1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tình hình vĩ mô hiện tại của việt nam và tácđộng của chúng đến thị trường chứng khoán việt nam,ngành và cổ phiếu mà nhóm nghiên cứu

63 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Vĩ Mô Hiện Tại Của Việt Nam Và Tác Động Của Chúng Đến Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam, Ngành Và Cổ Phiếu Mà Nhóm Nghiên Cứu
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc, Phạm Như Tuyết, Nguyễn Thị Bạch Dương, Tăng Thị Huyền, Lê Thị Tường Vy, Võ Nhu Tường, Phan Thuy Dang Phuc, Vừ Thị Kim Luyến
Người hướng dẫn T.S Trần Tuấn Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đầu Tư Tài Chính
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 8,79 MB

Nội dung

Dự đoán của nhóm các diễn biến trong tương lai liên quan đến tình hình vĩ mô củaViệt Nam và tác động của chúng đến thị trường chứng khoán VN, ngành xăng dầu và cổ phiếu PLX Petrolimex -

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP NHÓM 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VĨ MÔ HIỆN TẠI CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM,

NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU MÀ NHÓM NGHIÊN CỨU

MÔN HỌC: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH LỚP HỌC PHẦN: FIN309_2311_1_D03 GVHD: T.S TRẦN TUẤN VINH NHÓM THỰC HIỆN: 03

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ST

Phân tích diễn biến GDP, Lạm phát, Thất nghiệp, Tỷ giá, Lãi suất, Tổng hợp

100%

27 Dương Bích Khuê 030137210242 Kết luận, tác động củacác diễn biến Tỷ giá,

Giá xăng dầu

68 Nguyễn Như Tường

Vân 030137210620 Dự đoán của của các diễn biến GDP, lạm

phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất, FDI, xu hướng công nghệ, giá xăng dầu, giá cổ phiếu

100%

2

Trang 3

100%

Trang 4

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2020 – QUÝ II/2023 4

1 Phân tích diễn biến, nguyên nhẫn và tác động của các chỉ số vĩ mô 4

2 Chính sách và pháp luật 35

3 Lối sống xã hội 43

4 Xu hướng công nghệ 43

II DỰ ĐOÁN CÁC DIỄN BIẾN TRONG TƯƠNG LAI 43

1 Nghiên cứu cơ sở dữ liệu 43

2 Tạo ra kịch bản tăng trưởng kinh tế việt năm năm 2023 49

3 Dự đoán của nhóm các diễn biến trong tương lai liên quan đến tình hình vĩ mô của Việt Nam và tác động của chúng đến thị trường chứng khoán VN, ngành xăng dầu và cổ phiếu PLX (Petrolimex - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) 50

III KẾT LUẬN ĐẾN CỔ PHIẾU, NGÀNH NGHỀ DOANH NGHIỆP NHÓM CHỌN 52

1 GIÁ XĂNG DẦU 52

2 Giá cổ phiếu PLX 52

3 Kịch bản tăng trưởng 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

4

Trang 5

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VĨ MÔ GIAI ĐOẠN 2020 – QUÝ II/2023

1 PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHẪN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ

- Năm 2021, GDP VN tăng 2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng sovới mục tiêu đặt ra là 6,5%

- Năm 2022, GDP tăng 8,02%,mức tăng cao hơn nhiều so với năm trước do nền kinh tếđược khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2020 – 2022

- GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầunăm 2020 trong giai đoạn 2020 – 2023

Trang 6

20200 2021 2022 2023 1

độ tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong khoảng 2022 – Qúy II/2023

Trang 7

Câu-hỏi-ôn-tập-100% (47)

88

TIỂU LUẬN PLĐC - Vi phạm pháp luật và…

Trang 8

kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%; khu vực công nghiệp và xâydựng tăng 1,13%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%

- Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất lúa đông xuân đạt khá, sảnlượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm 2022, chăn nuôi gia cầm pháttriển ổn định, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan Giá trị tăng thêm ngành nôngnghiệp 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,14% so với cùng kỳ năm 2022, ngành lâm nghiệptăng 3,43% nhưng chiếm tỷ trọng thấp, ngành thủy sản tăng 2,77%

- Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăntrong bối cảnh chung của kinh tế thế giới Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 6 thángđầu năm 2023 tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳcác năm trong giai đoạn 2020 - 2023 Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,37%.Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,79% Ngành khai khoáng giảm 1,43% Ngànhxây dựng tăng 4,74%

Trang 9

20200 2021 2022 2023 1

- Đóng góp lớn vào mức tăng trưởng của khu vực dịch vụ phải kể đến hoạt động sôi độngtrở lại của các ngành thương mại, đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực du lịch đangphục hồi mạnh mẽ và có sức lan tỏa lớn đến phục hồi của các lĩnh vực khác trong nềnkinh tế Trong mức tăng chung 10,9% của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụtiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2023, lĩnh vực lưu trú và ăn uống tăng 18,7% (6 thángđầu năm 2022 tăng 27%); lĩnh vực du lịch lữ hành tăng 65,9% (cùng kỳ năm 2022 tăngtương ứng 98,3%) Thể hiện rõ hơn cho tăng trưởng của 2 lĩnh vực này là sự phục hồimạnh mẽ của ngành du lịch khi lượng khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm nayđạt 63,5 triệu lượt khách, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là sự phục hồimạnh mẽ của lượng khách quốc tế đến Việt Nam với 5,6 triệu lượt khách, gấp 9,3 lần sovới 6 tháng đầu năm 2022 (601,9 nghìn lượt khách quốc tế, Nguồn: Bộ tài chính)1.1.2 Nguyên nhân

GDP tăng triển mạnh trong nhiều năm, nhất là 2022 với 8,02%, cao nhất trong 12 nămqua, xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

- Công tác điều hành của Chính phủ rất thường xuyên liên tục và có những nghị quyếtthường kỳ cũng như các nghị quyết mang tính chuyên đề, như nghị quyết hỗ trợ doanhnghiệp trong lúc khó khăn, hay nghị quyết về giải ngân vốn đầu tư công… và hàng loạtgiải pháp mang tính chuyên ngành của các bộ chủ quản cũng như của các địa phương.Phân tích cụ thể hơn, nguyên nhân đầu tiên là xuất phát từ đường lối, chủ trương đúng

Trang 10

đắn của Đảng và Nhà nước ta trong các lĩnh vực từ phòng chống dịch cho đến tăng trưởngkinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh…Từ những chủ trươngđúng đắn như vậy, hệ thống cơ quan của Chính phủ cũng như cơ quan của Quốc hội đã cónhững quyết sách, chính sách kịp thời, hiệu quả, tác động đến các mặt của nền kinh tế đểđạt được kết quả tích cực hơn

- Khu vực nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục cho thấy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong năm

2022 Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định,xuất khẩu nông sản đạt kết quả ấn tượng nhờ vào chất lượng sản phẩm, quá trình xúc tiếnthương mại và đa dạng hoá thị trường

- GDP tăng cao nhờ thu hút FDI, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu: Khi các hoạt động sảnxuất, kinh doanh mở cửa trở lại từ cuối năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp không chỉphục hồi mạnh mẽ, mà còn chớp thời cơ, biến thách thức thành cơ hội để phát triển nhanh,bền vững Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng mọi cơ hội để mở rộng, đa dạng hoá chuỗicung ứng, chiếm lĩnh thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế Trong đó,nhiều doanh nhân Việt đã tiên phong, vươn ra thị trường thế giới với những chiến lược và

tư duy mang tính dài hạn Đây là sự phát triển vượt bậc của doanh nhân Việt Nam mà cả

xã hội ghi nhận, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế Việt Nam1.1.3 Tác động

- Việc GDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng chỉ đạt 3.72% (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,14%) , cách xa so với kỳ vọng của Chính phủ đặt ra là 6.2% (trong đó quý I tăng 5,6%

và quý II tăng 6,7%)

- Điều này thể hiện được nhu cầu thị trường chưa tăng, tốc độ phục hồi của nền kinh tế làtương đối chậm và dự báo mục tiêu GDP của quý 3 vẫn là khó đạt được Bên cạnh đó, bốicảnh kinh tế toàn cầu tồn tại nhiều rủi ro dẫn đến nhu cầu thế giới giảm, xuất khẩu giảmtrong thời kỳ tỷ giá cao tạo bất lợi cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Mặc dù từ đầunăm đến nay, Ngân Hàng nhà nước liên tục đưa ra các chính sách tài khóa tiền tệ nhằm hỗtrợ nền kinh tế, giảm lãi suất điều hành…, tuy nhiên tốc độ thẩm thấu của các chính sáchnày khá chậm, đâu đó chỉ được 40% đến 50% (do cầu thực sự yếu, chi phí vốn trong cácngân hàng còn cao, nợ xấu cao dẫn đến tăng trưởng tín dụng kém, giải ngân đầu tư côngchậm…), chưa tác động được nhiều đến nền kinh tế Thanh khoản gặp nhiều khó khăn, dưthừa thanh khoản chỉ trong hệ thống ngân hàng chứ không phải trong nền kinh tế, dòngtiền chưa chảy được vào nền kinh tế như kỳ vọng

- Như vậy, GDP tác động không mấy tích cực đến toàn nền kinh tế nói chung và nhómngành xăng dầu nói riêng

9

Trang 11

- Nhóm hàng hóa tăng gồm lương thực thực phẩm, thiết bị y tế và giáo dục Nhóm hànggiảm gồm xăng dầu khí đốt, vận tải du lịch.

Trang 12

- Đà tăng cao CPI hằng tháng bắt đầu từ tháng 10/2019 chỉ kéo dài đến tháng 01/2020 donhu cầu tăng cao dịp Tết bị chặn đứng từ tháng 02/2020 cùng thời điểm làn sóng thứ nhấtdịch bệnh Covid – 19 bùng phát ở Việt Nam Thị trường tiêu dùng gần như đóng băngkhiến cho CPI hằng tháng sụt giảm liên tiếp 4 tháng (02/2020 – 05/2020), thậm chí sụtgiảm kỷ lục tới 1,54% vào tháng 04/2020 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng tháng 04/2020 giảm 20,5% so với tháng trước và giảm 26% so với cùng kỳnăm 2019 CPI tháng 06/2020 đột ngột tăng cao 0,66% do giai đoạn cách ly xã hội chấmdứt và thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi Tuy nhiên, làn sóng Covid – 19 thứ haibùng nổ đã khiến cho thị trường một lần nữa hạ nhiệt, theo đó CPI hằng tháng gần nhưkhông thay đổi suốt từ tháng 08/2020 đến tận cuối năm Nói cách khác, giá cả đã đóngbăng suốt cả năm 2020 CPI tháng 12/2020 chỉ tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mứcthấp nhất trong giai đoạn 2018 – 2020

kể Lạm phát cao biểu hiện bởi CPI bình quân kỳ năm 2020 là hệ quả của CPI tăng vọt 3tháng cuối năm 2019 và tháng đầu tiên năm 2020, còn thực tế 2020 là năm thiểu phát chứkhông phải lạm phát

11

Trang 13

Jan-20 0 Feb-20 Mar-20 Apr-20 May-20 Jun-20 Jul-20 Aug-20 Sep-20 Oct-20 Nov-20 Dec-20 1

- Trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệuđầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng CPI bình quân năm 2021của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm 2020, thấp nhất trong giai đoạn 2018 – 2021,

Trang 14

- Bình quân năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,81% so với năm 2020, thấp hơn mức CPIbình quân chung (tăng 1,84%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giálương thực, xăng, dầu và gas tăng Mức lạm phát cơ bản năm 2021 so với năm trước làmức thấp nhất kể từ năm 2011.

Năm 2022:

- CPI bình quân tăng 3,15% so với năm 2021 trong bối cảnh lạm phát thế giới tiếp tụctăng cao, đặc biệt là khu vực Châu u và Mỹ, một số nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái,thiên tai diễn biến phức tạp Nhóm hàng xăng dầu tăng 28%, thực phẩm tăng 1,62% Bêncạnh đó xung đột giữa Nga – Ukraine vẫn khá căng thẳng và sự xuất hiện nhiều yếu tốmới đã làm tăng thêm khó khăn, thách thức như căng thẳng năng lượng, giá dầu và hànghóa thế giới tăng cao; chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng tiếp tục bị đứt gãy trong thờigian dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu

- Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPIbình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giálương thực, xăng, dầu và gas tăng

(%)

13

Trang 15

vụ trả nợ tăng; an ninh năng lượng và an ninh lương thực đang bị tác động.

-Với Việt Nam, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, câu chuyện lạm phát chủ yếu

do chi phí đẩy Trong chi phí đẩy thì chủ yếu là 3 nhóm chính, bao gồm: Giá xăng dầu tácđộng đến giao thông vận tải khiến giá nhóm này tăng lên, chiếm đến 55% giá tăng củaCPI Nhóm thứ 2 là lương thực, thực phẩm, ăn uống chiếm 13% và nhóm thứ 3 là nhà ở,vật liệu xây dựng chiếm 12%

1.2.3 Tác động

- Chính vì vấn đề GDP tăng trưởng không như kỳ vọng đặt ra một giả thiết là chính phủvẫn thực hiện chính sách cơ bản nới lỏng thúc đẩy nền kinh tế Điều này sẽ tạo ra 2 làngió ngược, một là tỷ giá và hai là lạm phát Trong 7 tháng đầu năm 2023, vấn đề lạm phátcủa Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt, tốc độ tăng CPI có xu hướng giảm dần, là dấu hiệutích cực cho thấy CPI bình quân năm 2023 đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%

- Cho đến tháng 8, chỉ số lạm phát tăng đột biến tất cả các nhóm ngành và chủ yếu là giálương thực và dầu tăng (OPEC và Nga cắt giảm giảm lượng dầu) Tuy nhiên theo như xuhướng và tình hình chung, thì dự báo chỉ số này sẽ đi ngang chứ không tiếp tục tăng nữa

vì các nguyên nhân chính như giá gạo hay giá xăng dầu đã đạt tới đỉnh điểm Vậy nên yếu

tố lạm phát sắp tới sẽ không tác động nhiều đến nền kinh tế Và hiệu ứng giá dầu tăngnhững tháng gần đây còn giúp cho cổ phiếu các công ty trong nhóm ngành dầu tăngtrưởng khá tốt, trong đó có PLX

1.3 Thất nghiệp

1.3.1 Diễn biến

- Năm 2020, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,2 triệu người Tỷ lệ thấtnghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2020 là 2,68%, trong đó ở khu vựcthành thị là 3,82%, khu vực nông thôn là 2,04% Dù tăng cao hơn năm trước nhưng tỷ lệthất nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị năm 2020 đã không vượt quá 4,0%, đạt mụctiêu như Quốc hội đề ra

- Năm 2021, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1,4 triệu người Tỷ lệ thấtnghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22% Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,42%;khu vực nông thôn là 2,48% Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách chủ động thích ứnglinh hoạt trong phòng chống Covid-19, vừa thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế xã hội

Trang 16

nhưng tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệthất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó khu vực thành thị vượt mốc 4%.

- Năm 2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là hơn 1 triệu người Tỷ lệ thấtnghiệp trong độ tuổi lao động là 2,32% Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 2,79%;khu vực nông thôn là 2,03%

- Năm 2023, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động Qúy II/2023 là 1,07 triệu người.Tính chung 6 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27% Tỷ lệ thấtnghiệp ở khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2%

1 083.4 1 264.71 265.21 232.5

1 095.41 182.6

1 714.81 601.7

1 112.21 070.61 056.71 081.71 047.11 072.5 2.34 2.85 2.73 2.63 2.42 2.62

3.98 3.56 2.46 2.32 2.28 2.32 2.25 2.30

Sôố ng ườ i (nghìn ng ườ i) T l (%) ỷ ệ

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020-2023

(Nguồn: Tổng cục thống kê)1.3.2 Nguyên nhân

- Tình hình lao động, việc làm quý I/2023 phục hồi tích cực Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệthiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi giảm so với quý trước và giảm so vớicùng kỳ năm trước:

- Những năm gần đây, tại các địa phương trong cả nước, công tác giải quyết việc làm vàphát triển thị trường lao động nông thôn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Cơ chế,chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường và từngbước hội nhập với thị trường lao động quốc tế

- Đất nước trong giai đoạn hồi phục kinh tế, nhiều doanh nghiệp tăng cường sản xuất và

mở rộng quy mô, nên nhu cầu sử dụng lao động tăng lên, tạo được nhiều công ăn việc làmcho người trong độ tuổi lao động

-Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp GDP do nông-lâm nghiệp-thủy sản tạo ra còn chiếmtrên dưới 20% GDP, như vậy có thể đáp ứng việc làm cho phần đông người lao động chưaqua đào tạo, trình độ thấp,

15

Trang 17

1.3.3 Tác động

- Trong quý II/2023, cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh từ khu vực công nghiệp và xâydựng sang khu vực dịch vụ, làm tăng nguồn lao động phi chính thức ngành dịch vụ, khiếnthị trường lao động phát triển không đều và thiếu bền vững Tỷ lệ thiếu việc làm quýII/2023 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi laođộng quý II năm 2023 là 2,30%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,02điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Vấn đề đặt ra là nhân lực nhóm ngành côngnghiệp giảm do cắt giảm chi phí, dẫn đến tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tăng khiến hoạt độngkinh tế tài chính kém hiệu quả Vậy nên tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng gián tiếp lên giá cổphiếu của các doanh nghiệp nhóm ngành này (trong đó có xăng dầu)

- Trong 4 tháng đầu năm, giá mua USD tại ngân hàng dao động quanh mức 23,075 –23,300 đồng/USD và giá bán USD dao động trong khoảng 23,230 – 23,510 đồng/USD

Trang 18

Trên thị trường tự do, giá mua vào dao động ở mức 23,170 – 23,450 đồng/USD và giá bándao động 23,180 – 23,500 đồng/USD

- Trước đây giá bán USD trên thị trường tự do luôn thấp hơn tại ngân hàng thì giờ đây đảochiều cao hơn hẳn Mức giá bán tại Sở giao dịch NHNN rẻ hơn so với các ngân hàng thờiđiểm đó khoảng 100 đồng

- Sau khi có sự can thiệp của NHNN, đà tăng của tỷ giá đã được giảm lại Giá bán USDtrên thị trường tự do quay trở lại thấp hơn giá USD tại ngân hàng Đồng thời, NHNN vẫngiữ tỷ giá bán USD tại Sở Giao dịch cố định ở mức 23,650 đồng/USD trong 3 tháng tiếptheo Đến ngày 16/07, NHNN đã tăng giá bán USD tại Sở Giao dịch lên mức 23,873đồng/USD và theo đó tỷ giá bán USD tại Sở Giao dịch lại được điều hành theo biến độngcủa tỷ giá trung tâm Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và trên thị trường tự do cùng suygiảm và đi ngang sau sự can thiệp của NHNN

- Tính đến ngày 29/12/2020, giá mua – bán USD tại ngân hàng phổ biến ở mức 23,010 –23,220 đồng/USD và giá mua – bán trên thị trường tự do phổ biến ở mức 23,290 – 23,320đồng/USD Trong đó, giá mua vào USD tại ngân hàng giảm 0,3% so với đầu năm 2020trong khi giá bán ra chỉ giảm 0,04% Trái với diễn biến trên thị trường ngân hàng, tỷ giáUSD/VND trên thị trường tự do giữa tháng 12 lại có xu hướng tăng nhẹ 0,5% và 0,6% sovới đầu năm và cao hơn ngân hàng lần lượt 280 đồng và 100 đồng bởi chênh lệch giávàng trong nước – giá vàng thế giới đang ở mức cao, lên tới hơn 3 triệu đồng/lượng tạingày 29/12/2020

Nguồn: SBV

17

Trang 19

- Trong năm 2021, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do NHNN công

bố tăng 0,1%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm khoảng 1,6%

so với đầu năm

- Trên thị trường tự do, tỷ giá của đồng Việt Nam so với đồng USD tăng 0,5% do chênhlệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng

Giá USD bán ra giảm mạnh:

- Sáng 07/12/2021, tỷ giá trung tâm tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh 27 đồng so vớiphiên liền trước, niêm yết ở mức 23,237 đồng/USD, đánh dấu phiên tăng mạnh thứ baliên tiếp Trong khi đó, tỷ giá bán bất ngờ được NHNN điều chỉnh giảm mạnh tới 706đồng/USD so với phiên liền trước, xuống còn 23,150 đồng/USD và duy trì cố định chođến nay

Trang 20

Như vậy, sau khi liên tiếp tăng nóng trong tuần đầu tháng 12, NHNN đã vào cuộc bình ổn,khi hạ mạnh giá bán USD tạo cung can thiệp Mức giá nhà điều hành niêm yết bán ra nhưtrên thấp hơn giá trần tới 742 đồng/USD, phản ánh thông điệp sẵn sàng tạo cung với giáthấp, hạ nhiệt cho thị trường và tạo thanh khoản cho các nhà băng Với sự can thiệp củaNHNN, giá USD tại các ngân hàng thương mại đã bắt đầu “hạ nhiệt”, quay đầu giảm saukhi có 4 phiên tăng mạnh liên tiếp.

- Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm2020

- Trong năm 2022, có thời điểm VND mất giá 7-8% so với cuối năm 2021 nhưng đếnngày giao dịch cuối cùng của năm 2022, VND chỉ còn mất giá 3,53%, bằng một nửa sovới hai tháng trước Trong khi đó, giá USD tự do lao dốc mạnh

- Ngày giao dịch cuối năm 31/12/2022, giá bán USD tại Vietcombank chỉ còn 23,730đồng/USD, giảm 50 đồng/USD so với ngày trước đó Còn so với giá USD ngày giao dịchđầu năm là 22,920 đồng/USD, thì trong năm qua giá USD chỉ tăng 810 đồng/USD, tươngđương 3,53% Tỷ giá trung tâm ở mức 23,612 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiêntrước So với đầu tháng 12, tỷ giá trung tâm đã giảm khoảng 50 đồng/USD

- Giá USD tự do cũng mất mốc 24,000 đồng/USD Cuối ngày 31/12 giá bán USD tại thịtrường tự do chỉ còn 23,774 đồng/USD, mua vào 23,724 đồng/USD So với mức đỉnh

19

Trang 21

cuối tháng 10 là 25,200 đồng/USD, giá mua bán USD tại thị trường tự do đã giảm khoảng1,326 đồng/USD.

- Trong quý III, giá USD tại các ngân hàng đã tăng thêm khoảng 600 đồng, cao hơn cảmức tăng lũy kế của cả 6 tháng đầu năm và chính thức vượt mốc 24,000 đồng Chưa đầy

1 tháng sau đó, giá USD đã leo lên mức kỷ lục gần 24,900 đồng, đưa mức mất giá củatiền Đồng kể từ đầu năm lên 8,6% - cao nhất trong nhiều năm qua

- Từ ngày 17/10, NHNN đã quyết định nới biên độ tỷ giá từ mức +-3% lên +-5%

Diễn biến tỷ giá USD/VND và biên độ biến động so với tỷ giá trung tâm của NHNH

từ tháng 12/2021 đến tháng 5/2023.

(Nguồn: tổng cục thống kê, FiinGroup, YSVN)

- Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với USD trong suốt quý II/2023 dao động trong biên độ hẹp,trong khoảng 23,610 – 23,755 đồng đổi 1 USD, tăng 0,4% và về tương đương mức tỷ giáđầu năm Áp lực tỷ giá từ nay đến cuối năm được nhận định sẽ không nặng nề như năm

2022, nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ không tăng lãi suất bất thường Đây được xem là mức

Trang 22

ổn định hơn đáng kể so với năm 2022 khi có lúc đỉnh điểm lên tới 24,692 VND đổi 1USD, tăng 4,2% so với tỷ giá trung tâm.

- Tính tới đầu tháng 6/2023, tỷ giá USD/VND đã giảm khoảng 0,52% so với thời điểmđầu năm 2023 nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ thặng dư cán cân thương mại, dòngvốn FDI giải ngân, du lịch quốc tế hồi phục và một phần nhờ đồng USD trên thị trườngquốc tế yếu đi

- Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tỷ giá tương đối ổn định với mức tăng giá nhẹ so vớicuối năm 2022 Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng đã nhích dần lên trongtháng 5 và tiếp tục xu hướng tăng cho đến ngày 12/7 Chênh lệch lãi suất USD/VND trênthị trường liên ngân hàng đang ở mức cao

1.4.2 Nguyên nhân

- Tỷ giá có sự tăng lên trong những năm trở lại đây, do:

- Số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ tăng 0,6% vàotháng 1/2022, sau khi tăng 0,6% hồi tháng 12/2021 Theo đó chỉ số này đã tăng tới 7,5%trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 1/2022, với việc chỉ số CPI tăng lên mức cao mớinhư vậy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chắc chắn sẽ tìm cách thắt chặt chính sách tiền

tệ để kiềm chế lạm phát vào cuối năm nay Các kỳ vọng về đợt tăng lãi suất dần đượcphản ánh vào lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ Trong đó, lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng vớitốc độ nhanh chóng mặt, sức mạnh đồng USD theo đó cũng được củng cố

- Căng thẳng địa chính trị giữa Nga – Ukraine khiến thị trường tài chính thế giới chaođảo Trên thị trường ngoại hối, các đồng chủ chốt có tính trú ẩn cao như Yên Nhật, USD,Franc Thụy Sĩ ngay trong ngày 24/2 tăng 1% - 1,25% so với ngày 23/2 Trong khi đó, từđầu năm đến 23/2 vừa qua, các đồng tiền trên chỉ biến động nhẹ trong biên độ 0,4-0,5%.Về triển vọng , nhiều chuyên gia nhận định thị trường ngoại hối dự báo vẫn có thểbiến động với biên độ lớn trong thời gian tới nếu căng thẳng không dịu bớt Và như vậy,tương quan tỷ giá cặp VND/USD sẽ dồn áp lực lên chính sách điều hành của Ngân hàngNhà nước

- Giá vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh và nới rộng chênh lệch giữa vàng trong nướcvới vàng thế giới lên hơn 17 triệu đồng/lượng Với mức chênh lệch quá lớn, tình trạnggom USD để buôn lậu vàng là hiện hữu

- Theo Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại Việt Namđang nhập siêu 0,9 tỷ USD Trong khi đó, giai đoạn cao điểm của nguồn kiều hối đã trôiqua

- Nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng cục bộ trước khảnăng Fed sẽ tăng mạnh lãi suất

21

Trang 23

1.4.3 Tác động

- Nhờ tỷ giá ổn định, từ đầu năm tới nay, NHNN cũng đã 4 lần giảm lãi suất điều hành

Từ đó xác lập xu hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanhnghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch Với việc tìm được điểm cân bằng giữa haimục tiêu ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất, các chuyên gia đánh giá chính sách tiền tệ đã

hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp một cách tích cực trong bối cảnh khó khăn sau dịch bệnh,nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vơi bớt nỗi lo rủi ro biến động tỷ giá

- Việc ổn định tỷ giá có tác động rất tích cực Bởi lẽ với khoản vay lên tới cả chục triệuUSD thì tỷ giá chỉ thay đổi khoảng 1% sẽ khiến công ty có thể thiệt hàng tỷ đồng Cònđối với doanh nghiệp xuất khẩu, đồng USD tăng giá có thể giúp doanh thu xuất khẩu khiđược quy đổi sang VND sẽ tăng Do đó, giá USD tăng khiến doanh thu phải gánh thêmkhoản bội chi lớn về phí nhập khẩu, vận chuyển… Chính vì vậy, ổn định tỷ giá sẽ hỗ trợcác doanh nghiệp này rất nhiều trong hoạt động kinh doanh hiện nay

- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và số lượng hàng hóa được xuất khẩu vànhập khẩu Nếu đồng tiền của một quốc gia giảm giá so với đồng tiền của đối tác thươngmại của nó, sản phẩm của quốc gia đó sẽ trở nên rẻ hơn trên thị trường thế giới

- Tỷ giá hối đoái ổn định cho nên lãi suất cũng ổn định và rủi ro về tỷ giá sẽ giảm Chi phívay vốn trên toàn cầu sẽ làm ổn tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ dầu thôcũng sẽ ổn định theo

1.5 Lãi suất

1.5.1 Diễn biến

- Giai đoạn 2020 – 2021, lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ mức 6%/năm đầu năm 2020 vềmức 4%/năm vào cuối năm 2021 Lãi suất thương mại cũng giảm mạnh Lãi suất huyđộng kỳ hạn 1 năm từ mức 7%/năm về mức 5,7%/năm trong cùng giai đoạn Đặc biệt lãisuất trên thị trường Liên ngân hàng có nhiều thời điểm giảm về cận 0%, cho thấy thanhkhoản dư thừa, tăng trưởng tín dụng sụt giảm đáng kể

- Thị trường chứng khoán ghi nhận đà tăng kỷ lục giai đoạn này, đặc biệt từ cuối tháng03/2020 đến hết năm 2021, với mức tăng khoảng 226,4%, thị trường lập đỉnh 1.500 điểm,cao nhất mọi thời đại

Trang 24

Tương quan giữa chỉ số VN-Index (điểm) với lãi suất tái cấp vốn (%) và lãi suất huy

động kỳ hạn 1 năm (%) trong giai đoạn 2019 - 2021

(Nguồn: VietinBank Securities)

- Năm 2022, Chính sách tiền tệ thế giới đảo chiều thắt chặt Hoa Kỳ đi đầu trong làn sóngtăng lãi suất điều hành, với mức tăng kỷ lục 4,25% trong năm 2022, tạo áp lực lớn tên tỷgiá USD/VND, buộc NHNH phải thắt chặt tiền tệ và tăng lãi suất tiền đồng tương ứng.NHNH đã thực hiện hai lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, trong đó điều chỉnh tăngmột loạt lãi suất điều hành với biên độ tổng cộng 0,8 – 2%/ năm tùy loại lãi suất

- Lãi suất tăng mạnh kéo dòng tiền rút giảm từ thị trường chứng khoán sang kênh tiếtkiệm Trong năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường giảm mạnh nhấtthế giới Chỉ số VN-Index đã để mất 32,2%, trở về sát ngưỡng tâm lý 1.000 điểm Thanhkhoản thị trường cũng giảm sút tới 20% so với bình quân năm 2021

23

Trang 25

Tương quan giữa chỉ số VN-Index (điểm) với lãi suất tái cấp vốn (%) và lãi suất huy

động kỳ hạn 1 năm (%) trong năm 2022.

(Nguồn: VietinBank Securities)

- 6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành (từ 0,5 – 1,5%) nhằm giảm lãi suất huy động và cho vay, góp phần tăng khả năng tiếp cận và cung cấp vốn cho nền kinh tế

Trang 26

- Theo đó, về cơ bản, mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất tiền gửi và cho vay mới có xuhướng giảm dần Lãi suất tiền gửi bình quân của các ngân hàng thương mại ở mứckhoảng 5,8%/năm (giảm 0,7% so với cuối năm 2022).

- Lãi suất cho vay bình quân VND ở mức khoảng 8,9%/năm (giảm 1%/năm so với cuốinăm 2022) Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình cho vay ưuđãi với lãi suất thấp hơn mức này nhằm kích thích nhu cầu tín dụng, đồng thời, hướng tới

hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

1.6 Hệ số ICOR

1.6.1 Diễn biến

25

Trang 27

Nguồn: Tổng cục thống kê

- Hệ số Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phản ánh để tăng 1 đồng GDP phải đầu tư baonhiêu đồng vốn đầu tư Theo đó, ICOR cao thì hiệu quả đầu tư thấp và ngược lại ICORcủa Việt Nam các năm trước đại dịch đều loanh quanh mức 6 lần, nhưng sau đó thì tăngrất cao , cụ thể là năm 2020 (14,27 lần) và 2021 (15,57 lần) Như vậy, hiệu quả đầu tưgiảm và ở mức rất thấp, chủ yếu là do tác động của đại dịch

- Tuy nhiên vào năm 2022, theo ước tính, ICOR đã giảm xuống còn khoảng 5,13 lần,thấp xa so với năm 2020, 2021 Điều đó có nghĩa là hiệu quả đầu tư cao và tăng trở lai

- Hiệu quả đầu tư cao và tăng đã làm cho lượng vốn đầu tư ít hơn, nhưng tăng trưởngGDP cao hơn Hiệu quả đầu tư cao và tăng không chỉ làm cho tốc độ tăng trưởng GDPcao hơn, mà còn góp phần làm cho các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia tínhtrên GDP không tăng, thậm chí còn giảm

1.6.2 Nguyên nhân

- ICOR cao có một phần nguyên nhân là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung chophát triển hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảmnghèo, bảo đảm an sinh xã hội

- Khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanhtrên tất cả các ngành, lĩnh vực giá cả các yếu tố đầu vào tiếp tục tăng, đã làm giảm đáng

kể hiệu quả đầu tư

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số ICOR:

- Thứ nhất, tuy là dịch Covid-19 năm 2020-2021 đã khiến cho chỉ số ICOR của Việt Namtăng khá cao (14-15 lần) điều này chứng tỏ hiệu quả đầu tư thấp, nhưng chính yếu tố quantrọng này là sự chuyển dịch (hoặc chuyển hướng) chiến lược phòng, chống đại dịchCovid-19, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội đất nước chuyển sang trạng thái bình thườngmới “Trạng thái bình thường mới” khác hẳn “trạng thái cũ” về nhiều mặt, từ đi lại, làm

ăn ở trong nước (giữa các vùng, địa phương) và làm ăn với nước ngoài (xuất nhập khẩuhàng hóa, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu dịch vụ…), chính những điều trên đã giúpcho hệ số hiệu quả sử dụng vốn năm 2022 giảm xuống đáng kể chỉ còn ở mức 5,13 lầnchứng minh được việc đầu tư có sự khôi phục và khởi sắc sau đại dịch

- Thứ hai là hiệu quả đầu tư Vai trò quan trọng này được biểu hiện trên nhiều khía cạnh.Lượng vốn đầu tư - thể hiện bằng tỷ lệ vốn đầu tư/GDP - năm 2022 thấp hơn tỷ lệ tươngứng của nhiều năm trước (dưới 33% so với 34%) Tốc độ tăng năng suất lao động khôngđạt được kế hoạch Tổng cầu còn yếu, thể hiện ở tỷ lệ thương mại bán lẻ/GDP năm 2022còn đạt thấp hơn nhiều năm trước, tỷ lệ thương mại bán lẻ/tiêu dùng cuối cùng thấp hơnnhiều năm trước, thể hiện ở xuất siêu cao gấp đôi năm trước và là năm thứ 8 liên tiếp xuấtsiêu…

Trang 28

1.7 FDI

1.7.1 Diễn biến

- Trong năm 2020, do tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới chịu thiệt hạinặng nề, khiến lượng FDI bị giảm mạnh số lượng dự án mới đuợc cấp giấy chứng nhậnđăng kí đầu tư còn 2523, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2019 Cuối tháng 12 năm 2020,ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 19,98 tỷ USD, bằng98% so với cùng kỳ năm 2019

- Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vàoViệt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020, vốn thực hiện đạt 19,74 tỷ USD,giảm 1,2% so với năm 2020 Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềmtin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam

- Năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDIthực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021 Đây là số vốn FDIthực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022)

- Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 8 tháng năm 2023 (gồm vốn đăng ký cấpmới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài)đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước

1.7.2 Nguyên nhân

Các yếu tố giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài trong các năm vừa qua:

- Thứ nhất, tình hình chính trị tại Việt Nam ổn định, chính phủ luôn có sự nhất quán trongchính sách phát triển kinh tế, đây cũng là điều khó có đất nước nào làm được Hiện tại

27

Trang 29

Việt Nam đang có 32.000 dự án từ 136 quốc gia sau thời gian chống dịch nên các nhà đầu

tư quyết định đầu tư vào nước ta

- Thứ hai, chính sách mở cửa cởi mở của nước ta cũng góp phần thu hút đầu tư nướcngoài, việc thay đổi các chính sách phát triển kinh tế qua từng thời kỳ khác nhau, tiếp tụcđưa ra các chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài từ việc giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng,…

- Vào năm 2020 Luật đầu tư tại nước ta đã được thay thế và bổ sung cho bộ luật 2014,trong đó đã cải thiện và bổ sung những chính sách mới có nhiều đãi ngộ đối với nhà đầu

tư nước ngoài

- Thứ ba, lực lượng lao động tại Việt Nam có sự cạnh tranh và hiểu biết, sở hữu nhiều laođộng có tay nghề cao cùng tinh thần làm việc cao, chi phí cho người lao động cũng ở mứccạnh tranh so với các quốc gia khác

- Thứ tư, thị trường kinh doanh liên tục đổi mới theo hướng thông thoáng, minh bạch vàtuân theo các chuẩn mực quốc tế Có rất nhiều hiệp định thương mại mà Việt Nam đã kýkết cho thấy sự cởi mở đối với nền kinh tế toàn cầu

Trang 30

- Năm 2020 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát Nhìn chung, mặt bằnggiá năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ tháng 1 đã tăng 6,43%, ảnhhưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát lạmphát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn, thách thức Tuy nhiên,với sự chỉ đạo, điều hành sát sao, mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua từng thángvới xu hướng giảm dần Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với nămtrước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của QuốcHội đề ra

Năm 2021:

- Bình quân năm 2021, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với năm trước, đây làmức tăng thấp nhất kể từ năm 2017 Tốc độ tăng CPI bình quân các năm từ 2017-2021 sovới năm trước lần lượt là: 3,53%; 3,54%; 2,79%; 3,23%; 1,84%

Năm 2022:

- Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnhmột năm nhiều biến động khó lường Tháng 12/2022, CPI giảm 0,01% so với tháng trước

So với cùng kỳ năm 2021; tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15%

29

Trang 31

Năm 2023:

- So tháng 12/2022, CPI tháng 8 tăng 2,02% và so cùng kỳ năm trước tăng 2,96%

- Trong mức tăng CPI tháng 8/2023, khu vực thành thị tăng 0,87%; khu vực nông thôntăng 0,89% Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tănggiá so tháng trước; riêng nhóm bưu chính, viễn thông giá giảm 0,17%

Tốc độ tăng giảm CPI các tháng năm 2023 so cùng kỳ năm trước.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

- Tổng cục Thống kê cho biết, so cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầunăm đến nay có xu hướng giảm; trong đó, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, sau đó

Ngày đăng: 14/03/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w