Những thay đổi mang tính quyết định dần dần giúp Việt Nam xóa bỏ được lối quản lý bao cấp của thời kỳ trước.Và để hiểu rõ hơn, bài nghiên cứu sẽ lý luận, phân tích quá trình hoàn thiện c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NHÓM 9
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
BÀI HỌC ĐÚC RÚT RA CHO NHÓM
Thành viên nhóm: Trần Minh Anh
Nguyễn Hà Ngân Phạm Quang Huy Nguyễn Anh Thư Bùi Thị Ánh Dương Hoàng Gia Vinh
GVHD: PGS.TS.Phạm Văn Hùng
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I : SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 4
1.1 Khái niệm quản lý hoạt động đầu tư 4
1.2 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư 4
1.2.1 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: 4
1.2.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ: 5
1.2.3 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích: 6
1.2.4 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo các địa phương và vùng lãnh thổ: 7
1.2.5 Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội 8
1.3 Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư 9
1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động quản lý đầu tư 9
PHẦN II : THỰC TRẠNG VÀ QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TỪ KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI 11
2.1 Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam trước năm 1986 11
2.2 Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam từ 1986-nay 12
2.3 Phân tích và đánh giá cơ chế hoạt động quản lý đầu tư tại Việt Nam 14 2.4 Giải pháp cải thiện cơ chế quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam trong tương lai 15
PHẦN III : BÀI HỌC ĐÚC RÚT RA CHO NHÓM 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư luôn đóng 1 vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi nước Một nền kinh tế thu hút được đầu tư từ các chủ thể trong và ngoài nước sẽ khiến nền kinh tế ngày càng tăng trưởng Bất kỳ hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức là chủ thể tư hay bởi Nhà nước thì lợi ích mà hoạt động đầu tư đem lại không chỉ dừng lại ở những lợi ích đối với chính nhà đầu tư, mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung
Hoạt động đầu tư được hiểu là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư Chính vì vậy, đạt được những hiệu quả đầu tư thì một trong những việc quan trọng đó chính là xác lập những cơ chế quản lý cho hoạt động đầu tư Qua hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật thu hút, quản lý đầu tư, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế Những thay đổi của chính phủ trong hoạt động quản lý đầu tư sau thời kỳ đổi mới đã đánh dấu bước ngoặt
về sự phát triển kinh tế đất nước Những thay đổi mang tính quyết định dần dần giúp Việt Nam xóa bỏ được lối quản lý bao cấp của thời kỳ trước.Và để hiểu rõ hơn, bài nghiên cứu sẽ lý luận, phân tích quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam trong suốt thời gian qua đặc biệt hơn cả là trong giai đoạn thay đổi chính sách mới để từ đó có thể rút ra những bài học liên quan
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Phân tích quá trình hoàn thiện cơ chế quản
lý hoạt động đầu tư tại việt nam thời gian qua”, nhóm chúng em đã đúc rút ra được nhiều bài học có giá trị cao Song, với vốn kiến thức còn hạn chế, bài làm còn thiếu sót, mong thầy có thể góp ý để chúng em hoàn thiện bài nghiên cứu của nhóm hơn
nữa
Trang 4PHẦN I : SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm quản lý hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó Nguồn lực có thể
là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể
là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực
Hoạt động đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó
Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản
lý vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế -xã hội và tổ chức kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể Quản lý Nhà nước về đầu tư có thể được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ yếu bằng pháp luật tác động tới các đối tượng quản lý trong hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo trật tự, hiệu quả của hoạt động đầu tư
1.2 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư
1.2.1 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
a Biểu hiện
Nguyên tắc này nói lên tiết kiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
- Tiết kiệm được hiểu là tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm thời gian, TK lao động và đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư đồng bộ
- Hiệu quả: Với một số vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất hay đạt được hiệu quả đã dự kiến
- Biểu hiện của nguyên tắc này: Đối với chủ đầu tư thì lợi nhuận là lớn nhất, đối với NN thì mức đóng góp cho NS là lớn nhất, mức tăng thu nhập cho lao động, tạo việc
Trang 5làm cho người lao động, bảo vệ môi trường, tăng trưởng phát triển văn hóa giáo dục và
sự nghiệp phúc lợi công cộng
b Sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này
Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nhu cầu vốn đầu tư lớn hơn nguồn lực thì
cần áp dụng nguyên tắc này để tăng quy mô vốn
c Thực tiễn tại Việt Nam
Nước ta còn tình trạng thất thoát và lãng phí xảy ra trầm trọng, đầu tư không
trọng tâm trọng điểm, tài nguyên khai thác không hiệu quả Tại VN trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản mà đặc biệt là các dự án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, do hoạt
động quản lí đầu tư còn lỏng lẻo dẫn đến thất thoát và sử dụng lãng phí nguồn vốn đầu
tư, thậm chí là nguồn vốn đi vay nước ngoài Một nghiên cứu được thực hiện vào năm
2004 của WB đối với 23 quốc gia cho thấy, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 3 về tỷ lệ đầu tư
so với GDP, nhưng chỉ xếp thứ 17 về mặt chất lượng và hiệu quả đầu tư Điều này làm
giảm tính hiệu quả của hoạt động đầu tư và làm xấu hình ảnh của Vn đối với nhà đầu tư
nước ngoài VN lại là một nước đang phát triển với nhu cầu về vốn rất lớn, trong đó
chiếm tỉ trọng cao là vốn đầu tư nước ngoài, đo đó nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
trong quản lý đầu tư ở VN rất quan trọng, đặc biệt đối với việc quản lý nguồn vốn đầu
tư
Ở Việt Nam có hai chỉ tiêu phản ảnh về đầu tư, một là chỉ tiêu vốn đầu tư, hai là
tích lũy tài sản (gross capital formation) Vốn đầu tư là lượng tiền các thành phần sở hữu
bỏ ra nhằm mục đích đầu tư và tích lũy tài sản là lượng tiền đầu tư đến được với sản
xuất Vì vậy, tích lũy tài sản luôn nhỏ hơn vốn đầu tư
Qua tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê công bố đến năm 2010 (ước tính)
cho thấy: Hiệu quả đầu tư giai đoạn 2006-2010 giảm sút rõ rệt so với giai đoạn
2000-2005 Lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư ngày càng ít tham gia vào quá trình sản
xuất Nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của
GDP, đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của
GDP
1.2.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Nguyên tắc này yêu cầu công tác quản lí hoạt động đầu tư phải tuân theo sự lãnh
đạo thống nhất từ một trung tâm đồng thời phải phát huy tính chủ động sáng tạo của các
đơn vị thực hiện đầu tư
a Biểu hiện
Biểu hiện của tập trung:
- Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, việc thực thi các chính sách và
hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư đều nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT –
XH của đất nước trong từng thời kì
Trang 6- Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quản lí hoạt động đầu tư
Biểu hiện của dân chủ:
- Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các chủ thể tham gia quá trình đầu tư
- Chấp nhận cạnh tranh trong đầu tư
- Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư
b Sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này
Nguyên tắc này nhằm thực hiện việc quản lý đầu tư ở tầm vi và vĩ mô
- Khắc phục được tình trạng đầu tư vô trách nhiệm, vô Chính phủ; hiệu quả đầu tư cao, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực hiện đầu tư
c Thực tiễn tại Việt Nam
Nguyên tắc này ở VN đã được áp dụng, nó được quy định thành văn bản luật, cụ thể là tại nghị định 12 số 12/2009/ND/CP và thông tư 03/2009/TT/BXD quy định chi tiết 1 số nội dung của nghị định 12, trong đó có thể hiện rất rõ ràng nguyên tắc tập trung dân chủ
Tại VN, nguyên tắc này được biểu hiện cụ thể đó là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư là
cơ quan cao nhất của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu
tư phát triển và thống kê Đứng đầu Bộ là Bộ trưởng Dưới Bộ là các Sở kế hoạch đầu
tư cấp tỉnh Theo luật Đầu tư VN, phân cấp về trách nhiệm quản lí nhà nước về đầu tư như sau: Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước Bộ KHĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí nhà nước về hoạt động đầu
tư Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ
1.2.3 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích:
a Biểu hiện
Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc này biểu hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của xã hội, cá nhân, tập thể người lao động, chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, các cơ quan thiết kế, tư vấn, cung cấp dịch vụ đầu tư… Sự kết hợp này được thể hiện bằng các chính sách của Nhà nước, bằng hợp đồng thoả thuận giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư và luật đấu thầu
b Sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này
Trang 7Thực tiễn trong hoạt động đầu tư và hoạt động kinh tế cho thấy lợi ích là yếu tố chi phối => Nếu tuân thủ nguyên tắc này thì hoạt động đầu tư mới thực hiện được Khi nguyên tắc này được đảm bảo thì mới đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư Khi các lợi ích đều được kết hợp hài hoà trong đầu tư sẽ tạo điều kiện và động lực để nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định
c Thực tiễn tại Việt Nam
Trong gói kích cầu chống suy giảm kinh tế của Chính phủ, các chính sách của Chính phủ đưa ra trong việc quản lí hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung, đã quan tâm đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng, cụ thể là lợi ích của các DN vừa và nhỏ có nhiều nguy cơ phá sản trong khủng hoảng thông qua gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi suất cho DN vừa và nhỏ; chính sách xây nhà ở cho người có thu nhập thấp,… Các chính sách này cũng nhắm tới mục tiêu tạo việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức phúc lợi xã hội cho người dân
1.2.4 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo các địa phương và vùng lãnh thổ:
a Biểu hiện
Biểu hiện ở chức năng của UBND các cấp:
- Các cơ quan địa phương chịu trách nhiệm quản lí về mặt hành chính và xã hội đối với mọi đối tượng đóng tại địa phương, không phân biệt kinh tế trung ương và kinh tế địa phương
- Các cơ quan địa phương có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và các chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, quản lí cơ sở hạ tầng, tài nguyên môi trường, đời sống an ninh trật tự xã hội
- Các cơ quan này còn thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế đối với hoạt động đầu tư được nhà nước phân cấp
Biểu hiện ở chức năng của các cơ quan quản lí ngành:
- Các bộ ngành, tổng cục trung ương chịu trách nhiệm quản lí chủ yếu những vấn
đề kinh tế kĩ thuật của ngành mình đối với tất cả các đơn vị kinh tế không phân biệt kinh
tế trung ương hoặc địa phương hay các thành phần kinh tế Đồng thời, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển kinh tế toàn ngành Ban hành các quy định quản lí ngành như các định mức, chuẩn mực, các quy phạm kĩ thuật, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế đối với hoạt động đầu tư thuộc ngành
=> Trong công tác quản lí đầu tư, cần sự kết hợp giữa quản lí thuộc ngành và quản
lí thuộc địa phương và vùng lãnh thổ Kết hợp giữa các cơ quan quản lí ngành và cơ quan quản lí địa phương, vùng lãnh thổ nhằm phát triển ngành và khai thác tốt nhất lợi thế của các vùng, lãnh thổ
Trang 8b Sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này
Nguyên tắc này xuất phát từ sự kết hợp khách quan của 2 xu hướng phát triển kinh tế là chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản xuất theo vùng lãnh thổ
- Tuân thủ nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự cân đối kinh tế giữa các ngành và khai thác lợi thế của các địa phương và vùng lãnh thổ
c Thực tiễn tại Việt Nam
Trong 20 năm đổi mới vừa qua VN đã đạt đc nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do nguồn lực yếu kém, việc kết hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự có hiệu quả, do vậy chưa khai thác được tối đa lợi thế của các địa phương, vùng lãnh thổ Còn nhiều quy hoạch không hợp lý
Trong sử dụng đất: Năm 2011, tổng diện tích đất sử dụng không đúng quy hoạch tại 35 tỉnh, TP là 19,182 ha; giao đất, cho thuê đất không đúng quy định tại 39 tỉnh, TP với diện tích 241,988 ha; sử dụng đất sai mục đích, không có hiệu quả tại 45 tỉnh, TP với diện tích 21,758 ha… Tình trạng nhiều khu đất để hoang, dự án “treo” diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong cả nước
Hình thức phối hợp giữa địa phương và ngành:
- Tham quản: 1 vấn đề nào đó do 1 chủ thể ngành hoặc lãnh thổ có thẩm quyền quyết định, tham khảo ý kiến của bên kia để quyết định của mình thêm sáng suốt
- Hiệp quản: Giống như Tham quản nhưng ý kiến của bên kia là điều kiện cần phải
có để tạo nên tính hợp pháp cho 1 quyết định quản lý nào đó
- Đổng quản: Cả 2 cơ quan theo ngành, lãnh thổ, liên tịch ra văn bản quyết định quản lý
1.2.5 Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội
a Biểu hiện
- Thể hiện trong việc xác định cơ chế quản lý đầu tư, trong việc xác định cơ cấu đầu tư đều nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu chiến lược trong từng thời kì (cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương, theo thành phần kinh tế )
- Thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư
b Sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này
Trang 9- Nguyên tắc này xuất phát từ đòi hỏi khách quan: kinh tế quyết định chính trị, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, nó có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển kinh tế Chính trị là tổng hợp các quan điểm, phương pháp thực tế nhất định của Đảng, giai cấp, Nhà nước mà vấn đề mấu chốt là chính quyền Trong kinh tế, biểu hiện của chính trị là các chính sách phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước, các chính sách tiền tệ ứng dụng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt kinh tế và chính trị mới tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Nó cũng là một biểu hiện cho sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và chính trị Trong cương lĩnh quản lý của Đảng cũng nói rõ: phát triển kinh tế nhưng việc quan tâm đến đời sống nhân dân phải dược coi trọng hàng đầu Phát triển kinh tế nhưng không được làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền
1.3 Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư
Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý trên cơ
sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào phù hợp với điều kiện, đặc điểm của hoạt động đầu tư Nó là công cụ để chủ thể quản lý điều chỉnh hoạt động đầu
tư Nó được thể hiện ở các hình thức tổ chức quản lý và phương pháp quản lý Trên cơ
sở các quy định pháp luật được nhà nước ban hành, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình các cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng riêng để phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình
Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư bao gồm :
- Hệ thống tổ chức quản lý và điều hành quản lý
- Hệ thống kế hoạch hoá đầu tư
- Hệ thống quản lý tài sản đầu tư
- Hệ thống chính sách và các đòn bẩy kinh tế
- Hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư
- Các quy chế, thể chế quản lý đầu tư
1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động quản lý đầu tư
- Chính sách công: Chính sách công của một quốc gia có thể tạo ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho việc đầu tư Các chính sách về thuế, quy định về đầu tư nước ngoài và các biện pháp hỗ trợ đầu tư sẽ có tác động lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư
Trang 10- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh ổn định và dễ dàng tiếp cận thị trường cũng là một yếu tố quan trọng Các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu và hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
- Thị trường tài chính: Thị trường tài chính phát triển và minh bạch cung cấp các
cơ hội đầu tư rõ ràng và an toàn Việc có sẵn các loại hình tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư và các công cụ tài chính khác sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư
- Rủi ro và thưởng: Mức độ rủi ro và thưởng có liên quan đến việc quản lý đầu tư Các nhà đầu tư sẽ xem xét mức độ rủi ro của các dự án đầu tư và tiềm năng sinh lời để đưa ra quyết định Mức thưởng kỳ vọng từ việc đầu tư cũng ảnh hưởng đến sự quyết định của các nhà đầu tư
- Biến động kinh tế: Tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước cũng có tác động đáng kể đến hoạt động quản lý đầu tư Khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, các cơ hội đầu
tư thường nhiều hơn Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư có thể
có xu hướng cẩn trọng hơn khi đưa ra quyết định đầu tư
- Các yếu tố xã hội và môi trường: Những yếu tố như văn hóa, đạo đức kinh doanh, tiến bộ công nghệ và tác động môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Việc xem xét các yếu tố này giúp đảm bảo rằng việc đầu tư không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn phù hợp với giá trị và mục tiêu của xã hội