1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gd đp 6 tiết 19 20 21

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong Tục Truyền Thống Ở Hà Tĩnh
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 7,41 MB

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TIẾT 13: PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG Ở HÀ TĨNH PP: Cá nhân, nhóm - cặp, vấn đáp, … Hoạt động 1: cá nhân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Phiếu học tậ

Trang 1

Ngày soạn: 27/1/2023 Ngày dạy: 31/1/2023

TIẾT 19-20-21:

CHỦ ĐỀ 4 PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG Ở HÀ TĨNH

I MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể:

1 Kiến thức:

- Liệt kê được ít nhất hai phong tục truyền thống ở Hà Tĩnh

- Tìm hiểu được một phong tục truyền thống ở Hà Tĩnh

- Tham gia được các hoạt động bảo tồn, phát triển phong tục truyền thống tốt đẹp ở Hà Tĩnh

2 Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động đưa ra ý kiến, giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi tham gia hoạt động nhóm

- Vận dụng kiến thức đã học, kiến thức hiểu biết ngoài thực tế vào nội dung bài học

3 Phẩm chất:

- Trách nhiệm: Bảo vệ, bảo tồn và phát huy các phong tục truyền thống

- Hình thành và phát triển tình yêu quê hương thông qua hoạt động tìm hiểu, bảo tồn, phát triển phong tục truyền thống tốt đẹp ở quê hương mình

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Lược đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh

- Một số hình ảnh về các phong tục truyền thống, lễ hội ở Hà Tĩnh

- Video về một số lễ hội ở Hà Tĩnh

2 Chuẩn bị của học sinh:

- Tài liệu giáo dục địa phương, vở ghi chép

- Tài liệu, thông tin về các phong tục truyền thống, lễ hội ở Hà Tĩnh

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Bước 1:GV trình chiếu một số lễ hội ở Hà Tĩnh

Trang 2

Lễ hội Cầu Ngư ( Cẩm Nhượng- Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh)

Trang 3

Lễ hội Chùa Hương ( Can Lộc- Hà Tĩnh)

Lễ hội đánh cá Đồng hoa ( Nghi Xuân- Hà Tĩnh)

Trang 4

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn –Hà Tĩnh)

Lễ hội đền Chiêu Trưng ( Lộc Hà-Hà Tĩnh)

Lễ hội Dân ca, Ví dặm Nghệ Tĩnh

Trang 5

Lễ hội Cam Hà Tĩnh

- GV trình chiếu giới thiệu khái quát cho HS xem

Bước 2: GV nêu câu hỏi:

? Sau khi xem một số hình ảnh trên, hãy cho biết em đã từng được nghe kể hoặc

đã từng tham gia các hoạt động này chưa?

? Hãy chia sẻ và bày tỏ cảm xúc của mình về hoạt động đó?

Bước 3: HS trình bày

Bước 4: GV nhận xét, dẫn dắt vào tiết dạy mở đầu về chương trình giáo dục địa phương

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI TIẾT 13: PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG Ở HÀ TĨNH

PP: Cá nhân, nhóm - cặp, vấn đáp, …

Hoạt động 1: cá nhân

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Phiếu học tập số 1: Hoạt động cá nhân

? Em hãy cho biết phong tục truyền thống

là gì?

Bước 2: HS trình bày hiểu biết về phong

tục truyền thống

Bước 3: HS khác nhận xét

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung

Hoạt động 2: cặp/nhóm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Phiếu học tập số 2:

Đọc những phong tục truyền thống sau:

- Đặt tên

1 Phong tục truyền thống ở Hà Tĩnh:

- Phong tục truyền thống; là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Trang 6

- Xông đất

- Đi lễ nhà thờ họ

- Lễ chùa đầu năm

- Thờ thần biển

- Cúng thần lúa

- Mừng tuổi

- Cúng tiến Táo Quân

Lễ cúng thổ công

- Thờ cúng tổ tiên theo dòng họ

- Mừng thọ

- Dạm ngõ

- Cầu đảo ( cầu mưa)

- Tảo mộ

- Chăm cha bới (cúng cơm mới)

Thờ cúng cá voi

? Bằng sự hiểu biết của bản thân, hãy chỉ

ra những phong tục truyền thống ở Hà

Tĩnh mà em biết?

Bước 2: Học sinh hoạt động theo

nhóm/cặp

Bước 3: Đại diện nhóm/cặp báo cáo sản

phẩm, HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV tổng hợp, đánh giá, chiếu

một số hình ảnh về phong tục truyền

thống đặc trưng ở Hà Tĩnh

- Một số phong tục truyền thống ở

Hà Tĩnh:

- Xông đất, Đi lễ nhà thờ họ,Lễ chùa đầu năm, Mừng tuổi, Cúng ông Công ông Táo, Thờ cúng tổ tiên, Mừng thọ, Dạm ngõ, Tảo mộ, Chăm cha bới, Gói bánh chưng xanh và dựng cây nêu ngày Tết Nguyên Đán, mừng tuổi,

Phong tục cúng Tất Niên (Tết Nguyên Đán)

Trang 7

Phong tục thờ cúng tổ tiên theo dòng họ

Phong tục làm bánh chưng xanh, trồng cây nêu ngày tết

Phong tục đi lễ chùa đầu năm

Trang 8

Lễ mừng thọ

Lễ tảo mộ

Trang 9

? Qua việc tìm hiểu các phong tục

truyền thống ở Hà Tĩnh, em có nhận xét

gì?

Hoạt động 3:cá nhân

Bước 1:Gv chuyển giao nhiệm vụ học

tập

? Em hãy chọn một phong tục ở Hà Tĩnh

mà em biết rõ nhất để chia sẻ với thầy cô

và các bạn?

Bước 2: HS trình bày

Bước 3: HS khác nhận xét

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung

Hoạt động 4: cá nhân

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học

tập

? Em hãy kể một số phong tục của đồng

bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà

Tĩnh ?

Bước 2: HS trình bày

Bước 3: HS khác nhận xét

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung

- Phong tục truyền thống của Hà Tĩnh rất đa dạng, độc đáo và giàu bản sắc

Một số phong tục truyền thống của dân tộc Chứt (bản Rào Tre

-xã Hương Liên-huyện Hương Khê):

- Lễ hội Lấp lỗ (lễ gieo nương)

- Tết chăm cha bới (cúng cơm mới)

- Phong tục làm bánh chưng cúng Tết, chúc thọ ông bà, chúc Tết, mừng tuổi,

Người dân tộc chứt cúng tết Lấp lỗ

Trang 10

Dân tộc Chứt vui tết chăm cha bới TIẾT 2: PHONG TỤC LỄ, TẾT Ở HÀ TĨNH HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT

GV sử dụng PPDH thảo luận nhóm, kỹ

thuật hợp tác

Hoạt động 1: cá nhân

Bước 1:

GV chiếu hình ảnh một số phong tục lễ

Tết ở Hà Tĩnh

- Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Quan sát các hình ảnh và cho biết

trong dịp Tết gia đình em có thực hiện

các phong tục này không?

? Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về

phong tục đó?

Bước 2: HS trình bày

Bước 3: HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung kiến

thức

1 Phong tục lễ Tết ở Hà Tĩnh:

- Phong tục lễ Tết được coi là một phong tục đẹp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng của văn hóa VN nói chung

và người dân Hà Tĩnh nói riêng

- Tuy mỗi vùng miền có những nét đặc sắc riêng nhưng cơ bản lễ Tết ở Hà Tĩnh đều tổ chức các hoạt động:

- Gói bánh chưng

- Dựng cây nêu

- Đi chợ hoa

- Cúng Ông Công ông Táo

- Thờ cúng Tổ tiên

- Cúng giao thừa

- Đi chúc Tết

- Mừng thọ

- Mừng tuổi

Trang 11

Đi chợ hoa ngày Tết

Gói bánh chưng cúng Tết

Trang 12

Cúng Ông Công, ông Táo

Trang 13

Dựng cây nêu ngày Tết

Đón giao thừa ngày Tết

Hoạt động 2: nhóm nhỏ/cặp

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học

tập

GV gọi một HS đọc đoạn trích ( SKG

trang 31)

? Hãy cho biết đoạn trích nhắc đến phong

tục nào?

Bước 2: đại diện HS trình bày

Bước 3: nhóm/ cặp HS khác nhận xét, bổ

sung

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung kiến thức

Hoạt động 3: cá nhân

Bước 1; Gv chuyển giao nhiệm vụ học

tập

Em hãy chọn và trình bày một phong tục

lễ Tết tiêu biểu ở Hà Tĩnh?

GV gợi ý; phong tục gói bánh chưng

xanh, mừng thọ, chúc Tết, cúng giao

thừa

Ví dụ: gợi ý về phong tục gói bánh chưng

xanh:

? Hoạt động gói bánh chưng xanh thường

tổ chức dịp nào ở Hà Tĩnh?

? Hãy cho biết nguyên liệu làm bánh

chưng?

?Mô tả sơ lược cách gói, nấu bánh chưng

- Đoạn trích nhắc đến phong tục cúng ông Công, ông Táo (Thần Đất, thần Bếp) theo truyền thuyết: đây là hoạt động thường tổ chức vào ngày

23 tháng chạp âm lịch, các gia đình mua sắm các loại lễ vật ( mâm cỗ,

mũ áo, cá chép ) để cúng tiễn ông Công,ông Táo về trời Đây là một trong những phong tục, tín ngưỡng giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, việc thiện

- Phong tục gói bánh chưng ngày Tết:đây là phong tục gắn với truyền thuyết từ thời vua Hùng, mang giá trị văn hóa truyền thống trường tồn với thời gian, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, thể hiện nét đẹp độc đáo của nền văn minh lúa nước Theo quan niệm xưa trong đón Tết cổ truyền, chiếc bánh chưng thể hiện trời đất giao hòa, nói lên ước mơ của người dân, nhà nhà về một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc

Trang 14

xanh ngày Tết?

? Món bánh chưng thường được người

dân Hà Tĩnh ăn kèm với món ăn nào?

? Nêu ý nghĩa của phong tục này?

Bước 2: HS trình bày

Bước 3: HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung kiến thức

Bước 2: đại diện HS trình bày

Bước 3: nhóm/ cặp HS khác nhận xét, bổ

sung

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung kiến thức

-

Cách gói bánh chưng xanh ngày Tết

Nấu bánh chưng ngày Tết

Trang 15

Bánh chưng xanh ăn kèm dưa hành muối

Bánh chưng chấm mật

TIẾT 15: 2 PHONG TỤC LỄ TẾT Ở HÀ TĨNH

( TIẾP THEO) Hoạt động 3: cá nhân (tiếp)

Bước 1; Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập

Em hãy chọn và trình bày một phong tục lễ

Tết tiêu biểu ở Hà Tĩnh?

GV gợi ý; phong tục gói bánh chưng xanh,

mừng thọ, chúc Tết, cúng giao thừa

Ví dụ: gợi ý về phong tục Thờ cúng tổ tiên:

? Hoạt động Thờ cúng tổ tiên thường tổ

chức dịp nào?

?Mô tả sơ lược về sự chuẩn bị của các gia

đình trong việc thờ cúng tổ tiên ?

? Nêu ý nghĩa của phong tục này?

Bước 2: HS trình bày

-Phong tục thờ cúng tổ tiên : là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lí uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu- những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời

Trang 16

Bước 3: HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung kiến thức

Phong tục thờ cúng tổ tiên HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Hoạt động 1: nhóm/cặp

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ luyện tập

? Hãy cùng nhau thảo luận, tìm hiểu một số phong tục liên quan đến thành viên trong gia đình?

Ví dụ: phong tục liên quan đến trẻ em, phong tục cưới hỏi, phong tục ma chay Bước 2: HS trao đổi, thảo luận

Bước 3 : Đại diện học sinh trình bày, HS khác nhận xét

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung

Hoạt động 2: cá nhân

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ luyện tập

Trang 17

? Hãy giới thiệu phong tục của gia đình em với các bạn trong lớp

Bước 2: HS suy nghĩ

Bước 3 : Đại diện học sinh trình bày

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung

Hoạt động 3: cá nhân

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ luyện tập

? Tìm hiểu các phong tục trong cộng đồng nơi em sống, giới thiệu với các bạn một phong tục em thích (liên quan đến nghề nghiệp, đời sống )?

Bước 2: HS suy nghĩ

Bước 3 : Học sinh trình bày

Bước 4: nhận xét, bổ sung

Hoạt động 4: cá nhân

Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ luyện tập

? Đọc đoạn văn (sgk trang 32), cho biết đoạn văn trên giới thiệu phong tục nào? Phong tục đó thuộc nhóm phong tục nào em đã biết? Nêu suy nghĩ của em về phong tục này?

Bước 2: HS suy nghĩ

Bước 3 : Học sinh trình bày

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chiếu hình ảnh về Lễ Tế Tổ làng rèn Trung Lương

Lễ Tế Tổ làng rèn Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng :

? Chia sẻ về một trong các hoạt động của em và gia đình trong việc giữ gìn phong tục tập quán ở địa phương?

? Em cần làm gì để giữ gìn phong tục tập quán trong bối cảnh hiện nay?

HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

* Giao bài tập: Sưu tầm tranh ảnh về địa lí Hà Tĩnh?

Trang 18

- Chuẩn bị bài mới: Chủ đề 5 Kể chuyện địa danh ở Hà Tĩnh.

- Tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet về một số truyện kể địa danh ở Hà Tĩnh

Ngày đăng: 11/03/2024, 14:22

w