp tới thương vụ Việt Nam tại cácnước thị trường dé hỗ trợ thâm định thông tin
Thứ hai, đối với việc lựa chọn phương thức thanh toán và thực hiện thủ tục thanh toáncho hợp đồng xuất khẩu, bài học từ vụ việc hạt điều cho thay doanh nghiép can tim hiéu kyhon các van đề pháp ly và thực tiễn áp dụng liên quan đến hình thức thanh toán D/P Thanhtoán nhờ thu kèm chứng từ sẽ có nhiều hình thức trao chứng từ Thông thường, dé an toàn,các doanh nghiệp nên sử dụng hình thức vận đơn được phát hành theo lệnh của ngân hàngthu hộ, giao hàng theo lệnh của ngân hàng thu hộ Điều này có ý nghĩa chỉ khi nào ngườimua trả tiền cho ngân hang thì ngân hàng mới ký hậu vận đơn, trao cho người mua dé đinhận hàng Nếu trong trường hợp trên, người bán năm rõ luật và làm vận đơn theo cáchthức này thì ngay cả khi bộ chứng từ bị thất lạc, bất kỳ ai có bộ chứng từ trong tay cũngkhông lay được hàng Trong vu việc container hat điều bị mat kiểm soát, doanh nghiệp ViệtNam lại chọn hình thức vận đơn đích danh người mua nên đây là điểm phát sinh rủi ro
Thứ ba, trong khi thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện các dấu hiệu gian lận, nghi vanlừa đảo, không thực hiện nghĩa vu đối ứng trong hợp đồng, doanh nghiệp cần lưu ý đến các
căn cứ pháp luật cho phép tạm ngừng việc thực hiện nghĩa vụ Chắng hạn, Công ước Viênnăm 1980 cho phép một bên tạm ngưng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng nếu sau thờiđiểm giao kết hợp đồng, có dấu hiệu rõ ràng răng bên kia sẽ không thực hiện một phần quantrọng nghĩa vụ của họ do hậu quả của: a việc mat khả năng thực hiện hợp đồng hoặc mattín nhiệm của bên kia; hoặc b hành vi của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hoặc thựchiện hợp đồng.”
Thứ tư, khi phát hiện hành vi gian lận, doanh nghiệp xuất khẩu cần có phương án ứngphó chủ động, kịp thời, có thé nhờ đến sự hỗ trợ của nhiều bên liên quan như Hiệp hộingành hàng, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Đại sứ quán Việt Nam tại nước
? Điều 71 CISG 1980 Quy định tương tự có thé thấy trong Điều 308 Luật thương mại Việt Nam 2005.
Trang 12ngoài, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại ViệtNam, hoặc tìm kiếm trợ giúp pháp lý từ đội ngũ luật sư tư vấn và tranh tung dé thực hiệncác thủ tục pháp lý tại nước bạn nếu cần thiết./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Ngoại giao (2022), Báo cáo về một số hiện tượng lừa dao, gian lận thương mạiquốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt nam và khuyến nghị, ban hành kèm theoCông văn 4188/VPCP-KTTH ngày 5/7/2022 về hiện tượng lừa đảo, gian lận thươngmại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị do Văn phòngChính phủ ban hành.
2 Đồng Thị Kim Thoa (2021), Gian lận thương mai trong thương mại quốc tế - Một sốvấn đề pháp lý và thực tiễn, Tạp chí Nghề Luật, số 11/2021
3 Hội đồng tư van phòng vệ thương mại VCCI (2022), Thống kê các vụ điều tra chénglân tránh thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoàitính đến 31.12.2021, https://chongbanphagia.vn/chong-ban-pha-gia-c68.html, truy cậpngày 18/5/2023.
4 Tổng cục Hải quan (2019), Théng cáo báo chí về công tác đấu tranh chong gian lậnxuất xứ của ngành Hải quan,
https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageld=2&aid=4591&cid=32, truy cập ngày
18/5/2023.
5 Trung tâm WTO (2022), Cân trọng trong giao dịch quốc tế: Bài học từ vụ lừa đảo 100container hạt điều, https://trungtamwto.vn/file/21887/4.-can-trong-trong-giao-dich-
quoc-te.pdf, truy cập ngày 18/5/2023.
6 UNCITRAL (2003), Possible future work relating to commercial fraud: Note by Secretariat, A/CN.9/540, Geneva.
7 UNCITRAL (2013), Recognizing and Preventing Commercial Fraud: Indicators of Commercial Fraud, Prepared by the UNICTRAL Secretariat, United Nations: New York.
8 UNCTAD (1998), Documentary Risks in Commodity Trade,
UNCTAD/ITCD/COM/Misce 31.
Trang 13GIAN LAN VE NGUON GÓC XUẤT XU TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
CUA VIỆT NAM VÀ MOT SO GIẢI PHÁP KIEM SOÁT
TS Trương Thị Thuý Bình"
Tóm tắt: Gian lận về nguồn gốc xuất xứ trong xuất khẩu hang hoá không phải là hiệntượng mới ở Việt Nam, nhưng nó xảy ra nhiều hơn, với thủ đoạn khó lường hơn trong nhữngnăm gan đây, khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng hơn vào nên kinh tế thé giới Bài viết, saukhi khái quát về nguon gốc xuất xứ, sẽ dé cập thực trạng gian lận về nguôn gốc xuất xứtrong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, và dé xuất một số giải pháp kiểm soát hiện tượngnày.
Từ khóa: Nguôn gốc xuất xứ, xuất khẩu hàng hoá, Việt Nam, giải pháp
1 Khái quát về nguồn gốc xuất xứ
Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủquy định chỉ tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá: “Xuất xứ hàng hóa lànước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiệncông đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước,nhóm nước, hoặc vùng lãnh thé tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Khái niệm trên tương đồng với khái niệm được đề cập tại Điều 3(b) Hiệp định về quytắc xuất xứ của WTO: “Một nước được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thénếu như hang hóa được hoàn toàn san xuất ra ở nước đó hoặc khi nhiều nước cùng thamgia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó thì nước xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện côngđoạn chế biến cơ bản cuối cùng”
Theo Công ước Kyoto sửa đổi, Phụ lục K: “Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể,hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệpđịnh quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ) được một quốc gia áp dung dé xác định xuất xứ hàng hoá.”Xuất xứ giống như “quốc tịch” của hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ giúp cơ quan hảiquan xác định được hàng hóa đến từ đâu và có được hưởng ưu đãi thuế quan theo diện ưuđãi nào hay không.
* Khoa Pháp luật Thương mại quốc tẾ, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 14* Một quốc gia khi áp dung Quy tắc xuất xứ (Rule of Origin - ROO) cho hàng nhập khẩu(đối với Việt Nam sẽ là xuất xứ hàng xuất khẩu) sẽ nhằm một số mục đích sau:Š
- Xác định hàng hoá nhập khâu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại (như ưuđãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan );
- Đề thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá,thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (đối với hàng hoá có xuất xứ từ một số nước nhất định
là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này);
- Dé phục vụ công tác thống kê thương mại (như xác định lượng nhập khẩu và trị giánhập khâu từ từng nguồn khác nhau);
- Đề phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá;
- Dé phục vụ các hoạt động mua sam của chính phủ theo quy định của pháp luật quốcgia đó và pháp luật quốc tế
Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mứcthuế ưu đãi Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (tradedeflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khâu từ các nước không tham giaHiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dungmức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA Quy tắcxuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật dé thực thi FTA mà còn là một công cụ chínhsách thương mai Tuy nhiên, điều này có thé làm tăng chi phí tuân thủ mà các doanh nghiệpphải gánh chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế toán
* Các loại quy tắc xuất xứ đều dựa trên hai tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa: tiêuchí xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained) và tiêu chí chuyển đổi co ban (SubstantialTransformation).
- Tiêu chí xuất xứ thuần túy quy định hàng hóa sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một nướcthành viên xuất khẩu duy nhất (xuất xứ nội địa hoàn toàn) được xác định có xuất xứ
- Tiêu chí chuyển đổi cơ bản xác định hang hóa xuất xứ trong trường hợp quá trìnhchuyên đổi xảy ra tại một quốc gia hoặc khu vực Việc xác định nguồn gốc khá phức tạp vìcác bộ phận, phụ tùng của sản phẩm sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc có nguyên vật liệuđâu vào không rõ xuât xứ.
28 Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM (2014), Tim hiểu về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mai tự
do Việt Nam tham gia, http://www.hoinhap.org.vn/phan-tich-va-binh-luan/83 | cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-tham-gia.html
Trang 150-tim-hieu-ve-qui-tac-xuat-xu-trong-2 Thực trạng gian lận về nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu của ViệtNam
* Trên thực tế, cơ quan có thẩm quyên Việt Nam đã phát hiện một số cách thức, thủđoạn gian lận xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu như:
Doanh nghiệp nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, dán mác hàng hóa xuất xứViệt Nam sau đó xuất khâu, hoặc doanh nghiệp có dây chuyền máy móc nhưng sản phẩmxuất khẩu không đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam theo quy định của phápluật Có tình trạng hàng hóa được đặt sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khâu về ViệtNam, nhưng các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở được ghi san bang tiéng Viét va dong
chữ “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” trên sản phẩm, bao bì sản pham dé
lừa dối người tiêu dùng.??
Một thực tế khác, trong quá trình thực hiện các FTA, doanh nghiệp có thé tự chứngnhận xuất xứ hang hda.*° Đây là một trong những điều kiện giúp tạo thuận lợi cho doanhnghiệp, là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thị trường, gia tăng xuất khẩu Tuy nhiên,điều này cũng tiềm an nguy cơ gian lận nếu không được kiểm soát Theo cơ chế tự chứngnhận xuất xứ hàng hóa, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyền từ các
cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) Doanh nghiệp (hoặc nhànhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứngtiêu chuẩn về nguồn sốc xuất xứ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó.Lợi dụng tình hình này, nhiều vụ việc doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệpFDI) nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khâu nhưnghàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất; chỉ trải qua công đoạn gia công, sảnxuất; lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định, nhưng khai xuất xứViệt Nam hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ dé xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam
từ liên quan đến lô hàng xuất khâu lên trang web: www.ecosys.gov.vn.
3! Trung tâm WTO và hội nhập (2021), 7ránh gian lận trong xuất xứ hang hoá,
https://chongbanphagia.vn/tranh-gian-lan-trong-xuat-xu-hang-hoa-n228 16.html
Trang 16Số liệu từ Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho thấy, từ năm 2020 đến 2021,trong tông số gần 1,35 triệu bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi đã cấp, chỉ
có khoảng gần 1200 bộ C/O cơ quan hải quan nước nhập khâu đề nghị xác minh xuất xứ.Như vậy, tỷ lệ C/O bị hải quan nước nhập khâu yêu cầu xác minh xuất xứ trong tông sốC/O ưu đãi được cấp là rất nhỏ Chính điều này, khiến nảy sinh nhiều hơn tình trạng doanhnghiệp gian lận trong kê khai, làm giả chứng từ dé gian lận xuất xứ Các mặt hàng chủ yếu
là một số loại hạt, mặt hàng tam gỗ ghép, mặt hàng điện tử 2
Bên cạnh đó còn xuất hiện hiện tượng chuyên hướng thương mại: Khi một mặt hàngxuất khẩu của một quốc gia bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, khả năng cạnhtranh của mặt hang này khi xuất khâu trực tiếp sẽ giảm, vì vậy có thể xuất hiện hiện tượngđược gọi là chuyên hướng thương mại: xuất khâu từ quốc gia bị áp dụng biện pháp phòng
vệ thương mại giảm, trong khi xuất khẩu từ các quốc gia khác có xu hướng tăng Việcchuyên hướng thương mại như vậy có thê dẫn tới việc gia tăng năng lực sản xuất của quốcgia do mở rộng dau tư, nhưng cũng có thé xuất phát từ hành vi gian lận xuất xứ, chuyền tảibat hợp pháp hoặc dau tư nhưng chỉ thực hiện một số công đoạn sản xuất tạo ra giá trị giatăng không đáng kề tại quốc gia tiếp nhận dau tư.33 Tình trạng gian lận xuất xứ hang hóa, cụthé là hàng hóa Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác mượn xuất xứ Việt Nam déxuất khẩu đi các thị trường mà Việt Nam ký kết FTA; Điều này dẫn tới nguy cơ hàng hóaxuất khâu của Việt Nam bị điều tra chống lần tránh thuế, chống bán phá giá nổi lên khánhiều Ví dụ, tháng 02/2019, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định về việc áp dụngthuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với xe đạp điện nhập khẩu từTrung Quốc vào Liên minh châu Âu (EU), áp dụng trong 5 năm kể từ ngày 18/01/2019
Sau quyết định này, theo số liệu thống kê của EU, xe đạp điện xuất khẩu từ Việt Nam sang
EU đã tăng mạnh Trước đó, tháng 10/2018, khi EC quyết định áp dụng thuế chống bán phágiá đối với mặt hàng lốp xe khách và xe tải có xuất xứ từ Trung Quốc, khối lượng xuất khâumặt hàng lốp xe khách và xe tải từ Việt Nam sang EU tăng đột biến Điều này đã dẫn đếnviệc EC tiến hành điều tra lần tránh thuế và chống bán phá giá đối với các doanh nghiệpxuất khẩu của Việt Nam Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), các vụ việcđiều tra chống lân tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khâu của Việt
3 Vũ Khuê (2021), Chan tình trạng gian lận xuất xứ hàng hoá dé xuất khẩu,
https://vneeonomy.vn/chan-tinh-trang-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-de-xuat-khau.htm
33 Cục phòng vệ thương mai (2021), Yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát dé ngăn chặn gian lận xuất xứ hang hoa,
http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=b440999f-cd9a-4cea-b8d6-e1a090d01cdb&id=406c0c18-ee09-41 b0-b7 16-42eed3d777 le
Trang 17Nam đang có xu hướng gia tăng Hầu hết kết luận từ các vụ điều tra cho thấy, hàng hóa cóhành vi lan tránh thuế và bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.**
Từ năm 2022, tình hình buôn lậu, gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyền tải hàng hóa bấthợp pháp tiếp diễn phức tạp hơn khi các quy định về phòng chống dịch Covid được nớilỏng; lượng hàng hóa xuất nhập khâu, hành khách, phương tiện xuất nhập cảnh tăng mạnh.Điền hình, qua kiểm tra sau thông quan đối với một số thành phẩm kệ các loại xuất khâucủa Công ty TNHH MTV PANGLORY (Tây Ninh), Cục Hải quan Tây Ninh đã phát hiệndoanh nghiệp sử dụng tự chứng nhận xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải quan và in trênnhãn hàng hóa, bao bì các thành phẩm dòng chữ “MADE IN VIETNAM” không đúng theoquy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chỉ tiếtLuật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Thông tư số 05/2016/TT-BCT ngày3/4/2018 của Bộ Công thương quy định về xuất xứ hàng hóa Doanh nghiệp này đã bị xửphạt 140 triệu đồng và buộc lại số tiền trên 2,9 tỷ đồng thu lợi bất hợp pháp do thực hiệnhành vi vi phạm; đồng thời cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa.°Š
* Hậu quả của việc gian lận nguôn gốc xuất xứ trong hàng hoá xuất khẩu của ViệtNam:
Việc gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam để xuất khâu có thể làm cho các nước nhậpkhẩu hiểu lầm rằng đây là hàng Việt Nam Trong trường hợp, những hàng hóa đó có vấn
đề về chất lượng hay vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa Việt Nam sẽ bị mang tiếng vàảnh hưởng rất lớn đến uy tín của hàng Việt trên thương trường thế giới;
Khi hàng hóa của các nước khác “mượn” xuất xứ của Việt Nam dé xuất khâu gây rủi
ro trước hết là về thông tin sai lệch cũng như cán cân thương mại Đặc biệt, khi hàng hóanước khác mượn xuất xứ của Việt Nam, Việt Nam sẽ bị đánh giá gia tăng lượng xuất khẩu,thậm chí xuất siêu dẫn đến việc nhiều quốc gia nhập khẩu có thé gây sức ép, đưa ra chínhsách gây khó khăn.
Về phía nước nhập khẩu, khi phát hiện hành vi gian lận, nước áp dụng biện phápphòng vệ thương mại có xu hướng áp dụng luôn biện pháp này cho hàng hóa tương tự củaquốc gia mà tại đó hành vi gian lận xảy ra, gây ảnh hưởng liên đới tới các doanh nghiệpxuất khẩu chân chính
3 Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2019), Gian lận xuất xứ hàng hoá: Doanh nghiệp thua thiệt,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/I/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM 149461
35 Hồng Vân (2022), Muôn kiểu gian lận xuất xứ hang hóa xuất, nhập khẩu,
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/muon-kieu-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-xuat-nhap-khau-102267.html
Trang 18Như vậy, hậu quả xấu của việc gian lận nguồn gốc xuất xứ trong hang hoá xuất khẩucủa Việt Nam là rất đáng kể, cần phải có các biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng này.
3 Một số giải pháp kiểm soát gian lận về nguồn gốc xuất xứ trong xuất khẩuhàng hoá của Việt Nam
* Đối với các biện pháp mang tinh chất phòng ngừa hiện tượng gian lận nguồn gốcxuất xứ trong xuất khẩu hàng hoá:
- Tiép tục hoàn thiện cơ chế chính sách về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa:
Nhằm tiếp tục đấu tranh hiệu quả với các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, ngànhHải quan cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa trên cơ sởNghị định 31/2018/NĐ-CP, dé tạo hành lang pháp lý giúp các lực lượng chức năng thuậntiện trong quá trình thực thi pháp luật; Bởi trên thực tế, việc xử lý vi phạm liên quan đếngian lận xuất xứ, chuyền tải bất hợp pháp vẫn gặp nhiều khó khăn do quy định hiện hànhchưa rõ ràng, chưa cụ thể thế nào là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam Cùng với đó, Tổng cụcHải quan tiếp tục phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệpViệt Nam (VCCI), các hiệp hội ngành hàng dé thực hiện kiểm tra, đối chiếu Đồng thời,lực lượng hải quan tăng cường hiệu qua hợp tác quốc tế, chủ động sẵn sàng kết nối trao đổithông tin, hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan các nước và văn phòng liên lạc tình báokhu vực châu A - Thái Bình Dương của Tổ chức Hải quan thé giới (WCO), dé kịp thời thuthập thông tin và phối hợp xác minh C/O có dấu hiệu vi pham.*°
Việc xác định thế nào là thực hiện các công đoạn sản xuất tạo ra giá tri gia tang khôngđáng kể là một van đề phức tap, tùy thuộc vào từng mặt hàng cu thé và theo quy định của
mỗi quốc gia nhập khẩu có thé khác nhau Vi vậy, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, các cơ quan chức năng cũng cần phối hop chặt chẽ với các cơ quan có thầmquyền của nước ngoài để ngăn chặn những hành vi lợi dụng có tính chất cá biệt của một vàidoanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng của đa số các doanh nghiệp làm
ăn chân chính.”
- Các cơ quan, tô chức được ủy quyền cấp C/O cũng cần chú trọng tuyên truyền, phốbiến về chính sách và quy định về xuất xứ hàng hóa đối với các doanh nghiệp đến làm thủtục đề nghị cấp C/O Nhanh chóng giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong
3 Hồng Vân (2022), Muôn kiểu gian lận xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu,
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/muon-kieu-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-xuat-nhap-khau-102267.html
37 Cục phòng vệ thương mai (2021), Yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát dé ngăn chặn gian lận xuất xứ hang hoa,
http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=b440999f-cd9a-4cea-b8d6-e1a090d01cdb&id=406c0c18-ee09-41 b0-b7 16-42eed3d777 le
Trang 19quá trình thực hiện cấp C/O Có giải thích và nêu rõ yêu cầu cụ thé hướng dẫn doanh nghiệptrong trường hợp chứng từ, hồ sơ chưa đủ cơ sở dé cấp C/O.
- Theo Cục xuất nhập khẩu, trong thời gian tới Bộ Công thương tiếp tục theo dõi vàđưa ra những cảnh báo sớm tới cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O va cộng đồngdoanh nghiệp thông qua công tác xây dựng danh sách cảnh báo gian lận xuất xứ Đồng thời,tăng cường tuyên truyền phô biến pháp luật; trao đôi thông tin, kiểm tra việc cấp C/O đối
với một sô mặt hàng có kim ngạch xuât khâu tăng đột bién.**
Tăng cường kiểm soát xuất xứ mặt hàng gạoNhằm phòng chống gian lận xuất xứ, ghi nhãn không đúng quy định, chuyểntải bat hợp pháp đối với mặt hàng gạo nhập khẩu (có mã số HS 1006.20, 1006.30
và 1006.40.90) từ các thị trường sau đó xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu đi các thịtrường khác, Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố tăngcường công tác kiểm tra, giám sát, kiêm soát chặt chẽ
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị hải quan địa phương thực hiệnkiểm tra, xác định xuất xứ cụ thê đối với hàng hóa là gạo có mã số HS 1006.20,1006.30 và 1006.40.90 theo các quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu tại Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính(được sửa đi, bô sung tai Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019), Quyếtđịnh số 4286/QD-TCHQ ngày 31/12/2015 và Công văn số 5189/TCHQ-GSQLngày 13/8/2019 của Tổng cục Hải quan và các văn bản có liên quan
Đối với lô hàng được hệ thống phân luồng kiểm tra, khi kiểm tra, công chứchải quan lưu ý kiểm tra việc ghi nhãn đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa Thực hiệnchuyền luồng kiểm tra thực tế đối với các lô hàng gạo (mã số HS 1006.20, 1006.30
và 1006.40.90) xuất khâu theo loại hình B13 (xuất khâu hang đã nhập khẩu)
Trong quá trình kiểm tra kết quả nếu phát hiện doanh nghiệp có hành vi viphạm thì tiễn hành xử lý theo quy định của pháp luật Trường hợp vụ việc có dấuhiệu gian lận phức tạp thì phối hợp với các lực lượng chức năng khác như công an,biên phòng, quản lý thị trường dé điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu gian lận,giả mạo xuất xứ, chuyền tải bất hợp pháp
Nguôn: Hồng Vân (2022), Muôn kiểu gian lận xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu,
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/muon-kieu-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-xuat-nhap-khau-102267.html
38 Vũ Khuê (2021), Chặn tình trạng gian lận xuất xứ hang hod dé xuất khẩu,
https://vneconomy.vn/chan-tinh-trang-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-de-xuat-khau.htm
Trang 20* Đối với các biện pháp mang tinh chất chong lại hiện tượng gian lận nguôn gốc xuất
xứ trong xuất khẩu hàng hoá:
- Doanh nghiệp xuất khẩu không tiếp tay cho hành vi gian lận xuất xứ
Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, mang tính
quyết định dé hạn chế nguy cơ bị khởi kiện lân tránh thuế, gian lận xuất xứ Doanh nghiệpcần không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyên tải bất hợp pháp:
4 66.
thực tiễn cho thấy, nếu phát hiện các hành vi này, nước nhập khẩu sẽ áp dụng chế tài “trừngphạt” rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ “mat” toàn bộ thị trường xuất khâuliên quan Nếu phát hiện các dấu hiệu vi phạm, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp vớicác cơ quan chức năng dé điều tra, ngăn chặn, tránh dé hành vi của một vài doanh nghiệplam ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.3
- Đối với co quan có thầm quyền của Việt Nam (như Tổng cục Hải Quan, Bộ Côngthương) cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm (để có tính răn đe)các trường hợp khi phát hiện vi phạm về gian lận xuất xứ trong hang hoá xuất khâu củaViệt Nam.
Tém lại, Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở ra cơ hội được hưởngnhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, để được hưởnghợp pháp những ưu đãi này, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nâng cao hiểu biết vàthực hiện theo đúng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá Đây cũng chính là cách thức hộinhập vào nên kinh tê khu vực và toàn câu một cách hiệu quả và bên vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cục phòng vệ thương mại (2021), Yêu cau tăng cường kiểm tra, giảm sát déngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa,http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=b44099 9f-cd9a-4cea-b8d6-e1a090d01cdb&id=406c0c18-ee09-41b0-b716-42eed3d7771e
2 Công thông tin điện tử Bộ Tai chính (2019), Gian lận xuất xứ hàng hod: Doanh
nghiệp thua thiệt,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/I/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM 149461
39 Cục phòng vệ thương mai (2021), Yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát dé ngăn chặn gian lận xuất xứ hang hoa,
http://www.trav.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=b440999f-cd9a-4cea-b8d6-e1a090d01cdb&id=406c0c18-ee09-41 b0-b7 16-42eed3d777 le
Trang 21Vũ Khuê (2021), Chặn tình trạng gian lận xuất xứ hàng hoá để xuất khẩu,https://vneconomy.vn/chan-tinh-trang-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-de-xuat-
khau.htm
Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM (2014), Tim hiểu về quy tắc xuất xứ
trong các hiệp định thương mai tự do Việt Nam tham gia, http://www.hoinhap.org.vn/phan-tich-va-binh-luan/83 | 0-tim-hieu-ve-qui-tac-xuat-
xu-trong-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-tham-gia.html
Hồng Vân (2022), Muôn kiéu gian lận xuất xứ hang hóa xuất, nhập khẩu,https://thoibaotaichinhvietnam.vn/muon-kieu-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-xuat- nhap-khau-102267.html
Trung tâm WTO và hội nhập (2021), Tránh gian lận trong xuất xứ hang hoá,https://chongbanphagia.vn/tranh-gian-lan-trong-xuat-xu-hang-hoa-n22816.html
Trang 22PHÒNG CHÓNG GIAN LẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
THONG QUA HOAT ĐỘNG KIEM TRA SAU THONG QUAN
TS Nguyễn Tuan Trung”
Tóm tat: Trong xu hướng hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế thé giới, Việt Nam đã kýkết nhiều Hiệp định thương mai tự do (FTA) với các nước trên thé giới Các hiệp định này
đã tao ra lợi thé cạnh tranh rất lon cho Việt Nam, góp phan thu Init vốn dau tu nước ngoài.Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý, trong đó có cơquan hải quan khi vừa phải dam bảo tạo môi trường thuận lợi dé thu hút dau tư nước ngoàinhưng cũng can kịp thời ngăn chặn các hành vi gian lận, lợi dụng xuất xứ Việt Nam déđược hưởng ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu Trong các hoạt động nghiệp vụ của cơquan hải quan, kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) về xuất xứ hang hóa xuất khẩu là mộtbiện pháp mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống gian lận xuất xứ, giả mạoxuất xứ
1 Một số vấn đề lý luận về phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩuthông qua hoạt động kiểm tra sau thông quan
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thô nơi sản xuất ra toàn bộhàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trongtrường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thé tham gia vào quá trình sản xuất
ra hàng hóa d6*° Gian lận xuất xứ hàng hóa có thé hiểu một cách khái quát là việc đưa rathông tin không đúng về xuất xứ hàng hóa
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hảiquan, số kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đếnhàng hóa; kiêm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khihàng hóa đã được thông quan Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác,trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trìnhvới cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác củapháp luật liên quan đến quan lý xuất khẩu, nhập khâu người khai hải quan'!
* Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan
4° Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chỉ tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ
hàng hóa
*! Khoản 1 Điều 77 Luật Hải quan 2014
Trang 23KTSTQ là một trong những hoạt động quan lý nhà nước của cơ quan hai quan, do cơ
quan hải quan và công chức hải quan thực hiện KTSTQ có những đặc trưng cơ bản phù
hợp với công tác phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
Thứ nhất, KTSTQ được thực hiện theo một quy trình do pháp luật và cơ quan hải quan
quy định Luật Hải quan, các văn bản hướng dẫn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến lĩnh vực hải quan đã đưa ra các quy định cần thiết để thực hiện KTSTQ, trong đóbao gồm thâm quyền của cán bộ công chức hải quan, quy trình thực hiện KTSTQ cũng nhưcác chế tai được áp dung trong KTSTQ
Thứ hai, đối tượng KTSTQ là người khai hải quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạtđộng xuất khâu, nhập khẩu Đây là những đối tượng tham gia vào hoạt động sản xuất, muabán hàng hóa xuất khẩu, thường là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng hàng hóa xuấtkhâu, đồng thời cũng là đối tượng xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và khai báo
tờ khai hải quan Như vậy, hoạt động KTSTQ sẽ có hiệu quả đáng kê trong việc phát hiệncác hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Thứ ba, KTSTQ là phương pháp kiểm tra ngược thời gian, diễn ra sau khi hàng hoá
đã được thông quan Phạm vi thời gian KTSTQ được xác định trong một khoảng thời gian
cụ thé (tối đa là 05 năm ké từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) Hoạt động KTSTQ sẽ gópphần phát hiện ra các hành vi gian lận đã được thực hiện trong quá khứ mà hoạt động kiểmtra trước và trong thông quan chưa phát hiện được, nâng cao tối đa tính hiệu quả của hoạtđộng phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của cơ quan hải quan
Tứ tr, KTSTQ thực hiện các biện pháp kiểm tra tat cả các thông tin liên quan đếnhàng hóa xuất nhập khẩu, bao gồm hồ sơ hải quan, số kế toán, chứng từ kế toán và cácchứng từ khác, tài liệu, dit liệu (bao gồm cả dit liệu điện tử) có liên quan đến hàng hóa;đồng thời có thê kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết Điều này giúp cơquan hải quan có thể tiễn hành kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khâu một cách đầy đủ, chínhxác nhất, cũng như đảm bảo tính minh bạch trong kết quả kiểm tra kiểm tra sau thông quan.Thứ năm, KTSTQ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu nghiệp vụ trong hoạt độngquản lý nhà nước về hải quan, sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác và sựhop tác của đối tượng kiểm tra Khi tiến hành KTSTQ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cácthông tin được thu thập không chi từ đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khâuhàng hóa mà còn từ các nguồn cung cấp thông tin có liên quan khác như: cơ quan cấp C/O,ngân hàng, cơ quan thuế nội địa Chính sự hợp tác chặt chẽ trong quá trình thu thập, phântích và xử lý thông tin sẽ giúp cho cơ quan hải quan trong việc xác định được đối tượngkiểm tra và trong quá trình thực hiện KTSTQ
Trang 24Nhờ những đặc trưng đã được phân tích ở trên, hoạt động kiểm tra sau thông quanđóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuấtkhẩu, cụ thê:
Thứ nhất, KTSTQ giúp cơ quan hải quan kịp thời phát hiện các hành vi gian lận xuất
xứ hàng hóa xuất khâu nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc lần tránh các biện pháp phòng
vệ thương mại của nước nhập khẩu, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đăngtrong sản xuất, lưu thông, góp phan tích cực vào phát triển và giao lưu thương mại quốc tế.Thứ hai, KTSTQ góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả pháp luậthải quan và các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xuất khâu và xuất xứ hàng hóaxuất khẩu, đặc biệt nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của cộng đồng doanhnghiệp.
Thứ ba, KTSTQ mang tính răn đe đối với các doanh nghiệp đang vi phạm hoặc có ýđịnh vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khâu, góp phần ngăn chặn hàng hóa gianlận xuất xứ Việt Nam xuất khâu sang các nước, qua đó bảo hộ sản xuất trong nước, nângcao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thương trường
2 Quy trình thực hiện kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Dé việc kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa xuất khâu đạt hiệu quả cao nhất,
cơ quan hải quan cần phải xác định đúng đối tượng kiểm tra
Thứ nhất, cần xác định nhóm mặt hàng xuất khâu trọng điểm, tập trung vào các mặthàng xuất khẩu bị các nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (chốngbán phá giá, tự vệ, trợ giá, hạn ngạch thuế quan hoặc hạn ngạch số lượng ), hoặc các mặthàng xuất khâu vào thị trường các nước có hiệp định thương mại tự do (FTA) đôi với ViệtNam, doanh nghiệp lợi dụng khai báo xuất xứ Việt Nam dé hưởng ưu đãi thuế quan
Thứ hai, cần xác định nhóm các đối tượng trọng điểm có rủi ro cao về xuất xứ hànghóa xuất khâu, có thê bao gồm một số nhóm đối tượng như sau:
- Có kim ngạch xuất khâu lớn, kim ngạch tăng đột biến thuộc nhóm mặt hàng hiện bicác nước áp thuế phòng vệ thương mai
- Doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) nhập khẩu nguyên vật liệu,bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng dé sản xuất, gia công, lắp ráp nhưnghàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công,sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định
- Các doanh nghiệp có tần suất xuất khẩu nhiều, thời gian xuất khâu giữa các lô hàngngắn không tương thích với thời gian sản xuất sản phẩm
Trang 25- Các doanh nghiệp xuất khâu sản phẩm nhưng không nhập khẩu máy móc phục vụsản xuất, hoặc nhập khâu máy móc không phù hợp với hàng hóa xuất khẩu, hoặc thời điểmxuất khâu sản pham trước hoặc gần với thời điểm nhập khâu máy móc thiết bị.
- Các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu vào cácthị trường lớn tăng bất thường Năng lực, quy mô sản xuất hàng hóa xuất khâu không phùhop với số lượng hàng hóa nhập khẩu
- Các doanh nghiệp xuất khâu hàng công nghệ cao tại Việt Nam chưa sản xuất được.Khi đã xác định được đối tượng kiểm tra, để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả củaviệc kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa xuất khâu, cần tiến hành kiểm tra các nộidung như sau:
- Kiểm tra về cơ sở sản xuất: kiểm tra xem doanh nghiệp có hay không có cơ sở sảnxuất, máy móc thiết bị, dây chuyên sản xuất tại địa chỉ đã thông báo
- Kiểm tra năng lực sản xuất của doanh nghiệp: kiểm tra quy mô sản xuất có phù hợpvới năng lực sản xuất; Máy móc, thiết bị, đây chuyển sản xuất có phù hợp với nguyên liệu,vật tư nhập khẩu dé sản xuất sản phẩm xuất khẩu
- Kiểm tra quy trình sản xuất của Công ty: kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa xuấtkhâu của doanh nghiệp có thuộc các công đoạn gia công chế biến đơn giản theo quy địnhtại Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hay không Hiện nay ton tại thực trạng một số doanhnghiệp không có hoạt động sản xuất, thực hiện nhập khâu hàng hóa nguyên chiếc từ nướcngoài hoặc từ doanh nghiệp khác trong nước dé xuất khâu; hoặc nhập khẩu các linh kiện,sau đó về lắp ráp đơn giản nhưng lại khai báo xuất xứ Việt Nam dé xuất khẩu
- Kiểm tra việc đáp ứng tiêu chí xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu: kiểm tra hàng hóa
có đáp ứng tiêu chí xuất xứ dé được xem là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam hay không; hoặckiểm tra hàng hóa có đáp ứng tiêu chí xuất xứ để đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế quantheo các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
- Kiểm tra việc khai nhãn hiệu/ ghi nhãn hàng hóa xuất khâu: kiểm tra việc khai nhãnhiéu/ghi nhãn hàng hóa tại 6 mô ta hàng hóa, kiểm tra cách thức ghi xuất xứ hàng hóa trênbao bì, nhãn hàng hóa; đôi chiếu nhãn mác thực tế của hàng hóa cùng các chứng từ khác déphát hiện có giả mạo xuất xứ hay không
3 Thực trạng phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thông qua hoạtđộng kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành các kế hoạch, chỉ thị chỉ đạo các đơn
vị trong ngành triển khai thực hiện một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý
Trang 26nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyên tải hàng hóa bất hợp pháp Trên cơ sở
đó, Cục Kiểm tra sau thông quan đã chủ động nghiên cứu và thành lập tô công tác đặc biệttập trung nghiên cứu các quy định của Nhà nước Việt Nam về xuất xứ và các điều kiện tiêuchuẩn xác định hàng hóa xuất xứ Việt Nam Đồng thời, lực lượng này kiểm tra làm rõ nhữngnghi vấn, gian lận giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, xâm phạmquyền sở hữu trí tuệ, chuyển tai bat hợp pháp Từ đó, xác định những rủi ro về gian lận giảmạo xuất xứ, lay xuất xứ của Việt Nam để xuất khâu, những phương thức, thủ đoạn gianlận giả mạo xuất xứ
Theo đó, Cục Kiểm tra sau thông quan đã tô chức xây dựng kế hoạch, đánh giá rủi rođối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ, EU, An Độ thành 3 giai đoạn Kếtthúc từng giai đoạn đều thực hiện đánh giá hoạt động kiểm tra; tong hợp các tình huống,nội dung phát sinh mới, các khó khăn, vướng mắc dé kip thời tìm biện pháp thực hiện.Tính đến thời điểm 16/12/2020, toàn ngành đã kiểm tra, điều tra, xác minh 73 vụ việc
va phát hiện 40 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khâu Lực lượng kiểm tra sauthông quan đã thực hiện tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 vụ việc linh kiện xeđạp và hơn 12.000 bộ linh phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm Ngoài ra, cơ quanhải quan đã truy thu nộp ngân sách 69 tỷ đồng, bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp cóđược do thực hiện hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và tri gia tang vật vi phạm
bị tịch thu ”
Như vậy, với sự triển khai đồng bộ, quyết liệt của Tổng cục Hải quan, bước đầu đã
kip thời ngăn chặn tình trạng lợi dụng các hiệp định thương mai và ưu đãi thuế quan ViệtNam ký kết với các nước, đặc biệt là Mỹ dé thực hiện hành vi vi phạm xuất xứ Việt Nam,làm ảnh hưởng đến các cam kết của Việt Nam với các nước Về cơ bản đã kiểm soát đượctình hình gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu của các nhóm hàng xuất khâu sang
Mỹ có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến như xe đạp, pin năng lượng mặt trời, thủy sản,
gỗ và sản phẩm gỗ và nhiều mặt hàng khác, tránh ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệpxuất khâu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam
Dé công tác kiêm tra sau thông quan trong chống gian lận xuất xứ, ghi nhãn hàng hóađạt hiệu quả, một trong những yếu tô quan trọng là cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượngtrong ngành tại các khâu trước, trong và sau thông quan; triển khai mạnh mẽ, day đủ, liêntục các biện pháp dau tranh nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận Bên cạnh đó, Tổng cụcHải quan tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, tổng hợp phân tích
*# Báo cáo kết quả hoạt động kiêm tra sau thông quan về xuât xứ hàng hóa xuât khâu của Cục Kiểm tra sau thông quan
- Tông cục Hải quan
Trang 27thông tin, kịp thời đưa ra cảnh báo chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố tập trung kiêmtra, chống các hành vi gian lận xuất xứ, giả mạo xuất xứ, nhãn mác, chuyên tải bất hợp pháp
có hiệu quả Tổng cục Hải quan xác định hoạt động kiểm tra sau thông quan, điều tra xácminh hành vi gian lận xuất xứ, chuyền tải bất hợp pháp là hoạt động trọng tâm của ngànhHải quan không chỉ trong năm 2020 và các năm tiếp theo Từ kết quả trong các giai đoạnvừa qua, Tổng cục Hải quan tiếp tục nghiên cứu, triển khai kế hoạch dé mở rộng kiểm tra,xác minh hành vi gian lận xuất xứ đối với nhiều doanh nghiệp khác
Cụ thé trong năm 2021, lực lượng kiểm tra sau thông quan tiếp tục đây mạnh công tácthanh tra, kiểm tra chống gian lận xuất xứ, giả mạo xuất xứ, nhãn mác, chuyên tải bất hợppháp có trọng tâm, trọng điểm Đặc biệt, lực lượng sau thông quan tập trung thanh tra, kiếmtra vào các doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu vào 3 thị trường là Mỹ, châu Âu, Ấn Độ
và có nguyên liệu nhập khâu từ Trung Quốc Từ kết quả dau tranh chống gian lận xuất xứhàng hóa xuất khẩu, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng dé hoàn thiện các chính sách,quy định của Nhà nước đôi với xuât xứ hàng hóa xuât khâu.
Kết luận: Các kết quả kiểm tra sau thông quan và xử lý vi phạm về gian lận xuất xứhàng hóa xuất khẩu của cơ quan hải quan đã có tác động lan tỏa trong cộng đồng doanhnghiệp, cảnh báo, phòng ngừa, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồngdoanh nghiệp dé ngăn chặn các hành vi vi phạm Cộng đồng doanh nghiệp được cảnh báo
về các nguy cơ vi phạm dé mắc phải dé chủ động phòng tránh, bảo đảm tuân thủ đúng cácquy định của Việt Nam thé hiện qua việc sau khi phát hiện sai phạm, doanh nghiệp đã chủđộng khắc phục, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất dé đáp ứng hàmlượng xuất xứ Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 quy định chi tiết luật quản lý ngoạithương về xuất xứ hàng hóa
2 Luật Hải quan 2014
3 Báo cáo kết quả hoạt động kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa xuất khâucủa Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan
Trang 28GIAN LAN XUẤT XU HÀNG HOA CUA DOANH NGHIỆP DE HUONG UU DAITHEO CAC CAM KET CUA EVFTA VA MOT SO GIẢI PHAP KIEM SOÁT
TS Dinh Manh Tuan*C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hang hóa được cấp bởi co quan
có thâm quyền của nước xuất khâu dành cho hàng hóa xuất khâu được sản xuất tại nước
đó Các C/O phải tuân thủ quy định của cả nước xuất và nhập khẩu về quy tắc xuất xứ nhamchứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác củapháp luật về xuất nhập khẩu của cả 2 bên đối tác, đặc biệt là giúp hàng hóa tận dụng đượccác ưu đãi về thuế quan theo các thỏa thuận thương mại trong FTA mà 2 nước cùng ký kết.Mức chênh lệch ưu đãi thuế quan từ vài % đến vài chục %, thậm chí 100% sẽ là một con
sô có giá trị không hê nhỏ mà các doanh nghiệp muôn tận dụng.
Hiện tại EU cũng áp dụng các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với rất nhiều mặthàng từ các nước chưa ký FTA Tuy nhiên, EU cắt giảm thuế quan 85,6% số dòng thuế từViệt Nam kế từ 1/8/2020 và bãi bỏ 100% thuế ké từ 1/8/2027 (7 năm sau khi EVFTA cóhiệu lực), nên rất nhiều chủng loại hàng hóa “Made in Vietnam” có lợi thế hơn so với cácnước chưa ký FTA với EU, do vậy khả năng gian lận xuất xứ là có thể xảy ra
Điền hình, từ ngày 1/8/2020, một số sản phẩm thủy sản của Việt Nam như: Tôm hum,hàu, mực, bào ngư hiện có mức thuế nhập khẩu lên đến 16-22% khi xuất khẩu vào thịtrường EU sẽ được giảm còn 0% Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế này, sản phẩm phải
được chứng minh nguôn gôc xuât xứ”.
Lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết FTA,trong đó có EVFTA, thời gian qua đã nôi lên vấn đề lợi dụng xuất xứ Việt Nam dé đượchưởng ưu đãi đôi với hàng hóa xuât khâu.
1 Thực tế gian lận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi theo các cam kết của
* Thư ký Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam
® Bao Ngọc (2020), Quy tắc xuất xứ trong EVFTA: Hiếu đúng, hưởng lợi lớn,
https://congthuong.vn/quy-tac-xuat-xu-trong-evfta-hieu-dung-huong-loi-lon-140093.html
Trang 29EVFTA quy định 3 phương pháp để xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm:hàng hóa có xuất xứ thuần túy; hàng hóa được gia công hoặc chế biến đáng ké và quy tắc
cụ thê đối với từng mặt hàng (PSR) Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam vàcác nước thuộc EU được coi nguyên liệu cua một hoặc nhiều nước thành viên khác như lànguyên liệu của nước mình khi sử dụng nguyên liệu đó dé sản xuất ra một hàng hóa có xuất
xứ EVFTA.
Tổng kim ngạch xuất khâu được cấp C/O ưu đãi trong khuôn khổ EVFTA trong hainăm dau thực hiện EVFTA là là 18,7 tỷ USD Mức độ các 16 hàng xuất khẩu đi EU đượccấp trong khuôn khổ EVFTA đang chiếm 20% tông kim ngạch hàng hóa xuất khâu đi EU*!.Đây là một con số được nhìn nhận là khá tích cực, cho thay EVFTA đã phát huy hiệuquả bước đầu của một hiệp định có thực chất và rất được kỳ vọng Tuy nhiên, con số 20%kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang EU được cấp C/O mẫu EUR.1 không có nghĩa là 80%kim ngạch còn lại đang phải chịu thuế cao và cũng không nói hết lên việc kim ngạch hànghóa của chúng ta đang được hưởng ưu đãi thuế quan tại thị trường EU
Bởi hàng hóa xuất khẩu đi EU thời gian qua có nhiều lựa chọn ưu đãi Có những dòngthuế thực hiện theo cam kết của WTO đã bằng 0%, không cần phải có Giấy chứng nhậnxuất xứ Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khâu đi EU có thể có một lựa chọn khác là hưởng ưuđãi thuế quan theo chế độ thuế quan phổ cập GSP của EU dành cho các nước kém và dangphát triển, trong đó có Việt Nam; thứ ba là doanh nghiệp còn có thé tự chứng nhận xuất xứcho những lô hàng có kim ngạch tri giá từ 6.000 euro trở xuống theo quy định của EVFTA
Tỷ lệ cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu đi EU cũng có sự khác nhau ở từng thị trường,từng mặt hang cụ thé Hàng xuất khâu đi EU chủ yêu được cấp C/O đến những thị trường
có cảng biển hoặc là các trung tâm phân phối của Châu Âu, vi dụ như Bi, Đức, Hà Lan và
Pháp Còn đối với những mặt hàng hiện nay đang có kim ngạch cao được cấp giấy chứngnhận xuất xứ trong khuôn khổ EVFTA gồm có da giày, thủy san
Quy tắc xuất xứ bên cạnh vai trò là công cụ giúp hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nâng
cao khả năng cạnh tranh thì cũng là điểm dé bị lợi dụng nếu sản pham của nước ngoài chỉgia công đơn giản tại Việt Nam nhằm mượn xuất xứ
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp dang lợi dụng các quy định hiện hành dé gian lậntrong khai báo mã sô hô sơ nguyên liệu “dau vào” và sản phâm “đâu ra”, hoặc lợi dụng việc
4 Việt Hang (2022), Tan dung chứng nhận xuất xứ theo EVFTA: Những điểm can lưu ý dé gia tăng xuất khẩu sang
EU, tang-xuat-khau-sang-eu-101212.htm
Trang 30https://tapchicongthuong.vn/baI-viet/tan-dung-chung-nhan-xuaf-xu-theo-evfta-nhung-diem-can-luu-y-de-gia-kiểm tra hồ sơ xin cấp C/O còn chưa chặt chẽ để nộp chứng từ giả Cụ thể, một số sảnphẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Âu như xe đạp, kẽm, giày, mũ da ; nhưng sau khiđiều tra chống bán phá giá đã phát hiện ra đây là hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc”.
Đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp nước ngoài làm giả hồ sơ C/O xuất khâu sang
thị trường có quan hệ FTA với Việt Nam Những hình thức gian lận này không chỉ gây khó
khăn cho công tác kiểm duyệt mà còn ảnh hưởng đến môi trường thương mại, đến thương
hiệu và uy tín của hàng hóa xuât xứ Việt Nam và doanh nghiệp xuât khâu.
Việc này sẽ dẫn đến một số tác động tiêu cực khi nước nhập khâu có thê áp dụng các
biện pháp chông gian lận xuât xứ như tạm dừng ưu đãi thuê quan đôi với cả ngành hàngxuất khâu từ Việt Nam, hoặc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
2 Giải pháp kiểm soát gian lận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi theo các camkết của EVFTA
Dé ngăn ngừa, kiêm soát gian lận xuât xứ hàng hóa đê hưởng ưu dai theo các cam kêt cua EVFTA, các cơ quan quản lý Nhà nước và môi doanh nghiệp cân thực hiện một sô giảipháp, bao gồm:
Giải pháp đề xuất đối với cơ quan quản lý
Dé có thé gia tăng được tỷ lệ về xuất xứ đối với hàng Việt Nam xuất khâu đi EU caohơn nữa, ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa của Việt Nam, Bộ CôngThương cùng các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục xây dựng văn bản quy phạm phápluật về xuất xứ hang hóa dé tạo hành lang pháp lý và có những quy định cụ thé, minh bạchliên quan đến vấn đề này và trong đó những chế tài xử phạt cũng đang rất được chú trọng.Nhăm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan phảithay đổi phương thức quan lý, đây mạnh thực hiện C/O điện tử so với cách thức kiểm traC/O truyền thống, chủ yếu chuyền từ tiền kiểm sang hậu kiểm dé không làm tăng thời giankiểm tra hồ sơ hải quan, kéo dài thời gian thông quan mà vẫn dam bảo hiệu quả quản lý.Bên cạnh đó, cơ quan hải quan áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ như yêu cầukiểm tra cụ thể tên hàng, C/O hàng hóa, nhãn hàng hóa ; thu thập thông tin những mặthàng mà các thị trường lớn áp dụng thuế chống bán phá giá nhằm kiểm soát hàng hóa xuất,nhập khẩu, kiểm tra, điều tra, xác minh làm rõ đối với các trường hợp gian lận, giả mạo
C/O.
% Thanh Hiền (2019), Chống gian lận xuất xứ hàng hoa: Xử lý nghiêm, không ngoại lệ,
http:/www.hanoimoi.com.vn/ban-in/Kinh-te/950912/chong-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-xu-ly-nghiem-khong-ngoai-le
Trang 31Hiện nay, Bộ Công Thương đang ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức, phòng quản lýxuất nhập khẩu khu vực của Bộ cấp C/O ưu đãi theo các FTA Liên đoàn Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam (VCCD là đơn vị duy nhất được ủy quyền cấp C/O không ưu đãi vàC/O form A hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)“ Do đó, một trong những giải phápcần thực hiện là tăng cường phối hợp, liên kết chặt chẽ, kết nối hệ thống trao đổi thông tin
dữ liệu giữa Bộ Công thương, VCCI, Hải quan qua Công thông tin điện tử quốc gia, khuyếnkhích các hiệp hội phát hiện và tô giác vi phạm
Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sat, các cơ quan chức năng Việt Nam cũngcần tăng cường và chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thâm quyền của nướcngoài để ngăn chặn những hành vi lợi dụng, giả mạo xuất xứ, ảnh hưởng đến uy tín củahàng hóa Việt Nam, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam và uy tin của tổ chức cấp C/O ViệtNam, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng của đa số các doanh nghiệp làm ăn chânchính Trong trường hợp nếu có đề nghị xác minh xuất xứ, các cơ quan chức năng ViệtNam cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chứng minh hàng hóa có xuất xứ trong trường hopđúng là hàng hóa đó đáp ứng theo quy định của EVFTA Trong trường hợp hàng hóa khôngđáp ứng xuất xứ sẽ cùng với phía EU tìm hiểu và có những biện pháp kịp thời nhằm chốnggian lận xuât xứ hàng hóa.
Cơ quan Hải quan Việt Nam cũng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chứcnăng nắm tình hình hàng hóa nhập khâu và xuất khẩu đi các thị trường, đặc biệt thị trường
EU dé kip thời phát hiện những dấu hiệu bất thường Chang hạn như có sự gia tăng độtbiến, vượt quá năng lực sản xuất, hoặc có dấu hiệu bất thường dé áp dụng biện pháp kiếmtra, kiểm soát chặt chẽ tránh trường hợp khi EU phát hiện gian lận sẽ áp dụng biện pháp về
thuê đôi với hàng hóa xuât xứ Việt Nam.
Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan như Bộ CôngThương, Tổng cục Hải quan, các Hiệp hội ngành hang dé tiếp tục triển khai những cuộc tậphuấn, đào tạo kịp thời, vừa giải đáp vừa hướng dẫn doanh nghiệp đề làm sao đáp ứng đượcđúng những quy định của EVFTA và yêu cầu của phía EU Một trong những giải pháp,hành động hỗ trợ hiện đang rất được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao là tiếp tục đâymạnh cải cách thủ tục hành chính, trong đó tiếp nhận và xử lý các vướng mắc cũng như giảiđáp và tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp xuất khâu đi EU liên quan đến xuất xứhàng hóa.
46 Bao Ngọc (2021), Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa,
https://congthuong.vn/tranh-gian-lan-trong-xuat-xu-hang-hoa-156119.html
Trang 32Giải pháp đề xuất đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, tham gia các hoạt động phổ biến,tuyên truyền về EVFTA và các FTA khác, dé có thé hiểu rõ, hiểu đúng các quy định về quytắc xuất xứ, áp dụng đầy đủ theo quy định trong hiệp định, tận dụng chứng nhận xuất xứ
ưu đãi và những ưu đãi khác của EVFTA.
Các doanh nghiệp cần có hệ thông lưu trữ chứng từ, hồ sơ cần thận đề đề phòng trườnghợp nếu có yêu cầu xác minh xuất xứ, đảm bảo hiệu quả công tác xác minh xuất xứ, giúpC/O được hải quan EU chấp nhận và hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA Nếunhư có hậu kiểm thì có đầy đủ khả năng chứng minh xuất xứ cho những lô hàng mà doanhnghiệp đã xuất khâu (có thé từ trước day một năm, hai năm) và những ưu đãi thuế quan sẽvẫn được áp dụng theo khuôn khổ EVFTA đối với những lô hàng bị yêu cầu xác minh xuất
xứ như vậy.
Các doanh nghiệp cũng không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ,chuyên tải bất hợp pháp Trên thực tế, néu phát hiện các hành vi này, nước nhập khâu sẽ ápdụng chế tài "trừng phạt" rất nặng, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẽ "mất" toàn bộthị trường xuất khẩu liên quan và ảnh hưởng tới cả ngành hàng, làm giảm uy tín của tổ chứccấp C/O Việt Nam
Do quy tắc xuất xứ trong EVFTA yêu cầu sự tham gia lớn của nguồn nguyên liệutrong khu vực FTA, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất, chếbiến sâu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong khu vực hoặc phát triển các nguồn nguyên liệu
từ trong nước Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hoạt động xúc tiễnthương mại với sự tham gia của đối tác EU để tìm kiếm nguồn nguyên liệu cũng như bạn
hàng mới, mở rộng chuỗi cung ứng trong khu vực cũng như mở rộng thị trường tới nhữngnước EU mà trước đây chưa hoặc ít khai thác.
Đề giảm thiểu nguy cơ đối mặt các vụ điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệpcần chủ động trang bị kiến thức về pháp luật về điều tra phòng vệ thương mại, quy định vềđiều tra phòng vệ thương mại trong các FTA mà Việt Nam và đối tác cùng tham gia dé nam
rõ quyền và nghĩa vụ của mình Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xây dựng bộ phận phápchế, nghiên cứu các quy định về thương mại, điều tra phòng vệ thương mại quốc tế hoặccân nhac tư vân từ luật sư am hiệu pháp luật quôc tê khi cân thiết.
Trang 33Kết luận
Tình trạng gian lận thương mại, gian lận xuất xứ ngày càng gia tăng với nhiều phươngpháp tinh vi gây nhiều khó khăn trong quá trình duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp, ảnhhưởng đến môi trường thương mại, đến thương hiệu và uy tín của hàng hóa xuất xứ ViệtNam và doanh nghiệp xuất khẩu, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia và thực hiện camkết theo một số FTA đã ký, trong đó có EVFTA
Đê ngăn chặn và kiêm soát gian lận xuât xứ hàng hóa đê hưởng ưu đãi theo các cam kêt của EVETA, đòi hỏi có sự tham gia và phôi hợp giữa nhiêu cơ quan quản lý Nhà nước,
đi đôi với sự phôi với các cơ quan thâm quyên của nước nhập khâu và cân có sự chủ động tham gia của các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bảo Ngọc (2021), Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa, gian-lan-trong-xuat-xu-hang-hoa-156119.html
https://congthuong.vn/tranh-2 Việt Hang (2022), Tan dụng chứng nhận xuất xứ theo EVFTA: Những điểm cần lưu ý
dé gia tăng xuất khâu sang EU, nhan-xuat-xu-theo-evfta-nhung-diem-can-luu-y-de-gia-tang-xuat-khau-sang-eu- 101212.htm
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tan-dung-chung-3 Nguyễn Hiền (2020), EVFTA đang được khai thác hiệu quả,https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/I/chi-tiet-
Trang 34https://diendandoanhnghiep.vn/lung-tung-xu-ly-ho-so-cap-giay-chung-nhan-xuat-xu-PHỤ LỤC
Phu lục 1: Cam kết về Quy tắc Xuất xứ của EVFTAEVFTA quy định 3 phương pháp dé xác định xuất xứ của một hàng hóa, bao gồm:(i) hang hóa có xuất xứ thuần túy: (ii) hàng hóa được gia công hoặc chế biến đáng kể; và(iii) quy tắc cụ thê đối với từng mặt hang (PSR)
Bên cạnh đó, quy tắc cộng gộp cho phép Việt Nam và các nước thuộc EU được coinguyên liệu của một hoặc nhiều nước thành viên khác như là nguyên liệu của nước mìnhkhi sử dụng nguyên liệu đó dé sản xuất ra một hàng hóa có xuất xứ EVFTA
Ngoài ra, hai bên đã thống nhất một số nội dung mới như sau:
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ:
Bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) truyền thống, hai bên thốngnhất cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ Đây là cơ chế mà nhà xuấtkhẩu tự khai xuất xứ của sản phẩm trong bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nướcnhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU:
Với lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bat kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thé tựchứng nhận xuất xứ
Với lô hàng có trị giá trên 6.000 EUR, chỉ có nhà xuất khâu đủ điều kiện (Approvedexporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ
Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khẩu đăng ky (Registered exporters)
- là hệ thống cho phép nhà xuất khâu chi cần đăng ký với cơ quan có thâm quyên là cóthể tự chứng nhận xuất xứ Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thôngbáo cho Việt Nam trước khi thực hiện.
Thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận xuất xứ:
Việt Nam và EU nhất trí sử dụng mẫu C/O EUR 1 là mẫu chung trong EVFTA.Mau EUR 1 yêu cầu thông tin khai báo đơn giản hon so với mau C/O trong các Hiệp địnhThương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đốitác ngoại khối mà Việt Nam đã ký kết
Trang 35Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báonhư nhà nhập khâu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại Về nội dung khai báo, haibên thống nhất không yêu cầu thé hiện tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa trên C/O.Quá cảnh và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba:
Hai bên đồng ý cho phép sản phẩm được quá cảnh và chia nhỏ tại nước thứ ba ngoàiHiệp định Cụ thể:
- Sản phẩm đó không được thay đổi hoặc tham gia vào bat kỳ công đoạn gia côngnao làm thay đổi sản phẩm, ngoại trừ các công đoạn bảo quản sản phâm hoặc dán nhãn,nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc thêm các chứng từ khác dé dam bảo việc tuân thủ vớicác quy định cụ thể của Bên nhập khẩu Các công đoạn này cần được thực hiện đưới sựgiám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hoá trước khi làm thủ tục nhậpkhẩu vào nội địa
- Sản phẩm hoặc lô hàng có thê được lưu kho với điều kiện sản phẩm hoặc lô hàng
đó vẫn nằm trong sự giám sát của hải quan nước quá cảnh
Trong trường hợp có nghi ngờ, cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể yêu cầunhà nhập khẩu xuất trình các chứng từ chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soátcủa hải quan nước thứ ba và không bị thay đổi xuất xứ, cụ thé là:
- Chứng từ vận tải như vận đơn;
- Chứng từ về việc đánh dấu, đánh số hàng hóa;
- Chứng từ thực tế hoặc cụ thê về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng;
- Chứng từ chứng minh hàng hóa như hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán;
- Chứng nhận của hải quan nước thứ ba về việc hàng hóa không bị thay đổi hoặcchứng từ khác chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quácảnh hoặc chia nhỏ lô hàng.
Trang 36GIAN LAN VE THANH TOÁN QUOC TE TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓACUA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ MOT SO GIẢI PHÁP KIEM SOÁT
ThS San Thành Nam”Tóm tắt: Thương mại quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển một cách mạnh mẽtrong tương lai cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các Hiệp định thương mai tur do thé hệmới Dé thực hiện việc mua ban hàng hóa, dịch vụ, đâu tư quốc tế, các doanh nghiệp cầnphải thực hiện một loạt các quy trình cụ thể, được liên kết một cách chặt chẽ với nhau Sugia tăng mạnh mẽ của các hoạt động thương mại quốc té sẽ kéo theo sự gia tăng của nhữngrủi ro có thể phát sinh trong quá trình thương mại quốc tế Thanh toán quốc tế cũng là mộttrong những bước quan trọng mà các doanh nghiệp cân chú trọng để tránh phát sinh nhữngrủi ro, tranh chấp không đáng có trong quá trình giao thương quốc tế
Từ khóa: Thanh toán quốc tế, gian lận trong thanh toán quốc tế, xuất nhập khẩu hànghóa.
Thanh toán quốc tế (TTQT) là bước cuối cùng trong quy trình thực hiện một hợp đồngthương mại quốc tế Trong quá trình thực hiện việc thanh toán theo hợp đồng, đôi khi doanhnghiệp không thể tránh khỏi những sai sót, những sự cô phát sinh dù khách quan hay chủquan Trong khoảng thời gian gần đây, việc phat sinh các sự cố do con người gây ra nhằmtrục lợi, kinh doanh thiếu minh bạch trong hoạt động TTQT đang có xu hướng ngày ngàycàng gia tăng vé sé lượng vụ việc cũng như thủ đoạn gian lân, đặc biệt là việc gian lận
chứng từ trong hoạt động TTQT.
Các vụ việc liên quan đến van dé gian lận và làm giả chứng từ trong TTQT gây ranhững ton thất nặng nề không chỉ về mặt tài sản mà còn về cả mặt uy tin của các don vịkinh doanh có liên quan tới vụ việc Thậm chí, nếu xem xét ở mức độ vĩ mô, các vụ việcgian lận và lam giả chứng từ trong TTQT còn làm tổn hại đến vị thế của Quốc gia trên
* Giám đốc điều hành Công ty TNHH xuất nhập khâu GMC Việt Nam; Phó tong giám đốc Công ty TNHH Kim phát
Logistics
Trang 37trường quốc tế.
2 Khái quát về Thanh toán quốc tế
2.1 Khái niệm Thanh toán quốc té
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạtđộng kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tô chức hay cánhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tô chức quốc tế, thường được thông quaquan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan.
Các phương thức TTQT phổ biến hiện nay gồm:
- Phương thức chuyên tiền quốc tế (Remittance);
- Phương thức nhờ thu (Collection of Payment);
- Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
- Phương thức thư tín dụng (Letter of Credit — L/C);
- Phương thức ghi số (Open Account);
- Phương thức thu ủy thác mua hang (Authority to Purchase — A/P).
2.2 Chứng từ và vai trò của chứng từ trong thanh toán quốc té
Trong hoạt động TTQT, theo khoản b, điều 2, Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC)
số 522 do Phòng thương mại quốc tế tại Paris (ICC) ban hành năm 1995 thì “chung nv”được định nghĩa như sau:
- Các chứng từ là các chứng từ tài chính và các chứng từ thương mại;
- Chứng từ tài chính bao gồm hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương