1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 567,43 KB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Ngữ văn UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA : NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRẦN THỊ THẢO VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA : NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THẢO Mã số sinh viên :2113010348 Ngành học: Sư phạm Ngữ văn Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: Th.S LÊ NGỌC BẢY MSCB :..... Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 LỜI CẢM ƠN “ Cách duy nhất để thành công trong bất cứ chuyện gì là tậ n tâm tận sức” . ( Vince Lombardi ) Bản thân người nghiên cứu không dám khẳng định là khóa luận này đã thành công hay chưa nhưng để quá trình để hoàn thành khóa luận là cả một quá trình lao động miệt mài, tận tâm tận lực của người nghiên cứu. Đó là cả một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, là sự tận tình hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn cùng những lời động viên từ phía gia đình, người thân và bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Công tác xã hội đã đóng góp ý kiến. chỉnh sửa đề cương chi tiết để tôi hoàn thành khóa luận như ngày hôm nay. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè – những nguồn động viên to lớn đã giúp tôi vượt qua những khó khăn từ lúc bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thành khóa luận như ngày hôm nay. Đặc biệt, học trò xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Lê Ngọc Bảy – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo học trò trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận. Một lần nữa xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Như đã nói ở trên, xét về khía cạnh nào đó khóa luận nàu chưa thực sự thành công hay chẳng là gì so với đóng góp của những người đi trước. Nhưng để có được nó người nghiên cứu đã lao động một cách tận tâm và tận lực nhất có thể để nghiên cứu và suy nghĩ. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành nhưng khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp, chỉ bảo từ phía các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 . Người nghiên cứu khóa luận TRẦN THỊ THẢO BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 1 2 3 4 5 THPT GD – ĐT GV HS TS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HỌC SINH TIẾN SĨ MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU…………………………………………………. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………… 1 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………… 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………… 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………… 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………... 3 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………….. 3 4.1. Phương pháp thống kê…………………………………... 3 4.2. Phương pháp phân tích………………………………….. 4 4.3. Phương pháp so sánh……………………………………. 4 4.4. Phương pháp hệ thống…………………………………... 4 4.5. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế………………….. 4 5. Lịch sử vấn đề……………………………………………... 4 6. Đóng góp của đề tài……………………………………….. 5 7. Cấu trúc đề tài……………………………………………... 6 PHẦN II. NỘI DUNG……………………………………….. 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT…………………………………… 7 1.1. Tổng quan về PISA……………………………………… 7 1.1.1. PISA là gì?..................................................................... 7 1.1.2. Khái quát về PISA……………………………………. 7 1.1.3. Lĩnh vực đọc hiểu trong PISA………………………… 14 1.2. PISA Việt Nam…………………………………………. 17 1.2.1. Mục đích Việt Nam tham gia PISA…………………... 17 1.2.2. Thực trạng của Việt Nam khi tham gia PISA…………. 17 1.2.3. Kết quả của Việt Nam khi tham gia PISA…………….. 19 1.2.4. Lợi ích khi Việt Nam tham gia PISA…………………. 20 CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT……………….21 2.1. Thực trạng về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa vận dụng theo cách đánh giá của PISA……………………… 21 2.1.1. Thực trạng phản ánh qua phương tiện truyền thông….. 21 2.1.2. Thực trạng qua việc điều tra thực tế ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Phan Chu Trinh – Tiên Phước………. 23 2.2.Nguyên nhân…………………………………………….. 37 2.2.1. Nguyên nhân từ phía giáo viên……………………….. 37 2.2.2. Nguyên nhân từ phía học sinh………………………… 40 2.3. Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu ở trường THPT thông qua bài kiểm tra cụ thể ở lớp 12………... 41 2.4. Kết quả rút ra……………………………………………. 43 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ THAY ĐỔI VỀ CÁCH ĐÁNHGIÁ PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT THEO CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA……………… 46 3.1. Đổi mới cách xây dựng đề kiểm tra để đánh giá năng lực đọc hiểu theo PISA………………………………………………. 46 3.1.1. Xây dựng đề theo hướng đa dạng công cụ đánh giá…... 46 3.1.2 . Phân hóa học sinh trong đề…………………………... 49 3.2. Đổi mới cách đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong bài kiểm tra theo cách đánh giá của PISA………………………. 51 3.3 . Đổi mới cách chấm điểm năng lực đọc hiểu văn bản theo cách chấm điểm của PISA………………………………………… 62 PHẦN III. KẾT LUẬN……………………………………… 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………. 66 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong một thế kỉ bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ. Để có thể vươn lên kịp thời đại Việt Nam cần có những người lao động không những giỏi về tri thức mà còn phải thành thạo các kĩ năng cũng như năng lực cần thiết. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới một cách toàn diện, để thực hiện mục tiêu giáo dục như trên thì chúng ta không thể nói đến phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của học sinh. Điều đó đã được cụ thể hóa trong Điều 5 của Luật giáo dục năm 2001 đã chỉ rõ “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi cho người học khả năng thự c hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ” 17. Hiện nay, dạy học trong nhà trường THPT không chỉ trang bị kiến thức cho các học sinh mà còn giúp các em hình thành kĩ năng cần thiết của công dân thời đại mới thông qua phương pháp dạy học. Chính vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà làm giáo dục hiện nay. Với tư cách là một trong môn học cốt yếu của phân môn khoa học xã hội môn Ngữ văn trong nhà trường THPT đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục của toàn bộ môn học. Môn Ngữ Văn là một môn công cụ lẫn bộ môn tri thức khi nó là nền tảng cơ sở để học tốt những môn khác. Học sinh cần phải đọc tốt, thành thạo chữ viết mới có thể tiếp thu các bộ môn còn lại. Đọc hiểu văn bản được xem là khâu đột phá trong việc tổ chức dạy và học lẫn đánh giá kết quả kiểm tra của môn Ngữ văn. Bởi vì thế việc đổi mới cách đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh THPT để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn là một yêu cầu thiết thực để xây dựng một nền giáo dục đạt hiệu quả. Song trong hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong môn Ngữ văn ở trường THPT còn nhiều bất cập, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh không hứng thú với môn học khiến cho chất lượng giáo dục không đạt yêu cầu đề ra. Ở môn Ngữ văn, tính chủ động, sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học của học sinh được thể hiện qua những lầm kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra vì thế việc đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá sẽ thổi một làn gió mới vào phương pháp dạy học Văn nói chung và khâu kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh nói riêng giúp các em hứng thú hơn với môn học. Một trong những cách đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả nhằm phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic của học sinh hiện nay là cách đánh giá của PISA. Để đạt hiệu quả cao trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT thì đổi mới cách kiểm tra, đánh giá năng lực cảm thụ văn học theo đánh giá PISA là một nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định trong chất lượng hoạt động dạy và học môn Ngữ văn. PISA là một cuộc thi khảo sát chất lượng giáo dục ở các nước trên thế giới dành cho học sinh ở lứa tuổi 15. PISA chủ yếu đánh giá năng lực của học sinh tham gia thông qua các kiến thức về Toán học, Khoa học và kĩ năng Đọc hiểu. Các nước tham gia PISA trên thế giới ngày càng tăng trong đó có Việt Nam. Thông qua PISA các nước có thể học tập ở cách kiểm tra của PISA cũng như mục đích của cuộc thi để đổi mới phương pháp dạy học cũng như cách kiểm tra để nâng cao chất lượng dạy học cho quốc qia mình. Áp dụng cách đánh giá của PISA vào việc đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh THPT được xem là một khâu đột phá trong việc tổ chức kiểm tra và đánh giá năng lực của học sinh. Điều này giúp cho các em học sinh phát huy được tối đa tư duy sáng tạo ,hoàn thiện những kĩ năng, tính tích cực trong quá trình học tập môn học để khám phá những điều mới mẻ mà văn học đem lại để hướng nhân cách bản than đi theo hướng tích cực. Là một sinh viên ngành sư phạm, lại là một giáo viên Ngữ văn tương lai nên tôi muốn góp một phần nhỏ công sức của mình để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học Ngữ văn nên tôi quyết định chọn đề tài Vận dụ ng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu văn bản ở trường THPT làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu đề tài Vận dụng cách đánh giá củ a PISA vào phân môn đọc hiểu văn bản ở trường THPT , khóa luận một lần nữa nhấn mạnh việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ văn. Đồng thời việc nghiên cứu đề tài này sẽ hỗ trợ cho việc giảng dạy sau này. giúp ta nhìn thấy được hiệu quả của việc vận dụng cách làm của PISA để đánh giá toàn diện hơn về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh THPT với việc kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản theo đánh giá PISA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh nói riêng và hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê Nhằm tập hợp lại kết quả của các bài kiểm tra, đánh giá trước đó khi chưa thực hiện đánh giá theo PISA để làm cho cơ sở cho việc so sánh và phân tích. 4.2. Phương pháp phân tích Để phân tích số liệu từ kết quả của những bài kiểm tra trước để từ đó thấy được cần phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn ở trường THPT. 4.3. Phương pháp so sánh Để so sánh kết quả của những bài kiểm tra qua từng kì, từng năm để nhận biết rõ hơn về kết quả cũng như năng lực cảm thụ văn học của học sinh qua từng năm. 4.4. Phương pháp hệ thống Nhằm hệ thống lại những số liệu, phân tích từ kết những bài kiểm tra trước để đi đến việc cần phải thay đổi cách kiểm tra, đáng giá năng lực cảm thụ theo cách làm của PISA. 4.5. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Tiến hành phát phiếu khảo sát cho các học sinh các khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Phan Châu Trinh. 5. Lịch sử vấn đề Mặc dù vận dụng cách làm của PISA đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới song ở Việt Nam vẫn có rất ít bài nghiên cứu viết về cách vận dung PISA vào đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó có : - Bài viết Tổng quan về PISA và dạy học, kiểm tra môn Ngữ văn của trinhquynh.edu.vn cũng đã bàn luận đến vấn đề đánh giá, kiểm tra theo PISA trong môn Ngữ văn. Bài viết hướng dẫn cách ra đề và đáng giá theo cách mã hóa của PISA một cách khái quát để ta nhận thấy được nét mới trong đánh giá, kiểm tra môn Ngữ văn theo cách làm của PISA. - Bài viết Vận dụng PISA đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT trong chuyên mục Giáo dục của tờ báo Báo mới điện tử đã nêu ra được mục đích, ý nghĩa của việc vận dụng PISA vào đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT nhằm đánh giá năng lực, kĩ năng của học sinh trong việc học tập môn Ngữ văn đồng thời giới thiệu cách ra đề và cách đánh giá theo bộ đề và mã hóa kết quả của PISA. - Bài viết Vận dụng PISA trong đánh giá năng lực đọc - hiểu văn bả n Ngữ văn của học sinh THPT của Báo điện tử Giáo dục và thời đại, 0342014 cũng chỉ nêu khai quát về lợi ích của việc vận dụng cách đánh giá của PISA vào kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh. - Bài tham luận Vận dụng PISA trong đánh giá năng lực đọc - hiểu vă n bản Ngữ văn của học sinh THPT của Ths Đoàn Thị Hải Lý – THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa – HCM cũng chỉ só sánh cách làm hiện tại trong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh với cách làm kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của PISA. - Bài viết Vận dụng cách thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiể u của PISA vào môn Ngữ văn của Bộ GD – ĐT cũng chỉ ra ưu điểm của cách đánh giá PISA và những đặc trưng cơ bản của chương trình PISA. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi xin tiếp thu những thành tựu của những bài nghiên cứu trước để làm cơ sở lí luận vững chắc cho bài luận giúp cho đề tài hoàn thiện hơn về nội dung lẫn hình thức. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài này giúp cho chúng ta nhận ra rằng, việc kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh trong môn Ngữ không nên chú trọng quá nhiều vào lí thuyết chủ yếu là chú trọng vào năng lực, kĩ năng trình bày văn bản của học sinh. Đồng thời giúp chúng ta xây dựng được bộ đề đúng để đáng giá toàn diện năng lực của học sinh trong việc học tập môn Ngữ văn cũng như việc mã hóa khi đánh giá kết quả để nhận ra những thiếu sót trong kĩ năng, lí thuyết của học sinh để có phương pháp điều chỉnh giúp các em nhận thức đúng đắn về kiến thức hay bồi đắp hơn về năng lực cảm thụ cũng như kĩ năng hành văn để nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá của học sinh THPT. 7. Cấu trúc đề tài Chương 1 . Những cơ sở khoa học của việc vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu ở trường THPT. Chương 2 . Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu ở trường THPT. Chương 3 . Đề xuất một số thay đổi về cách đánh giá phân môn đọc hiểu văn bản ở trường THPT theo cách đánh giá của PISA. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT. 1.1. Tổng quan về PISA 1.1.1. PISA là gì? PISA là chữ viết tắt của Programma for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế do OCED khởi xướng và chỉ đạo. PISA ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên về các dữ liệu đều kì và tin cậy về kiến thức và kĩ năng của học sinh cũng như việc thực hiện của các hệ thống giáo dục, OCED đã bắt đầu chuẩn bị PISA vào khoảng giữa thập kỉ 90. Năm 1997, PISA đã chính thức được triển khai. Cuộc khảo sát đầu tiên diễn ra trong năm 2003 và thứ 3 trong năm 2006 và kế hoạch sẽ là các cuộc điều tra trong các năm 2009, 2012, 2015 và những năm tiếp theo. Chương trình PISA mang định hướng trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. 1.1.2. Khái quát về PISA a. Mục đích của PISA Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau: - Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm Toán và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh. - Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. b. Đặc điểm của PISA Chương trình đánh giá của PISA có một số đặc điểm sau : - Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã có gần 70 quốc gia tham gia. - PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản. - Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. - PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau: + Chính sách công (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “ Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trướ c những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phả i chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơ n những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của họ c sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không ?”,… + Hiểu biết phổ thông (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề. + Năng lực học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh. c. Lĩnh vực và nội dung đánh giá trong PISA c1. Lĩnh vực đánh giá trong PISA Khái niệm literacy (tạm dịch là năng lực phổ thông) là một khái niệm quan trọng trong việc xác định nội dung đánh giá của PISA.Việc xác định khái niệm này xuất phát từ quan tâm tới những điều mà một học sinh sau giai đoạn giáo dục cơ sở cần biết, trân trọng và có khả năng thực hiện – những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại. Các lĩnh vực năng lực phổ thông về làm toán, về khoa học, về đọc hiểu được sử dụng trong PISA. Năng lực làm toán phổ thông (mathematic literacy): Năng lực của một cá nhân để nhận biết về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học để đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được các nhu cầu của đời sống cá nhân vừa như một công dân biết suy luận, có mối quan tâm và có tính xây dựng. Đó là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau. Năng lực đọc hiểu phổ thông (reading literacy): Năng lực của một cá nhân để hiểu, sử dụng và phản ánh trên văn bản viết, nhằm đạt được mục đích, nâng cao kiến thức và tiềm năng của cá nhân đó và tham gia vào đời sống xã hội. Trong định nghĩa này cần lưu ý: Khái niệm biết đọc như là sự giải mã và thấu hiểu tư liệu bao hàm cả việc hiểu, sử dụng và phản hồi về những thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Năng lực khoa học phổ thông (science literacy): Năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên và thông qua hoạt động của con người, thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên. c2. Nội dung đánh giá trong PISA Là những kiến thức, kỹ năng thiết yếu chuẩn bị cho cuộc sống ở một xã hội hiện đại. Các lĩnh vực năng lực phổ thông được sử dụng trong PISA bao gồm: - Năng lực toán học (mathematic literacy) : Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ) : + Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại). + Nhóm 2: Kết nối và tích hợp. + Nhóm 3: Tư duy toán học; khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các tình huống và các sự kiện. Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và của toàn cầu - Năng lực khoa học (science literacy) + Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học; + Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi; + Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận. - Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving) Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tế. Thông qua những tình huống rèn luyện trí óc, yêu cầu học sinh phải biết vận dụng, phối hợp các năng lực đọc hiểu, làm toán và khoa học để đưa ra các giải pháp thực hiện. - Năng lực đọc hiểu (reading literacy) d. Phương pháp và đối tượng đánh giá trong PISA Với quy mô rộng lớn của PISA, phương pháp đánh giá mẫu được sử dụng cho các lần đánh giá. Mỗi quốc gia sẽ có một nhóm ( một mẫu ) học sinh được lựa chọn trheo phương pháp ngẫu nhiên xác suất được đánh giá. Các đối tượng được khảo sát đánh giá sẽ thực hiện những hoạt động theo quy định của PISA quốc tế gồm : - Học sinh : học sinh tham gia vào các kì đánh giá sẽ thực hiện các hoạt động sau : + Trả lời bộ phiếu về thông tin chung, về bản thân mình, về thái độ của bản thân và gia đình đối với việc học tập. Dự kiến thời gian cho hoạt động này là từ 20 – 30 phút. + Làm bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực theo các yêu cầu đưa ra ở mỗi bài và mỗi câu hỏi. Dự kiến thời gian cho hoạt động này là 120 phút. - Hiệu trưởng hoặc người được ủy quyền : Hiệu trưởng hoặc người được ủy quyền sẽ trả lời bộ phiếu hỏi về nhà trường. Dự kiến thời gian cho hoạt động này là 20 phút. - Ngoài ra các nước có thể quản lý và sử dụng một số câu hỏi về PISA riêng của mỗi quốc gia mình lựa chọn như các câu hỏi về việc sử dụng máy tính trong dạy học, câu hỏi về nghề nghiệp giáo dục và các câu hỏi thu thập thông tin chung về phụ huynh hoặc có thể bổ sung các câu hỏi để thu thập thêm thông tin về quốc gia mình. đ. Các công cụ đánh giá trong PISA Công cụ đánh giá của PISA gồm ba loại công cụ chủ yếu là : - Các bài tập ( test ) sử dụng để đánh giá những năng lực của hịc sinh nhằm đạt mục đích đo thành tích mà mỗi học sinh đã đạt được theo tiêu chuẩn quốc tế chung được quy diinh bởi OCED. - Các bộ phiếu hỏi dành cho các đối tượng là học sinh, hiệu trưởng nhà trường ( hoặc người được ủy quyền ) để thu thập thông tin lien quan đến chiến lược và chính sách giáo dục. Tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đều phải sử dụng bộ công cụ đánh giá do OCED quy định. Mỗi quốc gia được phép hiệu chỉnh bộ công cụ và dịch ra ngôn ngữ của quốc gia mình để sử dụng. Việc hiệu chỉnh và dịch bộ công cụ phải tuân thủ một quy định hết sức chặt chẽ nhằm đảm bảo không làm thay đổi bản chất của câu hỏi ứng với chuẩn quy định hay nói cách khác là không được làm thay đổi độ khó của câu hỏi. e. Cách chấm điểm trong PISA . Việc chấm điểm với các đánh giá do các quốc gia tự đảm nhiệm và tuân thủ các yêu cầu của trung tâm PISA quốc tế. Điểm của bài làm của học sinh được ghi bằng mã số (coding). Mã hóa trong PISA : Các dạng câu hỏi không phải mã hóa - Câu hỏi nhiều lựa chọn đơn giản hoặc phức hợp. Những câu hỏi nhiều lựa chọn; đúngsai không mã hóa. - Phương án trả lời của học sinh được nhập trực tiếp vào phần mềm Keyquest Các dạng câu hỏi mở phải mã hóa : - Các câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn - Các câu hỏi yêu cầu trả lời dài Các loại mã số khi chấm điểm bài làm của học sinh: - Mã số cho mức điểm đầy đủ : làm đầy đủ các quy định tại đáp án. - Mã số cho mức điểm không đầy đủ : không hoàn thành đầy đủ theo quy định tại đáp án. - Mã số cho tình trạng không làm hoặc làm khác hoàn toàn so với đáp án. Tùy theo mỗi câu hỏi , mỗi mức trên sẽ có một hoặc một vài mã số được quy định cụ thể trong hướng dẫn chấm điểm. - Mã một chữ số: 0, 1, 2, 9 - Mã hai chữ số: 00, 01… 21, 22 … - Mã 1. Mức đầy đủ. - Mã 2. Mức chưa đầy đủ. - Mã 0. Có ghi nhưng sai (không có ý nào đúng hoặc lập luận sai). - Mã 9. Không ghi gì (để giấy trắng không trả lời câu hỏi đó). Các mã đặc biệt – Mã 0 (00) - Mã 0 (hoặc các mã bắt đầu với chữ 0 trong trường hợp mã hai chữ số được áp dụng) được sử dụng trong trường hợp học sinh đưa ra các câu trả lời nhưng không đủ thuyết phục hoặc không chấp nhận được. - Chú ý rằng với Mã 0 các câu trả lời khác (hoặc 0x đối với mã hóa hai chữ số) sẽ bao gồm các các câu trả lời sau: - Một câu trả lời chẳng hạn Em không biết, câu hỏi này quá khó, hế t thời gian , một dấu hỏi chấm hoặc dấu gạch ngang (—); - Một câu trả lời được viết ra nhưng sau đó bị tẩy xóa hoặc gạch chéo, dù cho dễ đọc hay không; và - Một câu trả lời không thể hiện sự nỗ lực hoặc nghiêm túc khi làm bài. Ví dụ học sinh có thể viết vào một câu đùa cợt, tên của thần tượng âm nhạc hoặc những nhận xét tiêu cực về bài kiểm tra này Các Mã đặc biệt – Mã 9 (99) - Mã này có tên là Không trả lời trong phần hướng dẫn mã hóa. Mã này dành cho trường hợp học sinh không đưa được ra câu trả lời và để trống. Như vậy nếu như phần dành cho học sinh trả lời để trống thì sử dụng mã 09 (hoặc 99). Chú ý rằng các câu trả lời kiểu như Em không biết hoặc hết giờ sẽ được mã hóa là 0 hoặc 00 (trong trường hợp mã hóa hai chữ số) Mã đặc biệt khác 7 (97) - Mã này được sử dụng nếu câu hỏi bị in lỗi và học sinh không thể trả lời. Ví dụ nếu máy photo hết mực hoặc lỗi máy in dẫn đến việc không đọc được câu hỏi. Trong trường hợp này hãy viết mã 7 (trong trường hợp mã hóa 1 chữ số) hoặc 97 trong trường hợp mã hóa hai chữ số. Thực tế nếu khâu in ấn diễn ra theo đúng tiêu chuẩn về in ấn và chất lượng bản in thì trường hợp như thế này hiếm khi xảy ra. 1.1.3. Lĩnh vực đọc hiểu trong PISA a. Định nghĩa : - Là lĩnh vực xác định và đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. - Năng lực đọc hiểu được hiểu là khả năng biết đọc, có trình độ đọc hiểu. Là sự hiểu biết, sử dụng, phản ánh và liên kết các văn bản, phản hồi lại trước một bài đọc viết nhằm đạt được mục đích của mỗi nội dung, phát triển tri thức và tiềm năng của bản thân và để tham gia vào xã hội. - Năng lực đọc hiểu bao gồm một tập hợp các năng lực nhận thức, từ việc giãi mã căn bản đến các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, ngôn ngữ, cấu trúc văn bản và cách trình bày, tới kiến thức về thế giới. Nó cũng bao gồm cả các năng lực nhận thức mở rộng: kiến thức và khả năng sử dụng các kế hoạch thích hợp khi tiếp cận xử lí văn bản. PISA 2009 xác định năng lực đọc hiểu là: Hiểu, sử dụng, phản ánh và liên kết các văn bản, nhằm đạt được mục đích của mỗi nội dung, nhằm phát triển kiến thức và tiềm năng và để tham gia vào xã hội. Theo PISA , đọc hiểu có sự thay đổi theo thời gian và các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách đọc hiểu và năng lực đọc hiểu để mở rộng kiến thức , kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi tham gia vào các tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người khác, với cộng đồng . b . Đối tượng đọc : - Bài đọc (text) được hiểu theo nghĩa rộng : là một tập hợp kí hiệu ( hình thức ) để biểu đạt một ý nghĩa , hàm chứa một thông điệp ( nội dung) . Vì thế đọc bài đọc là một hành động giải mã ( decoding). - Các dạng văn bản đọc hiểu Các văn bản liên tục (continuous texts) : được hiểu là một bài đọc, một phần, một chương hoặc một cuốn sách hoàn chỉnh , liền mạch, gồm nhiều dạng kiểu văn xuôi như tường thuật, trình bày, luận điểm…VD : - Tự sự ( Narration) - Giải thích ( Exposition) - Miêu tả ( Description) - Lập luận ( Argumentation) - Hướng dẫn ( Instruction) - Văn bản hoặc ghi chép ( A Document or Record) - Siêu bài đọc ( Hypertext) Văn bản không liên tục ( Non continuous texts) là các bài đọc không liền mạch và kết hợp nhiều hình thức thể hiện, nhiều kí hiệu khác nhau: - Biểu đồ và đồ thị ( Charts and graphs) - Bảng biểu và ma trận ( Tables and matrices) - Sơ đồ ( Diagrams) - Bản đồ ( Maps) - Các hình ( Forms) - Bảng thông tin (information sheets) - Thông báo và quảng cáo ( Call and advertisements) - Hóa đơn , chứng từ ( Vouchers) - Văn bằng, chứng chỉ ( Certificates) Văn bản kết hợp: gồm cả văn bản dài và văn bản không liên tục Văn bản phức hợp: gồm cả văn bản độc lập (có cùng hoặc khác định dạng) bên cạnh những mục đích cụ thể c. Mục đích, yêu cầu đối với năng lực đọc hiểu Kiểm tra việc đọc hiểu bài đọc : Kiểm tra lại thông tin đã đọc, nhận diện thông tin tương ứng. Kiểm tra lại việc nắm thông tin, phải phù hợp, không được lệch ra khỏi nội dung bài đọc; kiểm tra kĩ năng trình bày lại nội dung bài đọc dựa trên những thông tin chính, tìm lại những thông tin cụ thể đã đọc. Tạo ra nền tảng để hiểu bài đọc, cụ thể là việc lọc ra được ý nghĩa đằng sau biểu đồ, lọc ra được chủ đề chính của câu chuyện, tìm ra lí do cho việc lựa chọn của tác giả, hiểu được nội dung chính của một bài đọc tự chọn. Phát triển kĩ năng bình luận bài đọc: giữa việc kết hợp thông tin và đọc biểu đồ, kết hợp thông tin giữa hai bài đọc không liền mạch với nhau, phân biệt mỗi liên hệ giữa các dữ liệu với nhau. Phát triển kĩ năng phân tích bài đọc : nhận ra được những đặc điểm hoặc tính cách nổi bật của nhân vật. Phản ánh lại việc suy nghĩ về nội dung bài đọc : tạo nên việc so sánh giữa nội dung bài đọc với kiến thức của bản thân. Đánh giá cách hiểu về hình thức tác phẩm, nhận ra được thể loại của bài đọc Nhìn chung trình độ đọc được xác định dựa trên 3 phương diện : + Thu thập thông tin. (Retrieving information) + Phân tích, lí giải văn bản ( Interpreting texts) + Phản hồi và đánh giá ( Reflecting and evaluating) 1.2. PISA Việt Nam 1.2.1. Mục đích Việt Nam tham gia PISA - Bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục; - So sánh mặt bằng giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế; - OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia; - Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá. 1.2.2. Thực trạng của Việt Nam khi tham gia PISA So với các nước tham gia PISA 2012: - VN xếp thứ 6970 về GDP bình quân đầu người - VN xếp thứ 7070 về chỉ số HDI Khó khăn thách thức khi tổ chức PISA lần đầu tiên chu kỳ 2012 tại Việt Nam - Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của OECD khi triển khai PISA tại VN, tuy nhiên, lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng. - Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, là khó khăn không nhỏ cho việc tìm hiểu và tiếp cận với PISA lần này. - Việt Nam chưa xây dựng được dữ liệu đầy đủ về các trường có học sinh ở độ tuổi 15, trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều loại hình trường, nhiều tổ chức quản lý, do đó rất khó khăn trong công việc chọn mẫu. - Công tác dịch thuật theo yêu cầu của PISA là một vấn đề thách thức đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam. - Giáo viên và học sinh chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, học sinh sẽ khó có thể biết cách làm bài và trả lời đúng câu hỏi. Nhìn chung, các kiến thức mà đề thi của PISA đòi hỏi là không hoàn toàn xa lạ với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, với cách thức ra đề thi và cách thức đánh giá của PISA, với cách dạy – học và cách đánh giá như hiện tại ở Việt Nam thì học sinh Việt Nam sẽ khó đạt kết quả cao khi tham gia PISA. Nói cách khác, muốn cho học sinh Việt Nam tham gia vào các đợt đánh giá của PISA một cách tự tin, cần có một giai đoạn chuyển tiếp đủ dài để đổi mới thực sự về cách dạy, cách học, cách tổ chức kiểm tra đánh giá trong nhà trường ở Việt Nam. - Kết quả mỗi đợt đánh giá của PISA sẽ được công khai trên thế giới nên mang tính nhạy cảm. Nhiều nước đã không tham gia PISA vì không muốn bộc lộ sự yếu kém về kết quả làm bài của học sinh và thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng. Việc sẵn sàng vượt qua những e ngại trên đã là thách thức đối với Việt Nam. 1.2.3. Kết quả của Việt Nam khi tham gia PISA a. Kết quả thi PISA năm 2012 Lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012. Việt Nam đứng thứ 1765.Điểm trung bình Mean Score là 494 thì Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của HS VN ở top cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 1965, điểm trung bình là 496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực Đọc hiểu của HS VN cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 865. Điểm trung bình Mean Score là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nướcvùng theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc. b. Kết quả thi PISA năm 2015 Lĩnh vực Toán học : kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 490 điểm,của học sinh Việt Nam là 495 điểm.Kết quả kiểm định về sự khác biệt kết quả trung bìnhcủa hai mẫu độclập cho thấy: kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn kết quả trung bình của OECD5 điểm nhưng sự kiểm định cho thấy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả Toán học của học sinh Việt Nam tương đương với điểm trung bình của OECD. Lĩnh vực Đọc hiểu: Kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 487 điểm. Mặc dù kết quả trung bình lĩnh vực Đọc hiểu của Việt Nam thấp hơn trung bình của các quốc giavùng lãnh thổ OECD 6 điểm nhưng sự kiểm định cho thấy, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là kết quả Đọc hiểu của học sinh Việt Nam tương đương với điểm trung bình của OECD. Lĩnh vực Khoa học, kết quả trung bình của cácquốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 525 điểm. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn trung bình các nước OECD 31,4 điểm . 1.2.4. Lợi ích khi Việt Nam tham gia PISA Tham gia vào PISA, chúng ta có một cơ hội lớn hội nhập vào sân chơi quốc tế, nhờ đó có thể học tập kinh nghiệm tiên tiến trong các lĩnh vực quan trọng của giáo dục ; từ việc xác định các chuẩn của giáo dục, tổ chức dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học, đến việc đánh giá kết quả giáo dục. Những kinh nghiệm như vậy sẽ giúp cho quá trình đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta hòa chung với xu thế chung của thế giới. Tham gia vào PISA sẽ tạo cơ sở khách quan và khoa học cho việc đánh giá chất lượng thật sự của giáo dục phổ thông Việt Nam, giúp chúng ta nhận thức rõ về thứ hạng thật sự của chất lượng học sinh Việt Nam trong tương quan chung với thế giới. Thông qua các phân tích cặn kẽ của PISA, dựa trên các chứng cớ khách quan từ các bài làm của học sinh, chúng ta có thể thấy được các điểm mạnh, đặc biệt là các điểm yếu của học sinh Việt Nam, những điểm yếu của chính quá trình giáo dục, từ đó những điều chỉnh cần thiết dể nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT. 2.1. Thực trạng về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa vận dụng theo cách đánh giá của PISA. 2.1.1. Thực trạng phản ánh qua phương tiện truyền thông: Bı̀nh tâm nhı̀n vào thực tế hoạt động dạy học Ngữ văn hiện nay ta thấy nó đang trượt dài vào lối học thụ động hay thậm chı́ là đang sa ngã vào những tiêu cực. Đó là một tin đáng buồn cho giáo dục chúng ta hiện nay nhưng phải thành thật nhı̀n nhận rằng môn Văn ở trường THPT đang mất dần vị thế của mı̀nh so với những môn học khác. Nhiều nhà giáo dạy Văn phải suy ngẫm vı̀ đâu nên nỗi như thế nhưng hiện thực thı̀ thật quá phũ phàng. Môn Văn không còn là một môn học khiến học sinh có thể bỏ hằng giờ đồng hồ để nghiên cứu thậm chı́ hiện nay cón có một bộ phận học sinh lại không có đủ kiên nhẫn để đọc hết một tập truyện ngắn. Những tác phẩm kinh điển của thế giới hay những tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam dường như không có trong bộ nhớ của học sinh. Có thể nói người giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học. Họ là người dẫn đường, hướng học sinh đến những giá trı́ kiến thức cần hiểu để nắm bài bằng những kı̃ năng, cũng như việc áp dụng phương pháp phù hợp với tiết học. Nhưng hiện nay, một bộ phận lớn những giáo viên đó, những yếu tố quan trọng đó dường như lại không làm hết được hoặc không làm tới những yêu cầu mà một người giáo viên phải làm. Có những giáo viên ngán ngẫm với những giờ dạy, chı̉ dạy qua hoa lấy lệ hoặc dạy Văn như việc cưỡi ngựa xem hoa, chı̉ đi phớt ngang qua tác phẩm mà không đi sâu vào những trọng tâm, những yêu cầu cần đạt của bài học để mà truyền thụ cho học sinh. Hay cũng có những thầy cô có tâm huyết nhưng vẫn dạy Văn theo một cách khuôn sáo như cũ. Những giờ dạy Văn như những giờ chạy đua về thời gian của cả thầy lẫn trò. Nhiều giáo viên dạy học như ban phát kiến thức mặc kệ học sinh hiểu gı̀ thı̀ hiểu. Điều đó chı́nh là nguyên nhân cho những hệ lụy như hiện tượng dạy học nhồi nhét, dạy học đọc chép. Những giờ học Văn như tra tấn hơn là giờ học sinh cảm thụ tác phẩm để hoàn thiện thẩm mı̃ về nhân cách của mı̀nh. Không chı̉ ở giáo viên mà tâm lı́ chán nản còn là trạng thái phổ biến của học sinh khi nhắc đến môn Văn. Tâm lı́ đó được TS. Chu Văn Sơn, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận định “ Tôi bi quan nghı̃ rằ ng sẽ đến mộ t ngày môn Văn cũng giống như môn Sử hiện nay. Có nă m không thi tốt nghiệp môn Sử, học sinh xé tài liệu hướng dẫn rả i trắng sân trườ ng. Tôi e ngại bây giờ mà không bắt thi môn Văn, có thể họ c sinh cò n hò reo hơ n thế ” 14 . Đó là một cách nhận định khái quát của người giáo viên dạy Văn về tâm thế học tập môn Văn của học sinh. Thậm chı́ trên mạng xã hội Facebook Hội những người chán học môn Văn đang có số lượng thành viên ngày càng tăng chóng mặt. Trong những giờ học Văn thứ văn hóa im lặng chı́nh không khı́ bao trùm tiết học. Không có những giờ học học sinh hào hứng phát biểu bài, không có những màn đối thoại sôi nổi giữa thầy và trò mà thay vào đó là những giờ độc giảng của giáo viên như nước đổ đầu vịt. Những từ như người ru ngủ tốt nhất mọi thời đại hay những giờ học khủng bố chı́nh là những cụm từ mà học sinh dùng để miêu tả giờ học Văn. Học qua loa lấy lệ vı̀ thế nên học sinh chı̉ học một cách thụ động để thi. Chép kiến thức một cách miễn cưỡng thi qua môn và đủ điều kiện để lên lớp mà không cần mı̀nh hiểu gı̀ và viết gı̀ về những yêu cầu của đề thi cũng như kiến thức mı̀nh đã vận dụng. Đó là bộ mặt chung của môn Văn còn bàn về vấn đề đọc hiểu tác phẩm trong nhà trường được phương tiện truyền thông phản ánh cũng không khá khẩm hơn là mấy. “ Theo báo Tiền phong đưa tin ngày 09 tháng 06 năm 2014 đã phả n ánh về tình trạng học sinh THPT với vấn đề đọc hiểu văn bản còn thấp. Cụ thể qua bài báo “ thí sinh yếu kĩ năng đọc hiểu” bài báo đã nói lên thực trạ ng về tình hình đọc hiểu của học sinh trong nhà trường THPT rất tệ, thậ m chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kiểm tra cũng như thi cử củ a các em ”. 13 Những năm gần đây khi đề kiểm tra hay đề thi đề sử dụng tối đa phương pháp đọc hiểu nên nhiều học sinh trở nên lóng ngóng trong cách tiếp cận với đề thi, đa số các em chưa hoàn thành tốt được phần đọc hiểu văn bản khi làm bài dẫn đến kết quả thi không được cao. Có thể nói thực trạng dạy học môn Văn nói chung cũng như tình hình đọc hiểu văn bản ở trường THPT nói riêng như một chiếc xe trượt dài trên con dốc mà không có cách nào trách khỏi rơi xuống vực thẳm nếu vẫn theo lối mòn của những cách dạy học đương thời. 2.1.2. Thực trạng qua việc điều tra thực tế ở trường THPT Huỳ nh Thúc Kháng và THPT Phan Chu Trinh – Tiên Phước. Để tiến hành thực nghiệm đề tài, cá nhân người nghiên cứu đã khảo sát về tình hình đọc hiểu văn bản ở hai trường là THPT Huỳnh Thúc Kháng và trường THPT Phan Chu Trinh trên địa bàn huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Cụ thể ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đã phát ra 259 phiếu khảo sát trên bình diện ba khối lớp. Với khối 10 là 92 phiếu, khối 11 là 83 phiếu, khối 12 là 84 phiếu. Cụ thể ở trường THPT Phan Chu Trinh đã phát ra 262 phiếu khảo sát trên bình diện ba khối lớp. Với khối 10 là 87 phiếu, khối 11 là 81 phiếu, khối 12 là 84 phiếu Sau đó, tiến hành thu ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng là 259 phiếu và trường THPT Phan Chu Trinh là 262 phiếu . Từ kết quả khảo sát, người nghiên cứu tiến hành thống kê lại trên bình diện ba khối lớp của hai trường THPT với số phiếu và tỉ lệ phần trăm tương ứng. Dựa trên số liệu đó người nghiên cứu đã đưa ra nhận xét về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa vận dụng theo cách đánh giá của PISA. Sau đó tiến hành so sánh đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa vận dụng theo cách đánh giá của PISA trên bình diện hai trường và rút ra nhận xét chung. Bảng 1. Khảo sát năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa vận dụng theo cách đánh giá của PISA ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đạt được kết quả thể hiện ở bảng sau : Câu 1. Trong đề kiểm tra môn Ngữ văn phần đọc hiểu chiếm khối lượng nhiều hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Nhiều Tương đối Ít Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 11 12 34 37 43 47 4 4 11 15 18 25 30 38 46 5 6 12 14 17 35 41 27 32 8 10 Nhận xét : Tỉ lệ câu hỏi đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ Văn ở mức tương đối và ít chiếm tỉ lệ 47. Câu 2 : Các câu hỏi trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn có đa dạng hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 12 13 39 42 32 35 9 10 11 10 12 34 41 39 47 1 1 12 21 25 37 44 18 21 10 12 Nhận xét : Sự đa dạng các câu hỏi trong đề kiểm tra môn Ngữ văn chỉ ở mức tương đối chiếm tỉ lệ 47. Câu 3 : Theo em, những câu hỏi ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn có thật sự hấp dẫn em không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 21 23 20 22 39 42 12 13 11 17 21 27 33 31 37 8 10 12 24 29 18 21 42 50 0 0 Nhận xét : Qua ba khối lớp, sự hấp dẫn của các câu hỏi trong phần đọc hiểu đối với học sinh ngày càng giảm dần. Câu 4 : Có sự phân hóa học sinh trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 23 25 38 41 22 24 9 10 11 14 17 24 29 34 41 11 13 12 11 13 19 23 40 48 13 16 Nhận xét : Sự phân hóa học sinh trong đề kiểm tra chỉ dừng lại ở mức tương đối hoặc hầu như là không có. Qua các khối lớp thì sự phân hóa học sinh trong đề kiểm tra ngày càng giảm dần. Câu 5 : Câu hỏi mang tính mở chiếm khối lượng nhiều ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Nhiều Tương đối Ít Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 25 27 24 26 37 40 6 7 11 18 22 30 36 33 40 2 2 12 15 18 35 42 22 26 12 14 Nhận xét : Các câu hỏi mang tính mở chiếm khối lượng không nhiều trong đề kiểm tra môn Ngữ văn. Câu 6 : Các câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn có phát huy được năng lực trình bày của học sinh hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 25 27 37 40 19 21 11 12 11 22 27 29 35 27 33 5 6 12 18 21 27 32 31 37 8 10 Nhận xét : Các câu hỏi trong phần đọc hiểu chưa phát huy được năng lực tạo lập văn bản ở học sinh. Câu 7 : Các câu hỏi ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn được giáo viên trích dẫn chủ yếu từ đâu? Khối Đáp án ( phiếu ) Sách giáo khoa Báo chí, truyền hình Enternet Trong cuộc sống Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 37 40 21 23 24 26 10 11 11 21 25 19 23 30 36 12 15 12 28 33 20 24 29 35 7 8 Nhận xét : Đa số các câu hỏi trong phần đọc hiểu còn được trích dẫn nhiều từ sách giáo khoa chưa có sự liên hệ với thực tế cuộc sống. Câu 8 : Điểm số của phần đọc hiểu của em trong đề kiểm tra môn Ngữ văn thường đạt ở mức nào ? Khối Đáp án ( phiếu ) Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 16 17 22 24 45 49 9 10 11 12 15 18 20 41 50 12 15 12 10 12 14 17 48 57 10 12 Nhận xét : Đa số điểm số mà các em đạt được thường rơi vào mức điểm khá và trung bình, trong đó tỉ lệ đạt điểm trung bình trở xuống chiếm tỉ lệ cao 57. Câu 9 : Theo em, phương pháp giảng dạy hiện tại có ảnh hưởng nhiều đến kết quả kiểm tra ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 54 59 22 24 45 49 9 10 11 55 66 14 17 9 11 5 6 12 65 77 12 14 2 2 5 6 Nhận xét : Đa số học sinh đều cho rằng phương pháp giảng dạy hiện tại ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm tra trong phần đọc hiểu. Câu 10 : Theo em, có nên thay đổi cách ra đề, kiểm tra đánh giá ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Nên Không nên Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 60 65 21 23 11 12 11 55 66 19 23 12 15 12 57 68 22 26 5 6 Nhận xét : Qua ba khối lớp học sinh đều đưa ra ý kiến nên thay đổi cách ra đề, kiểm tra đánh giá ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn chiếm tỉ lệ rất cao 68. Bảng 2. Khảo sát năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa vận dụng theo cách đánh giá của PISA ở trường THPT Phan Chu Trinh đạt được kết quả thể hiện ở bảng sau : Câu 1. Trong đề kiểm tra môn Ngữ văn phần đọc hiểu chiếm khối lượng nhiều hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Nhiều Tương đối Ít Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 27 31 38 44 12 14 10 12 11 29 36 21 26 22 27 9 11 12 31 37 29 35 17 20 13 10 Nhận xét : Qua ba khối lớp đều đưa ra ý kiến tỉ lệ phần đọc hiểu chiếm tỉ lệ tương đối trong đề kiểm tra môn Ngữ văn chiếm tỉ lệ 44. Câu 2 : Các câu hỏi trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn có đa dạng hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 17 20 29 33 31 36 10 12 11 26 32 18 21 28 32 9 10 12 18 21 16 19 35 42 15 18 Nhận xét : Đa số học sinh đều cho rằng các câu hỏi trong phần đọc hiểu của đề kiểm tra môn Ngữ văn chưa có sự đa dạng. Câu 3 : Theo em, những câu hỏi ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn có thật sự hấp dẫn em không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 21 24 27 31 32 37 7 8 11 17 21 22 27 38 47 4 5 12 12 14 19 23 29 35 14 17 Nhận xét : Đa số học sinh đều cho rằng các câu hỏi trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn thực sự chưa hấp dẫn đối với học sinh . Câu 4 : Có sự phân hóa học sinh trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 21 24 10 12 42 48 14 16 11 9 11 27 33 32 40 13 16 12 27 32 18 21 29 35 10 12 Nhận xét : Đa số học sinh đưa ra ý kiến sự phân hóa học sinh trong đề chỉ nằm ở mức tương đối hoặc là không. Câu 5 : Câu hỏi mang tính mở chiếm khối lượng nhiều ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Nhiều Tương đối Ít Không có Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 11 24 10 12 41 47 0 0 11 16 20 29 36 32 40 4 5 12 20 24 7 8 39 46 18 21 Nhận xét : Qua ba khối lớp ý kiến hóc inh đưa ra cho thấy tỉ lệ câu hỏi mở trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn chỉ chiếm tỉ lệ thấp . Câu 6 : Các câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản trong phần đọc hiểu ở đề kiểm tra môn Ngữ văn có phát huy được năng lực trình bày của học sinh hay không ? Khối Đáp án ( phiếu ) Có Tương đối Không Một ý kiến khác Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 19 22 27 31 36 41 5 6 11 17 21 19 24 32 40 13 16 12 20 24 9 11 41 49 14 17 Nhận xét : Qua ba khối lớp, ý kiến học sinh chỉ ra cho thấy các câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản không phát huy được năng lực trình bày của học sinh, và mức độ đó còn tang dần qua từng khối lớp. Câu 7 : Các câu hỏi ở phần đọc hiểu trong đề kiểm tra môn Ngữ văn được giáo viên trích dẫn chủ yếu từ đâu? Khối Đáp án ( phiếu ) Sách giáo khoa Báo chi, truyền hình Enternet Trong cuộc sống Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10 35 40 25 29 24 28 3 4 11 42 40 19 24 22 27 8 10 12 19 23 21 25 30 36 14 17 Nhận xét : Đa số học sinh đều cho rằng những câu hỏi trong phần đọc hiểu chưa liên hệ nhiều với thực tế đời sống, những câu hỏi chủ yêu được trích dẫn từ sách giáo khoa vẫn còn nhiều . Câu 8 : Điểm số của phần đọc hiểu của em trong đề kiểm tra môn Ngữ văn thư

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA : NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRẦN THỊ THẢO VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA : NGỮ VĂN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ THẢO Mã số sinh viên :2113010348 Ngành học: Sư phạm Ngữ văn Khóa học: 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: Th.S LÊ NGỌC BẢY MSCB : Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 LỜI CẢM ƠN “ Cách duy nhất để thành công trong bất cứ chuyện gì là tận tâm tận sức” ( Vince Lombardi ) Bản thân người nghiên cứu không dám khẳng định là khóa luận này đã thành công hay chưa nhưng để quá trình để hoàn thành khóa luận là cả một quá trình lao động miệt mài, tận tâm tận lực của người nghiên cứu Đó là cả một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, là sự tận tình hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn cùng những lời động viên từ phía gia đình, người thân và bạn bè trong suốt quá trình nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Công tác xã hội đã đóng góp ý kiến chỉnh sửa đề cương chi tiết để tôi hoàn thành khóa luận như ngày hôm nay Tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè – những nguồn động viên to lớn đã giúp tôi vượt qua những khó khăn từ lúc bắt đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thành khóa luận như ngày hôm nay Đặc biệt, học trò xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Lê Ngọc Bảy – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo học trò trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận Một lần nữa xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất ! Như đã nói ở trên, xét về khía cạnh nào đó khóa luận nàu chưa thực sự thành công hay chẳng là gì so với đóng góp của những người đi trước Nhưng để có được nó người nghiên cứu đã lao động một cách tận tâm và tận lực nhất có thể để nghiên cứu và suy nghĩ Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành nhưng khóa luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp, chỉ bảo từ phía các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 Người nghiên cứu khóa luận TRẦN THỊ THẢO BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 1 THPT TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2 GD – ĐT GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO 3 GV GIÁO VIÊN 4 HS HỌC SINH 5 TS TIẾN SĨ MỤC LỤC A MỞ ĐẦU………………………………………………… 1 1 Tính cấp thiết của đề tài…………………………………… 1 2 Mục đích nghiên cứu……………………………………… 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………… 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………… 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu…………………………………… 3 4 Phương pháp nghiên cứu………………………………… 3 4.1 Phương pháp thống kê………………………………… 3 4.2 Phương pháp phân tích………………………………… 4 4.3 Phương pháp so sánh…………………………………… 4 4.4 Phương pháp hệ thống………………………………… 4 4.5 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế………………… 4 5 Lịch sử vấn đề…………………………………………… 4 6 Đóng góp của đề tài……………………………………… 5 7 Cấu trúc đề tài…………………………………………… 6 PHẦN II NỘI DUNG……………………………………… 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT…………………………………… 7 1.1 Tổng quan về PISA……………………………………… 7 1.1.1 PISA là gì? 7 1.1.2 Khái quát về PISA…………………………………… 7 1.1.3 Lĩnh vực đọc hiểu trong PISA………………………… 14 1.2 PISA Việt Nam………………………………………… 17 1.2.1 Mục đích Việt Nam tham gia PISA………………… 17 1.2.2 Thực trạng của Việt Nam khi tham gia PISA………… 17 1.2.3 Kết quả của Việt Nam khi tham gia PISA…………… 19 1.2.4 Lợi ích khi Việt Nam tham gia PISA………………… 20 CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA VÀO PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU Ở TRƯỜNG THPT……………….21 2.1 Thực trạng về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh khi chưa vận dụng theo cách đánh giá của PISA……………………… 21 2.1.1 Thực trạng phản ánh qua phương tiện truyền thông… 21 2.1.2 Thực trạng qua việc điều tra thực tế ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Phan Chu Trinh – Tiên Phước……… 23 2.2.Nguyên nhân…………………………………………… 37 2.2.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên……………………… 37 2.2.2 Nguyên nhân từ phía học sinh………………………… 40 2.3 Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu ở trường THPT thông qua bài kiểm tra cụ thể ở lớp 12……… 41 2.4 Kết quả rút ra…………………………………………… 43 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ THAY ĐỔI VỀ CÁCH ĐÁNHGIÁ PHÂN MÔN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THPT THEO CÁCH ĐÁNH GIÁ CỦA PISA……………… 46 3.1 Đổi mới cách xây dựng đề kiểm tra để đánh giá năng lực đọc hiểu theo PISA……………………………………………… 46 3.1.1 Xây dựng đề theo hướng đa dạng công cụ đánh giá… 46 3.1.2 Phân hóa học sinh trong đề………………………… 49 3.2 Đổi mới cách đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trong bài kiểm tra theo cách đánh giá của PISA……………………… 51 3.3 Đổi mới cách chấm điểm năng lực đọc hiểu văn bản theo cách chấm điểm của PISA………………………………………… 62 PHẦN III KẾT LUẬN……………………………………… 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………… 66 PHẦN I MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong một thế kỉ bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ Để có thể vươn lên kịp thời đại Việt Nam cần có những người lao động không những giỏi về tri thức mà còn phải thành thạo các kĩ năng cũng như năng lực cần thiết Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải đổi mới một cách toàn diện, để thực hiện mục tiêu giáo dục như trên thì chúng ta không thể nói đến phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của học sinh Điều đó đã được cụ thể hóa trong Điều 5 của Luật giáo dục năm 2001 đã chỉ rõ “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi cho người học khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [ 17] Hiện nay, dạy học trong nhà trường THPT không chỉ trang bị kiến thức cho các học sinh mà còn giúp các em hình thành kĩ năng cần thiết của công dân thời đại mới thông qua phương pháp dạy học Chính vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà làm giáo dục hiện nay Với tư cách là một trong môn học cốt yếu của phân môn khoa học xã hội môn Ngữ văn trong nhà trường THPT đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục của toàn bộ môn học Môn Ngữ Văn là một môn công cụ lẫn bộ môn tri thức khi nó là nền tảng cơ sở để học tốt những môn khác Học sinh cần phải đọc tốt, thành thạo chữ viết mới có thể tiếp thu các bộ môn còn lại Đọc hiểu văn bản được xem là khâu đột phá trong việc tổ chức dạy và học lẫn đánh giá kết quả kiểm tra của môn Ngữ văn Bởi vì thế việc đổi mới cách đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh THPT để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn là một yêu cầu thiết thực để xây dựng một nền giáo dục đạt hiệu quả Song trong hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong môn Ngữ văn ở trường THPT còn nhiều bất cập, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh không hứng thú với môn học khiến cho chất lượng giáo dục không đạt yêu cầu đề ra Ở môn Ngữ văn, tính chủ động, sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học của học sinh được thể hiện qua những lầm kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra vì thế việc đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá sẽ thổi một làn gió mới vào phương pháp dạy học Văn nói chung và khâu kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh nói riêng giúp các em hứng thú hơn với môn học Một trong những cách đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả nhằm phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic của học sinh hiện nay là cách đánh giá của PISA Để đạt hiệu quả cao trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT thì đổi mới cách kiểm tra, đánh giá năng lực cảm thụ văn học theo đánh giá PISA là một nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định trong chất lượng hoạt động dạy và học môn Ngữ văn PISA là một cuộc thi khảo sát chất lượng giáo dục ở các nước trên thế giới dành cho học sinh ở lứa tuổi 15 PISA chủ yếu đánh giá năng lực của học sinh tham gia thông qua các kiến thức về Toán học, Khoa học và kĩ năng Đọc hiểu Các nước tham gia PISA trên thế giới ngày càng tăng trong đó có Việt Nam Thông qua PISA các nước có thể học tập ở cách kiểm tra của PISA cũng như mục đích của cuộc thi để đổi mới phương pháp dạy học cũng như cách kiểm tra để nâng cao chất lượng dạy học cho quốc qia mình Áp dụng cách đánh giá của PISA vào việc đánh giá năng lực cảm thụ văn học của học sinh THPT được xem là một khâu đột phá trong việc tổ chức kiểm tra và đánh giá năng lực của học sinh Điều này giúp cho các em học sinh phát huy được tối đa tư duy sáng tạo ,hoàn thiện những kĩ năng, tính tích cực trong quá trình học tập môn học để khám phá những điều mới mẻ mà văn học đem lại để hướng nhân cách bản than đi theo hướng tích cực Là một sinh viên ngành sư phạm, lại là một giáo viên Ngữ văn tương lai nên tôi muốn góp một phần nhỏ công sức của mình để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học Ngữ văn nên tôi quyết định chọn đề tài Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu văn bản ở trường THPT làm đề tài nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu đề tài Vận dụng cách đánh giá của PISA vào phân môn đọc hiểu văn bản ở trường THPT , khóa luận một lần nữa nhấn mạnh việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng trong việc dạy và học môn Ngữ văn Đồng thời việc nghiên cứu đề tài này sẽ hỗ trợ cho việc giảng dạy sau này giúp ta nhìn thấy được hiệu quả của việc vận dụng cách làm của PISA để đánh giá toàn diện hơn về năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Học sinh THPT với việc kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản theo đánh giá PISA 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh nói riêng và hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT nói chung 4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thống kê Nhằm tập hợp lại kết quả của các bài kiểm tra, đánh giá trước đó khi chưa thực hiện đánh giá theo PISA để làm cho cơ sở cho việc so sánh và phân tích 4.2 Phương pháp phân tích Để phân tích số liệu từ kết quả của những bài kiểm tra trước để từ đó thấy được cần phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn ở trường THPT 4.3 Phương pháp so sánh Để so sánh kết quả của những bài kiểm tra qua từng kì, từng năm để nhận biết rõ hơn về kết quả cũng như năng lực cảm thụ văn học của học sinh qua từng năm 4.4 Phương pháp hệ thống Nhằm hệ thống lại những số liệu, phân tích từ kết những bài kiểm tra trước để đi đến việc cần phải thay đổi cách kiểm tra, đáng giá năng lực cảm thụ theo cách làm của PISA 4.5 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Tiến hành phát phiếu khảo sát cho các học sinh các khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Phan Châu Trinh 5 Lịch sử vấn đề Mặc dù vận dụng cách làm của PISA đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới song ở Việt Nam vẫn có rất ít bài nghiên cứu viết về cách vận dung PISA vào đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó có : - Bài viết Tổng quan về PISA và dạy học, kiểm tra môn Ngữ văn của trinhquynh.edu.vn cũng đã bàn luận đến vấn đề đánh giá, kiểm tra theo PISA trong môn Ngữ văn Bài viết hướng dẫn cách ra đề và đáng giá theo cách mã hóa của PISA một cách khái quát để ta nhận thấy được nét mới trong đánh giá, kiểm tra môn Ngữ văn theo cách làm của PISA - Bài viết Vận dụng PISA đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường THPT trong chuyên mục Giáo dục của tờ báo Báo mới điện tử đã nêu ra được mục đích, ý nghĩa của việc vận dụng PISA vào đánh giá chất lượng

Ngày đăng: 09/03/2024, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w