1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố đông hà – tỉnh quảng trị

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Mức Độ Tổn Thương Do Biến Đổi Khí Hậu Đối Với Hệ Thống Đô Thị Trên Địa Bàn Thành Phố Đông Hà – Tỉnh Quảng Trị
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 5,21 MB
File đính kèm Đánh giá mức độ tổn thương.rar (5 MB)

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (0)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (0)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (9)
      • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học (9)
      • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn (10)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu (11)
      • 2.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (11)
      • 2.1.2. Các vấn đề về đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu (12)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu (16)
      • 2.2.1. Kịch bản biến đổi khí hậu trên toàn cầu và Việt Nam (16)
      • 2.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam (24)
    • 2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước (28)
      • 2.3.1. Trên thế giới (28)
      • 2.3.2. Ở Việt Nam (30)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (34)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (34)
      • 3.2.1. Phạm vi không gian (34)
      • 3.2.2. Phạm vi thời gian (34)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (34)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 3.4.1. Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương (34)
      • 3.4.2. Phương pháp kháo sát thực địa, thu thập số liệu (36)
      • 3.4.3. Phương pháp chuyên gia (37)
      • 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu (37)
      • 3.4.5. Các bước đánh giá mức độ tôn thương do BĐKH (40)
      • 3.4.6. Phương pháp bản đồ và GIS (41)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị (42)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường (42)
      • 4.1.2. Khái quát về kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà (51)
      • 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (63)
    • 4.2. Diễn biến các yếu tố khí hậu, thiên tai và kịch bản biến đổi khí hậu của khu vực nghiên cứu (64)
      • 4.2.1. Xu thế biến đổi của các hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan (64)
      • 4.2.2. Xu thế biến đổi của nhiệt độ và các cực trị, cực đoan nhiệt độ (66)
      • 4.2.3. Xu thế biến đổi của lượng mưa và các hiện tượng cực đoan lượng mưa (69)
      • 4.2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà (71)
      • 4.2.5. Thiên tai và các thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2020 (75)
    • 4.3. Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của đô thị thành phố Đông Hà (77)
      • 4.3.1. Các tiêu chí xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương (77)
      • 4.3.2. Tính toán trọng số cho các nhóm tiêu chí (79)
    • 4.4. Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống đô thị. .86 1. Các giải pháp tổng thể (95)
      • 4.4.2. Các giải pháp cụ thể (96)
  • PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (102)
    • 5.1. Kết luận (102)
    • 5.2. Đề nghị (102)

Nội dung

Hằng năm, thành phố Đông chịu ảnh hưởng bởi nhiều thiên tai khắc nghiệt, nhất là khi tác động của BĐKH ngày càng mạnh mẽ như hiện này như số ngày mưa có lượng mưa ≥ 50 mm năm và ≥ 100 mm lần lượt từ dưới 10 đến xấp xỉ 12 ngày và từ trên 2,5 ngày đến xấp xỉ 4,5 ngày;. Số ngày nắng nóng năm và gay gắt năm lần lượt từ trên 11 đến xấp xỉ 70 ngày và từ 1 đến trên 28 ngày; xảy ra nhiều và tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Tần suất xuất hiện hạn trong năm từ 22 đến xấp xỉ 30,5%; Bão và ATNĐ ảnh hưởng chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 11, cao điểm vào tháng 9

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm

2016 định nghĩa “ Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người Biến đổi khí hậu hiện nay biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.” [3].

Sử dụng định nghĩa này vì nó bao hàm cả những diễn biến tự nhiên và những thay đổi do hoạt động của con người Khi nhắc đến vấn đề biến đổi khí hậu chúng ta thường liên hệ tới sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có thể quan sát được hay thông qua dự báo và những tác động có liên quan, bao gồm: sự gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan, hiện tượng băng tan và sông băng, nước biển dâng; và sự biến đổi về thời gian mưa và lượng mưa Trên quan điểm giảm khả năng bị tổn thương, chúng ta không cần tách biệt “biến đổi khí hậu” do con người với “dao động khí hậu” tự nhiên.

Theo cẩm nang phân tích tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2012 thì tình trạng dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu được định nghĩa như sau: “Mức độ mà một hệ thống dễ bị tác động, hoặc không thể đối phó với những ảnh hưởng bất lợi từ biến đổi khí hậu, bao gồm những diễn biến và hình thái khí hậu cực đoan Tình trạng dễ bị tổn thương liên quan chặt chẽ đến tính chất, mức độ và tốc độ biến đổi khí hậu mà một hệ thống phải hứng chịu, cùng với mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó”

Trong khuôn khổ CVCA, những hệ thống mà chúng tôi đề cập đến là các cộng đồng (nhận thức được các cộng đồng là không đồng nhất, vì vậy các hộ gia đình hoặc cá nhân trong cộng đồng có thể có mức độ bị tổn thương khác nhau) Sự hứng chịu những biến thiên khí hậu có liên quan đến địa lý Ví dụ như những cộng đồng ven biển có thể hứng chịu hậu quả của nước biển dâng và các trận bão, trong khi những cộng đồng ở vùng bán khô hạn chủ yếu sẽ phải hứng chịu các đợt khô hạn Tính nhạy cảm là mức độ mà cộng đồng bị tác động do căng thẳng khí hậu Ví dụ như một cộng đồng phụ thuộc vào nông nghiệp tự nhiên sẽ nhạy cảm hơn nhiều so với một cộng đồng kiếm sống trong các khu khai khoáng [4]

2.1.2 Các vấn đề về đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu

2.1.2.1 Khái niệm về tính tổn thương

Tính tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu , hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu [5].

Khái niệm về tổn thương hiện nay đang được sử dụng với rất nhiều trường hợp Nói đến vấn đề tổn thương chúng ta thường nghĩ ngay đến vấn đề tiêu cực, gây ra thiệt hại Tổn thương đối với sức khỏe là hiện tượng vùng mô bị suy giảm chức năng do bị tổn hại vì bệnh hoặc vì thương tích Trong lĩnh vực kinh tế, tổn thương thường được hiểu như việc bị hao hụt, mất mát, lỗ vốn, không được nguyên vẹn như ban đầu Đối với lĩnh vực xã hội thường được nhắc đến như các nhóm người bị tổn thương như: (1) nhóm người khuyết tật ( khuyết tật kể về vật chất và tinh thần ) ,(2) nhóm trẻ em,(3) nhóm phụ nữ,(4) nhóm người lao động;

(5) nhóm người lao động di trú;(6) nhóm người thiểu số Trong lĩnh vực môi trường thì tổn thương chủ yếu như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống, tình trạng ô nhiễm môi trường còn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người [6].

Từ đó có thể nhận thấy rằng khái niệm về tổn thương thường được đề cập trên 3 lĩnh vực chủ yếu : Tổn thương về mặt kinh tế, tổn thương về mặt xã hội, tổn thương về mặt môi trường.

2.1.2.2 Tác động của biến đổi khí hậu

Hiện nay chúng ta phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như lạm phát, thất nghiệp, tỷ lệ gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên. Trong đó biến đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề môi trường nóng bỏng nhất và hơn thế nó còn tác động mạnh mẽ đến 3 lĩnh vực chủ yếu đó là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực môi trường, lĩnh vực xã hội.

- Tác động của biến đổi khí hậu về mặt kinh tế: Tác động của biến đổi khí hậu đến một số ngành/lĩnh vực chủ chốt như tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp và thủy sản, tác động của biến đổi khí hậu đến ngành công nghiệp, tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực lao động và xã hội,tác động của biến đổi khí hậu đến hạ tầng – kỹ thuật.

+ Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp và thủy sản: Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm… nên sẽ là ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài thuỷ sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chất lượng môi trường sống bị suy giảm; từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng

+ Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành công nghiệp:

Nước biển dâng khoảng 1m vào cuối thế kỷ 21 sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp bị ngập

Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc sẽ bị suy giảm đáng kể vì không được tiếp ứng từ các vùng nguyên liệu ở các tỉnh bị ngập lụt nặng nề. Điều này càng gây sức ép đến việc chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ lệ công nghiệp chế biến, công nghệ cao.

Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp: tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kể khi nhiệt độ có xu hướng ngày càng tăng.

Mưa bão thất thường và nước biển dâng sẽ tác động tiêu cực đến quá trình vận hành, khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện, dàn khoan, đường ống dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu chuyên chở dầu; làm gia tăng chi phí bảo dưỡng và sửa chữa các công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việc cung cấp, tiêu thụ năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia.

Cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu trên toàn cầu và Việt Nam

2.2.1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu

2.2.1.1.1 Kịch bản biến đổi nhiệt độ

Tháng 9 năm 2013, IPCC đã công bố Báo cáo AR5, trong báo cáo AR5, vấn đề xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng đã được tiếp cận theo một hướng mới, đó là việc thay thế các kịch bản phát thải SRES bằng các kịch bản nồng độ khí nhà kính RCP Những kết quả cơ bản được nêu trong báo cáo AR5 là: biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; các kịch bản khí nhà kính; phương pháp xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong các thời kỳ, đầu, giữa và cuối thế kỷ 21; tính chưa chắc chắn của các kịch bản; Atlas biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực.

Phương pháp xây dựng kịch bản trong AR5 là sử dụng mô hình hoàn lưu chung khí quyển GCM, mô hình khí hậu khu vực, mô hình đại dương toàn cầu (25-42 mô hình) và các phương pháp chi tiết hóa thống kê Thời kỳ cơ sở được lựa chọn để so sánh là thời kỳ cơ sở 1986-2005 Kịch bản được xây dựng cho các thời kỳ trong tương lai:

- Thời kỳ đầu thế kỷ 21 (tương lai gần): 2016-2035;

- Thời kỳ giữa thế kỷ (tương lai vừa): 2046-2065;

- Thời kỳ cuối thế kỷ (tương lai xa): 2081-2100.

Các yếu tố chính được dự tính là nhiệt độ, lượng mưa trung bình, cực trị, mực nước biển dâng, diện tích băng, các thành phần hóa khí quyển, hoạt động của gió mùa, ENSO, XTNĐ,… (mức thay đổi so với thời kỳ cơ sở 1986-2005).

Kịch bản nước biển dâng trong AR5 được xây dựng dựa trên kết quả mô phỏng từ 21 mô hình hoàn lưu chung khí quyển - đại dương (AOGCMs). AOGCMs có các thành phần đại diện cho đại dương, khí quyển, đất, và băng quyển, và mô phỏng thay đổi độ cao bề mặt tương đối so với mặt nước biển tĩnh từ các lực cưỡng bức tự nhiên như hoạt động phun trào núi lửa và thay đổi bức xạ mặt trời, và do các hoạt động của con người làm tăng nồng độ KNK cũng như sol khí AOGCMs cũng xét đến những biến thiên khí hậu có nguồn gốc nội sinh, bao gồm El Nino và Dao động Nam (ENSO), Dao động thập kỷ Thái BìnhDương (PDO), Dao động Bắc Đại tây dương (NAO) và các dao động khác tác động lên mực nước biển Các thành phần quan trọng của thay đổi mực nước biển toàn cầu và khu vực là những thay đổi áp lực gió bề mặt, nhiệt lượng không khí - biển và thông lượng nước ngọt và những thay đổi trong mật độ và hoàn lưu đại dương Các mô hình động lực tải địa chất bề mặt được sử dụng để mô phỏng phản hồi mực nước biển dâng tương đối (RSL) đối với những thay đổi của mực nước bề mặt và tái phân bố của khối lượng băng đất liền và các thay đổi áp lực khí quyển gần đây Các thành phần độ cao mực nước biển được dựa vào nguyên lý bảo toàn khối lượng nước và sự thay đổi trọng lực, không xét đến các hiệu ứng động lực đại dương Việc áp dụng các mô hình này chỉ tập trung vào các biến thiên theo năm và nhiều năm do những thay đổi gần đây của chu trình thủy văn và ảnh hưởng của khí quyển và các xu thế khu vực liên quan đến những thay đổi băng đất liền và thuỷ văn trong quá khứ cũng như gần đây.

Thời kỳ đầu thế kỷ, 2016-2035, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0.3- 0.7 o C Khu vực Việt Nam có mức độ tăng tương đương với trung bình toàn cầu Nhiệt độ đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ trên biển và nhiệt độ vùng cực tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng nhiệt đới.

Hình 2.1 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1986-2005 mô phỏng bởi các mô hình CMIP5 (Nguồn: IPCC, 2013)

Thời kỳ giữa và cuối thế kỷ (2046-2100) nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0.3°C÷1.7°C đối với kịch bản RCP2.6; từ 1.1°C÷2.6°C đối với kịch bản RCP4.5; từ 1.4°C÷3.1°C đối với kịch bản RCP6.0 và từ 2.6°C÷4.8°C đối với kịch bản RCP8.5

Sự nóng lên toàn cầu không đồng nhất về không gian Điều này thể hiện trong kịch bản ấm lên toàn cầu giai đoạn 2081-2100 so với thời kỳ 1986-2005 theo kịch bản RCP2.6 và RCP8.5 Theo cả hai kịch bản, mức tăng của nhiệt độ trên đất liền sẽ lớn hơn trên biển, và Bắc Cực là nơi có mức độ tăng lớn nhất Xu thế giảm có thể xảy ra ở một số vùng biển (hình 2.2).

2.2.1.1.2 Kịch bản biến đổi lượng mưa

Hình 2.2 trình bày mức độ biến đổi của lượng mưa toàn cầu được dự tính theo hai kịch bản RCP2.6 và RCP 8.5 Theo cả hai kịch bản, lượng mưa có thay đổi đáng kể khi nhiệt độ tăng lên Một số khu vực có lượng mưa tăng, trong khi đó một số khu vực khác lượng mưa giảm Xu thế chung là lượng mưa mùa mưa tăng, lượng mưa mùa khô giảm Lượng mưa có xu thế tăng ở vùng vĩ độ cao và gần xích đạo, xu thế giảm của lương mưa diễn ra ở Tây Nam Australia, Nam

Mỹ, châu Phi, và khu vực giữa Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải (hình 2.2).

Hình 2.2 Kết quả tổ hợp trung bình của các mô hình CMIP5 theo hai kịch bản

RCP2.6 và RCP8.5 đối với mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm (a) và mức biến đổi theo phần trăm của lượng mưa năm thời kỳ 2081-2100 so với thời kỳ 1986-2005 (b) (Nguồn: IPCC, 2013)

2.2.1.1.3 Kịch bản các hiện tương khí hậu cực đoan

Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng số ngày/mùa nắng nóng và làm giảm số ngày/mùa lạnh trên hầu hết vùng đất liền Do vậy, các đợt nắng nóng sẽ xảy ra thường xuyên hơn và cũng kéo dài hơn Các đợt lạnh kỷ lục mùa đông cũng vẫn thỉnh thoảng xảy ra Thêm vào đó, các hiện tượng cực đoan liên quan đến mưa ở phần lớn khu vực vĩ độ trung bình và vùng nhiệt đới ẩm sẽ trở nên khắc nghiệt hơn Nguồn gốc của sự thay đổi này chủ yếu do tăng khả năng giữ ẩm của không khí nóng (IPCC, 2013) cũng như sự tăng độ xoáy tiềm năng của các khối khí do tăng cường hiệu ứng làm ấm của khí nhà kính.

Hệ thống gió mùa toàn cầu có vai trò rất quan trọng trong chu trình nước của Trái Đất Ở quy mô toàn cầu, các ảnh hưởng của gió mùa đến các khu vực được cho là sẽ tăng cùng với sự tăng của lượng mưa và cường độ gió mùa (IPCC, 2013, Chương 12) Sự tăng lên này có thể được hiểu là liên quan đến sự tăng của độ ẩm không khí do xu thế ấm lên toàn cầu Tại thời điểm hiện tại, gió mùa được cho là suy yếu do sự chậm lại của các hoàn lưu vùng nhiệt đới toàn cầu (IPCC, 2013, Chương 12) Kết quả dự tính cho thấy, ngày bắt đầu gió mùa sẽ đến sớm hơn hoặc không thay đổi nhiều, trong khi đó ngày kết thúc gió mùa sẽ đến muộn hơn, kết quả là thời kỳ gió mùa sẽ kéo dài hơn ở nhiều khu vực (IPCC, 2013, Chương 12).

2.2.1.1.4 Kịch bản nước biển dâng

Theo kịch bản nước biển dâng toàn cầu (IPCC, 2013), thành phần giãn nở nhiệt đóng góp lớn nhất trong mực nước biển dâng tổng cộng, chiếm khoảng 30 ÷ 55%; thành phần băng tan từ các sông băng và núi băng từ đất liền, chiếm khoảng 15÷35%; các thành phần khác có mức độ đóng góp ít hơn, thậm chí làm mực nước biển giảm Thành phần cân bằng khối lượng bề mặt băng (SMB - Surface mass balance) ở Greenland làm mực nước biển tăng, trong khi đó thành phần cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Nam Cực làm mực nước biển giảm Sự thay đổi do động lực băng tại Greenland và Nam Cực đều làm mực nước biển dâng với mức độ đóng góp khoảng từ 0,03 ÷ 0,2m vào cuối thế kỷ theo từng kịch bản RCP khác nhau Hoạt động của con người về sử dụng và lưu trữ nước trên lục địa có thể làm mực nước biển tăng một ít, chủ yếu do khai thác nước ngầm (Hình 2.3).

- Theo kịch bản RCP2.6, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng 0,24m (0,17m÷0,32m) trong giai đoạn giữa thế kỷ 21 (2046-2065); dâng 0,40m (0,26m ÷ 0,55m) trong giai đoạn cuối thế kỷ 21 (2081-2100); dâng 0,44m (0,28m ÷ 0,61m) vào năm 2100.

- Theo kịch bản RCP4.5, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng 0,26m(0,19m÷ 0,33m) trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 0,47m (0,32 ÷ 0,63m) trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 0,53m (0,36m ÷ 0,71m) vào năm 2100.

- Theo kịch bản RCP6.0, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng 0,25m (0,19m ÷ 0,32m) trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 0,48m (0,33m ÷ 0,63m) trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 0,55m (0,38m ÷ 0,73m) vào năm 2100.

- Theo kịch bản RCP8.5, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng 0,30m (0,22m ÷ 0,38m) trong giai đoạn giữa thế kỷ; dâng 0,63m (0,45m ÷ 0,82m) trong giai đoạn cuối thế kỷ; dâng 0,74m (0,52m ÷ 0,98m) vào năm 2100.

Hình 2.3 Kịch bản mực nước biển dâng toàn cầu (Nguồn: IPCC, 2013)

Báo cáo AR5 của IPCC cũng đánh giá rằng sự thay đổi mực nước biển tại từng khu vực có thể khác biệt đáng kể so với trung bình toàn cầu Nguyên nhân là do các quá trình động lực đại dương, sự dịch chuyển của đáy biển hay những thay đổi trọng lực do phân bố lại khối lượng nước trên đất liền (băng và lưu trữ nước) Về mặt không gian, trong một vài thập kỷ tới, thay đổi mực nước biển trên phần lớn các khu vực trên thế giới sẽ chủ yếu là do những thay đổi về động lực (tái phân bố khối lượng nước và các thành phần do thay đổi nhiệt độ và độ mặn), tuy nhiên, ngoại lệ là có khả năng xảy ra tại khu vực gần các dải băng, do băng tan nhanh mà tại đó các hiệu ứng thay đổi nhiệt độ và độ mặn trở nên lớn hơn, và đến cuối thế kỷ, các đóng góp khác sẽ dần lớn hơn đóng góp về động lực.

Kịch bản nước biển dâng theo RCP4.5 cho thấy, mực nước biển dâng ở nhiều khu vực có khả năng sẽ khác biệt lớn so với trung bình toàn cầu Khu vực phía Tây và giữa Thái Bình Dương, phía nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương mực nước biển có xu thế tăng rõ rệt so với trung bình toàn cầu Ngược lại, tại khu vực đông nam Thái Bình Dương, bắc Đại Tây Dương và đặc biệt là xung quanh các cực, mực nước biển có xu thế tăng ít hơn so với trung bình toàn cầu. Trong khi đó, kịch bản nước biển dâng theo RCP8.5, vào giai đoạn cuối thế kỷ, mực nước biển nhiều khu vực có xu thế tăng mạnh hơn so với trung bình toàn cầu, ngoại trừ một số khu vực nhỏ gần các cực có xu hướng tăng ít hơn, thậm chí giảm (Hình 2.4).

Hình 2.4 Kịch bản nước biển dâng giai đoạn 2081-2100 so với thời kỳ cơ sở

Bảng 2.1 Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 2081-2100 so với thời kỳ cơ sở (m)(giá trị trung bình 50%, khoảng có khả năng xảy ra 5% ÷ 95%)

Kịch bản SRES A1B RCP2.6 RCP4.5 RCP6.0 RCP8.5

Lưu trữ nước đất liền

Mực nước biển dâng trung bình toàn cầu

Mực nước biển dâng trung bình toàn cầu

Mực nước biển dâng 0,60 0,44 0,53 0,55 0,74 trung bình toàn cầu vào

(Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Trị)

2.2.2 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam

Trong báo cáo năm 2016 của Bộ Tài nguyên Môi trường đã chỉ rõ một số đặc điểm về kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam như sau:

2.2.2.1 Kịch bản biến đổi nhiệt độ

Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước

Với cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, các nghiên cứu tính dễ bị tồn thương (TDBTT) và khả năng tổn thương do BĐKH trên thế giới đã và đang có những đóng góp đáng kể trong quy hoạch, ứng phó khẩn cấp đối với các tai biến, thiếu hụt lương thực, nạn đói, phát triển kinh tế, làm cơ sở cho đánh giá môi trưởng chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng, hình thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn tài nguyên - môi trường biển, đô thị, hoạch định chính sách, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như thiết lập khung cho quản lý tổng hợp đới bờ tiếp cận gần với mục tiêu phát triển bền vững Trong đó, một số nghiên cứu đã mang lại những thành tựu đáng kể.

Trong công trình nghiên cứu của Nass (2003) [11] về đánh giá TDBTT và thích ứng với BĐKH ở Nauy, TDBTT được nghiên cứu và đánh giá dựa trên cách tiếp cận đa chiều Đánh giá TDBTT được coi là một quá trình chứ không đơn thuần là một kết quả thực hiện Nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc đưa ra các kịch bản khí hậu, liên hệ với các điều kiện địa phương vào quá trình xác định mức độ tổn thương.

Năm 2003, Cutter [12] đã xây dựng được bộ chỉ số đánh giá TDBTT tổn thương xã hội (SoVI - Social Vulnerability Index) cho một vùng cụ thể Bộ chi số SoVI gồm 42 tham số kinh tế xã hội, nhân khẩu và môi trường để xác định mức khả năng phục hồi sau tai biến của các khu vực ở Hoa Kỳ Chất lượng cuộc sống của con người (loại và kiến trúc nhà ở, cơ sở hạ tầng, ); môi trường tác động cũng rất quan trọng để hiểu rõ tổn thương xã hội, đặc biệt là những đặc điểm ảnh hưởng đến khả năng thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về người do tai biến thiên nhiên Chinh vì vậy, bộ chỉ tiêu được xây dựng có vai trò quan trọng trong kiểm soát những biến đổi trong tổn thương xã hội về cả khía cạnh không gian và thời gian.

Trong nghiên cứu của Romieu (2010) [13], TDBTT hệ thống xă hội - môi trường tại khu vực Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đánh giá bằng xây dựng các chỉ số thông qua việc định lượng các yếu tố tai biến và khả năng phục hồi của hệ thống xã hội, sinh thái Kết quả nghiên cứu có ứng dụng quan trọng cho phát triển bền vững và bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Brunckhorst và nnk (2011) [14] đã thực hiện đánh giá tổn thương do tác động của BĐKH ở bang New South Wales, Australia trên cơ sở ứng dụng một số chỉ thị tổn thương xã hội (chỉ thị bất lợi KT-XH, chỉ thị nguồn lực kinh tế và chỉ thị giáo dục & nghề nghiệp) để xây dựng chỉ số tổn thương tồng hợp của cộng đồng và khả năng thích ứng của họ Tổn thương được phân tích theo tổn thương ngắn hạn (bão, ngập lụt) và tổn thương dài hạn (bất lợi KT-XH, tính ổn định dân cư).

Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dương SOPAC (2014) [15] đề xuất bộ chỉ số gồm 50 chỉ số về tồn thương môi trường (EVI - Environmental

Vulnerability Index) Mỗi yếu tố gây tổn thương cho môi trường đều được định lượng và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thương Chỉ số tổn thương môi trường là cơ sở để đánh giá phúc lợi xã hội và được thiết kế để đánh giá cả TDBTT kinh tế - xã hội, đồng thời cung cấp cái nhìn sâu rộng vào các quá trình tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho các nước đang phát triển thuộc nam Thái Bình Dương Đồng thời là dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế bền vững tại khu vực, trong đó có Việt Nam.

Lakhdar và nnk (2015) [16] đưa ra quan điểm cho rằng đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH là một nguyên tắc của sự phát triển bền vững Với nghiên cứu điển hình ở thị trấn Ghardaia, Algeria, nghiên cứu này đã thử một cách tiếp cận hoàn chỉnh hơn, bao gồm gần như toàn bộ những thách thức hiện nay ở khu vực này Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất một phương pháp đánh giá và ngăn ngừa nguy cơ do BĐKH.

Chang và nnk (2015) [17] đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH ở thành thị bằng một cách tiếp cận mới Phương pháp đánh giá dùng các biến thành phần gồm độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đô thị tại Đài Loan Kết quả nghiên cứu đã xây dựng bản đồ mức độ tổn thương từ đó cho thấy các vùng dễ bị tổn thương do BĐKH. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra những vùng có độ phơi nhiễm cao chưa chắc đã dễ bị tổn thương mà chủ yếu phụ thuộc vào khả năng thích ứng của vùng đó.

Tapia và nnk (2017) [18] thực hiện nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương của các thành phố châu Âu do BĐKH Nghiên cứu này trình bày đánh giá tính dễ bị tổn thương dựa trên chỉ số cho 571 thành phố ớ châu Âu Kết quả cho thấy những thách thức chính mà các thành phố châu Âu phải đối mặt để đối phó tốt hơn với những tác động của biến đổi khí hậu Kết quả này là một bước quan trọng để thúc đẩy sự hiểu biết về rủi ro của BĐKH đối với đô thị từ đó xây dựng các chính sách có hiệu quà của châu Âu đối với thích ứng đô thị trong bối cảnh BĐKH.

Các công trình nghiên cứu TDBTT và đánh giá mức độ tổn thương do BĐKH ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ những năm cuối của thế kỳ XX và được tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên xã hội, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu từ vùng/khu vực đến cả đới ven biển Việt Nam.

Nổi bật là các công trình nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam được Mai Trọng Nhuận và cộng sự triển khai từ những năm 2000 đến nay với các công trình nghiên cứu điển hình với các kết quả quan trọng: ứng dụng trong giảm thiểu thiệt hại tai biến, thích ứng với BĐKH, nâng cao khả năng ứng phó của cộng đồng chịu tổn thương, bảo vệ tài nguyên - môi trường biển dđịnh hướng cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên bền vững Một số công trình và kết quả nghiên cứu điển hình như sau:

Trong giai đoạn 2001-2015, các nghiên cứu TDBTT của hệ thống tự nhiên - xã hội đới ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ được nhóm tác giả đề cập trong các đề tài và chuyên đề địa chất môi trường và địa chất tai biến Cụ thể trong đề tài “Nghiên cứu đánh giá TDBTT của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững’’ được thực hiện trong giai đoạn 2001-2002 Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng được phương pháp luận, phương pháp và quy trình đánh giá TDBTT áp dụng cho đới duyên hài Qua đó, bước đầu thiết lập được quy trình công nghệ thành lập bàn đồ TDBTT của tài nguyên và môi trường đới duyên hải Nam Trung Bộ Nhận định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới TDBTT, đánh giá hiện trạng TDBTT và phân vùng TDBTT đới duyên hải Nam Trung Bộ dựa trên các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và phân vùng mật độ các đối tượng bị tổn thương (mật độ tài nguyên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng ) Kết quả đã thành lập được bản đồ phân vùng TDBTT các vùng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ theo 4 mức từ thấp đến cao Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung.

Cùng với đó, trong khía cạnh BĐKH toàn cầu, Mai Trọng Nhuận cùng cộng sự đã có những nghiên cứu TDBTT do BĐKH (áp dụng cho thành phố Hạ Long, cửa sông Hồng, Chân Mây - Lăng Cô, ) Trên cơ sở đó, tập thể tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH vùng như quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên môi trường (với các mô hình phát triển kinh tế bền vững như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái, khai thác khoáng sản sạch, ), giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, giải pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến do BĐKH và giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng Kết quả các nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng chính sách, chiến lược thích ứng với BĐKH, giảm thiểu tác động do BĐKH đến tài nguyên môi trường đới ven biển và là cơ sở khoa học cho đánh giá môi trường chiến lược [7].

Từ năm 2007 đến nay, cũng đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế để có những tiếp cận tổng hợp trong việc nghiên cứu TDBTT do tác động của BĐKH Dự án WISDOM (Hệ thống Thông tin liên quan đến Nước cho

Sự Phát triền Bền vững của Đồng bằng Sông Cửu Long 2007-2010) được phối hợp giữa Việt Nam và Đức đã lựa chọn đánh giá TDBTT cách ứng phó trên khía cạnh các mối nguy liên quan đến nước, đặc biệt lũ và xâm nhập mặn tại ba địa điểm là xã Phú Hiệp, Phú Thạnh B, đại diện cho các xã thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp; các xã Phong Thạnh và Phong Phú thuộc cầu Kè tại Trà Vinh và các khu vực đô thị và ven đô tại cần Thơ Nghiên cứu ở Đồng Tháp cho thấy những thay đổi về chính sách và cấu trúc có liên quan là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tổn thương của các hộ gia đình sống trong hai xã nghiên cứu. Thay đổi kiểu sinh kế có một tác động mạnh mẽ đến các đặc tính tổn thương do tiềm năng đối phó và thích ứng – chẳng hạn như khả năng làm giảm tác động gây ra do sự mất thu nhập trong năm lũ lụt hoặc để sữa chữa hư hỏng tài sản - có sự liên quan rất lớn đến tình trạng sinh kế Nghiên cứu thăm dò tại cần Thơ đã cho thấy một cái nhìn cơ bản về những đặc điểm của sự tổn thương đô thị và ven đô Thông qua sự kết hợp của các phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm với các chuyên gia, phỏng vấn hộ gia đình và những phân tích dữ liệu thứ cấp (số liệu thống kê về lũ lụt), kiến thức về các kiểu tổn thương và quy trình quản lý có thể thu thập được Nhờ đó, các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận có thể được điều chỉnh cho các nghiên cứu ở giai đoạn tiếp theo Dự án phân tích khá chi tiết ảnh hưởng của BĐKH có ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch lành thổ của khu vực và chính sách thích ứng của cộng đồng [8].

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của hệ thống đô thị trên địa bàn thành phố Đông Hà.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 9 đơn vị hành chính, gồm Đông Giang (phường), Đông Lễ, Đông Lương, Đông Thanh (phường), Phường 1, Phường

2, Phường 3, Phường 4, Phường 5 gồm các nhu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu.

3.2.2 Phạm vi thời gian Đề tài sử dụng số liệu trong giai đoạn 1980– 2020 của thành phố Đông

Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

- Diễn biến các yếu tố khí hậu, thiên tai và kịch bản biến đổi khí hậu của khu vực nghiên cứu

- Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của đô thị thành phố Đông Hà

- Đề xuất các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho khu vực nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp đánh giá mức độ tổn thương

Trong nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận đánh giá mức độ tổn thương theo IPCC (2007) nguy cơ lổn thương trước BĐKH được xác định là “mức độ mà một hệ thống nhạy cảm hoặc là không thể đương đầu với những tác dộng cũaBĐKH, bao gồm những thay đổi và hiện tượng cực đoan của khí hậu’’ IPCC đã xác định 3 biến số cần thiết để đánh giá nguy cơ tổn thương là: tai biến khí hậu(đe dọa), tính nhạy cảm với tai biến và khả năng thích ứng và đương đầu với các tác động tiềm năng

Nguy cơ tổn thương = f (độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm, năng lực thích ứng)

+ Độ phơi nhiễm (Exposure) là tính chất và mức độ mà một hệ thống tiếp xúc với những thay đổi đáng kể của khí hậu Trong nhiều trưởng hợp các nhà nghiên cứu khác nhau đã gọi độ phơi nhiễm là độ hứng chịu hoặc độ phơi lộ Độ phơi nhiễm phản ánh các yếu tố bên ngoài của hệ thống chẳng hạn như những thay đổi của các dao động khí hậu bao gồm cả các hiện tượng thời tiết cực đoan hoặc mức độ thay đổi của các điều kiện khí hậu trung binh Độ phơi nhiễm có thể bao gồm cả vị trí địa lý có liên quan đến mức độ bị tác động cao bởi những rủi ro. Trong nghiên cứu, độ phơi nhiễm phụ thuộc vào những yếu tố thời tiết cực đoan (lượng mưa thấp nhất mùa hè, nhiệt độ cao nhất mùa hè, nhiệt độ thấp nhất mùa đông) và thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, gió lốc, mưa dông và lũ sông)

+ Độ nhạy cảm (Sensitivity) là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hưởng hoặc xấu hoặc tốt bởi các tác nhân liên quan đến khí hậu Độ nhạy cảm tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể và có thể thay đổi từ vùng này sang vùng khác, từ cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa các nhóm xã hội và các cá nhân và có sự thay đổi theo thời gian cả về giá trị cũng như về bản chất Trong nghiên cứu, độ nhạy cảm phụ thuộc vào những yếu tố dân số (số dân, mật độ dân số, ); yếu tố về kinh tế - xã hội (tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo, tỷ lệ người phụ thuộc, ) và số thiệt hại do thiên tai, thời tiết cực đoan (số người chết, bị thương; số nhà ở, tài sàn bị thiệt hại, )

+ Năng lực thích ứng (Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống thích nghi với BĐKH (bao gồm biến động khí hậu và các hiện tượng cực đoan) để giảm nhẹ thiệt hại tiềm năng do nó gây ra, để tận dụng các cơ hội hoặc đối phó với các hậu quả Năng lực thích ứng của một cộng đồng phụ thuộc vào sự kết hợp của các yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và sự phân bố nguồn lực. Trong nghiên cứu, năng lực thích ứng phụ thuộc vào yếu tố cơ sở hạ tầng (tỷ lệ dân dùng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ rác thài sinh hoạt được thu gom, tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa, ); yếu tố về kinh tế - xã hội (thu nhập bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư xã hội, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, ) và yếu tố về lao động (tỷ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo)

+ Đánh giá nguy cơ tổn thương là sự tính toán các giá trị của 3 hợp phần chính: Độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của các đối tượng bị tác động khác nhau do BĐKH tại khu vực địa lý cụ thể Mức độ tổn thương không dễ dàng xác định và định lượng hóa được, đặc biệt là đối với những vấn đề KT-XH Các đối tượng có nguy cơ tổn thương và mức độ tổn thương của chúng thường được xác định theo bối cảnh và các mục tiêu nguy cơ cụ thể Đối với nguy cơ đánh giá mức độ tổn thương ở cấp vi mô (cấp huyện, xã) thường sử dụng cơ sở dữ liệu gốc được thu thập từ các cuộc điều tra khảo sát thực tế, đối với những đánh giá ở cấp cao hơn (cấp tỉnh, cấp vùng) cần phải sử dụng thêm các dữ liệu thứ cấp.

Lĩnh vực đánh giá nguy cơ tổn thương ra đời để giải quyết nhu cầu định lượng hóa xem các cộng đồng sẽ thích ứng như thế nào với những thay đổi điều kiện môi trường Đánh giá nguy cơ tổn thương có ý nghĩa quan trọng bời vì nó là một trong nhừng căn cứ cần thiết để xây dựng chính sách và các kế hoạch thích ứng cho các nhóm và các khu vực dễ bị tổn thương cụ thể đồng thời nó cũng là căn cứ đế thiết lập các cơ chế phản hồi nhằm giảm rủi ro của BĐKH.

Như vậy, việc đánh giá mức độ tổn thương được tiến hành bằng cách xây dựng “chỉ số dễ bị tốn thương" và tính toán, phân ngưỡng giá trị của các chỉ số dễ bị tổn thương cho đối tượng đánh giá (trong phạm vi đề tài này, đối tượng đánh giá là các đơn vị cấp xã và tương đương của thành phố Đông Hà) Chỉ số này dựa trên nhiều bộ chỉ thị làm nên khả năng dễ bị tổn thương của một vùng. Phương pháp này cho kết quả là một số duy nhất, có thể được dùng để so sánh các vùng khác nhau

3.4.2 Phương pháp kháo sát thực địa, thu thập số liệu

Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình các vấn đề về thiên tai, sinh kế tại địa phương có liên quan đến nghiên cứu Các loại số liệu lấy từ nguồn khảo sát thực địa sau được thống kê và phân tích:

- Số liệu quan trắc về khí hậu: số liệu về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa, lượng mưa mùa khô, các ngày mưa lớn trong giai đoạn 1980 đến năm 2020 Bộ số liệu này được thu thập từ trạm quan trắc khí tượng tại địa phương Sử dụng các phương pháp thống kê khí tượng để xem xét xu hướng cua BĐKH tại địa phương thông qua một số đặc trưng như nhiệt độ, lượng mưa Thừa kế từ các báo cáo về tinh hình thời tiết trên địa bàn thành phố Đông Hà và tỉnh Quảng Trị.

Các hiện tượng thiên tai: Thu thập số liệu của lũ lụt, hạn hán, rét hại, nắng nóng từ các báo cáo Tổng kết thiệt hại do thiên tai hàng năm của UBND thành phố Đông Hà; các báo chí, website của các tổ chức liên quan; sử dụng phương pháp thống kê để xem xét tần xuất xuất hiện các dạng thiên tai trên địa bàn.

Số liệu về kinh tế - xã hội: Từ các Báo cáo Tồng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của thành phố và niên giám thống kế hằng năm, tiến hành chuẩn hóa thành các biến chỉ thị Sau đó, sử dụng thống kê mô tả để mô tả đặc trưng của các biến theo các chuỗi.

3.4.3 Phương pháp chuyên gia Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu, nghiên cứu sử dụng phiếu điểu tra để phỏng vấn các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực đất đai, biến đổi khí hậu, tài nguyên môi trường để cho điểm các yếu tố với số phiếu phỏng vấn là 7 phiếu Nội dung phỏng vấn xem thêm ở phụ lục.

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

3.4.4.1 Phương pháp chuẩn hóa số liệu

Các số liệu thu thập được quản lý và xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS version 26 (2020) để chuẩn hóa Trình ứng dụng thống kê mô tả được sử dụng xuyên suốt trong quá trình xử lý số liệu.

3.4.4.2 Phương pháp tính toán trọng số theo mô hình phân tích thứ bậc (AHP)

Phương pháp đánh giá theo quá trình phân tích thứ bậc (AHP Analytic Hierarchy Process) được Saaty phát triển trong nhừng năm 1970 dựa trên các mô hình toán học và tâm lý học Với ưu thế trong xác định khách quan các trọng số nhằm đưa ra các quyết định đa bậc, phương pháp này hiện nay được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, cà khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn

Các bước tiến hành AHP:

Bước 1: Phân tích vấn đề và xác định lời giải yêu cầu.

Bước 2: Xác định các yếu tố sử dụng và xây dựng cây phân cấp yếu tố. Bước 3: Điều tra thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên.

Bước 4: Thiết lập các ma trận so sánh cặp.

Bước 5: Tính toán trọng số cho từng mức, từng nhóm yếu tố.

Bước 6: Tính tỷ số nhất quán (CR) Tỷ số nhất quán phải nhỏ hơn hay bằng 10%, nếu lớn hơn, cần thực hiện lại các bước 3, 4, 5.

Bước 7: Thực hiện bước 3, 4, 5, 6 cho tất cả các mức và các nhóm yếu tố trong cây phân cấp.

Bước 8: Tính toán trọng số tổng hợp và nhận xét. a So sánh cặp

Trong phương pháp này, người được phỏng vấn phải diễn tả ý kiến của mình đối với từng cặp yếu tố Thường người được hỏi phải chọn câu trả lời trong số 10 -17 sự lựa chọn riêng biệt Mỗi sự chọn lựa là một cụm từ ngôn ngữ học Chẳng hạn : “A quan trọng hơn B”, “A quan trọng như B”

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Thành phố Đông Hà có 09 phường, với tổng diện tích tự nhiên 7.308,53ha Toạ độ địa lý 16007’53’’ - 16 052’22’’ Vĩ Bắc, 107 004’24’’ - 107 007’24’’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và thành phố Đông Hà; Phía Nam giáp huyện Triệu Phong; Phía Đông giáp huyện Triệu Phong; Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.

Hình 4.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá - xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền 13 tỉnh của 4 quốc gia (Việt Nam, Lào, Thái Lan và Mianmar), cùng với mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt thuận tiện, là giao điểm giữa quốc lộ 1A với đường xuyên Á (Quốc lộ 9) nối với Lào, Thái Lan, Mianmar,…

* Địa hình: Địa hình của thành phố Đông Hà có hai dạng cơ bản là địa hình gò đồi bát úp và địa hình đồng bằng khá thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành kinh tế cũng như việc xây dựng các công trình đô thị vững chắc.

- Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây - Nam, chiếm khoảng 44 % diện tích tự nhiên lớn hơn 3.000 ha, có độ cao trung bình 10 m so với mặt nước biển, nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5 -10 độ Mặt đất được phủ trên nền phiến thạch và sa phiến có ưu thế cho việc xây dựng nền móng của công trình, cùng với địa hình bát úp nối dài để tạo thành một không gian kiến trúc đô thị thoáng đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt Trong sản xuất nông nghiệp thích hợp với trồng các loại cây lâu năm, cây lâm nghiệp, phát triển mô hình vườn rừng.

- Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 56 % diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt là lớp phú sa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu cho năng suất cao nhưng hay bị lũ lụt Tập trung ở phường Đông Thanh, phường Đông Giang, phường Đông Lễ, phường 2, phường 3 và phường Đông Lương.

Do hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động tân kiến tạo, kết hợp với quá trình ngoại sinh đã tạo nên 2 vùng địa mạo cơ bản cho thành phố Đông Hà là vùng bóc mòn và vùng tích tụ.

Vùng bóc mòn: phân bố chủ yếu ở phía Tây - Tây Nam đường Quốc lộ 1A, có độ cao dao động từ 5m đến xấp xỉ 30m, là vùng hoàn toàn thoát khỏi tác động của lũ lụt hàng năm, ở đây hoạt động phong hoá xâm thực - bóc mòn là cơ bản, vùng này có nền móng tốt thuận lợi cho xây dựng các công trình, định cư và trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp.

Vùng tích tụ: có cấu tạo địa hình phức tạp, độ cao biến động từ 0 - 5m; nhiều nơi bị ngập lũ hàng năm, có nơi sâu đến 2m (như vùng Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương) Đây là vùng trồng lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản Hàng năm lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại cho cư dân và sản xuất nông nghiệp.

Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây - Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng Chế độ khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô nóng.

- Mùa khô nóng: kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, gần như liên tục nắng nóng kèm theo gió nóng khô Tây - Tây Nam, có sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc Đông Trường Sơn nên gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ, khô nóng có thời gian kéo dài trong nhiều tháng.

- Mùa mưa: Tập trung vào các tháng 8 đến tháng 11 và kéo dài đến tháng

3 năm sau, mùa mưa trùng vào mùa gió mùa Đông - Bắc nên kèm theo rét lạnh kéo dài, độ ẩm không khí rất cao.

* Lượng mưa: Lượng mưa bình quân năm 2.700 mm/ năm nhưng phân bố không đều, mưa tập trung vào tháng 9,10,11, cao nhất là tháng 9 nên thường gây lũ lụt Trong những tháng mùa mưa thường kèm theo những cơn bão mạnh xuất phát từ biển Đông Bão thường kèm theo mưa lũ nên càng làm tăng thêm thiệt hại về kinh tế cho nhân dân.

* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,40C, trong đó nhiệt độ tối thấp 110C, nhiệt độ tối cao 420C Độ bốc hơi lớn gây khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống

* Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm đạt 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất 94% (tháng 9,11), tháng thấp nhất là 75% (tháng 1, tháng 2).

* Nắng: là yếu tố có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và bị chi phối bởi lượng mây, vì vậy thời gian chiếu sáng trong ngày của mùa hè và mùa đông khác nhau Về mùa đông do lượng mây nhiều và thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn mùa hè, nên số giờ nắng ít hơn Trung bình trong mỗi tháng mùa này có khoảng 80 - 130 giờ, số giờ nắng ít nhất vào tháng 12.

Mùa hè do lượng mây ít, thời gian chiếu sáng trong ngày dài nên số giờ nắng nhiều hơn số mùa đông Trung bình số giờ nắng mỗi tháng từ 170 - 240 giờ, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 4 và tháng 7 Trong năm số giờ nắng tăng nhanh từ tháng 2 và tháng 3 và giảm nhanh từ tháng 8 đến tháng 9, số giờ nắng cũng giảm nhanh từ tháng 10 sang tháng 11.

* Gió: Hướng chủ đạo là gió Đông Bắc và Tây Nam theo hai mùa chính:

- Trong mùa khô, giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8 Thành phố chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam, mạnh nhất là ở tháng 6 - tháng 7, kéo theo khô nóng, nhiệt độ cao, cây trồng thời kỳ này phát triển kém.

- Trong mùa Đông, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, gió chính là gió mùa Đông Bắc, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng.

Diễn biến các yếu tố khí hậu, thiên tai và kịch bản biến đổi khí hậu của khu vực nghiên cứu

4.2.1 Xu thế biến đổi của các hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan Đông Hà là một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng từ biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu được biểu hiện ở chiều hướng tăng của nhiệt độ, tăng mực nước biển, thay đổi chế độ mưa, thay đổi lượng mưa, thay đổi chế độ gió, tất cả đều theo chiều hướng mạnh lên cùng với nguy cơ làm tăng các thảm họa thiên nhiên

- Biến đổi khí hậu làm tần suất bão, mưa lũ gia tăng: Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn Trận mưa lũ năm 2020 có thể nói là thảm hoạ thiên tai Lượng mưa kỷ lục, đỉnh lũ vượt lũ lịch sử và sạt lở đặc biệt nghiêm trọng là những gì đã diễn ra ở tỉnh Quảng Trị từ ngày 6 tháng 10 đến ngày 22 tháng 10 năm 2020 Cụ thể, đợt mưa lũ vừa qua, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phổ biến từ 1.500mm ÷ 2.200mm; có nơi cao hơn Mưa lớn, khiến lũ trên các sông đều lên nhanh và đạt đỉnh phổ biến ở mức xấp xỉ báo động 3 và trên báo động 3, riêng sông Hiếu (đo tại trạm Thủy văn Đông Hà) vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1983 (5,48m) 0,78m.

- Biến đổi khí hậu làm gia tăng nhiệt độ, số đợt hạn hán: Gió Tây Nam khô nóng hàng năm tập trung chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 (thời gian xảy ra hạn hán tập trung chủ yếu vào các tháng 3 - 4 và 7 - 8) Số liệu quan trắc khí tượng tại trạm Đông Hà cho thấy hầu như năm nào cũng xảy ra tuần hạn và đợt hạn, khoảng 8,2 năm có một năm có tháng hạn và khoảng 5,6 năm có 1 năm có mùa hạn

+ Trung bình mỗi năm có 7,87 tuần hạn, trung bình mỗi tháng có 0,66 tuần hạn (tức là trung bình trong 3 tháng xảy ra 2 tuần hạn); tuần hạn chủ yếu xảy ra vào các tháng mùa khô 1-7;

+ Trung bình mỗi năm có 3 đợt hạn; đợt hạn chủ yếu xảy ra vào các tháng mùa khô 1-7, rất hy hữu xảy ra vào các tháng 8, 9, 11 và 12;

+ Tần suất hạn tháng như sau: (1) Các tháng mùa khô là 13,8%; (2) Các tháng mùa mưa là 12,1%; (3) Hạn các tháng trong năm là 12,2%; tháng hạn chủ yếu xảy ra vào các tháng mùa khô 1- 8;

+ Hạn trong mùa chỉ xảy ra trong mùa khô với tần suất 17,9% (khoảng 5,6 năm xảy ra 1 lần)

+ Tháng hạn xác định theo chỉ số mưa tích lũy và hệ số khô hạn cho thấy tần suất khô hạn theo các chỉ số này cao hơn nhiều so với tần suất tính toán theo các chỉ số khác Điều đó cho thấy sự biến động về mưa tháng rất lớn theo thời gian giữa các năm. Đây là một trong các cơ sở quan trọng trong xây dựng kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên nước góp phần hạn chế tác hại của hạn hán

- Biến đổi khí hậu làm gia tăng lũ lụt: Mùa lũ lụt chính vụ thường xảy ra khoảng từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 12 hàng năm Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu nên trên địa bàn thường xảy ra lũ sớm vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 và lũ muộn từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1, Sông Hiếu có chiều dài khoảng 70km và lưu vực 465 km², đoạn chạy qua thành phố rộng từ 150 - 200m, dài khoảng 8km Do ở thượng nguồn, lưu lượng của sông bất thường nên mùa mưa thì lũ quét, đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua được đã ảnh hưởng lớn đến sản suất nông nghiệp, nên cần có những quy hoạch sử dụng đất trong tương lai phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội Ngoài ra lưu lượng, dòng chảy của sông Vĩnh Phước, sông Thạch Hãn và các hồ nhân tạo cũng bị tác động ảnh hưởng do lượng mưa thất thường… ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân

- Các hiện tượng khí hậu cực đoan đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, do vậy để đảm bảo đời sống cho nhân dân sản xuất nông nghiệp, bù lại diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích khác,…; quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2030 cần hoạch định những khu vực sản xuất chuyên canh tập trung (vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh hoa, vùng chuyên canh rau, màu, vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản, vùng chuyên canh trang trại, gia trại,…) mang tính sản xuất hàng hóa cao. Đến năm 2030 cần nâng cấp các hồ, xây mới kè, đập ngăn mặn, hệ thống kênh mương để đảm bảo cung cấp đủ nước cho tưới tiêu và sinh hoạt khi gặp hạn hán, lũ lụt

4.2.2 Xu thế biến đổi của nhiệt độ và các cực trị, cực đoan nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm trong 39 năm qua trên khu vực Quảng Trị đều có xu thế tăng lên Trong đó, Đông Hà có nhiệt độ tăng 0,38°C/39 năm Về nhiệt độ trung bình năm các thập kỷ cho thấy, nhiệt trong các thập kỷ xấp xỉ nhau; tuy nhiên, trung bình giai đoạn 2010 - 2018 cao hơn hẳn

Xu thế nóng lên toàn cầu thể hiện rõ nhất ở mức nhiệt cao trong những năm gần đây, nhất là thời kỳ 2010 - 2018 (Bảng 2.2): Tại Đông Hà, các năm

2010 và 2015 đều có nhiệt độ cao hơn cấp phân vị 90 (PV90); năm 2014, 2016 có nhiệt độ cao hơn PV80 Ngược lại, cũng trong thời kỳ này, năm 2011 có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn PV10.

Hình 4.2 Diễn biến nhiệt độ trung bình các mùa và năm giai đoạn 1980 - 2018 và 2010 - 2018 tại Đông Hà

Hình 4.3 Nhiệt độ trung bình (°C) các thập kỷ và thời kỳ 2010 – 2018

Khác với nhiều khu vực trên cả nước, khi nhiệt độ có xu thế tăng lên, đồng thời số ngày có nhiệt độ tối cao trên 35°C cũng có xu thế tăng lên, thì trên khu vực Đông Hà trong 39 năm qua, số ngày nắng nóng lại có xu thế giảm đi hoặc không thay đổi Tuy nhiên, xét đến số ngày nắng nóng trung bình các thập kỷ cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2018, số ngày nắng nóng lại cao hơn các thập kỷ trước ở Đông Hà.

Trong 39 năm qua, rủi ro thiên tai do nắng nóng xảy ra trên khu vực Đông

Hà là không nhiều Từ số liệu quan trắc trạm trên địa bàn thành phố cho thấy, khả năng gây thiệt hại do nắng nóng tại Đông Hà là có xảy ra Tại Đông Hà, trong 39 năm qua đã xảy ra 6 đợt nắng nóng đạt cấp độ 1 rủi ro, trong đó năm

2015 - 2016 có 2 đợt và 1 đợt đạt cấp độ 2 rủi ro (cũng xảy ra vào năm 2015).

Như vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn 2010 - 2018, không những số ngày nắng nóng có xu thế tăng lên mà cấp độ rủi ro do thiên tai nắng nóng cũng có xu thế tăng lên.

Hình 4.4 Số ngày nắng nóng giai đoạn 1980 – 2018 tại Đông Hà

Số ngày rét đậm, rét hại

Do vị trí nằm ở phía nam của miền khí hậu phía Bắc, nên Quảng Trị vẫn còn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mùa đông, tuy nhiên, về tần suất và mức độ ảnh hưởng là không nhiều Tại Đông Hà, số ngày rét đậm rất ít năm vượt quá

10 ngày, Trong 39 năm qua, số ngày rét đậm tại Đông Hà có xu thế giảm đi.

Số ngày rét hại ở Đông Hà rất hiếm khi xảy ra, trung bình 10 năm có 3 ngày nhiệt độ trung bình xuống dưới 13°C

Về rủi ro do thiên tai rét hại, sương muối trên khu vực Đông Hà hầu như là không xảy ra.

Hình 4.5 Số ngày rét đậm giai đoạn 1980-2015 tại Đông Hà

4.2.3 Xu thế biến đổi của lượng mưa và các hiện tượng cực đoan lượng mưa

Lượng mưa trong mùa khô trên khu vực Quảng Trị đều có xu thế tăng lên trong 39 năm qua Ngược lại, lượng mưa mùa mưa giảm đi trên toàn khu vực tỉnh Tuy nhiên ở Đông Hà có xu thế không rõ ràng.

Hình 4.6 Xu thế biến đổi của lượng mưa giai đoạn 1980-2015 tại Đông Hà

Trên hình cho thấy tại Đông Hà lượng mưa trung bình các thập kỷ và giai đoạn 2010 - 2018 đều dao động trên dưới 2300mm.

Hình 4.7 Xu thế biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất giai đoạn 1980-2015 tại Đông Hà

Hình 4.8 Xu thế biến đổi của lượng mưa 5 ngày lớn nhất giai đoạn 1980-2015 tại Đông Hà

Số ngày mưa lớn (R ≥ 50mm)

Số ngày có lượng mưa trên 50mm có xu thế giảm đi ở Đông Hà (0,5 ngày/

Hình 4.9 Xu thế diễn biến số ngày mưa lớn trên 50mm khu vực Đông Hà giai đoạn 1980 - 2018

Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của đô thị thành phố Đông Hà

4.3.1 Các tiêu chí xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương

Việc lựa chọn các chỉ thị phù hợp cho một tai biến cụ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố Các chỉ số cần phải chứa đựng các đặc điểm của tai biến, nhưng từ khía cạnh KTXH, các chỉ số này cũng cần thể hiện mức độ phát triển của khu vực, các đặc trưng văn hóa, xã hội và tình trạng kinh tế Các chỉ thị được lựa chọn có thể khác nhau về loại hình số lượng và quy mô đánh giá theo khu vực nghiên cứu Dựa vào khía cạnh tổn thương hiện hữu, các chỉ thị cũng được phân loại theo các biến tự nhiên và kinh tế - xã hội, sau đó dữ liệu của mỗi biến được xếp thành các lớp tương ứng với các nguy cơ tổn thương từ thấp đến cao Như vậy, mỗi biến này đều được gắn trọng số theo mức độ quan trọng của nó trong việc xác định nguy cơ tổn thương do thiên tai.

Xuất phát từ các tiêu chí trên, tác giả đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương cho hệ thống đô thị, trình bày ở bảng

Bảng 4.5: Các tiêu chí đánh giá mức độ tổn thương cho hệ thống đô thị thành phố Đông Hà

Nhóm chỉ thị Chỉ số Đơn vị

Chỉ thị mức độ phơi nhiễm (E)

Bão, áp thấp nhiệt đới trung bình trong 4 năm gần nhất

Gió lốc và mưa giông cục bộ trung bình trong 4 năm gần nhất (E12) Số cơn

Lũ sông trung bình trong 4 năm gần nhất (E13) Số đợt

Lượng mưa thấp nhất mùa hè (E21) mm

Nhiệt độ cao nhất mùa hè (E22) o C

Nhiệt độ thấp nhất mùa đông (E23) o C

Dân số thành thị (S11) Số người

Mật độ dân số thành thị (S12) Người/km 2

Tỷ lệ dân số thực tế thường trú (S13) %

Tỷ lệ hộ nghèo thành thị (S21) %

Tỷ lệ hộ cận nghèo thành thị (S22) %

Tỷ lệ người phụ thuộc (S23) %

Giá trị thiệt hại ước tính trung bình trong 4 năm gần nhất (S31) Triệu đồng

Số nhà, tài sản bị thiệt hại trong 4 năm gần nhất (S32) Tài sản

Số người chết, mất tích, bị thương trung bình trong 4 năm gần nhất (S33) Người

Tổng số khu phố (A11) Đơn vị

Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước hợp vệ sinh

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại các khu dân cư đô thị (A13) %

Tỷ lệ đường giao thông đô thị được cứng hóa (A14) %

Thu nhập bình quân đầu người (A21) Triệu/ người

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (A22) Tỷ

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin (A23) %

Tỷ lệ trường mầm non tiểu học,THCS đạt chuẩn QG

Tỷ lệ lao động đô thị được giải quyết việc làm A31) %

Tỷ lệ lao động đô thị đang làm việc đã qua đào tạo

(Nguồn: Tác giả thành lập)

4.3.2 Tính toán trọng số cho các nhóm tiêu chí

4.3.2.1 Đánh giá khả năng thích ứng (AC) của hệ thống đô thị

Trọng số của các tiêu chí so sánh trong nhóm khả năng thích ứng AC được xác định theo ma trận so sánh cặp theo phương pháp AHP như sau:

Bảng 4.6: Xác định trọng số cho bộ chỉ thị (AC) cho hệ thống đô thị

(Nguồn: Xử lý số liệu)

Giá trị năng lực thích ứng được xác định theo công thức:

Từ số liệu phụ lục 4 và bảng 4.6 áp dụng công thức trên kết quả tính toán

AC được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Kết quả tính toán khả năng thích ứng (AC) cho hệ thống đô thị

Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội Lao động

Khả năng thích ứng (AC) Đánh giá (AC)

Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước hợp vệ sinh (%) (A12)

Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại các khu dân cư đô thị (%) (A13)

Tỷ lệ đường giao thông đô thị được cứng hóa (%) (A14)

Thu nhập bình quân đầu người (triệu/người) (A21)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ) (A22)

Tỷ lệ trẻ em dưới

1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắc xin (%) (A23)

Tỷ lệ trường mầm non tiểu học,

Tỷ lệ lao động đô thị được giải quyết việc làm (%) (A31)

Tỷ lệ lao động đô thị đang làm việc đã qua đào tạo (%) (A32)

(Nguồn: Xử lý số liệu)

(Đánh giá AC: AC =< -0.3 Thấp; -0.3 < AC =< 0 Trung bình; AC > 0 Cao)

Qua kết quả bảng 4.7 cho thấy các phường trong thành phố có giá trị giao động trong khoảng từ -0.5861 đến 1.009, trong đó chia làm 3 mức độ:

- Nhóm có chỉ số khả năng thích ứng cao gồm các phường: Phường 1, Phường 2, Phường 5, Phường Đông Giang, Phường Đông Lễ (Chiếm 55,55%) Đều là trung tâm khu vực phát triển của thành phố Có cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế - xã hội phát triển Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt.

- Nhóm có chỉ số số khả năng thích ứng trung bình bao gồm: Phường Đông Thanh, Phường Đông Lương (Chiếm 22,22%) Có cơ sở hạ tầng phát triển Ít xảy ra hiện tượng sạt lở đất,…

- Nhóm có chỉ số số khả năng thích ứng thấp bao gồm: Phường 3, Phường

4 (Chiếm 22,22%) Có cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội kém phát triển

Hình 4.10 : Bản đồ năng lực thích ứng (AC) của hệ thống đô thị

4.3.2.2 Đánh giá độ nhạy cảm(S) của hệ thống đô thị

Trọng số của các tiêu chí so sánh trong nhóm độ nhạy cảm S được xác định theo ma trận so sánh cặp theo phương pháp AHP như sau:

Bảng 4.8 : Xác định trọng số cho bộ chỉ thị (S) cho hệ thống đô thị

(Nguồn: Xử lý số liệu)

Giá trị độ nhạy cảm được xác định theo công thức:

Từ số liệu bảng 4.8 và phụ lục 5 áp dụng công thức trên, kết quả tính toán

Bảng 4.9: Kết quả tính toán mức độ nhạy cảm (S) cho hệ thống đô thị

Dân số Kinh tế - Xã hội Thiệt hại

Mức độ nhạy cảm (S) Đánh giá (S)

Dân số thành thị (người) (S11)

Mật độ dân số thành thị (người/ km 2 ) (S12)

Tỷ lệ dân số thực tế thường trú (%) (S13)

Tỷ lệ hộ nghèo thành thị (%) (S21)

Tỷ lệ hộ cận nghèo thành thị (%) (S22)

Tỷ lệ người phụ thuộc (%) (S23)

Giá trị thiệt hại ước tính trung bình trong

4 năm gần nhất (triệu đồng) (S31)

Số nhà, tài sản bị thiệt hại trong 4 năm gần nhất (tài sản) (S32)

Số người chết, mất tích, bị thương trung bình trong 4 năm gần nhất (người) (S33)

(Nguồn: Xử lý số liệu)

(Đánh giá S: S =< -0.6 Thấp; -0.6 < S =< 0.2 Trung bình; S > 0.2 Cao)

Qua kết quả Bảng 4.9 cho thấy các phường trong thành phố có giá trị dao động trong khoảng -1.0475 đến 0.9574, trong đó chia thành 3 mức:

- Nhóm có chỉ số mức độ nhạy cảm cao gồm các phường: Phường Đông Giang, Phường Đông Thanh, Phường Đông Lương Đây là khu vực có điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng chưa pháp triển Thường xảy ra các hiện tượng lũ lụt, mưa lớn,…

- Nhóm có chỉ số mức độ nhạy cảm trung bình gồm các phường: Phường

1, Phường 4, Phường 5 Đây là các vùng có điều kiện phát triển, ít chịu ảnh hưởng lũ lụt, mưa lớn.

- Nhóm có chỉ số mức độ nhạy cảm thấp gồm các phường: Phường 2,Phường 3 Có điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển.

Hình 4.11 Bản đồ độ nhạy cảm (S) của hệ thống đô thị

4.3.2.3 Đánh giá mức độ phơi nhiễm (E) của hệ thống đô thị

Trọng số của các tiêu chí so sánh trong nhóm độ phơi nhiễm E được xác định theo ma trận so sánh cặp theo phương pháp AHP như sau:

Bảng 4.10: Xác định trọng số cho bộ chỉ thị (E) cho hệ thống đô thị

(Nguồn: Xử lý số liệu)

Giá trị độ nhạy cảm được xác định theo công thức:

Từ số liệu bảng 4.10 và phụ lục 6, áp dụng công thức trên, kết quả tính toán E được thể hiện ở bảng 4.11:

Bảng 4.11: Kết quả tính toán độ phơi nhiễm (E) cho hệ thống đô thị

Thiên tai Thời tiết cực đoan Độ phơi nhiễm (E) Đánh giá (E)

Bão, áp thấp nhiệt đới trung bình trong 4 năm gần nhất (cơn) (E11)

Gió lốc và mưa giông cục bộ trung bình trong 4 năm gần nhất (cơn) (E12)

Lũ sông trung bình trong

Lượng mưa thấp nhất mùa hè (mm) (E21)

Nhiệt độ cao nhất mùa hè ( o C) (E22)

Nhiệt độ thấp nhất mùa đông ( o C) (E23)

(Nguồn: Xử lý số liệu)

(Đánh giá E: E =< -0.5 Thấp; -0.5 < E =< 0 Trung bình; E > 0 Cao)

Qua kết quả bảng 4.11 cho thấy các phường trong thành phố Đông Hà giao động trong khoảng -0.4837 đến 0.5830, trong đó chia thành 3 mức:

- Nhóm có chỉ số độ phơi nhiễm cao gồm các phường: Phường 3, Phường

4, Phường 5, Phường Đông Giang, Phường Đông Thanh, Phường Đông Lương. Đây cũng là các phường có cơ sở hạ tầng kém phát triển, điều kiện kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nhiều.

- Nhóm có chỉ số độ phơi nhiễm trung bình gồm các phường: Phường 1, Phường 2, Phường Đông Lễ Đây là các khu vực có chịu hiện tượng lũ lụt,sạt lở đất.

Hình 4.12 Bản đồ độ phơi nhiễm E của hệ thống đô thị

4.3.2.4 Đánh giá mức độ tổn thương (V) của hệ thống đô thị

Trọng số của các chỉ số (AC), (S) và (E) được xác định theo ma trận so sánh cặp theo phương pháp AHP như sau:

Bảng 4.12: Xác định trọng số các chỉ thị (AC), (S) và (E) của hệ thống đô thị

(Nguồn: Xử lý số liệu)

Giá trị mức độ dễ bị tổn thương được xác định theo công thức:

Từ số liệu của bảng 4.12, áp dụng công thức trên, kết quả tính toán V được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13 : Kết quả tính mức độ dễ bị tổn thương (V) cho hệ thống đô thị

TT Phường W AC *AC W S *S W E *E V Đánh giá (V)

(Nguồn: Xử lý số liệu)

(Đánh giá V: V =< 0.05 Thấp; 0.05 < V 0.25 < Cao)

Qua kết quả bảng 4.13 cho thấy các phường trong thành phố giao động trong khoảng: -0.0387 đến 0.3390, trong đó chia thành 3 mức:

- Nhóm có mức độ tổn thương cao gồm các phường: Phường 4, Phường Đông Giang, Phường Đông Thanh, Phường Đông Lương (chiếm 44.44%) Đây là các phường ven trung tâm thành phố Đông Hà, có cơ sở hạ tầng kém phát triển xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt,… Có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chưa nhanh.

- Nhóm có mức độ tổn thương trung bình gồm các phường: Phường 3, Phường 5, Phường Đông Lễ (chiếm 33.33%) Đây là các phường ít chịu tổn thương do thiên tai lũ lụt…

- Nhóm có mức độ tổn thương thấp gồm các phường: Phường 1, Phường

2 (chiếm 22.22%) Đều là các khu vực phát triển, là trung tâm của thành phố Đông Hà Có cơ sở hạ tầng phát triển nên ít bị tổn thương.

Hình 4.13 Bản đồ mức độ tổn thương (V) của hệ thống đô thị

Đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống đô thị .86 1 Các giải pháp tổng thể

4.4.1 Các giải pháp tổng thể

Những năm gần đây, thiên tai diễn ra cực đoan, bất thường gây thiệt hại lớn tại nhiều khu vực trong cả nước Riêng địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng đã chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam như bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), không khí lạnh, lũ lụt, lũ quét, lũ ống, hạn hán, lốc tố, dông sét, mưa đá, sạt lở đất, xâm nhập mặn, nước dâng, nắng nóng, mưa lớn Do đó việc đề ra các giải pháp thích ứng là vô cùng quan trọng Một số giải pháp thích ứng BĐKH tổng thể được đưa ra như sau:

- Lập, rà soát bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

- Đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, nâng cao nhận thức cho người dân về phân loại rác thải,…

- Điều tra, đánh giá tính hiệu quả của các mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho người dân.

- Xây dựng chương trình Kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng (xây mới, nâng cấp).

- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực ứng phó và thích ứng với BĐKH cho phường.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro thiên tai như bảo hiểm cơ sở vật chất, máy móc.

- Làm mát máy móc, thiết bị trong các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,… với nhiệt độ ở mức ổn định, lạnh sâu, duy trì nhiệt độ trong khu vực sản xuất mà gần như không phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời.

- Lựa chọn các vật liệu phù hợp để xây dựng trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

- Cần lồng ghép BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chiến lược của ngành y tế.

- Có cơ chế khuyến khích các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý (nước thải, khí thải) đảm bảo quy chuẩn.

- Chủ động các phương án phòng chống nắng nóng, rét đậm, rét hại cho đàn gia súc, gia cầm.

4.4.2 Các giải pháp cụ thể

Ngoài các biện pháp tổng thể ở phần trên, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể thích ứng cho BĐKH cho từng phường theo bảng 4.14

Bảng 4.14 Một số giải pháp thích ứng BĐKH cụ thể cho từng phường

Mức độ tổn thương theo nhóm các phường

Phường/xã Tác động của biến đổi khí hậu Giải pháp

Nhóm các phường tổn thương cao

- Nhà bị tốc mái, nhiều cây cối hoa màu bị gãy đổ.

- Phát sinh nhiều dịch bệnh làm số lượng cá thể vật nuôi giảm đi đáng kể.

- Ảnh hưởng sức khỏe của người dân

- Lập, rà soát bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

- Đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, nâng cao nhận thức cho người dân về phân loại rác thải,…

- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Hư hại đến các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng.

- Điều tra, đánh giá tính hiệu quả của các mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho người dân.

Mức độ tổn thương theo nhóm các phường

Phường/xã Tác động của biến đổi khí hậu Giải pháp

- Các loại gia súc, gia cầm bị trôi, chết hàng loạt

- Xây dựng chương trình Kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng (xây mới, nâng cấp).

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

-Nguy cơ ngập lụt sâu, sạt lở dọc bờ sông Hiếu ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.

- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Phát sinh nhiều dịch bệnh làm số lượng cá thể vật nuôi giảm đi đáng kể.

- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực ứng phó và thích ứng với BĐKH cho phường.

- Điều tra, đánh giá tính hiệu quả của các mô hình chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro cho người dân.

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống

Mức độ tổn thương theo nhóm các phường

Phường/xã Tác động của biến đổi khí hậu Giải pháp dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

- Máy móc, thiết bị trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, nhà máy, có nguy cơ bị hư hỏng, giảm tuổi thọ do phải làm việc trong trong môi trường khắc nghiệt

- Hư hại các công trình xây dựng, tài sản.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro thiên tai như bảo hiểm cơ sở vật chất, máy móc.

- Làm mát máy móc, thiết bị trong các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,… với nhiệt độ ở mức ổn định, lạnh sâu, duy trì nhiệt độ trong khu vực sản xuất mà gần như không phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời.

- Lựa chọn các vật liệu phù hợp để xây dựng trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

- Cần lồng ghép BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chiến lược của ngành y tế.

Nhóm các phường tổn thương trung bình

Phường 3 - Làm hư hỏng hạ tầng đường bộ, đường sắt như nền

- Lựa chọn các vật liệu phù hợp để xây dựng trong điều kiện khí hậu

Mức độ tổn thương theo nhóm các phường

Phường/xã Tác động của biến đổi khí hậu Giải pháp đường, cầu, hệ thống tín hiệu, chiếu sáng,

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

- Gia tăng tình hình dịch bệnh. ngày càng khắc nghiệt.

- Cần lồng ghép BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chiến lược của ngành y tế.

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

Phường 5 - Hư hại đến các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng.

- Ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của người dân

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Lựa chọn các vật liệu phù hợp để xây dựng trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

- Có cơ chế khuyến khích các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý (nước thải, khí thải) đảm bảo quy chuẩn.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp để đảm bảo phòng chống được thiên tai do BĐKH gây ra: Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng chống bão, lũ, ngập lụt; đảm bảo an toàn cháy nổ khi thiên tai xảy ra.

Mức độ tổn thương theo nhóm các phường

Phường/xã Tác động của biến đổi khí hậu Giải pháp

-Hư hại tài sản, công trình xây dựng.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Tăng tình hình dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp để đảm bảo phòng chống được thiên tai do BĐKH gây ra: Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng chống bão, lũ, ngập lụt; đảm bảo an toàn cháy nổ khi thiên tai xảy ra.

- Có cơ chế khuyến khích các cơ sở đầu tư hệ thống xử lý (nước thải, khí thải) đảm bảo quy chuẩn.

- Chủ động các phương án phòng chống nắng nóng, rét đậm, rét hại cho đàn gia súc, gia cầm.

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

Nhóm các phường tổn thương thấp

Phường 1 - Nguy cơ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp để đảm bảo phòng chống được thiên tai do

Mức độ tổn thương theo nhóm các phường

Phường/xã Tác động của biến đổi khí hậu Giải pháp khỏe người dân.

- Hư hại tài sản, công trình xây dựng.

BĐKH gây ra: Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng chống bão, lũ, ngập lụt; đảm bảo an toàn cháy nổ khi thiên tai xảy ra.

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

-Ảnh hưởng sinh hoạt người dân.

- Hư hại đến các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng.

- Tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp để đảm bảo phòng chống được thiên tai do BĐKH gây ra: Tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng chống bão, lũ, ngập lụt; đảm bảo an toàn cháy nổ khi thiên tai xảy ra.

Ngày đăng: 12/03/2024, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w