1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kinh tế vi môđề tài thị phần của các thương hiệu điện thoại di động trên thịtrường việt nam hiện nay

20 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thị trường điện thoại di động của Việt Nam là một thị trường năngđộng và có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước nhà vậy nên trong bài tiểuluận này, em sẽ trình bày thị phần của các thư

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -o0o - TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ Đề tài: Thị phần của các thương hiệu điện thoại di động trên thị trường Việt Nam hiện nay Giáo viên hướng dẫn : Lê Kiên Cường Sinh viên thực hiện MSSV : Nguyễn Việt Quang Lớp học phần : 030838220206 : MES302_2221_1_D07 Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 2 năm 2023 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 2 1 Đặt vấn đề 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu .2 4 Phương pháp nghiên cứu .2 5 Phạm vi nghiên cứu 3 B NỘI DUNG .3 I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1 Định nghĩa và vai trò của thị phần .3 2 Các loại thị trường 4 II THỊ PHẦN CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY .9 III KẾT LUẬN 15 1 A MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ Nghiên cứu kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau Các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tải chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học và nhiều ngành khoa học khác Thị trường điện thoại di động của Việt Nam là một thị trường năng động và có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước nhà vậy nên trong bài tiểu luận này, em sẽ trình bày thị phần của các thương hiệu điện thoại di động trên thị trường Việt Nam hiện nay, nđồng thời phân tích và chỉ rõ nguyên nhân của những diễn biến đó 2 Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của môn học Kinh tế học nhất là kiến thức của các cấu trúc thị trường, từ đó có thể rút ra những nhận xét, đánh giá, áp dụng giải thích thực tiễn bằng lý luận 3 Đối tượng nghiên cứu Các thương hiệu điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay, thị phần, chiến lược kinh doanh, xu hướng phát triển của ngành 4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận của giáo trình đang học kết hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay từ đó rút ra các 2 nhận định, đánh giá Nghiên cứu số liệu, tham khảo quan điểm kinh tế học của các nhà quản trị hiện đại 5 Phạm vi nghiên cứu Thị trường Việt Nam nói chung và thị trường điện thoại di động trong nước nói riêng B NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Định nghĩa và vai trò của thị phần a Thị phần là gì? Thị phần (tiếng Anh là Market share hay còn được biết đến với tỷ trọng trong thị trung) là phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường Ví dụ: Công ty của bạn bán sản phẩm đồ gia dụng, tổng thị phần đồ gia dụng bán ra là 1000 sản phẩm, trong đó bạn bán đun 50 sản phẩm Vậy, có thể nói rằng bạn đang chiếm 5% thị phần đồ gia dụng Số liệu về thị phần sẽ cho biết doanh nghiệp hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh Thông thường, thị trường lớn đồng nghĩa với việc doanh số bán hàng sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh, vì doanh nghiệp có nhiều khách hàng hơn Đôi khi, những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới vào thị trường sẽ các đối thủ cạnh tranh độc quyền áp đảo Ví dụ: Chúng ta có thể thấy sự áp đảo của 3 Facebook với các mạng xã hội như Zalo, Biztime, Gapo, Lotus; sự áp đảo của Google với Cốc Cốc, Browser, Yahoo b Vai trò của thị phần Thị phần là một số liệu cụ thể giúp doanh nghiệp có thể so sánh được vị trí của mình, so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành / cùng phân khúc Thị phần là thước đo cho thấy mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp và chỉ rõ từng phân khúc của các sản phẩm thuộc doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực hợp lý hơn Mở rộng thị phần sẽ tạo điều kiện phát triển mở rộng của doanh nghiệp và cái thiện được lợi nhuận cho doanh nghiệp Thị phần hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định hợp lý, khi doanh nghiệp mở rộng chiến dịch quảng bá cho một sản phẩm nào đó 2 Các loại thị trường a Thị trường cạnh tranh hoàn toàn Khái niệm: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn là thị trường mà trong đó không có một người mua hoặc không có một người bán nào đủ sức quyết định số lượng và giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ đó trên thị trường Đặc điểm: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn phải hội đủ 4 điều kiện sau đây : - Số lượng người tham gia thị trường phải tương đối lớn, đạt tới mức sao cho số - Số lượng người tham gia thị trường phải tương đối lớn, đạt tới mức sao cho số lượng hàng hóa mà từng xí nghiệp cung ứng là rất nhỏ so với 4 lượng được cung ứng trên thị trường, nói cách khác, họ là “người nhận giá” Xí nghiệp chỉ có thể kiểm soát sản lượng sản xuất ra và sự phối hợp các yếu tố sản xuất, không thể kiểm soát giá sản phẩm trên thị trường - Doanh nghiệp có thể tham gia và rút khỏi thị trường một cách dễ dàng, nghĩa là các xí nghiệp và các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, để tìm kiếm con đường nào có lợi nhất Đây không phải là điều kiện thực hiện dễ dàng vì bị hạn chế bởi nhiều rào cản về mặt luật pháp, tài chính tiền vốn, tính chất kỹ thuật đặc thù của máy móc, thiết bị - Sản phẩm của các doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra phải hoàn toàn giống nhau về mọi mặt như về chất lượng, hình thức bên ngoài Hay nói cách khác là sản phẩm của doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay thế cho nhau - Người mua và người bán phải nắm bắt được thông tin thực tế về giá cả của các sản phẩm trên thị trường b Thị trường độc quyền hoàn toàn Khái niệm: Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị trường mà trong đó chỉ có một người bán duy nhất nhưng có rất nhiều người mua Đặc điểm: Thị trường độc quyền hoàn toàn có một số đặc điểm: - Chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua Do đó người bán có thể ảnh hưởng đến giá bán bằng cách điều chỉnh sản lượng cung ứng Tuy nhiên trên thực tế một thị trường có một vài người bán vẫn có thể coi là thị trường độc quyền hoàn toàn - Không có người thay thế sản xuất hàng hóa cùng loại với công ty độc quyền, do đó người mua không có sự lựa chọn nào khác ngoài mua hàng của công ty độc quyền Vì vậy công ty độc quyền hoàn toàn có thể kiểm soát 5 Document continues below Discover more from: Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn SKILL1 Trường Đại học Ngân hàng Thành… 33 documents Go to course Mẫu báo cáo hoạt động nhóm 3 100% (1) CÂU HỎI LÝ ThuyếT - SV 3 None Advice-of-LC - Mẫu thư thông báo tín dụng Tài liệu cho course Thanh toán… 1 Kinh tế quốc tế 100% (1) Readingandwritingskills q3 mod5 explicitandimplicitclaimsinwrittentex… 23 Human Resource & Mgmt 100% (4) Archbold Review Issue 6 Press 5 Tort Law 100% (1) Origins of the Cold War 1945 100% (1) 95 The Age of Revolution c.1780- 1830 toàn bộ thị trường, tùy theo mục tiêu mà doanh nghiệp tự mình quyết định mức sản lượng và giá bán Tuy nhiên nhà độc quyền vẫn còn bị mức cầu thị trường và các điều kiện về kỹ thuật chi phối - Doanh nghiệp rất khó khăn khi muốn gia nhập hay rút khỏi ngành do các rào cản: + Nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, than đá, dầu mỏ, quặng kim loại Nguồn cung ứng của các tài nguyên này luôn bị giới hạn do đó sẽ xuất hiện tình trạng độc quyền khi nằm trong tay các nhà độc quyền + Nguồn vốn: một số ngành yêu cầu phải có vốn đầu tư ban đầu rất lớn nhà máy sản xuất thép, công ty xây dựng, doanh nghiệp đường sắt, hàng hải, Những doanh nghiệp có vốn ít không thể gia nhập hay tồn tại trong ngành, cho nên nhưng doanh nghiệp hiện tại thường độc quyển hoàn toàn + Kỹ thuật chuyên dụng: Một số ngành đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật chuyên dụng đặc trưng Cho nên những doanh nghiệp này độc quyền hoàn toàn + Qui định của pháp luật: những qui định của pháp luật cũng có thể gây nên tình trạng độc quyền như luật bản quyền, qui định về độc quyền nhãn hiệu, qui định về tiêu chuẩn hóa + Tiện ích công cộng: Những doanh nghiệp như công ty cầu đường, bưu điện, công ty cấp nước, công ty bưu chính viễn thông là một dạng của độc quyền hoàn toàn Phần lớn các công ty này thuộc sở hữu của nhà nước nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ Từ các nguyên nhân trên dẫn tới các dạng độc quyền: - Độc quyền về tài nguyên chiến lược - Độc quyền về bằng phát minh sáng chế 6 - Độc quyền do luật định - Độc quyền tự nhiên - Độc quyền về sản phẩm hay dịch vụ tiện ích công cộng c Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn Thị trường cạnh tranh độc quyền Khái niệm: Thị trường cạnh tranh độc quyền nghĩa là trong đó có nhiều các nhà sản xuất cùng cạnh tranh với nhau trên thị trường để đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của khách hàng Trong thị trường cạnh tranh độc quyền những người bán sẽ có thể tự mình kiểm soát được giá cả, sản phẩm của hãng mình Đặc điểm: - Mỗi công ty đưa ra quyết định độc lập về giá cả và sản xuất, dựa trên sản phẩm, thị trường và chi phí sản xuất - Kiến thức được phổ biến rộng rãi trong số những người tham gia, nhưng nó không chắc là hoàn hảo Ví dụ, thực khách có thể xem lại tất cả các thực đơn có sẵn của các nhà hàng trong thành phố, trước khi họ lựa chọn Khi vào trong nhà hàng, bạn có thể xem lại menu, trước khi gọi món Tuy nhiên, họ không thể đánh giá đầy đủ nhà hàng hoặc thức ăn cho đến khi ăn tối xong - Doanh nhân có vai trò quan trọng hơn so với các công ty có khả năng cạnh tranh hoàn hảo do rủi ro lớn hơn liên quan đến việc ra quyết định - Có quyền tự do tham gia hoặc thoát khỏi thị trường, vì không có rào cản lớn để vào hoặc ra - Một tính năng trung tâm của cạnh tranh độc quyền là các sản phẩm được phân biệt 7 - Các công ty hoạt động dưới sự cạnh tranh độc quyền thường phải dùng đến quảng cáo Các công ty thường cạnh tranh khốc liệt với các công ty (địa phương) khác cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự và có thể cần quảng cáo tại địa phương để khách hàng biết sự khác biệt của họ - Các phương thức quảng cáo phổ biến nhất cho các công ty này là thông qua các mạng xã hội, báo chí địa phương, đài phát thanh, rạp chiếu phim địa phương, áp phích, tài liệu quảng cáo và các chương trình khuyến mãi đặc biệt - Trong ngắn hạn, lợi ích phi thường là có thể, nhưng về lâu dài, các công ty mới bị thu hút bởi ngành, do rào cản gia nhập thấp, kiến thức tốt và cơ hội để tạo sự khác biệt Thị trường độc quyền nhóm: Khái niệm: Thi trường độc quyền nhóm là thị trường mà ở đó mốt số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hàu hết sản lượng thị trường Đặc điểm: - Thị trường có ít người bán, thị phần của xí nghiệp khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một doanh nghiệp tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp còn lại, lập tức các doanh nghiệp này phải phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình Sản phẩm có thể đồng nhất( thép, nhôm, ximăng, hóa dầu) hoặc phân biệt(ngành sản xuất ôtô, thiết bị điện và máy tính) và các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau - Doanh nghiệp mới( tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào cản như: độc quyền về bằng sáng chế hay qui trình công nghệ, có ưu thế về qui mô lớn, uy tín tiếng tăm của các doanh nghiệp 8 hiện có , ngoài ra các xí nghiệp lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những xí nghiệp mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản suất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có xí nghiệp mới gia nhập vào ngành - Đường cầu thị trường có thể xác lập dễ dàng nhưng đường cầu của từng xí nghiệp khó được thiết lập vi phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của xí nghiệp một cách xác đáng  Thị trường có ít người bán, thị phần của xí nghiệp khá lớn và có quan hệ phụ II THỊ PHẦN CÁC THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Tính cả năm 2021, Apple và Xiaomi có những tăng trưởng ấn tượng về lượng máy nhập về (shipment) Năm 2020, Xiaomi nhập 1,2 triệu chiếc, và tăng lên 2 triệu chiếc vào năm 2021 Apple cũng tăng từ 0,9 triệu lên 1,4 triệu chiếc 9 Ở quý 2/2021, Xiaomi đã vượt qua khỏi Oppo để chiếm thị phần số 2 tại Việt Nam, song đó là tất cả những gì hãng này làm được trong cả năm 2021 Oppo vẫn chứng tỏ kinh nghiệm dày dặn trong việc duy trì thị phần số 2 sau Samsung Trong quý 4/2021, Samsung tiếp tục dẫn đầu khi nắm giữ 28,7% thị phần smartphone tại Việt Nam nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc smartphone giá rẻ Trong năm 2021, thương hiệu đến từ Hàn Quốc đã xuất xưởng 5,3 triệu smartphone, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020, đồng thời thị phần của hãng cũng tăng lên 33,3% so với mức 29,3% của năm 2020 Dù Samsung đang tăng trưởng trên nhiều kênh bán hàng khác nhau, nhưng phần lớn sự mở rộng của thương hiệu này trong năm 2021 vẫn đến từ kênh bán lẻ Cuối năm 2021, Samsung bắt đầu tăng cường hiện diện bằng việc mở rộng các cửa hàng độc quyền thương hiệu Oppo giành ngôi vị á quân khi chiếm 17,3% thị phần trong quý 4/2021 Các mẫu Oppo A95 và A55 đã đóng góp lớn vào doanh số của Oppo trong quý 4/2021, trong khi dòng Reno cũng được người dùng đón nhận nồng nhiệt Vivo cán đích ở vị trí thứ ba với 16,1% trong quý cuối năm 2021, cũng là thời điểm hãng cho ra mắt hàng loạt mẫu smartphone mới Tính theo cả năm 2021 thì Vivo đạt thị phần 11,7% với mức tăng trưởng 29,4% so với năm 2020 10 Apple đứng vị trí thứ 4 khi bán ra 548,3 ngàn chiếc iPhone, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái Bất chấp những hạn chế về nguồn cung, dòng iPhone 13 của họ vẫn thể hiện phong độ khá tốt và trở thành động lực chính cho doanh số quý 4/2021 - thời điểm Apple mở rộng hợp tác với các đối tác bán lẻ trong nước để mở các chuỗi cửa hàng chuyên bán Apple Trong năm 2021, Apple đã mở rộng sự hiện diện tại thị trường bán lẻ Việt Nam với các cửa hàng độc quyền thương hiệu do các đối tác lớn như Thế Giới Di Động, ShopDunk, FPT Shop, vận hành Cũng trong quý 4/2021, Xiaomi đã đạt doanh số 546,9 ngàn điện thoại - con số này xấp xỉ Apple và giúp thương hiệu Trung Quốc vững vàng ở vị trí thứ 5 về doanh số Tính cả năm 2021, Xiaomi đạt thị phần 12,7%, tương ứng với 2 triệu smartphone bán ra, tăng đáng kể từ mức 8,3% của năm 2020 11 Các mẫu máy giá rẻ như Redmi 9A/9/9C/9T là trụ cột về doanh số của Xiaomi trong khi dòng máy cao cấp như dòng Mi 11 có doanh số khả quan, đóng góp nhiều hơn so với mức khiêm tốn của dòng Mi 10 năm trước đó Do đà phát triển của 5G tại Việt Nam và chính sách hạn chế điện thoại cơ bản, IDC dự báo tốc độ phát triển smartphone tại Việt Nam năm 2022 sẽ cao nhất Đông Nam Á Số lượng smartphone xuất xưởng tại Việt Nam tăng trưởng 1,6% so với quý trước, đạt 3,2 triệu chiếc vào quý 3/2022, theo báo cáo của IDC Doanh số quý này tăng lên đến 28,5% so với quý cùng kỳ, do năm ngoái lượng máy tiêu thụ giảm mạnh vì bị ảnh hưởng bởi giãn cách Số lượng smartphone quý 3 vẫn chưa thể bằng lượng máy trên thị trường cùng thời điểm trong năm 2019 12 Hãng nghiên cứu cho rằng nhu cầu của khách hàng đối với smartphone bị giảm sút do ảnh hưởng từ lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn kỳ vọng, giảm 14,3% từ tháng 8 đến tháng 9, khiến các nhà máy ngừng hoạt động Rủi ro suy thoái gia tăng ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu từ việc thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ và gián đoạn nguồn cung do chiến tranh Nga- Ukraine đang gây áp lực lớn lên nền kinh tế Việt Nam, vốn vẫn cần sự hỗ trợ để phục hồi sau đại dịch Tâm lý người dùng bắt đầu bị ảnh hưởng khi giá cả hàng hoá đang tăng lên Samsung giữ vững ngôi đầu thị trường với tổng cộng 1,1 triệu smartphone bán ra, giảm 5,4% so với cùng kỳ Thị phần hãng này giảm xuống còn 34% trong quý 3/2022, so với mức 46,2% vào quý 3/2021 Dẫu vậy, dòng smartphone nắp gập Z Fold4 và Z Flip4 của hãng đã tăng trưởng gấp 3 so với trước Hãng cũng chú trọng mở rộng thị trường bằng cách khai trương các cửa hàng chỉ chuyên bán đồ Samsung trên nhiều tỉnh thành Oppo giữ vị trí thứ 2, với thị phần 21,6% Những chiếc máy như Reno8, Reno8 Pro, Reno8 Z vốn tập trung vào trải nghiệm của khách hàng và nâng cấp camera, đã có doanh số tăng lên so với thế hệ Reno7 Xiaomi tăng trưởng 16% so với quý trước và 64,1% so với cùng kỳ, đạt 14,9% thị phần Hãng này tăng doanh số bằng cách tung ra thị trường các dòng smartphone giá rẻ như mẫu Redmi A1 có giá dưới 100 USD, hoặc đưa 13 mẫu Poco C40 xuống phân khúc thấp hơn và giảm giá bán cho Redmi Note 11 Lượng máy Apple giảm 11,9% so với quý trước, nhưng lại tăng tới 173,3% so với cùng kỳ Doanh số iPhone giảm so với quý trước là do các nhà bán lẻ tìm cách đẩy hàng mẫu máy cũ nhằm chuẩn bị cho dòng iPhone 14 ra mắt vào tháng 10 Trong khi đó, hãng đứng thứ 5 là Vivo đã tăng trưởng 9,9% so với mức 4,3% quý trước Doanh số tăng lên 137,1% theo quý và 44% so với cùng kỳ 5 hãng điện thoại di động lớn nhất thị trường 2022 vẫn là những tên tuổi quen thuộc: Samsung, Oppo, Xiaomi, Apple, Vivo *KẾT LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN Từ những phân tích trên, có thể tóm tắt lại những đặc điểm cơ bản của thể trường điện thoại di động Việt Nam hiện nay Dựa vào các đặc điểm này, ta nhận thấy thị trường điện thoại di động là thị trường cạnh tranh độc quyền do: - Mỗi công ty đưa ra quyết định độc lập về giá cả và sản xuất: Dựa trên sản phẩm, thị trường và chi phí sản xuất mà từng dòng điện thoại của các thương hiệu điện thoại di động khác nhau sẽ có giá tiền khác nhau - Kiến thức được phổ biến rộng rãi trong số những người tham gia, nhưng nó không chắc là hoàn hảo: Khách hàng mua điện thoại có thể nắm được thông số của tất cả các loại điện thoại trước khi mua hàng Tuy nhiên họ không thể đánh giá đầy đủ về điện thoại cho đến khi mua hàng và trải nghiệm điện thoại một thời gian 14 - Các sản phẩm điện thoại được phân biệt qua mẫu mã, màu sắc, tinh năng - Các công ty thương hiệu hoạt dộng cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu khác cần phải hoạt động quảng cáo tích cực về sản phẩm của mình III KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu lý luận đã học học được, cùng với tình hình thực tienx hiện nay đã cho thấy được tổng quát về Thị trường điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay: bao gồm cả cạnh tranh lẫn độc quyền Qua đó có thể thấy rằng điện thoại di động ở Việt Nam mang những đặc điểm rất phù hợp với thị trường cạnh tranh độc quyền - một loại cạnh tranh đang được học trong giáo trình: Thị trường có nhiều người bán và người mua, tự do gia nhập hay rời khỏi, sản phẩm phân biệt, có thể thay thế nhưng không hoàn toàn… Từ đó em đã quyết định nghiên cứu đề tìa theo những tính chất của loại thị trường này Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức cũng như tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp như làm thế nào để hạn chế tình trạng độc quyền trên thị trường điện thoại di động, tránh đi nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh và làm cho chất lượng sản phẩm giảm xuống, tạo ra thế cân bằng và lợi ích thuộc về người tiêu dùng Trên đây là một số kết luận rút ra được Tuy nhiên, do việc nghiên cứu đề tài gặp nhiều khó khăn, vì đây là một vấn đề khá rộng, liên quan đến 15 nhiều lĩnh vực khác nhau, khó khăn trong việc tìm hiểu và lấy tài liệu, việc tư duy để rút ra các nhận xét, giải pháp có phức tạp, nhưng chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy Cường Em xin chân thành cảm ơn! 16 More from: Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn SKILL1 Trường Đại học Ngân hàng Thành… 33 documents Go to course Mẫu báo cáo hoạt động nhóm 3 Kỹ năng làm việc nhóm và giải 100% (1) quyết mâu thuẫn CÂU HỎI LÝ ThuyếT - SV None Kỹ năng làm việc nhóm và giải 3 quyết mâu thuẫn Excel - kiến thức None 7 Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn BTN tham khảo - Summary Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn 41 Kỹ năng làm việc nhóm và giải None quyết mâu thuẫn Recommended for you Advice-of-LC - Mẫu thư thông báo tín dụng Tài liệu cho course Thanh toán… 1 Kinh tế quốc tế 100% (1) Readingandwritingskills q3 mod5 explicitandimplicitclaimsinwrittentex… 23 Human Resource & Mgmt 100% (4) Archbold Review Issue 6 Press 5 Tort Law 100% (1) Origins of the Cold War 1945 100% (1) 95 The Age of Revolution c.1780- 1830

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w