1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA MỸ Ở PHILIPPINES TRONG LĨNH VỰC NGÔN NGỮ (1900 - 1935) VÀ HỆ QUẢ

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải Cách Giáo Dục Của Mỹ Ở Philippines Trong Lĩnh Vực Ngôn Ngữ (1900 - 1935) Và Hệ Quả
Tác giả Trần Thị Quế Châu
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Quế Châu
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 1935
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kinh tế CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA MỸ ở PHILIPPINES TRONG LĨNH vực NGÔN NGỮ (1900 - 1935) VÀ HỆ QUẢ TRẦN THỊ QUẾ CHÂU TS. Trần Thị Quế Châu, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Một đặc điểm chung của các cuộc cải cách giáo dục theo mô hình phương Tây ở châu Á trong thế kỷ XIX và XX là việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy ở hầu hết các quốc gia. Khác với các cường quốc thuộc địa trong khu vực, cải cách giảo dục của Mỹ ở Philippines đã không chỉ đưa tiếng Anh vào giảng dạy như là một ngoại ngữ mà nó còn được chọn làm phương tiện giảng dạy ở tất cả các bậc học và xa hơn là trở thành ngôn ngữ chính thức. Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh, nội dung và quá trĩnh thực thi cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ trong giai đoạn từ 1900 đến 1935. Trên cơ sở đó, với cách tiếp cận liên ngành giữa lịch sử, ngôn ngữ, và văn hoá, bài viết sẽ phân tích củng như thảo luận những hệ quả của cải cách này đối với Philippines từ đó cho đến nay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Philippines là một trường hợp điển hỉnh của quốc gia phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ thời hậu thuộc địa, giữa một bên là xu hướng hội nhập, toàn cầu hoả và một bên là ý thức bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ dân tộc và định hình bản sắc quốc gia. Từ khóa: Cải cách, Giáo dục, Mỹ, Philippines, Ngôn ngữ Mở đầu Philippines là một quốc gia nằm tại ngã tư Đông Nam Á, giữa Ân Độ Dương và Thái Bình Dương, nơi gặp gỡ và giao thoa giữa văn hóa An Độ, Islam giáo và Trung Quốc; nơi Indonesia và Malaysia xây dựng nền văn hóa của họ từ ảnh hưởng của nền văn minh An Độ và Islam giáo; và là nơi Việt Nam tiếp biến văn hoá Trung Quốc, còn Philippines chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây. Philippines trở thành quốc gia Thiên chúa giáo lớn nhất ở châu Á sau hơn ba thế kỉ dưới sự cai trị của Tây Ban Nha và là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ ba trên thê giới sau hơn 40 năm dưới sự cai trị của Mỹ. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi mà tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, một mặt Philppines có nhiều điều kiện thuận Trần Thị Quê'''' Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ... 53 lợi để phát triển đất nước, mặt khác, Philippines đã đang và sẽ phải đối mặt với sự phức tạp của việc hoạch định chính sách ngôn ngữ thời hậu thuộc địa. Đó là sự đấu tranh giữa tinh thần dân tộc chủ nghĩa với những di sản ngôn ngữ thời kì thực dân. Bài viết này nhằm mục đích khám phá cải cách giáo dục của Mỹ ở Phillipines trên lĩnh vực ngôn ngữ và những tác động lâu dài của nó đối với xã hội Philippines. 1. Ngôn ngữ giảng dạy ở Philippines trước cải cách giáo dục của Mỹ Philippines là quần đảo với 7.107 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở Đông Nam Á. Trong quá trình lịch sử, họ đã có sự giao lưu, tiếp xúc liên tục với nhiều nền văn hoá châu Á khác. Điều này đã định hình một bức tranh ngôn ngữ đa dạng ở Philippines trước khi tiếp xúc với các nước phưomg Tây. Ngôn ngữ Philippines cổ rất đa dạng và mang tính địa phương, không phải là ngôn ngữ chung hay ngôn ngữ quốc gia. Những nghiên cứu dân tộc học cho thấy, Philippines có trên dưới 100 thổ ngữ tương đương với 100 nhóm dân tộc địa phương của cư dân Philippines(1). Trong số những ngôn ngữ mẹ đẻ này, tiếng Tagalog được xem là cơ sở tốt nhất để hiểu tiếng Philippines. Cùng với sự đa dạng của ngôn ngữ nói, hệ thống chữ viết cổ đã được người Philippines sáng tạo ra. Những chữ viết này có liên quan đến các hệ thống chữ viết Đông Nam Á khác vốn phát triển từ chữ viết Brahmi miền Nam Ân Độ, và chữ viết của Ả Rập đã được sử dụng ở các nước Đông Nam Á, bao gồm chữ Kawi(2), chữ Baybayin, và chữ Jawi(4). Trong suốt những thế kỉ đầu dưới sự cai trị của Tây Ban Nha (1571 - 1863), chương trình giáo dục đặt trọng tâm vào việc giảng dạy tôn giáo và tổ chức các lớp học bằng tiếng địa phương. Các cha xứ Tây Ban Nha đã nghiên cứu bảng chữ cái Baybayin và sử dụng nó để truyền giáo cho người Philippines. Trên thực tế, một phần của cuốn sách ghi chép ban đầu về giáo lý Công giáo La Mã là Doctrina Christiana, được xuất bản vào năm 1593 ở Ilocano, sử dụng chữ Baybayin cùng với tiếng Tagalog đã Latinh hóa. Tiếng Tây Ban Nha - ngôn ngữ của chính quyền thuộc địa chủ yếu chỉ được giảng dạy cho giới tinh hoa(5). Trong cải cách giáo dục năm 1863 mặc dù có quy định ngôn ngữ giảng dạy trong tất cả các trường công lập phải là tiếng Tây Ban Nha. Trên thực tế, tiếng địa phương tiếp tục được sử dụng trong các trường tiểu học trên quần đảo. Để khuyến khích người Philippines sử dụng tiếng Tây Ban Nha, chính quyền quy định: 15 năm sau năm 1867, nếu không thể đọc, viết và nói tiếng Tây Ban Nha thì không thể thuộc về lớp principalia (quý tộc) hoặc không được bổ nhiệm chức Thị trưởng... hoặc 30 năm sau khi một trường học được thành lập ở một thị trấn, nếu người dân nào ở thị trấn đó có thể đọc, nói, viết tiếng Tây Ban Nha sẽ được miễn thuế cá nhân. Bắt đầu từ ngày 20121868, người không sử dụng được tiếng Tây Ban Nha sẽ không được bổ nhiệm vào bất kì vị trí nào trong chính quyền. Tuy nhiên, chính sách trên của Chính phủ dân sự bị phản đối bởi các dòng tu kiểm soát các giáo xứ và người dân. Fray Miguel Lucio Bustamante, một tu sĩ dòng Francisco cho rằng không cần thiết phải dạy tiếng Tây Ban Nha cho người Philippines mà thay 54 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô 82022 vào đó "... tất cả người Philippines chỉ cần tìm hiểu làm thế nào để cầu nguyện, để làm việc và vâng lời bề trên của mình, đặc biệt là các linh mục giáo xứ (7). Lời giải thích nữa cho sự ít ỏi về sô lượng người Philippines có thể nói hoặc viết tiếng Tây Ban Nha đó là số lượng giáo viên tốt nghiệp các trường Sư phạm Tiểu học không đủ so với nhu cầu. Chính vì thế, mặc dù Tây Ban Nha cai trị Philippines hơn ba thế kỷ nhưng chỉ có số ít người Philippines thông thạo ngôn ngữ Tây Ban Nha. 2. Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ 2.1. Cải cách của Fred. w. Atkinson ’ Năm 1898, Mỹ đã đánh bại người Tây Ban Nha trong Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha và đi đến việc ký kết Hiệp ước Paris vào tháng 121898. Theo đó, Tây Ban Nha phải từ bỏ chủ quyền của mình ở các đảo Cuba, Puerto Rico, Guam và chuyển nhượng quần đảo Philippines cho Mỹ với số tiền 20 triệu USD. Quyết định tiếp theo của người Mỹ về việc thành lập một chính quyền thuộc địa mới đã sớm dẫn đến cuộc chiến tranh Mỹ-Philippines kéo dài từ tháng 21899 đến tháng 71902. Các hoạt động giáo dục của Mỹ bắt đầu trong khi nước Cộng hoà Philippines vẫn tồn tại. Từ tháng 51899, họ bắt đầu mở một trường học ở đảo Corregidor, tiếp đó là 7 trường ở Manila từ ngày 1381898, phân công một giáo viên tiếng Anh ở mỗi trường. Mục tiêu chính của chương trình giảng dạy của quân đội không phải là để giáo dục người Philippines, mà là để trấn an họ bằng cách thuyết phục họ về thiện chí của người Mỹ. Trên thực tế, các trường học của quân đội chỉ là một công cụ hỗ trợ cho các hoạt động quân sự. Những cải cách giáo dục nhằm tái cấu trúc xã hội Philippines sẽ chỉ đến sau khi Chính phủ dân sự Mỹ ra đời(9). Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trải qua nhiều giai đoạn với những bổ sung và điều chỉnh nhưng luôn hướng đến ba trụ cột chính: xây dựng hệ thống trường công lập miễn phí, thế tục hoá và sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy. Liên quan đến cải cách ngôn ngữ, mục 14 của Dự luật giáo dục 74 do Tiến sĩ Fred, w. Atkinson soạn thảo và được ban hành vào ngày 211901 có nội dung: "‘Ngôn ngữ tiếng Anh, càng sớm càng tốt, sẽ được đưa vào tất cả các chương trình giảng dạy ở trường công và binh lính có thể trở thành người hướng dẫn chi tiết cho đến khi họ có thể được thay thế bởi các giảo viên được đào tạo”(ỵữ>. Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy được người Mỹ lí giải dựa trên những cơ sở sau đây: Thứ nhất, để thực hiện mục tiêu giáo dục công lập miễn phí trên toàn bộ quần đảo, cần có một ngôn ngữ thống nhất chung trong giáo dục. Theo quan điểm của Atkinson, tiếng Anh (do sự mở rộng của Đế quốc Anh) đã nổi lên như một “ngôn ngữ của vùng Viễn Đông”. Do đó, đối với người Philippines, sử dụng tiếng Anh là cánh cửa dẫn vào hoạt động thương mại sôi nổi, của khoa học hiện đại, của ngoại giao và chính trị(11). Hơn nữa, tiếng Anh còn là ngôn ngữ của quốc gia dân chủ hàng đầu thê giới và là ngôn ngữ mà các chuyên luận nổi tiếng nhất về dân chủ và tự do đã được viết. Không có ngôn ngữ nào tốt hơn tiếng Anh để truyền tải các hệ tư tưởng nền tảng quốc gia Mỹ cho các dân Trần Thị Quê''''Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ... 55 tộc khác nhau ở Philippines(12). Thứ hai, tiếng Tagalog-ngôn ngữ được nói ở Manila và các tỉnh xung quanh được coi là quá thô sơ về mặt ngôn ngữ để đóng vai trò là nền tảng của một quốc gia hiện đại. Hơn nữa, các quan chức Hoa Kỳ lưư ý rằng việc lựa chọn tiếng Tagalog, hoặc bất kỳ phương ngữ nào khác, có nguy cơ chống lại các nhóm dân tộcngôn ngữ khác của quần đảo. Quan trọng hơn, theo ý kiến của Tiến sĩ Fred. w. Atkinson, việc dạy một ngôn ngữ Philippines là không thực tế bởi vì việc này sẽ đòi hỏi phải có một đội ngũ dịch giả lớn tại nơi làm việc, không chỉ đưa các sách giáo khoa vào nhà trường mà còn có một số lượng lớn các loại sách thuộc mọi phương ngữ chính. Thứ ba, sau hơn ba thế kỉ dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, chỉ có khoảng 5 dân số bản xứ có thể nói ngôn ngữ này(13). Thứ tư, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức sẽ truyền bá các giá trị của người Mỹ ở Philippines một cách sâu rộng. Bằng cách này, giáo dục có thể gây ra một sự biến đổi xã hội. Cuối cùng, Uy ban đã đồng ý với lập luận của Atkinson và kết quả là Dự luật giáo dục quy định việc giảng dạy bằng tiếng Anh. Để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy duy nhất trong các trường học, Mỹ đã thực hiện các bước thay đổi sau đây: Về thay thế đội ngũ giáo viên, trong bối cảnh số lượng giáo viên do lính Mỹ chuyển sang không đủ và chỉ có một số người Philippines biết tiếng Anh, chính quyền thuộc địa quyết định nhập khẩu giáo viên chuyên nghiệp của Mỹ. Năm 1901, đợt đầu tiên của nhóm giáo viên này có khoảng 600 người, đến Philippines bằng tàu uss Thomas, do đó họ có tên phổ biến là Thomasites. Họ ngay lập tức được chỉ định giảng dạy ở các trường tiểu học và trung học. Ngoài việc dạy học cho trẻ em, họ còn có nhiệm vụ đào tạo giáo viên Philippines. Những giáo viên người Mỹ tiên phong này thực sự đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của hệ thống giáo dục Philippines. Một bước nữa được các nhà chức trách Mỹ thực hiện để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên là tổ chức Chương trình Pensionado vào năm 1903. Theo chương trình này, các sinh viên Philippines được lựa chọn đã được cử làm học giả của Chính phủ đến Mỹ để nghiên cứu thêm. Khi quay trở lại quần đảo, họ sẽ phục vụ Chính phủ. Một số được giao các công việc kỹ thuật trong bộ máy hành chính thuộc địa nhưng phần lớn được chỉ định dạy trong các trường công lập(14). Về hệ thống sách giáo khoa, với hướng dẫn việc học tiếng Anh nên được đặt lên hàng đầu, một lượng lớn tài liệu trường học đã được mang từ Mỹ cho các trường học ở thuộc địa. Từ năm 1900 đến 1910, sách giáo khoa nhập khẩu từ Mỹ được phân phối miễn phí cho người học ở Philippines. Năm 1913, một ủy ban tư vấn sách giáo khoa đã được thành lập, từ đó nhiều nội dung về lịch sử, địa lý, văn học Philippines được thêm vào chương trình giảng dạy. Về chương trình giảng dạy, môn tiếng Anh được dạy từ lớp 1 và được tăng dần theo các cấp học. Chương trình tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4, tiếng Anh được chú trọng dạy bao gồm hội thoại, đọc, đánh vần và viết. Đến năm 1912, để cải thiện việc học tiếng Anh, chương trình tiểu học đưa ngữ âm học vào giảng dạy ngay trong 3 lớp đầu tiên. Sang bậc học trung gian sau tiểu học, từ lớp 5 đến lớp 7, học sinh được dạy đọc, ngữ pháp. Từ năm 1924, tiếng Anh đàm 56 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô'''' 82022 thoại và ngữ âm đã được thêm vào tất cả các lớp của bậc học trung gian, ở bậc trung học, tiếng Anh hùng biện được đưa vào giảng dạy và từ năm 1929, học sinh học thêm môn Văn học bằng tiếng Anh. ở bậc cao đẳng và đại học, dù được đào tạo ở lĩnh vực nào, tiếng Anh đều trở thành môn bắt buộc ở tất cả các năm học. Như vậy, cùng với sự hình thành hệ thống giáo dục công lập theo mô hình Mỹ, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ giảng dạy ở tất cả các bậc học, từ tiểu học đến cao đẳng, đại học. 2.2. Đánh giá của Mỹ về kết quả cải cách sau 25 năm Năm 1925, cơ quan lập pháp Philippines ban hành Đạo luật số 3162 và 3196 nhằm lần đầu tiên điều tra toàn diện hệ thống giáo dục Philippines. Người đứng đầu của Ban Điều tra giáo dục là Tiến sĩ Paul Monroe của Đại học Columbia, một nhà giáo dục Mỹ nổi tiếng. Uỷ ban điều tra Monroe thu thập dữ liệu thông qua quan sát, phỏng vấn và kiểm tra. Nhóm của ông đã điều tra về khả năng đọc, nói và viết tiếng Anh cũng như sự thành thạo trong các môn học khác, chẳng hạn như số học, nghiên cứu xã hội và khoa học ở 24 tỉnh với 32000 học sinh và hơn 1000 giáo viên. Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng vì mục đích của các trường công lập Philippines là cung cấp nền giáo dục kiểu Mỹ cho trẻ em Philippines nên chất lượng của nó phải được đo lường theo tiêu chuẩn của Mỹ. Những bài kiểm tra sử dụng để đánh giá chất lượng của các trường học Philippines được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn khách quan như ở Mỹ. Kết quả cuộc điều tra của ông đã gây thất vọng lớn cho chính quyền thuộc địa: Nghiên cứu cho thấy một học sinh lớp 4 ở Philippines có khả năng đọc tương đương với học sinh lớp 2 ở Mỹ. Khoảng cách giữa trình độ đọc của học sinh Philippines và Mỹ tăng lên ở các bậc học cao hơn. Chẳng hạn khả năng đọc của trẻ em Philippines trong năm học thứ tư (năm cuối cùng) của bậc trung học phổ thông chỉ ngang với học sinh lớp 5 bậc tiểu học ở Mỹ. Tiếng Anh không đơn giản được dạy như một ngoại ngữ mà là ngôn ngữ giảng dạy. Vì trẻ em Philippines không học cách đọc hoặc viết bằng phương ngữ địa phương của họ, điều này có nghĩa là ngay cả những người hoàn thành tất cả các trường tiểu học và trung học công lập cũng không thể biết chữ đầy đủ. Trình độ tiếng Anh thấp của trẻ em Philippines cũng ảnh hưởng đến khả năng hiểu các môn học khác. Ví dụ: nhóm của Monroe nhận thấy rằng sự hiểu biết của một học sinh lớp 7 ở Philippines về các khái niệm khoa học chỉ bằng một nửa so với một đứa trẻ Mỹ ở cùng cấp độ đó. Sự chênh lệch về trình độ tiếng Anh này càng trầm trọng hơn do tỷ lệ bỏ học cao ở trẻ em Philippines. Uy ban Monroe cũng phát hiện ra rằng tiếng Anh phần lớn bị lãng quên bởi những người chỉ hoàn thành 4 năm tiểu học. Monroe cho rằng nguyên nhân chính của sự thất bại này trong nền giáo dục thuộc địa là do chất lượng giáo viên Philippines thấp. Theo kết quả điều tra, chỉ có dưới 5 giáo viên tiểu học đã hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên. Do đó, Monroe khuyên nghị nên làm chậm lại tốc độ mở rộng hệ thống trường công lập Trần Thị Quê Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ... 57 đế chất lượng giáo dục có thể bắt kịp với số trường hiện có(15). Để đạt mục tiêu phổ cập tiếng Anh, theo khuyến nghị của Uỷ ban điều tra với khoảng 8.000 trường công lập vào giữa những năm 1920, cần phải có khoảng 16.000 giáo viên Mỹ. Tuy nhiên, Chính phủ lại không có khả năng tăng số lượng giáo viên Mỹ vượt quá mức hiện có vì giáo viên Mỹ có mức lương cao hơn nhiều so với giáo viên Philippines. Trên thực tế, Bộ Giáo dục đã buộc phải giảm số lượng giáo viên Mỹ theo thời gian để cung cấp ngân quỹ cho việc mở rộng giáo dục công, theo yêu cầu của Quốc hội Philippines. Nghiên cứu của Uỷ ban Monroe đã cung cấp bằng chứng rất rõ ràng về những khó khăn và bất cập trong chính sách giáo dục của Mỹ ở Philippines. Tuy nhiên, người Mỹ đã không có bất cứ sự thay đổi nào trong tham vọng biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chung của Quần đảo cho đến năm 1935 khi Khôi Thịnh vượng chung Philippines, chính quyền chuyển tiếp sang độc lập được thành lập. 3. Hệ quả 3.1. Xoá bỏ đặc quyền của giới tinh hoa và thúc đẩy sự bình đẳng trong giáo dục Đóng góp của Mỹ cho giáo dục Philippines là tạo ra sự bình đẳng về cơ hội của mọi người đối với giáo dục. Nếu như người Tây Ban Nha chỉ dạy ngôn ngữ của họ cho tầng lớp trên thì người Mỹ đã xây dựng hàng ngàn trường công lập trên khắp đất nước, không chỉ ở những trung tâm thành phố mà còn ở những vùng sâu vùng xa. Họ mở những trường học này cho tất cả mọi người, bất kể giàu- nghèo, già- trẻ. Cả nam và nữ đều được đến trường. Tất cả các môn học đều được dạy bằng tiếng Anh. Trẻ em đến từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội Philippines ngồi cạnh nhau trong các lớp học chung và cùng trải nghiệm. Trên sân trường, họ tập hợp lại và chơi cùng nhau, hát trong lớp học âm nhạc với cùng một ngôn ngữ, không phân biệt hoàn cảnh xã hội và điều kiện kinh tế gia đình. Sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đã tạo điều kiện thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội mạnh mẽ. Nhiều người Philippines có cơ hội học lên cao, mặc dù họ thuộc các gia đình có hoàn cảnh khiêm tốn nhưng đã có thể làm việc trong các cấp của chính quyền thuộc địa. 3.2. Philippines có nền giáo dục tiến bộ so với các nước trong khu vực vào giữa thế kỉ XX Cải cách giáo dục của Mỹ nói chung, trong đó có cải cách ngôn ngữ giảng dạy nói riêng đã góp phần đưa đến sự tiến bộ của nền giáo dục Philippines, thể hiện trên hai khía cạnh: Thứ nhất, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Philippines. Sau nhiều cải cách, đến năm 1917, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong khuôn viên trường học và cơ quan hành chính công. Việc giảng dạy tiếng Anh được người Philippines chấp nhận khá nhiệt tình trong các trường học. Như đã đề cập trước đó, có rất ít giáo viên bản ngữ biết tiếng Anh trong những năm đầu thống trị của Mỹ. Sau một vài năm đ...

Trang 1

CẢI CÁCH GIÁO DỤC CỦA MỸ

TRẦN THỊ QUẾ CHÂU *

* TS Trần Thị Quế Châu, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Tóm tắt: Một đặc điểm chung của các cuộc cải cách giáo dục theo mô hình phương

Tây ở châu Á trong thế kỷ XIX và XX là việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy

ở hầu hết các quốc gia Khác với các cường quốc thuộc địa trong khu vực, cải cách giảo dục của Mỹ ở Philippines đã không chỉ đưa tiếng Anh vào giảng dạy như là một ngoại ngữ mà nó còn được chọn làm phương tiện giảng dạy ở tất cả các bậc học và xa hơn là trở thành ngôn ngữ chính thức Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh, nội dung và quá trĩnh thực thi cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ trong giai đoạn từ 1900 đến 1935 Trên cơ sở đó, với cách tiếp cận liên ngành giữa lịch sử, ngôn ngữ, và văn hoá, bài viết sẽ phân tích củng như thảo luận những hệ quả của cải cách này đối với Philippines từ đó cho đến nay Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Philippines

là một trường hợp điển hỉnh của quốc gia phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ thời hậu thuộc địa, giữa một bên là xu hướng hội nhập, toàn cầu hoả và một bên là ý thức bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ dân tộc và định hình bản sắc quốc gia.

Từ khóa: Cải cách, Giáo dục, Mỹ, Philippines, Ngôn ngữ

Mở đầu

Philippines là một quốc gia nằm tại ngã

tư Đông Nam Á, giữa Ân Độ Dương và

Thái Bình Dương, nơi gặp gỡ và giao thoa

giữa văn hóa An Độ, Islam giáo và Trung

Quốc; nơi Indonesia và Malaysia xây dựng

nền văn hóa của họ từ ảnh hưởng của nền

văn minh An Độ và Islam giáo; và là nơi

Việt Nam tiếp biến văn hoá Trung Quốc,

còn Philippines chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây Philippines trở thành quốc gia Thiên chúa giáo lớn nhất ở châu Á sau hơn ba thế kỉ dưới sự cai trị của Tây Ban Nha và là quốc gia nói tiếng Anh lớn thứ ba trên thê giới sau hơn 40 năm dưới sự cai trị của Mỹ

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi

mà tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, một mặt Philppines có nhiều điều kiện thuận

Trang 2

Trần Thị Quê' Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ 53

lợi để phát triển đất nước, mặt khác,

Philippines đã đang và sẽ phải đối mặt với

sự phức tạp của việc hoạch định chính sách

ngôn ngữ thời hậu thuộc địa Đó là sự đấu

tranh giữa tinh thần dân tộc chủ nghĩa với

những di sản ngôn ngữ thời kì thực dân

Bài viết này nhằm mục đích khám phá cải

cách giáo dục của Mỹ ở Phillipines trên

lĩnh vực ngôn ngữ và những tác động lâu

dài của nó đối với xã hội Philippines

1 Ngôn ngữ giảng dạy ở Philippines

trước cải cách giáo dục của Mỹ

Philippines là quần đảo với 7.107 hòn

đảo lớn nhỏ nằm ở Đông Nam Á Trong

quá trình lịch sử, họ đã có sự giao lưu, tiếp

xúc liên tục với nhiều nền văn hoá châu Á

khác Điều này đã định hình một bức

tranh ngôn ngữ đa dạng ở Philippines

trước khi tiếp xúc với các nước phưomg Tây

Ngôn ngữ Philippines cổ rất đa dạng và

mang tính địa phương, không phải là ngôn

ngữ chung hay ngôn ngữ quốc gia Những

nghiên cứu dân tộc học cho thấy,

Philippines có trên dưới 100 thổ ngữ tương

đương với 100 nhóm dân tộc địa phương

của cư dân Philippines(1) Trong số những

ngôn ngữ mẹ đẻ này, tiếng Tagalog được

xem là cơ sở tốt nhất để hiểu tiếng

Philippines

Cùng với sự đa dạng của ngôn ngữ nói,

hệ thống chữ viết cổ đã được người

Philippines sáng tạo ra Những chữ viết

này có liên quan đến các hệ thống chữ viết

Đông Nam Á khác vốn phát triển từ chữ

viết Brahmi miền Nam Ân Độ, và chữ viết

của Ả Rập đã được sử dụng ở các nước

Đông Nam Á, bao gồm chữ Kawi(2), chữ

Baybayin®, và chữ Jawi(4)

Trong suốt những thế kỉ đầu dưới sự cai trị của Tây Ban Nha (1571 - 1863), chương trình giáo dục đặt trọng tâm vào việc giảng dạy tôn giáo và tổ chức các lớp học bằng tiếng địa phương Các cha xứ Tây Ban Nha đã nghiên cứu bảng chữ cái Baybayin và sử dụng nó để truyền giáo cho người Philippines Trên thực tế, một phần của cuốn sách ghi chép ban đầu về giáo lý Công giáo La Mã là Doctrina Christiana, được xuất bản vào năm 1593 ở Ilocano, sử dụng chữ Baybayin cùng với tiếng Tagalog

đã Latinh hóa Tiếng Tây Ban Nha - ngôn ngữ của chính quyền thuộc địa chủ yếu chỉ được giảng dạy cho giới tinh hoa(5)

Trong cải cách giáo dục năm 1863 mặc

dù có quy định ngôn ngữ giảng dạy trong tất cả các trường công lập phải là tiếng Tây Ban Nha Trên thực tế, tiếng địa phương tiếp tục được sử dụng trong các trường tiểu học trên quần đảo Để khuyến khích người Philippines sử dụng tiếng Tây Ban Nha, chính quyền quy định: 15 năm sau năm

1867, nếu không thể đọc, viết và nói tiếng Tây Ban Nha thì không thể thuộc về lớp principalia (quý tộc) hoặc không được bổ nhiệm chức Thị trưởng hoặc 30 năm sau khi một trường học được thành lập ở một thị trấn, nếu người dân nào ở thị trấn đó có thể đọc, nói, viết tiếng Tây Ban Nha sẽ được miễn thuế cá nhân Bắt đầu từ ngày 20/12/1868, người không sử dụng được tiếng Tây Ban Nha sẽ không được bổ nhiệm vào bất kì vị trí nào trong chính quyền® Tuy nhiên, chính sách trên của Chính phủ dân

sự bị phản đối bởi các dòng tu kiểm soát các giáo xứ và người dân Fray Miguel Lucio Bustamante, một tu sĩ dòng Francisco cho rằng không cần thiết phải dạy tiếng Tây Ban Nha cho người Philippines mà thay

Trang 3

54 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô 8/2022

vào đó " tất cả người Philippines chỉ cần

tìm hiểu làm thế nào để cầu nguyện, để

làm việc và vâng lời bề trên của mình, đặc

biệt là các linh mục giáo xứ (7) Lời giải

thích nữa cho sự ít ỏi về sô lượng người

Philippines có thể nói hoặc viết tiếng Tây

Ban Nha đó là số lượng giáo viên tốt

nghiệp các trường Sư phạm Tiểu học không

đủ so với nhu cầu Chính vì thế, mặc dù Tây

Ban Nha cai trị Philippines hơn ba thế kỷ

nhưng chỉ có số ít người Philippines thông

thạo ngôn ngữ Tây Ban Nha

2 Cải cách giáo dục của Mỹ ở

Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ

2.1 Cải cách của Fred w Atkinson ’ *

Năm 1898, Mỹ đã đánh bại người Tây

Ban Nha trong Chiến tranh Mỹ - Tây Ban

Nha và đi đến việc ký kết Hiệp ước Paris

vào tháng 12/1898 Theo đó, Tây Ban Nha

phải từ bỏ chủ quyền của mình ở các đảo

Cuba, Puerto Rico, Guam và chuyển

nhượng quần đảo Philippines cho Mỹ với

số tiền 20 triệu USD Quyết định tiếp theo

của người Mỹ về việc thành lập một chính

quyền thuộc địa mới đã sớm dẫn đến cuộc

chiến tranh Mỹ-Philippines kéo dài từ

tháng 2/1899 đến tháng 7/1902

Các hoạt động giáo dục của Mỹ bắt đầu

trong khi nước Cộng hoà Philippines vẫn

tồn tại Từ tháng 5/1899, họ bắt đầu mở

một trường học ở đảo Corregidor, tiếp đó

là 7 trường ở Manila từ ngày 13/8/1898,

phân công một giáo viên tiếng Anh ở mỗi

trường Mục tiêu chính của chương trình

giảng dạy của quân đội không phải là để

giáo dục người Philippines, mà là để trấn

an họ bằng cách thuyết phục họ về thiện

chí của người Mỹ Trên thực tế, các trường

học của quân đội chỉ là một công cụ hỗ trợ

cho các hoạt động quân sự Những cải cách giáo dục nhằm tái cấu trúc xã hội Philippines sẽ chỉ đến sau khi Chính phủ dân sự Mỹ ra đời(9)

Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trải qua nhiều giai đoạn với những bổ sung

và điều chỉnh nhưng luôn hướng đến ba trụ cột chính: xây dựng hệ thống trường công lập miễn phí, thế tục hoá và sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy

Liên quan đến cải cách ngôn ngữ, mục

14 của Dự luật giáo dục 74 do Tiến sĩ Fred,

w Atkinson soạn thảo và được ban hành vào ngày 2/1/1901 có nội dung: "‘Ngôn ngữ

tiếng Anh, càng sớm càng tốt, sẽ được đưa vào tất cả các chương trình giảng dạy ở trường công và binh lính có thể trở thành người hướng dẫn chi tiết cho đến khi họ có thể được thay thế bởi các giảo viên được đào tạo”(ỵữ>.

Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ giảng dạy được người Mỹ lí giải dựa trên những cơ sở sau đây: Thứ nhất, để thực hiện mục tiêu giáo dục công lập miễn phí trên toàn bộ quần đảo, cần có một ngôn ngữ thống nhất chung trong giáo dục Theo quan điểm của Atkinson, tiếng Anh (do sự

mở rộng của Đế quốc Anh) đã nổi lên như một “ngôn ngữ của vùng Viễn Đông” Do

đó, đối với người Philippines, sử dụng tiếng Anh là cánh cửa dẫn vào hoạt động thương mại sôi nổi, của khoa học hiện đại, của ngoại giao và chính trị(11) Hơn nữa, tiếng Anh còn là ngôn ngữ của quốc gia dân chủ hàng đầu thê giới và là ngôn ngữ mà các chuyên luận nổi tiếng nhất về dân chủ và

tự do đã được viết Không có ngôn ngữ nào tốt hơn tiếng Anh để truyền tải các hệ tư tưởng nền tảng quốc gia Mỹ cho các dân

Trang 4

Trần Thị Quê'Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ 55

tộc khác nhau ở Philippines(12) Thứ hai,

tiếng Tagalog-ngôn ngữ được nói ở Manila

và các tỉnh xung quanh được coi là quá thô

sơ về mặt ngôn ngữ để đóng vai trò là nền

tảng của một quốc gia hiện đại Hơn nữa,

các quan chức Hoa Kỳ lưư ý rằng việc lựa

chọn tiếng Tagalog, hoặc bất kỳ phương

ngữ nào khác, có nguy cơ chống lại các

nhóm dân tộc/ngôn ngữ khác của quần đảo

Quan trọng hơn, theo ý kiến của Tiến sĩ

Fred w Atkinson, việc dạy một ngôn ngữ

Philippines là không thực tế bởi vì việc

này sẽ đòi hỏi phải có một đội ngũ dịch giả

lớn tại nơi làm việc, không chỉ đưa các

sách giáo khoa vào nhà trường mà còn có

một số lượng lớn các loại sách thuộc mọi

phương ngữ chính Thứ ba, sau hơn ba thế

kỉ dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, chỉ có

khoảng 5% dân số bản xứ có thể nói ngôn

ngữ này(13) Thứ tư, việc đưa tiếng Anh trở

thành ngôn ngữ chính thức sẽ truyền bá

các giá trị của người Mỹ ở Philippines một

cách sâu rộng Bằng cách này, giáo dục có

thể gây ra một sự biến đổi xã hội Cuối

cùng, Uy ban đã đồng ý với lập luận của

Atkinson và kết quả là Dự luật giáo dục

quy định việc giảng dạy bằng tiếng Anh

Để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ

giảng dạy duy nhất trong các trường học,

Mỹ đã thực hiện các bước thay đổi sau đây:

Về thay thế đội ngũ giáo viên, trong bối

cảnh số lượng giáo viên do lính Mỹ chuyển

sang không đủ và chỉ có một số người

Philippines biết tiếng Anh, chính quyền

thuộc địa quyết định nhập khẩu giáo viên

chuyên nghiệp của Mỹ Năm 1901, đợt đầu

tiên của nhóm giáo viên này có khoảng

600 người, đến Philippines bằng tàu uss

Thomas, do đó họ có tên phổ biến là

Thomasites Họ ngay lập tức được chỉ định

giảng dạy ở các trường tiểu học và trung học Ngoài việc dạy học cho trẻ em, họ còn

có nhiệm vụ đào tạo giáo viên Philippines Những giáo viên người Mỹ tiên phong này thực sự đã đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của hệ thống giáo dục Philippines Một bước nữa được các nhà chức trách Mỹ thực hiện để giải quyết vấn

đề thiếu giáo viên là tổ chức Chương trình Pensionado vào năm 1903 Theo chương trình này, các sinh viên Philippines được lựa chọn đã được cử làm học giả của Chính phủ đến Mỹ để nghiên cứu thêm Khi quay trở lại quần đảo, họ sẽ phục vụ Chính phủ Một số được giao các công việc kỹ thuật trong bộ máy hành chính thuộc địa nhưng phần lớn được chỉ định dạy trong các trường công lập(14)

Về hệ thống sách giáo khoa, với hướng dẫn việc học tiếng Anh nên được đặt lên hàng đầu, một lượng lớn tài liệu trường học

đã được mang từ Mỹ cho các trường học ở thuộc địa Từ năm 1900 đến 1910, sách giáo khoa nhập khẩu từ Mỹ được phân phối miễn phí cho người học ở Philippines Năm 1913, một ủy ban tư vấn sách giáo khoa đã được thành lập, từ đó nhiều nội dung về lịch sử, địa lý, văn học Philippines được thêm vào chương trình giảng dạy

Về chương trình giảng dạy, môn tiếng Anh được dạy từ lớp 1 và được tăng dần theo các cấp học Chương trình tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4, tiếng Anh được chú trọng dạy bao gồm hội thoại, đọc, đánh vần và viết Đến năm 1912, để cải thiện việc học tiếng Anh, chương trình tiểu học đưa ngữ

âm học vào giảng dạy ngay trong 3 lớp đầu tiên Sang bậc học trung gian sau tiểu học,

từ lớp 5 đến lớp 7, học sinh được dạy đọc, ngữ pháp Từ năm 1924, tiếng Anh đàm

Trang 5

56 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô' 8/2022

thoại và ngữ âm đã được thêm vào tất cả

các lớp của bậc học trung gian, ở bậc trung

học, tiếng Anh hùng biện được đưa vào

giảng dạy và từ năm 1929, học sinh học

thêm môn Văn học bằng tiếng Anh ở bậc

cao đẳng và đại học, dù được đào tạo ở lĩnh

vực nào, tiếng Anh đều trở thành môn bắt

buộc ở tất cả các năm học Như vậy, cùng

với sự hình thành hệ thống giáo dục công

lập theo mô hình Mỹ, tiếng Anh đã trở

thành ngôn ngữ giảng dạy ở tất cả các bậc

học, từ tiểu học đến cao đẳng, đại học

2.2 Đánh giá của Mỹ về kết quả cải

cách sau 25 năm

Năm 1925, cơ quan lập pháp

Philippines ban hành Đạo luật số 3162 và

3196 nhằm lần đầu tiên điều tra toàn diện

hệ thống giáo dục Philippines Người đứng

đầu của Ban Điều tra giáo dục là Tiến sĩ

Paul Monroe của Đại học Columbia, một

nhà giáo dục Mỹ nổi tiếng Uỷ ban điều tra

Monroe thu thập dữ liệu thông qua quan

sát, phỏng vấn và kiểm tra Nhóm của ông

đã điều tra về khả năng đọc, nói và viết

tiếng Anh cũng như sự thành thạo trong

các môn học khác, chẳng hạn như số học,

nghiên cứu xã hội và khoa học ở 24 tỉnh

với 32000 học sinh và hơn 1000 giáo viên

Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng vì

mục đích của các trường công lập

Philippines là cung cấp nền giáo dục kiểu

Mỹ cho trẻ em Philippines nên chất lượng

của nó phải được đo lường theo tiêu chuẩn

của Mỹ Những bài kiểm tra sử dụng để

đánh giá chất lượng của các trường học

Philippines được xây dựng dựa trên tiêu

chuẩn khách quan như ở Mỹ Kết quả cuộc

điều tra của ông đã gây thất vọng lớn cho

chính quyền thuộc địa:

Nghiên cứu cho thấy một học sinh lớp 4

ở Philippines có khả năng đọc tương đương với học sinh lớp 2 ở Mỹ

Khoảng cách giữa trình độ đọc của học sinh Philippines và Mỹ tăng lên ở các bậc học cao hơn Chẳng hạn khả năng đọc của trẻ em Philippines trong năm học thứ tư (năm cuối cùng) của bậc trung học phổ thông chỉ ngang với học sinh lớp 5 bậc tiểu học ở Mỹ

Tiếng Anh không đơn giản được dạy như một ngoại ngữ mà là ngôn ngữ giảng dạy Vì trẻ em Philippines không học cách đọc hoặc viết bằng phương ngữ địa phương của họ, điều này có nghĩa là ngay cả những người hoàn thành tất cả các trường tiểu học và trung học công lập cũng không thể biết chữ đầy đủ

Trình độ tiếng Anh thấp của trẻ em Philippines cũng ảnh hưởng đến khả năng hiểu các môn học khác Ví dụ: nhóm của Monroe nhận thấy rằng sự hiểu biết của một học sinh lớp 7 ở Philippines về các khái niệm khoa học chỉ bằng một nửa so với một đứa trẻ Mỹ ở cùng cấp độ đó

Sự chênh lệch về trình độ tiếng Anh này càng trầm trọng hơn do tỷ lệ bỏ học cao ở trẻ em Philippines Uy ban Monroe cũng phát hiện ra rằng tiếng Anh phần lớn bị lãng quên bởi những người chỉ hoàn thành 4 năm tiểu học

Monroe cho rằng nguyên nhân chính của sự thất bại này trong nền giáo dục thuộc địa là do chất lượng giáo viên Philippines thấp Theo kết quả điều tra, chỉ có dưới 5% giáo viên tiểu học đã hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên Do

đó, Monroe khuyên nghị nên làm chậm lại tốc độ mở rộng hệ thống trường công lập

Trang 6

Trần Thị Quê Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ 57

đế chất lượng giáo dục có thể bắt kịp với

số trường hiện có(15)

Để đạt mục tiêu phổ cập tiếng Anh,

theo khuyến nghị của Uỷ ban điều tra với

khoảng 8.000 trường công lập vào giữa

những năm 1920, cần phải có khoảng

16.000 giáo viên Mỹ Tuy nhiên, Chính

phủ lại không có khả năng tăng số lượng

giáo viên Mỹ vượt quá mức hiện có vì giáo

viên Mỹ có mức lương cao hơn nhiều so với

giáo viên Philippines Trên thực tế, Bộ

Giáo dục đã buộc phải giảm số lượng giáo

viên Mỹ theo thời gian để cung cấp ngân

quỹ cho việc mở rộng giáo dục công, theo

yêu cầu của Quốc hội Philippines

Nghiên cứu của Uỷ ban Monroe đã cung

cấp bằng chứng rất rõ ràng về những khó

khăn và bất cập trong chính sách giáo dục

của Mỹ ở Philippines Tuy nhiên, người Mỹ

đã không có bất cứ sự thay đổi nào trong

tham vọng biến tiếng Anh trở thành ngôn

ngữ chung của Quần đảo cho đến năm

1935 khi Khôi Thịnh vượng chung

Philippines, chính quyền chuyển tiếp sang

độc lập được thành lập

3 Hệ quả

3.1 Xoá bỏ đặc quyền của giới tinh

hoa và thúc đẩy sự bình đẳng trong

giáo dục

Đóng góp của Mỹ cho giáo dục

Philippines là tạo ra sự bình đẳng về cơ

hội của mọi người đối với giáo dục Nếu

như người Tây Ban Nha chỉ dạy ngôn ngữ

của họ cho tầng lớp trên thì người Mỹ đã

xây dựng hàng ngàn trường công lập trên

khắp đất nước, không chỉ ở những trung

tâm thành phố mà còn ở những vùng sâu

vùng xa Họ mở những trường học này cho

tất cả mọi người, bất kể giàu- nghèo, già- trẻ Cả nam và nữ đều được đến trường Tất cả các môn học đều được dạy bằng tiếng Anh Trẻ em đến từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội Philippines ngồi cạnh nhau trong các lớp học chung và cùng trải nghiệm Trên sân trường, họ tập hợp lại và chơi cùng nhau, hát trong lớp học

âm nhạc với cùng một ngôn ngữ, không phân biệt hoàn cảnh xã hội và điều kiện kinh tế gia đình

Sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục đã tạo điều kiện thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội mạnh mẽ Nhiều người Philippines có cơ hội học lên cao, mặc dù

họ thuộc các gia đình có hoàn cảnh khiêm tốn nhưng đã có thể làm việc trong các cấp của chính quyền thuộc địa

3.2 Philippines có nền giáo dục tiến bộ so với các nước trong khu vực vào giữa thế kỉ XX

Cải cách giáo dục của Mỹ nói chung, trong đó có cải cách ngôn ngữ giảng dạy nói riêng đã góp phần đưa đến sự tiến bộ của nền giáo dục Philippines, thể hiện trên hai khía cạnh:

Thứ nhất, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Philippines Sau nhiều cải cách, đến năm 1917, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong khuôn viên trường học và cơ quan hành chính công Việc giảng dạy tiếng Anh được người Philippines chấp nhận khá nhiệt tình trong các trường học Như đã đề cập trước đó, có rất ít giáo viên bản ngữ biết tiếng Anh trong những năm đầu thống trị của Mỹ Sau một vài năm đô

hộ của Mỹ, 0,5% người Philippines đã có thể nói tiếng Anh Vào cuối những năm

Trang 7

58 Nghiên cứu Đông Nam Ả, sô 8/2022

1939, con số này đã tăng lên 27% và sau

mười lăm năm độc lập, 39% dân số

Philippines có thể nói tiếng Anh(16) Vào

giữa thế kỉ XX, Philippines trở thành quốc

gia nói tiếng Anh lớn thứ ba trên thế

giới(17), sau Mỹ và Anh(18)

Thứ hai, so sánh với các nước trong khu

vực, tỷ lệ đi học và biết chữ ở Philippines

vẫn khá cao Tỷ lệ mù chữ ở Philippines

giảm từ 55,8% vào năm 1903 xuống còn

52% vào năm 1935 Từ 1903 - 1908, có gần

200 người được tài trợ sang học ở Mỹ(19)

(Xem Bảng 1)

Mặc dù được đánh giá là thất bại so

với kì vọng của Mỹ nhưng nếu so sánh với

các nước trong khu vực có thể kết luận

rằng Philippines và Đài Loan ghi nhận tỷ

lệ nhập học cao nhất trong giáo dục tiểu

học Tỷ lệ biết chữ ở Philippines cao hơn

so với Miến Điện thuộc Anh và Indonesia

thuộc Hà Lan vào cuối những năm 30 của

thê kỉ XX

3.3 Thách thức trong việc bảo tồn

bản sắc văn hoá và ngôn ngữ dân tộc

Tây Ban Nha và Mỹ đều xem giáo dục

là phương thức hữu hiệu nhất để truyền bá văn hoá Với việc thiết lập hệ thống giáo dục hoàn chỉnh các bậc học và sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy, các giá trị và tiêu chuẩn văn hóa của Philippines cũng chịu tác động của nền giáo dục Mỹ trong thời kỳ thuộc địa Nhà nghiên cứu

Constantino viết như sau: "Đầu tiên và có

lẽ là điểm nhấn trong kế hoạch sử dụng giáo dục như một công cụ của chính sách thuộc địa là quyết định sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy Tiếng Anh đã trở thành cái nêm ngăn cách người Philippines với quá khứ của họ và sau đó

là thứ tách biệt những người Philippines có trình độ học vấn khỏi số đông những người đồng hương của họ Với sách giáo khoa của

Mỹ, người Philippines không chỉ bắt đầu học một ngôn ngữ mới mà còn cả một lối sống mới, xa lạ với truyền thống của hẹp2°\

Mặc dù việc sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy trong trường học thực sự mang lại cho người Philippines những lợi thế nhất định(21) nhưng nó đã tạo

ra một số vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến xã hội Philippines ngày nay Việc sử

Bảng 1: Các chỉ số giáo dục thuộc địa vào cuối những năm 1930

Philippines Indonesia Malaysia Miến

Điện

Đông Dương

Thái Lan Đài

Loan

1936-1937

1936-1937

Tỷ lệ nhập học

trên tổng số dân

Tỷ lệ biết chữ

-(Nguồn: Casambre, Napoleon J The impact of American Education in the Philippines, Educational perspectives, tr.15).

Trang 8

Trần Thị Quê' Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ 59

dụng rộng rãi tiếng Anh trong các trường

học, trong các ngành nghề, kinh doanh và

Chính phủ đã ngăn cản sự phát triển của

tiếng Pilipino, ngôn ngữ quốc gia Một hệ

quả khác của việc sử dụng rộng rãi tiếng

Anh ở Philippines là nó đã cản trở sự xuất

hiện của một nền văn học quốc gia thực sự

Một số người theo chủ nghĩa dân tộc

Philippines tin chắc rằng không một người

Filpino nào viết bằng tiếng Anh hoặc bằng

bất kỳ ngôn ngữ nước ngoài nào khác có thể

diễn đạt hoặc giải thích bản chất thực sự

của cuộc sống và văn hóa Philippines

3.4 Thách thức trong việc thiết lập

mô hình ngôn ngữ cân bằng giữa dàn

tộc và quốc tế

Từ sau khi Khối thịnh vượng chung,

chính quyền chuyển tiếp sang độc lập của

Philippines được thành lập năm 1935 đến

nay, việc định hình chính sách ngôn ngữ

trong giáo dục Philippines là một con

đường quanh co với 4 giai đoạn quan trọng

Năm 1936, Viện Ngôn ngữ Quốc gia

(INL) được thành lập để nghiên cứu các

ngôn ngữ hiện có và chọn một trong số

chúng làm nền tảng của ngôn ngữ quốc gia

Năm 1937, INL đề xuất tiếng Tagalog làm

cơ sở của ngôn ngữ quốc gia vì nó được sử

dụng rộng rãi và được người dân

Philippines chấp nhận và nó có một truyền

thống văn học lớn Năm 1940 thì được đưa

vào giảng dạy như một môn học trong các

trường phổ thông trên cả nước

Năm 1974, Chính sách Giáo dục Song

ngữ (BEP) chính thức được áp dụng, sử

dụng tiếng Anh cho Khoa học và Toán học

và tiếng Philippines cho tất cả các môn

học khác được giảng dạy trong trường Đây

là một sự thỏa hiệp đối với các yêu cầu của

cả chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế: tiếng Anh sẽ đảm bảo rằng người Philippines kết nối với thế giới trong khi tiếng Philippines sẽ giúp củng cố bản sắc của người Philippines Điều này không thành công khi tiếng Anh vẫn chiếm ưu thế và người Philippines lo sợ về một

“tương lai thiếu tiếng Anh”<22)

Sau chế độ độc tài, do có sự phản kháng đối với việc sử dụng tiếng Tagalog làm ngôn ngữ quốc gia, đặc biệt là ở những người nói tiếng Cebuano nên Hiến pháp mới năm 1987 quy định tiếng Filipino sẽ được phát triển từ tất cả các ngôn ngữ địa phương của Philippines Theo mô hình mới này, tiếng Philippines và tiếng Anh sẽ được sử dụng làm phương tiện giảng dạy trong khi các ngôn ngữ địa phương sẽ được

sử dụng làm phương tiện giảng dạy bổ trợ

và là ngôn ngữ ban đầu để đọc viết Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ của cơ hội trong thời đại toàn cầu hóa và tiếng Filipino được coi là ngôn ngữ tạo nên bản sắc cho người Philippines

Năm 2013, Philippines đã thực hiện một bước đi táo bạo khi đưa một loạt các ngôn ngữ mẹ đẻ vào hệ thông giáo dục cơ bản Chương trình này, được gọi là Giáo dục đa ngôn ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, là một biểu tượng của hy vọng cho trẻ em dân tộc thiểu số có thể hiểu được dạy tốt hơn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và tham gia tích cực hơn vào quá trình học tậpí23) cấu trúc của chương trình này bao gồm: ơ mẫu giáo, học sinh học bảng chữ cái, số, hình dạng

và màu sắc thông qua các trò chơi, bài hát

và điệu múa bằng Tiếng mẹ đẻ của chúng(24) Ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh và tiếng Philippines được dạy như các môn học bắt đầu từ lớp 1, tập trung vào khả

Trang 9

60 Nghiên cứu Đông Nam Á, sô' 8/2022

năng nói lưu loát Từ lớp 4 đến lớp 6, tiếng

Anh và tiếng Philippines dần dần được

đưa vào làm ngôn ngữ giảng dạy Cả hai sẽ

trở thành ngôn ngữ giảng dạy chính ở

Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông

Sau lớp 1, mỗi học sinh có thể đọc bằng

tiếng mẹ đẻ của mình Học tiếng mẹ đẻ

cũng là nền tảng để học sinh dễ dàng học

tiếng Philippines và tiếng Anh(25)

Nền giáo dục hiện đại khuyến khích

việc bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn

hóa Để hiện thực hóa điều này, trước hết

cần bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ của các dân

tộc Do đó, chính sách giáo dục đa ngôn

ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ của Philippines

đã và đang phản ánh một xu hướng tiến

bộ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện

chính sách Giáo dục đa ngôn ngữ dựa vào

tiếng mẹ đẻ, Philippines cũng gặp không ít

khó khăn Ba thách thức chính nổi lên là

môi trường đa ngôn ngữ, dịch thuật ngôn

ngữ hàn lâm và thiếu tài liệu Do đó, chúng

ta cần có thời gian để đánh giá kết quả của

chính sách này

Kết luận

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ

bản nhất của mỗi cộng đồng và trên thực

tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều

là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ Tuy

nhiên, trong quá trình phát triển, để thúc

đẩy sự thống nhất ngôn ngữ, các quốc gia

thường có xu hướng thiết lập địa vị thống

trị của một ngôn ngữ, dựa trên bối cảnh

lịch sử của quốc gia đó

Trong trường hợp của Philippines, cho

đến cuối thời kỳ Tây Ban Nha, ngôn ngữ

trong giáo dục vẫn chưa được thống nhất

Người Philippines vẫn chủ yếu được dạy

bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Tây Ban Nha chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu Để thay thế Tây Ban Nha, người Mỹ đã thiết lập một

hệ thống giáo dục công lập miễn phí cho tất

cả người dân Philippines Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy duy nhất trong cả nước Một thế kỷ sau khi Mỹ tiếp quản, tiếng Anh hiện đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Philippines, đặc biệt là trong chính trị và thương mại Tuy nhiên,

là một ngôn ngữ thuộc địa, tiếng Anh là

một phương tiện gây tranh cãi để thể hiện

chủ nghĩa dân tộc của Philippines và để xây dựng một quốc gia-dân tộc Philippines Philippines thể hiện sự pha trộn phức tạp

và thú vị giữa các ngôn ngữ bản địa cạnh tranh và ảnh hưởng mạnh mẽ của thực dân trong các chương trình lập kế hoạch ngôn ngữ để phát triển giáo dục

Kể từ năm 1935, chính sách ngôn ngữ ở Philippines chuyển từ tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất, sang song ngữ (tiếng Anh và tiếng Philippines) và bây giờ là đa ngôn ngữ Philippines đã mất nhiều thời gian để giải quyết hậu quả của chính sách ngôn ngữ mà chính quyền thực dân Mỹ đê lại Khó khăn nhất trong việc xây dựng mô hình giáo dục ngôn ngữ ở Philippines đến

từ sự tự nhận thức của người Philippines Tâm lí thuộc địa (colonial mentality) là thách thức lớn nhất đối với sự thành công của việc phát triển ngôn ngữ dân tộc Người Philippines nghĩ rằng kiến thức và

cơ hội của họ trong thế giới toàn cầu chỉ có thể đạt được khi thông thạo tiếng Anh Tuy nhiên, trên thực tế, họ không thể nắm vững nội dung bằng tiếng Anh nếu như không thông thạo tiếng mẹ đẻ Làm thê nào để thiết lập một mô hình ngôn ngữ tối

ưư để thúc đẩy hội nhập quốc tế và bảo tồn

Trang 10

Trần Thị Quế Châu - Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngân ngữ 61

sự đa dạng ngôn ngữ tộc người là thách

thức lớn đối với Philippines cũng như

nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay./

CHÚ THÍCH

1 Zulueta, Francisco.M N& A Briel (2003),

Philippine History and Government through the

Year, Manila:Navota Press., tr.38.

2 Chữ viết Kawi có nguồn gốc từ Java, được sử

dụng trên nhiều vùng biển Đông Nam Á Sự

hiện diện của chữ viết Kawỉ ở Philippines được

chứng minh trong bia ký Laguna Copperplate,

tài liệu viết sớm nhất được biết đến được tìm

thấy ở Phili ppines vào thê kỷ X.

3 Bảng chữ cái Baybayin có 17 chữ với 14 phụ âm

và 3 nguyên âm Baybayin đã được sử dụng rộng

rãi ở miền Tagalog và ở các vùng khác của

Luzon và Visayas ở Philippines trước và trong

thế kỷ XVI, XVII Chữ Baybayin được người

châu Âu biết đến lần đầu tiên bởi Cha Pedro

Chirino dòng Tên trong công trình nổi tiếng

“Relacion de las Islas Filipinas” xuất bản ở

Rome năm 1604 Theo mô tả của Chirino, việc

sử dụng chữ viết đã khá phổ biến đối với người

Philippines, cả đàn ông và phụ nữ Họ thường

dùng thanh kim loại nhọn viết lên lá cọ hoặc tre

theo lối từ trái sang phải Chữ viết này không

chỉ được sử dụng để ghi chép mà còn để viết thơ,

câu thần chú và thư Một trong những bằng

chứng sống động nhất về sự tồn tại hệ thống

chữ cái của người Philippines chính là bộ luật

thành văn Kalantiao được biên soạn và áp dụng

năm 1433 ở Panay Bộ luật này được người Tây

Ban Nha tìm thấy năm 1614 và sau đó được họ

dịch sang tiếng Tây Ban Nha.

4 Jawi là một hệ thống chữ viết được sử dụng để

viết ngôn ngữ Mã Lai và một số ngôn ngữ khác

của Đông Nam Á, chẳng hạn như Acehnese,

Banjarese, Kerinci, Minangkabau và Taus#g

Jawi dựa trên hệ thống chữ Á Rập, bao gồm 28

chữ cái gốc Á Rập và 6 chữ cái bổ sung được xây

dựng để phù hợp với các âm vị có nguồn ạốc từ

tiếng Mã Lai nhưng không có trong tiếng Á Rập

cổ điển.

5 Major, Louis J Ruscetta (1998), Education for

the Philippine Pacification: How the U.S used

education as part of its counterinsurgency

strategy in the Philippines from 1898 to 1909

(Thesis, Faculty of the U.S Army Command,

Colorado, USA), tr.59.

6 Alzona, Encarnation (1932), A history of Education in the Philippines 1565-1930

Philippines: University of the Philippines Press, Manila, tr.95.

7 Alzona, Encarnation (1932), tldd, tr.96-97.

8 Fred Atkinson là Tổng giám đốc đầu tiên của úy ban về Chỉ thị Công cộng Tuy nhiên, thời gian làm việc của ông rất ngắn ngủi, từ tháng 5/1900 đến tháng 8/1902 Trong vai trò Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm tiếp quản hệ thống trường học

từ quân đội, Atkinson đã dựa vào hệ thống giáo dục của người da đen của Hoa Kỳ như một hướng dẫn để nâng cao giáo dục ở Philippines Atkinson tập trung vào giáo dục tiểu học và giáo dục công nghiệp, làm việc với các nhà giáo dục

da đen như Booker T Washington để giúp xây dựng khung chương trình giảng dạy cho người Philippines hướng tới nhận thức của ông về khả năng chủng tộc của họ Khi sử dụng lịch sử như một hướng dẫn, Atkinson đã viết: Trong hệ thống này, chúng ta phải đề phòng khả năng lạm dụng vấn đề giáo dục đại học và không phù hợp với người Philippines cho công việc thực tế Chúng ta nên chú ý đến bài học đã dạy chúng ta trong thời kỳ tái thiết khi chúng ta bắt đầu giáo dục người da đen Nền giáo dục của quần chúng

ở đây phải là một nền nông nghiệp và công nghiệp, theo khuôn mẫu của Viện Tuskegee của chúng tôi ở quê nhà (Major,1998, tr.2-22).

9 May, Glenn.A, (1976), “Social Engineering in the Philippines: The aims and Execution of American Educational Policy, 1900-1913”,

Philippine Studies 24, tr.135-183, Quezon City

1108 Philippines: Ateneo de Manila University, Loyola Heights, tr.137.

10 May, Glenn.A, (1976), tldd, tr.141.

11 Education Reform in Colonial Taiwan versus the Philippines: The Advantages and Pitfalls of Local Ownership under Foreign Occupations, chapter 5, tr.285.

12 Andrew B Gonzalez (1980), Language and

Nationalism: The Philippine Experience Thus Far Quezon City, P.I.:Ateneo de Manila University Press, tr.24-59.

13 Vicente L.Rafael (2015), “The War of Translation: Colonial Education, American English, and Tagalog Slang in the Philippines”, The Journal of

Asian Studies. Vol.74, No.2, tr.284.

14 Casambre, Napoleon J The impact of American Education in the Philippines, Educational

perspectives, tr.7-8

15 Education Reform in Colonial Taiwan versus the Philippines: The Advantages and Pitfalls of

Ngày đăng: 09/03/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w