1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy định về trường hợp phạmtội dovượtquá giới hạn phòng vệ chínhđáng phápluật của một số quốc giavàkinhnghiệmcho việt nam

100 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Về Trường Hợp Phạm Tội Do Vượt Quá Giới Hạn Phòng Vệ Chính Đáng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội và Nhân văn
Thể loại Báo Cáo Tổng Hợp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,83 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (9)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài (13)
    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Cách tiếp cận (14)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG (16)
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (16)
      • 1.1.1. Khái niệm các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (16)
      • 1.1.2. Đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (18)
    • 1.2. Trách nhiệm hình sự của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (19)
    • 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (21)
      • 1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (21)
      • 1.3.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến cuộc pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật Hình sự năm 1985............................................................................. 16 1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển (22)
      • 1.3.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ ba - Bộ luật Hình sự 2015 (23)
      • 1.3.5. Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 2015 đến nay (23)
    • 1.4. Phân biệt các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với phòng vệ chính đáng (24)
    • 1.5. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (25)
      • 1.5.1. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (26)
      • 1.5.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (30)
      • 1.5.3. Trách nhiệm hình sự của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (33)
  • CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG (36)
    • 2.1. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Ca-na-đa (36)
    • 2.2. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc (48)
    • 2.3. Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Xinh-ga-po (54)
  • CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG (58)
    • 3.1.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa (58)
    • 3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa (59)
    • 3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở (60)
      • 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc (60)
      • 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc (62)
    • 3.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở (64)
      • 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po (64)
      • 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po (66)
    • 3.4. Một số đề xuất của nhóm nghiên cứu (68)
      • 3.4.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng........................................62 3.4.2. Cơ sở hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội (68)
      • 3.4.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Cần sửa đổi quy định về phòng vệ chính đáng theo hướng cụ thể hóa các trường hợp được quyền phòng vệ (69)
  • KẾT LUẬN (72)

Nội dung

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tácgiả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:Chương 1: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sửđể làm sáng tỏ các vấn đ

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói ở ngay những lời đầu tiên rằng: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất để xây dựng nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tất cả những quyền ấy của mỗi cá nhân đều được tôn trọng, đều được bảo vệ bằng quyền lực nhà nước Hay tại Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên Hợp quốc năm 1948 cũng đã khẳng định:

“Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới Điều cốt yếu là quyền con người cần phải được pháp luật bảo vệ để con người không buộc phải nổi dậy như là một biện pháp cuối cùng nhằm chống lại sự độc tài và áp bức Các quốc gia thành viên đã cam kết, cùng với Liên Hợp quốc, phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do cơ bản của con người.” [31, tr.25].

Như đã nêu trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, việc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người không chỉ là một nhiệm vụ quốc gia mà còn là một cam kết của cộng đồng quốc tế Điều này đặt ra một trách nhiệm chung không chỉ đối với các chính phủ và tổ chức quốc gia mà còn đối với mỗi cá nhân, mỗi dân tộc Tôn trọng quyền con người không chỉ là một nguyên tắc, mà còn là nền tảng của một xã hội công bằng và hòa bình.

Quan điểm rất quan trọng được đặc biệt chú trọng trong các văn kiện quốc tế và trong Hiến pháp là quyền bất khả xâm phạm đối với thân thể con người Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên Hợp quốc năm 1948 rõ ràng khẳng định quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân của mọi người Trong bối cảnh này, Hiến pháp và hệ thống luật pháp của Việt Nam không ngừng quan tâm và bảo vệ tính mạng, danh dự, sức khỏe và nhân phẩm của con người Các quy định pháp luật được thiết lập để đảm bảo mọi hành vi và quy tắc xã hội phải tuân thủ nguyên tắc này Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, Bộ luật Hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng nhất không chỉ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, tổ chức và công dân, mà còn để đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý những người vi phạm các lợi ích này. Điều 2 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 đều đã quy định cơ sở trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với cá nhân như sau: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS” Đồng thời, BLHS năm 2015 đã nhấn mạnh thêm việc bảo vệ quyền con người, cùng với việc bảo vệ các lợi ích khác, chính là nhiệm vụ của Bộ luật này Trong BLHS, có những quy định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự cho người đã có hành vi gây thiệt hại vì những trường hợp đó có những dấu hiệu đặc biệt Nhưng đã nói là hành vi gây thiệt hại thì cũng chỉ đến một mức độ nhất định thì mới có thể áp dụng những quy định này.

Trong việc áp dụng pháp luật hình sự, ngoài những ưu điểm trong việc chống lại tội phạm và xác định rõ ràng các trường hợp tội phạm, còn tồn tại một số thách thức.

Cụ thể, có những trường hợp mà điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán chưa thực sự nhận thức sâu sắc và đồng nhất về các quy định của luật hình sự liên quan đến việc xác định ranh giới giữa tội phạm và người vô tội Tình trạng này có thể dẫn đến việc bỏ sót tội phạm hoặc gây ra sự bất công cho những người không phạm tội.

Sự không nhất quán và thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến tính công bằng và hiệu quả của hệ thống tư pháp Không chỉ làm suy yếu khả năng đấu tranh phòng chống tội phạm, mà còn đe dọa việc bảo vệ các quyền lợi của cá nhân, nhấn mạnh sự tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được bảo vệ bởi Hiến pháp và pháp luật.

Do đó, việc nâng cao nhận thức và đồng nhất hóa về các quy định của pháp luật hình sự giữa các bộ phận liên quan là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quá trình xử lý hình sự, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của mọi cá nhân theo quy định của luật pháp.

Ngoài những thách thức đã đề cập, còn tồn tại một vấn đề nữa là sự không nhất quán trong việc đánh giá hành vi phạm tội và hành vi phòng vệ chính đáng Đôi khi,người dân hoặc những người có hành vi phạm tội không tự nguyện tham gia vào việc đấu tranh chống lại tội phạm, dù hành vi của họ có thể có ích cho xã hội Điều này thường xảy ra do sợ hãi phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hơn nữa, sự thay đổi trong luật hình sự từ BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 đến BLHS năm 2015 đã đặt sự bảo vệ lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của Nhà nước, nhưng vẫn còn thiếu sự nhất quán trong việc áp dụng các nguyên tắc này Mặc dù BLHS năm 2015 đã không ghi nhận rõ ràng về các trường hợp phòng vệ chính đáng, và không có văn bản hướng dẫn thống nhất về cụm từ "cần thiết", thay vì sử dụng hướng dẫn từ Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Tòa án Nhân dân Tối cao.

Do đó, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp lập pháp để cải thiện việc đánh giá hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam là cực kỳ quan trọng Điều này sẽ giúp tối ưu hóa công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và giảm thiểu hậu quả của tội phạm, đồng thời thúc đẩy tôn trọng và bảo vệ quyền con người, như đã được đề cập trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của BộChính trị về "Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020" Đây cũng chính là lý do nhóm nghiên cứu chọn đề tài này.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng là một vấn đề hẹp, được quy định tại một điều trong Phần chung (Điều 15 BLHS năm 1999 và nay là Điều 22 BLHS năm 2015) và hai điều trong BLHS Việt Nam đó là - Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 96, nay là Điều 126) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 106, nay là Điều 136) Vượt quá phòng vệ chính đáng không phải một chế định, một quy định mới nhưng không chỉ BLHS Việt Nam mà BLHS của các nước trên thế giới hầu như vẫn đang có khúc mắc mà chưa thể giải quyết được Các đề xuất lập pháp còn mang tính chung, khái quát chứ chưa đi vào cụ thể.

Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài

[1] Ashworth, Principles of Criminal Law (Các nguyên tắc của luật hình sự),Nxb Oxford University Press, Inc., 1995 Cuốn sách đề cập đến các vấn đề trong luật hình sự bao gồm: 1) Nguyên tắc và chính sách liên quan đến sự hình thành của pháp luật hình sự; 2) Việc áp dụng nguyên tắc của các cơ quan lập pháp, Tòa án, cơ quan cải cách pháp luật; 3) Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là hai trường hợp được loại trừ TNHS [83, p.12].

[2] David Brown, David Farrier, Neal and David Weisbrot, Materials and commentary on Criminal Law and Process in New South Wales (Một vài bình luận trong Luật hình sự và tố tụng hình sự của phía Nam xứ Wales), xuất bản bởi The Federation Press, 1996 Trong Chương 4 đã nêu về điều kiện, nội dung, chủ thể và các yếu tố tác động đến sự phòng vệ, trách nhiệm trong phòng vệ.

[3] AP Simester and GR Sulliran, Criminal Law: Theory and doctrine (Luật hình sự: Học thuyết và lý luận), xuất bản bởi GB: Hart publishing, 2003 Cuốn sách có đề cập đến các vấn đề như: Sự phòng vệ: Khái quát chung; Sự phòng hộ theo điều kiện tinh thần; Sự sai phạm về chứng cứ, lỗi; Phòng vệ trong trường hợp bị cưỡng ép; Sự kiểm soát chấp nhận được; Sự phòng vệ sai lỗi: Một vài nhận xét [82, p.8].

[4] Jerome Hall, Criminal Law (Luật hình sự), Nxb Bobbs Merrill Company,

1947, tái bản năm 2005 Cuốn sách đề cập đến cơ sở lý luận nền tảng như: 1) Các nguyên tắc của luật hình sự; 2) Tội phạm, TNHS và hình phạt; 3) Các lý thuyết vận dụng; 4) Phòng vệ chính đáng và tình trạng khẩn cấp với tư cách là hai trường hợp loại trừ TNHS [86, p.22].

[5] Michael Bogdan editor, Swedish Law in the New Millennium (Luật hình sự Thụy Điển trong giai đoạn mới), Norstedts Juridik, Printed in Sweden by Elanders Gotab, Stockholm, 2000 Trong đó có chương sách đã đề cập đến các trường hợp miễn TNHS, nhưng các trường hợp đó lại mang bản chất của một số trường hợp loại trừ TNHS theo luật hình sự Việt Nam như: 1) Phòng vệ chính đáng; 2) Tình thế cấp thiết;

3) Thi hành mệnh lệnh của cấp trên [71, tr.300-301]; v.v…

Các công trình trên đã đề cập đến phòng vệ chính đáng trong nghiên cứu về luật hình sự, về tội phạm, coi phòng vệ chính đáng với tư cách là một trường hợp được Nhà nước động viên, khuyến khích thực hiện và được coi là trường hợp loại trừ TNHS (hay không phải là tội phạm), mặc dù vẫn còn có một quan điểm coi đó là trường hợp miễn TNHS (nghiên cứu ở Vương quốc Thụy Điển).

Những công trình nghiên cứu trong nước

Còn ở Việt Nam, trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu gián tiếp về vấn đề này như luận án tiến sĩ luật học, đề tài thạc sĩ luật học hoặc sách chuyên khảo, giáo trình như:

[1] Đặng Văn Doãn, Về vấn đề phòng vệ chính đáng, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1987;

[2] Giang Sơn, Các yếu tố loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 2001;

[3] Hoàng Thị Hoài Nam, Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2006;

[4] Nguyễn Sơn, Phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam, đề tài thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014;

[5] ThS Đinh Văn Quế, Những trường hợp loại trừ TNHS trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học về loại trừ TNHS, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2009;

[6] PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Chương IX - Các trường hợp loại trừ TNHS, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003 và 2007;

[7] TS Trịnh Tiến Việt, Mục 4 Chương 2 - Những trường hợp không phải là tội phạm, Trong sách: Tội phạm và TNHS, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2013; v.v… Các tác phẩm này đã thực hiện phân tích sâu sắc về các khái niệm, nội dung, và bản chất pháp lý của các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, bao gồm cả quy định về phòng vệ chính đáng (bao gồm cả việc phân tích các điều kiện, nội dung và vấn đề liên quan đến việc vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng) theo BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 Trong ngữ cảnh của lĩnh vực khoa học luật hình sự, đặc biệt chú ý đến Chương thứ năm - Những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi trong "Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)" của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005, và một số bài viết của GS.TSKH Lê Văn Cảm về chủ đề này.

Tác giả đã tiến hành thảo luận và phân tích các khía cạnh của tên gọi, ý nghĩa,nội dung, và bản chất pháp lý của các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, từ đó xây dựng một mô hình lý luận cụ thể về chủ đề này trong BLHS Cụ thể, tác giả đã xem xét các trường hợp liên quan đến phòng vệ chính đáng và các khía cạnh liên quan khác.

Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết có giá trị liên quan trực tiếp đến vấn đề này nhưng chỉ đề cập ở mức độ chung (theo thời gian) như sau:

[1] TS Hoàng Văn Hùng, Một vài suy nghĩ về phòng vệ chính đáng, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 2/1996;

[2] PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, Về chế định loại trừ TNHS, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1999;

[3] TS Giang Sơn, Quy định về phòng vệ chính đáng theo BLHS năm 1999, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2001;

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đối với những trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng từ quy định của BLHS Việt Nam; kết quả nghiên cứu của BLHS một số quốc gia trên thế giới của cả hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law; rút ra bài học,đúc kết kinh nghiệm và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định củaBLHS Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, nhóm có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, phân tích khái niệm, phân tích những dấu hiệu pháp lý của những tội phạm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

Thứ hai, trình bày sơ lược quá trình hình thành và phát triển của chế định;

Thứ ba, phân tích quy định của một số quốc gia về vượt quá phòng vệ chính đáng theo BLHS của mỗi quốc gia;

Thứ tư, dựa trên quy định của từng quốc gia, xây dựng bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam Sửa đổi, bổ sung ở quy định ở Phần chung và Phần các tội phạm;

Thứ năm, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS

Việt Nam mà nhóm nghiên cứu nhận thấy từ góc độ nghiên cứu của nhóm.

Cách tiếp cận

Nhóm nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận diễn dịch Thông qua sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng về quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới,nhóm đã đưa ra những điểm mấu chốt, những từ khóa để sau đó phân tích, làm rõ những quan điểm là giống nhau hay khác nhau, ưu điểm hay khuyết điểm.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:

Chương 1: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và lịch sử.

Chương 2: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh luật học để làm sáng tỏ các vấn đề quy định của BLHS Việt Nam và các nước về nội dung nghiên cứu.

Chương 3: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, điều tra án điển hình để làm sáng tỏ các vấn đề thực tiễn áp dụng và đề xuất kiến nghị, giải pháp.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau: a, Về phương diện lý luận Đây là công trình nghiên cứu đồng bộ đầu tiên từ sau khi ban hành BLHS năm

1999, sửa đổi năm 2009 và BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đến nay đề cập một cách tương đối có hệ thống và riêng biệt về chế định phòng vệ chính đáng ở cấp độ một đề tài nghiên cứu của cử nhân luật học với các đóng góp về mặt khoa học đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu ở trên. b, Về phương diện thực tiễn Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc đánh giá, xác định đúng đắn thực tiễn áp dụng quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, xác định ranh giới giữa tội phạm với không phải là tội phạm (phải chịu TNHS hay được loại trừ TNHS), từ đó, đưa ra kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định này trong BLHS nước ta ở khía cạnh lập pháp, cũng như đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng trong thực tiễn Ngoài ra, đề tài còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo về lý luận cũng như thực tiễn cho đối với các sinh viên chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như tăng cường công tác tuyên truyền,phổ biến giáo dục pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân, về ý thức chủ động, quyết liệt đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay.

LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Khái niệm và đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự (không phải chịu trách nhiệm hình sự) Phòng vệ chính đang trong nhiều trường hợp cũng có thể gây thiệt hại cho một chủ thể nào đó, nhưng vì nó có những yếu tố làm cho tính nguy hiểm cho xã hội không còn, thậm chí phù hợp với lợi ích của xã hội được xã hội khuyến khích Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng được xem là phòng vệ chính đáng mà bất cứ một mức độ kháng cự nào dù nhiều hay ít cũng cần có mức giới hạn của nó Và khi sự phòng vệ là quá mức cần thiết thì người phòng vệ sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần thiệt hại mà họ gây ra.

1.1.1 Khái niệm các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự Việt Nam gồm: giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Theo BLHS 2015 có quy định tại khoản 2 điều 22 BLHS (sửa đổi bổ sung 2017) đã có quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:“Vượt quá phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.”

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp phòng vệ khi đã có đủ cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ - là sự tấn công của con người, nguy hiểm đáng kể,hành vi trái pháp luật đang hoặc sẽ xảy ra ngay tức khắc và người phòng vệ đã thực hiện đúng nội dung của quyền phòng vệ, nghĩa là đã có những hành vi chống trả gây thiệt hại cho chính kẻ tấn công để bảo vệ mình nhưng đã vượt ra ngoài phạm vi cho phép và gây thiệt hại cho người tấn công rõ ràng quá mức cần thiết, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công Thiệt hại cho kẻ tấn công nhận lại thái quá so với hành vi nguy hiểm mà người tấn công gây ra.

Nói cách khác, đây là trường hợp “ Người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó”. Để đánh giá một người có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không cần xác định họ có đủ điều kiện của phòng vệ không? (các điều kiện về phát sinh quyền phòng vệ đã trình bày ở trên) Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được điều luật diễn đạt bằng cụm từ “rõ ràng là quá mức cần thiết” Để đánh giá một hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng rõ ràng là quá mức cần thiết phải dựa vào các điều kiện đánh giá tính cần thiết của hành vi phòng vệ đã trình bày ở trên Vi phạm các điều đó là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Để đánh giá tính chất “rõ ràng là quá mức cần thiết” của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng còn phải dựa vào tình tiết cụ thể của vụ việc Nhìn chung, cần dựa vào một số các tiêu chí sau:

- Tính chất của quan hệ xã hội đang bị đe dọa xâm phạm;

- Mức độ thiệt hại do nguồn đe dọa gây ra;

- Mức độ của hành vi tấn công;

- Tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện mà người tấn công sử dụng;

- Khả năng phòng vệ của người phòng vệ v.v… 1

Người phòng vệ chính đáng trong những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS nếu có lỗi đối với việc vượt quá của mình Tuy nhiên, TNHS không như những trường hợp bình thường Điều 51 BLHS 2015 đã coi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ TNHS Như vậy vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là việc người phòng vệ vi phạm điều kiện chống trả “một cách cần thiết” của phòng vệ chính đáng.

1 “CÁC TỘI PHẠM DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆTNAM (TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN Ở TÂY NGUYÊN)”, t.g Trần Thị Thanh Tâm, tr.7

1.1.2 Đặc điểm của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Pháp luật hình sự quy định có rất nhiều loại tội phạm khác nhau dựa trên cơ sở phân chia về quan hệ xã hội, yếu tố về lỗi Nhìn chung các tội phạm đều được hợp thành bởi các yếu tố nhất định Điều này có ý nghĩa trong việc xác định một người đã thực hiện hành vi được cho là tội phạm hay chưa, hay việc thực hiện hành vi đó phạm tội ở mức độ nào.

Theo đó, có 4 yếu tố cấu thành tội phạm Đó là: chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, và khách thể của tội phạm Bất kì một tội phạm nào, không phụ thuộc vào loại tội phạm, mức độ nghiêm trọng đều phải xem xét dưới 4 yếu tố cấu thành tội phạm kể trên Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng không phải ngoại lệ.

*Khách thể của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được BLHS Việt Nam 2015 ghi nhận là tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Ví dụ, ở Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015, tội phạm này có thể xâm phạm đến quyền sống (điều 126 BLHS 2015) và xâm phạm làm tổn hại sức khỏe của con người (điều 136 BLHS 2015).

*Mặt khách quan của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Hành vi khách quan được thể hiện bằng việc chống trả quyết liệt quá mức cần thiết của người bị xâm hại nhằm dập tắt hoàn toàn hành vi xâm hại họ và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

*Chủ thể của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý Về lý trí: khi thực hiện hành vi chống trả lại hành vi xâm hại, người phạm tội đều xác định được làm như vậy là nguy hiểm và có thể gây thiệt hại rất lớn cho người có hành vi xâm hại Về ý chí: người phạm tội mong muốn thực hiện hành vi tấn công, chống trả lại nhằm dập tắt sự xâm hại.

*Mặt chủ quan của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự – tức là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Trách nhiệm hình sự của các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Những hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nghĩa là những hành vi đó không còn nằm trong phạm vi của phòng vệ chính đáng, hành vi đã gây hậu quả quá mức so với hành vi tấn công thì trường hợp này không nằm trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi gây ra thiệt hại của mình Việc chịu trách nhiệm hình sự sẽ tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ phát sinh trách nhiệm tương ức với hành vi vượt quá phạm vi cho phép của quyền phòng vệ.

Tuy nhiên, bản chất của những hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không có tính nguy hiểm cho xã hội cao như những hành vi phạm tội thông thường Yếu tố lỗi của người gây ra thiệt hại ở đây không hoàn toàn là lỗi cố ý trực tiếp, người gây ra hành vi thiệt hại ban đầu cũng là “nạn nhân” của những hành vi đe doạ nên mới phát sinh những hành vi phòng vệ, chống trả quá mức rồi mới trở thành “người phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” như vậy Mục đích của hành vi phòng vệ là bảo vệ kịp thời lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người công dân khỏi sự xâm hại Tất cả những yếu tố đó khẳng định về sự nguy hiểm đối với xã hội của hành vi này là khá thấp so với những tội danh khác nên BLHS cũng có quy định việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Trường hợp được giảm nhẹ cần thoả mãn những các lý do sau:

Thứ nhất, hành vi của người phạm tội trong trường hợp này xuất phát từ động cơ đúng, tích cực nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, lợi ích của Nhà nước, tổ chức hoặc người khác

Thứ hai, khi bị tấn công và nhất là khi bị tấn công bất ngờ, người phạm tội khó có điều kiện bình tĩnh lựa chọn biện pháp chống trả thích hợp nên mới có hành vi gây thiệt hại quá mức như vậy.

Thứ ba, nạn nhân cũng là người có lỗi vì đã có hành vi tấn công, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức hoặc người khác.

BLHS 2015 đã có quy định và nói về tình tiết định tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại điều 126 (tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội) và điều 136 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội) Ngoài ra, vượt quá phòng vệ chính đáng còn được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điều 51 Cụ thể như sau:

“Điều 126 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1 Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2 Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

“Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3 Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 điều 51

“Điều 51 Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1 Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;”

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

1.3.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

Lịch sử lập pháp đi liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc Trong khoảng thời gian từ thế kỷ X sau công nguyên là thời kỳ xây dựng Nhà nước độc lập bắt đầu từ thời họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo), đến thời họ Ngô (Ngô Quyền), họ Đinh (Đinh Bộ Lĩnh) và tiền Lê (Lê Hoàn) sau khi trải qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đường, nhà Tống (Trung Quốc) Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII là khoảng thời gian trị vì đất nước của nhà Lý (Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ ), Nhà nước Đại Cồ Việt đổi tên thành nước Đại Việt Vào năm 1042, Lý Thái Tông ra lệnh cho Quan Trung thư xây dựng cuốn Hình thư để dân thi hành cho tiện, song khốn thay, sách ấy ngày nay không còn nữa Nhờ các tài liệu vụn vặt tản mác trong sử cũ, ngày nay cũng có thể có một quan niệm tổng hợp về tinh thần đặc sắc của luật pháp Triều Lý, phản chiếu rõ rệt cái cá tính độc lập truyền thống của dân tộc Việt Nam, hơn nữa còn minh chứng rằng trên lập trường thực tế, dân ta tuy bị vùi lấp trong chính sách ngu dân non

1000 năm, song chỉ cần một thời gian độc lập không đầy một thế kỷ cũng tiến đến một trình độ pháp lý rất khả quan.

Chế định này đã có những bước tiến vượt bậc trong Bộ luật Hồng Đức văn bản được đánh giá là tiến bộ, khá đầy đủ và hoàn thiện Cụ thể, ở điều 18, điều 19, điều

450, điều 499, điều 553 đã xuất hiện những trường hợp được quy định mang hơi hướng của việc phòng vệ chính đáng mà theo mức độ và hoàn cảnh thực hiện hành vi mà người đó được miễn hoặc giảm hình phạt Những trường hợp vượt quá mức mà Bộ luật cho phép thì sẽ coi là vượt quá sự phòng vệ.

1.3.2 Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến cuộc pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật Hình sự năm 1985 Đây là giai đoạn lịch sử dài, theo sự phát triển chung của Luật hình sự còn có thể được chia làm các giai đoạn nhỏ khác, tuy vậy với nội dung cần phân tích là những quy định liên quan đến chế định phòng vệ chính đáng, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy trong thời gian này pháp luật hình sự Việt Nam cũng không có nhiều các quy định liên quan đến phòng vệ chính đáng vì vậy nhóm nghiên cứu không phân tích từ giai đoạn năm 1945 đến pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất năm 1985.

1.3.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ 2 - Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999

Bộ luật hình sự 1985 ra đời là một thành tự lớn của trí tuệ lập pháp hình sự nước ta, đã có tác dụng to lớn trong công cuộc bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, góp phần tích cực vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện quy phạm pháp luật về hình sự Cụ thể, ở BLHS 1985 đã quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

“Điều 13 Phòng vệ chính đáng.

1- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2- Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, có thể thấy rằng ngoài một chút khác biệt về từ ngữ nhưng chế định này đã gần như hoàn thiện khái niệm từ ngay BLHS 1985, kể cả công nhận phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một tình tiết giảm nhẹ.

1.3.4 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ ba - Bộ luật Hình sự 2015 Đến Bộ luật hình sự năm 1999 đã không dùng thuật ngữ “tương xứng” mà thay thế bằng thuật ngữ “cần thiết” tuy không làm thay đổi bản chất của chế định phòng vệ chính đáng nhưng làm cho việc vận dụng chế định này trong thực tiễn đấu tranh có hiệu quả hơn:

“Điều 15 Phòng vệ chính đáng

1 Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Trong 15 năm tồn tại và có hiệu lực, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã góp phần tích cực trong công tác đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà Nước, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ, đồng thời nhắc nhở, giáo dục mọi người ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về phòng vệ chính đáng trên toàn quốc.

So sánh với BLHS 1985 ở phần tội phạm do vượt quá phòng vệ chính đáng có thể thấy BLHS 1999 đã cải thiện rõ rệt phần này Điều này thể hiện ở chỗ BLHS 1999 đã quy định riêng cho trường hợp giết nhiều người nhằm tách biệt mức độ nặng nhẹ của hành vi gây thiệt hại.

1.3.5 Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 2015 đến nay

BLHS 2015 của Việt Nam đã cải thiện toàn bộ các khuyết điểm của các BLHS trước đó, cho thấy sức mạnh nền tảng và ham học hỏi, cải thiện của nền lập pháp ViệtNam là rất mạnh mẽ Ở phần chung, khái niệm vượt quá phòng vệ chính đáng được tiếp thu từ BLHS 1999 nên không có sự thay đổi Tuy vậy ở phần các tội phạm liên quan đến vượt quá phòng vệ chính đáng, cụ thể là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với lý luận và thực tiễn hơn.

Phân biệt các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng với phòng vệ chính đáng

Điều 22 BLHS đã có quy định về hành vi phòng vệ chính đáng và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại 2 khoản của điều luật Cùng mục đích chống trả lại hành vi tấn công nhưng khác nhau ở việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công trong hoàn cảnh cụ thể Hành vi phòng vệ chính đáng yêu cầu mức độ của hành vi phòng vệ có độ tương quan với hành vi tấn công Nếu hành vi phòng vệ là hành vi chống trả có mức “mạnh mẽ” hơn so với mức độ tấn công, gây thiệt hại, để lại hậu quả đáng kể cho người tấn công, sẽ bị coi là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hậu quả từ hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đều phát sinh từ những hành vi chống trả có cơ sở là có sự tấn công bên ngoài của hành vi phòng vệ chính đáng Tuy nhiên để xác định hành vi chống trả của người phòng vệ thế nào là “cần thiết” (phòng vệ chính đáng), thế nào là “rõ ràng quá mức cần thiết” (vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) thì người áp dụng luật có những căn cứ để xác định như sau: Đầu tiên là tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe doạ xâm hại.

Thứ hai là tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công, bao gồm sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công cùng với phương pháp, phương tiện, công cụ mà người tấn công sử dụng.

Thứ balà mức độ thiệt hại bị đe doạ người tấn công gây ra.

Thứ tưlà khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể 2

Ví dụ: Do có mâu thuẫn cá nhân, A có dùng dao giết B, để bảo vệ mình B đã với lấy cây gậy chống trả và do khá mạnh tay B đã gây thương tích nặng cho A Có thể thấy việc chống trả của B là cần thiết trước sự tấn công mãnh liệt, hung hãn của A khi đã nhận thấy tính mạng của mình bị đe dọa nghiêm trọng Việc B gây thương tích nặng cho A là để ngăn chặn hành vi tấn công của A nhằm bảo vệ tính mạng của chính mình,

2 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung) NXB CAND, Hà Nội 2022 điều đó được coi là cần thiết và là hành vi phòng vệ chính đáng Tuy nhiên, nếu với cùng tình huống như vậy, cũng do mâu thuẫn đời sống, xích mích giữa A và B, A dùng tay không và chỉ có ý định đánh B để xả những cơn tức giận, uất ức nhưng B vẫn dùng hành động như vậy cùng cây gậy để chống trả và gây thương tích nặng cho A thì hành vi chống trả đó của B đã “rõ ràng quá mức cần thiết” và trong trường hợp này hành vi đó là hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng Bởi sự tấn công của A và hành vi chống trả phòng vệ của B không tương xứng với nhau Xét theo những căn cứ đều có thể nhận thấy rõ ràng sự quá mức trong hành động của B Vì vậy hành vi của B trong trường hợp này là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với hậu quả từ hành vi chống trả này Dù không cố ý thì B vẫn sẽ bị coi là phạm tội.

Qua những vấn đề đã nêu trên, có thể nhận thấy hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng khởi nguồn và mang bản chất tương tự hành vi phòng vệ chính đáng Hai hành vi này được phân biệt qua sự khác nhau căn bản là phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm; còn vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm; người phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự còn người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS nhưng sẽ được xem xét và giảm nhẹ trong từng trường hợp Việc xác định giữa hai hành vi này là vô cùng quan trọng trong việc định tội danh của người có hành vi phòng vệ.

Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

Những vấn đề về xử lý vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã bắt đầu được quy định ở BLHS năm 1985 tại khoản 2 điều 13: “Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự” Sau đó, điều 15 BLHS 1999 cũng có đưa ra nội dung về khái niệm vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và khẳng định một cách dứt khoát “người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự” Cho tới BLHS năm 2015 cũng có quy định về xử lý những trường hợp vượt quá giới hạn của phòng vệ: “Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”.

BLHS Việt Nam 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ngoài quy định chung về phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đã có những quy định cụ thể về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

1.5.1 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm được ghi nhận tại điều 126 BLHS 2015 là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện gây thiệt hại về tính mạng cho người có hành vi xâm hại. a, Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quyền được sống của con người Cuộc sống của mỗi con người bắt đầu từ thời điểm họ được sinh ra cho đến lúc mất đi, và không thể bị tước đi một cách trái luật Tội phạm này đã xâm phạm đến quyền đó. b, Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm này được thể hiện ở hành vi tước đoạt mạng sống của người đang có hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc của người khác.

Hành vi khách quan được thể hiện bằng hành động dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của nạn nhân bằng các cách thức khác nhau như dùng tay chân đấm đá, dùng vũ khí Việc dùng sức mạnh có thể có sự hỗ trợ của các loại công cụ, phương tiện để tác động vào nạn nhân. Để thấy được đặc trưng của hành vi giết người trong trường hợp này và phân biệt hành vi này khác với các tội giết người khác cần xác định tình huống xảy ra chứa đựng những dấu hiệu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nạn nhân là người có hành vi xâm hại lợi ích Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Hành vi xâm hại của nạn nhân có thể là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Thứ hai, hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra (hành vi đã bắt đầu mà chưa kết thúc).

Thứ ba, hành vi tấn công của người phạm tội phải tác động trực tiếp lên cơ thể của người có hành vi xâm hại.

Thứ tư, hành vi phòng vệ của người phạm tội là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. c, Chủ thể của tội phạm

Tội phạm này được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Tức là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhân thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.

Mức cao nhất của hai khung hình phạt quy định cho tội phạm này chỉ là 02 năm và 05 năm, nên tội phạm này chỉ là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng Vì vậy chủ thể của tội phạm phải từ đủ 16 tuổi trở lên vì theo quy định của khoản 1 điều 12 BLHS Việt Nam 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác, cụ thể là các tội: Điều 145 (Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 147 (Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm); Điều 325 (Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp); Điều 329 (Tội mua dâm người dưới 18 tuổi). d, Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý Về lí trí, khi thực hiện hành vi chống trả lại hành vi xâm hại, người phạm tội đều xác định được làm như thế là nguy hiểm và có thể gây ra cái chết cho người có hành vi xâm hại Về ý chí, người phạm tội mong muốn thực hiện hành vi tấn công lại để dập tắt sự xâm hại. e, Ví dụ về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Bản án số 91/2019/HSST 3

Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Cấp xét xử: Sơ thẩm

Khoảng 18 giờ 30 phút ngày 20/9/2018, L điều khiển xe đầu kéo biển số 51D - 182.xx kéo rơ moóc biển số 51R - 197.xx chở 02 container loại 20 feet lưu thông trên đường NTĐ (theo H từ cảng CL về vòng xoay MT, Quận O, Thành phố Hồ Chí Minh), trên làn đường bên trái sát dải phân cách ở phần đường dành cho xe ô tô lưu thông.

3 Bản án số 91/2019/HSST, ngày 28/3/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tại địa chỉ: https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta425646t1cvn/chi-tiet-ban-an Truy cập ngày 25/01/2024.

Khi đến giao lộ đường NTĐ - Đường 35CL, phường CL, Quận O, trong lúc dừng đèn đỏ thì L nhìn thấy anh Nguyễn Định H dừng xe gắn máy biển số 54S5 – 42xx trước đầu xe ô tô của L (bút lục 77) Khi đèn xanh bật lên anh H không điều khiển xe đi mà đứng nhìn L và tay chỉ lên tín hiệu đèn giao thông L bấm còi liên tục ra hiệu kêu anh

H dời xe đi thì bất ngờ anh H xông đến cửa bên tài xế, đứng trên bục lên xuống của cabin xe ô tô và dùng dao (loại dao xếp bằng kim loại dài 15,5 cm, mũi nhọn) đâm 01 nhát trúng vào sau mang tai bên trái của L (có bút lục) Tiếp đó, anh H bước xuống đất mở cửa xe ô tô rồi xông lên nắm cổ sau gáy của L kéo xuống xe và dùng dao đâm tiếp

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Ca-na-đa

Tại Ca-na-đa, các quy định về phòng vệ chính đáng được xem xét trong ngữ cảnh của luật hình sự về tự vệ và tự bảo vệ Các tiêu chuẩn và điều kiện để xác định tính hợp lệ của hành vi phòng vệ chính đáng được quy định cẩn thận để đảm bảo sự cân bằng giữa quyền tự bảo vệ và bảo vệ quyền của người khác. a, Cơ sở xây dựng và tính chất của hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự Ca-na-đa

Tuân thủ những quy định chung của luật hình sự về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, BLHS Ca-na-đa không đề ra khái niệm chung để định nghĩa hành vi trên, mà đưa ra những quy định cụ thể tại 3 trường hợp mà bộ luật nước này ghi nhận về phòng vệ chính đáng: phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe; phòng vệ để bảo vệ tài sản; phòng vệ trong khi giúp người thi hành công vụ.

BLHS Ca-na-đa đưa ra quan điểm về hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng thông qua việc ban hành quy định chi tiết về tính chất “cần thiết” của hành vi phòng vệ chính đáng Tính chất cần thiết này thể hiện qua 2 trong 4 tiêu chuẩn để kiểm tra

“người hợp lý” (reasonable man) 4 như sau:

Cơ sở 1: Việc thực hiện hành vi chống trả có thực sự cần thiết hay không?

Cơ sở này mang tính đồng nhất với quan điểm chung về tính cần thiết của hành vi phòng vệ chính đáng của luật hình sự thế giới, khi hành vi chống trả cần phải nhằm mục đích ngăn chặn nguồn nguy hiểm cũng như thiệt hại xảy đến từ hành vi xâm phạm

4 Học thuyết của Ted Truscott bất hợp pháp Các hành vi chống trả không cần thiết được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và bị truy tố TNHS theo đúng tội danh mà người phạm tội vi phạm. Để giúp thông suốt trong quá trình xác minh và điều tra tính cần thiết, Ted Truscott đặt ra những câu hỏi phụ 5 về vấn đề cần thiết cho hành vi phòng vệ Những câu hỏi này đã thể hiện được tính chất “cần thiết” - là căn cứ quan trọng để xác định một hành vi phòng vệ đã vượt quá giới hạn hay vẫn chính đáng Có thể rút ra được, người có hành vi phòng vệ đã tìm mọi biện pháp khác để ngăn chặn hành vi xâm phạm nhưng bất thành, thể hiện ở việc trước khi phải sử dụng đến các cách thức gây thiệt hại, người có hành vi phòng vệ đã cố gắng thực hiện các biện pháp khác không gây thiệt hại nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm đang diễn ra Đây là căn cứ quan trọng để xác định cũng như minh chứng cho việc người thực hiện phòng vệ không có lỗi trong thực hiện hành vi, và là ranh giới phân tách việc phòng vệ chính đáng có còn đảm bảo được mục đích duy nhất là ngăn chặn hành vi vi phạm hay không Và trường hợp không thể hiện được hành vi phòng vệ là bất đắc dĩ sẽ khiến hành vi dù còn tính chất phòng vệ nhưng được xác định là “vượt quá giới hạn”.

Cơ sở 2: Thời điểm thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng

Pháp luật hình sự Ca-na-đa đưa ra quan điểm hành vi phòng vệ chính đáng không phải hành vi được thực hiện sau khi hành vi vi phạm đã chấm dứt Như vậy, hành vi chống trả sau sẽ trở thành hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Điều này phù hợp với nguyên tắc xác định lỗi của người phạm tội trong pháp luật hình sự, bởi khi đó hành vi chống trả là không cần thiết, mang tính chủ quan gây thiệt hại của người thực hiện và sẽ bị truy cứu TNHS.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra rằng quan điểm này đồng thời chấp nhận hành vi phòng vệ sớm - phòng vệ chính đáng trước khi hành vi nguy hiểm thực sự xảy ra trên thực tế Đây là điểm khác biệt so với BLHS Việt Nam, bởi lẽ hành vi phòng vệ sớm theo quy định của BLHS Việt Nam vẫn được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Như vậy, nhìn chung BLHS Ca-na-đa cũng có tinh thần chung về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng về việc xác định đây là hành vi bị truy cứu TNHS cũng như áp dụng các chế tài xử lý vi phạm cho hành vi này Tuy nhiên, BLHS Ca-na-đa đã đưa

5 Anh đã cố gắng xin lỗi khi còn thời gian? Anh đã cố gắng bỏ chạy khi có thể? Anh đã làm mọi cách để tránh xảy ra dùng vũ lực? ra được quy định chặt chẽ về căn cứ phát sinh hành vi, hướng dẫn cụ thể về xác định hành vi cũng như quy định cụ thể trong 3 trường hợp phòng vệ Đây là điểm sáng giúp quá trình xét xử các vụ án phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được minh bạch, rõ ràng và đúng đắn hơn. b, Những quy định về trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự Ca-na-da

Chế định vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự Ca-na-đa đã được sửa đổi, bổ sung vào lần sửa đổi ngày 11/03/2013 Những quy định mới là những thay đổi mang tính chất rút gọn, khiến những quy định về phòng vệ chính đáng không còn dài dòng, trùng lặp Các trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong pháp luật hình sự Ca-na-đa được quy định tại Tiết 25, Tiết 34, 35 BLHS Ca-na-đa năm

2013, bao gồm đầy đủ các trường hợp mà nước này có quy định phòng vệ chính đáng gồm Phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác; Phòng vệ để bảo vệ tài sản và Giúp đỡ người thi hành công vụ.

*Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác (defence of self and others):

Tại Tiết 34, BLHS Ca-na-đa quy định về trường hợp phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức mạnh của mình hoặc người khác như sau:

“Phòng thủ – sử dụng hoặc đe dọa vũ lực

(1) Một người không phạm tội nếu:

(a) họ tin rằng trên cơ sở hợp lý có hành vi vũ lực đang được sử dụng để chống lại họ hoặc người khác hoặc một mối đe dọa vũ lực đang được thực hiện đối với họ hoặc người khác;

(b) hành vi cấu thành tội phạm được thực hiện với mục đích tự vệ hoặc bảo vệ bản thân hoặc người khác khỏi việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực đó

(c) hành động được thực hiện là hợp lý trong hoàn cảnh.

(2) Các nhân tố: Để xác định xem hành vi được thực hiện có hợp lý trong các trường hợp hay không, tòa án sẽ xem xét các hoàn cảnh liên quan của người đó, các bên khác và hành vi, bao gồm nhưng không giới hạn ở các yếu tố sau:

(a) tính chất của sự tấn công hoặc mối đe dọa;

(b) mức độ sắp xảy ra sử dụng vũ lực và liệu có sẵn các phương tiện khác để ứng phó với khả năng sử dụng vũ lực hay không.

(c) vai trò của người đó trong vụ việc

(d) liệu bất kỳ bên nào trong vụ việc đã sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí; (e) quy mô, độ tuổi, giới tính và khả năng thể chất của các bên trong vụ việc; (f) bản chất, thời gian và lịch sử của bất kỳ mối quan hệ nào giữa các bên trong vụ việc, bao gồm bất kỳ việc sử dụng trước hoặc đe dọa vũ lực và bản chất của vũ lực hoặc đe dọa đó; bất kỳ lịch sử tương tác hoặc liên lạc nào giữa các bên trong vụ việc;

(g) bản chất và mức độ tương xứng của phản ứng của người đó đối với việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực;

(h) liệu hành vi được thực hiện có phải là do sử dụng hoặc đe dọa vũ lực mà người đó biết là hợp pháp hay không.

Ghi chú bên lề: Không phòng thủ

Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc

Ở Trung Quốc, các quy định về phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn của quyền phòng vệ chính đáng được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của họ Trong lĩnh vực này, Trung Quốc thường xuyên thay đổi và điều chỉnh các quy định pháp luật để đáp ứng với tình hình thực tế và yêu cầu của xã hội. a, Quy định của BLHS Trung Quốc về trường hợp phạm tội do hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết.

Bộ luật Hình sự Trung Quốc được ban hành vào năm 1979 Trải qua nhiều lần sửa đổi để phù hợp hơn với sự biến động của tình hình tội phạm phát sinh, Bộ luật Hình sự Trung Quốc cũng đã có quy định rõ ràng hơn về vấn đề phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng Quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng của BLHS Trung Quốc được gói gọn trong một điều luật về trách nhiệm hình sự đối với hành vi phòng vệ, nhưng đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của việc quy định hình sự đối với hành vi này Cụ thể:

Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhằm ngăn chặn hành vi bất hợp pháp nhằm xâm hại các lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền nhân thân, tài sản và các quyền khác của mình hoặc của người khác, gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại bất hợp pháp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt qua giới hạn cần thiết và gây thiệt hại lớn thì phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng cần được giảm nhẹ, áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt.

Người có hành vi phòng vệ đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết người phạm tội, không thuộc trường hợp vượt qua giới hạn phòng vệ, không phải chịu trách nhiệm hình sự.” 11

11 Đinh Bích Hà (2007), BLHS của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội.

Nhìn chung, quy định về vượt quá phòng vệ chính đáng của BLHS Trung Quốc mang những tính chất tương đồng với các quy định của BLHS Việt Nam:

Thứ nhất,hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết và gây thiệt hại lớn thì phải chịu trách nhiệm hình sự Điều này phù hợp với tính chất và mục đích của hành vi phòng vệ Những hành vi phòng vệ khi đã “rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết”, được hiểu rằng hành vi xâm phạm chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không cần thiết phải đặt ra yêu cầu phòng vệ và hành vi phòng vệ được thực hiện trong trường hợp này là vượt quá giới hạn Tuy nhiên, hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng cần gắn với thiệt hại lớn xảy ra do việc tiến hành hành vi đó gây nên Việc xác định giới hạn vượt quá của hành vi phòng vệ cũng như mức độ thiệt hại do hành vi gây ra phụ thuộc vào tình tiết thực tế của vụ án Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được xác định là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự Người có hành vi không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm và phải bị truy tố theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là căn cứ giảm nhẹ, áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn hoặc miễn hình phạt Điều này tương đồng với quy định của BLHS Việt nam khi xác định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một tình tiết giảm nhẹ TNHS, đáp ứng nguyên tắc nhân đạo trong xử lý hình sự cũng như các yếu tố cấu thành hành vi phạm tội chưa thật sự đầy đủ Hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đồng thời là căn cứ để quyết định hình phạt cho người phạm tội, khi họ được áp dụng giảm khung hình phạt hoặc miễn hình phạt, tùy thuộc vào hành vi thực tế và thiệt hại phát sinh từ hành vi đó.

Khác với BLHS Việt Nam, BLHS Trung Quốc không đặt ra các trường hợp cụ thể về phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mà chỉ đưa ra quy định chung về hành vi này Thay vào đó, các trường hợp này được quy định trong một văn bản hướng dẫn riêng do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an Trung Quốc ban hành ngày 28/08/2020 Văn bản bao gồm: Phần chung (đi vào những quy định chung) và Phần áp dụng cụ thể các trường hợp phòng vệ chính đáng (phần hướng dẫn chi tiết cách xác định những căn cứ như nào là phòng vệ chính đáng, áp dụng với trường hợp đó như nào):

Về phần chung, bản hướng dẫn yêu cầu người thực hiện pháp luật căn cứ vào những tình tiết cụ thể mà xác định hành vi của người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng Yêu cầu xác định một cách toàn diện, khách quan từ nguyên nhân vụ việc đến việc đánh giá các phản ứng của một người tâm lý bình thường đứng trong tình huống tương tự như vậy, đồng thời nắm bắt thời điểm phát sinh hành vi tấn công cũng như thời hạn phòng vệ Cân nhắc các yếu tố xung quanh như lý trí, khách quan, chính xác. Điều này nhằm tuân thủ sự thống nhất của pháp luật, duy trì sự công bằng Khi xác định hành vi đó có cấu thành phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, phòng vệ quá mức hay không và khi xác định hình phạt đối với hành vi phòng vệ cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân, phân biệt đúng sai, bảo đảm vụ án được xử lý đúng pháp luật, có căn cứ rõ ràng, hợp hoàn cảnh hành vi, nhân dân đồng thuận Nhà làm luật Trung Quốc nhận thấy việc nắm bắt chính xác ranh giới hành vi phòng vệ và ngăn chặn việc xác định không chính xác các hành vi liên quan đến hành vi phòng vệ cần được thực hiện chỉn chu và chính xác Ngược lại, đối với những hành vi nhân danh hành vi phòng vệ chính đáng, cần tránh xác định đó là hành vi chính đáng, hành vi được miễn trách nhiệm hình sự Cho dù có tính chất phòng vệ nhưng đó là hành vi vượt quá giới hạn cần thiết và gây thiệt hại đáng kể thì sẽ bị coi là phòng vệ quá mức, phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Về phần áp dụng cụ thể, phần này được xây dựng chi tiết dựa trên quy định tại khoản 1 điều 20 BLHS Trung Quốc Qua chế định chung tại điều luật này, các nhà làm luật Trung Quốc đã làm rõ, giải thích rõ ràng, cụ thể hơn Bản hướng dẫn yêu cầu cơ quan thực hiện pháp luật nắm bắt, xác định nguyên nhân và điều kiện của phòng vệ chính đáng Bản hướng dẫn đã đưa ra những điều kiện chi tiết, làm rõ nhiệm vụ cần thực thi cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều kiện tiên quyết để có hành vi phòng vệ chính đáng là đang có sự tồn tại của hành vi xâm phạm bất hợp pháp Hành vi xâm phạm bất hợp pháp bao gồm hành vi vi phạm về quyền tính mạng sức khoẻ, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản…, và các hành vi phạm tội, hành vi vi phạm pháp luật khác Hành vi phòng vệ chính đáng có thể hiểu là các hành vi xâm phạm trái pháp luật như hạn chế quyền tự do cá nhân,xâm nhập bất hợp pháp nơi ở của người khác; cũng có thể là hành vi vi phạm pháp luật chống lại bản thân người phòng vệ; cũng có thể là hành vi gây thiệt hại/chống lại nhà nước…Ví dụ như trẻ vị thành niên có những hành vi trái pháp luật với trẻ vị thành viên khác thì người lớn có nghĩa vụ thuyết phục và ngăn chặn hành vi đó Nếu không thể sử dụng thuyết phục và ngăn chặn, có thể sử dụng vũ lực để bảo vệ người bị xâm phạm.

Thứ hai, khi xác định hành vi phòng vệ cần nắm bắt chính xác điều kiện về thời gian của hành vi phòng vệ Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại hành vi xâm phạm bất hợp pháp nhưng phải trong trường hợp hành vi xâm hại trở thành mối nguy hiểm thực sự Trường hợp hành vi xâm phạm tạm dừng lại hay gián đoạn nhưng có khả năng tiếp tục vẫn sẽ bị coi là trái luật Trong trường hợp phạm tội về tài sản, người xâm phạm đã lấy được tài sản nhưng chủ tài sản có thể truy đuổi, ngăn chặn để thu hồi tài sản thì hành vi xâm phạm vẫn chưa kết thúc, người bị xâm phạm vẫn có quyền thực hiện phòng vệ Nếu người vi phạm từ bỏ thì mới coi là hành vi kết thúc Việc xác định hành vi bắt đầu hay kết thúc cần căn cứ vào tình huống và nhận thức chung của cộng đồng Nếu người phòng vệ hiểu sai thì vẫn sẽ bị xử lý theo nguyên tắc thống nhất.

Thứ ba, các cơ quan thực hiện quyền tư pháp cần nắm bắt chính xác điều kiện về mục tiêu của phòng vệ chính đáng Phòng vệ phải được thực hiện đối với người có hành vi phạm pháp Nếu có nhiều người xâm phạm thì người phòng vệ có thể thực hiện hành vi chống lại người trực tiếp thực hiện hoặc những người cùng thực hiện Với trường hợp người xâm phạm không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế và người phòng vệ biết thì phải sử dụng biện pháp khác để ngăn chặn; nếu không có biện pháp ngăn chặn khác thì có thể chống trả bằng vũ lực Đối với trường hợp này, buộc người phòng vệ cần và phải nhận thức được năng lực hành vi hình sự; trừ phi hành vi tấn công quá nhanh, quá bất ngờ khiến người phòng vệ không kịp nhận thức thì được coi là phòng vệ chính đáng.

Thứ tư, bản hướng dẫn yêu cầu nắm bắt chính xác điều kiện về mục đích của hành vi phòng vệ chính đáng Hành vi phòng vệ phải nhằm bảo vệ nhà nước, lợi ích cộng đồng, cá nhân, tài sản và quyền khác của bản thân hoặc người khác Theo hướng dẫn của văn bản thì có thể hiểu hành vi phòng vệ này không phải bắt nguồn từ mục đích tự vệ mà là việc người phòng vệ “chiến thắng trong cuộc tấn công, ẩu đả” Nếu người phòng vệ có hành vi khiêu khích, kích động để đối phương tấn công thì hành vi phòng vệ lại không được coi là phòng vệ chính đáng Tóm lại, người phòng vệ phải là người có vai trò bị động trong sự tấn công của đối phương. Đặc biệt, cần phân biệt giữa hành vi phòng vệ và hành vi ẩu đả đánh nhau Để phân biệt cần xác định ý chí chủ quan và bản chất hành vi trên nguyên tắc thống nhất chủ quan và khách quan; đồng thời xem xét vấn đề lỗi, có sử dụng vũ khí không, có âm mưu khác như bạo lực, tập hợp đánh nhau không… Đối với trường hợp tranh chấp dẫn đến ẩu đả, một bên hành động trước và quá mức rõ ràng trong khi đối phương tránh xung đột thì hành động chống trả được coi là phòng vệ Kể cả bên phòng vệ có sử dụng vũ khí để chống lại thì vẫn được coi là hành vi phòng vệ.

Như vậy, hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong BLHS Trung Quốc được xác định là căn cứ phát sinh TNHS và được xử lý theo tinh thần giảm nhẹ trách nhiệm cũng như giảm khung hoặc miễn hình phạt Những quy định của BLHS Trung Quốc mang cùng tinh thần với BLHS Việt Nam và các nước khác trên thế giới. b, Các trường hợp đối với hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ theo BLHS Trung Quốc

Quy định về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Xinh-ga-po

Xinh-ga-po nổi tiếng với tỷ lệ tội phạm thấp, mang đến cho người dân và khách du lịch cảm giác an toàn Tuy nhiên, tỷ lệ tội phạm thấp không có nghĩa là không có tội phạm, tức là các cá nhân phải biết cách tự bảo vệ mình nếu họ rơi vào tình huống nguy hiểm có thể trở thành nạn nhân của tội phạm Trong Chương 4A của Bộ luật hình sự Xinh-ga-po, luật quy định thời điểm mọi người có thể thực hiện quyền tự bảo vệ của mình đã được quy định Quyền tự bảo vệ (The right of private defence) là quyền hợp pháp có thể miễn tội hoặc miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho một người nếu người đó làm bị thương hoặc giết người khác để bảo vệ bản thân, người khác hoặc tài sản của mình khỏi hành vi phạm tội. a, Quy định của BLHS Xinh-ga-po về những trường hợp không được thực hiện quyền tự bảo vệ

Quyền tự bảo vệ thân thể và tài sản của bản thân trước một hành vi xâm phạm là cần thiết Tuy nhiên, cũng phải đặt ra những trường hợp mà theo đó cá nhân không được phép thực hiện quyền tự bảo vệ này Điều này có nghĩa rằng, khi thực hiện quyền tự bảo vệ trong những trường hợp sau là vượt quá sự tự vệ cần thiết và có thể bị coi là tội phạm:

Thứ nhất, không có quyền bào chữa riêng trong trường hợp có đủ thời gian để tìm kiếm sự bảo vệ từ cơ quan nhà nước, quy định ở khoản 2 phần 98 12

12 Article 2, section 98, Penal Code 1871, Singapore.

Thứ hai, quyền tự bảo vệ không cho phép gây thương tích lớn hơn mức cần thiết cho mục đích phòng vệ, quy định ở khoản 1 phần 98 13

“98 Extent to which right may be exercised

(1) The right of private defence does not extend to the inflicting of more harm than it is reasonably necessary in the circumstances.

(2) There is no right of private defence in cases in which there is reasonable opportunity to have recourse to the protection of a public authority in the circumstances.”

Thứ ba, nếu thực hiện hoặc có ý định thực hiện bởi một công chức hoạt động có thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, thì không có quyền tự bảo vệ, chống lại hành vi không gây ra cảm giác lo sợ về cái chết hoặc tổn thương nặng nề một cách hợp lý, ngay cả khi hành động đó không được pháp luật chứng minh một cách chính xác. Trường hợp này được quy định ở khoản 1 phần 106A 14

Thứ tư, nếu thực hiện hoặc cố gắng thực hiện theo sự chỉ đạo của một công chức hành động một cách thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, ngay cả khi chỉ đạo đó không được luật pháp biện minh rõ ràng thì không có quyền tự bảo vệ chống lại một hành động làm như vậy không gây ra nỗi lo sợ về cái chết hoặc tổn thương nặng nề một cách hợp lý Trường hợp này được quy định ở khoản 2 phần 106A 15

“106A Acts against which there is no right of private defence

(1) There is no right of private defence against an act which does not cause the defender to reasonably believe that death or grievous hurt would result, if done, or attempted to be done, by a public servant acting in good faith under the actual or apparent authority of his office, though that act may not be strictly justifiable by law.

(2) There is no right of private defence against an act which does not cause the defender to reasonably believe that death or grievous hurt would result, if done, or attempted to be done, by the direction of a public servant acting in good faith under the actual or apparent authority of the public servant’s office, though that direction may not be strictly justifiable by law.”

15 Article 2, section 106A, Penal Code 1871, Singapore.

14 Article 1, section 106A, Penal Code 1871, Singapore.

13 Article 1, section 98, Penal Code 1871, Singapore. b, Giải thích đối với từng trường hợp không được thực hiện quyền tự bảo vệ

*Trường hợp không có quyền bào chữa riêng trong trường hợp có đủ thời gian để tìm kiếm sự bảo vệ từ cơ quan nhà nước

A phục kích B ở một khu vực hẻo lánh và cố gắng giết B Quyền tự bảo vệ của

A phát sinh vì tại thời điểm đó, B không có cơ hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cơ quan công quyền Tuy vậy, giữa lúc A và B đang giằng co thì một chiếc xe tuần tra của cảnh sát đã đến hiện trường Quyền tự bảo vệ của B chấm dứt vào thời điểm B có cơ hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cảnh sát.

*Trường hợp quyền tự bảo vệ không cho phép gây thương tích lớn hơn mức cần thiết cho mục đích phòng vệ

A bị B dùng tay và chân tấn công A lấy được một con dao tấn công lại B làm B bị thương nặng dẫn tới tử vong Trong trường hợp này, A cũng không được coi là thực hiện quyền tự bảo vệ nữa.

*Trường hợp thực hiện hoặc có ý định thực hiện bởi một công chức hoạt động có thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, thì không có quyền tự bảo vệ, chống lại hành vi không gây ra cảm giác lo sợ về cái chết hoặc tổn thương nặng nề một cách hợp lý, ngay cả khi hành động đó không được pháp luật chứng minh một cách chính xác

Nếu có một hành động không khiến người tự vệ tin rằng sẽ dẫn đến tử vong hoặc thương tích nặng, nhưng hành động đó được thực hiện hoặc cố ý thực hiện bởi một công chức thiện chí và dưới quyền lực thực tế hoặc rõ ràng của văn phòng của họ, thì không có quyền tự vệ cá nhân nào được áp dụng Điều này áp dụng ngay cả khi hành động của viên chức đó không hoàn toàn hợp lý theo luật pháp Tức là, trong tình huống như vậy, người tự vệ không có quyền hợp pháp để phản kháng hoặc tự vệ.

*Trường hợp thực hiện hoặc cố gắng thực hiện theo sự chỉ đạo của một công chức hành động một cách thiện chí dưới thẩm quyền của cơ quan mình, ngay cả khi chỉ đạo đó không được luật pháp biện minh rõ ràng thì không có quyền tự bảo vệ chống lại một hành động làm như vậy không gây ra nỗi lo sợ về cái chết hoặc tổn thương nặng nề một cách hợp lý

Chủ thể sẽ không có quyền tự vệ cá nhân khi có một hành động không khiến người tự vệ tin rằng nếu không phản kháng, sẽ dẫn đến tử vong hoặc thương tích nặng.Điều này đặc biệt áp dụng khi hành động đó được thực hiện hoặc cố ý thực hiện theo hướng dẫn của một công chức chức, nhưng hành động đó được thực hiện trung thực dưới quyền lực thực tế hoặc rõ ràng của văn phòng của viên chức đó, ngay cả khi hướng dẫn đó có thể không hoàn toàn hợp lý theo luật pháp.

Có thể thấy, những quy định của BLHS Việt Nam 2015, BLHS Ca-na-đa 2013,BLHS Trung Quốc 1979 và BLHS Xin-ga-po dù khác biệt về truyền thống pháp luật nhưng đều mang những điểm tương đồng trong việc xác định những dấu hiệu và tính chất của hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Cơ sở lý luận chung của thế giới là nền tảng của sự đồng điệu đó Tuy vậy, mỗi bộ luật cũng có những điểm khác biệt lớn trong quy định, phù hợp với tiến trình lịch sử phát triển của pháp luật, tình hình xã hội và thực tiễn xét xử tại các quốc gia Sự khác biệt này thể hiện ở việc mỗi quốc gia lựa chọn những trường hợp riêng biệt để xây dựng quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong một số tội cụ thể, cũng như đưa ra những dấu hiệu cụ thể mang tính định tội cho các trường hợp đó, được quy định trong chính BLHS hoặc trong văn bản hướng dẫn của quốc gia đó Có thể kết luận rằng, so với các nước nhưTrung Quốc, Ca-na-đa hay Xin-ga-po, các nhà lập pháp hình sự Việt Nam có tiết chế hơn trong việc xây dựng các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong các quy định tại bộ luật của mình, cũng như đưa một số trường hợp được xác định là quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của các nước trên thành một chế định riêng biệt Việc xem xét, nghiên cứu và so sánh quy định của các quốc gia trên góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong BLHS Việt Nam, đảm bảo quy định được áp dụng linh hoạt, xét xử đúng người đúng tội trong thực tiễn còn nhiều khúc mắc khi xét xử các trường hợp phạm tội này.

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ TIẾP THU CÓ CHỌN LỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa

Tuy không có điều luật quy định chung về hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, những quy định của BLHS Ca-na-da ở các tội phạm cụ thể vẫn mang những nét tương đồng về tính chất, chủ thể thực hiện, mục đích thực hiện Đối chiếu theo quy định hiện hành, pháp luật hình sự Việt Nam có thể hoàn thiện BLHS dựa trên những điểm sáng của BLHS Ca-na-da như sau:

Thứ nhất, bổ sung tiêu chí “người có lý do tin rằng” Pháp luật hình sự Ca-na-da ghi nhận tiêu chí này ở BLHS năm 2013 Đây là một yếu tố mở cho công tác điều tra và xét xử khi ghi nhận những lý do chính đáng của người thực hiện hành vi phòng vệ,ghi nhận nhận thức của người bình thường được phép phòng vệ khi họ nhận thấy mình bị đe dọa gây thiệt hại hoặc người khác đang bị đe dọa gây thiệt hại Tiêu chí này đồng thời hoàn thiện thêm tính chính đáng của việc phòng vệ, đảm bảo công bằng cho việc phòng vệ không bị trở thành phòng vệ sớm - một trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và bị truy cứu TNHS theo các tội danh.

Thứ hai, cụ thể hóa nguyên tắc tương xứng Đây là yếu tố quan trọng để xác định hành vi phòng vệ đã ở mức cần thiết hay vượt quá, khi quy định hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi tấn công Đối với Ca-na-da, BLHS đã quy định rõ trong từng điều luật về nguyên tắc tương xứng cũng như có những án lệ cụ thể giúp các phán quyết đưa ra hợp lý và đúng đắn, rõ ràng hơn Đối với Việt Nam, dựa vào truyền thống pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, nhóm tác giả đề xuất pháp luật hình sự Việt Nam cần bổ sung điều luật hoặc có văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa nguyên tắc mang tính quyết định này, cần có hướng dẫn rõ ràng hơn trong việc xác định mức độ tương xứng giữa hai hành vi phòng vệ - tấn công, áp dụng vào những trường hợp cụ thể để đảm bảo quy trình xác định và xử lý các tội phạm về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được nhanh chóng và hợp lý hơn.

Thứ ba, quy định rõ ràng về nghĩa vụ thoái lui Ca-na-đa áp dụng nguyên tắc

"nghĩa vụ thoái lui", nghĩa là người phòng vệ có nghĩa vụ phải cố gắng thoát khỏi tình huống nguy hiểm trước khi sử dụng vũ lực Tuy nhiên, nghĩa vụ này có thể được miễn trừ trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như khi người phòng vệ bị tấn công trong nhà của mình Ở BLHS Việt Nam, nghĩa vụ thoái lui chưa được quy định trong luật.Nhóm nghiên cứu đề xuất quy định này cần được hoàn thiện và quy định cụ thể trong luật, bao gồm các trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ thoái lui nhằm ngăn chặn sự gia tăng của các hành vi phòng vệ quá mức bằng vũ lực đang diễn ra nhức nhối tại thực tiễn, khuyến khích mọi người phòng vệ một cách hợp lý và cần thiết, đáp ứng đúng tinh thần của việc quy định giới hạn “phòng vệ chính đáng”.

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Ca-na-đa

Tại những quy định về tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự Việt Nam và Ca-na-da có điểm tương đồng khi ghi nhận trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ở các tội về xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của cá nhân Tuy nhiên, nghiên cứu

BLHS Ca-na-da, nhóm tác giả kiến nghị hoàn thiện thêm quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

Bổ sung quy định về tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xuất phát từ hành vi bảo vệ tài sản Bảo vệ tài sản là quyền cơ bản của con người, thực tiễn xét xử các vụ án xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của Việt Nam cũng ghi nhận đây là một trường hợp phạm tội phổ biến, không những cấu thành tội phạm mà còn có thể là tiền đề cấu thành những tội xâm hại khác (ví dụ những trường hợp cướp của giết người) Tuy nhiên, việc người có tài sản phòng vệ trước nguy cơ bị xâm hại quyền sở hữu cũng là một trong những trường hợp cần xem xét và có quy định rõ ràng về việc phòng vệ như thế nào là cần thiết và không xâm phạm, gây thiệt hại quá mức cho người khác Pháp luật hình sự Việt Nam và đặc biệt là BLHS Việt Nam cần có quy định cụ thể về trường hợp bảo vệ tài sản là một trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhằm đặt ra ranh giới rõ ràng cho việc phòng vệ của chủ sở hữu tài sản, vừa đảm bảo người chủ được thực hiện quyền đối với tài sản của mình nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp luật.

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc

Quy định pháp luật của Việt Nam và Trung Quốc nhìn chung có những điểm tương đối giống nhau Cả hai quốc gia đều có quy định về hành vi phòng vệ và hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ Về quy định chung đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cả hai nước đều không miễn trừ trách nhiệm hình sự Nhưng có sự khác nhau trong khái niệm và mức chế tài đặt ra với hành vi.

Thứ nhất, Trung Quốc đặt ra mức chế tài cụ thể đối với trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng ngay trong điều luật quy định về hành vi này.

Pháp luật hình sự Trung Quốc cho rằng:

“Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhằm ngăn chặn hành vi bất hợp pháp xâm hại các lợi ích của Nhà nước, xã hội, các quyền nhân thân, tài sản, các quyền khác của mình hoặc của người khác gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại bất hợp pháp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết và gây thiệt hại lớn thì phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng cần được giảm nhẹ, áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt.

Còn đối với pháp luật hình sự Việt Nam, thì hành vi phòng vệ không vượt quá sẽ không bị coi là tội phạm, đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Tuy hậu quả pháp lý là như nhau, nhưng khái niệm về bản chất của hành vi là không giống nhau Hành vi không phải là tội phạm nghĩa là hành vi đó không có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội, còn hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự nghĩa là hành vi đó có thể là tội phạm nhưng được miễn trừ trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp Vì vậy, khái niệm này không hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Việt Nam.

Một điểm khác nhau nữa giữa quy định đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng giữa pháp luật hình sự Trung Quốc và Việt Nam là trong điều 20 của bộ luật này, Trung Quốc có quy định ngay trong điều luật về phòng vệ“Người có hành vi phòng vệ chính đáng rõ ràng vượt quá giới hạn của hành vi cần thiết thì phải chịu TNHS, nhưng cần được giảm nhẹ hơn hoặc được miễn hình phạt” Khác với quy định của Việt Nam, Việt Nam chỉ quy định chung rằng:“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”và được giảm nhẹ theo quy định tại điều 51 Quy định của Trung Quốc đã khẳng định rằng đối với các tội do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây ra sẽ mặc nhiên được giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt Nhóm nghiên cứu cho rằng, BLHS Việt Nam có thể xem xét và bổ sung về chế tài đối với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong điều luật như sau:

“Điều 22: Phòng vệ chính đáng

2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này nhưng được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trừ hình phạt tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi phòng vệ.”

Thứ hai, ban hành thêm văn bản, nghị định hướng dẫn thi hành đối với hành vi phòng vệ Trung Quốc đã ban hành Văn bản hướng dẫn thi hành đối với hành vi phòng vệ chính đáng, nhóm nghiên cứu đã giải thích chi tiết ở tiểu mục 2.2.1 trên Đây là một bước tiến trong pháp luật Trung Quốc mà quốc gia khác không chỉ riêng Việt Nam có thể thực hiện theo Trong văn bản hướng dẫn đã quy định rõ cách xác định hành vi phòng vệ đối với từng trường hợp Điều này có ích rất lớn đối với việc xét xử và giảm thiểu những hành vi dàn dựng một tình huống phòng vệ chính đáng để thực hiện hành vi gây hại cho người khác Những hành vi như vậy sẽ làm mất đi ý nghĩa thực sự của phòng vệ chính đáng và gây ra những trường hợp bỏ lọt tội phạm, ảnh hưởng xấu tới xã hội Tuy nhiên, nếu ban hành một văn bản hướng dẫn thì các nhà làm luật Việt Nam cũng cần cân nhắc các yếu tố xã hội, tham khảo để đề xuất những quy định phù hợp với thực trạng xã hội tại Việt Nam.

3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong BLHS Trung Quốc, tại khoản 3 điều 20 có thêm một chế định mới mẻ hoàn toàn so với Việt Nam, đó là chế định về hành vi phòng vệ đặc biệt Đây là một chế định đáng để Việt Nam xem xét và hoàn thiện BLHS Việt Nam.

Pháp luật hình sự Trung Quốc phân chia rõ ràng giữa các hành vi phòng vệ gây ra thiệt hại là chết người hoặc thương tích nặng với những hành vi phòng vệ chính đáng gây thiệt hại nhẹ hơn Đối với pháp luật hình sự Việt Nam chỉ quy định những hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng, việc xác định thiệt hại chết người hoặc thương tích nặng có hợp lý hay không phụ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi tấn công cùng với hành vi phòng vệ và việc quyết định sẽ thuộc về cơ quan xét xử Nhưng pháp luật hình sự Trung Quốc đã giới hạn phạm vi các hành vi phòng vệ chính đáng gây chết người hoặc thương tích nặng được áp dụng ngoại lệ trong một số trường hợp đặc biệt.

Khoản 3 điều 20 BLHS Trung Quốc:

“Người có hành vi đối với tội phạm đang hành hung, giết người, cướp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc các tội bạo lực khác, gây thương tích hoặc làm chết người phạm tội, không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, không phải chịu trách nhiệm hình sự.” Điều luật này của Trung Quốc có phần hợp lý và bất hợp lý so với thực tiễn của Việt Nam Bởi đối với những trường hợp một người bị tấn công bởi những hành vi như trên sẽ khó giữ tinh thần để xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công để xác định cách mình thực hiện hành vi phòng vệ Các tội bạo lực là những hành vi khiến cho nạn nhân bị uy hiếp nhiều là về mặt tinh thần, họ dễ bị ám ảnh bởi vết thương tinh thần hơn là vết thương thể chất Cho nên, việc miễn TNHS với những trường hợp như vậy cũng có thể gọi là hợp lý bởi xuất phát họ là “nạn nhân” dưới những hành vi bạo lực Trái lại chính việc phân chia rõ ràng như vậy có thể tạo nên việc dập khuôn cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong quá trình xét xử, tạo cơ hội cho nhiều người lợi dụng chế định này để gây thiệt hại tới người có hành vi tấn công Bên cạnh đó thì dưới một số chiều hướng khác, chế định này lại tạo được một căn cứ rõ ràng hơn để thuận lợi hơn trong việc xét xử đối với kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc. Khác với Trung Quốc, BLHS của Việt Nam có đặt ra một số điều luật về “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”và “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” Ở hai điều luật này của Việt Nam cũng đã có khung hình phạt tương đối với tội phạm này Nhóm nghiên cứu đề ra hai hướng cho Việt Nam học hỏi quy định này của Trung Quốc:

Thứ nhất, bổ sung quy định về trường hợp phòng vệ đặt biệt Nhóm nghiên cứu nhận thấy qua ưu điểm và nhược điểm trên Việt Nam có thể quy định thêm đối với các trường hợp đặc biệt này, tuy nhiên nhóm nghiên cứu cho rằng nên có một mức chế tài cụ thể và không nên miễn trừ trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp trên để tránh việc người phòng vệ tạo dựng nên tình huống rằng mình bị tấn công bởi các hành vi bạo lực để được miễn trừ TNHS Ngoài ra, bổ sung hướng dẫn chi tiết về cách xác định trường hợp này để phát huy được tối ưu ưu điểm của chế định.

Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở

3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần chung của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po

Nhìn chung, quy định trong BLHS Xinh-ga-po (Penal Code 1871) về phòng vệ chính đáng nói chung và những trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nói riêng có sự khác biệt so với BLHS Việt Nam Cụ thể, pháp luật Xinh-ga-po cũng coi những trường hợp phòng vệ chính đáng không phải tội phạm - hay khi thực hiện quyền tự bảo vệ một cách hợp pháp thì không phải tội phạm Tuy nhiên, pháp luật Xinh-ga-po lại quy định rất rõ ràng về đối tượng được bảo vệ khi thực hiện quyền này, và các trường hợp mặc nhiên không được coi là phòng vệ chính đáng Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu BLHS Xinh-ga-po về quyền tự bảo vệ, nhóm nhận thấy có một số điểm mới mà Việt Nam có thể áp dụng để sửa đổi, bổ sung luật:

Thứ nhất, quy định rõ ràng về đối tượng có thể được bảo vệ khi thực hiện quyền tự bảo vệ: cụ thể là thân thể của mình hoặc người khác; lợi ích của cá nhân, của chung (tập thể, Nhà nước…) Điểm mà nhóm nhận thấy có phần vượt trội của Xinh-ga-po chính là tài sản cũng là đối tượng được bảo vệ trong quyền tự bảo vệ Tức là “tài sản, dù là động sản hay bất động sản, của chính người đó hoặc của bất kỳ người nào khác,chống lại bất kỳ hành vi phạm tội nào được định nghĩa là trộm cắp, cướp, phá hoại hoặc phạm tội hình sự, hoặc cố gắng thực hiện hành vi trộm cắp, cướp, phá hoại hoặc tội xâm phạm.” Ở quy định của BLHS Việt Nam không quy định điều này là do: pháp luật Việt Nam đề cao quyền con người lên trên hết, nên dù đó có là người phạm tội trộm cắp tài sản thì cũng không được gây ra thiệt hại cho thân thể của người đó. Nhưng vấn đề của pháp luật Việt Nam là công nhận quyền tài sản của cá nhân, nhưng nếu quyền tài sản bị xâm phạm thì pháp luật Việt Nam lại chưa thực sự rõ ràng, và trong đó chưa nhận định rõ việc vì bảo vệ tài sản mà gây thiệt hại cho người xâm phạm Nhóm nghiên cứu cho rằng nên quy định thêm về vấn đề này trong phần chung:

“Điều 22 Phòng vệ chính đáng

1 Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản) hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Thứ hai, BLHS Xinh-ga-po quy định về mức độ mà quyền tự bảo vệ có thể được thực hiện ở phần 98 Quy định ở phần này về bản chất không thực sự khác biệt khi so sánh với pháp luật Việt Nam Tuy vậy, ở khoản 2 phần 98 quy định “Không có quyền tự bảo vệ trong những trường hợp có cơ hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cơ quan công quyền trong hoàn cảnh đó.” Như vậy, pháp luật Xinh-ga-po coi những trường hợp có thể nhờ đến sự bảo vệ của cơ quan công quyền thì không phải là phòng vệ chính đáng, không phải quyền tự bảo vệ Điều này cũng khá hợp lý trong trường hợp thực sự người bị xâm phạm có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan công quyền và cơ quan công quyền đó có khả năng giúp đỡ, bảo vệ người đó khỏi bị xâm phạm Nhưng đặt ra vấn đề tại sao lại là cơ quan công quyền chứ không phải bất cứ chủ thể nào khác mà người đang bị xâm phạm có niềm tin rằng họ có thể được giúp đỡ Lý giải cho việc này nhóm nhận thấy cơ quan công quyền là chủ thể có địa vị, uy tín trong xã hội nên để bảo toàn quyền tự bảo vệ thì pháp luật Xinh-ga-po chỉ giới hạn lại ở cơ quan công quyền Nhóm nghiên cứu cho rằng BLHS Việt Nam cũng nên sửa đổi như vậy để tối đa hóa phòng vệ chính đáng:

“Điều 22: Phòng vệ chính đáng

2 Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

3 Trường hợp người đang bị xâm phạm gây thiệt hại cho người có hành vi xâm phạm trong khi có cơ hội hợp lý để nhờ đến sự bảo vệ của cơ quan nhà nước, tùy theo mức độ thiệt hại, có thể xem là vượt quá phòng vệ chính đáng.”

Tổng kết lại, BLHS Xinh-ga-po quy định có phần khác biệt với BLHS Việt Nam về phòng vệ chính đáng vì Xinh-ga-po theo hệ thống pháp luật Common Law, còn Việt Nam chúng ta theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa có phần giống Civil Law Do vậy việc quy định là khác nhau Thế nhưng về cốt lõi, phòng vệ chính đáng của hai quốc gia đều có một số điểm chung để hợp lý hóa phòng vệ chính đáng Vấn đề không chỉ của Việt Nam mà cả Xinh-ga-po đều vẫn đang tồn tại, đó chính là việc tính từ “hợp lý” và “cần thiết” vẫn còn mang nặng tính định tính Có nhiều trường hợp rất khó để xác định được rằng có hợp lý và cần thiết hay không Giải pháp cho vấn đề này là nên có các văn bản hướng dẫn để hỗ trợ.

3.3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Xinh-ga-po

BLHS Xinh-ga-po không coi phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, họ chỉ coi trường hợp nào là phòng vệ chính đáng và trường hợp nào không phải phòng vệ chính đáng Điều này đối với pháp luật Việt Nam là không hợp lý và thiếu tính nhân đạo Khi một người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tuy là họ đã gây ra thiệt hại lớn hơn mức cần thiết cho nguồn xâm phạm nhưng xét cho cùng đó vẫn chỉ là sự chống trả cuối cùng mà họ tin chỉ có thể làm như vậy mới có thể bảo vệ được chính bản thân mình Khi này chỉ nên quy định những trường hợp mặc nhiên coi là phòng vệ chính đáng chứ không nên quy định cả những trường hợp không phải phòng vệ chính đáng Dù vậy, ở BLHS Xinh-ga-po, họ rất đề cao đến vai trò của công chức (public servant) và các cơ quan nhà nước trong việc nâng cao sự phòng vệ chính đáng Từ quy định của BLHS Việt Nam hiện hành, có thể thấy trường hợp phạm tội do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được sắp xếp chung với các tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khác Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là quy định chưa thực sự hợp lý, vì động cơ của những người này không chỉ vì bản thân mà bắt giữ người phạm tội còn vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội nói chung trực tiếp nhất Vậy nên, hình phạt đối với những tội này chỉ nên dừng ở mức giáo dục, phòng ngừa và cần giảm nhẹ so với quy định của pháp luật hiện hành Cụ thể, nhóm nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định đối với trường hợp này như sau:

Thứ nhất, đối với tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126) nên chỉ áp dụng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; nếu phạm tội đối với 02 người trở lên thì phạt tù từ 01 đến 03 năm.

“Điều 126 Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1 Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2 Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Thứ hai, đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136): ở khoản

1 nên giữ nguyên mức phạt tiền, giảm phạt cải tạo không giam giữ tối đa 03 năm xuống tối đa 02 năm; ở khoản 2 có thể thêm phạt cải tạo không giam giữ đến 05 năm:

“Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Một số đề xuất của nhóm nghiên cứu

3.4.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng chế định trong quá trình xử lý tội phạm cho thấy, những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ được lợi ích cho những người tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, khích lệ được tinh thần của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu xem xét.

3.4.2 Cơ sở hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Sau khi đã nghiên cứu và trên cơ sở thực tiễn áp dụng, nhóm nghiên cứu có một số nhận xét làm cơ sở đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về phòng vệ chính đáng. Thứ hai, hoàn thiện về hậu quả pháp lý của hành vi do người phòng vệ chính đáng thực hiện.

Thứ ba, trước yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ và bảo đảm quyền con người, việc tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên cơ sở lịch sử lập pháp và các điều kiện thực tế tại Việt Nam là cần thiết.

Thứ tư, nhằm khuyến khích mọi người phòng vệ chính đáng và thể hiện rõ hơn nữa chính sách hình sự trong phòng ngừa và chống tội phạm, phát huy sức mạnh của toàn xã hội, của mọi người dân thì hình phạt dành cho những người phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng cần đa dạng hóa cả hình phạt tiền và giảm nhẹ hình phạt tù.

Thứ năm, nên quy định thêm hoặc ghi nhận một số trường hợp đương nhiên là phòng vệ chính đáng mà không nên đặt ra yêu cầu quá khắt khe đối với phòng vệ chính đáng như Bộ luật hiện hành.

3.4.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Cần sửa đổi quy định về phòng vệ chính đáng theo hướng cụ thể hóa các trường hợp được quyền phòng vệ

*Quy định cụ thể hóa về các trường hợp đương nhiên được coi là phòng vệ chính đáng

Do quy định hiện hành không động viên được người dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, thậm chí là đấu tranh với hành vi xâm phạm lợi ích của chính mình vì lo ngại vào sự phán xét của cơ quan bảo vệ pháp luật Mặt khác, quy định như hiện nay vô hình chung bó tay các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là đối với các trường hợp phạm tội có sử dụng vũ khí như tội phạm ma túy, cướp tài sản sau đó bắt cóc con tin, lâm tặc có sử dụng vũ khí chống lại lực lượng bắt giữ Do đó cần sửa đổi theo hướng gắn chặt hơn với bảo vệ lợi ích cá nhân, thay vì nhà nước, tổ chức như trước đây đồng thời khẳng định luôn trong Luật một số trường hợp sẽ đương nhiên xác định là phòng vệ chính đáng mà không cần phải thông qua việc đánh giá của các cơ quan tố tụng như: người phạm tội đang sử dụng vũ khí hoặc có biểu hiện sử dụng vũ khí ngay lập tức để chống lại việc bắt giữ hoạt thực hiện tội phạm; Đây cũng là điều mà pháp luật của một số nước như Nga, Trung Quốc đã quy định… Nhóm nghiên cứu đề xuất nên quy định thêm các trường hợp có thể mặc nhiên coi là phòng vệ chính đáng:

Thứ nhất, chống lại người đang sử dụng vũ khí hoặc hung khí nguy hiểm để xâm phạm tính mạng, sức khỏe của mình hoặc của người khác.

Thứ hai, chống lại người đang sử dụng vũ khí hoặc hung khí nguy hiểm để chống lại người thi hành công vụ.

Thứ ba, chống trả lại người đang thực hiện hành vi giết người, hiếp dâm.

Quy định riêng đối với trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong trường hợp bắt giữ người phạm tội

Từ quy định của BLHS hiện hành, có thể thấy trường hợp phạm tội do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được sắp xếp chung với các tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khác Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là quy định chưa thực sự hợp lý, vì động cơ của những người này không chỉ vì bản thân mà bắt giữ người phạm tội còn vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội nói chung trực tiếp nhất Vậy nên, hình phạt đối với những tội này chỉ nên dừng ở mức giáo dục, phòng ngừa và cần giảm nhẹ so với quy định của pháp luật hiện hành.

*Xem xét nghiên cứu, ghi nhận chế định “phòng vệ từ xa”

Pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận chế định này Tuy nhiên từ việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật hình sự của một số quốc gia, nhóm nhận thấy rằng vấn đề phòng vệ nên được mở rộng để tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm chủ thể trong xã hội.

“Phòng vệ từ xa” là một khái niệm: về bản chất vẫn xuất phát từ khái niệm phòng vệ chính đáng “Từ xa” ở đây hàm ý xa về cả khoảng cách cơ học và xa về cả thời gian Bởi lẽ theo BLHS 2015, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hành vi phòng vệ chính đáng theo khoản 1 điều 22 BLHS 2015, nói tóm gọn chỉ khi người thực hiện hành vi phòng vệ bảo vệ mình một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Như vậy, một người chỉ được phòng vệ khi đang bị người khác xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình: Điều kiện thứ nhất, hành vi xâm phạm phải đang diễn ra. Điều kiện thứ hai, phải xác định được người thực hiện hành vi xâm phạm và người có hành vi phòng vệ.

Tiếp đó, ở khoản 2 điều 22 BLHS Việt Nam quy định về việc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự Ở đây có 2 vấn đề:

Thứ nhất, khó để xác định thế nào là “chống trả quá mức cần thiết” Mức độ cần thiết ở đây phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hoàn cảnh và tâm lý của người thực hiện hành vi phòng vệ.

Thứ hai, khi một người khi bị đẩy vào một số tình thế nguy cấp, cụ thể là đến tính mạng và sức khỏe, thường có xu hướng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình và làm mọi thứ có thể để bảo đảm lợi ích đó (ví dụ người đuối nước vùng vẫy không kiểm soát, nhiều trường hợp đã dìm cả người cứu giúp xuống) Đây thuộc về bản năng sinh tồn cơ bản và không thể kiểm soát được.

Khi mạng sống của một người bị đe dọa mà người bị đe dọa có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng mình bị đe dọa và trên thực tế căn cứ đó đủ xác thực thì họ hoàn toàn có căn cứ để tự có biện pháp để giữ cho bản thân luôn được an toàn chứ không phải chỉ khi đến giai đoạn thực sự nguy hiểm thì họ mới chống trả Đó là phòng vệ quá muộn.

Từ những lập luận ở trên, nhóm chúng tôi cho rằng, “phòng vệ từ xa” ở đây nên ở cả không gian và thời gian: Có bối cảnh làm căn cứ cho sự bị đe dọa nghiêm trọng của con người, và người bị đe dọa phát hiện dấu hiệu đủ xác thực cho thấy sự đe dọa là có thật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, kéo dài trong một thời gian đủ lâu thì họ có quyền thực hiện những biện pháp, hành vi nhằm đảm bảo cho sự an toàn của mình.

Ngày đăng: 10/03/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w