1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn luật dân sự 2 đề tài hợp đồng thuê và hợp đồngmượn tài sản

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TIỂU LUẬN MÔN LUẬT DÂN SỰ 2 ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG THUÊ VÀ HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN Mã lớp học phần: LAW307_222_1_D02 2022-2023 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .2 1 HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN 3 1.1 Những quy định chung về hợp đồng thuê tài sản .3 1.1.1 Khái niệm hợp đồng thuê tài sản 3 1.1.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê tài sản 3 1.1.3 Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản .4 1.1.4 Ý nghĩa của hợp đồng thuê tài sản 4 1.1.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản 4 1.1.5.1 Bên cho thuê tài sản 4 1.1.5.2 Bên thuê tài sản 5 1.2 Hợp đồng thuê khoán tài sản 7 1.2.1 Khái niệm .7 1.2.2 Đối tượng 7 1.2.3 Giá cả và thời hạn trong hợp đồng thuê khoán 7 1.2.4 Hình thức hợp đồng thuê khoán 8 1.2.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên .8 1.2.5.1 Bên cho thuê 8 1.2.5.2 Bên thuê khoán tài sản .9 1.2.6 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán 10 2 HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN 11 2.1 Khái niệm 11 2.2 Đặc điểm pháp lý 11 2.3 Đối tượng .11 2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên .12 2.4.1 Bên cho mượn 12 2.4.2 Bên mượn tài sản 12 3 PHÂN BIỆT GIỮA HAI LOẠI HỢP ĐỒNG MƯỢN VÀ THUÊ TÀI SẢN 14 4 KIẾN NGHỊ .16 4.1 Một số điểm chưa hoàn thiện 16 4.2 Kiến nghị .16 5 KẾT LUẬN 18 Tài liệu tham khảo 19 2 LỜI NÓI ĐẦU Đầu tiên, nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã đưa môn học Luật Dân sự 2 vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Nguyễn Ngọc Thảo Phương đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Luật Dân sự 2 của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc và có thể đưa môn học áp dụng vào đời sống và những kiến thức thực tế Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Bộ môn Luật Dân sự 2 là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 1 HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN Hợp đồng thuê tài sản gồm những Quy định chung về hợp đồng thuê tài sản và Hợp đồng thuê khoán tài sản 1.1 Những quy định chung về hợp đồng thuê tài sản 1.1.1 Khái niệm hợp đồng thuê tài sản “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà phải sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.” (Đ472 BLDS 2015) Hợp đồng thuê tài sản thường được sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Trong hợp đồng thuê tài sản, bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một thời gian nhất định Hết hạn của hợp đồng, bên thuê phải trả lại tài sản mà mình đã thuê Vì vậy, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản phải là vật đặc định, không tiêu hao Hợp đồng thuê nhà ở, thuê khoán tư liệu sản xuất cũng là một loại hợp đồng thuê tài sản nhưng đối tượng của nó là bất động sản, cho nên khi chuyển cho chủ thể khác, Nhà nước kiểm soát việc chuyển dịch đó Việc cho thuê nhà ở, thuê khoán tư liệu sản xuất không những phải tuân theo các quy định về cho thuê tài sản mà còn phải tuân thủ các quy định riêng của từng loại hợp đồng đó 1.1.2 Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng có đền bù khoản tiền mà bên thuê tài sản phải trả cho bên có tài sản cho thuê là khoản đền bù Khoản tiền thuê tài sản nhiều hay ít do sự thoả thuận của các bên và thường dựa trên căn cứ thời hạn thuê, vật thuê và giá trị sử dụng của vật Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng song vụ bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả lại tài sản thuê và tiền thuê như đã thoả thuận Bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê sử 3 dụng tài sản thuê đúng mục đích, công dụng, thời hạn, phương thức và trả lại tài sản thuê, tiền thuê 1.1.3 Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản Sau khi giao kết hợp đồng thuê tài sản, bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê Hết hạn của hợp đồng bên thuê phải trả lại đúng tài sản đã thuê Do vậy, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật đặc định và không tiêu hao Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng (động sản hoặc bất động sản), quyền sử dụng đất (đối với cá nhân, tổ chức), đối tượng là đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác Trường hợp này, đất thuộc sở hữu nhà nước cho nên, Nhà nước cho các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất, kinh doanh 1.1.4 Ý nghĩa của hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ pháp lý phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của bên thuê Quyền khai thác tài sản thuê của bên thuê không khác biệt so với quyền của chủ sở hữu tài sản đó Thông qua hợp đồng thuê tài sản, chủ sở hữu tài sản cho thuê đã thực hiện quyền năng sử dụng tài sản của mình thông qua hành vi của người thuê Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ hợp pháp cho các bên khai thác triệt để những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chưa khai thác hết tiềm năng, công suất, tránh lãng phí Hợp đồng thuê tài sản là phương tiện pháp lý nhằm khắc phục tình trạng nhà sản xuất kinh doanh không có đủ tư liệu sản xuất vẫn có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh qua việc sử dụng tài sản thuê 1.1.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản 1.1.5.1 Bên cho thuê tài sản * Quyền của bên cho thuê tài sản - Bên cho thuê phải là chủ sở hữu của tài sản hoặc có quyền cho thuê - Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng (Điều 480) 4 - Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp các bên có thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn mà bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 481) - Hết hạn của hợp đồng, bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê phải trả lại đúng tài sản đã thuê trong tình trạng như khi nhận Nếu các bên có thỏa thuận về tỉ lệ hao mòn thì tài sản phải trong tình trạng như đã thỏa thuận Trường hợp bên thuê làm mất, hư hỏng tài sản thuê thì phải bồi thường thiệt hại (khoản 1 Điều 482) - Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê hoàn trả tài sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận (khoản 4 Điều 482) * Nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản - Bên cho thuê có nghĩa vụ giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó (Khoản 1 Điều 476) - Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản cho thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa (Khoản 1 Điều 477) - Bên cho thuê có nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê trong suốt thời gian thuê.(Khoản 1 Điều 478) - Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê (Khoản 3 Điều 482) 1.1.5.2 Bên thuê tài sản 5 Document continues below Discover more fLruoậmt :Kinh doanh LAW Trường Đại học Ngân… 576 documents Go to course Trắc nghiệm luật kinh doanh 101 100% (24) Nguyen-ly-marketing bai-tap-trac-nghiem-… 34 100% (11) (8)THE Business 2.0 PRE- Inter-ST- UNIT 2 12 Luật Kinh doanh 100% (3) Correctional 96% (114) Administration 8 Criminology English - huhu 100% (3) 10 Led hiển thị 20 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021… 160 * Quyền của bên thuê tài sản an ninh mạng 100% (2) - Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý (Điều 475) - Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây: +) Sửa chữa tài sản; +) Giảm giá thuê; +) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được (khoản 2 Điều 477) - Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa (khoản 3 Điều 477) * Nghĩa vụ của bên thuê tài sản - Bên thuê tài sản có nghĩa vụ trả tiền thuê như đã thỏa thuận (Điều 481) - Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường (Điều 479) - Khi hết hạn của hợp đồng thuê tài sản, bên thuê phải trả lại tài sản trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận (Khoản 1 Điều 482) 6 - Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả (khoản 5 Điều 482) 1.2 Hợp đồng thuê khoán tài sản 1.2.1 Khái niệm Trong Bộ luật dân sự năm 2015 có nhiều quy định về cho thuê bất động sản, động sản (thuê nhà, đất ) nhưng nếu chỉ quy định chung là thuê tài sản mà không có những quy định riêng về từng loại tài sản thì nhiều trường hợp quyền lợi của người thuê không được bảo đảm như thuê đất để xây dựng nhà máy, thuê rừng, thuê mặt nước Những trường hợp này người thuê không chỉ sử dụng tài sản thuê mà mục đích của họ là khai thác lợi ích kinh tế của những tài sản này một cách lâu dài, ổn định Người thuê có địa vị pháp lí khác với những người thuê tài sản thông thường là tư liệu tiêu dùng Khi thuê tư liệu sản xuất quan trọng, người thuê phải đầu tư tiền, công nghệ để sản xuất, kinh doanh nếu thời hạn của loại hợp đồng này ngắn và hợp đồng bị hủy, bị đình chỉ dựa trên các căn cứ chung thì người thuê sẽ bị thiệt hại lớn, có thể dẫn đến sự khánh kiệt tài sản Do vậy, Điều 483 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê” 1.2.2 Đối tượng Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 484) 1.2.3 Giá cả và thời hạn trong hợp đồng thuê khoán Giá thuê khoán là khoản tiền mà bên thuê khoán phải trả cho bên cho thuê khoán Giá thuê khoán do các bên thoả thuận Nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá xác định khi đấu thầu Phương thức trả tiền thuê do các bên thoả thuận 7 Thời hạn thuê khoán do các bên thoả thuận Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu là sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán (Điều 485) Tuỳ thuộc vào giá trị sử dụng của vật thuê khoán mà các bên thoả thuận về thời hạn thuê, nhưng thời hạn thuê khoán không thể thấp hơn một chu kì khai thác thông thường vật thuê khoán và còn phụ thuộc vào những vật chất khác mà người thuê khoán dùng để khai thác công dụng cùa vật thuê 1.2.4 Hình thức hợp đồng thuê khoán Thuê khoán tài sản là thuê tư liệu sản xuất để kinh doanh, vì vậy, phụ thuộc vào công việc kinh doanh của bên thuê mà họ sẽ lựa chọn tư liệu sản xuẩt phù hợp để thuê, cho nên đối tượng của hợp đông thuê khoán đa dạng và hình thức phong phú theo hình thức của giao dịch Tuy nhiên, hợp đồng thuê khoán phải có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu pháp luật có quy định Nhà nước giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản thuê khoán là bất động sản để ngăn chặn các hành vi khai thác tài sản thuê khoán sai mục đích sử dụng mà pháp luật đã quy định 1.2.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên Nghĩa vụ chung của cả hai bên: Khi giao tài sản thuê khoán các bên phải lặp biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán Trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản (Điều 487) 1.2.5.1 Bên cho thuê * Về quyền của bên cho thuê khoán tài sản - Bên cho thuê khoán có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc người có thẩm quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác - Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 489) * Về nghĩa vụ của bên cho thuê khoán tài sản 8 - Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận (Khoản 2 Điều 490) 1.2.5.2 Bên thuê khoán tài sản * Về quyền của bên thuê khoán tài sản - Nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 3 Điều 488) - Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán (Điều 490) - Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 491) * Về nghĩa vụ của bên thuê khoán tài sản - Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán (Khoản 2 Điều 488) - Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Khoản 4 Điều 488) - Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó (Khoản 5 Điều 488) - Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó (Khoản 6 Điều 488) - Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời (Điều 489) - Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo 9 quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại (Khoản 1 Điều 490) - Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 491) - Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại (Điều 493) 1.2.6 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán Điều 492 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán 1 Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác 2 Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng 10 2 HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN 2.1 Khái niệm Căn cứ Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mượn tài sản như sau: “Điều 494 Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”Theo đó, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được 2.2 Đặc điểm pháp lý Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật đặc định không tiều hao Sau khi sử dụng tài sản đi mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó 2.3 Đối tượng Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản Khái niệm tài sản cần được hiểu cụ thể là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người 11 mượn Đối tượng của hợp đồng phải là vật không tiêu hao Sau khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu khi mượn Nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản Hết thời hạn, bên mượn phải trả lại chính tài sản đã mượn cho bên cho mượn; nên đối tượng của hợp đồng này không thể là vật tiêu hao; vì vật tiêu hao là vật sau khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu 2.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên 2.4.1 Bên cho mượn Điều 499 Quyền của bên cho mượn tài sản 1 Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý 2 Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn 3 Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra Điều 498 Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản 1 Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có 2 Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận 3 Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết 2.4.2 Bên mượn tài sản Điều 497 Quyền của bên mượn tài sản 1 Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận 12 2 Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận 3 Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn Điều 496 Nghĩa vụ của bên mượn tài sản 1 Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa 2 Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn 3 Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được 4 Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn 5 Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả 13 3 PHÂN BIỆT GIỮA HAI LOẠI HỢP ĐỒNG MƯỢN VÀ THUÊ TÀI SẢN Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự 2015, Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản là hai loại hợp đồng riêng biệt nên giữa chúng có những quy định khác nhau Tuy nhiên, về bản chất, hai loại hợp đồng này vẫn là các loại hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản, nói cách khác, các loại này không làm thay đổi quyền sở hữu của chủ thể đối với đối tượng của hợp đồng, chính vì thế 2 loại hợp đồng này cũng có những quy định giống nhau Dưới đây là bảng so sánh một vài sự giống và khác nhau nổi bật giữa hai loại hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản: Tiêu chí phân biệt Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng mượn tài sản Đối tượng Là những vật đặc định Tất cả những vật không Tính chất của hợp đồng và vật không tiêu hao tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản - Là hợp đồng song vụ: - Là hợp đồng đơn vụ: Cả hai bên thuê và bên Bên cho mượn tài sản có cho thuê đều có quyền quyền yêu cầu bên và nghĩa vụ đối với mượn tài sản trả lại tài nhau sản khi hết hạn hợp - Hợp đồng ưng thuận: đồng hoặc mục đích Phát sinh hiệu lực tại mượn đã đạt được Bên thời điểm giao kết hợp mượn có nghĩa vụ trả tài đồng sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn - Là hợp đồng thực tế: Phát sinh hiệu lực khi bên cho mượn đã chuyển giao tài sản cho bên mượn 14 Tính chất đền bù Là hợp đồng có đền bù, Là hợp đồng không có Trả lại tài sản khoản tiền mà bên thuê đền bù, trong hợp đồng trả cho bên cho thuê là không có điều khoản giá khoản đền bù cả bởi: mục đích của bên cho mượn đặt ra Bên thuê phải trả lại tài không phải nhằm thu lợi sản thuê trong tình trạng nhuận như khi nhận, trừ hao Bên mượn tài sản có mòn tự nhiên hoặc theo nghĩa vụ trả lại tài sản đúng như tình trạng đã mượn đúng thời hạn, thỏa thuận, nếu giá trị nếu không có thỏa thuận của tài sản thuê bị giảm về thời hạn trả lại tài sản sút so với tình trạng khi thì bên mượn phải trả lại nhận thì bên cho thuê tài sản ngay sau khi mục có quyền yêu cầu bồi đích mượn đã đạt được thường thiệt hại, trừ hao Bồi thường thiệt hại, nếu mòn tự nhiên làm mất, hư hỏng tài sản mượn và phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả 4 KIẾN NGHỊ 15 4.1 Một số điểm chưa hoàn thiện Tài sản cho thuê trong hợp đồng thuê thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên cho thuê, do đó bên cho thuê vẫn có thể dùng tài sản cho thuê đem thế chấp, vấn đề này được quy đinh như sau “Quyền của bên thế chấp được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được udnfg để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết” Như vậy, pháp luật vẫn cho phép người cho thuê dùng tài sản cho thuê đi thế chấp, quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ sở hữu tài sản khi họ cần một khoản tiền từ việc thế chấp tài sản để phục vụ nhu cầu cá nhân nhưng bên thế chấp phải thông báo cho bên thuê và bên nhận thế chấp biết Việc thông báo này là cần thiết vì bên thuê cần được biết việc bên nhận thế chấp đã xác lập quyền đối với tài sản thuê và bên nhận thế chấp cũng cần được biết việc bên thế chấp đang khai thác tài sản thông qua việc cho thuê để thuận tiện cho việc quản lý tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm Tuy nhiên, BLDS 2015 chưa quy định cụ thể việc thông báo này diễn ra trước hay sau khi bên cho thuê xã lập hợp đồng thuê tài sản với bên thuê, do đó nếu bên cho thuê thông báo với bên thuê rằng tài sản cho thuê đã được đem thế chấp sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng thuê thì điều này sẽ không công bằng với bên thuê Bên cạnh đó, BLDS 2015 cũng không quy định trách nhiệm pháp lý mà bên cho thuê phải gánh chịu khi không thực hiện nghĩa vụ thông báo tính trạng tài sản cho thuê cho bên nhạan thế chấp tài sản hoặc bên thuê biết, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thuê và bên nhận thế chấp 4.2 Kiến nghị Nên bổ sung vào quy định nghĩa vụ bên cho thuê tài sản phải thông báo tình trạng tài sản cho thuê đang được thế chấp cho bên thuê biết trước khi hai bên ký kết hợp đồng thuê tài sản, nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho bên thuê Nếu bên cho thuê cố tình không thông báo cho bên thuê biết trước mà điều này dẫn đến thiệt hại cho bên thuê thì bên thuê có quyền đơn phương chấm 16 dứt hợp đồng thuê tài sản đã ký kết với bên cho thuê, đồng thời có quyền yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại 5 KẾT LUẬN 17 Trong hoạt động dân sự, thuê, mượn là những hoạt động hoàn toàn bình thường tuy nhiên để đảm bảo công bằng khi có những tranh chấp xảy ra thì những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mượn tài sản, thuê tài sản là thật sự cần thiết và quan trọng Không chỉ vậy, đây góp phần làm cơ sở để bảo đảm và bảo vệ quyền con người; bảo đảm dân chủ công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội; đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội và nâng cao tính quản lý của Nhà nước Tài liệu tham khảo 18

Ngày đăng: 12/03/2024, 12:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w