1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tình hình vĩ mô hiện tại của việt nam và tác độngcủa chúng đến thị trường chứng khoán vn, ngành và cổ phiếungân hàng tmcp ngoại thương vn (vcb)

50 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Vĩ Mô Hiện Tại Của Việt Nam Và Tác Động Của Chúng Đến Thị Trường Chứng Khoán VN, Ngành Và Cổ Phiếu Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương VN (VCB)
Tác giả Truong Khanh Van, Phan Thi Nhu Y, Tron Thi Ngoc Ha, Nguyen Ngoc, Pham Thi Ngoc Linh, Vu Hoa Du, Trinh Nguyen Hoang An, Dang Bao Lam, Tron Dung Duong, Truong Hai Nam
Người hướng dẫn TS. Tran Tuan Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đầu Tư Tài Chính
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 10,72 MB

Nội dung

Lạm phát- Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, lạm phát cơ bản tháng 12/2022 tăng 0,33% so vớitháng trước, tăng 4,99% so với cùng kỳ năm trước cao hơn mức tăng CPI bình quân chungtăng 4,55%

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP BUỔI 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VĨ MÔ HIỆN TẠI CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN, NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN (VCB)

MÔN :ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH GVHD :TS TRẦN TUẤN VINH LỚP : D03

NHÓM : 02

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 09 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ NHIỆM VỤ

Trương Khánh Vân 030137210623 - Phân tích chỉ số tiêu dùng, ngân

sách, xuất nhập khẩu

- Phân tích xu hướng công nghệ

100%

Phan Thị Như Ý 30137210643 - Phân tích xu hướng công nghệ

Trần Thị Ngọc Hà 030137210172 - Phân tích thuận lợi, rủi ro trong

Vũ Hoa Dư 030137210653 - Phân tích tổng quan nền kinh tế

- Kết luận về cổ phiếu VCB

100%Trịnh Nguyễn Hoàng Ân 030137210103 - Phân tích bức tranh của ngành

ngân hàng, bước đi vĩ mô, tìnhhình giá cổ phiếu VCB

- Phân tích nhân tố kinh tế

100%

Đặng Bảo Lâm 030137210252 - Phân tích các chính sách và pháp

luật

100%Trần Đông Dương 030137210152 - Phân tích lối sống, xã hội 100%Trương Hải Nam 030137210306 - Phân tích khả năng quản trị rủi

ro của VCB, các nhân tố môitrường đến VCB

100%

2

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5

TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ 6

I Phân tích các chỉ số vĩ mô Việt Nam hiện nay 6

1 Các chỉ số vĩ mô 6

1.1 Tổng sản phẩm nội địa – GDP 6

1.2 Lạm phát 6

1.3 Thất nghiệp 7

1.4 Lãi suất 7

1.5 Tỷ giá 7

1.6 Nợ xấu, nợ công 8

1.7 Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ( ICOR ) 9

1.8 Chỉ số tiêu dùng (CPI) 9

1.9 Ngân sách 14

1.10 Xuất nhập khẩu 15

2 Các chính sách và pháp luật 17

2.1 Chính sách tiền tệ 17

2.1.1 Điều chỉnh lãi suất điều hành hỗ trợ nền kinh tế 17

2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép 'thử sai' 18

2.2 Chính sách tài khóa 19

2.2.1 Giải pháp thu NSNN 19

2.2.2 Chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả 19

2.2.3 Bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công đảm bảo trong ngưỡng Quốc hội cho phép 20

2.3 Chính sách thu hút vốn đầu tư 20

2.4 Các văn bản pháp luật mới 21

2.4.1 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 21

2.4.2 Luật Giá 2023 22

2.4.3 Luật Hợp tác xã 2023 23

2.4.4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 23

2.4.5 Luật Phòng thủ Dân sự 2023 23

2.4.6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công an nhân dân 2023 23

2.4.7 Luật Giao dịch điện tử 2023 23

2.4.8 Luật Đấu thầu 2023 24

3

Trang 4

2.4.9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước

ngoài tại Việt Nam 2023 24

3 Lối sống xã hội 24

4 Xu hướng về công nghệ 25

5 Dự báo tương lai 26

II Tác động của chúng đến thị trường chứng khoán Việt Nam 26

1 Thuận lợi và rủi ro trong đầu tư 26

2 Rủi ro hoặc thuận lợi trong các ngành kinh tế nào? 30

III TÁC ĐỘNG TỚI NGÀNH NGÂN HÀNG 35

1 Tổng quan nền kinh tế 35

1.1 GDP trong 6 tháng đầu năm 35

1 2 Bức tranh của ngành 36

1.2.1 Lãi suất 36

1.2.2 GDP 36

1.2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng 37

1.3 Bước đi vĩ mô 37

1.3.1 Chính sách tiền tệ 37

2 Tác động đến cổ phiếu VCB 38

2.1 Tình hình giá cổ phiếu VCB 38

2.2 Khả năng quản trị rủi ro 38

2.3 Mức độ uy tín của CP VCB 39

2.4 Các nhân tố môi trường tác động đến VCB 39

2.4.1 Nhân tố kinh tế 39

2.4.2 Nhân tố chính trị - pháp luật 40

2.4.3 Nhân tố văn hóa xã hội 41

2.4.4 Nhân tố công nghệ 41

3 Kết luận 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

4

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012-2022 6

Hình 2: Biểu đồ lạm phát cơ bản bình quân năm so với năm trước từ giai đoạn 2018-2022 .7

Hình 3: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2022 8

Hình 4: Biểu đồ hệ số ICOR theo giá so sánh 2010 9

Hình 5: CPI tháng 12 bình quân qua các năm 10

Hình 6: CPI bình quân trong 3 năm 12

Hình 7: Bảng chi tiêu ngân sách nhà nước 2005-2020 14

Hình 8: Kim ngạch Xuất Nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 15

Hình 9: Các yếu tố thu hút đầu tư theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI 21

Hình 10: Biểu đồ CPI qua các năm 2006, 2007, 2008 29

Hình 11: Tăng trưởng tiền gửi các NHTM giai đoạn 2013-6T2019 29

Hình 12: Lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước 30

Hình 13: Lãi suất tiết kiệm tháng 4/2021 31

Hình 14: Tỷ lệ nợ xấu của VCB từ năm 2015-2021 32

Hình 15: Tốc độ tăng/ giảm các quý năm 2021(%) 33

Hình 16:Bình quân CPI từ năm 2016-2021 33

Hình 17:Diễn biến giá dầu thế giới 34

Hình 18:Tăng trưởng GDP giữa năm 2022 và 2023 35

Hình 19: Tăng trưởng GDP Việt Nam từ 2011 đến Q1/2023 36

Hình 20: Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ năm trước 37

5

Trang 6

TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

I Phân tích các chỉ số vĩ mô Việt Nam hiện nay

1 Các chỉ số vĩ mô

1.1 Tổng sản phẩm nội địa – GDP

- Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2012-2022 do nền kinh tếđang khôi phục trở lại sau đại dịch Covid-19 Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65% GDP bình quân đầu người năm

2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393USD so với năm 2021

Hình 1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012-2022

Nguồn: (Tổng Cục Thống Kê, 2022)

1.2 Lạm phát

- Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, lạm phát cơ bản tháng 12/2022 tăng 0,33% so vớitháng trước, tăng 4,99% so với cùng kỳ năm trước cao hơn mức tăng CPI bình quân chung(tăng 4,55%) chủ yếu do giá xăng dầu là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng 12năm nay thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản Bìnhquân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, mức tăng cao nhất tronggiai đoạn từ 2018-2022, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này chothấy biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng

- Như vậy, trong năm 2022 mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên áp lực lạm phátnăm 2023 là rất lớn Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang có

xu hướng giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại nhưng rủi ro tăng trở lại khá cao

do xung đột giữa Nga – Ucraina vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp

6

Trang 7

Discover more

from:

LAW

Document continues below

Luật Kinh doanh

Trường Đại học Ngân…

160

Trang 8

Hình 2: Biểu đồ lạm phát cơ bản bình quân năm so với năm trước từ giai đoạn

là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03%.Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm

2022 là 2,21%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,7%; tỷ lệ thiếu việc làmkhu vực nông thôn là 2,51%.(Theo Tổng cục Thống kê)

1.4 Lãi suất

- Năm 2022, áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao,để phù hợp với bối cảnh quốc tế ,ổn địnhkinh tế vĩ mô,lạm phát trong nước cũng như mục tiêu chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhànước Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh lãi suất một số lần

- Theo báo cáo của Fiinratings, từ tháng 9/2022, dưới áp lực tỷ giá và lạm phát, các ngânhàng không còn tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, buộc phải nâng lãi suất huy động và chịulãi suất liên ngân hàng cao để đảm bảo thanh khoản Trong tháng 9 và tháng 10/2022,Ngân hàng Nhà nước đã hai lần tăng các mức lãi suất điều hành để giữ ổn định tỷ giáVND/USD, cũng như thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% Ngay lập tức, lãisuất huy động tăng mạnh, có lúc lên đến hơn 10% cho kỳ hạn 12 tháng ở một số ngânhàng Lãi suất cho vay cũng tăng theo đối với nhiều sản phẩm cho vay của ngân hàng.Tìnhtrạng thiếu thanh khoản hệ thống khiến cho lãi suất liên ngân hàng thậm chí đã có lúc đạt8,44%/năm cho kỳ hạn qua đêm, cao hơn cả lãi suất huy động cá nhân kỳ hạn 12 tháng ởcác ngân hàng quốc doanh.Việc tăng lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến biên lãi thuần củacác ngân hàng, khi lãi suất huy động có xu hướng tăng nhanh hơn lãi suất cho vay, và Ngânhàng Nhà nước cũng đang thực hiện các biện pháp hạn chế gia tăng lãi suất cho vay để hỗtrợ các doanh nghiệp và nền kinh tế

1.5 Tỷ giá

7

an ninh mạng 100% (2)

Trang 9

- Năm 2022, nền kinh tế đối mặt với cú sốc tỷ giá Đã có lúc, VND mất giá cao so vớiUSD (mất gần 9%) trong tháng 11/2022 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm từ gần

110 tỷ USD vào cuối tháng 1/2022 xuống còn khoảng 89 tỷ USD vào cuối tháng 12/2022.Tại thời điểm cuối năm 2022, VND mất giá khoảng 3,5% so với đồng USD, thấp hơnnhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực như: PHP (-8,31%); CNY (-8,41%); EUR (-5,73%); GBP (-10,57%); JP (-12,91%)

- Từ đầu tháng 11, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại, chợ đen và liên ngânhàng bắt đầu chuỗi ngày giảm giá Ghi nhận tại ngày 16/12/2022, tỷ giá USD/VND chỉ còndao động quanh mức 23.500-23.700 VND/USD Như vậy, việc giảm hơn 6% trong vònghai tuần gần nhất đã khiến giá bán USD trên kênh ngân hàng hiện chỉ còn tăng hơn 3% sovới cuối năm 2021.Trước đó, giá USD đã có lúc tăng lên mức cao nhất lịch sử Tại thịtrường tự do, ngày 31/10, giá USD vọt lên 25.450 VND Đồng thời, bất chấp việc được nớibiên độ dao động quanh tỷ giá trung tâm từ +/- 3% lên +/-5%, giá USD niêm yết tại cácngân hàng thương mại cũng liên tục áp sát trần mà Ngân hàng Nhà nước quy định, tức trên24.880 VND/USD

Hình 3: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2022

Nguồn: Tạp chí điện tử VnEconomy thống kê từ số liệu của GSO, Bộ Tài Chính, NHNN

1.6 Nợ xấu, nợ công

- Những khó khăn của nền kinh tế cũng đang dồn lên hệ thống ngân hàng Mặc dù nhìntrên tổng thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (NPL) toàn hệ thống đang được kiểm soát ở mức dưới3%, nhưng nợ xấu ở một số ngân hàng đã ở mức báo động

- Theo báo cáo của Fiinratings, sau khi thời gian cơ cấu thời hạn trả nợ cho khách hàngchịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN kết thúc(30/6/2022), các ngân hàng bắt đầu đối mặt với nguy cơ gia tăng các khoản nợ xấu.Tỷ lệ

nợ xấu điều chỉnh (nợ xấu nội bảng và trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành) tại thờiđiểm 30/9/2022 của toàn ngành là khoảng 2,6%, tăng nhẹ so với mức 2,5% hồi đầu năm

8

Trang 10

Trong đó, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh như NCB, SCB, PGB Nhiều ngânhàng lớn cũng tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm.

- Thời gian qua, công tác quản lý nợ công ở Việt Nam được thực hiện chặt chẽ và đã đápứng được các mục tiêu đề ra Trong giai đoạn 2017 - 2021, nợ công của Việt Nam giảmmạnh, từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP Đến cuối năm 2022, dư nợ công ướctính đạt 38% GDP, dư nợ Chính phủ ước đạt 34,7% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốcgia ước đạt 36,8% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ước đạt 16,3% tổng thuNgân Sách Nhà Nước; trong phạm vi Quốc hội cho phép Những kết quả tích cực trên là

do việc quản lý và sử dụng vốn vay được kiểm soát chặt chẽ, các khoản vay được thực hiệnhiệu quả hơn

1.7 Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ( ICOR )

Hình 4: Biểu đồ hệ số ICOR theo giá so sánh 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- ICOR của Việt Nam ở các năm từ 2012-2019 đều ở mức dưới 7 lần, nhưng đến năm 2020

và 2021 ở mức khá cao, lần lượt là 14.27 và 15.57 lần Điều này cho thấy, hiệu quả đầu tưgiảm và ở mức rất thấp, nguyên nhân chủ yếu do tác động của đại dịch Covid-19 Đến năm

2022, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, ICOR đã giảm xuống còn khoảng 5,13 lần,thấp xa so với năm 2020, 2021 Điều đó có nghĩa là hiệu quả đầu tư cao và tăng do kinh tế

đã dần được phục hồi trở lại

1.8 Chỉ số tiêu dùng (CPI)

9

Trang 11

Hình 5: CPI tháng 12 bình quân qua các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2012

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so vớitháng 12/2011 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm2011

Năm 2013

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so vớitháng 12/2012 Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơnnhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012 Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I vàquý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định vàtăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%

Năm 2015

- CPI tháng Mười Hai năm nay tăng 0,02% so với tháng trước

- CPI tháng 12/2015 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014, bình quân mỗi tháng CPI tăng0,05% CPI bình quân năm 2015 tăng 0,63% so với bình quân năm 2014 Mức tăng CPI

10

Trang 12

tháng 12/2015 so với cùng kỳ năm 2014 và mức tăng CPI bình quân năm 2015 so với bìnhquân năm 2014 đều là mức thấp nhất trong 14 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so vớimục tiêu CPI tăng 5%.

Năm 2016

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước

- CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%.CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015 Mức tăng CPI tháng12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quânnăm 2015 tăng cao hơn so với năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bìnhquân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội

đề ra

Năm 2017

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2017 tăng 0,21% so với tháng trước

- CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội

đề ra CPI tháng 12/2017 tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng0,21%

Năm 2019

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, đây là mức tăngcao nhất trong 9 năm qua Có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng MườiHai tăng so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất3,42%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 4,41% (làm CPI chung tăng 1%); lương thựctăng 0,45%; ăn uống ngoài gia đình tăng 2,44% do ảnh hưởng của nhóm thực phẩm tăng(làm CPI chung tăng 0,22

- CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội

đề ra, đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua; CPI tháng 12/2019tăng 5,23% so với tháng 12/2018

CPI trong vòng 3 năm 2020, 2021, 2022

11

Trang 13

Hình 6: CPI bình quân trong 3 năm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2020

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2020 tăng 0,1% so với tháng trước

- Tính chung quý IV/2020, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quýIV/2019, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 6,23% so với cùng kỳ năm trước;giáo dục tăng 3,82% (dịch vụ giáo dục tăng 4,17%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,26%; thiết

bị và đồ dùng gia đình tăng 0,79%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,54%; nhà ở và vật liệu xâydựng tăng 0,51%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,48%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng2,2% Ba nhóm có chỉ số giá giảm so với cùng kỳ năm trước là giao thông giảm 12,82%;văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,28%; bưu chính viễn thông giảm 0,55%

- CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội

đề ra là dưới 4%; CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhấttrong giai đoạn 2016-2020 CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếusau: (i) Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng0,17%), (ii) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chungtăng 2,61%), (iii) Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫndiễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện lộ trìnhtăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm

2020 tăng 4,32% so với năm 2019

Trang 14

- Trong năm 2021, giá xăng dầu trong nước so với năm trước, bình quân năm tăng 31,74%,làm CPI chung tăng 1,14 điểm phần trăm.

- Bình quân năm 2021 gas tăng 25,89% so với năm trước, làm CPI chung tăng 0,38 điểmphần trăm

- Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻngon tăng trong dịp Lễ, Tết và nhu cầu tích lũy của người dân trong thời gian giãn cách xãhội làm cho giá gạo năm 2021 tăng

- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở năm 2021 tăng 7,03% so với năm trước do giá xi măng, sắt,thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,14 điểm phầntrăm

- Giá dịch vụ giáo dục năm 2021 tăng 1,87% so với năm 2020

Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong năm 2021

- Giá các mặt hàng thực phẩm năm 2021 giảm 0,54% so với năm 2020

- Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn dodịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điệncho khách hàng trong quý IV năm 2020 Do đó, giá điện sinh hoạt bình quân năm 2021giảm 0,89% so với năm 2020

- Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé máy baynăm 2021 giảm 21,15% so với năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,32%

- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, cácngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịchbệnh và ổn định giá cả thị trường

Năm 2022

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốchội đề ra

Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong năm 2022

- So với năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân năm 2022 tăng 28,01%, làm CPIchung tăng 1,01 điểm phần trăm

- Bình quân năm 2022 gas tăng 11,49% so với năm 2021, làm CPI chung tăng 0,17 điểmphần trăm

- Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻngon tăng trong dịp Lễ, Tết làm cho giá gạo năm 2022 tăng 1,22% so với năm 2021– Giácác mặt hàng thực phẩm năm 2022 tăng 1,62% so với năm 2021, làm CPI tăng 0,35 điểmphần trăm, trong đó giá thịt bò tăng 0,8%; giá thịt gà tăng 4,29%

- Giá nhà ở và vật liệu xây dựng năm 2022 tăng 3,11% so với năm trước do giá xi măng,sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,59 điểmphần trăm

13

Trang 15

- Giá dịch vụ giáo dục năm 2022 tăng 1,44% so với năm 2021 (làm CPI chung tăng 0,08điểm phần trăm) do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí năm học2022-2023.

- Ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, theo đó giá vé máy bay năm 2022 tăng 27,58% sovới năm trước; giá vé tàu hỏa tăng 10,96%; giá vé ô tô khách tăng 12,15%; giá du lịch trọngói tăng 8,27%

Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong năm 2022

- Giá thịt lợn giảm 10,68% so với năm trước, làm CPI chung giảm 0,36 điểm phần trăm dodịch tả lợn châu Phi được kiểm soát và nguồn cung lợn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcủa người dân

- Giá nhà ở thuê giảm 1,83% so với năm trước, làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm,giá giảm chủ yếu trong các tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19

- Giá bưu chính viễn thông giảm 0,37% so với năm trước do giá điện thoại di động giảm

- Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thờigian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ cácgiải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội vàqua đó giúp kiềm chế lạm phát của năm 2022

1.9 Ngân sách

Hình 7: Bảng chi tiêu ngân sách nhà nước 2005-2020

Nguồn: Số liệu được điều chỉnh theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015, bao gồm chi từnguồn trái phiếu Chính phủ, không bao gồm chi trả nợ gốc

- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vai trò của NSNN

là rất quan trọng, không chỉ là quỹ tài chính để duy trì bộ máy quản lý nhà nước, là công cụ

để Nhà nước khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường mà còn là nguồn lực tài chínhquan trọng cho đầu tư phát triển

- Các hoạt động chi NSNN đang có xu hướng ngày càng mở rộng cùng với quá trình pháttriển kinh tế xã hội nước ta Bảng 1 thể hiện mức độ chi tiêu NSNN theo năm từ 2005 –

2020 Quy mô chi từ NSNN của giai đoạn 2011 - 2015 đạt 6.324,5 nghìn tỷ đồng, gấp hơn

2 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 Thời kì 2016 - 2020, chi ngân sách tăng gấp 3 lần quy

mô chi của giai đoạn 2005 - 2010 Chi tiêu NSNN của Chính phủ tăng phù hợp với quyluật Wagner khi cho rằng tỷ trọng của khu vực công (đo lường bằng tỷ lệ chi tiêu chính phủ

so với GDP) có xu hướng tăng lên khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên Riêng năm

2020, lo ngại ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tới nguồn thu ngân sách và an toàn tài chính

14

Trang 16

quốc gia, các hoạt động chi thường xuyên đã được điều chỉnh giảm thông qua cắt giảmnhững hoạt động chi không cấp thiết (hội nghị, công tác, …) Tổng chi NSNN từ đầu nămđến thời điểm 15/12/2020 ước tính đạt 1.432,5 nghìn tỷ đồng, giảm so với các năm trước,trong đó chi thường xuyên đạt 966,7 nghìn tỷ đồng; chi đầu tư phát triển 356 nghìn tỷđồng; chi trả nợ lãi 98,8 nghìn tỷ đồng

- Mặc dù quy mô chi tiêu ngân sách tăng nhưng tốc độ tăng chi NSNN đã có cải thiện theochiều hướng giảm, cụ thể giai đoạn 2014 - 2019 đạt 8,5%, giảm mạnh so với tỷ lệ tăngbình quân 18,3% của giai đoạn 2008 - 2013 Sự chênh lệch tốc độ tăng chi NSNN giữa haithời kì này có nguyên nhân một phần là do giai đoạn 2009 - 2012, Chính phủ mở rộng chitiêu hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính thế giới 2008 Bước sanggiai đoạn 2014 - 2019, Chính phủ đẩy mạnh tái cơ cấu chi tiêu công để giảm bội chi ngânsách và nợ công quốc gia, dẫn đến tốc độ tăng chi NSNN giảm khá nhiều, cho thấy chínhsách tái cơ cấu chi tiêu và đầu tư công đã có những thành công bước đầu

1.10 Xuất nhập khẩu

Hình 8: Kim ngạch Xuất Nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

Nguồn: topnoithat.com

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2012

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 đạt 228,309 tỷ USD, tăng12,11% so với năm trước Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 114,529 tỷ USD, tăng 18,19%.Giá trị nhập khẩu đạt 113,78 tỷ USD, tăng 6,59% Năm 2012 chúng ta có xuất siêu nhẹ,với 748,74 triệu USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 264,065 tỷ USD, tăng15,66% so với 2012 Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 132,032.85 tỷ USD, tăng 15,28% Giá

15

Trang 17

trị nhập khẩu năm 2013 là 132,032.53 tỷ USD, tăng 16,04% Cán cân thương mại khá cânbằng, có xuất siêu nhưng không đáng kể.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2014

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2014 đạt 298,056 tỷ USD, tăng12,87% so với năm 2013 Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 150,217 tỷ USD, tăng 13,77%.Giá trị nhập khẩu đạt 147,839 tỷ USD, tăng 11,97% Trong năm 2014 nước ta xuất siêuđược hơn 2,378 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015 đạt 327,792, tăng 9,98% so vớinăm 2014 Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 162,016 tỷ USd, tăng 7,86% Giá trị nhập khẩuđạt 165,775 tỷ USD, tăng 12,13% so với năm trước đó Năm 2015 nước ta nhập siêu tớihơn 3,759 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 đạt 351,559 tỷ USD, tăng7,25% so với năm 2015 Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 176,58 tỷ USD, tăng 8,99% Giá trịnhập khẩu đạt 174,978 tỷ USD, tăng 5,55% Trong năm 2016 nước ta xuất siêu được hơn1,6 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 đạt 428,333 tỷ USD, tăng mạnh21,84% so với năm 2016 Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 215,118 tỷ USD, tăng 21,82%.Giá trị nhập khẩu năm 2017 đạt 213,215 tỷ USd, tăng 21,85% Trong năm nước ta xuấtsiêu được hơn 1,9 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt 480,567 tỷ USD, tăng12,19% so với 2017 Trong đó giá trị xuất khẩu 2018 đạt 243,698 tỷ USD, tăng 13,29%.Giá trị nhập khẩu đạt 236,868 tỷ USD, tăng 11,09% Trong năm nước ta xuất siêu được6,829 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019

- Năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu vượt mốc 500 tỷ USD,một dấu mốc quan trọng trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Hy vọngtương lai không xa chúng ta sẽ vượt các mốc quan trọng khác là 1000, 3000, 5000…và caohơn nữa

- Cụ thể, giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 thực tế đạt được là 518,052 tỷUSD, tăng 7,8% so với năm 2018 Trong đó, xuất khẩu đạt 264,610 tỷ USD, tăng 8,58%.Giá trị nhập khẩu đạt 253,442 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước đó Năm 2019 giá trị xuấtsiêu của Việt Nam rất lớn, đạt trên 11 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2020

16

Trang 18

- Trong năm 2020 vừa qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 542,75 tỷUSD Trong đó giá trị xuất khẩu đạt 281,441 tỷ USD, giá trị nhập khẩu đạt 261,309 tỷUSD Thặng dư thương mại đạt kỷ lục hơn 20 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạchxuất nhập khẩu năm 2020 so với năm 2019 chỉ 4,77%, thấp hơn tỷ lệ trung bình là 14,34%giai đoạn 10 năm 2010-2020 Điều này là bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (trong năm

2020 chúng ta cũng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91% – đây vẫn là một con số ấntượng so với mặt bằng chung thế giới)

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021

- Theo số liệu chính thức từ Tổng Cục Thống Kê thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu củaViệt Nam năm 2021 đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020 Đây là con số kỷ lụcchưa từng có của nước ta, qua đó chính thức đưa Việt Nam vào danh sách 20 nền kinh tế

có quy mô thương mại lớn nhất thế giới Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336,31 tỷUSD, tăng 19% so với năm trước, kim ngạch nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%.Tính chung cả năm 2021 xuất siêu đạt 4,08 tỷ USD (con số này hơi khiêm tốn so với năm

2020 khi chúng ta xuất siêu kỷ lục hơn 20 tỷ USD)

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2022

- Theo số liệu chính thức từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung cảnăm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 732,5 tỷ USD,tăng 9,5% so với năm trước Trong đó xuất khẩu đạt 371,85 tỷ USD tăng 10,6%; nhậpkhẩu đạt 360,65 tỷ USD tăng 8,4% Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2

tỷ USD Thành tích này giúp Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và nằmtrong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thếgiới

- Năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt109,39 tỷ USD Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ViệtNam, với kim ngạch ước đạt 119,3 tỷ USD

2 Các chính sách và pháp luật

2.1 Chính sách tiền tệ

2.1.1 Điều chỉnh lãi suất điều hành hỗ trợ nền kinh tế

- Những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế

và lạm phát cao Lạm phát tăng cao dẫn đến xu hướng thắt chặt tiền tệ là điều hiển nhiên,không tránh khỏi Cụ thể, Fed tăng lãi suất với tần suất và tốc độ nhanh nhất trong lịch sử,

10 lần liên tiếp, tăng 5% trong vòng 14 tháng; thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tạimột số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệtrên toàn thế giới

- Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, với một nền kinh tếnhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nhưng lại còn nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thứctrong công tác điều hành chính sách tiền tệ Được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh với tình hìnhtrong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

17

Trang 19

- Cụ thể, NHNN điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền

tệ Theo đó, NHNN duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phùhợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, bảo đảm thanh khoản cho các tổ chức tíndụng, ổn định thị trường tiền tệ và đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành nhằm tháo

gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân

- Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khoảng 6,5% và lạm phát khoảng4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, góp phần ổn địnhkinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý

- Để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp vàngười dân, NHNN đã điều chỉnh giảm 3 lần liên tục các mức lãi suất

- Việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợpvới điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủtrương của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất chovay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đồng thời, NHNN cũng là một trong những NHTW đầu tiêntrên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong các tháng đầu năm 2023 nhằm hỗ trợphục hồi và phát triển kinh tế

- Trên cơ sở điều hành và chỉ đạo của NHNN, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổnđịnh, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023 Lãi suất tiềngửi bình quân phát sinh mới của các NHTM ở mức khoảng 6,1%/năm (giảm 0,37%/năm sovới cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các NHTM ở mứckhoảng 9,07%/năm (giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022)

- Thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báolạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát vàmục tiêu chính sách tiền tệ…

2.1.2 Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép 'thử sai'

- Khó khăn của nền kinh tế là khó khăn tổng thể, trong đó có thể phân ra khó khăn củadoanh nghiệp và khó khăn của các ngân hàng Nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ởmức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, ngân hàngnới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro

18

Trang 20

mất an toàn hệ thống Bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà vẫn

hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng

- Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép "thử sai" Vì vậy, điều hànhchính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểmsoát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệthống ngân hàng

- Theo đó, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước, có cácgiải pháp điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằmgóp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoạihối

2.2 Chính sách tài khóa

2.2.1 Giải pháp thu NSNN

- Cùng với việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí theo các văn bản đã banhành cuối năm 2021 có hiệu lực thi hành trong năm 2022, chính sách thu NSNN được tiếptục mở rộng ưu đãi trong năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi vàphát triển kinh tế - xã hội như giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% từngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022, trừ một số hàng hóa, dịch vụ ít bị ảnh hưởngbởi đại dịch Covid-19 như viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngânhàng, bảo hiểm và các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

- Với việc triển khai có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, đồng bộ với chính sáchtiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phụchồi kinh tế, kết hợp với tăng cường công tác quản lý thu, đã tác động tích cực đến kết quảthu năm 2022 Thu NSNN cả năm ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, vượt 27,8% dự toán.Trong đó, thu ngân sách trung ương vượt 25,8% dự toán; thu ngân sách địa phương vượt29,9% dự toán Tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp vàngười dân ước tính đến hết tháng 12/2022 đạt khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng; trong đó, giahạn khoảng 105,9 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm khoảng 87,5 nghìn tỷ đồng

2.2.2 Chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả

- Chính sách chi NSNN được tiếp tục thực hiện theo hướng chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả,

ưu tiên nguồn lực ổn định an sinh xã hội Chính phủ đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương

và địa phương đề xuất phương án cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã đượcgiao trong dự toán đầu tư nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ để bổ sung nguồn lựcthực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Đồng thời, chính sách chi NSNNđược mở rộng thông qua việc tăng chi đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trungtâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng cũng như nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh củangành Y tế; cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay ưu đãi tín dụng;đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đàotạo, dạy nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanhnghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động…

- Các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra Lũy kế chiNSNN 12 tháng năm 2022 ước đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán; trong đó,chi đầu tư phát triển ước đạt 82,8% dự toán, chi thường xuyên ước đạt 92,4% dự toán; đáp

19

Trang 21

ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách;khắc phục hâ “u quả thiên tai, dịch bê “nh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hô “i vàthanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn

2.2.3 Bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công đảm bảo trong ngưỡng Quốc hội cho phép

- Với kết quả thu, chi NSNN nêu trên, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địaphương được đảm bảo Ước tính năm 2022, bội chi NSNN thực hiện (bao gồm Chươngtrình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) đạt khoảng 4% GDP

- Cùng với việc đảm bảo mức bội chi NSNN, công tác quản lý nợ công cũng được chútrọng Ngày 12/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 448/QĐ-TTg phêduyệt Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2022 - 2024 và Kế hoạch vay, trả nợcông năm 2022, với các mục tiêu chính là: (i) Đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay thôngqua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước và ngoài nước để đáp ứng nhucầu cân đối NSNN, bao gồm huy động vốn vay để thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợChương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; (ii) Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu antoàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt; (iii) Thúc đẩy sự phát triển củathị trường vốn trong nước

- Bô “ Tài chính đã chủ đô “ng điều hành viê “c phát hành trái phiếu Chính phủ để sử dụng cóhiê “u quả ngân quỹ nhà nước Năm 2022 đã thực hiện phát hành 214,7 nghìn tỷ đồng tráiphiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,67 năm, lãi suất bình quân 3,48%/năm Việcquản lý và sử dụng vốn vay được kiểm soát chặt chẽ, các khoản vay được thực hiện hiệuquả hơn, góp phần đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ công trong giới hạn Quốc hội chophép Đến cuối năm 2022, dư nợ công ước đạt 38% GDP, dư nợ Chính phủ ước đạt 34,7%GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia ước đạt 36,8% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp củaChính phủ ước đạt 16,3% tổng thu NSNN; trong phạm vi Quốc hội cho phép Kết quả tíchcực từ phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - NSNN, quản lý, kiểm soát nợ công đã gópphần nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia

2.3 Chính sách thu hút vốn đầu tư

- Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài được cụ thể hóa qua các quy định tại các văn bảnpháp luật Có thể kể đến như: Luật Đầu tư năm 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013), Luật thuế xuất nhập khẩu 2016, và các văn bản hướngdẫn thi hành khác

- Cụ thể, các ưu đãi đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI hiện nay là: miễn hoặc giảm thuếnhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cho thuê đất với mức giá ưu đãi Theo đó, đểxác định chế độ ưu đãi đầu tư với từng dự án thì dựa vào những tiêu chí sau:

- Thứ nhất, dựa vào địa điểm đầu tư Đối với các dự án diễn ra ở địa bàn có điều kiện kinh

tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, một số khu công nghiệp, kinh tế, khu công nghiệp caothì mức ưu đãi sẽ được hỗ trợ cho các nhà đầu tư

- Thứ hai, dựa vào lĩnh vực kinh doanh Chính sách của Nhà nước đã quy định một sốngành nghề khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi đầu tưhoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư

- Thứ ba, dựa vào số lượng việc làm tạo ra Ví dụ các dự án đầu tư tại vùng nông thôn mà

sử dụng từ 500 lao động trở lên sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi

20

Trang 22

- Thứ tư, dựa vào tổng mức đầu tư Ví dụ các dự án sản xuất lớn mà tổng vốn đầu từ sáunghìn tỷ trở lên và đáp ứng một số điều kiện khác cũng sẽ là tiêu chí xác định hưởng mức

ưu đãi đầu tư

- Tóm lại, các chính sách ưu đãi đầu tư cũng góp phần nhằm phát triển kinh tế tại ViệtNam, khuyến khích nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn khó khăn ở Việt Nam

- Trong những năm vừa qua, nhờ có chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn lợi nhuận từ việc thuhút vốn FDI đã tăng lên đáng kể

- Mặc dù mới đây, nền kinh tế của Việt Nam bị tác động khá nghiêm trọng bởi đại dịchCovid-19, song tỷ lệ vốn ngoại đổ vào Việt Nam vẫn gia tăng và giúp Việt Nam giữ vữngđược vị thế trên toàn thế giới

Hình 9: Các yếu tố thu hút đầu tư theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI

Nguồn: Thông tin Đối Ngoại - Ban Tuyên giáo Trung ương

2.4 Các văn bản pháp luật mới

Trang 23

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với chức danh bác sỹ;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với các chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng,cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng

4 Điều kiện phải đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài quy định tại điểm ckhoản 1 Điều 19 và điểm c khoản 2 Điều 30 của Luật này thực hiện từ ngày 01 tháng 01năm 2032

5 Quy định về hạ tầng công nghệ thông tin tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này thựchiện như sau:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạtđộng từ ngày 01 tháng 01 năm 2027;

b) Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấpgiấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2027

6 Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này thực hiệnnhư sau:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đối với bệnh viện;

b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với các hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh

7 Quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 104 củaLuật này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2025

8 Hoàn thành việc xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khámbệnh, chữa bệnh trước ngày 01 tháng 01 năm 2027

9 Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp mới,cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với bệnh viện tư nhân từ ngày 01tháng 01 năm 2027

a) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá;

b) Thẻ thẩm định viên về giá;

22

Trang 24

c) Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá;

d) Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước

3 Luật Giá số 11/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số61/2014/QH13, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 07/2022/QH15 (sau đây gọi chung làLuật Giá số 11/2012/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ cácquy định tại Điều 75 của Luật này

4 Trong thời gian Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa kết nối với cơ sở dữ liệu về đăng

ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là công dân Việt Nam được sử dụngbản sao giấy tờ pháp lý thay thế cho số định danh cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chínhtheo quy định tại Luật này

2.4.4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

Luật số: 19/2023/QH15; ban hành ngày 20/6/2023; bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.Điều 79 Hiệu lực thi hành – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

1 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024

2 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một

số điều theo Luật số 35/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành,trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 80 của Luật này

2.4.5 Luật Phòng thủ Dân sự 2023

Luật số: 18/2023/QH15; ban hành ngày 20/6/2023; bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.Điều 55 Hiệu lực thi hành – Luật Phòng thủ Dân sự 2023

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024

2.4.6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công an nhân dân 2023

Luật số: 21/2023/QH15; ban hành ngày 22/6/2023; bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.Điều 2 Hiệu lực thi hành – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công an nhân dân2023

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023

23

Trang 25

2.4.7 Luật Giao dịch điện tử 2023

Luật số: 20/2023/QH15; ban hành ngày 22/6/2023; bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.Điều 52 Hiệu lực thi hành – Luật Giao dịch điện tử 2023

1 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024

2 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thihành, trừ trường hợp quy định tại Điều 53 của Luật này

2.4.8 Luật Đấu thầu 2023

Luật số: 22/2023/QH15; ban hành ngày 23/6/2023; bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.Điều 95 Hiệu lực thi hành – Luật Đấu thầu 2023

1 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024

2 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 40/2019/QH14, Luật số 64/2020/QH14 vàLuật số 03/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13) hết hiệu lực kể từngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại Điều 96 của Luật này

3 Hợp đồng được ký kết theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 của Luật này được thựchiện trong thời hạn quy định tại hợp đồng nhưng không quá 05 năm kể từ ngày Luật này cóhiệu lực thi hành

2.4.9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2023

Luật số: 23/2023/QH15; ban hành ngày 24/6/2023; bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.Điều 3 Điều khoản thi hành – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất cảnh, nhậpcảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của ngườinước ngoài tại Việt Nam 2023

1 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023

2 Giấy tờ xuất nhập cảnh đã cấp cho công dân trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cógiá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ đó

3 Trường hợp công dân đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh nhưng chưa được cấp khi Luậtnày có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh củacông dân Việt Nam số 49/2019/QH14 để giải quyết

4 Trường hợp người nước ngoài đã được cấp thị thực điện tử hoặc nhập cảnh theo diệnđơn phương miễn thị thực hoặc đề nghị cấp thị thực điện tử nhưng chưa được cấp khi Luậtnày có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quácảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổsung một số điều theo Luật số 51/2019/QH14

3 Lối sống xã hội

- Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng,

và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó Hay trong phạm

24

Ngày đăng: 12/03/2024, 12:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w