CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
Một số khái niện có liên quan
1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình ( BLGĐ)
Năm 1995, Liên hợp quốc đã đưa ra quan niệm: “ Bạo lực là việc cố ý sử dụng vũ lực hay quyền lực để đe dọa, tước đoạt đối với một người, một nhóm người để gây ra chấn thương về thể xác, tổn hại về mặt tâm lý, thậm chí là dẫn đến tử vong”.
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam ( năm 2002) định nghĩa:” Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp các thành viên khác giới, thông qua hôn nhân để thực hiên các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa Gia đình là một phạm trù lịch sử thay đổi cùng sự phát triển của lịch sử”.
Dưới góc độ Luật pháp, theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam: “ Gia đình là tập hợp những gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”.
- Khái niệm bạo lực gia đình:
Khái niệm bạo lực gia đình của Việt Nam:
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế cho các thành viên trong gia đình.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam quy định các hành vi sau là hành vi bạo lực gia đình (Khoản 1, Điều 2):
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng,
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Khái niệm bạo lực gia đình theo quan điểm của một số tác giả nước ngoài:
Bạo lực gia đình được xem là tất cả những hành vi của các thành viên trong gia đình mà những hành vi đó vi phạm sự bình đẳng hay cướp đoạt sự tự do, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành viên trong gia đình.Nghĩa là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Trên thế giới bạo lực gia đình còn được xem là bất kỳ hành vi lạm dụng nào trong một mối quan hệ mật thiết (vợ chồng, bạn tình) gây nguy hại về thể chất, tâm lý hay tình dục cho những người trong mối quan hệ đó. Đại đa số nạn nhân của bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực khác là phụ nữ và quyền của họ bị vi phạm nghiêm trọng nhiều trường hợp Đại hội đồng LHQ đã đưa ra Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo các quyền của phụ nữ Trong Tuyên bố này, bạo lực đối với phụ nữ được định nghĩa là bất kỳ hành động nào gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả
14 làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tâm lý hay tình dục kể cả những lời đe dọa hay độc đoán, tước quyền tự do dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư.
Hành vi bạo lực gia đình được xem là hành vi của các thành viên gia đình nhất định gây thương tích cho các thành viên khác trong gia đình, nó cũng được áp dụng cho các thành viên gia đình trong các trường hợp ly hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
1.1.2 Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm bạo lực gia đình trên cơ sở giới:
Bạo lực gia đình là những bất kỳ một hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở sự phân biệt về giới dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý hoặc những đau khổ cho phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa, sự cưỡng bức hay cưỡng đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư.
( Trích Tuyên ngôn về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, năm 1993).
- Khái niệm bạo lực gia đình với phụ nữ:
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là bất cứ hành động bạo lực nào trên cơ sở giới gây ra, hoặc có thể gây ra tổn hại cho phụ nữ về mặt thể chất, tình dục hoặc về tâm lý hay kinh tế, bao gồm cả việc đe doạ thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố tình tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư.
Giới là sự khác biệt do cong người tạo ra, thông qua giáo dục, học hỏi, trở thành quan niệm xã hội, truyền từ đời này qua đời khác, giới có thể thay đổi được.
Các hình thức, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
1.2.1 Các hình thức bạo lực gia đình
1.2.1.1 Bạo lực về thể chất
Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng
Những nghiên cứu quy mô nhỏ của Việt Nam cho thấy bạo lực thể chất là dạng bạo lực phổ biến nhất trong các vụ bạo lực trên cơ sở giới đã được trình báo – 16-73% phụ nữ cho biết họ đã từng bị bạo lực về thể chất.
Hành vi bạo lực thể chất là những hành vi ngược đãi gây tổn thương về thực thể đối với nạn nhân bạo lực gia đình Loại hành vi này dễ nhận biết nhất bởi nó để lại dấu vết trên cơ thể.
Một số hành vi bạo lực thể chất như:
- Ném đồ đạc vào người hoặc dùng vật gì đó đánh, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi.
- Xô đẩy hay vặn tay, túm tóc, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi.
- Bóp cổ làm ngạt thở, cố ý làm bị bỏng.
- Dùng hay dọa dùng dao, kiếm, súng để tấn công nạn nhân.
- Làm hại hay đe dọa dọa làm hại đến tính mạng nạn nhân và người thân của nạn nhân.
Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ - những hành vi như lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế
Những nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy bạo lực tinh thần xảy ra với tỷ lệ cao hơn bạo lực về thể chất, chiếm 19% đến 55% Nghiên cứu năm 2006 trên 2.000 phụ nữ có gia đình cho thấy 25% các phụ nữ này bị bạo lực tinh thần trong gia đình Bạo lực tâm lý là khó xác định vì không có biểu hiện tổn thương bên ngoài.Đôi khi khó phân biệt giữa những cãi cọ có thể gây xúc phạm và bạo lực tinh thần.
Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tâm lý là những hành vi đối xử tồi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt tâm lý, sức khỏe tâm thần cho nạn nhân bạo lực Loại bạo lực này rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thể chất.
Một số hành vi bạo lực tinh thần như:
- La hét, quát tháo, đe dọa với vẻ mặt hung dữ và cử chỉ thô bạo.
- Chửi rủa, đay nghiến, xỉ vả và nói những lời xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.
- Kiểm soát mọi hoạt động như cấm ra khỏi nhà, cấm giao tiếp với người khác.
- Cấm đoán, khống chế mọi hành vi của nạn nhân; chiến tranh lạnh cô lập, bỏ rơi nạn nhân.
- Ruồng rẫy, xua đuổi, ngoại tình, làm nhục trước mặt người khác.
- Đánh chửi con cái, làm cho nạn nhân cảm thấy đau đớn.
- Cấm không cho nạn nhân được học thêm, được đi làm, được tham gia hoạt động xã hội.
Bạo lực tình dục là hành vi sử dụng vũ lực để ép buộc người kia có quan hệ tình dục (dù là hành vi đó có thực hiện được hay không), hoặc hành vi (đã thực hiện được hay mới dự định) cố lôi kéo họ vào hoạt động tình dục ngay cả khi họ không có khả năng từ chối bởi các lý do như sức khỏe, bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục đó, hoặc sự hăm dọa, quấy rối tình dục.
Hiện có ít nghiên cứu về dạng bạo lực này, tuy nhiên theo khảo sát năm
2006 của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tại 8 tỉnh/thành, có tới 30% những phụ nữ được hỏi cho biết họ bị chồng cưỡng ép quan hệ tình dục. Đặc biệt, có nhiều người vợ không hề biết mình đang bị chồng bạo hành tình dục.Tình dục phải là sự thăng hoa của tình yêu, sự đồng thuận vui vẻ của cả hai người chứ không thể chỉ nghĩa vụ, bị chồng ép buộc.Nếu hai người không phải là vợ chồng, pháp luật có thể dễ dàng kết tội người đàn ông, nhưng khi họ
18 đã là vợ chồng thì lại rất khó.Thực tế, không người phụ nữ nào muốn kể ra chuyện này, bởi họ sợ sẽ bị đánh giá.
Một số hành vi bạo lực tình dục như:
- Không cho quan hệ tình dục hoặc đòi hỏi bắt buộc phải quan hệ tình dục khi nạn nhân không muốn, thậm chí là khi nạn nhân ốm đau, mệt mỏi.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục không an toàn như không sử dụng các biên pháp tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; cản trở việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Cố ý gây tổn thương bộ phận sinh dục của nạn nhân khi quan hệ tình dục.
- Loạn dâm, quấy rối hoặc miệt thị khả năng tình dục của nạn nhân.
- Ép buộc nạn nhân đẻ thêm con hoặc đẻ thêm con trai.
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác.Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp Tuy nhiên, trong các phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua Đáng chú ý là bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ.
Bạo lực về kinh tế là hành vi kiểm soát tài chính, bắt phụ thuộc vào tài chính đối với thành viên trong gia đình Loại bạo lực này thường xảy ra với phụ nữ/ người vợ trong gia đình.Ở Việt Nam hiện có ít nghiên cứu làm về dạng bạo lực này Tuy nhiên theo số liệu của một trung tâm tư vấn ở Đức Giang cho thấy 11% (165/1884) các nạn nhân bị bạo lực kinh tế.
Hành vi bạo lực kinh tế thường bao gồm:
- Kiểm soát, tước đoạt mọi quyền chi tiêu trong gia đình và tiêu xài một cách hoang phí cho bản thân.
- Cố tình đập phá làm hư hỏng, tổn thất tài sản của nạn nhân hoặc gia đình.
- Không đóng góp vào thu nhập chung cho gia đình, sử dụng riêng lẻ cho lợi ích cá nhân.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ.
- Kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau" nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp vào Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃVĂN NHÂN- HUYỆN PHÚ XUYÊN- THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giới thiệu mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Giới thiệu mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu của vấn đề thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Văn Nhân như sau:
Nhóm Điều tra bảng hỏi Phỏng vấn sâu
Số người Tỷ lệ ( %) Số người Tỷ lệ ( %)
( Nguồn: Kết quả sinh viên điều tra năm 2015)
- Điều tra bằng phiếu hỏi:
Nhóm phụ nữ: Phát ra 150 phiếu hỏi, thu về 150 phiếu, 150 phiếu hợp lệ. Nhóm đan ông: Phát ra 50 phiếu hỏi, thu về 50, 50 phiếu hợp lệ.
- Điều tra bằng phỏng vấn sâu:
Cán bộ: 8 ( số cán bộ này đều là cán bộ xã Văn Nhân bao gồm Hội trưởng hội phụ nữ; trưởng công an xã Văn Nhân, cán bộ phòng Tư pháp xã Văn Nhân, 3 trưởng thôn,bí thư chi Đoàn xã Văn Nhân và cán bộ Phòng Lao động Thương binh- Xã hội xã Văn Nhân.
Các số liệu định lượng và thông tin định tính về hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ được tiến hành tại thôn Văn Minh, Thôn Chanh Thôn và thôn Nhân Vực của xã Văn Nhân Trong đó tỷ lệ mẫu đối với phụ nữ ở 3 thôn lần lượt là 33,34%; 33.33% và 33,33%, đối với nam giới ở 3 thôn lần lượt là 30%, 30%
38 và 40% Mẫu nghiên cứu đối với phụ nữ chủ yếu trong nhóm tuổi 18-60, nam giới chủ yếu trong độ tuổi từ 24- 60.
2.1.2 Giới thiệu chung về xã Văn Nhân – Huyện Phú Xuyên- Thành phố
Văn Nhân là xã nằm ở phía đông bắc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. phía Bắc giáp thị trấn Phú Minh ( huyện Phú Xuyên) và xã Vạn Điểm ( huyện Thường Tín), phía Tây giáp xã Minh Cường ( huyện Thường Tín), phía Nam giáp xã Nam Phong, phía Đông giáp xã Thuỵ Phú ( huyện Phú Xuyên) Theo số liệu năm 2013, dân số xã Văn Nhân có gần 5000 người, diện tích tự nhiên là 2,7 km2, diện tích canh tác trên 550 mẫu.
Xã Văn Nhân gồm có 4 thôn: Văn Minh, Chanh Thôn, Nho Tống và Nhân Vực ( thôn Nho Tống hiện nay thuộc thị trấn Phú Minh) Tên các thôn đều có từ năm Kỷ Dậu ( 1789) khi vua Quang Trung đưa quân ra Thăng Long dẹp giặc.
2.1.2.1 Về tình hình kinh tế- xã hội
Xã Văn Nhân có vị trí thuận lợi và quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội.phía đông có sông Hồng chảy qua, có bến cảng, tuyến đường lộ trình 73, nằm trên trục đường đầu xã, nằm trên trục đường đầu xã Đường Nội Hợp là trục đường cuối xã nối liền quốc lộ 1A với đê sông Hồng tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện xã nằm cạnh thị trấn Phú Minh và cách trung tâm Hà Nội 30 km đó là những yếu tố quan trọng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nhân dân trong xã và các xã lân cận, có tác động thúc đẩy trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn xã. Nhân dân trong xã sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp Nhờ đất đai màu mỡ, người dân lại cần cù trong lao động sản xuất, nên từ thời chế độ phong kiến, Văn Nhân đã có một nền nông nghiệp khá phát triển bên cạnh nông nghiệp trồng lúa nước, nhân dân còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như: mộc dân dụng, đục trạm, thợ xây Ngày nay phát triển thêm một số nghề mới là thêu ren, khảm trai, dịch vụ và một số nghề khác Tất cả các nghề thủ công của Văn Nhân từ trước Cách mạng Tháng Tám đều có những người thợ tài hoa khéo tay lại cần cù, chịu khó Tuy vậy, nghề thủ công ở Văn Nhân nhìn chung phát triển yếu ớt, tự phát Chính sự phân công lao động không triệt để đã làm cho nghề phụ
39 phát triển yếu ớt, hoạt động buôn bán cũng rất hạn chế Do đó, nền kinh tế của Văn Nhân vẫn chưa thoát ra khỏi phạm vi của một nền kinh tế nông nghiệp thuần tuý, hàng hoá buôn bán chủ yếu là sản phẩm của nền sản xuất tiểu nông như lúa gạo, mắm muối, tôm tép và các loại nông sản khác… Điều này một mặt do tác động của điều kiện tự nhiên vùng trũng khó khăn, mặt khác do chính sách “ Trọng nông ức thương” của chế độ phong kiến kìm hãm nên những mầm mống kinh tế hàng hoá không có điều kiện phát triển, có mặt ngày càng mai một
- Bình quân lương thực đầu người/ năm: 715 kg.
- Bình quân giá trị thu nhập đầu người: 15 triệu/ năm.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp dưới 30%, tiểu thủ công 55% trở lên, thương mại dịch vụ 15 %.
- Cơ cấu tổ chức chính trị gồm có:
+ Chi hội cựu chiến binh
+ Chi hội người cao tuổi
Nhìn chung các tổ chức chính trị hoạt động hiệu quả và đảm bảo an ninh trong thôn.
2.1.2.2 Về văn hóa xã hội
- Nhân dân xã Văn Nhân vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, đoàn kết, đấu tranh bất khuất chống áp bức, bóc lột từ xa xưa, người dân nới đây cùng nhân dân trong huyện và huyện bạn hưởng ứng các cuộc khởi nghĩa đánh giặc giữ làng.
- Thành lập Câu lạc bộ dân ca Chèo thôn Nhân Vực xã có 2 câu lạc bộ ca trù.
- Cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được triển khai có hiệu quả 3/3 làng được công nhận danh hiệu Làng văn hoá lần thứ
3, đạt 97,5 % hộ gia đình đăng ký được công nhận gia đình văn hoá.
- Hàng năm, xóm Đình thôn Văn Minh luôn tổ chức hội làng vào ngày mồng 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm thu hút đông đảo người dân trong cũng như là ngoài xã đến tham dự Ngoài ra, rằm tháng Tám hàng năm, xã cũng tổ chức văn nghệ diễn ra rất sôi động tại các đình làng.Trong mỗi thôn có nhà văn hoá để cuối tuần Hội cao tuổi cũng như là Đoàn thanh niên xã họp định kỳ và cũng là nơi để mọi người tập văn nghệ nhân những dịp lễ lớn.ngoài ra, xã còn tổ chức các hoạt động tập thể dục thể thao cho người cao tuổi và thanh thiếu niên như: tập dưỡng sinh, đánh cầu lông, đá bóng,…
- Năm học 2013 có 45 em thi đỗ Đại học và Cao đẳng.
- Trường Tiểu học xã Văn Nhân đạt danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”.
- Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em đã tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0.8 %, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm xuống còn 1,3 %.
Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Văn Nhân- huyện Phú Xuyên- Thành phố Hà Nội
2.2.1 Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Văn Nhân hiện nay
2.2.1.1 Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ xã Văn Nhân hiện nay
Bạo lực gia đình vẫn đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng, tuy nhiên ở xã Văn Nhân hiện tại vẫn chưa có bất cứ sự khảo sát chính thức nào cả Chính vì vậy, dựa trên đợt khảo sát lần này có thể cho một cái nhìn bao quát hơn về thực trạng bạo lực gia đình tại xã Văn Nhân trong những năm gần đây.
Thứ nhất đó là cái nhìn toàn diện về các hình thức bạo lực gia đình tại xã Văn Nhân.Nó được thể hiện rất rõ thông qua biểu đồ sau:
B o l c th ch t ạo lực thể chất ực thể chất ể chất ất B o l c tinh th n ạo lực thể chất ực thể chất ần B o l c tình d c ạo lực thể chất ực thể chất ục B o l c kinh t ạo lực thể chất ực thể chất ế 0%
N gi i ữ giới ới Nam gi i ới
Biểu đồ 2.1 Các hình thức bạo lực gia đình tại xã Văn Nhân( N phụ nữ
Nhìn vào biểu đồ 1.2, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng mức độ bị bạo lực gia đình mà những người phụ nữ đang phải chịu đựng tại xã Văn Nhân trong thời gian qua Trong cuộc khảo sát, có tới 82% số phụ nữ ( trên 150 người) trả lời rằng đã bị chồng mình bạo lực thể chất 69,3% từng bị bạo lực tinh thần, 37,3% từng bị bạo lực tình dục và 28,7% từng bị bạo lực kinh tế tuy nhiên, đối với người trả lời khảo sát là nam giới lại trả lời rằng có tới 60% người( trên 50 người) đã từng có hành vi bạo lực thể chất đối với vợ của mình, 52% có hành vi bạo lực tinh than, 38% có hành vi bạo lực tình dục và chỉ có 22% thừa nhận mình đã từng có hành vi bạo lực kinh tế với vợ của mình.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tình trạng bạo lực gia đình hiện nay xảy ra tại xã Văn Nhân chủ yếu tập trung vào bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần.Tuy nhiên không thể xem nhẹ bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế vì hai loại bạo lực đó có hình thức tinh vi hơn và vì có một số vấn đề e ngại đối với phụ nữ nông thôn nên trao đổi về vấn đề đó còn khá tế nhị Ngoài ra cũng có thể thấy được rằng sự nhận thức khác nhau giữa nam giới và nữ giới bởi mức độ coi hành vi mà người chồng đối xử với người vợ được coi là hành vi bạo lực là khác nhau, ví dụ như là bạo lực thể chất thì có đến 60% người phụ nữ được hỏi trả lời rằng
42 hành vi đấm đá là một hành vi bạo lực, tuy nhiên chỉ có 42% nam giới coi đó là hành vi bạo lực đó cũng là một trong những vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét ở những phần sau.
Hành vi bạo lực thể xác mà phụ nữ thường gặp là tát hoặc ném vật gì đó về phía họ Tỷ lệ hành vi bạo lực trong đời tại Việt Nam là 28,6% và tỷ lệ hiện tại của hành vi này là 5,3% Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam bị chồng đánh/ đấm trong đời là 11,8% bị tát, xô hoặc đẩy (không có những hành vi nghiêm trọng hơn) được xếp vào nhóm bị bạo lực Bạo lực ở mức độ nhẹ và những người bị đấm, đá, kéo lê hoặc đe dọa bằng vũ khí được coi là bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng Con số thống kê về mức độ bạo lực thể xác nặng hoặc nhẹ được dựa trên khả năng gây thương tích nhưng không có ý nghĩa gì về tác động của hành vi đối với cá nhân người phụ nữ. Đó là tại Việt Nam, còn tại xã Văn Nhân thì sao? Bảng số liệu sau đây chúng ta có thể thấy rõ điều đó:
Bảng 2.1.Tỷ lệ phụ nữ xã Văn Nhân bị bạo lực thể chất.( N phụ nữ 0, N đàn ông= 50)
Hình thức bạo lực Phụ nữ Đàn ông
Ném đồ đạc vào người hoặc dùng vật gì đó đánh, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi
Xô đẩy hay vặn tay, túm tóc, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi
Tát, đá, đánh, đấm 138 92 41 82 Bóp cổ làm ngạt thở, cố ý làm bị bỏng 37 24,7 12 24 Dùng hay dọa dùng dao/kiếm/súng để tấn công chị
Làm hại hay đe dọa làm hại/dọa giết nạn nhân, con hoặc người thân của nạn nhân
Dựa theo bảng số liệu 2.1, ta có thể thấy được phần nào những hành vi bạo lực thể chất mà một số phụ nữ xã Văn Nhân đang phải gánh chịu.
Trong tổng số phụ nữ được hỏi thì có tới 96,7% trong số đó trả lời rằng đã từng bị người chồng của mình dọa đánh, đây cũng là hành vi bạo lực thể chất hay gặp phải nhất mà phụ nữ xã Văn Nhân đang chịu đựng hành vi này được những người phụ nữ trả lời rằng là thường xuyên xảy ra, thậm chí là thường xuyên như cơm bữa bất cứ một hành vi nào của người phụ nữ không vừa mắt, không hợp ý với người chồng là có thể bị dọa đánh ngay lập tức
“ Bất cứ lúc nào tôi nói một câu không vừa ý hay làm trái ý anh ta, thì ngay lập tức anh ta sẽ lườm nguýt và dọa đánh tôi bằng những câu đại loại như là: “ Mày có im mồm không tao đánh cho một trận bây giờ” khiến cho tôi thật sự sợ hãi Điều đó xảy ra thường xuyên và bây giờ thành thói quen, thành câu nói cửa miệng của anh ta mỗi khi nói chuyện với tôi”.( P.T.H, 37 tuổi)
Phần lớn những người phụ nữ tham gia trả lời phỏng vấn cũng có đồng quan điểm như trên Điều đó chứng minh rằng một sự thật đáng buồn đó là những người đàn ông có hành vi như trên thật sự là thô lỗ khi đối xử với người vợ của mình như vậy hàng ngày Hành vi dọa đánh này được sử dụng nhiều đến mức trở thành một thói quen thì quả thật là vô cùng ngiêm trọng, bởi từ lời nói, suy nghĩ sẽ dẫn đến hành động lúc đầu chỉ dùng để dọa dẫm nhưng chính sau này xảy ra những điều gì là khó có thể đảm bảo được.
Hành vi được sử dụng đứng thứ hai trong bạo lực thể chất đối với phụ nữ xã Văn Nhân là hành vi tát, đá, đánh, đấm.Đúng như ở trên đó là từ lời nói dẫn đến hành động.Có tới 92% số phụ nữ trả lời rằng bị chồng tát, đá, đánh, đấm – đây quả thực là một con số đáng buồn Dù rằng việc tát, hay đá, đánh, đấm này không
44 để lại những hậu quả quá nghiêm trọng, gây ra những vết thương ngoài da, chưa ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng ngay lúc đó Tuy nhiên những hành vi này sẽ là khởi đầu cho chuỗi những hành vi sau đó của người chồng, theo kiểu quen tay đánh mãi Lúc đầu có thể chỉ là tát, là đá nhưng sau đó có thể là dùng gậy gộc, dao kiếm đánh chẳng hạn.Không ai có thể nói trước được điều gì Ngoài ra những tổn thương mà những hành vi này gây ra cũng không hề nhỏ Theo phiếu khảo sát, những người phụ nữ cũng cho rằng hành vi này rất thường xuyên xảy ra kèm theo mỗi lần dọa đánh như ở trên, khiến cho những người phụ nữ rất sợ hãi mỗi khi chịu đựng những hành vi này.
Ngoài ra thì còn có thể kể đến một số hành vi khác thỉnh thoảng xảy ra như dùng vật cứng đánh, ném đồ đạc vào người ( 70%); xô đẩy hay vặn tay, túm tóc khiến nạn nhân sợ hãi ( 83,3%) Những hành vi này gây áp lực rất lớn đối với người phụ nữ và đã cho thấy mức độ gia tăng sự nguy hiểm của hành vi bạo lực thể chất mà phụ nữ xã Văn Nhân đang chịu đựng.
Cuối cùng có thể kể đến những hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của nạn nhân như là bóp cổ làm ngạt thở, cố ý làm bỏng chiếm 24,7%, dùng dao để tá công hay dọa dẫm là 19,3% và cũng đã có 10% số phụ nữ trả lời rằng đã từng bị dọa làm hại bản thân và người thân của mình Tuy rằng những con số này còn khá ít , chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những hành vi bạo lực thể chất mà người phụ nữ xã Văn Nhân đang phải chịu đựng, tuy nhiên đó lại là những hành vi ó tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và khiến cho nạn bạo lực này có thể đến mức báo động Dù rằng trên địa bàn xã chưa có bất cứ vụ việc nào đáng tiếc xảy ra là mất tính mạng, nhưng cũng không phải là không có những hành vi dọa dẫm đối với nạn nhân Chị B.T.X, 40 tuổi chia sẻ: “ Có lần tôi đi làm đồng về muộn, không kịp nấu cơm trưa cho chồng, thế là anh ta xông vào túm tóc đánh tôi mà không cần hỏi han gì Tôi cố gắng vùng ra chạy ra ngoài ngõ kêu cứu nhưng anh ta đè tôi xuống, bóp cổ và nói rằng nếu tôi la lên thì sẽ giết cả tôi và mọi người trong gia đình ngay bây giờ.Quá sợ hãi, tôi đành im lặng để anh ta làm gì thì làm”.
Với chính quyền địa phương
Phòng ngừa bạo lực gia đình có mục đích tránh những hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi có hành vi bạo lực gia đình Để phòng ngừa bạo lực gia đình, xã Văn Nhân đã thực hiện thực hiện các biện pháp sau đây: Đầu tiên là nâng cao việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình: Biện pháp này nhằm mục đích thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
Việc thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo; không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình Nội dung thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; tác hại của bạo lực gia đình; biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức về hôn nhân gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hóa và các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trực tiếp; qua các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thông qua các hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa quần chúng khác.
Thứ hai là hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình là trách nhiệm của gia đình, người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức nơi công tác hoặc nơi sinh sống của các thành viên gia đình; của tổ hòa giải ở cơ sở Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
83 chức thành viện của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trong việc hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Thứ ba là tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình:
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư, trong đó tập trung vào các đối tượng: người có hành vi bạo lực gia đình; nạn nhân bạo lực gia đình; người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc; người chuẩn bị kết hôn Nội dung tư vấn chủ yếu là cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư nhằm làm chuyển biến nhận thức của người có hành vi bạo lực gia đình để họ không tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có bạo lực gia đình và do người đứng đầu cộng đồng dân cư áp dụng (trưởng thôn) Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lức gia đình
Thứ tư là xây dựng các mô hình phòng chống bạo lực gia đình tại cộng đồng: tổ chức sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ - với mô hình này những nạn nhân hay những người nạo hành được tập hợp lại với nhau, cùng sinh hoạt chia sẻ những trải nghiệm và kinh nghiệm xử lý bạo lực gia đình Được sinh hoạt trong những môi trường tương đồng như thế, thành viên trong nhóm sẽ hiểu hơn về bạo lực gia đình, không còn thấy xấu hổ và cho rằng việc đó chỉ là việc cá nhân, hay người phụ nữ phải chịu đựng mà đây là hiện tượng phổ biến cần được ngăn chặn. Thứ năm là cung cấp dịch vụ tư vấn: mô hình tổ hòa giải tại cộng đồng ở Việt Nam đang là mô hình hoạt động có hiệu quả Đây có thể coi là một loại dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực và người gây bạo lực.các tổ hòa giải sẽ giúp giải
84 quyết các khúc mắc trong đời sống giữa các thành viên trong gia đình Tuy nhiên những thành viên của tổ hòa giải cần được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng để họ có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Cuối cùng là xử phạt thích đáng đúng người đúng tội đối với những người có hành vi bạo lực gia đình để làm gương cho những người khác theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ nhất, luật hôn nhân gia đình của Việt Nam năm 2000, điều 107 quy định tóm lược như sau: “Người vi phạm các điều kiện kết hôn: Hành hạ, ngược đãi; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng, vợ hoặc con và các thành viên khác trong gia đình thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật Nếu gây thiệt hại nặng thì phải bồi thường” Rõ ràng điều lệ 107 này có một sơ hở là không đề cập chi tiết mức án như thế nào, dẫn đến sự tùy nghi trong công việc giải quyết các tình huống vi phạm Điều này làm cho nhiều người không coi trọng và để ý đến luật.Có trường hợp người chồng hành hạ đánh đập vợ mà chỉ bị cảnh cáo, phạt qua loa với mức phạt năm bảy chục nghìn Do vậy chúng tôi nghĩ điều luật này cần phải được mở rộng chi tiết hơn với các hình phạt thích đáng đến từng hành vi vi phạm bạo hành gia đình.
Thứ hai là luật hình sự xuất bản năm 1999, điều 151 quy định như sau:
“Người ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm” Ở đây chúng ta thấy khung hình phạt có phần chi tiết hơn và điều này dĩ nhiên có tác dụng trong việc răn đe và làm giảm thiểu nạn bạo hành gia đình. Đó là những hỗ trợ từ luật pháp mà chúng ta thấy có những giá trị rất nhất định.
Với gia đình và phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình
Gia đình có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện luật pháp liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình,
85 chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp khác phòng chống bạo lực gia đình.Gia đình là điểm tựa cho nạn nhân bạo lực gia đình, các thành viên trong gia đình nên tạo không khí hòa thuận, yên ấm bằng cách tôn trọng và yêu thương lẫn nhau Chính gia đình là nơi mà an toàn nhất để những người bị bạo lực tìm về để nhờ sự trợ giúp, nên những người trong gia đình hãy yêu thương và đùm bọc lấy họ để họ có thể vững tin hơn vào cuộc sống sau này.
2.2.2 Với người phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình
Người phụ nữ cần phải biết chăm sóc bản thân nhiều hơn, biết tự vượt qua những định kiến để có thể được là chính bản thân mình và tự bảo vệ bản thân mình trước mọi việc.Phải gạt bỏ được những tư tưởng xưa cũ ra khỏi đầu, giải phóng bản thân một cách thoải mái, thử sống cho chính bản thân mình một lần. Chăm sóc cho gia đình là tốt, nhưng người phụ nữ đẹp nhất là khi còn biết tự chăm sóc cho bản thân mình Hãy dành thời gian cho bản thân một chút, chiều chuộng mình một chút và hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau những khi lao động vất vả.Nhờ vậy thì người phụ nữ sẽ luôn cảm thấy tươi trẻ, thấy yêu và tự tin vào bản thân mình nhiều hơn, từ đó nhận thấy giá trị của bản thân mình và mình đáng trân trọng biết chừng nào.
Người phụ nữ cần phải ý thức được quyền của mình, mạnh dạn nói với gia đình, bạn bè và cơ quan, tổ chức của mình để được giúp đỡ khi bị ngược đãi, hành hại người phụ nữ cần phải nhận thức được điều đó thì mới có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những hành vi bạo lực gia đình như thế Nắm được quyền của mình thì sẽ không để cho ai xâm phạm đến những điều mà bản thân mình đáng được hưởng.
Ngoài ra, người phụ nữ nên độc lập về nguồn tài chính để có thể tự chăm lo cho chính bản thân mình và gia đình mình.Tránh tình trạng phụ thucco vào người khác và khi có chuyện xảy ra thì không biết xoay sở vào đâu.
Cuối cùng, người phụ nữ nên tham gia nhiều hơn vào những hoạt động xã hội, tự nâng cao nhận thức và kiến thức của bản thân và biết cách để chăm lo cho gia đình một cách tốt nhất và luôn tạo bầu không khí hạnh phúc trong gia
86 đình.Người phụ nữ đi nhiều, biết nhiều sẽ có một vốn kiến thức rộng đủ để người khác phải nể phục mình và sẽ biết cách để gìn giữ mái ấm của mình một cách đúng đắn nhất.
2.2.3 Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Nhân viên công tác xã hội sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp Họ sẽ kết nối những cơ sở y tế miễn phí để các nạn nhân bị bạo lực được khám và điều trị bệnh, tiếp cận các trung tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ thương tật, tiếp cận các văn phòng trợ giúp pháp lý, luật sư và cơ quan tư pháp, lập kế hoạch trợ giúp cho nạn nhân và điều phối các dịch vụ hỗ trợ dựa trên nguyên tắc ưu tiên và đáp ứng nhu cầu của nạn nhân nhằm đảm bảo quyền lợi. Những trường hợp có vấn đề về tâm lý quá lớn, nhân viên CTXH không đủ khả năng giải quyết, họ sẽ hỗ trợ các nạn nhân được kết nối đến các cơ quan và tổ chức có khả năng, đủ thẩm quyền Song song với các hoạt động hỗ trợ, nhân viên CTXH cũng sẽ góp phần trang bị các kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, tiếp cận với nhà tuyển dụng, phối hợp với các cơ quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân đạo từ thiện để tạo việc làm cho nạn nhân.
Một trong những vấn đề rất khó khăn và nhiều thách thức đối với các nạn nhân đó là vấn đề tái hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, nhân viên CTXH sẽ tiến hành lập kế hoạch tái hòa nhập, hướng dẫn kỹ năng sống và tích cực phối hợp hỗ trợ các nạn nhân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để sớm tái hòa nhập với cuộc sống.
Hiện nay, ngành CTXH và các ban, ngành có liên quan cũng đã tích cực phối hợp, hỗ trợ cấp cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng các mô hình hoạt động phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả tại các địa phương như: thành lập các Trung tâm tư vấn, nhân rộng và duy trì mô hình các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ tuyên truyền Luật phòng chống BLGĐ, Bình đẳng giới; Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, gia đình phát triển bền vững, tổ hòa giải; Câu lạc bộ làm chồng, làm cha hoặc tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, hội thi Qua các mô hình này cùng với sự hỗ trợ của nhân viên CTXH góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống BLGĐ, từ
87 đó cộng đồng, xã hội có những hành động cấp bách và lâu dài để ngăn ngừa và đối phó với vấn đề BLGĐ.