CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan thị trường ô tô Việt Nam
1.1 Khái quát các giai đoạn phát triển:
Xem xét quá trình hình thành và phát triển, có thể chia quá trình phát triển ngành ô tô Việt Nam thành 4 giai đoạn chính:
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe duy trì ở mức 2 con số, lần lượt ở mức 97% và 37% Trong năm 2017, Bộ tài chính đã tiến hành 3 đợt giảm thuế với hy vọng hạ nhiệt giá bán xe trong nước Tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (1/2017), các loại ô tô mới nguyên chiếc được giảm thuế nhập khẩu từ 90% xuống 80%.
Tháng 8/2007, cắt giảm tiếp xuống còn 70% và vào tháng 11/2007, thuế xuất đối với ô tô mới nguyên chiếc còn 60%.
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe bắt đầu chậm lại vào năm 2009 (+7%), và sụt giảm mạnh vào năm 2012 (-33%) Trong đó, sự suy giảm của thị trường ôtô năm 2012 xuất phát từ bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung Bên cạnh đó, việc tăng phí, thuế cùng với việc các loại thuế, phí mới được ban hành cũng góp phần làm giảm sức mua của thị trường.
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe liên tục đạt 2 con số, mạnh nhất là vào năm
2015, với tốc độ tăng trưởng 55% Trong đó, mức tăng trưởng 55% trong năm
2015 được cho là đến từ việc thị trường chạy đua tránh áp lực tăng giá trong năm tới do các thay đổi về cách tính thuế Tiêu thụ Đặc biệt.
Trong khi dó, mức tăng trưởng 24% năm 2016 được cho là nhờ chiến lược giảm giá xe để kích cầu tiêu dùng của nhiều hãng xe.
Kinh tế học vi mô
Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe có dấu hiệu chững lại vào năm 2017, khi sụt giảm 10%, tuy nhiên phục hồi nhẹ trở lại vào năm 2018 (+6%) và 11 tháng đầu năm 2019 (+14%).
Trong năm 2017, sự suy giảm doanh số toàn thị trường chủ yếu bị tác động từ những chính sách mới có hiệu lực từ 2018 Tâm lý chung của khách hàng là chờ đợi, chủ yếu kỳ vọng giá xe giảm nhiều trong 2018 do thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0% và thuế nhập khẩu linh kiện về 0%.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe chậm lại được lý giải là do những vướng mắc trong việc nhập khẩu xe, qua đó gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
Năm 2019, giá xe giảm khoảng từ 8- 15% đã góp phần thúc đẩy đẩy tăng trưởng doanh số bán xe toàn thị trường Bước sang 2020, với nguồn cung dồi dào và lượng nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, giá xe ô tô được dự sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm.
Năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với ngành ô tô trong nước trước những tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19 Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành nhiều chính sách mới nhằm tạo động lực để thị trường ô tô “vực dậy”.
Năm 2022 là một năm nhiều biến động đối với thị trường ô tô Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam năm 2022 đã có 404.635 xe (tăng 33% so với cùng kỳ) được bán ra từ các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và con số này vượt xa lượng xe bán ra hàng năm trước COVID-19
1.2 Thực trạng thị trường ngành ô tô hiện nay:
Dù thị trường ô tô năm 2022 có sự bứt phá kỷ lục về doanh số bán hàng nhưng những tháng khó khăn cuối năm 2022 và được dự báo còn kéo dài ít nhất đến giữa năm 2023 khiến sức mua của thị trường sẽ khó tiếp tục bùng nổ như năm 2022.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), kết thúc tháng 1/2023, doanh số bán hàng của toàn thị trường chỉ đạt 17.314 xe, giảm 51% so với tháng 12/2022 và giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái Đây cũng là tháng thứ 3 liên tiếp sụt giảm của thị trường ô tô Việt Trong tổng số 17.314 xe đã bán được trong tháng 1/2023, doanh số của xe lắp ráp trong nước đạt 8.086 chiếc và xe nhập khẩu nguyên chiếc là 9.228 chiếc, lần lượt giảm 54% và 48%.
Giáo trình vi mô Mankiw b ả n Vi ệ t-…
Kinh tê h ọ c vi mô (HK1)
8 Open Economy Basic Concepts Kin…
Kinh tế học vi mô 100% (5) 41
Kinh tế học vi mô 100% (2) 41
Bkm 10e chap016 useful for course wi…
Kinh tế học vi mô 100% (1)
Ch01 Ten principles of economics
Kinh tế học vi mô 100% (1)
Báo cáo doanh số bán xe ô tô toàn thị trường giai đoạn 2017-2022 Nguồn: VAMA
Các dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế khiến thị trường tài chính và bất động sản chững lại Đây là hai lĩnh vực tạo ra dòng tiền lớn thúc đẩy sự sôi động của các lĩnh vực khác, bao gồm cả thị trường ô tô Ngoài ra, dấu hiệu suy thoái kinh tế của năm 2022 vẫn được dự báo còn kéo dài tới nửa đầu năm 2023 khiến người dân tỏ ra e dè và thắt chặt chi tiêu hơn.
Chưa kể từ đầu năm nay, nhiều hãng xe cũng đồng loạt tăng giá bán từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng để bù đắp chi phí đầu vào tăng do thiếu hụt linh kiện và chip bán dẫn, vì thế sức tiêu thụ của thị trường ô tô Việt Nam năm 2023 vẫn gặp nhiều khó khăn khi người dân mua xe mới sẽ phải mất nhiều chi phí hơn.
1.3 Thị trường cung ô tô Việt Nam những năm gần đây:
Thị trường ô tô Việt Nam năm 2022 khá sôi động khi con số nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước về tăng mạnh so với năm 2021 và là năm có lượng ô tô nhập khẩu nhiều nhất từ trước đến nay Cụ thể, năm 2022 Việt Nam nhập khẩu 173.467 ô tô các loại, tổng kim ngạch 3,84 tỉ USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so với năm 2021.
Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 1-
2023 (từ ngày 1 đến ngày 15-1), cả nước nhập khẩu 6.306 ôtô nguyên chiếc các loại, với tổng kim ngạch đạt 161,8 triệu USD Tổng cục Hải quan cho biết trong tổng số xe nhập khẩu, dòng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 91,6% với 5.776 xe, kim ngạch đạt 137,766 triệu USD.
Thực trạng nhu cầu sử dụng ô tô hiện nay
Theo Công ty cổ phần chứng khoán SSI, tình hình kinh tế khó khăn mang lại nhiều thách thức Chuyên gia ô tô Nguyễn Vĩnh Nam cũng nhận định, năm 2023 tình hình tiêu thụ xe ô tô trong nước vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng khó tiếp cận khi giá bán các mẫu xe đã được điều chỉnh tăng hàng chục, hàng trăm triệu đồng do chi phí đầu vào.
Báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường tháng 01/2023 giảm 44% so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, tháng 01/2022, sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường đạt 17.314 xe, bao gồm: 14.036 xe du lịch, giảm 49% so với tháng trước; 3.174 xe thương mại, 104 xe chuyên dụng, lần lượt giảm 59% và 62% so với tháng trước
Lý do là từ thời điểm từ quý 4/2022, khi nguồn cung ô tô đã dồi dào thì cũng là lúc thị trường xe bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề khi các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất Điều đó đã khiến sức mua của người dân giảm đến 60-70% so với bình thường. Bên cạnh đó, việc mua trả góp một phương tiện mới sẽ đắt đỏ và khó khăn hơn Các hỗ trợ của Chính phủ (bao gồm cắt giảm lệ phí trước bạ và trì hoãn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt) đã kết thúc, do mức tiêu thụ đã trở lại mức trước COVID-19.
Jessica Caldwell, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu thị trường Edmunds, cho biết: “Trong hơn một thập kỷ, lãi suất thấp đã giúp mọi người mua được chiếc xe theo ý thích Hiện tại với mức lãi suất cao hơn, thị trường ô tô có vẻ sẽ không thân thiện lắm”.
Edmunds ước tính rằng, các nhà sản xuất ôtô sẽ chỉ bán được 14,8 triệu xe tại thị trường Mỹ trong năm nay, thấp hơn nhiều so với doanh số “quen thuộc” trong thập kỷ trước Trước đại dịch, doanh số luôn duy trì ở mức hơn 17 triệu xe mới mỗi năm.
Còn theo ông Phạm Thành Lê, quản trị viên của Diễn đàn Otofun, thị trường ô tô năm 2022 đã vượt qua con số của năm 2021 Đây là năm thứ hai liên tục thị trường tăng trưởng, kể từ khi bị giảm vì dịch COVID-19 vào năm 2020 Tuy nhiên, dự báo con số của năm 2023 có thể không được khả quan như vậy “Năm 2023, con số tiêu thụ có thể giảm, ở mức khoảng 400.000 xe hoặc thấp hơn”, ông Phạm Thành Lê nói Nhu cầu sử dụng ô tô cũng giảm sút đáng kể trong năm 2023 nên doanh thu của các hãng xe được dự báo sẽ thấp hơn năm 2022
CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG CHO XE Ô TÔ CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Một số chính sách thuế Chính phủ quy định cho xe ô tô cá nhân tại Việt Nam mà người tiêu dùng phải trả khi mua xe
mà người tiêu dùng phải trả khi mua xe:
Hiện nay, khi mua xe ô tô mới tại thị trường Việt Nam ngoài số tiền mua ô tô, người mua xe còn phải chuẩn bị trả thêm các khoản không nhỏ cho các loại thuế, phí, để chiếc xe có thể hợp pháp lăn bánh Cụ thể, khi mua xe ô tô nhập khẩu từ các nước trên thế giới, khách hàng sẽ phải chịu các khoản thuế và chi phí sau:
Hiện nay, thuế ô tô tại Việt Nam khi nhập khẩu đang cao hơn hẳn so với nhiều nước trên thế giới do chịu các loại thuế xe ô tô và chi phí khác nhau Trong đó, thuế nhập khẩu ô tô được hiểu là nhà nước có chính sách thu phí đối với các sản phẩm ô tô nguyên chiếc có nguồn gốc từ các nước khác nhập khẩu vào thị trường Việt Nam Mức thuế nhập khẩu ô tô sẽ khác nhau tùy từng quốc gia sản xuất và được chia làm các giai đoạn:
Giai đoạn 1: - Trước năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô đối với các dòng xe du lịch từ 9 chỗ trở xuống thì mức phí:
Các khu khác (châu Âu, châu Mỹ ): 70-80%
Nhìn chung, các dòng xe đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu ô tô rất cao từ 56% -74% giá trị xe, khiến giá thành của xe có thể tăng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/chiếc
Giai đoạn 2: - Từ 01/01/2018, dựa vào nội dung Hiệp định thương mại hàng hóa các nước ASEAN (ATIGA), những mẫu xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối ASEAN từ
40% trở lên thì mức thuế nhập khẩu sẽ là 0% với điều kiện nhà sản xuất đáp ứng đủ điều kiện:
Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn
Có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài
Có giấy chứng nhận chất lượng từ nhà sản xuất
Kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu.
Bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng
Có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 01/01/2018
- Các xe ô tô được sản xuất tại các quốc gia khác ngoài khối ASEAN thì mức thuế ô tô nhập khẩu ô tô là 70-80% Tuy nhiên, sau khi ký Hiệp định Thương mại Tự do(EVFTA) thì từ năm 2021, Việt Nam chính thức cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô theo lộ trình 9 - 10 năm sau khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực chính thức Theo đó, những xe
8 có phân khối lớn hơn 2.500cc sẽ giảm về 0% sau 9 năm; xe có phân khối dưới 2.500cc sẽ giảm về 0% sau 10 năm.
Giai đoạn 3: - Từ ngày 01/01/2021, các dòng xe xuất xứ từ EU sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu mới từ 60.5% - 63.8% tùy theo dung tích xy lanh, giảm từ 6.7% - 7.4% so với trước đây Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) được thông qua thì mức thuế áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu (từ 09 chỗ chở xuống) vào Việt Nam sẽ là 0% trong vòng 7-10 năm nữa Mức thuế sẽ giảm theo lộ trình theo năm hoặc theo chu kỳ.
Những xe có phân khối lớn trên 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 9 năm Những xe có phân khối dưới 2.500 cc sẽ giảm về 0% sau 10 năm Tuy nhiên, trong Hiệp định EVFTA cũng quy định rõ thuế xe ô tô ở Việt Nam không áp dụng đối với các xe đã qua sử dụng, xe con, xe 10 chỗ trở lên và xe chở hàng
Công thức tính thuế nhập khẩu ô tô năm 2023:
Thuế nhập khẩu ô tô = Giá bán x Mức thuế
1.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Một loại thuế khác trong các loại thuế phí khi mua xe ô tô cũng có ảnh hưởng lớn là thuế tiêu thụ đặc biệt Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
1 Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra.
2 Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm… Đây là sắc thuế có mục đích điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng, tăng ngân sách và hạn chế nhập siêu Tại Việt Nam tất cả các mẫu xe dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải nộp thuế này Đối với xe chế tạo và lắp ráp trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt là chi phí nặng nhất, với bình quân từ 35 - 60% cho xe có dung tích xi lanh từ 1.0L đến 2.5L.
Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán x Mức thuế
Tham khảo bảng thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống (Nguồn: Sưu tầm)
Trên thế giới, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đã được nhiều nước bãi bỏ với xe có dung tích xi lanh nhỏ, công suất thấp, trong đó điển hình là những nước khuyến khích sản xuất xe hơi nội địa như: Australia, New Zealand, Philippines…
1.3 Thuế giá trị gia tăng:
Công thức tính thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho ô tô (Nguồn: Sưu tầm)
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) cũng là một loại thuế ô tô tại Việt Nam khi mua xe, đây là loại thuế áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô Theo Điều 6, Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung năm 2016 thì cách tính thuế GTGT đối với xe ô tô nhập khẩu như sau:
Cũng theo điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế suất giá trị gia tăng là 10% Do xe nhập khẩu không ở trong danh sách miễn thuế nên thuế GTGT vẫn duy trì 10% áp dụng cho tất cả các dòng xe.
Thuế trước bạ ô tô là một trong các khoản thuế ô tô tại Việt Nam Căn cứ Điều
5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung), thuế ô tô trước bạ ô tô được tính như sau:
Lệ phí trước bạ cần nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí theo tỷ lệ (%)
Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ được Bộ tài chính quy định cụ thể đối với từng loại xe (Tham khảo Quyết định 618/QĐ-BTC được điều chỉnh, bổ sung bởi Quyết định 1112/QĐ-BTC, Quyết định 2064/QĐ-BTC, Quyết định 452/QĐ-BTC và Quyết định 1238/QĐ-BTC).
Còn mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) được quy định theo bảng sau:
Bảng mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) theo Nghị định 140/2016/NĐ-
Hiện mức thuế trước bạ ô tô thường từ 10 - 12% giá thành xe và là một khoản chi phí không hề nhỏ Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành chính sách miễn giảm phí trước bạ cho người mua xe lắp ráp, sản xuất trong nước khiến người mua xe trong thời gian quy định được lợi từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Một số loại phí Chính phủ quy định cho xe ô tô cá nhân tại Việt Nam hiện
mà người tiêu dùng phải trả khi mua xe:
Trong khâu phân phối sản phẩm đến tay khách hàng, hãng cần chi trả các khoản phí đặc thù với mục đích hoàn thiện sản phẩm Đây là các khoản phí “chìm” đã được hãng xe cộng trong giá niêm yết, bao gồm 8 loại phổ biến dưới đây:
Chi phí vận chuyển nội địa: khoản tiền chi trả xăng xe, nhân công vận chuyển từ kho bãi đến cửa hàng, từ các cửa hàng đến cửa hàng, từ cửa hàng đến nhà khách,
Chi phí kho bãi: Sản phẩm cần được lưu trữ, bảo quản trong kho bãi đảm bảo điều kiện an ninh, chất lượng
Chi phí thêm trang bị cho xe
Khoản chi duy trì hệ thống bộ máy đơn vị nhập khẩu
Chi phí marketing, kết hợp truyền thông, quảng bá thương hiệu
Các khoản bảo hành, dự phòng rủi ro
Thuế thu nhập doanh nghiệp cùng lợi nhuận hãng
Song song với đó, khách hàng mua xe phải trực tiếp nộp các khoản phí “nổi” được trả để xe lăn bánh Các khoản phí này cũng được liệt kê vào danh sách “chi phí nuôi xe” Người mua xe ô tô nhập khẩu từ các nước khác còn phải chịu thêm một số loại phí như: phí đường bộ, phí kiểm định phí cấp biển số xe phí bảo hiểm bắt buộc , ,
Kiểm định ô tô là quá trình kiểm tra chất lượng và độ an toàn của một chiếc xe xem có đáp ứng tiêu chí lưu thông an toàn trên đường hay không
Một số tiêu chí kiểm định có thể kể đến: số máy, số khung, kiểm tra nước làm mát, dầu nhớt, phanh xe, độ mòn bánh xe, hệ thống đèn trước sau, bảng đồng hồ, cần gạt nước, dây an toàn, chốt cửa, phanh tay, các yếu tố bảo vệ môi trường… Những chiếc xe vượt qua các yêu cầu của quy trình kiểm định ô tô sẽ được cấp hoặc gia hạn giấy phép lưu thông trên đường.
Tại Việt Nam, để đăng kiểm ô tô, chủ xe cần chuẩn bị các loại giấy tờ xe ô tô Giấy đăng ký xe ô tô; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn thời hạn sử dụng; Chứng nhận chất lượng kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới mới cải tạo.
Theo quy định từ Thông tư 238/2016/TT-BTC, mức giá kiểm định chung đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi là: 240.000 đồng.
2.2 Phí bảo trì đường bộ:
Phí bảo trì đường bộ là một trong các loại phí khi mua ô tô mà các chủ phương tiện giao thông phải nộp để góp phần bảo trì, nâng cấp đường bộ phục vụ các phương tiện chung tham gia lưu thông.
Theo nội dung Thông tư 133/2014/TT-BTC, mức phí bảo trì đường bộ cho xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân khoảng 130.000 đồng/tháng trong khi đó đối với tên Công ty sẽ là 180.000 đồng/tháng Người dùng có thể chọn đóng linh hoạt theo: 1, 6, 12, 18, 24, 30 (tháng)
Sau khi đã nộp phí bảo trì đường bộ, xe ô tô sẽ được dán tem của Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương vào kính chắn gió phía trước Trên tem ghi rõ thời hạn để chủ xe chủ động đóng phí lần tiếp theo.
2.3 Phí cấp biển ô tô: Đăng ký biển số mới là việc cần thiết nhằm bảo vệ tài sản cũng như quyền lợi cho chủ xe về sau, ví dụ như bảo dưỡng xe, làm bảo hiểm xe,…
Theo biểu phí tại Thông tư 229/2016/TT-BTC thì chi phí lấy biển số cho xe ô tô mới như sau:
Bảng phí cấp mới biển số ô tô tham khảo (Nguồn: Sưu tầm) Đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ô tô được áp dụng khác nhau theo từng địa phương, trong đó mức phí cao nhất là 20 triệu đồng và thấp nhất là 200 nghìn đồng.
2.4 Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc:
Theo Thông tư 04/2021/TT-BTC và Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, phí bảo hiểm ô tô, xe máy được quy định như sau: Đối với xe dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí là 437.000 đồng/năm. Còn đối với xe từ 6-11 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí bảo hiểm là 794.000 đồng/năm
Mức phí trên cũng có thể khác nhau tùy theo quy định của các hãng bảo hiểm nhưng đa số trường hợp sẽ không vượt qua con số này.
Đánh giá chính sách thuế của Chính phủ Việt Nam áp dụng lên ô tô cá nhân hiện nay
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng giá ô tô Việt Nam hiện nay đang còn cao hơn các nước trong khu vực do chi phí sản xuất cũng như chịu nhiều loại thuế, phí khác nhau Với mức thu nhập của người lao động là tương đối thấp, người Việt phải dành nhiều năm mới có thể mua được chiếc xe che nắng, mưa Với tình hình kinh tế đất nước không ổn định, vậy nguyên nhân từ đâu mà mức thuế dành cho ô tô cá nhân lại cao như vậy? Điều này dẫn tới vấn đề là trong khi mong muốn sở hữu ô tô của người tiêu dùng cao nhưng thực chất tỉ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với các quốc gia lân cận Nhưng nhìn từ khía cạnh khác, mức thuế ô tô cá nhân tại Việt Nam cao hơn các quốc gia lân cận không đồng nghĩa với việc là chính sách thuế của Chính phủ không phù hợp Tổng quan, chính sách thuế hiện nay Chính phủ áp dụng cho ô tô tuy cao hơn các quốc gia cùng khu vực nhưng đó là hoàn toàn dễ hiểu vì vận dụng trong tình hình đất nước nhiều biến động và tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định thì Chính phủ vẫn đang nỗ lực để cân bằng mức thuế để phù hợp với khả năng thu nhập của người tiêu dùng.
3.2 Nguyên nhân thuế ô tô cá nhân tại Việt Nam cao:
Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan
- Dung lượng thị trường trong nước còn nhỏ, chưa đủ các điều kiện cũng như các yếu tố khác để phát triển thị trường như các quốc gia trong khu vực Thị trường xuất khẩu phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các
- Nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn sử dụng công nghệ lạc hậu nên giá thành sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp nên các doanh nghiệp lắp ráp ô tô thường tìm kiếm nguồn cung linh kiện phụ tùng từ nước ngoài.
14 đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN.
- Việt Nam chưa có các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi sản xuất tầm cỡ khu vực trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đóng vai trò dẫn dắt phát triển và lan tỏa trong ngành CNHT.
- Tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu thường sử dụng các doanh nghiệp đã từng cung ứng trong chuỗi sản xuất của họ, ít tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.
- Thiếu sự chủ động về các vật liệu cơ bản Các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của ngành ô tô như thép chế tạo, nhựa, cao su và chất dẻo chủ yếu vẫn phải dựa vào nhập khẩu Sự phụ thuộc này đã làm giảm tính chủ động trong sản xuất và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô thường trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu Sản xuất ô tô nói chung và sản xuất các linh phụ kiện ô tô đòi hỏi lực lượng lao động có kỹ thuật, có tay nghề nhưng trong thực tế nguồn nhân lực phục vụ chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.
- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệpFDI, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau còn rất hạn chế Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất linh kiện độc lập một mặt chưa kết nối chặt chẽ được với các doanh nghiệp lắp ráp, mặt khác lại thiếu khả năng tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước đa số mới thành lập, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động phát triển, thu hút các vệ tinh, các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng.
Các chính sách mở rộng nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thuế Chính phủ đã và đang triển khai, áp dụng hiện nay
Mặc dù còn tồn tại những mặt khó khăn làm cho giá ô tô cao, hạn chế nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, bên cạnh nỗ lực của các nhà sản xuất, lắp ráp và phân phối ô tô, Chính phủ cũng đã có những chính sách nhằm phần nào kích cầu, khôi phục lại thị trường ô tô Việt Nam năng động và thu hẹp khoảng cách giữa thuế - giá ô tô và thu nhập của người tiêu dùng Hơn thế nữa, vài năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp ô tô, đặc biệt là khuyến khích phát triển phương tiện giao thông phát thải thấp hoặc không phát thải Đây xu thế tất yếu, được khuyến khích tại nhiều quốc gia và cũng là cam kết của Chính phủ Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Tuy nhiên, thực tế vẫn đòi hỏi nhiều chính sách hỗ trợ tốt hơn để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực còn khá mới mẻ này Một số chính sách đã được Chính phủ triển khai áp dụng như:
Chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp sản xuất trong nước
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo quy định tại Nghị định 103/2021 NĐ-CP thực tế đã có hiệu lực từ ngày 1.12.2021, tuy nhiên việc kéo dài đến hết 31.5.2022 đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường ô tô Đây là lần thứ 2 Chính phủ áp dụng chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp sản xuất trong nước Mặc dù việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước dù không tác động trực tiếp đến giá xe, nhưng sẽ góp phần giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, làm tăng khả năng tiếp cận ô tô của người dân, từ đó khuyến khích nhu cầu sở hữu xe và kích cầu tiêu dùng Nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thị trường ô tô Việt Nam đã có bước chạy đà hoàn hảo trong giai đoạn đầu năm, tạo động lực cho thị trường hồi phục.
Miễn, giảm lệ phí trước bạ với ô tô điện chạy bằng pin Để tạo điều kiện cho ô tô điện phát triển tại Việt Nam, đầu năm 2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ, trong đó có quy định về việc miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện chạy bằng pin. Điểm c khoản 5, điều 8 của Nghị định 10/2022/NĐ-CP cũng quy định về việc tính lệ phí trước bạ với ô tô điện chạy pin, chia thành hai giai đoạn như sau: Giai đoạn
1 tính từ thời điểm Nghị định 10/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1.3.2022 đến hết 1.3.2025, tức trong vòng 3 năm, mức thu lệ phí trước bạ với ô tô điện chạy pin là 0%. Giai đoạn 2, tính từ sau ngày 1.3.2025 đến hết 1.3.2027, mức thu lệ phí trước bạ khi mua ô tô điện chạy pin bằng 50% mức thu với ô tô chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi Các loại ô tô điện chạy pin nộp lệ phí trước bạ lần thứ hai trở đi với mức thu là 2%, áp dụng thống nhất trên toàn quốc Chính sách này dù chưa mang đến nhiều ưu đãi như cách một số quốc gia trợ giá cho người dân mua xe điện, tuy nhiên cũng phần nào mang đến những tín hiệu tích cực cho thị trường xe điện tại Việt Nam vốn đang trong giai đoạn mở đầu
Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện
Chương trình ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô được Bộ Tài chính triển khai thực hiện từ năm 2020 Theo đó, các doanh nghiệp được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Chính sách này sẽ được kéo dài đến năm 2027 theo quy định tại Nghị định số101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất,
16 gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô; các doanh nghiệp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô.
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết Ví dụ, năm 2022, đối với xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cc trở xuống phải cam kết sản lượng chung tối thiểu 27.000 chiếc/năm, trong đó, sản lượng riêng tối thiểu cho một mẫu xe cam kết là 10.000 chiếc/năm…
Nhìn chung, những chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam đã bước đầu được xây dựng, triển khai, dựa trên hệ thống những quy định, chính sách sẵn có dành cho xe dùng động cơ đốt trong Đáng chú ý, các chính sách hỗ trợ kể trên vẫn đảm bảo nguồn thu đầu vào của ngân sách nhà nước do doanh nghiệp vẫn đảm bảo thực hiện nộp đủ thuế đúng thời hạn.
Có thể thấy, những chính sách kịp thời của Chính phủ nhằm thúc đẩy sản lượng sản xuất và tiêu thụ ô tô tại Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng tới sự phát triển của nền công nghiệp xe hơi nước ta.
CHÍNH SÁCH THUẾ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CUNG VÀ CẦU THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM HIỆN NAY
Tác động đến nguồn cung xe ô tô
Thuế quan được Chính phủ áp dụng với sản phẩm là ô tô sẽ góp phần vào việc bảo đảm cho phát triển và sản xuất trong nước Nhất là đối với thuế nhập khẩu ô tô, sẽ góp phần tăng cạnh tranh với sản phẩm trong nước, nâng giá trị sản phẩm trong nước lên Giá cả sản phẩm tăng lên sẽ góp phần làm giảm nhu cầu chi tiêu ồ ạt, khi đó sẽ giúp giảm nhập khẩu, tăng sản xuất nội địa Ví dụ: Khi người tiêu dùng phải đưa ra lựa chọn giữa hai thương hiệu ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu, thì khi đó thuế quan sẽ là một yếu tố hướng người tiêu dùng đến sản phẩm trong nước vì chi phí cho thuế nhập khẩu sẽ thấp hơn Đối với nhà sản xuất, các ưu đãi thuế khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô điện, hướng đến một thị trường ô tô
Thuế, phí được áp dụng cao hơn cũng là nỗ lực xây dựng và phát triển sản phẩm của nhà sản xuất Họ sẽ có những động lực cố gắng, thúc đẩy sản phẩm hoàn thiện sản phẩm.
Ngoài ra, chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước (Nghị định 109/2020/NĐ-CP) đã đóng góp vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp cung ứng Khi được gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước có thêm nguồn lực tài chính để xoay vòng vốn đầu tư, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp nhiều người lao động duy trì công ăn việc làm.
Bên cạnh đó, nhờ những chính sách ưu đãi cho ô tô điện, các nhà sản xuất, phân phối ô tô sẽ bị thu hút hơn, nhìn thấy thị trường ô tô điện tại Việt Nam hấp dẫn hơn, từ đó đẩy mạnh đầu tư, sản xuất, lắp ráp và phân phối dòng xe “xanh”, vừa giúp cải thiện tình hình nguồn cung thị trường ô tô, vừa giúp nâng cao chất lượng môi trường.
Sức mua thị trường sụt giảm nhanh ngoài dự báo khiến hàng tồn kho tại showroom và nhà máy sản xuất ở mức đáng báo động Trong ngắn hạn, nếu sức mua không được cải thiện và thị trường không tăng trưởng trở lại để giảm áp lực tồn kho, các nhà sản xuất sẽ không thể duy trì nhịp sản xuất ổn định và buộc phải giảm công suất và nhân công Điều này tác động trực tiếp tới tình hình lao động – việc làm, ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội của người dân.
Hiện nay, thuế lớn nhất đối với người sở hữu xe hơi là nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt, hai sắc thuế này chiếm đến gần 60% - 80% giá xe bán ra ngoài thị trường. Thuế nhập khẩu cao, không chỉ các đơn vị kinh doanh ô tô nhập khẩu, ngay cả những doanh nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cũng đang đối mặt nguy cơ “sản xuất không đủ để bán” khi nguồn linh kiện phụ tùng nhập về ngày càng giảm Khi đó số lượng ô tô được hoàn thiện để bán trên thị trường sẽ không đáp ứng đủ.
Trước năm 2018, khi thuế xuất nhập khẩu xe từ các nước ASEAN còn ở mức cao, xe sản xuất trong nước còn có khả năng cạnh tranh được so với xe nhập khẩu. Nhưng từ 2018 khi không còn bảo hộ, thuế suất ASEAN của xe nhập khẩu nguyên chiếc về 0% thì xe trong nước không thể cạnh tranh được so với xe nhập khẩu. Điều này là rất khó khăn cho các nhà sản xuất ô tô trong việc duy trì sản xuất tại Việt Nam.
Trong trung hạn, việc sụt giảm trong năm 2023 sẽ kéo theo tốc độ “ô tô hóa” tại Việt Nam chậm lại so với dự kiến (trong điều kiện thị trường tăng trưởng ổn định và không bị tác động bởi các yếu tố như kinh tế, dịch bệnh, ) Thị trường xe ô tô (bao gồm cả xe du lịch và thương mại) có nguy cơ mất 37% sản lượng bán ra trong
5 năm tới (tương đương 1.807.000 xe).
Trong dài hạn, sự phát triển của Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, mục tiêu xuất khẩu 90.000 xe và 10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035 (như nêu tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển Ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam năm 2025, tầm nhìn đến 2035) sẽ không thể đạt được nếu không có những chính sách thúc đẩy kịp thời.
Tác động đến nhu cầu xe ô tô
Mức thuế đối với ô tô là tương đối cao không hẳn là hoàn toàn tiêu cực, mặt khác nó sẽ giúp người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhất là trong thời kì kinh tế chưa ổn định thì vấn đề này rất quan trọng Thuế nhập khẩu ô tô cao sẽ phần nào giúp người ta có thể nhìn lại thu nhập của mình và lựa chọn ra một phương án hợp lý hơn như ô tô điện sản xuất nội địa hoặc tiết kiệm tiền để ổn định cuộc sống.
Trong một báo cáo mới đây của Bộ Tài chính, ô tô điện hiện chỉ chiếm khoảng 2,6% tổng lượng xe bán ra trên toàn cầu tuy nhiên mức tăng trưởng lại lên đến 50% Con số này cho thấy các quốc gia trên thế giới đang phát triển xu hướng sử dụng các phương tiện dùng nhiên liệu sạch thay thế dần cho nhiên liệu hóa thạch. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đang nghiên cứu và ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuế ô tô điện nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện sạch và kích cầu sản xuất ô tô trong nước. Đặc biệt, với những ưu đãi về thuế TTĐB và lệ phí trước bạ, người tiêu dùng giảm được một khoản chi phí khá lớn khi mua xe ô tô điện Thực tế, việc miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện không làm giá xe giảm đi nhưng sẽ giúp người mua xe tiết kiệm được chi phí lăn bánh.
Tại các nước trong khu vực, cùng một mẫu xe nhưng giá thường rẻ hơn tại Việt Nam từ 100 đến 300 triệu đồng/chiếc Mức giá xe rẻ hơn và sự lựa chọn đa dạng hơn, trong khi đó thu nhập bình quân trên người của một số nước đều cao hơn Việt Nam Đơn cử Thái Lan có thu nhập bình quân/người đạt trên 21.000 USD/năm, Malaysia là hơn 10.400 USD/năm Trong khi đó, tại Việt Nam hiện thu nhập bình quân/năm ước đạt hơn 3.500 USD/năm, tương đương khoảng 80 triệu đồng (theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT) Mức giá xe quá cao đã khiến quy mô thị trường xe không mở rộng được.
Mức giá xe quá cao cũng đã khiến nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng bị hạn chế. Thực tế, người Việt vẫn coi chiếc xe là tài sản hơn là phương tiện; chính vì vậy, giá xe luôn được neo ở mức cao và khiến những người có nhu cầu sở hữu, đi lại phải dành rất nhiều tiền của mới có cơ hội sở hữu Hiện, mức tiêu thụ ô tô tại Việt Nam mỗi năm chỉ được hơn 400.000 đến hơn 450.000 chiếc, con số quá ít so với nhu cầu đi lại của gần 100 triệu dân Trong khi so với dân số các nước như: Thái Lan, Philippines, Malaysia, quy mô dân số ít hơn Việt Nam nhưng thị trường xe của họ đạt từ 700.000 chiếc đến ngưỡng 2 triệu chiếc/năm.
Thuế, phí cao không chỉ gây khó khăn cho nhu cầu ô tô, mà còn gián tiếp làm đứt gãy hoạt động của cac dịch vụ bổ sung như nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng ô tô Bởi khi đó, khi gara không có ô tô sửa sẽ rất khó để có thể duy trì và đảm bảo mức
19 lương cho nhân viên Đây cũng là một điều đáng lo ngại khi lao động ngành ô tô đang đứng trước nguy cơ không có việc làm.
3 Các định hướng chiến lược, giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chính sách thuế cho ô tô cá nhân tại Việt Nam hiện nay:
Tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô phụ thuộc vào 3 yếu tố: Quy mô và cơ cấu dân số, mức thu nhập bình quân đầu người và số xe trung bình/1.000 dân Tại Việt Nam, xu thế ô tô hóa dự báo sẽ diễn ra trong thời gian tới, khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 3.000 USD và số xe trung bình trên 1.000 dân đạt 50 xe
Dự báo, nhu cầu ô tô của Việt Nam năm 2025 theo phương án trung bình đạt khoảng 800 - 900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5 - 1,8 triệu xe Vì vậy, nếu không phát triển ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước thì toàn bộ thị trường xe con sẽ là xe nhập khẩu; xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, còn 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hoá 50% Nếu kịch bản này xảy ra, kim ngạch nhập khẩu năm 2025 dự kiến khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD, khi đó vừa không có lợi cho thị trường ô tô nội địa phát triển vừa gây khó khăn cho người tiêu dùng
Mức thuế ô tô cá nhân cao nguyên nhân cũng là do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ tầm cỡ, chưa có đủ những yếu tố để Chính phủ áp dụng các chính sách thuế như các nước phát triển Do đó, để tăng tỷ lệ điện khí hóa ngành ô tô, các chuyên gia trong ngành và SSI cho rằng, Chính phủ có thể xem xét chính sách thuế ưu đãi nhằm tăng chất lượng nhưng giảm giá thành ô tô để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn Hay nói cách khác, để nâng cao hiệu quả áp dụng các chính sách thuế cho ô tô thì việc nâng cao chất lượng thị trường ô tô là điều vô cùng cần thiết Một số phương hướng đề xuất cần được triển khai nhằm cải thiện tình trạng khó khăn của chính sách thuế do Chính phủ áp dụng lên thị trường ô tô Việt Nam:
Về phát triển thị trường ô tô trong nước
Thị trường nội địa cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam chủ yếu là các công ty lắp ráp ô tô, do vậy phát triển thị trường ô tô trong nước là một trong những giải pháp quan trọng Thị trường ô tô Việt Nam cần có sự phát triển mạnh, để tăng cường xu hướng này, tạo sự tăng trưởng lành mạnh và vững chắc cần có các chính sách làm nền tảng.
Thứ nhất, cải thiện cơ sở hạ tầng Việc cải thiện cơ sở hạ tầng bao gồm việc mở rộng hệ thống đường giao thông, xây dựng các điểm đỗ xe, quy hoạch lại giao thông nhất là ở các thành phố lớn.
Thứ hai, có chính sách nhất quán, rõ ràng đối với thị trường ô tô Hiện nay, mặc dù có nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia hoạch định chính sách cho ngành ô tô Việt
Nam, nhưng các cơ quan này thường trong tình trạng mâu thuẫn về phương hướng phát triển Chính phủ cần thể hiện quyết tâm phát triển thị trường để phát triển công nghiệp ô tô, theo đó các cơ quan nhà nước phải thực hiện theo đúng chủ trương đó Sự mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến ngành ô tô, các chính sách thường mang tính cục bộ dựa trên quan điểm của cơ quan ban hành Cần có một cơ quan thống nhất để phát triển ngành ô tô.
Thứ ba, điều chỉnh các chính sách về thuế và phí để giúp các DN giảm chi phí, dẫn đến giảm giá xe, người dân có nhiều cơ hội để sở hữu ô tô Song song với chính sách mở rộng phát triển cần có những chính sách bảo vệ thị trường trước sự phát triển nhanh chóng của xe nhập khẩu Cần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc quản lý xe nhập khẩu, nhất là hạn chế gian lận thương mại Tăng cường nghiệp vụ cho cơ quan hải quan trong việc định giá xe ô tô nhập khẩu. Đến nay, cả nước chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Bình quân mỗi doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam có 2 nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho mình Hơn 90% các doanh nghiệp cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các giải pháp đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô cần hướng vào việc đáp ứng các nhu cầu nội địa của các công ty lắp ráp trong nước Từ đó, tạo cơ sở phát triển ổn định và mở rộng sản xuất tiến tới xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Cần xây dựng và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị, quảng bá sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô.
Về phát triển sản phẩm
- Theo thống kê các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô có khoảng 30.000 danh mục với các yêu cầu khác nhau về kỹ thuật sản xuất và công nghệ Vì vậy, cần xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, từ đó, giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các công ty có sự nhìn nhận rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô, khắc phục được nhận thức mơ hồ về công nghiệp hỗ trợ như đồng nhất việc phát triển công nghiệp hỗ trợ với nâng cao tỷ lệ nội địa Việc xây dựng danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả việc đánh giá mức độ công nghệ hay hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm để từ đó có thể định vị Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với quá trình sản xuất ô tô Biểu thuế nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô phải điều chỉnh dựa trên danh mục chi tiết và lợi thế so sánh của Việt Nam đối với từng danh mục.