TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA DƯỢC – BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE ------TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VI SINH VẬT GÂY RA TRONG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Giáo viên hướn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC – BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
- -TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VI SINH VẬT
GÂY RA TRONG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Khánh Quan Sinh viên thực hiện:
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC – BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
- -TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VI SINH VẬT
GÂY RA TRONG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Khánh Quan Sinh viên thực hiện:
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sự tri ân sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Khánh Quan Trong quá trình học tập và tìmhiểu tài liệu cho bài tiểu luận môn MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE, chúng em đã nhậnđược sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ thầy Thông qua bài tiểu luận, nhóm chúng em
xin trình bày về đề tài những bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trong ô nhiễm
nguồn nước mà nhóm đã đúc kết được từ bộ môn.
Kiến thức là vô hạn, sự tiếp cận, tiếp thu kiến thức mỗi người còn hạn chế.Trongquá trình làm tiểu luận, khó tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp của thầy để học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện bảnthân hơn
Kính chúc quý thầy dồi dào sức khỏe và thành công tốt đẹp trong công việc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Với kiến thức đã được học, nhóm chúng em xin cam đoan đã hoàn thành bài tiểuluận bằng chính khả năng của mình, được tiến hành nghiên cứu công khai và sự nỗ lựctìm kiếm tài liệu của các thành viên trong nhóm và sự giúp đỡ của thầy Nội dung đượctìm hiểu và có trích dẫn từ các trang mạng uy tín
Nhóm chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này Trong quátrình làm tiểu luận có nhiều thiếu sót, mong thầy góp ý để em có thêm kinh nghiệm vàhoàn thiện hơn
Trang 5NHẬN XÉT CỦAGIẢNG VIÊN
Tên tiểu luận/ Báo cáo: Những bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trong ô nhiễm
nguồn nước
Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
Tác giả/ Sinh viên thực hiện:
1 Lê Vũ Ngọc Trâm
2 Nguyễn Thị Ngọc Thảo
3 Phạm Thị Thùy Trang
4 Võ Thị Ánh Trúc
5 Trần Thị Thu Uyên
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 04 năm 2021
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
Nguyễn Hữu Khánh Quan
Trang 6BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN/ BÁO CÁO
Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
Tên tiểu luận: Những bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trong ô nhiễm nguồn
nước
I SINH VIÊN THỰC HIỆN NỘI DUNG TIỂU LUẬN
STT Nội dung thực hiện Họ và tên sinh viên Ngày/tháng/năm
II TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TIỂU LUẬN CỦA NHÓM
Chữ ký sinh viên
Trang 7Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 04 năm 2021
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
Nguyễn Hữu Khánh Quan
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN iv
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN/ BÁO CÁO v
Nguyễn Hữu Khánh Quan MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU xi
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE 1
1.1 Những khái niệm về môi trường sức khỏe: 1
1.1.1 Môi trường là gì? 1
1.1.2 Sức khỏe là gì? 2
1.1.3 Môi trường sức khỏe: 2
1.2 Vệ sinh và môi trường sức khỏe về các bệnh nhiễm khuẩn: 3
1.3 Môi trường sức khỏe với các bệnh không nhiễm khuẩn: 5
1.4 Quản lý nguy cơ trong môi trường sức khỏe: 6
1.4.1 Khái niệm về quản lý môi trường: 6
1.4.2 Những hoạt động quản lý sức khỏe môi trường: 7
CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ “NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VI SINH VẬT GÂY RA TRONG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC” 8
2.1 Những tài liệu nghiên cứu trong nước: 8
2.2 Những tài liệu nghiên cứu quốc tế: 8
2.3 Đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học sức khỏe: 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỬ DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE 12
3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: 12
Trang 93.3 So sánh phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: 13
3.4 Đạo đức trong nghiên cứu khoa học và đạo đức trong hành nghề: 15
3.4.1 Đạo đức trong nghiên cứu khoa học: 15
3.4.2 Đạo đức trong hành nghề dược: 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Bảng so sánh phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng 15
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Môi trường 2
Hình 1.2 Mối quan hệ giữa Môi trường và Sức khỏe 3
Hình 1.3 Chu trình truyền bệnh sốt rét 4
Hình 1.4 Chu trình truyền bệnh sốt xuất huyết 4
Hình 1.5 Ô nhiễm không khí 5
Hình 1.6 Ô nhiễm môi trường đất 6
Hình 2.1 Nhặt rác ở bãi biển 10
Hình 2.2 Chung tay bảo vệ môi trường 11
Trang 12MỞ ĐẦU
Trái đất được bao phủ hơn ¾ là nước (bao gồm cả nước ngọt lẫn nước mặn) vì vậynước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật, đóng vai trò đặc biệt trong việc điều hòa khíhậu và cần thiết cho sự sống trên trái đất Hàng ngày cơ thể con người cần 3 – 10 lít nướccho các hoạt động sống, lượng nước này đi vào cơ thể qua con đường thức ăn, nước uống
để thực hiện các quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng, sau đó thải ra ngoài theocon đường bài tiết Ngoài ra con người còn sử dụng nước cho các hoạt động khác như tắm,rửa, ăn uống,…
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinhtồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên Tuy nhiên, ngày nay do ýthức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề Sự
ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đếnchính sự sống của con người trên trái đất
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã đượccải thiện rất nhiều Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậuquả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người Đó chính là thực trạng suygiảm môi trường sống, môi trường tự nhiên Sự phát triển của công nghiệp kéo theo mộtloạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi
để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức chophép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường Môitrường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, câycối, đất đai,… là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của conngười Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong củacon người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéotheo một loạt những tác hại đối với môi trường Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máysản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầukhí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức
Trang 13khỏe của con người trong xã hội Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống củacon người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm
sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người Con người có thể một ngày không
ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút Nói như thế ta mớithấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môitrường đến sự sống của con người
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong côngnghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tìnhtrạng ô nhiễm môi trường nước Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm mộtvùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vựcxung quanh Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinhchết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước conngười sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặcbiệt là căn bệnh ung thư Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan
xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào Hànhđộng vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dânmột làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dưluận trong một thời gian dài
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết Ví dụ như con sông TôLịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thànhmột con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đụcnhư màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải Ônhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môitrường đất Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết Nước thải, rác thải ngấm vào đấtgây ô nhiễm Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặtkhác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo Khicon người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tínhmạng
Nhận thấy những nguy cơ này, chúng em đã chọn đề tài: Những bệnh truyền nhiễm
do vi sinh vật gây ra trong ô nhiễm nguồn nước
Trang 14CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE1.1 Những khái niệm về môi trường sức khỏe:
1.1.1 Môi trường là gì?
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993, môi trường được định nghĩa nhưsau: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiếtvới nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triểncủa con người và thiên nhiên
- Môi trường lý học nếu vượt qua các giới hạn tiếp xúc bình thường có thể ảnh
hưởng đến sức khoẻ Môi trường lý học bao gồm thời tiết và khí hậu (nhiệt độ cao, thấp,thay đổi thất thường, độ ẩm không khí, gió) các loại bức xạ ion hoá và không ion, tiếng ồn,ánh sáng gánh nặng lao động
- Môi trường hoá học: Các yếu tố hoá học có thể tồn tại dưới các dạng rắn, lỏng vàdạng khí Cũng có các dạng đặc biệt như bụi, khí dung, hơi khói, hóa chất thuốc men, chấtkích thích da Các yếu tố hoá học có thể có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động sống,sinh hoạt và sản xuất của con người
- Môi trường sinh học: Các yếu tố sinh học cũng rất phong phú, từ các sản phẩmđộng thực vật đến các loài nấm mốc, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và côn trùng Chúng
có thể là các tác nhân gây bệnh song cũng có thể chỉ là các vật chủ trung gian truyền bệnh,các sinh vật vận chuyển mầm bệnh một cách cơ học Các yếu tố sinh học cũng tồn tạitrong đất, nước, không khí và thực phẩm
- Môi trường xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻhoặc gián tiếp trên quá trình ô nhiễm, năng lực khống chế ô nhiễm bảo vệ sức khoẻ, đếncác ứng xử khác 2 nhau của cộng đồng đối với môi trường như stress, trả lương, ca làm,mối quan hệ người với người
Trang 151.1.3 Môi trường sức khỏe:
Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người, cả chấtlượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu
tố tâm lý trong môi trường (theo định nghĩa trong Chiến lược Sức khỏe Môi trường Quốcgia của Australia - 1999) Hay nói cách khác: sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì mộtmôi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng Đến hiện nay nhiều tácgiả đưa ra khái niệm về sức khoẻ môi trường: “Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trìmột môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng”
Trang 16Hình 1.2 Mối quan hệ giữa Môi trường và Sức khỏe
1.2 Vệ sinh và môi trường sức khỏe về các bệnh nhiễm khuẩn:
Vệ sinh bao gồm những hành động liên tục nhằm chặn đứt hay ít nhất là thu hẹp conđường lây truyền của các bệnh nhiệm khuẩn do những vi sinh vật là tác nhân của chúnggây ra
- Các phơi nhiễm với những tác nhân độc hại tiềm tàng chẳng hạn vi trùng, vi khuẩn,các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy do virut Rota, dịch tả, viêm gan, viêm ruột, các bệnh domuỗi truyền như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản do ô nhiễm nguồn nước
Trang 17em do con người sử dụng phân bón lấy từ hố xí hoặc bùn.
Hình 1.4 Chu trình truyền bệnh sốt xuất huyết
Trang 18Một số bệnh nhiễm khuẩn không chỉ chịu ảnh hưởng của vi sinh vật gây ra chínhcăn bệnh đó, mà còn nhiều yếu tố khác Một số trong chúng cũng là những yếu tố ảnhhưởng đến các bệnh không nhiễm khuẩn
Có các đồng yếu tố gây bệnh nhiễm khuẩn dưới hình thức nhiễm trùng cơ hội nhưAIDS đồng yếu tố với bệnh lao
=> Những ví dụ trên có thể thuyết phục người đọc rằng việc đánh giá một môi trường lâynhiễm và sự phơi nhiễm của con người có nhiều khía cạnh.Các phương pháp phụ thuộcrất nhiều vào vi sinh vật gây bệnh đang được quan tâm
1.3 Môi trường sức khỏe với các bệnh không nhiễm khuẩn:
Môi trường gắn liền với sức khỏe con người, bệnh tật và tử vong Những con đườngphơi nhiễm ở người qua môi trường rắn – lỏng – khí gây ra các dạng bệnh tật mạn tính,cấp tính và có thể tử vong
- Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyển, ảnh hưởng đến hệ hôhấp, gây mệt mỏi, đau đầu và lo lắng, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Hình 1.5 Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm đất và chất rắn gắn liền với ô nhiễm thực phẩm do quá trình xây dựng nhàcửa, nhà máy xí nghiệp phục vụ cho nhu cầu con người tạo chất thải bỏ vào đất như nước
Trang 19thải sinh hoạt, xác xúc vật, rác thải ngấm vào đất và con người trồng cây và nuôi gia cầmgia súc trên đất bị ô nhiễm Thức ăn hấp thu các chất độc xâm nhập vào cơ thể con ngườigây bệnh đường ruột do các virut bại liệt ECHO gây viêm màng não, viêm cơ tim, viêmnão trẻ sơ sinh chất thải độc gây các bệnh viêm họng, tiêu hóa
Hình 1.6 Ô nhiễm môi trường đất
- Người dân tiêu thụ nguồn nước ô nhiễm có thể gây bệnh thiếu máu, liên qua đến
da Thương hàn, phó thương hàn, viêm dạ dày Đáng lo hơn là Bộ Y tế và Bộ TN&MTViêt Nam Cho thấy 200.000 trường hợp chuẩn đoán mắc bệnh ung thư mới mà nguyênnhân do nguồn nước ô nhiễm gây ra
1.4 Quản lý nguy cơ trong môi trường sức khỏe:
1.4.1 Khái niệm về quản lý môi trường:
Quản lý môi trường là tổng hợp các giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chínhnhằm bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm hoặc khống chế mức ô nhiễm trong các giớihạn cho phép, không gây tác hại cấp tính hay mạn tính lên sức khoẻ Trong các trườnghợp không thể bảo vệ được môi trường khỏi các nguy cơ ô nhiễm, quản lý môi trường
Trang 20cũng còn nhằm vào các giải pháp bảo vệ các đối tượng tiếp xúc, hạn chế các hậu quả của
ô nhiễm và giải quyết các hậu quả trên sức khoẻ
1.4.2 Những hoạt động quản lý sức khỏe môi trường:
Xác định và đo lường mức độ ô nhiễm môi trường
Xác định các yếu tố ô nhiễm cũng được phân theo các mức độ khác nhau:
- Mức hộ gia đình hay còn gọi là "vi môi trường", trong đó các nguồn ô nhiễm từcác công trình vệ sinh, bếp, khói thuốc lá, các hoá chất và cả các thói quen có hại tới 19sức khoẻ khác
- Mức độ cộng đồng hay môi trường địa phương, trong đó các nguồn ô nhiễm từgiao thông, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất trong khu vực
- Mức độ ô nhiễm của một vùng lãnh thổ, vùng địa lý, nơi đó có các yếu tố ô nhiễm
từ môi trường thiên nhiên, độ cao, vùng khí hậu
- Mức độ ô nhiễm trong các cơ sở sản xuất, trong các nghề nghiệp: nông, lâm, ngưnghiệp, công nghiệp, dịch vụ
Đo lường các yếu tố độc hại và đánh giá các nguy cơ cũng như hậu quả lên sứckhoẻ: Khi xác định được những hậu quả của môi trường lên sức khoẻ cần tìm hiểu mốiquan hệ nhân quả, xác định mức độ nguy cơ và mức độ hậu quả của ô nhiễm môi trường
để từ đó xác định các vấn đề ưu tiên, các giải pháp ưu tiên cho các hoạt động làm giảmnhẹ hậu quả, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường
Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả
- Dự phòng cấp I: ngăn không để xảy ra ô nhiễm quá mức và không để xảy ra hậuquả xấu trên sức khoẻ Ví dụ: các chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn;các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn phát sinh (không sử dụng nguyên liệu phátsinh độc hại, hạn chế nguồn nhiên liệu phát sinh khói, bụi, áp dụng công nghệ sạch, bảo
vệ khối cảm thụ
- Dự phòng cấp II: trong trường hợp không thể khống chế được ô nhiễm và hậu quảxấu lên sức khoẻ đã xảy ra, lúc đó cần phải áp dụng các biện pháp quản lý sức khoẻ vàđiều trị phù hợp ngăn không để xảy ra tai biến hoặc chết