trong quá trình “khoác lên tắm áo mới” cho ngànhsản xuất phim truyền hình ở nước ta, cơ quan quản lý, các nhà làm phim truyềnhình tại Việt Nam hoàn toàn có thể nhìn nhận mô hình hệ sinh
Trang 1HỌC VIEN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THONG
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIEN MÔ HÌNH HỆ SINH THAI
PHIM TRUYÈN HÌNH TẠI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoahọc : ThS Nguyễn Thị Thu Dung
Họ và tên sinh viên : Bùi Kim Oanh
Mã sinh viên : B17DCTT064 Lớp : DI7CQTT02-B
Hệ đào tạo : Chính quy
Hà Nội, tháng 07 năm 2021
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đếngiảng viên hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Thu Dung, người đã chỉ dạy tận tinhtrong việc nghiên cứu và hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô thuộc Khoa Da phương tiện
đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và tạo điều kiệnthuận lợi để hoàn tất được bài khóa luận
Qua đây, tôi cũng xin bay tỏ sự cảm kích và gửi lời cảm ơn của mình vì
sự hợp tác, giúp đỡ của những các bạn bè, các bạn sinh viên và những đối tượngcông chúng đã dành thời gian, tâm huyết trả lời bài khảo sát giúp tôi hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thay cô trong hội đồng cham
thi đã dành thời gian quý báu dé đọc và góp ý cho khóa luận của em
Sau cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình đã chia sẻ, giúp đỡ trong công
việc và cuộc sống để tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu Một lần nữa tôi
xin được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đên tât cả.
Trân trọng!
Sinh viên thực hiện
Bùi Kim Oanh
Bui Kim Oanh — B17DCTT064 i
Trang 3Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu khả năng xây dựng và phát
trién mô hình hệ sinh thái phim tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi
dưới sự hướng dan của giảng viên ThS Nguyễn Thị Thu Dung
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực vàchưa từng được ai công bồ trong bat cứ công trình nghiên cứu nào trước đây
Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính
tác giả thu thập từ thực tế hoặc từ những nguồn tin đáng tin cậy Khóa luận cótham khảo thông tin từ một số sách, báo, tài liệu trong danh mục tài liệu tham
khảo.
Tác giả khóa luận
Bùi Kim Oanh
Bui Kim Oanh — B17DCTT064 li
Trang 4Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC VIET TAT - <2 << se se SssEssEssessersetserssrserssee vi
DANH MỤC BANG BIỀÊU s2 «<< +se+ssexseexeetseerserserssesse vii
DANH MỤC HÌNH ANH ccssscsssssssssssssessssssessssssesssessssssessssssesessssssssesesssees viii
6967100055 — ÔỎ 1
1 Tính cấp thiết của dé tài << 5£ << se se csessesseseesersersersee 1
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - s5 < << 9 9 99.9 99009 040898996 2
3 Đối tượng nghiên €ứu - 5-5 s2 s2 se seSsessEssEseEsessesseserssrsesse 3
4 Phạm vi và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - œ 5< se «5< «5< 5s s5 9+5 s5 3
4.1 Pham vi nghién 3n 3
4.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - G6 + 1191893 E3 EEEEESEsekkerkerseree 3
5 Phương pháp nghiÊn CỨU o- 5 5 5 8 69 94 598 9599959584 95 3
6 Lịch sử các nghiÊNn CUU - œ5 S9 9 999.9959.958 58 4
7 Kết cấu khóa luận se 22s 2s se s2 ssEssEssEssexsexserserssrssssser 9
CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE PHIM TRUYEN HÌNH VÀ HỆ SINH
THÁI PHIM TRUYEN HÌNH -2-sssecssecsseesseessesssee 10
1.1 Một số khái niệm - 2 << se se ©ssssessevsessetserserserssrssee 10
1.1.1 Truyền thông đại chúng -. - 2-52 2 2+Ee£EeEE+EzEzrereered 101.1.2 Phim truyền hình - 2 2 2 s2 E+EE+EE+E££E£EEeEE2EEzEerkerxersrree 121.1.3 Hệ sinh thái phim truyền hình - 2 2 2 22 s+£x+zxerxezzz 25
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của phim truyền hình và hệ sinhthái phim truyén hình 5- 5< s2 5° s£ sessess£s se sesseseeseesessesse 26
1.2.1 Lịch sử điện ảnh thế giới - 2-22 ©52+Sz+EE+EE+EEeEEerEerEerrrrrxees 26
Bui Kim Oanh — B17DCTT064 ti
Trang 5Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2 Lịch sử phim truyền hình Việt Nam: -2 5¿©5+-: 31
1.3 Vai trò và sức ảnh hướng của phim truyền hình và hệ sinh thái
phim truyén hình 2-5-5 s22 s< se s£EseEseEssEseessesserserserssrse 43
1.3.1 Vai trò của hệ sinh thái phim truyền hình .-c <<c<exs 43
1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực của phim truyền hình và hệ sinh thái phim
truyền hình - ¿s5 +E2E£2EE2EESEEEEEEEE2112112212717171211211211 1111 ry 47
CHUONG 2: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH, CHIEN LƯỢC XÂY DUNG,
PHAT TRIEN HỆ SINH THÁI PHIM TRUYEN HÌNH 51
2.1 Nghiên cứu mô hình hệ sinh thái phim truyền hình Hàn Quốc 52
2.1.1 Thực trạng phát triển phim truyền hình Hàn Quốc 522.1.2 Mô hình hệ sinh thái phim truyền hình Han Quốc 53
2.1.3 Chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái phim truyền hình
2.1.4 Các điều kiện cần có đề triển khai mô hình hệ sinh thái phim
truyền hình Hàn Quốc - 2 ©5£++£+E£+E£+EE£EE£EEtEEEEEEEErExrrkrrkees 74
2.1.5 Hiệu quả từ mô hình xây dựng hệ sinh thái phim truyền hình Hàn
2.1.7 Ưu, nhược điểm của mô hình, chiến lược xây dựng, phát triển hệsinh thái phim truyền hình Hàn Quốc - ¿2 2s+s+z+sze: 862.2 Nghiên cứu mô hình hệ sinh thái phim truyền hình tại Trung Quốc
Bui Kim Oanh — B17DCTT064 iv
Trang 6Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ NÂNG
CAO HIỆU QUA XÂY DỰNG, PHÁT TRIEN MÔ HÌNH HỆ SINH
THAI PHIM TRUYEN HÌNH TẠI VIỆT NAM s 90
3.1 Bai học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng mô hình 90
3.2 Những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng, đỗi mới và phát
triển hệ sinh thái phim truyền hình tại Việt Nam .- 91
3.2.1 CO WO cceecccsesssecssessesssessesssessesssessesssesssessecsuessesssessesssessusssesssseseceeee 91
3.2.2 Thach 0), 08 S 93
3.2.3 Sức ảnh hưởng của phim truyền hình Việt Nam tới văn hóa, hành
V1 NQUOT HEU QUIN 1017 96
3.3 Đề xuất mô hình, chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái
phim truyền hình tại Việt Nam - 5-5 s<s<ssessessessesseessese 99
3.3.1 Mô hình hệ sinh thái phim truyền hình Việt Nam 1003.3.2 Các chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái phim truyền
hình Việt Nam -. 52 S2 S213 21 91 211 nh HH HH ngành rệt 103
3.4 Một số kiến nghị, giải pháp giúp nâng cao hiệu quả xây dựng, pháttriển hệ sinh thái phim truyền hình Việt Nam - 107
3.4.1 Đề xuất với các cán bộ quản lý -¿-¿-z+-z+zs+zs+zxsred 109
3.4.2 Đối với các nhà làm phim 2-2 2£ +2+s££+£z+£s+rx+rxsred 112
3.4.3 Đối với các nhà truyền thông - ¿2 2 2+s+x+zx+rxzxszxee 113
KET 0007.001175 — 115DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -s s<sss©ss2 116
310800000055 .- xi
Bui Kim Oanh — B1I7DCTT064 y
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC VIET TAT
PTTTĐC Phương tiện truyền thông đại chúng
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BANG BIEU
0 79
Bảng 2.3 Các yếu tố công chúng quan tâm khi xem phim - 80Bang 2.4 Lý do công chúng ưa thích phim truyền hình Hàn Quốc S1Bảng 2.5 Lý do công chúng không thích phim truyền hình Han Quốc 82Bảng 2.6 Tác động của phim truyền hình Han Quốc đến công chiing 83Bảng 2.7 Mức độ ảnh hưởng của diễn viên thần tượng Hàn Quốc và Việt Nam
¬— 84Bang 3.1 Ly do công chúng thích phim truyén hình Việt Nam 96
Bang 3.2 Ly do công chúng chưa thích phim truyền hình Việt Nam 97
Bui Kim Oanh — B17DCTT064 Vit
Trang 9Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Phim Mẹ chồng tôi (1994) 2-2 + +E+2E£2E£EE2EE+EEeExerkerreee 34Hình 1.2 Phim Những ngọn nến trong đêm (2002) -5¿©52 52 35
Hình 1.3 Phim Sóng ở đáy sông (2000) 5 5+ 2+ *++kE+veseeseeserseeee 35
Hình 1.4 Phim Phía trước là bầu trời (200 I) 2- ¿©z+++sz+zx+zzzersz 35
Hình 1.5 Phim Bỗng dưng muốn khóc (2009) -LSS ST TS SA se, 37
Hình 1.6 Phim Kính vạn hoa (20044) 5c 1+2 111333 15155555E55x2 37
Hình 1.7 Phim Sống chung với mẹ chồng (2017) - 5+ s25: 40
Hình 1.8 Phim Người Phan Xử (2Ú Ï”7) - 5< + £++E+v+seeseeseeseees 40
Hình 1.9 Phim Quỳnh búp bê (2018) - 6 xSssEEseEseesersersersrs 41
Hình 1.10 Phim Về nhà đi con (2019) w cccccccccsessessessesssessessessessessssesseeseeseeses 42
Hình 1.11 Phim Cô gái nhà người ta (2020) 5555 se *++s£+sxeexssss 43
Hình 1.12 Phim Hướng dương ngược năng (2020) 2 2s s2 szss 43Hình 3.1 Xây dựng mô hình hệ sinh thái phim truyền hình tại Việt Nam 99
Bui Kim Oanh — B17DCTT064 Vili
Trang 10Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong khoảng 20 năm về trước, Hàn Quốc là một đất nước khá xa lạ với
Việt nam và cộng đồng kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực văn hóa — xã hội Tuynhiên, trải qua một quá trình nghiên cứu và đổi mới, Hàn Quốc đã vươn mìnhtrở thành một trong những quốc gia tiên phong đi đầu về tốc độ phát triển làn
sóng văn hóa Hàn Quốc lan rộng ra toàn cầu Bên cạnh việc phát triển nền kinh
tế, Hàn Quốc đã chọn cho mình một con đường riêng trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật và đạt được đạt được thành tựu trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác
Phim truyền hình là một lĩnh vực mà Hàn Quốc coi trọng đầu tư pháttriển Bên cạnh các “ông lớn” trong làng sản xuất phim nồi lên ở khắp các châu
lục như châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, An Độ, , phim truyén hinh Han Quốc
vẫn có chỗ đứng và ngày càng chứng tỏ sự thành công cũng như sức ảnh hưởng
lan rộng toàn câu mà nó mang lại.
Cũng chính ngành công nghiệp sản xuất phim ở Hàn Quốc đã cho chúng
ta thấy, phim truyén hình không chi dem lai lợi nhuận kinh tế khổng lồ từ lĩnh
vực phim ảnh, mà kéo theo đó là rất nhiều nguồn lợi đi kèm như kích thích du
lịch, tăng trưởng kinh tế, giao thương buôn bán, quảng bá văn hóa quốc gia
Hình ảnh giới trẻ khắp châu Á đồ xô chạy theo các mốt thời trang trong phim
hay thần tượng diễn viên đến mức “yêu cả đường đi lối về”, yêu tất tần tậtnhững gi liên quan đến văn hóa Hàn Quốc hay đất nước Hàn Quốc là điềukhông còn xa lạ Đó không phải là một sự may man ngẫu nhiên Sản xuất phimtruyền hình được coi là một ngành công nghiệp ở Hàn Quốc có quy mô, tầm
cỡ, có mô hình và chiến lược đàng hoàng Những người sản xuất phim truyền
hình Hàn Quốc biết rằng họ không chỉ sản xuất một bộ phim mà là xây dựng
cả một hệ sinh thái đi theo phim Trong hệ sinh thái ấy, các yếu tố nghệ thuật —
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 1
Trang 11Khóa luận tốt nghiệp
chính trị - kinh tế - văn hóa — xã hội - truyền thông bổ trợ và gắn kết với nhau,tạo thành một thể thống nhất, đưa nhau cùng phát triên
Trên thế gidi, CÓ nhiều nước đạt được vị thế cao trong lĩnh vực sản xuấtphim ảnh Nhưng có một điều chắc chắn rằng ít có đất nước nào lại xây dựngđược một hệ sinh thái phim truyền hình thành công và rực rỡ đến vậy Trongkhi đó tại Việt Nam, phim truyền hình mới chỉ được nhìn nhận là công cụ giải
trí và truyền bá văn hóa tư tưởng cho Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn chưaphát huy hết sức mạnh tiềm năng của hệ sinh thái phim truyền hình
Bên cạnh đó, văn hóa — tư tưởng của người dân Việt Nam và Hàn Quốc
có nhiều điểm tương đồng với nhau Hàn Quốc và Việt Nam luôn có sự giaolưu, hợp tác và phát triển trong quá trình “khoác lên tắm áo mới” cho ngànhsản xuất phim truyền hình ở nước ta, cơ quan quản lý, các nhà làm phim truyềnhình tại Việt Nam hoàn toàn có thể nhìn nhận mô hình hệ sinh thái phim truyềnhình Hàn Quốc như một hình mẫu dé học hỏi Từ đó, chúng ta có cơ sở rút ranhững bài học kinh nghiệm dé kế thừa, sáng tạo, phát huy và vững bước trên
con đường xây dựng và phát triển một hệ sinh thái của riêng mình Điều này
không chỉ giúp đôi mới tư duy va cách thức phát triển ngành sản xuất phim
truyền hình tại Việt Nam mà nếu triển khai thành công còn góp phần quan trọngtrong nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, định vi thương hiệu quốc gia
trong khu vực vả trường quốc tế
Đây cũng là ly do mà tác giả lựa chọn dé tài: “Nghiên cứu khả năng
xây dựng và phát triển mô hình hệ sinh thái phim tại Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu của khóa luận.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động, ảnh hưởng của mô hình hệ
sinh thái phim truyền hình Hàn Quốc, từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệmtrong việc áp dụng xây dựng hệ sinh thái phim truyền hình tại Việt Nam
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 2
Trang 12Khóa luận tốt nghiệp
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là mô hình hệ sinh thái phim truyền
hình tại Việt Nam và mô hình hệ sinh thái phim truyền hình Hàn Quốc
4 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát mô hình, chiến lược xây dựng, phát triển hệ sinh thái phim
truyền hình Hàn Quốc và phân tích, nghiên cứu xây dựng hệ sinh
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thông hoá những van dé lý luận cơ bản về truyền thông đại chúng,phim truyền hình và hệ sinh thái phim truyền hình
- Khảo sát, nghiên cứu mô hình, chiến lược xây dựng, phát triển hệ sinh
thái phim truyền hình Hàn Quốc (khảo sát trong thời gian 6 tháng đầu năm2021) và nghiên cứu sự thành công của hệ sinh thái phim truyền hình tại HànQuốc
- Khảo sát bằng bảng hỏi với 120 phiếu điều tra phát cho công chúng tại
Việt Nam Qua đó đánh giá được sự thành công, mức độ ảnh hưởng của hệ sinh
thái phim truyền hình Hàn Quốc tại Việt Namvà ý kiến của công chúng về khảnăng thành công của hệ sinh thái phim truyền hình Việt Nam
- Phân tích thực trạng phát triển của phim truyền hình Việt Nam, đánhgiá ưu và nhược điểm của mô hình hệ sinh thái phim truyền hình Hàn Quốc
Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng mô hình hệ sinh thái phim
truyền hình tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phuong pháp nghiên cứu tai liệu: Hệ thong hoá những van dé lý luận cơ
bản về truyền thông, truyền hình và phim truyền hình
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 3
Trang 13Khóa luận tốt nghiệp
- Phuong pháp phân tích — tổng hợp: Từ việc phân tích lý thuyết tổng quan
về hệ sinh thái phim truyền hình và nghiên cứu về hệ sinh thái phim
truyền hình Hàn Quốc, tổng hợp lại và rút ra bài học kinh nghiệm cho
việc xây dựng hệ sinh thái phim truyền hình tại Việt Nam
- Phuong pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Cuộc điều tra được tiến
hành đối với công chúng là người dân Việt Nam Bảng hỏi gồm 21 câu
hỏi xoay quanh sự ảnh hưởng của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc vàcác yêu tố liên quan đến công chúng tại Việt Nam Ngoài ra, trong bảnghỏi còn khảo sát công chúng về mức độ hài lòng đối với phim truyền
hình Việt Nam hiện tại.
- _ Dựa trên kết quả phân tích, khảo sát và phỏng van, đưa ra được bức tranh
tổng thê về mô hình hệ sinh thái phim truyền hình tại Hàn Quốc và những
ảnh hưởng của nó tới công chúng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
việc xây dựng mô hình tại Việt Nam.
6 Lịch sử các nghiên cứu
Với xu thế hội nhập, giao lưu về mọi lĩnh vực đời sống như hiện nay thìviệc mở rộng giao lưu giữa nhiều quốc gia trên tất cả lĩnh vực trong đó có vănhóa là rất quan trọng Bên cạnh đó, nhờ sự xuất hiện của Internet và các phươngtiện truyền thông xã hội đã tạo ra được những trào lưu văn hóa, giao lưu văn
hóa ảnh hưởng tới tâm lý, đời sống xã hội mỗi quốc gia Đặc biệt thành côngnhất là phim truyền hình nói riêng, làn sóng văn hóa Hàn Quốc nói chung đã
ảnh hưởng rat lớn đên toàn câu.
Vệ trào lưu làn sóng văn hóa tại Han Quoc, đã có khá nhiêu các công
trình nghiên cứu dé cập đên vân dé nay:
Tác phẩm Reading the Korean wave as a sign of lobal shifts - tạm dịch:
Đọc "Lan sóng Han Quốc" như là dấu hiệu của sự thay đổi toàn cầu - của nữ
tác giả Cho Hae Joang công bố năm 2005 là một công trình nghiên cứu ở giai
đoạn cao trào nhat của làn sóng văn hóa Han Quoc trên thê giới, giai đoạn 2001
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 4
Trang 14Khóa luận tốt nghiệp
- 2005 Tác phẩm đi tìm lich sử xuất hiện của thuật ngữ Lan sóng văn hóa HanQuốc - Hàn Lưu; trả lời cho câu hỏi làn sóng văn hóa Hàn Quốc là gì? Quá
trình toàn cầu hóa đã tác động đến làn sóng văn hóa Hàn Quốc như thế nào và
đã anh hưởng đến thé giới ra sao Tác giả đã nhắn mạnh sự phát triển của côngnghệ truyền thông và sự ra đời của các tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia
không lồ và các phương tiện truyền thông đại chúng đã tạo thuận lợi cho việc
lưu thông các sản pham nghe nhìn của Hàn lưu ở mức độ toàn cầu Đồng thời,nghiên cứu cũng chỉ ra những vấn đề mà làn sóng Hàn Quốc phải đối mặt trongquá trình phát triển Đó là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và mục đích bànhtrướng văn hóa Hàn trên thé giới [8]
Trong khi đó, tác phẩm: A new trial about the 'Korean-Wave' over theølocalisation - tạm dịch là: Một thử nghiệm mới về "làn sóng Hàn Quốc" quaquá trình toàn cầu hóa của Soo-Jung Kim, xuất ban năm 2006, thuộc Đại hocIncheon, Hàn Quốc Công trình này nghiên cứu về các dòng chảy văn hóa HànQuốc xuất hiện trong giai đoạn toàn cầu hóa; phân tích những ưu và nhược củaquá trình công nghiệp văn hóa, sản xuất và xuất khâu văn hóa Hàn Quốc ranước ngoài như phim truyền hình Hàn Quốc- K'movie, nhạc Hàn Quốc - K'Pop
Tác gia này cũng chỉ ra nguy cơ của "Chủ nghĩa dé quốc văn hóa - Cultural
Imperialism" đồng thời chỉ trích hiện tượng đồng hóa văn hóa trên toàn cầu [9]
Còn nghiên cứu “The impact of Korean television drama viewership on
the social perceptions of single life and having fewer children in married life”
(Tam dịch: “Tac động của việc xem phim truyền hình Hàn Quốc đối với nhậnthức của xã hội về cuộc sống độc thân và sinh ít con trong hôn nhân”) của đồng
tác giả Bumbsub Jun, Seongjung Jeong năm 2010 đã chi ra tỷ lệ của việc xem
phim truyền hình Hàn Quốc đối với tỷ lệ sống độc thân và ít con trong hônnhân Kết quả cho độc thân và sinh ít con trong hôn nhân bị ảnh hưởng bởi cácphim truyền hình Hàn Quốc có nội dung về hôn nhân, gia đình
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 5
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp
Khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam, tác động mạnh mẽ tờiđời sông kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam, một số chuyên gia cũng phân tích
các khía cạnh ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quôc đên Việt Nam:
Tác giả Na Misu and Kang Man Seok trong nghiên cứu của mình năm
2004 về "Understanding the Korean Wave in Vietnam" - tam dich: "Hiéu vềlàn sóng văn hóa Han Quốc ở Việt Nam" đã đưa ra những nghiên cứu về làn
sóng văn hóa Hàn Quốc nói chung và làn sóng văn hóa Hàn Quốc tại Việt Namnói riêng Hai tác giả cũng đặt ra câu hỏi về tương lai của làn sóng văn hóa HànQuốc, có nên tiếp tục duy trì và phát triển làn sóng văn hóa Hàn Quốc hay sẽ
một tương lai khác cho làn sóng nay?
Tác giả Nguyễn Ngọc Trung trong nghiên cứu năm 2006: “Vietnam
Debates Impact of Korean Films - 'Korea wave' recedes as 'Vietnam wave' In
Korea rises” - tạm dịch: "Thảo luận về tác động của phim truyền hình Hàn Quốc
ở Việt Nam - Làn sóng Hàn Quốc giảm khi làn sóng Việt Nam ở Hàn Quốc gia
tăng"; nghiên cứu này đã chỉ ra sự suy giảm của làn sóng văn hóa ở Việt Nam
và sự phát trién của phim truyền hình Việt Nam (dù những bộ phim Việt manghơi hướng của phim Hàn Quốc) Đã có nhiều hợp đồng, thỏa thuận làm phimgiữa Việt Nam và Hàn Quốc, như chuyền thể phim Hàn sang phim Việt, mời
các diễn viên Việt sang Hàn đóng phim (Cô đâu Hà Nội, 2005; Cô dâu vàng,
2008) và mời các diễn viên Hàn Quốc sang Việt Nam đóng phim (Tuổi thanh
xuân, 2014; ) Trong nghiên cứu này, tác gia Nguyen Ngoc Trung cũng đưa
ra một dự đoán về tương lai của làn sóng văn hóa Việt (dù nhỏ) sẽ xuất hiện ởHàn Quốc và theo tác giả điều này xét ở phương diện nào cũng có lợi cho khán
giả hai nước Hàn Quốc và Việt Nam
Ngoài ra, còn có rất nhiều tài liệu của các tác giả Việt Nam đề cập đến
phim truyền hình Hàn Quốc cũng như làn sóng văn hóa của Hàn Quốc và đưa
ra, phân tích nhận định về tác động tới xã hội Việt Nam:
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 6
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp
Tác gia Đặng Thị Thu Hương trong nghiên cứu về “Hallyu and its effect
on young Vietnamese” tạm dịch là "Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và ảnh hưởng
của nó tới giới trẻ Việt Nam", đăng trên tờ Korea Herald tháng 6.2009 Tác gia
trình bày và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa truyền thông
đại chúng, diện mạo của báo chí truyền thông Việt Nam và diện mạo của văn
hóa truyền thông đại chúng Việt Nam trong kỷ nguyên kỹ thuật số; Ảnh hưởng
của văn hóa truyền thông Hàn Quốc thông qua hệ thống các phương tiện truyền
thông đại chúng (PTTTĐC) Việt Nam tác động tới giới trẻ Việt Nam; Các chính
sách của chính phủ Việt Nam về các sản phẩm văn hóa truyền thông nội địa vànước ngoài Tuy nhiên, bài viết này chưa hệ thống hóa và chưa nghiên cứu,phân tích toàn diện về van đề văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện
nay, chính vì vậy cũng chưa đề xuất được những giải pháp chính sách có tínhchiến lược và toàn diện cho các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí
`
A
Tác giả Phan Thị Thu Hiền trong nghiên cứu của mình về “Sức hap dẫn
nữ tính của Hàn lưu ở Đông Nam Á” được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoahọc quốc tế “Korean Studies in Southeast Asia in the New Era of CulturaInteractions” vào năm 2008, tác gia cho rằng: “Han lưu dù có dấu hiệu “bão
hòa”, “sóng xuôi”, thì vẫn mạnh mẽ ở Việt Nam với khá nhiều người trẻ yêu
thích và sử dụng các sản phâm Hàn Quốc Hàn lưu có ảnh hưởng đa dạng đối
với cuộc sông tuôi trẻ cả về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần” Tác giảcho rằng, yếu tô “âm tính”, êm dém, 4m áp, ngọt ngào thé hiện qua các bộ phimtruyền hình về đề tài gia đình của Hàn Quốc đã có sức hút đối với người trẻ vốnmạnh mẽ, chủ động, “dương tính” Theo tác giả, kết quả điều tra đã không chothấy có lý do phải lo ngại, vì người trẻ Việt Nam bên cạnh tiếp thu các sảnphẩm giải trí Hàn lưu, vẫn có tinh thần phê phán và thưởng thức qua một bộ
lọc văn hóa riêng.
Thanh Hong, 2010 “The Korean Wave in Vietnam” - tam dịch: "Lan
song van hoa Han Quốc tại Việt Nam", đăng trên tờ Thời báo kinh tế Việt Nam
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 7
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp
- Ven.vn, tháng 10.2010 Trong nghiên cứu của mình, tác giả Thanh Hong đánh
giá Việt Nam là một thị trường nơi mà làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã thâm
nhập và tác động mạnh mẽ vào hành vi lựa chọn sản phẩm, hàng hóa của người
tiêu dùng Sự thành công của những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã khiếncho công chúng càng yêu thích Hàn Quốc, âm nhạc Hàn, 4m thực Hàn và ngônngữ Hàn Quốc Sự thành công của các thương hiệu Hàn Quốc như Samsung,
LG, Debon, Biore, Double Rich, E 100, Lotteria, BBQ Chicken, Tous Les
Jours, Lock & Lock, tai thị tường Việt Nam đã minh chứng cho sự thay đôi
trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam Trước lo sợ bị "Hàn hóa" của
nhiều nhà nghiên cứu và làm văn hóa thì tác giả Thanh Hong lạc quan cho rằng,
dù làn sóng văn hóa Hàn Quốc rất phô biến ở Việt Nam, nhưng nó không phải
là một cuộc xâm lược văn hóa Tự mỗi nước Việt Nam hay Hàn Quốc biết sẽnên học hay bỏ qua các giá tri văn hóa nao không phù hợp vì một nền văn hóatruyền thống, lý tưởng vì tương lai của mỗi quốc gia
Đa số các nghiên cứu nêu trên đều xuất hiện ở giai đoạn làn sóng văn
hóa Hàn Quốc phát triển hưng thịnh và lan tỏa rộng khắp trên khắp thế giới.Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, làn sóng văn hóa HànQuốc trở thành một sức mạnh quyền lực mềm giúp Hàn Quốc giữ vững được
vị thể trên trường quốc tế
Vé vân đê nghiên cứu phim truyền hình tại Việt Nam, tác giả chưa tim được bài nghiên cứu nào nói về sự ảnh hưởng cua phim truyền hình Việt đôi với công chúng Chỉ có một sô bài báo tập trung đi sâu vào nghiên cứu vân đê
`
này.
Như vậy, ta có thể thấy được tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiêncứu về phim truyền hình Hàn Quốc và ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn
Quốc Tuy nhiên để có thể áp dụng hệ sinh thái phim truyền hình Hàn Quốc
vào xây dựng, phát triển mô hình hệ sinh thái phim truyền hình Việt Nam thì
lại chưa có đủ tài liệu nghiên cứu Các nhà làm phim Việt Nam rất khó khăn
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 8
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp
trong việc chuyền đổi bắt kịp xu hướng cũng như định hướng công chúng Việt
Nam về với thị trường phim nội.
Thông qua đề tài “Nghiên cứu khả năng xây dựng và phát triển môhình hệ sinh thái phim truyền hình tại Việt Nam”, tác giả mong muốn sẽđưa ra được những nhận xét, đánh giá và đề xuất ra hướng xây dựng mô hình
hệ sinh thái phim truyền hình tại Việt Nam
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,khóa luận gồm có 3 chương sau:
- Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình và hệ sinh thái phim
truyền hình
- Chương 2: Nghiên cứu mô hình, chiến lược xây dựng, phát triển hệ
sinh thái phim truyền hình Hàn Quốc (khảo sát trong thời gian 6 tháng
đầu năm 2021)
- Chương 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp dé nâng cao hiệu quả xây
dựng, phát triển mô hình hệ sinh thái phim truyén hinh tai Viét Nam
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 9
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE PHIM TRUYEN HÌNH VÀ
HE SINH THAI PHIM TRUYEN HINH
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Truyền thông đại chúng
- _ Truyền thông (Communication):
Có rất nhiều các cách định nghĩa khác nhau về truyền thông trên thế
giới, như:
“Truyền thông (Communication) là quá trình liên tục trao đôi hoặc chia
sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tao ra sự liên kết lẫn nhau dé dẫn tới sựthay đổi hành vi và nhận thức”
“Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được ngườikhác và làm cho người khác hiểu được chúng ta (Martin P Adersen 1959 trích
theo Frank Dance 1970).
Theo TS Huỳnh Văn Tòng, trong quyên "Truyền thông đại chúng", xuấtbản 1993, thì hiểu đơn giản: “Truyền thông là kỹ thuật truyền đạt tin tức, tư
tưởng và thái độ từ người này sang người khác” [2]
Truyền thông xuất hiện khi con người xuất hiện Truyền thông là hiện
tượng xã hội ra đời và phát triển cùng sự hình thành phát triển xã hội loàingười Đó là sản phẩm của xã hội, thể hiện diện mạo văn hóa của mỗi quốc
gia, dân tộc; truyền thông cũng là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của xã
hội Quá trình phát triển của xã hội loài người cũng là quá trình phát triểncủa các phương tiện truyền thông và công nghệ truyền thông: nghĩa là xã hội
phát triển thì truyền thông phát triển và ngược lại, truyền thông phát triểngiúp xã hội phát trién
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 10
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong quyền “Truyền thông, lý thuyết
và kỹ năng cơ bản” thì: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư
tưởng, tinh cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngườinhằm tăng cường hiểu biết lan nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnhhành vị và thái độ phù hợp với nhu câu phát triển của cá nhân, của nhóm, củacộng đồng và xã hội [12]
Về cơ bản truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn raliên tục giữa chủ thé truyền thông và đối tượng truyền thông, giữa nguồn phát
và nơi tiếp nhận thông tin Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạtđược sự cân bang trong nhận thức, hiểu biết, sẻ chia, giữa chủ thé và đốitượng truyền thông Nói cách khác, quá trình truyền thông chỉ thành công khi
tạo được hiệu quả truyền thông Nghĩa là Truyền thông hướng đến những hiểubiết chung hai chiều nhằm thay đổi thái độ, nhận thứcv a hành vi của cả đốitượng truyền thông và chủ thể truyền thông
- _ Truyền thông dai chúng:
Truyền thông đại chúng (mass communication) là quá trình truyền đạtthông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các PTTTDC(mass media) Trước khi các PTTTĐC ra đời, con người mới chỉ giao tiếp vàtrao đôi thông tin ở cap độ liên cá nhân, các nhóm nhỏ ở những địa bàn nhỏ.Khi các phương tiện truyền thông xuất hiện, quá trình truyền thông đã bướcsang kỷ nguyên mới Truyền thông đại chúng là một dạng thức truyền thông
đặc biệt trong lịch sử loài người - khi mà người truyền thông tin có thể chuyềnthông điệp đến đông đảo quần chúng - những người nhận thông điệp - ở khắp
mọi nơi, mọi lúc, điều mà các cách thức truyền thông trước đó không thể nào
có được Nói cách khác: "Sự chuyển tiếp từ các hệ thong truyén thông truyềnmiệng sang các hệ thong truyền thông đại chúng chính là một trong những điều
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 il
Trang 21Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ xã hội cổ truyền sang xã hội hiện
đại" [13] Theo khái niệm này, truyền thông đại chúng là một quá trình xã hội
phụ thuộc chặt chẽ vào các phương tiện kỹ thuật, hay còn gọi là các kênh truyền
(channel) Chính các kênh này là điều kiện cần dé thông điệp có thé được truyền
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn sốc từ tiếng Latinh và tiếng
Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là "ở xa" còn “videre” là "thấy
được", còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa Ghép hai từ đó lại
“Televidere” có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp
là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tenesugenue” Nhu vậy, dù có phát triển bat
cứ ở đâu, ở quôc gia nào thì tên gọi truyên hình cũng có chung một nghĩa.
Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn trong cuốn “Giáo trình báo chí truyền
hình”: “Truyén hình là kênh truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng
hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến
điện” [10]
Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng” chỉ rõ:
"Truyén hình là một loại hình phương tiện thông tin đại chúng truyền tải thôngtin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyếntruyền hình (Television) bắt nguồn từ Tele có nghĩa là "ở xa" va Vision là "thấyđược", tức là thấy được ở xa’ [17]
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 12
Trang 22Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Truyén thông - Lý thuyết
và kỹ năng cơ bản”: “Truyền hình là kênh truyền thông truyén tải thông điệp
bằng hình ảnh động với hau như đây dui màu sắc vốn có của cuộc sống cùngvới lời nói, âm nhạc, tiếng động Nhờ thé, truyền hình đem lại cho công chúngbức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ.”.Như vậy, khái niệm truyền hình có thể hiéu là một kênh truyền thông đại chúngtruyền tai thông tin bằng hình anh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi
xa băng sóng vô tuyến điện [4]
Trên thé giới, truyền hình xuất hiện vào những năm 20 của thé kỷ 20 vàđến những năm 50 của thế kỷ XX, truyền hình vẫn chỉ được xem như là phương
tiện giải trí, sau bổ sung thêm chức năng thông tin Trong quá trình phát triển,truyền hình đã tham gia trực tiếp và quá trình quản lý, giám sát xã hội, thựchiện chức năng tư tưởng, định hướng và tổ chức xã hội Thực hiện công tácgiáo dục phổ biến kiến thức, phát triển giao lưu văn hóa, quảng cáo, kinh tế vànhiều các chức năng mới xuất hiện theo sự phát triển của xã hội, của truyền
thông.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại
chúng thêm phong phú và mạnh mẽ, các PTTTĐC không chỉ tăng về số lượng
mà cả về chất lượng Trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, truyền hình trở
thành một công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng Ở Việt Nam, trước ngày đất nước
hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, một ban biên tập được tách ra từ Đài tiếng nói
Việt Nam và thành lập đài truyền hình vào ngày 7/9/1970 Và ngày 7/9/1970 trở thành cột mốc kỉ niệm ngày truyền thống của ngành truyền hình Việt Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài truyền hình tiền thân được chính thức đặt tên
là Đài Truyền hình Việt Nam Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, truyền
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 13
Trang 23Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
hình Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng và có những tiến bộ vượt bậc Từphát hình đen trắng chuyền sang phát hình màu, từ phát thử nghiệm chương
trình 4 giờ/ ngày vào ban đêm, đến năm 1995 phát 10 giờ/ ngày Tính đến quý1/2021, có 70 đài truyền hình /phát thanh truyền hình bao gồm I đài truyền hìnhQuốc gia là Đài Truyền Hình Việt Nam, 63 Đài Truyền hình/Phát thanh truyềnhình địa phương và 5 đơn vi hoạt động truyền hình thuộc các bộ, ban, ngànhnhư Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Nhân dân
Các chương trình chính phục vụ người xem gồm có, khoa học giáo dục,
chuyên dé, thé duc thé thao, phim truyén, phim hoat hinh, ca nhac, san khấu,
giải trí Đánh giá vị thé quan trong, hap dẫn của truyền hình, PGS.TS DươngXuân Sơn viết rằng: "Mỗi một phương tiện truyền thông đều có một thế mạnh
nhất định, nó bô sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung Tuy nhiên, trong
ba loại báo nói, báo viết, báo hình thì báo hình có thể hơn hắn so với hai loại
kia Bởi ngoài việc bình luận, giải thích các hiện tượng, sự việc truyền hình còn
có hình ảnh sống động giúp người xem chứng kiến các sự kiện đang diễn ra"
Với những đặc trưng của mình về âm thanh, hình ảnh, đặc biệt là “hình ảnhđộng”, Truyền hình “mắt thấy, tai nghe” đã thu hút đông đảo công chúng quantâm theo dõi Và chính vì mắt thấy tai nghe, nên những gi trên truyền hình rất
sống động và có sức thuyết phục cao với công chúng Công chúng của truyền
hình rat dé “bị động” tiếp nhận thông điệp, thông tin và công chúng cũng dédàng làm theo những gì được thấy, được hướng dẫn trên truyền hình Truyềnhình là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình, khả năngtrực quan có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức của con người Như vậy,
với những đặc điểm, đặc trưng của loại hình báo chí truyền hình, đã chi phối
nhất định đến hiệu quả của truyền thông cũng như có tác động không nhỏ dẫnđến việc thay đổi từ nhận thức đến thái độ và hành vi của công chúng
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 14
Trang 24Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
- Phim truyền hình:
Phim truyền hình còn có tên gọi khác là phim truyện hay phim bộ Trongtiếng Anh Mỹ là television drama hay television drama series; còn trong tiếng
Anh Anh là dramatic programming dich ra tiếng Việt có thé hiểu nôm na là
chính kịch truyền hình Đây là các thể loại phim được sản xuất khá đại trà và
và dùng dé phát sóng rộng rãi trên hệ thông truyền hình Phụ thuộc vào hệ thống
truyền hình của từng quốc gia mà phim truyền hình sẽ được sản xuất với cáctiêu chuẩn phim riêng với các định dạng khung hình khác nhau Chúng có thé
được thu hình trên băng từ, đĩa kỹ thuật số hoặc trên cả phim nhựa 16mm Các
bộ phim truyền hình thông thường sẽ được sản xuất dưới hai định dạng DVPAL và NTSC Trong những năm gần đây với công nghệ và kỹ thuật phát triển
thì hệ thống truyền hình bắt đầu triển khai những hệ thống phát hình với chuẩn
hình ảnh có độ phân giải cao mà chúng ta vẫn thường hay gọi là HD (High — Definition).
Đặc điểm chung của phim truyền hình là khuôn hình thường hep, cỡ cảnh
thường lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kê về độ lớn và cả
chiều sâu cũng như độ nét của màn hình Tivi Vì vậy phim truyền hình cũng có
những hạn chế nghệ thuật thâm mỹ nhất định so với phim điện ảnh Tuy nhiên
dé làm được phim truyền hình hay nhiều người xem và ăn khách vẫn là côngviệc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, vẫn là sự sáng tạo khổ
công và tài năng cao.
Các thể loại phim truyền hình hiện nay rất đa dang, có thé kế đến một sốthé loại chính mà nhiều người biết đến như: phim hai, phim khoa học viễntưởng, phim kinh dị, phim chiến tranh, phim tình cảm, phim ca nhạc, phim hoạthình, phim tội phạm, phim hành động, phim tài liệu Phim truyền hình có théchỉ có một tập, cũng có khi lên đến hành trăm tập Số tập, kết thúc phim của
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 15
Trang 25Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
phim truyền hình được quyết định trước khi phim được phát sóng, nhưng đôikhi kết thúc phim, số tập của phim lại phụ thuộc vào ý kiến đóng góp của khán
giả.
Phim chiếu trên truyền hình được chiếu miễn phí, tuy không thu tiền trựctiếp từ người xem truyền hình nhưng phim truyền hình có thê kiếm tiền nếu nó
thu hút được nhiều người xem Nghĩa là nếu nhiều người xem, phim truyền
hình đó, kênh chiếu phim đó có thể bán được các quảng cáo giá cao xen kẽ
trong thời gian chiếu phim Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim
truyền hình cũng đến từ cước phí truyền hình cáp, truyền hình theo yêu cầu.
Hiện nay ở Việt Nam hàng năm sản xuất khoảng sáu, bảy trăm đầu phim
truyện truyền hình, mới đảm bảo được khoảng vài chục phần trăm thời lượng
phát sóng phim truyện cho truyền hình cả nước Số phim truyền hình còn lạiđược chiếu thường là phim của Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Trung
Quốc, Nga, Ý Các đài nhà nước có xưởng phim truyền hình lớn nhất nước là
VEC - Trung tâm phim truyén hinh Dai Truyén hinh Viét Nam, Hang phim
truyền hình TP Hồ Chí Minh (TFS) Ngoài ra nhiều dai cấp tinh cũng làm phimtruyền hình, phim truyện và tài liệu để phát sóng và trao đôi với các đài khác
trong nước.
- Quy trình sản xuất phim truyền hình:
Quy trình sản xuất một bộ phim là một quá trình từ ý tưởng ban đầu tớiviết kịch bản, quay phim, biên tập và cuối cùng là phân phối Thông thường,
nó cần một số lượng người và có thé diễn ra trong vài tháng hoặc thậm chí làvài năm Nó có thê diễn ra ở bất kì nơi nào trên thế giới, trong bất kì bối cảnhkinh tế, chính tri, xã hội nao; sử dụng nhiều công nghệ và kĩ thuật khác nhau.Tương tự như phim điện ảnh hay bất kỳ sản phẩm nào khác, quá trình hìnhthành nên một bộ phim truyền hình cũng bao gồm năm giai đoạn chính:
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 16
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
Phát triển ý tưởng (Development):
Đây là giai đoạn biến những ý tưởng ban đầu thành một kịch bản có thể
thực hiện được Nhà sản xuất của bộ phim sẽ tìm kiếm cốt truyện thích hợp từtiêu thuyết, những vở kịch, các bộ phim khác hoặc đơn giản là những ý tưởng
sốc có tính khả thi cao Khi chủ đề được xác định, một bản tóm tắt sẽ được pháttriển dé chuẩn bị cho việc viết kịch ban gốc chứa các chỉ tiết chính của phim,
nhịp điệu, định hình các nhân vật, một phan thoại va các chi dẫn cần thiết cho
đạo diễn Tiếp theo sẽ là bước phác thảo, tức là chia nhỏ câu truyện ra thànhcác cảnh có lời thoại, tập trung vào cấu trúc mang tính kịch Tiếp theo, người
ta chuẩn bị một bản xử lí tình huống phim Đây là một bản mô tả câu truyện dàikhoảng 25-30 trang, kèm theo tiết tấu và những đặc điểm của nó, cùng một số
đoạn hội thoại nhỏ và lời ghi chú của đạo diễn, thông thường còn có thêm một
số bản vẽ minh họa để giúp hình dung được những điểm chính của phim
Trong vài tháng tiếp theo, kịch bản phim được xây dựng hoàn chỉnh, rõ
ràng về cấu trúc của truyện phim, tính cách hành động của các nhân vật, toàn
bộ các đoạn thoại và phong cách chung của toàn bộ phim Các nhà sản xuất và
phân phối phim cũng sẽ kiêm soát quá trình này dé xác định rõ thé loại phim,
đối tượng khán giả ma phim hướng tới cũng như dam bao thành công về doanhthu cho bộ phim bằng cách tránh lặp lại những ý tưởng đã có hoặc sai lầm trong
các bộ phim trước đó Ngoài ra còn phải tính toán về các diễn viên có thể tham
gia vào phim và các đạo diễn tiềm năng cho bộ phim Tất cả những yếu tố này
có thể tăng độ hấp dẫn của bộ phim, qua đó thu hút nhiều khán giả trong quá
trình công chiếu Vì lý do này nên quá trình viết kịch bản tốn khá nhiều thờigian và đôi khi phải viết đi viết lại để phù hợp phong cách của các đạo diễn
Tiếp theo là một bản giới thiệu ngắn gọn về phim (bằng lời hoặc hìnhảnh) sẽ được chuẩn bị và giới thiệu cho những người định bỏ vốn làm phim
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 17
Trang 27Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
Nếu nó được chấp nhận thì sẽ có một khoản tiền để làm phim sẽ được đưa ra,thường đến từ các hãng phim lớn hay hội đồng phim hoặc các nhà đầu tư độc
lập Sau đó người ta sẽ thảo luận về việc làm phim và kí kết các hợp đồng
Giai đoạn tiên kì:
Trong giai đoạn này, người ta sẽ lên kế hoạch và xây dựng các yếu tốcần thiết đề hiện thực hóa kịch bản Một công ty sản xuất được hình thành vàmột phòng sản xuất được thiết lập Quá trình sản xuất sẽ được minh họa bănghình ảnh Sau khi kịch bản hoàn thành, hãng sản xuất sẽ đưa ra một ngân quỹnhất định cho nhà sản xuất để xây dựng đội ngũ làm phim và biến kịch bản
thành một bộ phim hoàn chỉnh Ngân quỹ và đội ngũ làm phim tùy thuộc vào
độ phức tạp của kịch bản và kỳ vọng thương mại của hãng sản xuất
Tiếp theo, nhà sản xuất sẽ tuyển đội ngũ làm phim Thể loại của phim,kinh phí sản xuất sẽ quyết định số lượng và loại hình của đội ngũ làm phim
được sử dụng trong quá trình làm phim Các vị trí chính trong một đoàn làm
phim thường bao gồm:
+ Đạo diễn: Người chịu trách nhiệm chỉ đạo diễn xuất và sáng tạo các
chỉ tiết của phim
+ Trợ lí đạo diễn (AD): Phụ giúp đạo diễn trong việc quản lí lịch diễn,
tính hợp lý của của quá trình sản xuất và công tác hậu cần cho quátrình sản xuất, ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác
+ Phụ trách casting: Tim các diễn viên phù hợp cho các vai trong phim.
Thường thì đạo diễn cũng tham gia các buổi thử vai Các diễn viên
chính được chọn thường là những người có tên tuổi hoặc là ngôi sao.+ Phụ trách trường quay: tìm và quản lí các địa điểm thực hiện các cảnh
quay Phần lớn các nội cảnh được thực hiện trong các Xưởng quay
nhưng với các ngoại cảnh, phụ trách trường quay phải có trách nhiệm
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 18
Trang 28Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
lựa chọn địa điểm quay thích hợp và chuẩn bị dé việc quay phim diễn
ra thuận lợi nhất
+ Giám đốc sản xuất: quản lí kinh phí sản xuất và lịch trình sản xuất
Người này cũng thay mặt phòng sản xuất dé báo cáo với những người
quản lí của hãng phim hoặc những người bỏ vốn làm phim
+ Phụ trách quay phim: Nghệ sĩ đảm nhiệm việc quay các cảnh phim.
Thường có một người quay chính và một hoặc hai phụ tá Phụ trách
quay phim phải phối hợp chặt chẽ với phụ trách âm thanh dưới sự chỉ
đạo chung của đạo diễn dé các cảnh phim diễn ra đồng bộ về hình vàtiếng theo đúng ý tưởng kịch bản
+ Phụ trách nghệ thuật: Phụ trách phòng nghệ thuật, nơi tạo ra các dao
cụ làm phim, trang phục và cung cấp việc trang điểm và làm tóc Ngoài
ra còn là người chịu trách nhiệm xây dựng bối cảnh cho các cảnh quay.+ Phụ trách hình anh (DP hoặc DOP): thiết kế hình anh cho bộ phim
Người này phải cộng tác với đạo diễn, phụ trách âm thanh và trợ lí đạodiễn
+ Thiết kế sản xuất: tạo ra các đạo cụ cho quá trình làm phim
+ Minh họa sản xuất: Đây là người tạo ra các hình ảnh đề giúp đạp diễn
và người thiết kế sản xuất truyền đạt ý tưởng của mình tới nhóm sảnxuất
+ Thu thanh: phụ trách thu những âm thanh quá trình làm phim.
+ Thiết kế âm thanh: Phụ trách xây dựng các âm thanh ngoài những phan
thu trực tiếp từ trường quay và kết hợp hai loại âm thanh này cho phù
hợp với các cảnh quay đã thực hiện Nhiệm vụ cua vi trí này là tạo ra các âm thanh mới và nâng cao âm thanh của bộ phim.
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 19
Trang 29Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
+ Nhà soạn nhac: Soạn nhạc và tạo ra các bản nhac chủ đề được dùng
trong phim.
+ Biên đạo múa: Thiết kế và phối hợp các đoạn múa cho phim, vi trí này
đặc biệt quan trọng trong các phim ca nhạc Một số phim thì vi trí biên
đạo lại được giao cho các chỉ đạo võ thuật, những người phụ trách xây
dựng các trường đoạn chiến đấu cho phim
San xuất:
Đây là giai đoạn bộ phim được hình thành và bam máy các cảnh quay
Đội ngũ làm phim sẽ có thêm các vi trí khác trong đoàn làm phim như: quản lí
tài sản, giám sát kịch bản, trợ lí đạo diễn, biên tập âm thanh, biên tập hình ảnh.Phòng sản xuất sẽ có trách nhiệm tuyển thêm bat kì vị trí nào mà bộ phim cần
có Một ngày quay phim thường bắt đầu bằng việc trợ lí đạo diễn thông báo vềlịch quay Người ta sẽ dựng bối cảnh dé quay và sắp xếp đạo cụ Trang thiết bịánh sáng, thu âm và camera cũng được lắp đặt Cùng lúc đó, các diễn viên được
hóa trang, làm tóc và mặc trang phục phù hợp với cảnh quay Các diễn viên sẽ
diễn lại lời thoại và bước di chuyền cùng với đạo diễn Tiếp đó, những người
phụ trách hình ảnh và âm thanh cũng sẽ thống nhất lại với đạo diễn Cuối cùng,
cảnh quay được bấm máy với những chuỗi cảnh (quay một lần liền mà khôngdừng máy) mà đạo diễn quyết định Mỗi một chuỗi cảnh đều tuân theo một quytrình và được biểu thị trên một tam bảng (gọi là clapperboard), nhằm giúp được
người biên tập nắm được vị trí của các chuỗi cảnh trong giai đoạn hậu kì Trêntam bảng ghi cảnh quay, chuỗi cảnh, đạo diễn, phụ trách hình ảnh, ngày và têncủa bộ phim Nó thường được giơ lên trước máy quay khi bắt đầu quay Tamảnh này còn giúp đồng bộ hóa các cảnh phim với phần âm thanh thu được Sau
đó đạo diễn sẽ quyết định xem chuỗi cảnh đó có được không hay phải quay lại
Người giám sát kịch bản và nhóm âm thanh & camera sẽ ghi chuỗi cảnh vào
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 20
Trang 30Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
các tờ báo cáo Mỗi tờ báo cáo này ghi lại các lưu ý quan trọng về kĩ thuật của
mỗi chuỗi cảnh Đạo diễn cũng thông qua lịch quay của ngày tiếp theo và người
ta sẽ gửi một bản báo quá tiến trình quay hàng ngày cho phòng sản xuất Trong
bản báo cáo này có kèm những tờ báo cáo của các nhóm kịch bản, âm thanh và
camera Người ta cũng gửi “Call sheet” (tạm dịch: giấy gọi) cho diễn viên và
thành viên của đoàn làm phim dé thông báo thời gian và địa điểm của ngày
quay tiếp theo
Hậu kì:
Ở giai đoạn này, toàn bộ các cảnh quay của bộ phim sẽ được người biêntập tập hợp lại Công việc đầu tiên của người biên tập phim là dựng một bản
“cắt thô” lấy từ các cảnh quay Mục đích của việc làm này là nhằm lựa chọn và
sắp xếp những cảnh quay tốt nhất Bước tiếp theo là dựng bản “cắt tỉnh” bằngcách cho tất cả các cảnh được chiếu một cách chậm rãi trong một cốt truyệnkhông liền mạch Tiếp đến là sắp xếp, tức là quá trình cắt ngắn các cảnh quay
tới từng phút, từng giây, thậm chí là tới từng khung hình, cũng được thực hiện
lúc này Sau khi bản “cất tinh” được chiếu và được đạo diễn duyệt, bộ phim sẽ
được “khóa”, nghĩa là sẽ không còn có thay đôi gi nữa Tiếp đó, đạo diễn sẽ tạo
ra các danh sách biên tập (edit list) Các danh sách này xác định nguồn và khung
hình của mỗi cảnh quay trong bản “cất tỉnh” Khi đã được “khóa”, bộ phim séđược chuyền cho bộ phận âm thanh dé làm các sound track Các phan thu tiếng
sẽ được đồng bộ hóa và phần hòa âm được tạo ra Phần hòa âm bao gồm các
hiệu ứng âm thanh, âm thanh nền, ADR (automated dialogue replacement —
thay thế lời thoại tự động), lời thoại, walla (một hiệu ứng âm thanh mô phỏngtiếng xì xào của đám đông), và nhạc Cuối cùng, bộ phim sẽ được chiếu thử cho
một số khán giả xem, bat kì phản hồi nào cũng có thé khiến bộ phim được quay
thêm một số cảnh hoặc biên tập lại
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 21
Trang 31Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
Phân phối:
Đây là giai đoạn có những điểm khác biệt mà nhà làm phim cần lưu ý
trong quá trình phân phối phim phim truyền hình được kết xuất final và lưu trữtrên các hệ thống băng từ, HDD hay các thiết bị lưu trữ kỹ thuật số với chuẩndành riêng cho truyền hình Sau khi hoàn thành chỉnh sửa và lưu trữ phim sẽ là
giai đoạn quảng bá cho bộ phim Người ta quảng cáo cho phim thông qua
poster, trailer hay các hình thức quảng cáo khác Đi kèm với việc chiếu phim
là một bữa tiệc ra mắt, thông cáo báo chí, các buổi phỏng van, các budi chiếu
trước cho giới báo chí hoặc/và tại các liên hoan phim Ngoài ra, sẽ có website
được ủy quyên chịu trách nhiệm quảng bá chính cho bộ phim hoặc có website
được tạo kèm với bộ phim Lợi nhuận sẽ được chia giữa nhà phân phối và công
ty sản xuất phim
- Chi phí sản xuất:
Do công nghệ - kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và nhanh hơn nên chỉ
phí sản xuất phim truyền hình có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với các thểloại khác So với phim điện ảnh, phim truyền hình ít yêu cầu về kỹ thuật đồ họacao và có những hạn chế về nghệ thuật thâm mỹ Tại Việt Nam, hình thức phimtruyền hình lồng tiếng là phổ biến nhất Giá thành trung bình dé sản xuất mộttập phim truyền hình lông tiếng là rơi vào khoảng 180 triệu VNĐ/tập và được
giữ vững trong vòng hon 10 năm qua Hình thức này có chi phí rẻ, tiện lợi
nhưng hiệu quả cảm xúc mà nó mang đến không cao Những phim thu theo
hình thức này thường bị chê là mang tính kịch, gượng gạo và không thé hiện
hết được cảm xúc của diễn viên
Ngược lại, việc thu trực tiếp tại hiện trường sẽ giúp biểu cảm trên guong
mặt va giọng nói cua diễn viên được ghi lại chân thật, mang đến cảm xúc cho
người xem mà việc lông tiêng khó lòng diễn tả được Hiện nay, sản xuât phim
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 22
Trang 32Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
truyền hình ở Việt Nam đã bắt đầu ưa chuộng xu hướng sử dụng thu tiếng trựctiếp tại hiện trường Đối với những phim có thu tiếng trực tiếp tại hiện trường
sẽ có mức kinh phí tầm 400 — 500 triệu VNĐ/tập Kèm theo đó, trong suốt quá
trình ghi hình, đoàn làm phim phải thực sự tập trung, diễn viên phải nắm bắt
được tâm lý của nhân vật và thuộc thoại thay vì được nhắc thoại như trước đếnnay Giá thành dé sản xuất cao hơn so với hình thức lồng tiếng nhưng hiệu quảmang đến thay đổi rõ rệt Thé loại này được khán giả và giới chuyên môn ủng
hộ và đón nhận nhiệt tình.
- _ Doanh thu và lợi nhuận của phim truyền hình:
Quảng cáo trên truyền hình:
Theo đà phát triển công nghệ, Việt Nam đang dần trở thành một trong
những thị trường phim truyền hình phát triển đắt giá nhất ở châu Á Đặc biệt
với ngành công nghiệp phim truyền hình, mỗi bộ phim gây bão màn ảnh đều
có thê mang lại cho các nhà đài doanh thu lên tới hàng trăm tỷ đồng Phim càng
được nhiều người quan tâm thì doanh thu càng lớn Phim chiếu trên truyền hình
được chiếu miễn phí cho khán giả xem truyền hình Tuy không thu tiền trựctiếp từ người xem truyền hình nhưng phim truyền hình có thể kiếm tiền nếu nó
thu hút được nhiều người xem Nghĩa là nếu nhiều người xem, phim truyền
hình đó, kênh chiếu phim đó có thể bán được các quảng cáo giá cao xen kẽtrong thời gian chiếu phim Doanh thu của phim truyền hình đến từ nguồn thu
khong 16 tir những quảng cáo của các doanh nghiệp xen lẫn giữa lúc bộ phim
được chiếu, trước, sau tập phim và một phần là từ kế hoạch đầu tư từ các Đài
Truyền hình Nguồn thu này cao hay thấp sẽ còn dựa vào số Rating của bộ phim(chỉ số này được tính dựa trên sự theo dõi của khán giả) Tùy vào thời điểm
phát sóng tại khung giờ nào mà giá thành của quảng cáo mà các don vi đăng ký
có giá tiên khác nhau.
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 23
Trang 33Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
Chỉ tính riêng thành công năm 2019, VTV kiếm khoản doanh thu từ 85tập phim Về nhà đi con Sức nóng của bộ phim này có thể đo ngay bằng giá
quảng cáo Theo bảng giá quảng cáo của Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền
hình, Đài truyền hình Việt Nam, với thời lượng quảng cáo khoảng 8 phút mỗi
tập thi nhà sản xuất “Về nhà đi con” thu về khoảng 1-1,5 tỷ đồng Với việc tăng
17 tập từ 68 lên 85, đồng nghĩa với việc nhà đài sẽ thu về khoảng 85-125,5 tỷtiền quảng cáo Ngoài ra, số tiền tài trợ từ các nhãn hàng, thương hiệu dé được
xuất hiện trực tiếp trong phim không hề nhỏ Theo thống kê của đội ngũ truyềnthông, 85 tập phim Về nhà đi con có thê mang về cho VTV khoảng 200 tỷ đồng,băng với một phim “bom tấn” chiếu rạp đang giữ kỷ lục doanh thu tại Việt
Nam [23]
Mức doanh thu này được đánh gia “khủng” nhưng không gay ngạc nhiên.
Boi, trước đó, theo tính toán từ báo giá quảng cáo của Trung tâm Quang cáo và
Dịch vụ truyền hình của VTV (TVAD), những phim gây bão như Người phán
xử, Sống chung với mẹ chồng, Cả một đời ân oán cũng từng thu được số tiền
hơn một trăm tỷ đồng từ quảng cáo Người phán xử từng đạt kỷ lục về giá quảngcáo với 220 triệu đồng cho TVC 30 giây, đây là mức giá chưa có phim nào đạtđược trên sóng truyền hình quốc gia Như vậy, với 10 phút quảng cáo trong bộphim về thế giới ngầm này, nhà đài có thé thu được hơn 4 tỷ đồng Với 47 tập,
lợi nhuận từ quảng cáo vượt xa con số 100 tỷ đồng Những phim khác như:Sống chung với mẹ chong, Quỳnh búp bê và đặc biệt là Cả một đời ân oán cũng
đã mang lại cho VTV doanh thu tương tự Cả một đời ân oán kéo dài tới 2 phầnvới tổng 72 tập, theo tính toán của phóng viên từ báo giá của TVAD, phim cũng
đã mang lại cho nhà đài số tiền là hơn 150 tỷ đồng.[20]
Cột mốc doanh thu 100 tỷ đồng từ quảng cáo từng là niềm mơ ước của
phim truyền hình Việt nhưng đã ngày càng trở nên pho biến Sự lột xác này đã
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 24
Trang 34Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
không còn là câu chuyện ăn may mà là thành quả của việc đôi mới công nghệ
làm phim liên tục và không ngừng đôi mới từ kịch bản, diễn viên, đạo diễn, bối
cảnh, công nghệ kỹ thuật cho đến cả cách thức truyền thông
Cước phí truyền hình trả tiền:
Bên cạnh đó, một phần trong doanh thu của phim truyền hình cũng đến
từ cước phí truyền hình trả tiền Việt Nam hiện có 5 loại hình dịch vụ truyềnhình trả tiền là: truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình số
vệ tinh, truyền hình di động và phát thanh truyền hình trên mạng Internet Chỉtính riêng đến nền tảng phát sóng, theo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông
tin điện tử, hiện cả nước có 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trảtiền với 13,8 triệu thuê bao phát sinh cước phí hàng tháng Trong đó, có tổng
cộng 10 triệu thuê bao truyền hình cáp, 200.000 thuê bao truyền hình mặt đất,
1 triệu thuê bao truyền hình số vệ tinh, 1 triệu thuê bao truyền hình Internet và
khoảng 480.000 thuê bao truyền hình di động Về các kênh, hiện Việt Nam hiện
có 87 kênh phát thanh trong nước, 199 kênh truyền hình trong nước và 70 kênh
truyền hình nước ngoài đang phát sóng Nhờ con số không lồ này, thống kê
doanh thu toàn thị trường phim Việt cũng thay đổi đáng kể [18]
1.1.3 Hệ sinh thái phim truyền hình
Hệ sinh thái phim truyền hình có thé được hiểu là không gian tương tác
và kết hợp giữa các tác nhân, chủ thể, mô hình xoay quanh phim truyền hình.Các chủ thê trong hệ sinh thái phim truyền hình bao gồm: khâu kịch bản, sảnxuất phim, hợp tác với nhà đầu tư, chọn lựa và dao tạo diễn viên, xây dựngthương hiệu cá nhân, dịch vụ thời trang, làm đẹp và thâm mỹ, sản xuất âm nhạc,dịch vụ truyền thông cho phim thông qua Influencer (tạm dịch: Người anh
hưởng) Ngoài ra, trong hệ sinh thái còn có yêu tố về quảng cáo, các quy định
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 25
Trang 35Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
pháp luật và van dé bản quyên Tat cả cùng tạo thành một hệ sinh thái phimtruyền hình Các chủ thê đều bị tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của phim truyền hình và hệ sinh tháiphim truyền hình
thiết bị ghi hình, lưu trữ, âm thanh và phim màu, đặc biệt là sự ra đời của truyền
hình, phim truyên hình mới có cơ hội ra đời và phát triên đên ngày nay.
- Sự ra đời của điện ảnh:
Theo sách Kỷ lục Guinness thì cuốn phim ghi lại hình ảnh chuyển động
đầu tiên là đoạn phim Roundhay Garden Scene được quay với tốc độ 12 khung
hình trên giây tại Leeds, Anh năm 1888 Đây là thử nghiệm của nhà phát minh
người Pháp Louis Le Prince Năm 1893, tại Hội chợ thế giới tổ chức tại
Chicago, Hoa Ky, Thomas Edison đã giới thiệu với công chúng hai phát minh
mang tính đột phá là Kinetograph, một dạng máy ghi lại hình chuyền động, và
Kinetoscope, một thiết bị bao gồm các cuộn phim celluloid được quay băngmột động cơ Người xem khi ghé mắt vào một kính lúp sẽ nhìn thấy các hình
ảnh chuyên động nhờ sự chiếu sáng của ngọn đèn phía sau các cuộn phim
Năm 1895 tại Lyon, Pháp, anh em Auguste va Louis Lumiére đã phát
minh ra cinématographe (máy chiếu phim), một thiết bị ba trong một bao gồm
máy quay, bộ phan in trang va máy phóng hình Ngày 22 thang 02, tại
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 26
Trang 36Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
NewYork, Mỹ, nhà sáng chế tên Jean Acme Leroy — Một người Mỹ gốc Pháp
đã cải cải tiến máy Kinetoscope của Edison thành máy chiếu phim màn anh
rộng Còn tai Berlin, Duc, ngày O1 tháng 11, anh em Max và Emil
Skladanowsky giới thiệu loại máy Bioskop bắt chước theo hệ thống cam Đây
là một thiết bị chiếu phim sử dụng phim Celluloid với những lỗ đục thủng ở haibên mép có gia có thêm với kim loại
- Ky nguyên phim cam:
Đến cuối thập niên 1920, không giải pháp kỹ thuật nào thực sự có hiệu
quả trong việc thu dé sau đó phát đồng thời cả hình ảnh và âm thanh Vì vậytrong suốt 30 năm, các bộ phim ra đời không hè có tiếng động và chúng thường
được gọi là phim câm Dé minh họa cho các bộ phim này, người ta phải sử dụngcác dàn nhạc hoặc các nghệ sĩ tạo tiếng động trực tiếp tại nơi chiếu Một cách
khác là sử dụng các intertitle (bang dẫn chuyện hoặc ghi thoại) chèn vào giữa
các cảnh phim Năm 1902, nhà điện ảnh người Pháp Georges Méliès cho ra mắt
bộ phim Le Voyage dans la Lune (Cuộc du hành lên Mặt Trăng) là bộ phim có
tiếng và có màu đầu tiên
- Phim có tiếng ra đời:
Năm 1926, hãng phim Warner Bros của Mỹ giới thiệu hệ thống
Vitaphone cho phép găn kèm âm thanh vào một số đoạn phim ngắn Hệ thong
Vitaphone (dùng âm thanh ghi trên các đĩa tiếng riêng) cũng nhanh chong bịthay thế bằng các hệ thống ghi âm thanh trực tiếp trên phim như Movietone củahãng Fox Pictures, Phonofilm của DeForest hay RCA Photophone Âm thanhnhanh chóng giúp các bộ phim trở nên hấp dẫn và lôi cuốn khán giả hơn
Âm thanh đã khiến quá trình sản xuất phim phải thay đổi về cơ bản, phần
thoại trong các kịch bản phim được trau chuốt hơn, các diễn viên cũng phải làm
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 27
Trang 37Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
quen với việc vừa diễn xuất hình thé vừa đọc thoại, dẫn đến nhiều ngôi sao củathời ki phim câm phải chấm dứt sự nghiệp vì không thé thay đối kip với xu thé
này Sự ra đời của nhạc và tiếng động cũng dẫn đến việc hình thành các thể loại
phim mới, tiêu biêu là phim ca nhạc.
Vào thập niên 1940, thé chiến thứ hai bùng nỗ đã anh hưởng sâu sắc tới
xu hướng phát triển của điện ảnh Các bộ phim tuyên truyền được chú trọnghon bao giờ hết với các tác phẩm về chiến tranh và dé cao lòng yêu nước vàkhuyến khích thanh niên nhập ngũ Sau khi chiến tranh kết thúc, điện ảnh quaytrở lại với dòng phim tình cảm va hài hước dé góp phan củng cố tinh thần chonhững binh lính trở về
- _ Sự ra đời của phim dài tập chiếu trên truyền hình:
Thập niên 1930 bắt đầu kỷ nguyên truyền hình Truyền hình nhanh chóngphát triển, trở thành phương tiện giải trí quan trọng trong đời sống nhân loại.Với sự phát triển của truyền hình, số lượng người vào rạp đã giảm đáng kếxuống dưới 1 tỷ Nhu cầu xem truyền hình của khán giả ngày càng tăng lên
Cũng chính vì nhận thấy được tiềm năng của truyền hình, các nhà làm phim bắtđầu nghĩ đến sản xuất các bộ phim chiếu trên truyền hình Năm 1964, bộ phimhành động dai tập đầu tiên được chiếu trên truyền hình có tựa dé See how they
run với sự tham gia của John Forsythe và Senta Berger, đã được phát sóng trên
NBC-TV để công chiếu toàn thế giới Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của bộ
phim truyền hình với kinh phí thấp của đạo diễn Larry Peerce, One Potato, Two
Potato.
- Sự ra đời của các thiết bị lưu trữ:
Thập niên 1970 là thời kỳ đổi mới cho các nhà làm phim Bộ phim của
giai đoạn này có cốt truyện phức tạp hơn, các nhân vật cũng có tính cách tốt
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 28
Trang 38Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
xâu khó phân biệt và ranh giới giữa các nhân vật chính diện và phản diện cũng
bị xóa nhòa Những cảnh tình duc và bạo lực cũng được các đạo diễn dé cập
trực diện hon và it né tránh như các giai đoạn trước đó Sự hạn chê về ngôn
ngữ, tinh dục cũng được nới lỏng.
Đây cũng là thời gian chứng kiến sự ra đời của các phương tiện lưu trữ
như đầu thu VHS (Video Home System) (1970), băng từ VCR, đĩa La de (LD)
(1972) Đến thập niên 1990, công nghệ thông tin đã mang lại bước đột phá lớn
cho thế giới cả về kỹ xảo và phong cách thực hiện phim Chỉ mới nổi lên trongthập niên 1980 nhưng đến giữa thập niên 1990, hình thức băng từ đã nhanhchóng bị thay thế bởi các CD năm 1993 và sau đó là DVD năm 1997 Với chất
lượng hình ảnh và âm thanh cao, việc mua vả thuê DVD phim đã trở thành một
hình thức giải trí mới.
- _ Thập niên 2000:
Thập niên 2000 mở dau với sự nổi lên của dòng phim tài liệu Thập niên
này chứng kiến sự thay đổi lớn xoay quanh việc ra đời của các dịch vụ phátphim trực tuyến và các sản phẩm công nghệ mới bao gồm máy tính xách tay,sách điện tử và mạng xã hội Truyền hình chuyền từ phát sóng tương tự sang
kỹ thuật số - và màn hình phăng mới thay thé các ống tia âm cực công kênh,các cửa hàng cho thuê video chuyên đổi sang DVD và kết nối quay số trở thành
băng thông rộng Bên cạnh đó còn là sự phát triển của công nghệ nâng cao 3D
giúp đem lại cho công chúng sự mới mẻ.
- _ Thập niên 2010 đến nay:
Thập niên 2010 đã mở ra một mô hình kinh doanh mới về phương tiện
giải trí gia đình cùng với dịch vụ video theo yêu cầu VOD (Video On Demand)
và sVOD - Subscription Video on Demand tăng cường truyền bá phim kỹ thuật
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 29
Trang 39Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
số thông qua Internet Giờ đây công chúng có thé dé dang lựa chọn nội dung
khi họ muốn chứ không bị bó buộc bởi các khung giờ chiếu cho truyền hình.Nhiều hành động nổi bật kết hợp cùng với sự phát triển công nghệ cao và
Internet như:
+ Lưu trữ và xem phim trên “đám mây”: Người tiêu dùng có thể xem
một bộ phim đã mua trên bắt kỳ thiết bị kỹ thuật số có kết nối Internetbằng thông tin đăng nhập và mật khẩu
+ Phổ biến mạng xã hội: Mọi người có thể sử dụng mạng xã hội để xem
phim với bạn bè, chia sẻ clip, chơi trò chơi xã hội (liên quan đến phim)
và nhận đề xuất dựa trên lượt thích của những người trong danh sáchbạn bè của họ hoặc các clip được xem phổ biến nhất
+ Kết hợp nhiều góc máy quay, nhiều màn hình: Nhiều màn hình kỹ
thuật số có thé được đồng bộ hóa cho một bộ phim, dé trình bày cácgóc quay bồ sung, bình luận đạo diễn, văn bản
+ Tao ra các ứng dụng dịch vụ phát trực tuyến dành riêng cho phim như
Amazon, Netflix hay Disney+, HBO với các dịch vụ phát phim trực
tuyến đăng ký theo gói tháng hoặc năm
Đề tài, thể loại phim trong thời kỳ này trở nên đa dạng, phong phú với
nhiều bộ phim sẵn sang đi sâu vào những dé tài nóng bỏng và những mặt tốitrong xã hội Rất nhiều bộ phim vé dé tai tinh duc duoc cong chiéu rộng rãi vớinhiều góc quay nghệ thuật giúp công chúng có cái nhìn nhận mới về van dé tìnhdục vả tâm lý con người Bên cạnh đó, còn có sự bùng nỗ của thé loại phim
kinh di hap dẫn về tâm lý, tâm linh
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 hoành hành bắt đầu từ năm 2020 đã dem
lại những thay đổi về thói quen người tiêu dùng và xu thế về công nghệ Bên
cạnh việc khó khăn trong việc sản xuât các bộ phim, phim điện ảnh thê giới còn
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 30
Trang 40Khóa luận tốt nghiệp Chương 1: Tổng quan về phim truyền hình
và hệ sinh thái phim truyền hình
chứng kiến sự sụt giảm doanh thu phòng vé do giãn cách và tiềm ân nguy cơlây nhiễm Nhưng giai đoạn này cũng là cơ hội cho sự phát triển, bùng nổ củaphim truyền hình và các hình thức phim phát sóng trực tuyến
1.2.2 Lịch sử phim truyền hình Việt Nam:
Cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 là giai đoạn chứng kiến sự ra đời củaphim truyền hình tại Việt Nam Ban đầu, chưa ai gọi ngay là "phim truyền hình"
mà chỉ gọi chung chung "phim truyện làm băng chất liệu băng từ" Chỉ sau khi
có những tác phẩm gây tiếng vang trong và ngoài nước, hàng loạt giải thưởng
- người ta mới bắt đầu chú ý một dòng phim Đêm giao thừa năm 1983, lần đầutiên người dân được xem bộ phim truyền hình của đài truyền hình Việt Nam dongười Việt Nam sản xuất mang tên Người thành phố Bộ phim truyện bằng chất
liệu băng từ được thực hiện bắt đầu từ cuối năm 1982 đến đầu năm 1983 dođạo diễn Khải Hưng thực hiện Bộ phim này là bài tập tốt nghiệp của anh ởkhoa Đạo diễn, Đại học Sân khẩu và Điện ảnh Do sự thiếu thốn về mặt công
nghệ và kỹ thuật, đoàn phim mắt rất nhiều công sức để tìm ra công thức chungcho làm phim: từ âm thanh, ánh sáng, quay nội, quay ngoại, lồng tiếng, hòaâm, Trong cùng năm 1983, Bộ phim Đứa con tôi của đạo diễn Khải Hưng
Sau mỗi năm làm một phim với nhiều thử nghiệm khác nhau, đến năm 1989,
bộ phim Mat troi bé con được ra mắt Đây có thể coi là dấu mốc chất lượng của
phim truyền hình tại Việt Nam Vượt qua những khó khăn về công nghệ mới,
các nhà làm phim đã chú ý cả về hiệu quả kỹ thuật lẫn chất lượng nghệ thuật
Năm 1990 là một năm đánh dấu sự chú ý của khán giả dành cho phim
truyền hình Bộ phim Loi nguyên của dòng sông được chuyển thé từ truyện
ngắn Mùa hoa cải bên sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều Bộ phim này là
bộ phim duy nhất được đại diện của Liên Hoan Phim quốc tế tại Bỉ chọn mang
đi dự thi và vinh dự mang về Giải Vàng - giải thưởng cao nhất Chính giải
Bui Kim Oanh — BI7DCTT064 31