Khái niệm gia đình Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từnggóc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau: “Gia đình
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi ;
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Diệu Linh
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP.
Hà Nội , các ban, ngành, hội, tổ tại địa phương và phụ nữ bị bạo lực cũng như gia đình của họtại địa phương đã tạo điều kiện cung cấp những thông tin, những số liệu quý báu giúp emtrong quá trình nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bài khóa luận
Em xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ em trong suốt thời gian qua Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song những thiếu sót trongkhóa luận là không tránh khỏi Kính mong nhận được sự đóng góp và sự chỉ dẫn góp ý và giúp
đỡ thêm của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Diệu Linh
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trên thế giới hiện nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn,góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và phồnvinh trên trái đất Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn toàn bình đẳng, chị
em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóclột nặng nề Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhânloại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia,dân tộc trên thế giới
Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển Chính
vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được vị trí, vaitrò của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác độngđến sự bền vững của gia đình Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quantrọng mà chủ nghĩa xã hội cần quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắcphục triệt để tận gốc rễ sâu xa của nó Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địaphương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương
Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém củangành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ
em gây nhức nhối công luận (theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008) Theonghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 cho thấy, có32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải hứng chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đãtừng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây; 10% phụ nữ đã từng kết hôn chobiết rằng họ đã từng trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời và 4% trong vòng 12 tháng trở lạiđây; 54% phụ nữ cho biết đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bịbạo lực tinh thần trong thời gian gần đây Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời đối với phụ nữ
đã kết hôn là 9%.Theo thống kê gần đây Có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạohành gia đình, thậm chí có những vụ bạo lực tàn án dẫn đến những cái chết thương tâm gây ra
Trang 5nhiều phẫn nộ cho cộng đồng Nạn nhân của bạo lực gia đình hầu hết là phụ nữ, người già vàtrẻ em Trong đó, đáng báo động là phụ nữ Họ phải gánh chịu các các bạo lực thể chất, tinhthần, tình dục và kinh tế Vì phải mang danh phụ nữ chịu nhiều những hủ tục của thời xưa đểlại: phải nghe lời chồng, phải đẻ con trai, không được li hôn, phải ở nhà nhà nuôi con… Chính
vì vậy, phụ nữ luôn luôn phải chịu đựng và nhẫn nhịn, nhún nhường, đó cũng là bước đệm chobạo lực gia đình đối với phụ nữ ngày một gia tăng
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn đề vô cùngquan trọng không những đối với xã hội mà nó còn là vấn đề bức xúc trong gia đình Việt Namnói chung và gia đình ở xã Thụy An, huyện Ba Vì nói riêng Chính vì vậy em xin chọn đề tài:
“Thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Thụy An huyện Ba Vì” làm đề tài nghiên
cứu của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích những nguyên nhân dẫn đến BLGĐ với phụ nữ, từ đó đưa ramột số giải pháp nhằm hạn chế BLGĐ với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát tìm hiểu thực trạng BLGĐ với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.Phân tích các yếu tố tác động dẫn đến thực trạng BLGĐ với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba
Vì, TP Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế tình trạng BLGĐ với phụ nữ tại địaphương
4 Đối tượng nghiên cứu:
Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
5 Khách thể nghiên cứu:
Phụ nữ bị BLGĐ tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Trang 6Các thành viên trong gia đình, hàng xóm và chính quyền địa phương.
Các hội đoàn thể có liên quan: Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
6.3 Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu liệu pháp, chính sách, mô hình hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình
- Giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba
Xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn đối với các khách thể cần nghiên cứu
Cơ cấu mẫu bao gồm : 10 phiếu phỏng vấn sâu, trong đó:
+ Phỏng vấn sâu với 1 cán bộ của UBND xã Thụy An: chủ tịch hội phụ nữ xã Thụy An
+ Phỏng vấn sâu với 5 nạn nhân nữ bị bạo lực
+ Phỏng vấn sâu với 4 nam giới có hành vi bạo lực phụ nữ
Trang 77.1.2 Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cáchtri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ýnghĩa đối với mục đích nghiên cứu
Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp cùng với phương pháp điều tra bảng hỏi và phỏng vấnsâu nhằm đưa ra đánh giá, kiểm chứng về tình hình thực tế, tìm hiểu quá trình thực hiện cácchính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương cho các hộ gia đình nghèo, tìm hiểu sự thay đổitrên thực tế sau khi được hỗ trợ vốn của những hộ gia đình nghèo
7.2 Phương pháp định lượng
7.2.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi:
Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc: Tâm lý, logic và theonội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mìnhđối với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được cáthông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng bảng hỏi với các nội dung phù hợp và tiến hành điều tra trên thực tế đối với cáckhách thể cần nghiên cứu Muc đích sử dụng bảng hỏi để diễn tả, chỉ dẫn đối tượng nghiên cứubằng cách điền trực tiếp, từ đó thống kê số liệu thực tế
Thu thập thông tin bằng bảng hỏi với 50 cá nhân trên địa bàn xã Thụy An, trong đó:
+ Đối với phụ nữ bị BLGĐ: 40 phiếu
+ Đối với lãnh đạo địa phương và người dân: 10 phiếu
7.2.2 Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoặc rút ra từ những nguồn tàiliệu các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu
Trang 8Sinh viên nghiên cứu các tài liệu, công trình đã được thực hiện trước đây về vấn đề có liênquan đến đề tài.
Tiến hành thu thập các văn bản tài liệu cần thiết từ các ban ngành và các nguồn tin cậy phùhợp với nội dung nghiên cứu
Ngoài ra, sinh viên tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để có cái nhìn tổngquan về vấn đề, phục vụ cho mục đích tổng hợp thông tin và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứucủa đề tài một cách tốt nhất
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở kết quả của việc điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu thực hiện các kỹ năngnhư làm sạch phiếu hỏi, tổng hợp, mã hóa và xử lý số liệu qua phần mềm SPSS để lấy cơ sởtrong phân tích và nghiên cứu
8 Kết cấu của khóa luận
Gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bạo lực gia đình với phụ nữ
Chương 2: Tình hình bạo lực gia đình với phụ nữ ở xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.Chương 3: Kết luận, giải pháp và kiến nghị
Trang 9CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI PHỤ NỮ
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm gia đình
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên cứu ở từnggóc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau:
“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyếtthống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm,quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ” Gia đình là mộthình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù,được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên ( Nguồn: Website của hội liên hiệpphụ nữ thành phố Đà Nẵng: http://phunudanang.org.vn/vn/733-dinh-nghia-gia-dinh.html )Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh “Xã hội thu nhỏ”, cơ bản nhất của xãhội
Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài Lịch sử nhânloại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, một vợ một chồng thì cũng có các hìnhthức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: một thế hệ, hai thế hệ vànhiều thế hệ
Từ khái niệm này, chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để xem xét các mối quan hệcủa gia đình ở góc độ là một nhóm XH, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệbên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầucủa mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng
1.1.2 Khái niệm phụ nữ
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ nhữngngười trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa
Trang 10nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạtđộng bình thường.
Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặctrưng của loài người
Phụ nữ hay đàn bà là từ chỉ giống cái của loài người Phụ nữ thường được dùng để chỉmột người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn Bêncạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống cái, bất kể tuổi tác, như làtrong nhóm từ "quyền phụ nữ"
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đãtrưởng thành về mặt xã hội Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiệncảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đếnnhững mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnhhưởng tích cực từ những nữ giới này
1.1.3 Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trongcùng một gia đình Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữacha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng cóxảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụnữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn.Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo vàtrình độ học vấn cao hay thấp
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người kháchoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả nănggây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mấtmát (WHO)
Trang 11Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì Bạo lực gia đình bao gồm bất kỳmột hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổnhại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa cónhững hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy
ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư
Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực giađình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thểchất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” (Nguồn: Luật phòng chốngbạo lực gia đình,2007)
Theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định: Bạo lực giađình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất,tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình
1.2 Các hình thức, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
- Dọa đánh
- Ném đồ đạc vào người hoặc dùng vật gì đó đánh, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi
Trang 12- Xô đẩy hay vặn tay, túm tóc, làm nạn nhân đau hoặc sợ hãi.
- Tát, đánh, đá, đấm
- Bóp cổ làm ngạt thở, cố ý làm bị bỏng
- Dùng hay dọa dùng dao, kiếm, súng để tấn công nạn nhân
- Làm hại hay đe dọa dọa làm hại đến tính mạng nạn nhân và người thân của nạn nhân
1.2.1.2 Bạo lực tinh thần
Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ
nữ - những hành vi như lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát
và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế
Những nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy bạo lực tinh thần xảy ra với tỷ lệ cao hơn bạolực về thể chất, chiếm 19% đến 55% Nghiên cứu năm 2006 trên 2.000 phụ nữ có gia đình chothấy 25% các phụ nữ này bị bạo lực tinh thần trong gia đình Bạo lực tâm lý là khó xác định vìkhông có biểu hiện tổn thương bên ngoài Đôi khi khó phân biệt giữa những cãi cọ có thể gâyxúc phạm và bạo lực tinh thần
Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tâm lý là những hành vi đối xử tồi tệ gây áplực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt tâm lý, sức khỏe tâm thần chonạn nhân bạo lực Loại bạo lực này rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thểchất
Một số hành vi bạo lực tinh thần như:
- La hét, quát tháo, đe dọa với vẻ mặt hung dữ và cử chỉ thô bạo
- Chửi rủa, đay nghiến, xỉ vả và nói những lời xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự củanạn nhân
- Kiểm soát mọi hoạt động như cấm ra khỏi nhà, cấm giao tiếp với người khác
Trang 13- Cấm đoán, khống chế mọi hành vi của nạn nhân; chiến tranh lạnh cô lập, bỏ rơi nạnnhân.
- Ruồng rẫy, xua đuổi, ngoại tình, làm nhục trước mặt người khác
- Đánh chửi con cái, làm cho nạn nhân cảm thấy đau đớn
- Cấm không cho nạn nhân được học thêm, được đi làm, được tham gia hoạt động xã hội
1.2.1.3 Bạo lực tình dục
Bạo lực tình dục là hành vi sử dụng vũ lực để ép buộc người kia có quan hệ tình dục(dù là hành vi đó có thực hiện được hay không), hoặc hành vi (đã thực hiện được hay mới dựđịnh) cố lôi kéo họ vào hoạt động tình dục ngay cả khi họ không có khả năng từ chối bởi các
lý do như sức khỏe, bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quảcủa quan hệ tình dục đó, hoặc sự hăm dọa, quấy rối tình dục
Hiện có ít nghiên cứu về dạng bạo lực này, tuy nhiên theo khảo sát năm 2006 của Ủyban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tại 8 tỉnh/thành, có tới 30% những phụ nữ được hỏi chobiết họ bị chồng cưỡng ép quan hệ tình dục
Đặc biệt, có nhiều người vợ không hề biết mình đang bị chồng bạo hành tình dục.Tình dụcphải là sự thăng hoa của tình yêu, sự đồng thuận vui vẻ của cả hai người chứ không thể chỉnghĩa vụ, bị chồng ép buộc.Nếu hai người không phải là vợ chồng, pháp luật có thể dễ dàngkết tội người đàn ông, nhưng khi họ đã là vợ chồng thì lại rất khó.Thực tế, không người phụ
nữ nào muốn kể ra chuyện này, bởi họ sợ sẽ bị đánh giá
Một số hành vi bạo lực tình dục như:
- Không cho quan hệ tình dục hoặc đòi hỏi bắt buộc phải quan hệ tình dục khi nạn nhânkhông muốn, thậm chí là khi nạn nhân ốm đau, mệt mỏi
- Cưỡng ép quan hệ tình dục không an toàn như không sử dụng các biên pháp tránh thai
và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; cản trở việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình
- Cố ý gây tổn thương bộ phận sinh dục của nạn nhân khi quan hệ tình dục
Trang 14- Loạn dâm, quấy rối hoặc miệt thị khả năng tình dục của nạn nhân.
- Ép buộc nạn nhân đẻ thêm con hoặc đẻ thêm con trai
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trảinghiệm bạo lực thể xác.Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tình dục trong hôn nhân đượcxem như một chủ đề không phù hợp Tuy nhiên, trong các phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kếthôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua Đáng chú ý làbạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) vàtrình độ học vấn của phụ nữ
1.2.1.4 Bạo lực kinh tế
Bạo lực về kinh tế là hành vi kiểm soát tài chính, bắt phụ thuộc vào tài chính đối với thànhviên trong gia đình Loại bạo lực này thường xảy ra với phụ nữ/ người vợ trong gia đình.ỞViệt Nam hiện có ít nghiên cứu làm về dạng bạo lực này Tuy nhiên theo số liệu của một trungtâm tư vấn ở Đức Giang cho thấy 11% (165/1884) các nạn nhân bị bạo lực kinh tế
Hành vi bạo lực kinh tế thường bao gồm:
- Kiểm soát, tước đoạt mọi quyền chi tiêu trong gia đình và tiêu xài một cách hoang phícho bản thân
- Cố tình đập phá làm hư hỏng, tổn thất tài sản của nạn nhân hoặc gia đình
- Không đóng góp vào thu nhập chung cho gia đình, sử dụng riêng lẻ cho lợi ích cá nhân
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thànhviên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ
- Kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
1.2.2 Nguyên nhân gây bạo lực
1.2.2.1 Phong tục tập quán
Trang 15Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rấtlớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay Tính gia trưởng được chấp nhận trong giađình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ
có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viênkhác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo lực
là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhànấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau" nên những việc trong gia đình thì những ngườikhác thường không muốn can thiệp vào Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trongcông tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cáiphải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ “phu thê cung kính như khách”
đã và đang có những tác động tích cực tới việc bảo vệ những thành viên yếu thế trong các giađình: người già được kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau…Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ gópphần quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình Việt Nam
Trang 161.2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ trong gia đình vàngoài xã hội Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng, tranh chấp trong gia đình, lànhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần không đáng có Việc thiếu thốn vềvật chất cũng làm cho các thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếpcận những tri thức tiến bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia đình,khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điềukiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình Điều này có thể được lý giảinhư sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi ích
cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế màphát sinh tranh chấp giữa những người thân trong gia đình Ở những gia đình này, bạo lực vềtinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những nhucầu này đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực có chiềuhướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến việc sử dụng bạo lực để
giải quyết các mâu thuẫn phát sinh
1.2.2.4 Định kiến giới
Luật Bình đẳng giới đã nêu rõ, định kiến giới là nhận thức, thái độ và cách đánh giá thiên lệch,tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.Chính vì vậy, định kiến giớigây áp lực cho cả nam lẫn nữ, đặc biệt là phụ nữ Định kiến giới tạo ra những giới hạn mà họkhông thể vượt qua và hình thành hố sâu ngăn cách giữa họ bằng sự khác biệt trong cách nhìnnhận, đánh giá, ứng xử và thậm chí cả hưởng thụ Bất luận ở đâu, thời điểm nào, môi trườngtương tác ra sao, chúng ta đều có thể bắt gặp định kiến giới Cho dù định kiến giới có thể hiệndiện bằng nhiều gương mặt, đường nét, sắc màu nhưng hệ lụy chung của nó vẫn là sự phânbiệt nam nữ và theo đó là sự bất bình đẳng mà sự thua thiệt vẫn nghiêng về những người phụ
nữ Định kiến giới còn được xã hội hóa trong các câu ca để lưu truyền từ đời này qua đời khác.Cho đến bây giờ những câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô", “Đàn ông nông nổi giếngkhơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”… vẫn còn phần nào giá trị của nó trong cộng đồng xã
Trang 17hội và gia đình Phôi thai từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thủ cựu lại chịu ảnh hưởng tưtưởng phong kiến hàng ngàn năm nên định kiến giới ở nước ta tồn tại sâu bền cội rễ khiến cho
sự phân biệt đối xử đến mức bất bình đẳng đã “đóng đinh” lên nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời Sựbất bình đẳng này đã chi phối việc trao quyền cho phụ nữ dẫn đến hạn chế vai trò của ngườiphụ nữ trong việc tham gia các hoạt động xã hội trong khi họ có rất nhiều tiềm năng
Không chỉ trong môi trường xã hội, định kiến giới còn mang gương mặt khác trong gia đình
Nó thể hiện ở cách cư xử mà đỉnh điểm là các hành vi bạo lực giới, ở sự phân công lao động, ở
tư tưởng trọng con trai, xem thường con gái Người chồng tự cho mình là người có quyền hànhcao nhất, chi phối mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là người vợ.Vẫn bởi cái quan niệm
“Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” nên người vợ thường không
có tiếng nói trong gia đình.Nếu có chăng cũng không phải là tiếng nói quyết định Trong khimọi việc trong gia đình và thấu hiểu con cái thường do người vợ quán xuyến, am tường Việcphân công lao động cũng bị ảnh hưởng bởi định kiến giới Cho rằng, việc của đàn bà, rửa bát,quét nhà, nuôi con, chợ búa…là những việc đàn ông không thể và không được động tay bởiđàn ông cần làm những việc lớn lao hơn Vì vậy, một lần nữa, gánh nặng định kiến lại đè lênvai người phụ nữ Sự bất bình đẳng ngàn đời ấy dường như đến nay vẫn còn tồn tại và thậmchí còn nặng nề hơn bởi người phụ nữ ngày nay, ngoài công việc nội trợ họ còn phải lao độngkiếm sống Theo thông báo chính thức của Ủy ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ, thờigian lao động của nữ thường cao hơn nam giới 3-4h/ngày Khoảng thời gian vượt trội nàychính là công việc nội trợ không tên và không được trả công Sự phân chia bất hợp lý côngviệc nội trợ làm người vợ mệt mỏi, thay đổi tính cách theo chiều hướng xấu, giảm tình yêu đốivới chồng, không có đủ thời gian để chăm sóc bản thân, theo đuổi những sở thích và phát triểnnghề nghiệp chuyên môn Về phía các ông chồng, họ trở nên ích kỷ, ỷ lại, chán vợ, có quánhiều thời gian rảnh rỗi để đi tìm những thú vui riêng, những cuộc tình ngoài luồng làm sứt mẻhạnh phúc gia đình.Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình mànạn nhân đau khổ đa phần là phụ nữ
1.2.2.5 Trình độ nhận thức
Trang 18Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên đều có thểđược giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ nhận thức Khi được tiếp xúc với nhữngtri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viêntrong gia đình cũng như những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thìhành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống Như đã phân tích ở trên, những yếu tố nhưtâm lý, phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm cho những người có hành vi bạo lực giađình, nạn nhân và những người xung quanh, thậm chí cả những cơ quan có thẩm quyền chorằng hành vi đó là đúng, là được phép và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào Chính vìvậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả.Nhưng nếu trình độ nhận thức nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viên gia đình đượckhẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì những hành vi bạo lực sẽ khó có cơhội phát triển: nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và có thể áp dụng những biện pháp tự bảo vệcần thiết; người có hành vi bạo lực biết tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thểphải gánh chịu, do đó sẽ phải cân nhắc kỹ càng; những người xung quanh, những cơ quan cóthẩm quyền khi biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ tham gia phòng, chống bạo lựcgia đình một cách tích cực, chủ động hơn.
1.2.3 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng vô cùng to lớn đến nạn nhân, gia đình và xã hội Các nạnnhân có thể bị tổn hại về thể chất,tinh thần và tài chính Bạo lực còn đe dọa sự bền vững củagia đình và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên gia đình, kể cả những trẻ em phảichứng kiến bạo lực và lớn lên trong một môi trường xung đột, không hạnh phúc Bạo lực giađình ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế bởi chi phí y tế, nghỉ ốm và giảm năng suất lao động của nạn nhân.
1.2.3.1 Hậu quả đối với nạn nhân
Hơn ai hết, người gánh chịu hậu quả đầu tiên chính là những người phụ nữ- nạn nhân trực tiếpcủa bạo lực gia đình Những gì mà nạn nhân của bạo lực gia đình chịu đựng là không thể kểhay cân đong đo đếm được, nó bao gồm cả về thể chất, tinh thần và những nỗi đau kéo dài suốtnhững năm sau đó
Trang 19Trong kết quả Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ năm 2010, 26% phụ nữtừng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp
từ hành vi bạo lực Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17% bịthương tích 5 lần trở lên Thực tế đã chứng minh mối liên hệ giữa bạo lực thể xác hoặc tìnhdục với hậu quả về sức khỏe.Tất cả phụ nữ trong khảo sát đã trả lời một số câu hỏi về sức khỏechung, sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản Trong phần phân tích tình trạng sức khỏe,những hậu quả này được so sánh giữa những phụ nữ từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục vớinhững phụ nữ chưa bao giờ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây
ra thường trả lời là tình trạng sức khỏe của họ là "kém" hoặc "rất kém" nhiều hơn Họ cũnggặp phải nhiều hơn những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những hoạt động thường ngày, bịđau và mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần và suy nghĩ tiêu cực, sảy thai, nạo thai và thai chếtlưu
Bên cạnh đó thì những vết thương tâm hồn của những người phụ nữ bị bạo lực gia đình khó cóthể xóa mờ được như những vết đau về thể xác bởi nó tác động rất mạnh đến tâm lý của nhữngngười phụ nữ này.Họ có thể bị sốc, bị chịu đựng quá lâu so với sức chịu đựng của họ, gây ảnhhưởng nặng nề về tâm lý Những điều này dẫn đến ức chế về tâm lý, gây ra sự sợ sệt, khôngquyết đoán trong hành vi, tâm lý phụ thuộc ,lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi, lâu dần nó dẫn đếnnhững căng thẳng không đáng có trong cuộc sống và có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm họ sẽ
có tam lý không tin vào đàn ông, mất dần niềm tin vào cuộc sống và mọi thứ sẽ trở nên nặng
nề trước mắt họ, cuộc sống bế tắc tâm lý có tác động rất lớn đến hành vi, chính vì vậy nếu tâm
lý không ổn định sẽ rất dễ dẫn đến những hành động tiêu cực và khó có thể kiểm soát, rất khó
có thể nói trước được hậu quả
Ngoài ra bạo lực càng tiếp diễn lâu ngày thì càng có nguy cơ xảy ra thường xuyên và nghiêmtrọng hơn Nếu người phụ nữ cứ giữ im lặng thì sẽ như một sự thỏa thuận ngầm với đối tượnggây ra bạo lực rằng việc gây ra bạo lực này sẽ không bị lên án thì những việc xảy ra như trên
sẽ không thể tránh khỏi được càng như thế thì tình trạng bị bạo lực sẽ diễn ra nhiều và với tầnsuất dầy đặc hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong Và đó thì sẽ không phải là điều mà bất cứ
ai trong chúng ta mong muốn
Trang 201.2.3.2 Hậu quả đối với gia đình
Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả to lớn đối với những người thân trong gia đình Nó tácđộng cả về mặt kinh tế, làm tổn hại đến các mối quan hệ trong gia đình, làm giảm khả năng laođộng của người phụ nữ và đặc biệt là ảnh hưởng đến trẻ em khi chứng kiến bạo lực
Thứ nhất là về mặt kinh tế.bạo lực gia đình xảy ra khiến cho sức khỏe của nười phụ nữ bị giảmsút, khó có thể lao động được trong trường hợp bị những thương tích nhẹ thì cũng cần phảinghỉ ngơi, cần được sự chăm sóc, ngoài ra nếu những vết thương tích nặng thì cần phải đượcđiều trị ,bồi dưỡng và nếu để lại hậu quả nghiêm trọng thì khó có thể làm những công việcnặng nhọc được, điều đó gây ra tổn thất về mặt kinh tế bởi không tạo ra được nguồn thu màphải chi ra ngoài rất nhiều Bên cạnh đó trong trường hợp người chồng là người lười lao động,không tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình mà người phụ nữ không làm việc được sẽ là mộtgánh nặng kinh tế đè nặng lên gia đình Hiện nay pháp luật Việt Nma cũng đã có quy định xửphạt hành chính đối với những người gây ra bạo lực và người gây ra bạo lực có thể bị truy tốnếu như hành vi có mức đọ nguy hiểm, trong trường hợp đó thì kinh tế gia đình sẽ bị ảnhhưởng trực tiếp nếu như người đàn ông là trụ cột về kinh tế trong gia đình
Ngoài ra thì những mâu thuẫn phát sinh gây ra bạo lực gia đình cũng khiến cho những mốiquan hệ của gia đình bị tổn thương sâu sắc Chồng và vợ, cha mẹ và con cái, họ hàng vớinhau,… nó khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, mất đi sự ấm cúng và đoàn kếtgiữa các thành viên trong gia đình, tạo nên sự lạnh nhạt, nghi ngờ thâm chí là thù ghét nhaugiữa các thành viên Mà tình cảm thì như chén nước đầy, hất đi rồi liệu có lấy lại được không?Phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình nhưng bên cạnh đó trẻ em cũng là những nạnnhân trực tiếp của nạn bạo hành gia đình Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, hành vi bạo lựctrong cách cư xử của bố mẹ sẽ gây chấn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt cả cuộcđời Sống trong gia đình không hạnh phúc nhiều trẻ em lớn lên đã mag theo một nỗi ám ảnhtinh thần đau đớn về hành vi ứng xử thô bạo của bố mẹ với nhau
Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ phải chứngkiến tình trạng bạo hành gia đình Hàng trăm đứa trẻ đã nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác
sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ Thói bạo hành
Trang 21của người cha trong gia đình không những gây nên nỗi khiếp sợ, phai nhạt tình thân mà tai hạihơn là để lại trong trái tim con trẻ những di chứng tinh thần nghiêm trọng Dân gian có câu
“cha nào con nấy”, trong trường hợp này cũng có một phần đúng Mặc dù khiếp sợ và cămghét thói bạo hành của người cha, nhưng khi trưởng thành, những đứa con, đặc biệt là con trai,lại có xu hướng "lặp lại" cách cư xử độc ác đó với người thân Họ nói rằng, dường như họkhông kiểm soát được hành vi của mình Có lẽ đó là "di chứng" của tình trạng bạo lực gia đình
đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của họ
Đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại không ảnh hưởng quan trọng bằng việc chứng kiến bố
mẹ ngược đãi lẫn nhau Chính điều này khiến trẻ nảy sinh tư tưởng tự tử, học kém, dễ có hànhđộng bạo lực, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày v.v
Xây dựng gia đình hạnh phúc, không có bạo lực gia đình thì gia đình mới chính là chiếc nôinuôi dưỡng thể chất và tâm hồn trong sáng thánh thiện cho trẻ
1.2.3.3 Hậu quả đối với cộng đồng
Thực tế đã chứng minh rằng bạo lực gia đình gây ra những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đếncộng đồng
Thứ nhất, bạo lực gia đình làm giảm đóng góp của nạn nhân cho xã hội Khi người phụ nữ lànạn nhân của bạo lực gia đình, họ sẽ bị người chồng cấm không cho tham gia vào những hoạtđộng xã hội, không được đi làm, không được nêu lên ý kiến của mình,…Điều đó khiến chotiếng nói của người phụ nữ dần dần mất đi và không có trọng lượng, làm giảm đi sự đóng góptiếng nói của người phụ nữ trong xã hội, khiến cho người phụ nữ mất đi vị thế của mình.Ngoài
ra thì người phụ nữ khi bị tổn thương về mặt thể chất rất khó có thể đi làm được Một nghiêncứu về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện ở Ca-na-đa cho thấy có 30% số người
vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn thương về thể chất và tinh thần và 50% trong số họphải nghỉ ốm để điều trị Một nghiên cứu ở Ấn Độ ước tính, đối với các trường hợp bạo lực giađình chống lại phụ nữ, nạn nhân phải nghỉ việc trung bình trong 7 ngày Một nghiên cứu khácthực hiện ở Ni-ca-ra-goa cho thấy, thu nhập của những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giađình thấp hơn 46% so với thu nhập của những phụ nữ bình thường (WHO, Violence Against
Trang 22Women Fachtsheet No 239).Điều đó khiến cho ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế chung củaquốc gia.
Thứ hai thì bạo lực gia đình tăng áp lực lên hệ thống y tế Người phụ nữ bị bạo hành thì sẽ cầnđược sự hỗ trợ và chăm sóc về mặt y tế Điều này gây gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội
để phục vụ cho những nhu cầu trợ giúp của nạn nhân của bạo lực gia đình Những chi phí đểđiều trị và phục hồi những thương tổn về cả thể chất và tinh thần cho những người phụ nữ bịbạo lực gia đình không hề nhỏ, ngoài ra khi tình trạng bạo lực gia đình gia tăng có thể khiếncho nạn nhân gia tăng sẽ có thể khiến cho hệ thống y tế bị sức ép khi điều trị quá tải nhất làvới những cơ sở y tế tại địa bàn xã, đặc biệt là vùng khó khăn vì trang thiết bị y tế rất thiếuthốn
Cuối cùng là nếu cộng đồng không buộc người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm thì có nghĩa
là hành vi bạo lực nàyđược chấp nhận và dẫn đến bạo lực càng nghiêm trọng hơn Nếu như xãhội, cộng đồng không lên tiếng bảo vệ những người phụ nữ đang là nạn nhân của bạo lực giađình thì sẽ khiến cho số vụ bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, nạn nhân của nó cũng sẽ nhiềulên và mức độ sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn,gây ra những hậu quả đáng tiếc Vì vậy cần phải
có sự đồng lòng của cả cộng đồng để có thể đẩy lùi nạn bạo lực ga đình đang tồn tại hiện nay
1.2.3.4 Hậu quả đối với người gây bạo lực
Không chỉ có nạn nhân, gia đình hay cộng đồng là người gánh chịu những hậu quả của bạo lựcgia đình mà chính những người gây ra bạo lực cũng phải chịu hậu quả bởi chính những hành vi
mà mình gây ra
Đầu tiên đó chính là có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với những hành vicủa mình đối với vợ người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đìnhtrước hết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính Nếu hành vi có tính chất nghiêm trọng, vi phạmcác quy định của Luật Hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đồng thời, nạn nhâncủa hành vi bạo lực gia đình luôn có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại về tinh thần, vậtchất, tính mạng, sức khỏe theo Điều 9 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP, có thể bị phạt từ 1 đến 2triệu đồng Ngoài ra có thể cảnh cáo và cấm tiếp xúc đối với nạn nhân tùy từng trường hợp
Trang 23Khi đã bị phạt hành chính, cảnh cáo và bị truy tố trách nhiệm hình sự, hay là chỉ cần bị truyền
ra ngoài là có hành vi ngược đãi vợ thôi thì tự khắc người đàn ông đó sẽ bị mất uy tín với cộngđồng nó khiến cho hình ảnh của người đàn ông đó bị mất đi Trong mắt của mọi người xungquanh sẽ chỉ còn lại là một người đàn ông vũ phu, hành hạ chính người phụ nữ đầu ối tay ấpvới mình Mọi người có thể cười nhạo, dè bỉu thậm chí là xa lánh người đàn ông đó.Đau khổnhất chính là họ tự đánh mất đi niềm tin, tình yêu thương từ người vợ, người con, những ngườithân trong gia đình.Mà một khi nó đã đánh mất đi thì sẽ rất khó có thể tìm lại được.Tự họ đãđánh mất đi sự kính trọng và niềm tin, tính yêu thương của mọi người dành cho mình
1.3 Đặc điểm của phụ nữ bị BLGĐ
Hơn một nửa phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của bạo lực gia đình, hiện trạng này đang gây ranhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của người phụ nữ, ở một khíacạnh liên quan, trẻ em cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vấn nạn này
Những phụ nữ bị bạo hành hầu hết thường là những người có tâm lý sợ hãi, bất an, lo lắng, đauđớn mỗi khi bị chồng đánh đập Họ rất sợ hãi mỗi khi bị chồng đánh đập và lo sợ mọi ngườixung quanh sẽ biết, sợ bị đuổi ra khỏi nhà và sợ gia đình hai bên biết Chính điều này làm chotâm lý họ trong tình trạng bất an, luôn cảm thấy không được an toàn và không ổn định đượctinh thần, làm bất cứ việc gì cũng phải nhìn trước, ngó sau xem có làm gì khiến cho chồngmình tức giận hay không Ví dụ như việc đi làm về chứ kịp dọn dẹp nhà cửa, chăm con ốm
mà quên nấu ăn chẳng hạn, hay việc đi ra ngoài gặp bạn bè cũng đều phải rụt rè, sợ hãi Tất cảđều phải xin phép chồng, chồng nói một là một, hai là hai, không được cãi nửa lời thì đó mới
là gái ngoan Bất cứ lúc nào cũng phải tuân theo sự sắp xếp của người chồng, không được nêulên chính kiến của bản thân mình Trái ý một cái thì tự khắc, tất cả những đau đớn về thể xác,
về tinh thần sẽ đổ lên vai những người phụ nữ tội nghiệp này Đó là một thiệt thòi lớn đối vớinhững người phụ nữ bị bạo hành gia đình Chắc hẳn, họ cảm thấy tủi thân lắm, sẽ tự thươngcho số phận mình tại sao lại lấy phải một người chồng như vậy, là mình đã làm gì sai để phảichịu những nỗi dày vò như thế Điều đó làm cho họ sống trong sự day dứt, ân hận, thậm chí làphẫn uất khi không thể làm gì để thay đổi số phận của mình Họ muốn có người giúp đỡ, nâng
Trang 24họ dậy khỏi vự sâu không đáy, thế những nếu như những người mà họ tìm đến giúp đỡ lạichính là những người sẽ đẩy họ xuống vực sâu thì sao?
Phần lớn phụ nữ bị bạo hành thường là những người sống nội tâm và ít chia sẻ với mọi ngườixung quanh, họ luôn luôn cam chịu nhẫn nhịn chịu đựng sự đau đớn về thể chất và tinh thần đểgiữ gìn hạnh phúc gia đình, vì con cái Đó chính là một sự thật không thể chối cãi được, bởiphong tục tập quan của người Việt Nam : “ Một sự nhịn là chín sự lành”, “ Xấu chàng thì hổai” Người phụ nữ khi bị bạo hành gia đình hầu hết là không dám chia sẻ cùng với ai, âm thầmchịu đựng tất cả những điều đau khổ đó một mình.Kể ra ư?Kể cùng với ai đây?Bố mẹ chồng?gia đình mình? bạn bè? Hàng xóm? Hay là những cơ quan đoàn thể?
Thực tế đã chứng minh rằng khi người phụ nữ bị bạo lực đi tâm sự và tìm kiếm sự giúp đỡ từnhững người khác thì không ít có trường hợp phản tác dụng Bởi vì sao ư? Trong trường hợpnhững người mà người phụ nữ đi tìm kiếm sự trợ giúp là người tốt thì không có gì để nói cả,
đó sẽ là cánh cửa để mở ra cho người phụ nữ một lối thoát khỏi địa ngục trần gian đó, sẽ vựcngười phụ nữ đứng dậy và bắt đầu cuộc sống mới Tuy nhiên, nếu đó là người không tốt thìsao? Đã không có ít trường hợp người phụ nữ bị chính những người mình tin tưởng phản bộilại niềm tin của họ Bố mẹ chồng, gia đình nhà chống bênh vực chồng, đổ hết mọi tội lỗi lênđầu người phụ nữ đáng thương Gia đình bố mẹ ruột sao? Phần lớn những người phụ nữ sẽkhông kể việc mình bị bạo lực cho gia đình mình biết vì sợ họ lo lắng, nhưng cũng có trườnghợp cầu cứu gia đình mình bị phủi tay từ chối bởi gái đã lấy chồng thì như bát nước đổ đi, cólàm gì sai thì chồng mới như thế Còn kể cho bạn bè, hàng xóm ư? Tốt không sao, đến lúc họ
sẽ đem chính câu chuyện được kể đi làm chuyện thay quà cho người khác mà quên đi nỗi đau
mà những người đa tin tưởng họ đang phải chịu đựng.rồi lại có những dèm pha đưa ra đưa vàoxung quanh ngôi nhà vốn dĩ đã không được bình yên Còn đoàn thể chính quyền sao? Khiđược báo để đến nơi thì mọi sự cũng đã rồi và việc nhà là việc riêng để gia đình tự giải quyết
Có đưa nhau được lên ủy ban giải quyết thì người thiệt thoi vẫn là người phụ nữ, họ chịunhững nỗi đau sau đó, bị mang tiếng, hay thậm chí, bị chính người chồng bạo hành nhiều hơn.Trên hết, họ chịu im lặng vì chính những đứa con của họ.Người phụ nữ có thể mất chồng chứkhông thể mất con Vì con, họ có thể chịu đựng và làm được mọi thứ Vì sao ư? Họ thươngnhững đứa con của họ hơn cả mạng sống của mình Họ nghĩ rằng, nếu việc mình bị bạo hành
Trang 25lộ ra thì chính những đứa con sẽ phải chịu thiệt thòi Nó sẽ bị chúng bạn chê cười, bị ngườikhác dè bỉu, rồi việc học hành sẽ bị ảnh hưởng, rồi chúng còn lớn lên, còn lấy vợ gả chồng,sao lại để gia dình mang tiếng được? Họ cứ nghĩ như vậy, và chính mình lại là người thiệt thoinhất Họ chịu đựng để bảo vệ cái gia đình vụn vỡ ý bằng mọi cách có thể, kể cả hy sinh bảnthân mình Trong một số trường hợp, phụ nữ cho biết họ ở lại do áp lực từ người chồng.Chồng họ đánh con thậm tệ để dọa họ hoặc chồng dọa giữ con nếu vợ đòi ly dị hoặc quay vềnhà bố mẹ đẻ Trao đổi với phụ nữ bị bạo lực cho thấy một trong những lý do khiến họ phảichịu đựng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục là vì họ muốn giữ cho con cái được an toàn vàtránh cho con khỏi những nguy cơ bị bạo lực khi chồng nổi cơn giận
Chính vì vậy họ luôn mặc cảm và cảm thấy xấu hổ, tự ti,yếu đuối,ngại giao tiếp với ngườingoài, sống khép mình hơn Khống thể chia sẻ, bất lực với mọi thứ, thậm chí có người đã cósuy nghĩ tiêu cực, tìm đến cái chết để giải thoát mọi thứ Đó là điều đau lòng nhất mà chúng ta
đã phải chứng kiến Hơn lúc nào hết, những người phụ nữ này cần phải được giúp đỡ hơn baogiờ hết
1.4 Hệ thống luật pháp, chính sách về phòng chống BLGĐ
1.4.1 Luật pháp nhằm phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khóa XII- Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày21/12/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008 Ngày 21/2/2005, Ban bí thư Trung Ương Đảng
đã có chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa,trong đó đã nhấn mạnh “Bạo hành gia đình có chiều hướng phát triển, nguyên nhân do có phầnnhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình, công tác quản lí nhà nước về gia đình chưatheo kịp sựphát triển của đất nước nhiều vấn đề bức xúc của gia đình chưa được xử lí kịpthời” Mặt trái của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã tác động mạnh tới các giá trị đạođức truyền thống Chỉ thị cũng nêu rõ ”Sự phân hóa giầu nghèo sẽ tiếp tục tác động tới số đôngcác gia đình Trong thời gian tới nếu không quan tâm củng cố, ổn định xây dựng gia đình thìkhó khăn thách thức nêu trên sẽ làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự nghiệp côngnghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”
Trang 26Đảng và Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều điều luật nằm trong những bộ luật khác nhau nói
về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ Đầu tiên có thể kể đến Hiến pháp năm 1992,Điều 63 của Hiến pháp quy định “Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, xâm phạm nhânphẩm người phụ nữ”.Đây có thể coi là nền tảng để Đảng và Nhà nước ta thực hiện những đạoluật khác trong cuộc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta
Năm 2006, Luật Bình đẳng giới được thông qua quy định vấn đề bình đẳng giới trong tất cảcác lĩnh vực của cuộc sống và chi tiết về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cánhân nhằm đảm bảo những nguyên tắc này Tiếp theo là Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhđược thông qua năm 2007 đưa ra những biện pháp bảo vệ để ngăn không cho bạo lực xảy ragiữa các thành viên trong gia đình và Luật cũng nêu chi tiết một loạt các hành vi bạo lực giađình Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là một luật dân sự và bổ sung cho Bộ luật Hình sự vàcác luật khác đã đề cập những hình thức bạo lực khác
Để thúc đẩy việc thực hiện Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Chínhphủ đã ban hành một số nghị định, thông tư và kế hoạch hành động quốc gia nêu rõ vai trò vàtrách nhiệm đối với việc thực hiện, theo dõi, báo cáo, điều phối và dự trù kinh phí của các Bộ,ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức quần chúng, cộng đồng và các cá nhân
Chính phủ cũng đã ban hành một số chiến lược quốc gia, trong đó bao gồm các biện pháp đểphòng, chống bạo lực gia đình Việc giảm bạo lực trên cơ sở giới là một trong những mục tiêuchính của bản dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020
Tất cả những bộ luật, điều luật trên đều nhăm một mục đích chung duy nhất là năn chặn nạnbạo lực gia đình đang có dấu hiệu gia tăng hiện nay tại nước ta Nó cho thấy sự quan tâm sátsao của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề này Cũng từ đó, ta có thể nhận thấy rằng BLGĐ làmột vấn đề không hề nhỏ trong cuộc sống và cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa trong thờigian tới
1.4.2 Chính sách phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
Trang 27Ðể phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) có hiệu quả, hàng năm, Nhà nước bố trí kinh phí từngân sách nhà nước cho công tác này theo quy định, đồng thời có những chính sách khuyếnkhích các hoạt động phòng, chống BLGĐ.
Đó là một trong những nội dung của Nghị định 08/2009/NĐ-CP ngày 4/2/2009 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống BLGĐ
Theo đó, cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ hoặc các mô hìnhkhác về phòng, ngừa BLGĐ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ ngoài công lập được thành lập và có đủđiều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hưởng chínhsách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáodục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, sáng tác, công bố,phổ biến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị và chất lượng cao về phòng,chống BLGĐ
Ngoài ra, Nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích đối với người trực tiếp tham giaphòng, chống BLGĐ.Theo đó, khen thưởng người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ cóthành tích Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khitrực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi BLGĐ, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận
là liệt sĩ; nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét đểhưởng chính sách như thương binh…
Mặc dù Việt Nam đã thể hiện sự cam kết cao trong việc xây dựng luật và các chính sách nhằmđối phó với bạo lực gia đình, thì vẫn còn tồn tại những khoảng trống giữa lý thuyết và thực tếthực hiện ở tất cả các cấp.Kiến thức và nhận thức về bạo lực gia đình của người dân và nhữngngười có trách nhiệm vẫn còn hạn chế Yếu tố chính góp phần vào tình hình này là do bạo lựcgia đình vẫn bị coi là một vấn đề riêng tư mà xã hội không nên can thiệp và bạo lực được chấpnhận như một hành vi bình thường
Việc thực thi luật và các chính sách đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể về nhân lực và tài chính.Vấn đề bạo lực trên cơ sở giới cũng phải cân nhắc với các vấn đề phát triển quan trọng, ưu tiên
Trang 28khác trong việc thu hút được sự quan tâm, chú ý của Đảng, Chính phủ và Quốc hội Môitrường chính trị đã ủng hộ việc phải đưa vấn đề bạo lực gia đình vào chương trình nghị sự củaNhà nước nhưng các hoạt động vận động chính sách vẫn phải tiếp tục được đẩy mạnh cũngnhư cần nhiều hoạt động để thay đổi thái độ của xã hội từ quan niệm cho rằng bạo lực gia đình
là vấn đề nội bộ gia đình sang nhìn nhận bạo lực gia đình như là một sự vi phạm quyền conngười và ảnh hưởng tới nhân phẩm con người
1.5 Một số mô hình can thiệp BLGĐ
Việt Nam đã có những bước tiến mới trong phát triển BĐG và PCBLGĐ, song ở nhiều địa phương, nhiều ngành nghề và hoạt động xã hội, tình trạng định kiến về giới và BLGĐ vẫn đang tiếp diễn Trong khi đó, đội ngũ cán bộ chuyên môn cấp cơ sở rất ít và thiếu chuyên môn nghiệp vụ
Từ lâu, vấn đề bạo lực gia đình (BLGĐ) đã trở thành mối quan tâm của nhân loại Ở Việt Nam, tình trạng BLGĐ ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nghiêm trọng bởi tính chất và hậu quả của nó Trên phạm vi cả nước, BLGĐ đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là bạo lực thể xác và tinh thần đối với phụ nữ, trẻ em gái mà người gây ra bạo lực là chính người chồng/cha của họ
Hiện nay tại các địa phương có rất nhiều mô hình phòng chống bạo lực gia đình dựa vào cộng đồng như mô hình “Câu lạc bộ phòng chống BLGĐ”, mô hình “Can thiệp trong những trường hợp khẩn cấp”, mô hình “Nhà tạm lánh”, mô hình “Địa chỉ tin cậy”, mô hình “Tư vấn, truyền thông”… Tuy nhiên, qua khảo sát tại 4 xã, xã tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh (xã Phú Lâm, xã Việt Đoàn, xã Tương Giang và xã Đồng Nguyên) cho thấy mô hình “Tổ, nhóm phòng chống
BLGĐ” phát triển rất mạnh với nhiều tên gọi khác nhau Dưới đây là một số mô hình phổ biến
và được đánh giá là có hiệu quả trong quá trình hoạt động
Mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình
Mô hình phòng chống bạo lực gia đình được thành lập ở cấp thôn, bản, ấp, tổ dân phố lấy câulạc bộ gia đình phát triển bền vững để tập hợp các gia đình trong cộng đồng nhằm chia sẻ kinh
Trang 29nghiệm, kiến thức về đời sống gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hộixâm nhập vào gia đình, xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hóa.
Ví dụ: Năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chọn 05/9 ấp của xã An Khánh, huyệnChâu Thành , Bến Tre tổ chức thí điểm xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, làcâu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững’’ và “Nhóm xung kích phòng, chống bạo lực giađình’’ Tiếp đó, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh chọn 04 ấp còn lại của xã An Khánhtriển khai mô hình này và đến nay hàng năm tỉnh và huyện, thành phố đều duy trì và chọn làmđiểm nhân rộng mô hình này khắp 9/9 huyện, thành phố Đến nay mỗi huyện, thành phố hàngnăm có thêm 2 - 3 xã nhân rộng mô hình, tiến hành thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực giađình ở 164/164 trạm y tế các xã, phường, thị trấn
Mô hình giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới:
Mô hình giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới là một hoạt động nằm trong khuôn khổ
Dự án 4 của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 về “hỗ trợ thựchiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc
có nguy cơ cao bất bình đẳng giới” Mô hình được thực hiện với mục tiêu giúp người dân tạikhu vực thực hiện mô hình được tiếp cận ít nhất một hoạt động can thiệp nhằm ngăn ngừa,giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng
Mô hình giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới gồm các hoạt động can thiệp như: Câulạc bộ ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới, Tổ phòng, chống bạo lực giới;
“địa chỉ tin cậy”, “nhà tạm lánh” ở cộng đồng
Mục đích của việc triển khai mô hình: Thông qua việc thực hiện Mô hình ngăn ngừa và giảmthiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới, giúp người dân tại khu vực thực hiện dự án nâng caonhận thức về bình đẳng giới, đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới, nguyên nhân và tác hại củabạo lực trên cơ sở giới và được tiếp cận ít nhất một hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu táchại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng Cũng thông qua việc thực hiện mô hình để xâydựng, hình thành và duy trì đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới tại cơ sở
Mô hình Tổ cộng tác viên
Trang 30Tổ cộng tác viên là mô hình nhỏ được nhân rộng tại các xã, xã Thành phần tổ cộng tác viêngồm có: Chủ tịch Hội phụ nữ, trưởng công an xã, cán bộ tư pháp, trưởng y tế, trưởng hội cựuchiến binh Mục đích thành lập tổ cộng tác viên là tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp luật phòngchống BLGĐ và các luật liên quan, thông tin tình hình bạo lực ở địa phương; phối hợp với cácban ngành liên quan để giải quyết các vụ việc nảy sinh.
Khi có BLGĐ, nạn nhân tìm đến tổ cộng tác viên hoặc ai đó biết về vụ việc bạo lực sẽ gọi cho
tổ cộng tác viên, các thành viên của tổ sẽ đến nắm bắt tình hình, động viên, viết biên bản, giảithích, răn đe đối tượng Nếu sự việc nghiêm trọng, tổ cộng tác viên sẽ mời cán bộ thôn và tổhòa giải đến làm việc chung Mỗi tháng tổ cộng tác viên họp một lần, mời lãnh đạo thôn, hộiphụ nữ thôn đến để thống nhất cách tổ chức, đánh giá rút kinh nghiệm
Mô hình Tổ cộng tác viên phòng chống BLGĐ sau khi triển khai thể hiện hiệu quả rõ rệt Cácnạn nhận bị bạo lực gia đình không còn im lặng, chịu đựng nữa mà đã lên tiếng nhờ tổ cộngtác viên bảo vệ, tư vấn, trợ giúp cho mình; người dân đã quan tâm hơn đến công tác phòngchống BLGĐ; các vụ việc vi phạm luật phòng chống BLGĐ được tổ cộng tác viên giải quyết,hòa giải đạt kết quả Những người gây BLGĐ đã hiểu biết hơn về hành vi của mình gây ra chongười thân, đồng thời họ nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, vi phạm luậtphòng chống BLGĐ
Mô hình phòng chống BLGĐ đã và đang hoạt động có hiệu quả, song để đáp ứng được mongmuốn của nhân dân địa phương cần tiếp tục duy trì đẩy mạnh chương trình phòng chống bạolực ở khu dân cư bằng nhiều hình thức khơi dậy ý thức trách nhiệm của người dân, các tổ chức
về vấn đề BLGĐ, nhất là ở nam giới Cần gắn công tác phòng chống BLGĐ với hoạt độngthường xuyên của các tổ chức đoàn thể Bên cạnh đó cần trang bị cho đội ngũ làm công tácphòng chống BLGĐ, đặc biệt là những cán bộ quản lý mô hình những kiến thức, kỹ năng cầnthiết để họ có thể làm tốt công việc của mình
Mô hình ngôi nhà bình yên
Ở quy mô lớn hơn, Viêt Nam đang có mô hình “Ngôi nhà bình yên” do Trung tâm phụ nữ vàphát triển đã tăng cường hợp tác với tổ chức phụ nữ Bắc Âu chống BLGĐ cùng UB Châu Âu
Trang 31thực hiện Tuy nhiên mô hình này tại Việt Nam khá mới mẻ, chưa nhận được nhiều sự hợp táccủa phụ nữ cũng như sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền Do họ còn cho rằng đây là
mô hình nhạy cảm cần phải phối hợp với các biện pháp khác để phù hợp với thực trạng tạiViệt Nam
Riêng đối với Ngôi nhà Bình yên cho phụ nữ bị mua bán tất cả các nhân viên đều là nữ baogồm cả bảo vệ Tại mỗi Ngôi nhà Bình yên, Cán bộ Quản lý có trách nhiệm điều hành, tổ chứchoạt động tại Ngôi nhà Bình yên hàng ngày nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ
nữ, trẻ em luôn sẵn sàng và đảm bảo an ninh, an toàn, hiệu quả 24/7
Các nhân viên xã hội làm việc trong Ngôi nhà Bình yên được thường xuyên tham gia các khóatập huấn về Kỹ năng tham vấn, kỹ năng công tác xã hội nhằm tăng cường khả năng tham vấn
và quản lý ca (trường hợp) một cách chuyên nghiệp cho người tạm trú (bao gồm phụ nữ và trẻem) Các nhân viên xây dựng kế hoạch làm việc đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em Cán
bộ xã hội sẽ phân chia thời gian làm việc để thường xuyên có một người làm việc theo ca từ 7giờ sáng đến 9 giờ tối tất cả các ngày trong tuần Nhân viên bảo vệ làm việc theo 3 ca, đảmbảo an ninh, an toàn cho Ngôi nhà Bình yên và người tạm trú 24h trong ngày Nhân viên quảngia hỗ trợ người tạm trú cách làm và cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt trong ngày nhưnấu ăn, vệ sinh nhà cửa và chăm sóc trẻ nhỏ
1.6 Tiểu kết chương 1
Qua chương 1, tác giả trình bày các nội dung thuộc lý luận về vấn đề BLGĐ với phụ
nữ Các nội dung này bao gồm các khái niệm công cụ có liên quan đến bạo lực gia đình, đặcđiểm của phụ nữ bị bạo lực Từ đó trình bày các nội dung về pháp luật và chính sách đangđược triển khai thực hiện ở Việt Nam để hỗ trợ cho họ khi bị bạo lực Qua đó tác giả cũngtrình bày về một số mô hình để can thiệp và hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực như: Mô hình canthiệp phòng chống bạo lực gia đình, mô hình ngôi nhà bình yên, mô hình Tổ cộng tác viên, môhình giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới để đánh giá sơ bộ về tình hình BLGĐ vớiphụ nữ tại Việt Nam Đây cũng chính là tiền đề để có thể nghiên cứu sâu hơn về thực trạngbạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ THỤY AN, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thụy An là một xã thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Xã thuộc vùng đồi gò bán sơn địa,
có vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông giáp xã Tiên Phong, Cam Thượng
- Phía Tây giáp xã Cẩm Lĩnh
- Phía Nam giáp xã Tản Lĩnh và xã Xuân Sơn (TX Sơn Tây)
- Phía Bắc giáp xã Vật Lại, Tây Đằng;
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.647,76 ha Dân số năm 2017: Tổng số có 2.301 hộ; 9.267 nhânkhẩu
Về khí hậu, Thụy An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rõ rệt mùanóng và mùa lạnh Mùa nóng thường từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa rét chuyển dần từ tháng
10 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình từ 19,80C, thấp nhất 30C, cao nhất từ 380C –390C Sương mù thỉnh thoảng xuất hiện về mùa Đông, Xuân Thỉnh thoảng có năm có sươngmuối, mưa đá nhưng lượng mưa không nhiều, nên mức độ thiệt hại không đáng kể Nhìnchung khí hậu và thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Toàn xã có 11 thôn, gồm: Yên Khoái, Đông Lâu, Tân An, Liễu Đông, Áng Gạo, Duyên Lãm,Đông Cao, Đông Kỳ, Thụy Phiêu, Liên Minh, Cơ Giới
Cụ thể 1 số đặc điểm nổi bật tại địa phương :
- Nông Nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng đất nông nghiệp là 735,15ha
Trang 33+ Trong đó gieo trồng lúa là 689,15ha, năng suất lúa đạt 66,8 tạ/ha/năm Sản lượng lúa cảnăm đạt 46.035 tấn.
+ Diện tích trồng ngô là 10ha, năng suất là 55,5 tạ/ha
+ Khoai lang 2,5ha, năng suất đạt 105 tạ/ha
+ Đậu tương: 2ha, năng suất19,5 tạ/ha
+ Rau màu các loại là 65ha
+ Diện tích reo trồng vụ đông là 352.7 ha
+ Nghành chăn nuôi phát triển ổn định, xã có nhiều gia đình có mô hình trang trại chăn nuôiquy mô lớn, tập trung và hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh môitrường, an toàn thực phẩm Một trong số hộ tiêu biểu là gia đình anh Đoàn Văn Sĩ với trangtrại tại cánh đồng Hàn Vải Khi nhận ra mô hình VAC mang lại hiệu quả tốt, anh Sĩ đã áp dụngngay với gia đình mình, anh thuê kỹ sư về thiết kế và điều hành trang trại Hiện nay trang trạicủa gia đình anh Sĩ có trên 2000 con lợn, ao cá cho sản lượng khoảng 20 tấn/năm, nhiều cây
ăn trái cho sản lượng khá
Nghành chăn nuôi của xã Thụy An hiện nay rất phát triển, nhiều hộ gia đình có trang trại chănnuôi lớn trên 2000 con lợn như tại cụm 1 và cụm 8A ; đàn trâu bò có 219 con, nhiều hộ giađình chăn nuôi dê thịt, đà điểu, ; chăn nuôi cá đạt sản lượng trên 60 tấn ; đàn chó có 1987con
Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm tốt nên trên địa bàn không xảy ra dịchbệnh lớn, năm 2018 từng có dịch bệnh ở hai thôn Đông Cao, Đông Kỳ nhưng với sự tích cựctrong công tác phòng và dập dịch nên hậu quả không nghiêm trọng
+ Về giao thông thủy lợi :
Thực hiện công tác giao thông nội đồng, tiến hành nạo vét 8.800 m3 kênh mương, cùng với đó
xã Thụy An cũng tích cực chủ động trong công tác phòng chống bão lũ
- Về tiểu thủ công nghiệp:
Trang 34Số hộ tham gia sản xuất kinh doanh dịch vụ là 471 hộ, sản lượng gạch đạt 17,8 triệu viên Mộ
số ngành khác như cơ khí, hàn xì, chế biến bánh kẹo, chế biến gỗ, vận tải,… Trong đó làngTân An là làng có nhiều hộ sản xuất và kinh doanh gạch nhiều nhất Cả làng có khoảng hơn 10
lò gạch thường xuyên hoạt động là nơi có nhu cầu về nhân công lao động lớn và mang lại hiệuquả kinh tế cao
- Về hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể:
Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp được đổi mới, tổ chức đại hội HTX nông nghiệpthường niên; thành lập Ban chỉ đạo và triển khai kế hoạch chuyển đổi và tổ chức Đại hội thànhviên HTX nhiệm kỳ 2016-2020 có 125 thành viên tham gia Duy trì các hoạt động dịch vụđiện, tổ chức các hoạt động về hướng dẫn sử dụng phân bón bảo vệ thực vật và chăn nuôi, tổchức diệt chuột đồng 3 lần bằng thuốc rát ka 2% kết hợp với bẫy đánh bán nguyệt
Quỹ tín dụng tích cực trong khai thác nguồn vốn, tổng nguồn vốn 73 tỷ 611 triệu đồng
- Về đầu tư cơ sở hạ tầng:
UBND xã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng nhà văn hóa thôn Yên Khoái, Nhà bếptrường Mầm non B; Ban văn hóa thôn Tân An tổ chức khánh thành tu bổ, tôn tạo hạng mụchậu cung chùa Long Hoa
Triển khai tu sửa công trình nhà văn hóa Áng Gạo, đường rãnh thoát nước cụm 4, cụm 3 giáptrường THCS Thụy An và nạo vét trên 300m rãnh thoát nước cụm 2 khu gần trường mầm non.Chỉ đạo BQL, ban giám sát công trình đang thi công:đường liên xã của xã Thụy An, nhà đanăng trường tiểu học Thụy An UBND xã, Ban quản lý dự án mở thầu công trình cải tạo mởrộng nghĩa trang nhân dân
- Về môi trường:
Các cụm dân cư kiện toàn tổ thu gom vận chuyển rác thải, tổ chức vệ sinh môi trường, hàngtuần thu gom rác thải đến đúng nơi quy định Các tuyến đường tỉnh lộ, đường xã, liên xã liênthôn có vệ sinh hằng ngày UBND xã đã vận động người dân thực hiện nhiều đợt tổng vệ sinh
Trang 35môi trường thu gom rác thải và chuyển về nơi quy định; phối hợp với trung tâm y tế huyệnphát động tổng vệ sinh môi trường trong trường học.
- Về văn hóa- Thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao:
Vào các ngày lễ tết, các ngày kỉ niệm quan trọng UBND xã phát động treo băng zôn, trên 3000
cờ dọc trục đường làng, đường 418, đường vào trụ sở UBND xã
Duy trì tốt việc thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ theo quy định Trong nhữngtháng đầu năm có 24 đám tang trong tổng số 52 đám tang thực hiện bằng hình thức văn minh
là hỏa táng, chiếm 46,1% Như vậy có thể thấy nhận thức trong người dân đang dần thay đổi,việc đám hiếu trước nay đối với người Việt Nam rất quan trọng vì vốn người Việt Nam rấttrọng tình và trọng hiếu, nên khi người thân mất đi họ thường để trong nhà nhiều ngày và tổchức trịnh trọng Sau khi trôn cất bằng hình thức cũ là trôn người mất xuống đất rồi đợi vàinăm sau rồi mang tro cốt đi trôn ở chỗ khác, việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhữngngười làm công tác đưa tro cốt lên và cũng gây tốn kém về tiền bạc và nhân lực khi thực hiệnviệc chôn cất nhiều lần như vậy
UBND xã đã chỉ đạo để tổ chức 6 lễ hội truyền thống của 6 làng diễn ra trang trọng, an toàn,tiết kiệm Tổ chức 14 buổi văn nghệ quần chúng ở các làng và các hội nghị của địa phương và
6 buổi biểu diễn của các đoàn văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp trong các dịp lễ hội, các ngày
lễ kỉ niệm của đất nước
Câu lạc bộ văn nghệ làng Áng Gạo, Duyên Lãm tiếp tục được duy trì và phát triển Các câu lạc
bộ thường xuyên tham gia giao lưu văn nghệ với các làng, tham gia các hội thi của huyện đềuđạt giải cao
Phong trào TDTT tiếp tục phát triển ổn định hơn, tổ chức 2 giải vật, 6 buổi giao lưu cầu lông,dưỡng sinh, các câu lạc bộ TDTT thu hút được nhiều thành viên tham gia luyện tập đều đặnvới nhiều loại hình TDTT được thực hiện
Công tác khuyến học ở các làng tiếp tục được quan tâm, các chi hội được kiện toàn Các làng
tổ chức phát thưởng cho các các em có thành tích cao trong học tập, học sinh nghèo vượt khó,
Trang 36tổng số tiền phát thưởng trên 150 triệu đồng Hội khuyến học cũng phát thưởng cho 56 em thi
đỗ vào các trường đại học, có 5 tủ sách ở các làng được người dân tìm đọc
Đội thi tham gia thi kể chuyện sách hè thiếu nhi 2018 đạt A1 cấp huyện và giải nhất cấp thànhphố
- Về giáo dục, y tế
+ Giáo dục:
Đối với nghành mầm non: tổng có 38 nhóm lớp, tổng số các bé là 1.060 bé
Đối với khối tiểu học: tổng số 47 lớp, 1.533 học sinh
Đối với khối trung học cơ sở: tổng số lớp 32 lớp, 1.246 học sinh
+ Y tế:
Trong đầu năm 2018, tổ chức ngày vi chất dinh dưỡng 1/6 cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng,tổng là 895 trẻ và 35 bà mẹ sau khi sinh được uống vitamin A Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hiệnnay còn 11,8%
Về chương trình phòng chống lao: duy trì cấp phát thuốc điều trị có kiểm soát tại trạm y tế, tạinhà Cấp phát thuốc miễn phí cho 10 bệnh nhân
Thành lập câu lạc bộ phòng, chống ma túy HIV/AIDS Duy trì các chế độ thông tin báo cáo, sốbệnh nhân nghiện ma túy được ban công an xã đưa vào quản lí cai nghiện bắt buộc
- Lao động, thương binh và xã hội:
+ Tổ chức 1 lớp học nghề may với 35 học viên
+ Số đối tượng chính sách là 945, trong đó 403 đối tượng là người già từ 80 tuổi trở lên
+ Hội đồng chính sách tổ chức xét duyệt mới 39 trường hợp khuyết tật theo nghị định
NĐ28-CP của chính phủ; xét duyệt 8 đối tượng cựu thanh niên xung phong; xét duyệt 12 đối tượng làngười già neo đơn
Trang 372.2 Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
2.2.1 Đặc điểm của phụ nữ bị BLGĐ tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
2.2.1.1 Đặc điểm về trình độ học vấn
Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), trình độ họcvấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thốnggiáo dục quốc dân mà người đó đã theo học
Theo Luật Giáo dục hiện hành của nước ta, Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm Hệ thốnggiáo dục chính quy và Hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non,giáo dục phổ thông, dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề thực trạng BLGĐ với phụ nữ tại xã Thụy An, huyện Ba
Vì, TP Hà Nội tôi nhận thấy vấn đề về trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn đến việc phụ nữ bịBLGĐ, cụ thể tôi sẽ đưa ra bảng số liệu mà tôi đã nghiên cứu như sau:
Trang 38Qua bảng số liệu có thể thấy dấu hiệu đáng mừng để phòng chống BLGĐ, bởi lẽ, nếu trình độ
học vấn của phụ nữ bị BL cao đồng nghĩa với việc nâng cao nhận thức của phụ nữ dễ thay đổi
và có tầm hiểu biết pháp luật cao hơn so với những phụ nữ có trình độ học vấn thấp
Thêm nữa vì họ đã được đi học nên đều có các mối quan hệ xã hội Đây là những ưu điểm củacác phụ nữ bị BL trong việc PCBLGĐ đối với phụ nữ
Số tỉ lệ phụ nữ bị BLGĐ có trình học vấn bậc tiểu học và không đi học chiếm 27.5%, một tỉ lệkhông nhỏ, việc thu thập thông tin và thực hiện các giải pháp hạn chế BLGĐ với họ gặp nhiềukhó khăn bởi trong số họ có nhiều người không biết chữ
Qua bảng số liệu đặt ra một vấn đề là tại sao số phụ nữ bị BLGĐ có trình độ học vấn là caođẳng lại có tỷ lệ cao đến vậy, chiếm 42.5%?
Chị Nguyễn Thu H, chủ cửa hàng thuốc tây tại cụm 9, có trình độ cao đẳng chia sẻ: “ Lúc cả 2 nóng lên thì mất kiểm soát mà em, mình cũng hiểu biết, cũng nói lí lẽ nhưng đến lúc nóng chả
ai chịu ai rồi văng tục lên nữa, thế là đánh nhau”
Như vậy có thể thấy vấn đề học vấn chỉ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến vấn đềBLGĐ, để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng BLGĐ cần phải nghiên cứu nhiều yếu tốkhác
Xã hội ngày càng phát triển, những nghề mới cũng ra đời cùng với sự phát triển đó Với đặcthù là một xã đang dẫn đầu về phong trào nông thôn mới, người lao động nói chung và nữ giới