1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tham gia của Luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

81 15 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Tham Gia Của Luật Sư Trong Giải Quyết Vụ Án Dân Sự
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 128,4 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu hoạt động tố tụng của luật sư khi tham gia giải quyết vụ án dân sự là rất quan trọng, không chỉ có ý nghĩa đối với đội ngũ luật sư nói riêng mà còn đối với triến trình hiện thực hóa chiến lược cải cách tư pháp nói chung.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Luật sư là một nghề luật trong xã hội hiện đại, tại các nước phát triểntrên thế giới, luật sư được coi là nghề của những người thuộc giới thượng lưu,của những người thành đạt, là nghề cao quý và được xã hội vô cùng coi trọng

Ở Việt Nam, nghề luật sư đã và đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, vai tròcủa luật sư nói chung cũng như trong giải quyết vụ án dân sự là không thểthiếu và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết… Luật sư vớichức năng xã hội là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dụcmọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, từ đó góp phần bảo vệ chế độXHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước Khi tham gia tiến trình tố tụng giải quyếtmột vụ án dân sự, luật sư chính là người góp phần làm sáng tỏ sự thật kháchquan trên cơ sở bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của đương sự

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt

Nam, Đảng ta nhấn mạnh giải pháp: “tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật,

tiếp cận công lý của người dân và doanh nghiệp Phát triển mạnh thị trường dịch vụ pháp lý, các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, bổ trợ tư pháp và các thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án…”1 Gắn liền với đó làChiến lược mới về cải cách tư pháp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, songsong thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đã đề ra yêu cầuxây dựng xã hội pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhậpquốc tế từ đó thúc đẩy sự phát triển của pháp luật, hệ thống tư pháp trong đó

đề cao và khẳng định vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội

Trong các vụ án dân sự, luật sư giữ vai trò quan trọng trong việc giúp

đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự hoặc thay mặt cho đương

sự trước Tòa án Tùy theo thỏa thuận của luật sư với đương sự mà luật sư cóthể tham gia vụ án dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Trang 2

pháp của đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền của đương sự Trongcác tranh chấp dân sự, với đặc thù thường có nhiều tính tiết phức tạp, trải quakhoảng thời gian tương đối dài, đa phần đương sự thiếu hiểu biết về pháp luậtnên việc mời luật sư tham vấn và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi là hoàntoàn cần thiết Bằng sự am hiểu pháp luật, với kỹ năng và kinh nghiệm trêntinh thần thượng tôn pháp luật, luật sư sẽ là người góp phần làm sáng tỏ sựthật khách quan của vụ án, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp chođương sự, giảm các tranh chấp kéo dài, hạn chế khiếu nại vượt cấp, góp phầnbảo vệ công lý, tăng cường pháp chế XHCN.

Nghiên cứu cho thấy một số quy định của BLTTDS năm 2015 và Luậtluật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 còn có những hạn chế nhất định,chưa đáp ứng được vai trò tham gia tố tụng của luật sư trong vụ án dân sự.Trong thực tiễn thực hiện, nhận thức về vai trò tham gia của luật sư trong giảiquyết vụ án dân sự, đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của luật sư cònchưa đầy đủ, thống nhất; hoạt động của luật sư trong vụ án dân sự chưa đạtđược hiệu quả như mong đợi; chất lượng đội ngũ luật sư trong TTDS chưađáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế, quốc tế; đa sốcác luật sư còn lúng túng khi tham gia các phiên tòa trực tuyến, thực hiện cácthủ tục trên môi trường số…;

Từ thực trạng về sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự, trước yêucầu cải cách tư pháp và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa, việc nghiên cứu tìmhiểu vị thế, sự tham gia tố tụng của luật sư trong vụ án dân sự là một đòi hỏicấp thiết của một nền công lý và dân chủ XHCN ở nước ta Vì vậy, tác giả lựa

chọn đề tài: “Sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự” là đề

tài nghiên cứu luận văn của mình với mong muốn sẽ có cách nhìn đa chiều vàsâu sắc về vai trò, chức năng của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án dân

sự Qua đó, có thể đánh giá được ý nghĩa, vị trí của luật sư trong TTDS đốivới công cuộc cải cách tư pháp cũng như trong đời sống xã hội Trên cơ sở kếtquả nghiên cứu, tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những hạnchế, từng bước nâng cao và khẳng định vị thế của luật sư khi tham gia giải

Trang 3

quyết các vụ án dân sự.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu hoạt động tố tụng của luật sư khi tham gia giải quyết

vụ án dân sự là rất quan trọng, không chỉ có ý nghĩa đối với đội ngũ luật sưnói riêng mà còn đối với triến trình hiện thực hóa chiến lược cải cách tư phápnói chung Trong thời gian vừa qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu đềcập đến các khía cạnh khác nhau với nhiều góc nhìn khi luận bàn về sự thamgia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự; có thể kể tới một số công trình

nghiên cứu và các bài viết có liên quan như: “Đạo đức và kỹ năng của luật sư

trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, PGS.TS Lê Hồng Hạnh,

NXB Đại học Sư phạm, năm 2002; Luận văn thạc sĩ: “Vị trí và vai trò của

luật sư trong TTDS”, tác giả Trần Phương Thảo, Đại học Luật Hà Nội, năm

2004; Luận văn thạc sĩ: “Bảo đảm hoạt động của Luật sư trong TTDS” tác giả Hoàng Mậu Thành, Đại học Luật Hà Nội, năm 2013; Luận văn thạc sĩ “Sự

tham gia của Luật sư trong TTDS”, tác giả Hoàng Minh Tuấn, năm 2016; Đặc

biệt, có đề tài luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thùy Anh thực hiện năm

2020 cũng nghiên cứu về “Sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự”, trong

đó có đề cập khá cụ thể về vai trò tham gia của luật sư khi giải quyết vụ án

dân sự; Cuốn sách gần đây nhất:“Thể chế về luật sư và hành nghề luật sư

trong nhà nước pháp quyền” của TS Nguyễn Văn Tuân, NXB Tư pháp, năm

2012, BLDS năm 2015 và khi Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành Bộ quytắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019, vì thế cónhiều vấn đề mang tính thời sự cũng chưa được luận giải cụ thể Luận văn

Trang 4

thạc sĩ thực hiện năm 2020 của tác giả Nguyễn Thùy Anh đã từng viết về đề

tài “Sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự” có đề cập khá cụ thể về vai

trò tham gia của luật sư khi giải quyết vụ án dân sự tuy nhiên nhiều vấn đề lýluận và thực tiễn về sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự chưa được cậpnhật Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khi chúng ta đang trong giai đoạn toàncầu hóa, thế giới đương đại đang bước vào kỷ nguyên số, đòi hỏi phải cónhững nghiên cứu đa chiều hơn về những những hoạt động đặc thù của luật sư

ở thời kỳ mới mà các công trình đã nêu trước đó chưa hề đề cập tới Do vậy,

đề tài: “Sự tham gia của Luật sư trong giải quyết vụ án dân sự” rất cần được

tiếp tục nghiên cứu, phát triển sâu sắc hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy địnhcủa pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về sự tham gia của luật sư trong

đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về sự tham gia của luật sư trong

vụ án dân sự

- Luận văn nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về

sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự với tư cách là người đại diện theo

ủy quyền của đương sự hoặc luật sư với vai trò là người bảo vệ quyền lợi íchhợp pháp của đương sự

- Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật hiệnhành về sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự trong những năm gần đây

Trang 5

nhằm làm rõ hạn chế, tồn tại, nguyên nhân để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tham gia của luật sư trong giảiquyết vụ án dân sự.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

a Mục đích nghiên cứu luận văn:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về sự tham gia của luật sư

trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

- Phân tích, làm rõ những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định củapháp luật luật hiện hành khi luật sư tham gia hoạt động tố tụng giải quyết vụ

án dân sự và những vướng mắc trong quá trình luật sư tham gia tố tụng giảiquyết vụ án trong thực tiễn

- Đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện vaitrò của luật sư trong quá trình tham gia giải quyết vụ án dân sự

b Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Xây dựng khái niệm: luật sư, sự tham gia giải quyết vụ án dân sự củaluật sư; khái lược đặc điểm, ý nghĩa về sự tham gia tố tụng của luật sư trong

vụ án dân sự Đồng thời nghiên cứu các quy định của pháp luật của Việt Namtrong từng giai đoạn lịch sử về luật sư và hoạt động tham gia giải quyết vụ ándân sự của luật sư Tìm hiểu kinh nghiệp lập pháp về luật sư, sự tham gia giảiquyết vụ án dân sự của luật sư ở một vài quốc gia

- Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành để phân tích và làm rõ sự thamgia của luật sư trong TTDS

- Trình bày thực trạng tham gia vụ án dân sự của luật sư, phân tích hạnchế, nguyên nhân để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệuquả hoạt động của luật sư khi tham gia giải quyết vụ án dân sự

5 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác- Lê Nin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sảnViệt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về cải cách tư pháp và xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN Vì vậy, các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật đều dựa

Trang 6

trên các quan điểm chỉ đạo nêu trên.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, có kếthợp các phương pháp nghiên cứu sau để hoàn thiện đề tài: phân tích, chứngminh, so sánh, thống kê, tổng hợp, diễn giải, lịch sử, quy nạp trong đóphương pháp được sử dụng chủ yếu là: phương pháp phân tích, so sánh, diễngiải, quy nạp

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về những vấn đềliên quan đến sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự Kháiniệm, vai trò và ý nghĩa về sự tham gia của luật sư trong TTDS được phát hiện

và phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc, làm cơ sở cho việc luận giải những vấn

đề có liên quan đến các hoạt động của luật sư trong vụ án dân sự Trên cơ sởnghiên cứu các vấn đề lý luận về vai trò của luật sư khi tham gia giải quyết vụ

án dân sự, luận văn đã phân tích các quy định pháp luật hiện hành về vai tròcủa luật sư trong giải quyết vụ án dân sự, các quyền và nghĩa vụ của luật sư,các hoạt động cụ thể tại các cấp xét xử tại Tòa án có thẩm quyền

- Luận văn phân tích, đánh giá một cách toàn diện những kết quả đã đạtđược cũng như những hạn chế vướng mắc luật sư gặp phải trong quá trìnhthực hiện vai trò của mình khi tham gia vụ án dân sự Từ những nghiên cứunày, luận văn đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của phápluật liên quan tới việc thực hiện vai trò đại diện hoặc bảo vệ quyền lợi chođương sự tại Tòa án Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đã đềxuất các giải pháp có giá trị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quảthực hiện hoạt động của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án dân sự.Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu về vai trò, hoạt động của luật

sư khi tham gia giải quyết các vụ án dân sự trong giai đoạn hội nhập Kết quảnghiên cứu của luận văn hy vọng có thể được sử dụng như tài liệu tham khảotrong công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, học tập và cho người dân cónhu cầu tìm hiểu

7 Bố cục của luận văn

Trang 7

Đề tài: “Sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự”, được

kết cấu bởi ba chương ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệutham khảo:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về sự tham gia của luật sư trong giải

quyết vụ án dân sự

Chương 2 : Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về sự tham gia

của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

Chương 3: Thực tiễn về sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân

sự và kiến nghị

Trang 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa về sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

1.1.1 Khái niệm luật sư và sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự

Luật sư là nghề có từ rất lâu đời Ở thời kỳ Ai Cập cổ đại và Hy Lạp cổđại, đã có các nhà luật sư và tri thức phụ trách việc thi hành luật pháp và giải

quyết các vụ án Các bản văn bản pháp lý cổ đại như "Hammersmith Legal Code" của Babylon (của Hammurabi) và "Lưỡi dao" của Solon (Hy Lạp cổ đại) cũng ghi chép các quy định pháp lý và hình phạt Ở Hy Lạp cổ đại, “orator” (nhà hùng

biện) là người biện hộ vì tại thời kỳ đó, những người cai trị yêu cầu rằng một cánhân phải biện hộ cho vụ việc của chính mình hoặc có thể nhờ một công dânbình thường hoặc một người bạn của mình nhân danh mình để biện hộ chomình Tại thời kỳ La Mã cổ đại, đã tồn tại một hệ thống pháp luật phức tạp vàluật sư đóng vai trò quan trọng trong việc biện hộ và đưa ra lập luận trong cácphiên tòa Hoàng đế Claudius pháp lý hóa nghề luật và thậm chí cho các luật sư(thầy cãi) thu phí với một hạn mức nhất định2 Luật sư thường được gọi là

"advocatus", đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển luật La Mã.

Sang thời Trung Cổ, nghề luật sư tiếp tục tồn tại, và họ thường đượcđào tạo tại các trường đại học và tham gia vào các hội luật sư Trong thời kỳPhục Hưng tại châu Âu, quyền công dân và hệ thống pháp luật được pháttriển, vai trò của luật sư ngày càng trở nên quan trọng Giai đoạn thế kỷ 19 và

20, luật sư trở thành một trong những ngành nghề phổ biến và có sự chuyênnghiệp hóa cao Các quốc gia phát triển hệ thống pháp luật và hệ thống tưpháp chuyên nghiệp với luật sư, luật sư đại diện, và công chức tư pháp Họgiúp người dân và tổ chức hiểu và tuân thủ luật pháp, cũng như đại diện cho

2 Josh Taylor (2018), A Brief Guide to the History of Lawyers,

https://www.smokeball.com/blog/brief-guide-to-the-history-of-lawyers/, May 8th 2018.

Trang 9

mình trong các vụ án và thủ tục pháp lý.

Luật sư là nghề xuất hiện rất sớm trong lịch sử nhưng lại mới được đề cậptrong luật quốc tế với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1954 thông qua nhữngnguyên tắc về quyền con người Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

năm 1966 tại khoản 3 Điều 14 ghi nhận:“mọi người đều bình đẳng trước các

toà án và cơ quan tài phán” Mặc dù các văn kiện trên không có một điều khoản

nào trực tiếp nhắc tới vai trò của luật sư song những nguyên tắc và quyền conngười liên quan tới TTDS được ghi nhận trong đó đã tạo tiền đề cho hoạt độngluật sư, phản ánh vị thế của loại hình nghề nghiệp đặc thù này trong tiến trìnhduy trì, thúc đẩy hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội trên thế giới

Trong các nghiên cứu trong nước, theo ý kiến của GS.TS Lê Hồng Hạnh

thì “luật sư là chuyên gia pháp luật; là cố vấn pháp lý mà ở họ có kỹ năng nghề

nghiệp thực thụ” 3 Cách hiểu này đã khái lược được hai đặc điểm đặc trưng cần

có của người luật sư: đó là sự am hiểu pháp luật và kỹ năng hành nghề Tuynhiên, các khái niệm này mới đưa ra được những yếu tố cần nhưng chưa đủ bởivẫn chưa chỉ ra một đặc điểm đặc biệt quan trọng của người luật sư mà tại

những nước có nghề luật sư từ khá lâu đời đều quy định, đó là “phẩm chất đạo

đức nghề nghiệp của luật sư” Đạo đức nghề nghiệp là một phần quan trọng và

không thể thiếu trong lĩnh vực hành nghề luật sư Trong hành trình tìm kiếm sựcông bằng, bảo vệ công lý, luật sư không phải chỉ chịu sự điều chỉnh và kiểmsoát chặt chẽ bằng những quy định của pháp luật, mà còn phải tuân thủ nghiêmkhắc trách nhiệm, ứng xử nghề nghiệp và đạo đức của nghề luật sư

Theo quan điểm của các tác giả tại Học viện Tư pháp thì: “luật sư là

người có tư cách pháp lý luật sư theo quy định của Luật luật sư; thực hiện dịch

vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và cơ quan tiến hành tố tụng, phù hợp với quy định pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”4 Tác giả nhận định đây là khái niệm bao quát được tất cả các yếu tố củamột luật sư, đó là: tư cách pháp lý luật sư và tuân thủ đạo đức hành nghề Tư

3 Lê Hồng Hạnh (2002), Đạo đức và kỹ năng của luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.14;

4 Học viện Tư pháp (2023), Giáo trình Luật sư và Đạo đức nghề luật sư, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.30;

Trang 10

cách pháp lý luật sư được hiểu là “cách thức thực hiện chức năng, vị trí, vai trò,

sứ mệnh nghề nghiệp, phù hợp với địa vị pháp lý luật sư, với pháp luật về luật

sư và quy tắc đạo đức- ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”5

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, luận giải, có thể đưa ra

khái niệm: Luật sư là một khái niệm pháp lý dùng để chỉ một chức danh pháp lý

độc lập, là người có tư cách pháp lý luật sư, hoạt động nghề nghiệp trên cơ sở tôn trọng pháp luật và tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Đối với khái niệm sự tham gia, được hiểu là góp phần vào6, hay theo Từ

điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì tham gia được hiểu là góp phần hoạt

động của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó7 Luật sư với tưcách pháp lý luật sư thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình trên cơ sở tuânthủ pháp luât và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp sẽ làm sáng tỏ sự thật kháchquan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, từ đó góp phầnbảo vệ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.Luật sư nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền

cơ bản của công dân và phát triển xã hội Luật sư với tư cách là người có kiếnthức sâu, rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân, tổ chức, tham gia tích cực trong bảo vệ pháp quyền, cần phải khẳng địnhmình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, vănminh8 Trong TTDS, mà điển hình là trong các vụ án dân sự luật sư có thể thamgia với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự hoặc người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Người đại diện cho đương sự trong tố tụng có nhiều loại: Đại diện theopháp luật (hay là đại diện đương nhiên) trong trường hợp nếu đương sự làngười chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần; hayđại diện theo chỉ định của Tòa án (phát sinh từ quyết định của Tòa án) và đạidiện theo ủy quyền Trong các vụ án dân sự, đương sự, người đại diện theo

5 Học viện tư pháp, Tlđd chú thích 4, tr.30

6 Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý (chù biên, 1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, tr.1522.

7 Viên ngôn ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên, 1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.878.

8 TS Nguyễn Văn Tuân (2014), Pháp luật về luật sư và đạo đức nghề nghiệp luật sư, NXB Chính trị quốc gia-

Sự thật, tr 36-239

Trang 11

pháp luật của đương sự có thể ủy quyền luật sư tham gia tố tụng với tư cách làngười đại diện theo ủy quyền của đương sự Trong trường hợp này luật sư sẽ

là người thay mặt đương sự trước Tòa án để thực hiện các quyền và nghĩa vụ

tố tụng của đương sự mà họ đại diện Ngoài vai trò đại diện thì luật sư có thểđược đương sự, người đại diện của họ nhờ hỗ trợ về mặt pháp lý, bảo vệquyền lợi cho đương sự trước Tòa án trong những trường hợp này luật sưtham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựtrước Toà án Sự tham gia tố tụng của luật sư với vai trò là người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự góp phần bảo đảm thực hiện tốtnguyên tắc tranh tụng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụtrọng tâm của cải cách tư pháp Việc tham gia tố tụng của các luật sư trong

vụ án dân sự không những bảo đảm tốt hơn quyền bảo vệ quyền và lợi íchcho các đương sự, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửachữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, bảo vệ pháp chế XHCN.Thông qua hoạt động bảo vệ, tranh tụng tại Tòa án, luật sư đã góp phần làmgiảm thiểu sai lầm, vi phạm trong các vụ án dân sự

Từ các phân tích trên có thể rút ra kết luận về sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự là sự hiện diện của luật sư với tư cách người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của khách hàng và thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm cho vụ án dân sự được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời, khách quan, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

1.1.2 Đặc điểm sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

Từ khái niệm luật sư và sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự đãđược trình bày và phân tích ở trên có thể thấy so với các chức danh tư phápkhác, khi tham gia vào giải quyết vụ án dân sự, có một số đặc điểm về sự thamgia của luật sư trong vụ án dân sự, đó là:

Một là, luật sư được tiến hành các hoạt động nghề nghiệp theo yêu cầu của đương sự trên cơ sở tôn trọng pháp luật và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp

Trang 12

Đương sự có quyền tự định đoạt, có quyền quyết định ủy quyền cho luật

sư tham gia vụ án dân sự với tư cách đại diện hoặc tư cách người bảo vệ quyềnlợi hợp pháp của đương sự Do vậy, sự tham gia tố tụng của luật sư trong vụ ándân sự phụ thuộc vào nhu cầu và quyền quyết định của đương sự về có ngườiđại diện hay hỗ trợ họ tham gia tố tụng trước Tòa án Quyền tham gia tố tụng vàviệc bảo đảm quyền bảo vệ quyền lợi của đương sự được pháp luật ghi nhận vàbảo đảm thực hiện Theo đó, đương sự có thể thực hiện quyền tham gia tố tụngcủa mình thông qua người đại diện hoặc nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình trước Tòa án Về nguyên tắc, pháp luật cần cho phép luật sưđược tham gia vào vụ án dân sự từ thời điểm khởi kiện hoặc tại bất kỳ giai đoạnnào trong quá trình TTDS Yêu cầu của khách hàng chính là căn cứ và cũng làđiều kiện bắt buộc để luật sư có quyền tham gia vào vụ án dân sự để đại diện,bảo vệ cho khách hàng

Luật sư có thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc ngườibảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự theo ý chí và yêu cầu của khách hàng Tuynhiên, luật sư ngoài việc phải tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng, chỉ nhậntham gia vụ án dân sự theo khả năng của mình và thực hiện công việc trongphạm vi yêu cầu của khách hàng; chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụTTDS theo tư cách tham gia tố tụng là người đại diện hay bảo vệ quyền lợi củađương sự; thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sưtrong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng; không được tiết lộ thôngtin về vụ án, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mụcđích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng dịch vụpháp lý với khách hàng Luật sư tham gia vào vụ án dân sư phải tuân thủ cácquy định về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, giữ gìn uy tín nghềnghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội

Hai là, sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự mang tính chuyên môn, nghiệp vụ

Trang 13

Luật sư hành nghề bằng kiến thức pháp luật được đào tạo, kỹ năng nghềnghiệp tích lỹ trong quá trình thực tập và hành nghề của cá nhân mình Khôngnhững vậy, theo pháp luật của một số quốc gia Hồi giáo như Ả Rập Xê-út thìnhững người muốn làm luật sư còn phải theo học một khóa “thần học”9 màkhông cần qua đào tạo tại trường đào tạo chức danh tư pháp như truyền thốngcủa hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tiêu chuẩn trở thành luật sư ở Việt Nam hiện nay bao gồm những điều

kiện sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và

pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư" 10 và muốn được hành nghề luật

sư phải có “Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư”11 Nhưvậy, quy định của pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sưcũng có sự tương đồng với quy định của các nước có nghề luật sư đang pháttriển Sự tham gia của luật sư trong quá trình xử lý các vụ việc nói chung và giảiquyết vụ án dân sự nói riêng là quá trình đòi hỏi có tính chuyên môn, bởi lẽ:

Về kiến thức chuyên môn: Luật sư đã trải qua đào tạo, phải nắm vững quy

định của pháp luật và các quy định liên quan đến vụ việc cụ thể Điều này giúp

họ hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và có khả năng áp dụngpháp luật vào tình huống cụ thể

Nghiệp vụ và kỹ năng pháp lý: Luật sư thường có kinh nghiệm trong việc

xử lý các vụ án và vụ việc khác nhau Họ đã tích luỹ được kỹ năng trong việcphát hiện ra vấn đề pháp lý mấu chốt, thu thập tài liệu chứng cứ, phân tích luật,ứng xử với cơ quan tố tụng, đại diện cho khách hàng trước tòa án hoặc các cơquan liên quan…

Tư duy pháp lý: Luật sư được đào tạo và phát triển khả năng tư duy pháp

lý, là những chuyên gia trong việc phân tích các thông tin pháp lý phức tạp và

9 Trường Đào tạo các chức danh tư pháp (2001), Tập bài giảng Đào tạo Luật sư, tập 1, Hà Nội, tr.112.

10 Điều 10 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012.

11 Điều 11 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012.

Trang 14

đưa ra các quyết định thông minh dựa trên quy định của pháp luật trong khi tiếnhành hoạt động nghề nghiệp.

Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp: Luật sư phải tuân thủ các quy định đạo

đức và pháp luật trong quá trình đại diện cho khách hàng hoặc bảo vệ quyền lợicủa khách hàng Tính chuyên môn giúp đảm bảo rằng luật sư luôn hành độngmột cách trung thực và chính trực trong quá trình tham gia vào hệ thống phápluật

Tóm lại, sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự với tư cách đại diệnhoặc với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự đều được thựchiện thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi sự am hiểu về kiếnthức pháp lý, kỹ năng, kinh nghiệm tham gia TTDS tại Tòa án Tính chuyênmôn của luật sư là một yếu tố cốt yếu trong quá trình tư vấn và tham gia vào các

vụ án dân sự; nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa cơ hội để đạt được kết quảtích cực cho khách hàng

1.1.3 Ý nghĩa về sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

Xuất phát từ đặc điểm lịch sử, văn hóa, hệ thống pháp luật của mỗi quốcgia mà nghề luật sư sẽ được tổ chức theo hình thức đặc trưng và rất đa dạng Dùnhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau song nghề luật sư đều được đánh giá lànghề nghiệp xã hội, là công cụ hữu hiệu trong hành trình bảo vệ công lý TạiViệt Nam hiện nay, nhiệm vụ của luật sư chính là góp phần bảo vệ pháp chếXHCN thông qua việc hướng dẫn cho khách hàng hiểu biết và thi hành đúngpháp luật, bảo vệ những quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp vàpháp luật Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của sự tham gia của luật sưtrong vụ án dân sự:

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng: Luật sư đóng vai trò

quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, làngười cung cấp kiến thức về pháp luật và tư vấn cho khách hàng về giải phápnhằm tối ưu hóa vụ án dân sự của họ, giúp họ đạt được kết quả tốt nhất trongkhuôn khổ pháp luật

Trang 15

Giúp các đương sự có được sự cân bằng trong “cuộc đấu tranh pháp lý”:

Luật sư là chính là người có vai trò hỗ trợ và thúc đẩy giải quyết xung đột giữacác bên thay vì xử lý mâu thuẫn, tranh chấp bằng cách tự mình đối đầu Việc sửdụng luật sư tham gia giải quyết tranh chấp ngay từ ban đầu sẽ giúp các bên thảoluận và đàm phán để tìm ra giải pháp hòa giải hoặc đạt được thoả thuận chung

mà có thể không cần tới sử dụng các biện pháp tố tụng tại Tòa Không những

thế, luật sư chính là người đảm bảo rằng tất cả các bên trong vụ án được đối xửcông bằng và có cơ hội lựa chọn tốt nhất cho mình Họ đưa tới cho khách hàngquyền lựa chọn và việc tự quyết định của khách hàng được tôn trọng

Tuyên truyền, giáo dục và hoàn thiện pháp luật: Luật sư đóng vai trò

quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước và các thiết chế chínhtrị xã hội để thực hiện tuyên tuyền và phổ biến pháp luật tới người dân, từ nôngthôn chơ tới thành thị Việc tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luậttới công chúng, đặc biệt các đối tượng như học sinh, người yếu thế sẽ góp phầngiảm thiểu các tệ nạn xã hội, các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra và có ý nghĩaquan trọng giúp cho một xã hội tiến đến nền giáo dục pháp luật hiện đại và vănminh hơn

Tóm lại, sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự đóng vaitrò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, tạo điều kiệncho việc giải quyết xung đột và đảm bảo tính công bằng và tuân thủ pháp luậttrong hệ thống tư pháp

1.2 Lược sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

Pháp luật Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi đáng kể liên quantới quy định về sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự ởnhững giai đoạn lịch sử khác nhau:

1.2.1 Thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Trước khi giành độc lập vào năm 1945, thực dân Pháp đã áp đặt hệ thốngpháp luật và tổ chức luật sư của họ tại Việt Nam Ban đầu, luật sư chủ yếu làngười Pháp hoặc người Việt Nam đã nhập quốc tịch Pháp Tuy nhiên, sau một

Trang 16

loạt các sắc lệnh và quy định, phạm vi hoạt động của luật sư đã mở rộng ra bảo

vệ quyền lợi của luật sư người Việt Nam không có quốc tịch Pháp Nhà cầm

quyền Pháp ban hành Sắc lệnh ngày 30/01/1911 đã mở rộng cho người ViệtNam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư Sắc lệnh cuối cùng của ngườiPháp về luật sư là Sắc lệnh ngày 25/5/1930 về tổ chức luật sư đoàn ở Hà Nội,Sài Gòn và Đà Nẵng Sắc lệnh này đã mở rộng phạm vi của luật sư khôngnhững chỉ biện hộ ở tòa án Pháp mà cả trước tòa Nam Án, không chỉ bào chữacho người có quốc tịch Pháp mà bào chữa cho cả người không có quốc tịchPháp Việc thực dân Pháp xây dựng một hệ thống luật sư chuyên nghiệp vớiyêu cầu về tốt nghiệp đại học khoa luật và thời gian tập sự tại văn phòng biện

hộ của luật sư là 5 năm đã tạo ra một cơ chế đào tạo và công nhận luật sư chínhthức

1.2.2 Thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

Sự quan tâm và chú trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nghề luật

sư và quyền tự do bào chữa của công dân đã được thể hiện qua việc ký Sắclệnh 33C vào ngày 13/09/1945, ngay sau khi Tuyên ngôn độc lập được công

bố Sắc lệnh này đã thiết lập cơ sở cho việc thành lập Tòa án quân sự và đã

khẳng định: “bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực

cho mình” Sắc lệnh đã ghi nhận quyền tự do bào chữa của các bị cáo, bảo

đảm rằng mọi người dân đều có quyền được bào chữa và tự do chọn người đạidiện cho mình trong tố tụng Sự đảm bảo cho quyền này giúp bảo vệ quyền vàlợi ích của người dân trong quá trình tố tụng và đảm bảo rằng họ có cơ hộicông bằng và trung lập để bào chữa mình trong trước tòa án Quyền tự do bàochữa có liên quan mật thiết đến vai trò của luật sư trong hệ thống pháp luật.Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền của người dân vàđảm bảo rằng họ có cơ hội bào chữa trước tòa án Việc Chủ tịch Hồ Chí Minhthúc đẩy quyền tự do bào chữa và thiết lập Tòa án quân sự chính là một minhchứng cho nhận thức về tầm quan trọng của hệ thống pháp luật và sự côngbằng trong xử lý tố tụng Sự quan tâm này chính là nền tảng cho phát triểnnghề luật sư và hệ thống tư pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm

Trang 17

1945 và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do bàochữa và quyền công dân trong nước.

Tiếp theo đó, Sắc lệnh số 46/SL ký ngày 10/10/1945 về tổ chức Đoànluật sư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bước quan trọng trong việc xây dựng

hệ thống luật sư và pháp luật sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại ViệtNam dân chủ cộng hòa Sắc lệnh này thể hiện sự quan tâm và sự công nhậncủa chính phủ lâm thời đối với vai trò của luật sư và chế độ luật sư trongnước Sắc lệnh đã thiết lập cơ cấu tổ chức của Đoàn luật sư, đánh dấu sự hìnhthành và tổ chức chính thức của hội ngành luật sư trong nước

Quốc hội quy định quyền bào chữa và sự tham gia của luật sư trong tòa

án vào ngày 09/11/1946 là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hệthống pháp luật công bằng và bảo vệ quyền của người dân Với quy định:

“các phiên tòa đều xét xử công khai, trừ trường hợp đặc biệt, người bị cáo có quyền bào chữa lấy hoặc nhờ luật sư” 12 là một cam kết rõ ràng về quyền tự

bào chữa của người bị cáo trong quy trình tố tụng Điều này đánh dấu sự côngbằng và minh bạch tiến trình tố tụng và đảm bảo rằng người dân có quyềnđược một luật sư đại diện thay họ tham gia phiên tòa

Mặc dù chưa có quy định cụ thể về sự tham gia của luật sư trong các vụ

án dân sự tại thời điểm này song việc đảm bảo quyền tự bào chữa và quyềnđược đại diện bởi luật sư là một phần quan trọng của nguyên tắc bảo đảmcông bằng và tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống luật sư và pháp luậtcủa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ở giai đoạn nàyvai trò của luật sư và bào chữa viên ghi dấu như một phần quan trọng của lịch

sử pháp luật của Việt Nam Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 quy định vềchế định bào chữa viên cho các bị cáo tại các tòa án Điều này thể hiện camkết của chính phủ đối với quyền tự bào chữa của bị cáo và tạo điều kiện đểnhững người này có luật sư hoặc bào chữa viên đại diện cho mình Sắc lệnh số144/SL ngày 22/12/1949 đã mở rộng quyền được bảo vệ cho cả người không

12 Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 67.

Trang 18

phải là luật sư, đặc biệt là trong lĩnh vực TTDS Điều này cho phép các đương

sự được đại diện bởi những người có kiến thức về pháp luật và có thể bảo vệquyền và lợi ích của họ Nghị định số 1/NĐ-VY ngày 12/1/1950 cụ thể hóacác điều kiện để trở thành bào chữa viên và quy định chế độ phụ cấp của họ,tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bào chữa viên để thực hiện nhiệm vụ của

họ trong việc đại diện cho người bị cáo

Năm 1972, Ủy ban Pháp chế của Chính phủ được thành lập và việcchuyển giao Văn phòng Luật sư từ TAND tối cao sang Ủy ban pháp chế củaChính phủ theo Nghị định số 190/CP vào năm 1974 cho thấy sự thay đổi trong

cơ cấu và quản lý của luật sư và công tác pháp chế tại Việt Nam

Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại miền Nam, Luật

số 1/62 được ban hành vào năm 1962 ấn định Quy chế luật sư và tổ chức luật

sư đoàn Luật số 1/62 được ban hành để quy định các quy tắc và điều kiện liênquan đến việc trở thành luật sư và hành nghề luật sư, đóng vai trò quan trọngtrong việc định hình vai trò của luật sư và hệ thống pháp luật tại miền NamViệt Nam ở giai đoạn này

1.2.3 Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1987

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng vào ngày 30/4/1975, đấtnước hoàn toàn thống nhất Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa XHCN

Việt Nam quy định: quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm; tổ chức luật

sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý13 Luật

tổ chức Tòa án năm 1981 có quy định cụ thể tại Điều 9: "các đương sự có

quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi của mình", từ đó đã đánh dấu sự khôi phục

của tổ chức luật sư tại Việt Nam sau thời kỳ gián đoạn bởi chiến tranh

Năm 1981, Bộ tư pháp được tái thành lập, khẳng định vai trò củangành tư pháp trong việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản

lý xã hội bằng pháp luật Ngày 20/11/1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hànhNghị định số 143-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứccủa Bộ tư pháp trong đó có các chức năng quản lý hoạt động luật sư Ngày

13 Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 133.

Trang 19

31/10/1983, Bộ tư pháp ban hành Thông tư số 691/QLTPK hướng dẫn vềcông tác bào chữa Luật tổ chức Chính phủ quy định việc quản lý nhà nướcđối với hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật thuộc chức năng của Chính phủ14

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987, mặc dù không có tổ chứcluật sư chính thức, tổ chức bào chữa viên đã thực hiện vai trò quan trọngtrong việc bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của bị cáo; các đương sự khácđược bảo vệ và đại diện và trong các vụ án hình sự và dân sự Các tổ chứcluật sư xuất hiện trở lại sau năm 1987 đã thể hiện sự phát triển và củng cốvững chắc về vai trò và tầm quan trọng của luật sư trong việc xây dựng vàthực thi pháp luật nói chùng và trong lĩnh vực TTDS nói riêng, các hoạtđộng của luật sư đã góp phần bảo vệ và tăng cường pháp chế của XHCNViệt Nam

1.2.4 Thời kỳ từ năm 1987 đến năm 2001

Ngày 18/12/1987, Hội đồng nhà nước đã thông qua việc ban hành Pháplệnh tổ chức luật sư, tại Điều 2 khẳng định vai trò của tổ chức luật sư như sau:

“bằng hoạt động của mình tổ chức luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế XHCN” Tiếp sau đó đã thông qua Pháp lệnh trình tự và thủ tục giải quyết các

vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) vào ngày 29/11/1989 góp phần sửa đổinhững bất cập và hạn chế của hệ thống pháp luật trước đó từ đó cải thiện quytrình giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQCVADS khẳng định vai trò củaluật sư trong việc giải quyết các vụ án dân sự một cách đúng mực, cụ thể đãgóp phần tăng cường hiệu quả trong quá trình xử lý giải quyết vụ án, bảo đảmđược quyền và lợi ích của người dân Luật sư không chỉ có nhiệm vụ đại diệncho đương sự mà còn có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ

quyền lợi của đương sự Điều 24 PLTTGQCVADS quy định: “đương sự có

thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Tòa án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình Một người có thể bảo vệ quyền lợi cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án nếu quyền lợi của những người đó không đối lập nhau”.

14 Quốc hội (2001), Luật tổ chức Chính phủ, Điều 18;

Trang 20

Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định rõ ràng vai trò quan trọng của tổ

chức luật sư: “Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự

khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình góp phần bảo vệ pháp chế XHCN” (Điều 132) Luật tổ chức TAND năm 1992 đã cụ thể hóa điều này

bằng cách xác định rõ ràng nhiệm vụ của Tòa án trong việc bảo đảm quyềnbào chữa của bị can, bị cáo, và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự tại Điều 9

Trong giai đoạn từ Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 đến khi banhành Pháp lệnh luật sư mới năm 2001 thể hiện sự tiến bộ trong việc xây dựngthiết chế luật sư và quy trình tố tụng tại Việt Nam

1.2.5 Thời kỳ từ năm 2001 đến nay

Ngày 25/7/2001 Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh luật

sư mới thể hiện một bước phát triển quan trọng trong việc xây dựng và hoànthiện chế định luật sư tại Việt Nam Đây là một cơ hội để nghề luật sư ở ViệtNam phát triển và mở ra triển vọng mới Pháp lệnh luật sư mới đã tôn vinh vànhấn mạnh vai trò quan trọng của luật sư, đưa vị thế của luật sư lên một tầmcao mới và giúp xác định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm củaluật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân và tổ chức Việc banhành Pháp lệnh luật sư mới cũng đã giúp tạo ra một môi trường pháp luật ổnđịnh và có quy định rõ ràng về hoạt động của luật sư, đồng thời cung cấp các

cơ hội và đổi mới “khung pháp luật”15 , tạo tiền đề cho sự phát triển và nângcao chất lượng của nghề luật sư tại Việt Nam

Pháp lệnh luật sư năm 2001 có hiệu lực từ ngày 01/10/2001 được xâydựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987

đã khắc phục được những hạn chế bất cập và là một bước tiến quan trọng nângcao chất lượng và chuyên môn hóa đội ngũ luật sư Việt Nam bằng việc khẳngđịnh luật sư là một nghề mang tính chuyên nghiệp, muốn hành nghề luật sưbắt buộc phải học nghề và phải qua khóa đào tạo luật sư16, đồng thời Pháp

15 Phan Trung Hoài (2000), “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Luật sư ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà

nước và pháp luật, (số 5).

16 Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh về Luật sư năm 2001, Điều 8

Trang 21

lệnh đã thể chế hóa chủ trương của Đảng “kết hợp sự quản lý của Nhà nước

với sự tự quản của tổ chức nghề nghiệp”17

Luật luật sư năm 2006 được xây dựng trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh luật sưnăm 2001, đồng thời bổ sung các quy định về việc hành nghề của tổ chức luật sưnước ngoài, tại Việt Nam và việc hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghềluật sư Việt.Nam tại nước ngoài Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh này đã tạo ra

sự liên kết trong hành nghề giữa luật sư và tổ chức luật sư Việt Nam với luật sư

và tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam Điều này thể hiện sự đảm bảo củachính phủ Việt Nam trong việc đối xử công bằng giữa các luật sư, tổ chức luật

sư từ đó tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao cơ hội để Việt Nam gia nhập WTO.Đến năm 2012, Luật luật sư năm 2006 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theohướng hoàn thiện và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước Trên

cơ sở Hiến pháp năm 2013, với xu thế hội nhập, đội ngũ luật sư nước ta ngàymột phát triển, người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ, tham giacác tranh chấp dân sự ngày càng nhiều BLTTDS năm 2015 được ban hành cónhững quy định mới, tạo điều kiện tốt hơn cho sự tham gia của luật sư trongTTDS

Như vậy, khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nghềluật sư Việt Nam nói chung và vai trò hoạt động của luật sư trong tiến trìnhgiải quyết vụ án dân sự nói riêng, có thể thấy mặc dù phải trải qua nhiều thăngtrầm, gian khó trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhấtđất nước, nhưng với quyết tâm xây dựng một nhà nước dân chủ, tiến bộ, luônhướng tới một mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhândân, nhà nước ta luôn dành sự quan tâm to lớn cho nghề luật sư, tạo mọi điềukiện hỗ trợ cho sự phát triển nghề luật sư và thiết chế luật sư

1.3 Kinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới về việc tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừanhận vai trò quan trọng của luật sư trong hệ thống pháp luật và có quy định cụ

17 Ủy ban thường vụ Quốc Hội (năm 2001), Pháp lệnh về Luật sư năm 2001, Điều 7,8,10,13.

Trang 22

thể về hoạt động nghề nghiệp của họ trong TTDS Dưới đây là một số nộidung về quy định pháp luật liên quan đến sự tham gia của luật sư trong vụ ándân sự tại một số quốc gia.

1.3.1 Kinh nghiệm lập pháp của Vương quốc Anh

Vương quốc Anh (gồm cả Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) làmột trong những hệ thống pháp luật phức tạp và phát triển lâu đời nhất trênthế giới Để trở thành luật sư ở Vương quốc Anh và xứ Wales, các cá nhânphải trải qua một quy trình đào tạo lâu năm và cơ bản về luật thực định vàthực tập, cụ thể như sau:

Giai đoạn học đại học và sau đại học: Người muốn trở thành luật sư

thường bắt đầu bằng việc hoàn thành một khóa học đại học chuyên ngành luật(LLB) hoặc một chương trình đào tạo bậc thạc sĩ sau đại học (LLM) nếu họ đã

có bằng cấp đại học trong lĩnh vực khác và muốn chuyển sang lĩnh vực luật18

Giai đoạn học nghề: Sau khi hoàn thành giai đoạn học đại học và sau

đại học, người học cần tham gia vào giai đoạn học nghề Người học cần thamgia vào một khóa đào tạo chuyên nghiệp trước khi có bằng cấp (PostgraduateDiploma in Legal Practice hoặc Legal Practice Course - LPC) Khóa học LPCgiúp người học phát triển các kỹ năng thực hành cần thiết để làm việc tronglĩnh vực pháp luật, bao gồm việc học cách viết tài liệu pháp lý, thực hiệnnghiên cứu pháp lý, và cách thức giải quyết các vụ án dân sự

Giai đoạn thực hành: Sau khi hoàn thành LPC, người học cần tìm kiếm

cơ hội thực tập với một công ty luật hoặc chủ lao động khác Đây là giai đoạnthực tập, thường kéo dài hai năm và được gọi là "Hợp đồng đào tạo" Trongthời gian này, người học sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của luật sư có kinhnghiệm và tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhaucủa pháp luật, bao gồm cả TTDS nếu có cơ hội

Trở thành luật sư: Sau khi hoàn thành hợp đồng đào tạo hai năm, người

học đủ điều kiện sẽ đăng ký làm luật sư tại Anh và xứ Wales và được phép sửdụng chữ "Solicitor of England and Wales" sau tên của họ Thủ tục này đảm

18 How to become a lawyer in the UK, https://www.qlts.co.uk/blog/how-to-become-a-lawyer-in-the-uk/ truy cập ngày: 18/4/2023.

Trang 23

bảo rằng luật sư ở Anh và xứ Wales có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thựchành cần thiết để làm việc trong lĩnh vực pháp luật và đại diện cho khách hàngtrong các vụ án dân sự một cách chuyên nghiệp.

Từ tháng 9 năm 2021 trở đi, lộ trình trở thành luật sư tại Anh và xứWales là phải thông qua Kỳ thi đủ tiêu chuẩn Luật sư (SQE) SQE đang được

áp dụng theo từng giai đoạn để thay thế Khóa học thực hành Pháp lý (LPC),con đường trước đây để hành nghề luật SQE là một hệ thống bài kiểm tra mớiđược chia thành hai giai đoạn: SQE1 và SQE2 áp dụng kể từ tháng 9 năm

2021 và tất cả các ứng viên tiềm năng sẽ phải vượt qua cả hai giai đoạn củabài kiểm tra mới đủ điều kiện trở thành luật sư Ngoài việc vượt qua cả haigiai đoạn của SQE, các ứng viên tương lai phải hoàn thành hai năm kinhnghiệm làm việc đủ điều kiện (QWE) và chứng minh rằng họ có tư cách phùhợp để làm việc trong lĩnh vực này19

Nói một cách đơn giản, điều kiện làm luật sư ở Anh và xứ Wales thôngqua lộ trình SQE mới là: (1) Có bằng đại học; (2) Vượt qua kỳ thi SQE1 vàSQE2; (3) Hoàn thành hai năm kinh nghiệm làm việc đủ tiêu chuẩn (QWE);(4) Thể hiện tư chất, phong cách phù hợp SQE khác với LPC ở chỗ nó là mộtloạt các kỳ thi chứ không phải là một khóa học thực tế, do đó SQE không liênquan đến bất kỳ chương trình giáo dục hoặc đào tạo trực tiếp nào Các lựachọn khóa học chuyển đổi luật mới sẽ được triển khai cùng với Chứng chỉ Tốtnghiệp luật (GDL) nhằm cung cấp cho sinh viên nhiều lựa chọn để chuẩn bịcho SQE

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập và đáp ứng các yêu cầu, luật sư

có thể đăng ký hành nghề với tư cách độc lập Luật sư ở Vương quốc Anhthường chọn một lĩnh vực hoặc chuyên môn cụ thể để tập trung và phát triểnchuyên môn, chẳng hạn như luật dân sự, luật hình sự, luật doanh nghiệp, luậtgia đình, hoặc luật bất động sản Khung pháp lý để điều chỉnh các dịch vụpháp lý ở Anh và xứ Wales được quy định trong Đạo luật Dịch vụ Pháp lýnăm 2007 (LSA)20 Theo LSA, chỉ các cá nhân và công ty được một cơ quan

19 https://www.llmstudy.com/editorial/llm_advice/legal_careers/how_to_become_a_uk_lawyer/ (20/3/2023);

20 Học viện tư pháp (2023), Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư, NXB Tư pháp, tr.112

Trang 24

quản lý có thẩm quyền phê duyệt (AR) chỉ định mới có quyền cung cấp cácdịch vụ pháp lý, bao gồm: Đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện tụng tạitòa; Tiến hành các vụ kiện tụng và bảo vệ cho khách hàng tại tòa; Hoạt độngliên quan đến pháp lý khác; Hoạt động chứng thực di chúc; Hoạt động côngchứng; Việc quản lý và thực hiện các lời tuyên thệ

Luật sư tại Vương quốc Anh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đạođức cũng như quy định pháp luật Ở Anh, phổ biến là các luật sư hành nghềtheo hình thức luật sư tư vấn (Solicitor) là thành viên của Hội Luật gia và chịu

sự điều chỉnh bởi các quy định do một cơ quan độc lập có tên là Cơ quan quản

lý luật sư (Solicitors Regulatory Authority – SRA) ban hành, bao gồm Quy tắckhung về thực hành (SRA 2019) và theo Đạo luật về luật sư năm 1974 Cácluật sư tranh tụng (barristers) giữ số lượng lớn thứ hai trong số những ngườihành nghề luật sư tại Anh21 được quản lý bởi Hội đồng của Hiệp hội luật sư(Bar Standards Board-SBS), chỉ được thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụpháp lý nếu họ được BSB (LSA) cho phép

Luật sư dân sự (civil litigation solicitors) tại Vương quốc Anh là nhữngchuyên gia trong lĩnh vực TTDS, làm việc độc lập hoặc tham gia và công tyluật Họ đại diện cho khách hàng trong các vụ án liên quan đến tranh chấp vềquyền và lợi ích dân sự Luật sư dân sự thường tập trung vào một hoặc một sốlĩnh vực chuyên môn như hợp đồng, bảo hiểm, bất động sản, lao động và ditrú, gia đình và hôn nhân và các vấn đề pháp lý khác Mỗi lĩnh vực này đòi hỏikiến thức pháp lý sâu rộng và kỹ năng tố tụng cụ thể Luật sư dân sự đóng mộtvai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của Vương quốc Anh và giúpkhách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và chuyênnghiệp

1.3.2 Kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản

Theo luật TTDS Nhật Bản, có hai hình thức để giải quyết những vấn đề

về dân sự tại Tòa án đó là: “tố tụng và điều đình” 22 Chế độ Chánh án lắng

21 Học viện tư pháp (2023), Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư, NXB Tư pháp, tr.113

22 Quy chế về tố tụng dân sự (số 5, ngày 17/11/1996 của tòa án nhân dân tối cao), Luật Nhật Bản, tập 3 năm

1998, Hà Nội

Trang 25

nghe hai bên đương sự trình bày lời khai trên cơ sở điều tra chứng cứ, căn cứvào pháp luật để quyết định lời khai của bên nào đúng chính là hình thức tốtụng còn điều đình là phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự thông quađối thoại nên trong quá trình điều đình cần sự có mặt các bên đương sự

Tại Nhật Bản, luật sư được gọi là "Bengoshi" (弁護士 ), có nghĩa lànhững chuyên gia pháp lý chuyên về lĩnh vực dân sự và tư pháp, và họ cóquyền thực hiện các hoạt động liên quan đến tư vấn pháp lý và đại diện trongTTDS cho các bên tham gia vụ việc Để trở thành một Bengoshi tại Nhật Bản,

cá nhân phải vượt qua kỳ thi đặc biệt và sau đó thực tập tại một văn phòngluật sư trong một khoảng thời gian nhất định Sau khi hoàn thành thời gianthực tập và đạt được các yêu cầu liên quan, họ sẽ được công nhận và cấp giấyphép để thực hành nghề luật sư Bengoshi đóng vai trò quan trọng trong hệthống tư pháp Nhật Bản và giúp đảm bảo tính công bằng và trật tự trongTTDS

Đương sự có thể ủy nhiệm cho luật sư thay mặt mình tham gia điềuđình, nếu vì lý do bệnh tật mà đương sự không thể có mặt thì phải có giấy chophép của Ủy ban điều đình và ủy nhiệm cho một người trong gia đình mìnhhiểu rõ sự việc có mặt tại nơi điều đình Thông qua hình thức tố tụng và điềuđình, luật sư có thể tham gia giải quyết tranh chấp dân bằng cách đảm nhậnmột số vai trò như:

Luật sư đại diện: Luật sư có thể đại diện cho bên kiện hoặc bên bị kiện

trong quá trình tố tụng tại Tòa án, ở vai trò này, luật sư là người nắm vữngkiến thức pháp lý, qua các hoạt động thu thập chứng cứ, đưa ra quan điểm, lậptrường pháp lý để bảo vệ khách hàng

Luật sư biện hộ: Luật sư thường đại diện cho bên bị kiện và phản đối lời

khai và lập trường của bên kiện trong quá trình tố tụng, nhiệm vụ của họ làbảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị kiện và cố gắng bảo đảmrằng quy trình tố tụng được tuân thủ đúng quy định

Luật sư tham gia điều đình: trong quá trình điều đình, luật sư có thể

tham gia như là người đại diện cho khách hàng hoặc là người biện hộ Họ sẽ

Trang 26

tham gia vào cuộc đàm phán và đối thoại với bên đối tác trong việc giải quyếttranh chấp ngoài tòa án

Luật sư thay mặt đương sự trong điều đình: Nếu đương sự không thể có

mặt trong quá trình điều đình vì lý do bệnh tật hoặc vì lý do khác, luật sư cóthể được ủy nhiệm để thay mặt đương sự vào cuộc đám phán và đối thoại

Luật sư dân sự tại Nhật Bản nắm giữ vai trò quan trọng trong việc giúpkhách hàng giải quyết các vấn đề dân sự và bảo vệ quyền và lợi ích của họ trongquá trình tố tụng và tranh chấp pháp lý Ở các khía cạnh khác nhau, vai trò củaluật sư thể hiện mức độ khác nhau Với những vụ kiện có quy mô lớn, luật sư

giữ vai trò là đầu mối liên lạc “nếu mỗi bên có nhiều luật sư tham gia thì các

luật sư có thể cử ra một luật sư đóng vai trò đầu mối liên lạc và thông báo bằng biên bản về việc đề cử này cho Tòa án biết” 23 Trong các vụ kiện đã được Tòa

án hòa giải nhưng không thành, nhận thấy cần thiết phải dùng đến các thủ tục doTòa án quy định để giải quyết vụ việc thì luật sư có quyền phản đối trong vòng 2tuần lễ Hậu quả của việc thực hiện quyền này của luật sư là phán quyết của Tòa

án sẽ mất hiệu lực Ngoài ra, luật sư còn có quyền thông báo bằng văn bản về lý

do tạm đình chỉ xét xử cho Tòa án24 “Điểm khác biệt điển hình trong tranh tụng

ở Nhật Bản so với tranh tụng ở Mỹ và ở nhiều nước phưong Tây là luật sư tranh tụng đóng vai trò hết sức thụ động trong phiên toà Vì vậy ít khi người tham dự phiên toà ở Nhật Bản được chứng kiến một cuộc tranh luận thực sự giữa luật sư của bên nguyên và bên bị tại toà Các luật sư Nhật Bản vì vậy không cần phải

có tài hùng biện, tranh cãi và đây là một yếu kém của giới luật sư Nhật Bản so với giới luật sư ở nhiều nước trên thế giới.”25 Tuy vậy, luật sư Nhật Bản thamgia trong tố tụng và điều đình vẫn nhằm mục đích đảm bảo rằng quyền và lợi íchcủa khách hàng được bảo vệ và được đại diện một cách tốt nhất trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp dân sự

1.3.3 Kinh nghiệm lập pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

CHND Trung Hoa và Việt Nam có nhiều nét tương đồng trong hệ thống

23 Quy chế về tố tụng dân sự (số 5, ngày 17/11/1996 của TAND tối cao), Luật Nhật Bản, tập 3, Hà Nội, tr 160;

24 Quy chế về tố tụng dân sự (số 5, ngày 17/11/1996 của TAND tối cao), Luật Nhật Bản, tập 3, Hà Nội, tr.139.

25 Khái quát về hệ thống pháp luật Nhật bản, https://everest.org.vn/khai-quat-ve-he-thong-phap-luat-nhat-ban , truy cập ngày: 19/8/2023;

Trang 27

luật và cách tiếp cận luật Cả hai đều có truyền thống luật thành văn và đượcxếp vào hệ thống luật XHCN Việc nghiên cứu kỹ lưỡng về các quy định phápluật cũng như tìm hiểu về chế định luật sư dân sự của CHND Trung Hoa sẽgiúp ích cho việc học hỏi và rút kinh nghiệm khi phát triển và cải thiện hệthống pháp luật của nước ta.

Điều 2 Luật về luật sư của CHND Trung Hoa quy định: “luật sư có

nghĩa là người hành nghề luật có chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật này và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho xã hội” Năm 1996,

CHND Trung Hoa đã tiến hành hoạt động cải cách quan trọng đối với hoạtđộng luật sư nhằm xây dựng đội ngũ luật sư XHCN mang màu sắc Trung Hoa

và tạo điều kiện cho các luật sư hội nhập với đội ngũ luật sư trên thế giới theohướng:

- Khuyến khích mở rộng các hình thức tổ chức hành nghề như Vănphòng luật sư hợp doanh, văn phòng luật sư hợp tác, văn phòng luật sư do nhànước đầu tư vốn thành lập…

- Thiết lập và quy chuẩn hóa quy chế đào tạo, thi, công nhận luật sư.CHND Trung Hoa thực hiện rất nhiều cải cách trong hệ thống đào tạo luật sưnhằm đảm bảo rằng họ tiếp thu được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thựchiện công việc một cách hiệu quả và chuyên nghiệp Kỳ thi quốc gia côngnhận đủ tiêu chuẩn luật sư được tổ chức mỗi năm một lần do Bộ tư pháp chịutrách nhiệm tổ chức;

- Cơ chế quản lý luật sư được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp giữaquản lý nhà nước với vai trò tự quản của Hiệp hội luật sư mà cụ thể là nhànước cấp chứng chỉ hành nghề còn Hiệp hội luật sư tập trung vào giám sáthoạt động và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của luật sư;

- Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằmtạo ra cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động của luật sư…

Trong lĩnh vực pháp luật TTDS, tại kỳ họp thứ 4 ngày 09/04/1991, Đạibiểu đại hội nhân dân toàn quốc khóa VII nước CHND Trung Hoa đã thông

qua Luật TTDS Luật sư với nhiệm vụ “bảo vệ quyền lợi tố tụng của đương

Trang 28

sự, bảo đảm cho TAND làm rõ sự thực, phân rõ phải trái, vận dụng đúng pháp luật, kịp thời giải quyết các vụ án dân sự, trừng trị các hành vi xâm phạm quyền dân sự, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của đương sự, giáo dục công dân tự giác tuân thủ pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội, trật tự kinh tế, bảo đảm cho công cuộc xây dựng CNXH được tiến hành thuận lợi” (Điều 2), Luật

TTDS chính là một đảm bảo pháp lý tốt nhất để các luật sư bảo vệ hiệu quảcho quyền lợi hợp pháp của đương sự

Một trong những nguyên tắc cơ bản pháp luật TTDS nước CHNDTrung Hoa là đương sự có quyền tự mình hoặc nhờ người khác thay mặt mìnhtham gia tố tụng Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật có quyền ủynhiệm 1 đến 2 người làm đại diện tố tụng Người đại diện tố tụng này có thể làluật sư hoặc bất kỳ người nào khác Điều 58 Luật TTDS nước CHND Trung

Hoa quy định: “Luật sư, những người thân gần gũi của đương sự, những

người được đoàn thể xã hội hữu quan hoặc người do đơn vị sở tại cử và những công dân khác đều có thể được ủy nhiệm làm người đại diện tố tụng”.

Việc ủy nhiệm này phải bằng văn bản (thư ủy nhiệm), có chữ ký hoặc dấu củangười ủy nhiệm Trường hợp quyền hạn của người đại diện trong tố tụng cóthay đổi hoặc hủy bỏ, đương sự phải viết giấy thông báo cho Tòa án biết vàTòa án sẽ thông báo cho phía còn lại (Điều 60)

Như vậy, so với các quy định của pháp luật Việt Nam, Luật TTDS củaCHND Trung Hoa mặc dù có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về vị trí,vai trò của luật sư trong TTDS song về cơ bản những quy định về điều kiện,

tư cách, quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng có nhiều điểm

tương đồng với quy định pháp luật Việt Nam.

Trang 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã làm rõ khái niệm về luật sư và sự tham giacủa luật sư trong quá trình giải quyết vụ án dân sự; ý nghĩa về sự tham gia củaluật sư trong vụ án dân sự Ngoài ra, tại Chương này, luận văn cũng đã kháilược được sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật Việt Namliên quan tới sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự, cũng như đề cập tớikinh nghiệm lập pháp của một số nước trên thế giới để có một cái nhìn sâu sắc

về vấn đề nghiên cứu, đồng thời có thể rút ra những bài học kinh nghiệm choViệt Nam trong việc hoàn thiện các quy định về sự tham gia của luật sư trong

vụ án dân sự

Như vậy, Chương 1 của Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận,Chương 2 của Luận văn sẽ tiếp tục phân tích và luận giải các quy định pháp luậthiện hành liên quan tới sự tham gia của luật sư trong giải quyết vụ án dân sự

Trang 30

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SỰ THAM GIA CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

2.1 Quy định chung về sự tham gia của luật sư trong vụ án dân sự với tư cách đại diện hoặc bảo vệ quyền lợi của đương sự

Khoản 2 Điều 22 Luật luật sư năm 2006 quy định phạm vi hành nghề

của luật sư: “tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật” Như vậy, trong hoạt động tố tụng nói chung và trong quá trình

giải quyết vụ án dân sự nói riêng, luật sư có thể tham gia TTDS với tư cách làđại diện theo theo ủy quyền hoặc tham gia với vai trò là người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp cho đương sự

2.1.1 Quy định về sự tham gia của luật sư với tư cách người đại diện của đương sự trong vụ án dân sự

Trong thực tiễn, các chủ thể có quyền tự mình tham gia vào các giaodịch dân sự, thực hiện hành vi pháp lý và thiết lập quan hệ dân sự Tuy nhiên,

có những trường hợp khi họ không thể hoặc không muốn trực tiếp thực hiệnthì có thể thông qua hành vi của người khác là người đại diện theo pháp luậthoặc theo uỷ quyền của mình Căn cứ khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015:

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự Như vậy, đại diện là một quan hệ pháp luật mà trong đó,

người đại diện thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của người mà họ đại

diện, trong các vụ án dân sự thì: “người đại diện của đương sự là người tham

gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án” 26 Người đại diện là

26 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, NXB Công an Nhân dân, tr.115;

Trang 31

người nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba, vì lợiích của người được đại diện do đó nắm giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệttrong quá trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự

*Quy định về cơ sở tham gia tố tụng

Cơ sở pháp lý chung về người đại diện trong TTDS được quy định tạiĐiều 85 BLTTDS năm 2015 Theo khoản 1 Điều 85 BLTTDS năm 2015, cóhai loại đại diện trong TTDS là đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên)

và đại diện theo ủy quyền Luật sư có thể tham gia vụ án dân sự với tư cách là

người đại diện theo ủy quyền, điều này được quy định tại khoản 4 Điều 85

BLTTDS năm 2015 Theo đó, “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định

của BLDS là người đại diện theo ủy quyền trong TTDS” Về nguyên tắc

chung, các quy định về người đại diện theo ủy quyền mà luật sư là một trong

số đó trong BLDS (luật nội dung) sẽ được áp dụng trong hoạt động TTDS căn

cứ vào BLTTDS (luật hình thức) Quy định này kế thừa trên cơ sở “một người

đã là người đại diện theo ủy quyền trong quan hệ dân sự thì tiếp đó sẽ vẫn làđại diện theo ủy quyền khi tham gia các quan hệ TTDS27”

*Quy định về điều kiện trở thành người đại diện theo ủy quyền của đương sự

Quan hệ ủy quyền trong TTDS cho phép cá nhân, pháp nhân có thể ủyquyền cho luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư tham gia và đại diện chomình trong hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình Theo nguyên tắc chung, quan hệ đại diện theo ủy quyền trong hoạt độngTTDS cần tuân theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy địnhtại Điều 117 BLDS năm 2015, có nghĩa là:

(1) Đương sự và luật sư (hoặc tổ chức hành nghề luật sư) phải có nănglực hành vi và năng lực pháp luật dân sự phù hợp, nghĩa là cả hai bên trongquan hệ ủy quyền hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ dân sự của mình đồng thời cókhả năng bằng hành vi của mình tham gia trong quan hệ ủy quyền TTDS; Căn

cứ quy định của BLDS năm 2015, năng lực hành vi của một cá nhân được

27 Trần Anh Tuấn (Chủ biên, 2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Tư pháp, tr.215

Trang 32

pháp luật quy định dựa trên hai tiêu chí: độ tuổi và khả năng nhận thức, theo

đó họ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ trường hợp tranh chấp lao động),không có nhược điểm về thể chất và tâm thần… Khi nhận trách nhiệm làngười đại diện cho đương sự trong vụ án, luật sư có quyền độc lập, quyết định

về tất cả những vấn đề trong phạm vi mình được ủy quyền và phải chịu tráchnhiệm về các quyết định đó Điều này đòi hỏi luật sư phải có kiến thức, kỹnăng pháp lý cần thiết để bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự mà mình đạidiện

(2) Các bên trong quan hệ ủy quyền TTDS phải hoàn toàn tự nguyện;đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, đương sự và luật sư hoặc tổ chức hànhnghề luật sư khi tham gia vào quan hệ ủy quyền phải hoàn toàn tự nguyện, tức

là hai bên đều đồng thuận theo đúng ý chí, mong muốn của mình, không bị épbuộc hoặc đe dọa

(3) Mục đích và nội dung ủy quyền không vi phạm điều cấm của luật,không trái đạo đức xã hội vì đây là những thỏa thuận cam kết không đượcphép xác lập Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp và côngbằng của quan hệ ủy quyền trong tố tụng Nếu mục đích hoặc nội dung củaquan hệ ủy quyền vi phạm luật hoặc đạo đức xã hội, nó có thể được coi là vôhiệu hoặc không hợp pháp

(4) Hình thức ủy quyền phải phù hợp với quy định của pháp luật: Luật

sư hoặc tổ chức hành nghề luật sư được đương sự ủy quyền thay mặt mìnhtham gia giải quyết vụ án dân sự sẽ có quyền và nghĩa vụ tố tụng phát sinhdựa trên sự kiện có văn bản ủy quyền Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015

quy định: “người đại diện theo ủy quyền trong TTDS thực hiện quyền, nghĩa

vụ TTDS của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền”, có nghĩa rằng khi

ủy quyền cho luật sư tham gia giải quyết vụ án, giữa đương sự và luật sự phảilập thỏa thuận ủy uyền dưới hình thức văn bản, có thể là hợp đồng ủy quyềnhoặc giấy ủy quyền

Cần lưu ý những trường hợp không được làm đại diện được quy định tạiĐiều 87 BLTTDS năm 2015 Theo đó, luật sư và tổ chức hành nghề luật sư

Trang 33

không được làm người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong vụ án dântrong trường hợp: (i) họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với ngườiđược đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợiích hợp pháp của người được đại diện, hoặc (ii) nếu họ đang là người đại diệntheo pháp luật trong TTDS cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợppháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người đượcđại diện trong cùng một vụ án.

* Quy định về phạm vi ủy quyền khi tham gia tố tụng:

Phạm vi thực hiện công việc ủy quyền của luật sự hoặc tổ chức hànhnghề luật sư với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự đượcxác định dựa trên các nội dung, thỏa thuận được ghi nhận trong văn bản ủyquyền Khi đó, đương sự có thể ủy quyền một phần hoặc toàn bộ quyền vànghĩa vụ của mình trong vụ án dân sự cho luật sư hoặc tổ chức hành nghề luật

sư nhận ủy quyền

Trong một số trường hợp đặc thù, phạm vi tham gia vụ án của luật sư sẽ

bị hạn chế, như các trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc củakhách hàng được quy định tại Quy tắc 11 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xửnghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-

HĐLSTQ ngày 13/12/2019: “Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp

nhận vụ việc của khách hàng như: Khách hàng lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng; Khách hàng yêu cầu dịch

vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch

vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật; Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chúng cứ giả”;

* Quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của luật sư khi tham gia với vai trò đại diện theo ủy quyền

Căn cứ quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015, khi tham gia vào vụ

án dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, luật sưcùng với các đương sự khác hoặc đại diện hợp pháp của họ đều có quyền,nghĩa vụ ngang nhau Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 khẳng định, luật

Trang 34

sư với vai trò là người đại diện theo ủy quyền của đương sự sẽ thực hiện cácquyền và nghĩa vụ TTDS theo nội dung văn bản ủy quyền

- Quyền của luật sư với vai trò người đại diện theo ủy quyền

Như trên đã nêu, khi tham gia vụ án dân sự với vai trò là người đại diệntheo ủy quyền, luật sư được tiến hành các hoạt động tố tụng trên cơ sở cácquyền chung trong phạm vi ủy quyền của đương sự hoặc người đại diện hợppháp của đương sự Cụ thể các quyền chung của đương sự quy định tại Điều 70BLTTDS năm 2015, đó là:

+Quyền cung cấp tài liệu chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự mà mình đại diện;

+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng

cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho toà án;

+ Đề nghị tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tựmình không thể thực hiện được; đề nghị tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trìnhtài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan,

tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng

cứ đó; đề nghị tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết địnhviệc định giá tài sản;

+ Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuấttrình hoặc do tòa án thu thập được, trừ các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bímật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinhdoanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự;

+ Đề nghị tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấptạm thời;

+ Tự thỏa thuận với các đương sự có quyền lợi đối lập hoặc đại diện hợppháp của họ về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do tòa án tiến hành;

+ Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự

mà mình đại diện;

+ Yêu cầu thay người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khi có căn

cứ theo luật định hoặc có căn cứ chứng minh những người này không vô tư,

Trang 35

khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình giảiquyết vụ án;

+ Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của BLTTDS; bảo vệ tốtnhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, giúp tòa án có cái nhìn kháchquan và toàn diện về vụ án để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất,đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các đương sự được thực hiện và tuân thủ quyđịnh của pháp luật

+ Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, giúp tòa án cócái nhìn khách quan và toàn diện về vụ án để có thể đưa ra những quyết địnhđúng đắn nhất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các đương sự được thực hiện vàtuân thủ quy định của pháp luật

+ Đề nghị tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi nhận thấy có đủ căn cứtheo luật định;

+ Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đềxuất với tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặcvới người làm chứng;

+Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và phápluật áp dụng;

+ Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của tòa án;

+ Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của tòa án theo quy định củapháp luật;

+ Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm,tái thẩm bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Ngoài các quyền theo quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015, với tưcách là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, luật sư còn có quyền thayđổi nội dung yêu cầu khởi kiện, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện(Điều 71 BLTTDS năm 2015) Trong trường hợp là luật sư của bị đơn, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan, luật sư có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phầnhoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của khi những người này có yêu cầu độc lập (Điều

72 BLTTDS năm 2015)

Trang 36

- Nghĩa vụ của luật sư khi tham gia TTDS với cách là người đại diện

theo ủy quyền

Khi tham gia vụ án dân sự dưới tư cách là người đại diện theo ủy quyềncủa đương sự, bên cạnh các quyền, luật sư cần tuân theo các nghĩa vụ đượcquy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 như sau: Phải có mặt theo giấy triệutập của tòa án và chấp hành quyết định của tòa án trong quá trình tòa án giảiquyết vụ việc; Tôn trọng tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;Gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơnkhởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ các tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đãcó;

Như vậy, về mặt nguyên tắc các đương sự trong TTDS đều bình đẳng vớinhau nên đều có nghĩa vụ ngang nhau Các quyền và nghĩa vụ của đương sựđược quy định rất cụ thể, chặt chẽ, song khi luật sư là người đại diện cho đương

sự họ chỉ được thực hiện hoạt động tố tụng trong phạm vi văn bản ủy quyền; Vìvậy, người luật sư cần phải thực hiện công việc được ủy quyền một cách tận tụy,trung thực khi tham gia tố tụng nhân danh khách hàng Một nguyên tắc rất đánglưu ý được ghi nhận tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 liên quan tới việc nâng caotrách nhiệm của đương sự cũng như luật sư đại diện khi sử dụng quyền và thực

hiện nghĩa vụ của đương sự trong quá trình tố tụng, đó là: “sử dụng quyền của

đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của tòa án, đương sự khác, trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định”

* Quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong vụ án dân sự và hậu quả pháp lý

Căn cứ Điều 89 BLTTDS năm 2015: “Người đại diện theo ủy quyền trong

TTDS chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự”, có thể hiểu

rằng các trường hợp chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền trong TTDS đượctuân theo quy định của luật nội dung là BLDS năm 2015 Trên cơ sở đó, tạikhoản 3 Điều 140 BLDS năm 2015 đã liệt kê các căn cứ chấm dứt đại diện ápdụng chung cho mọi trường hợp đại diện theo ủy quyền Khi luật sư tham gia

Trang 37

hoạt động tố tụng trong vụ án dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyềncủa đương sự thì việc đại diện theo ủy quyền này có thể chấm dứt khi thuộc mộttrong những trường hợp sau đây: Đương sự và luật sư thỏa thuận chấm dứt quan

hệ đại diện theo ủy quyền; Thời hạn ủy quyền đã hết; Công việc được ủy quyền

đã hoàn thành; Đương sự hoặc luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủyquyền; Đương sự ủy quyền là cá nhân hoặc luật sư chết hoặc bị tòa án tuyên bốmất tích hoặc đã chết; Đương sự ủy quyền là pháp nhân hoặc tổ chức hành nghềluật sư nhận ủy quyền chấm dứt sự tồn tại; Luật sư hoặc đương sự bị mất nănglực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Khoản 2 Điều 90 BLTTDS năm 2015 ghi nhận về hậu quả pháp lý khichấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa luật sư và đương sự, đó là: trongtrường hợp chấm dứt việc đại diện theo ủy quyền trong vụ án dân sự thì đương

sự hoặc người thừa kế của đương sự sẽ trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyềncho người khác thay mặt mình tham gia vào vụ án Cần lưu ý, trường hợp luật sư

đơn phương chấm dứt quan hệ đại diện theo ủy quyền cần có “thái độ tôn trọng

khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt…”28

Tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của luật sư khi là người đại diệntheo ủy quyền của đương sự đã phát huy và góp phần không nhỏ trong quátrình tìm kiếm và làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm tốt hơncho quyền và nghĩa vụ của đương sự, hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng xét

xử đúng pháp luật, từ đó góp phần bảo vệ pháp chế XHCN

2.1.2 Quy định về sự tham gia của luật sư với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự

* Quy định về cơ sở tham gia tố tụng

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người thamgia tố tụng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu cầu

28 Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số HĐLSTQ ngày 13/12/2019; Quy tắc 14.

Trang 38

201/QĐ-(nhờ) tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ29 Luật sư giữ

vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự “khi có yêu

cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” (khoản 2 Điều 75 BLTTDS năm 2015) Theo

đó, luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ngoàithoải mãn các điều kiện, tiêu chuẩn của một luật sư nói chung, để tham gia vụ

án dân sự, cần có hai điều kiện là được đương sự yêu cầu và đề nghị Tòa án

làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

bằng việc xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư (thẻ luật sư,giấy yêu cầu luật sư) Lưu ý rằng, tòa án vẫn có thể từ chối việc làm thủ tụcđăng ký cho luật sư và phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối(khoản 5 Điều 75 BLTTDS năm 2015) song BLTTDS năm 2015 lại khôngquy định những trường hợp nào tòa án có quyền hoặc phải từ chối làm thủ tụcđăng ký luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

* Quy định về phạm vi tham gia tố tụng

Theo quy định tại Điều 75 và Điều 76 BLTTDS năm 2015, luật sư sẽtham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong TTDS vàcũng không bị giới hạn bởi các trường hợp ly hôn, cấp dưỡng, liên quan tớiquyền nhân thân của đương sự Một luật sư có thể tham gia tố tụng để bảo vệquyền lợi cho nhiều đương sự trong một vụ án nếu quyền lợi của các đương

sự không đối lập nhau hoặc một đương sự có thể được bảo vệ bởi nhiều luậtsư

* Quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của luật sư khi tham gia vụ

án dân sự dưới tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Khi tham gia vụ án dân sự với tư cách là người đại diện do đương sự ủyquyền, quyền và nghĩa vụ của luật sư bị hạn chế hoặc không hạn chế trongphạm vi uỷ quyền Trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng với tư cách làngười bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì được BLTTDS năm 2015 quy

29 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr.123

Trang 39

định cụ thể:

- Về quyền của luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của đương sự:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 BLTTDS năm 2015 thì người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tham gia tố tụng từ khi

khởi kiện hoặc bất kì giai đoạn nào, hoặc tham gia tất cả các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của đương sự được quyền có mặt trong bất cứ giai đoạn nào của quá trìnhTTDS có ý nghĩa quan trọng vì họ sẽ trợ giúp, bảo vệ đương sự xuyên suốtquá trình tố tụng

Khoản 2 Điều 76 BLTTDS năm 2015 quy định với tư cách là người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự luật sư có quyền thu thập và cungcấp tài liệu, chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép,sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Để đảm bảo hoạt động thu thậpchứng cứ đạt hiệu quả cao, pháp luật quy định cho luật sư có quyền yêu cầu cánhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp tài liệu,chứng cứ đó cho mình Quá trình ghiên cứu hồ sơ vụ án giúp luật sư nắm bắtđược các tình tiết trong các mối quan hệ pháp luật trong vụ án, từ đó đưa ra kếhoạch cung cấp và bổ sung chứng cứ Ngoài ra, qua việc nghiên cứu hồ sơ, tàiliệu của vụ án, còn giúp luật sư có điều kiện phát hiện những sai lầm, thiếusót, vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng

Khoản 3 Điều 76 BLTTDS năm 2015 quy định với tư cách là người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự luật sư có quyền tham gia phiêntòa hoặc gửi văn bản là điều kiện thuận lợi để luật sư thể hiện vai trò củamình Thông qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, bám sát tình tiết, sự kiện,luật sư mới có thể đưa ra lập luận phù hợp bảo vệ đương sự, cũng như đưa raquy định pháp luật áp dụng giúp quá trình giải quyết vụ án được tiến hànhnhanh chóng, chính xác

Khoản 4 Điều 76 BLTTDS năm 2015 quy định với tư cách là người bảo

Trang 40

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự luật sư có quyền thay mặt đương

sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác Để

quá trình tố tụng diễn ra một cách khách quan, đảm bảo quyền của đương sự,trong một số trường hợp khi có căn cứ cho rằng có sự không vô tư, khôngkhách quan khi tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặcthay đổi Khi đó, luật sư có thể dựa vào những căn cứ luật định để đề nghịthay đổi người tiến hành tố tụng được quy định cụ thể tại Điều 52 BLTTDS

2015 Ngoài ra, đối với mỗi tư cách của người tiến hành tố tụng, trong một sốtrường hợp đặc thù thì người tiến hành tố tụng sẽ bị thay đổi khi có yêu cầunếu không từ chối (Điều 53, 54 BLTTDS năm 2015) Khi nhận thấy có căn cứ

để tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 214 BLTTDS năm

2015, luật sư có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc nhưđương sự

- Về nghĩa vụ của luật sư giữ vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự

Khi nhận nhiệm vụ là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chođương sự thì bên cạnh các quyền, luật sư cần tuân thủ các nghĩa vụ được quyđịnh chi tiết, cụ thể tại Điều 76 BLTTDS năm 2015, bao gồm: nghĩa vụ trợgiúp đương sự về mặt pháp lý như tư vấn và tham gia tranh luận tại phiên toà;bằng việc sử dụng những kiến thức và sự am hiểu về pháp luật tư vấn, giảithích cho đương sự nhận thức được quyền, nghĩa vụ của mình cũng như cácnghĩa vụ chung của đương sự quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015

Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có

nghĩa vụ “tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến

hành tố tụng yêu cầu”, bởi việc có mặt của luật sư có liên quan mật thiết tới

kết quả giải quyết vụ án Luật sư cần nghiêm chỉnh chấp hành các quyết địnhcủa Toà án và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa được quy định Điều

234 BLTTDS 2015 Về cơ bản, BLTTDS năm 2015 đã quy định về quyền vànghĩa vụ tố tụng của luật sư khi tham gia vụ án dân sự với tư cách người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khá cụ thể và cần thiết, phù hợp

Ngày đăng: 09/03/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w