1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng csxh huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi

108 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả Nguyễn Văn Lộc
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Đức Toàn
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC, BÀI HỌC RÚT RA CHO PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG...33 1.5.1.. -

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đức Toàn

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng tín dụngtại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” làcông trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưatừng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác từ trước đến nay

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 3 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Lộc

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảngdạy trong chương trình Cao học Tài chính - Ngân hàng khóa 16 Trường Đạihọc Duy Tân, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích vềtài chính ngân hàng làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS TS Lê Đức Toàn, người thầy

đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiệnluận văn

Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và tất cả những người thân yêu đãluôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 7

1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 7

1.1.4 Các phương thức cho vay của ngân hàng chính sách xã hội 10

1.1.4.1 Cho vay trực tiếp 10

1.1.4.2 Cho vay ủy thác 11

1.2 CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 15

1.2.1 Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo 15

1.2.2 Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 16

1.2.3 Cho vay Hổ trợ tạo việc làm, duy trì và mở tộng việc làm 17

1.2.4 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 18

1.2.5 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài tại huyện nghèo 19

1.2.6 Cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở 19

1.2.7 Cho vay các đối tượng khác 20

1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 23

1.3.1 Đối với người vay vốn 23

Trang 7

1.3.2 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội 23

1.3.3 Đối với nền kinh tế, xã hội 27

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 28

1.4.1 Nhân tố khách quan 28

1.4.2 Nhân tố chủ quan 30

1.5 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC, BÀI HỌC RÚT RA CHO PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG 33

1.5.1 Kinh nghiệm các tổ chức tài chính trong nước 33

1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng 37

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 38

Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG 39

2.1 SƠ LƯỢC VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG 39 2.1.1 Tổ chức bộ máy 39

2.1.2 Kết quả hoạt động 41

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRÀ BỒNG 43

2.2.1 Dưới góc độ người vay vốn 43

2.2.2 Dưới góc độ Ngân hàng Chính sách xã hội 47

2.2.3 Dưới góc độ nền kinh tế, xã hội 63

2.3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 65

2.3.1 Những kết quả đạt được 65

2.3.2 Hạn chế 66

2.3.3 Nguyên nhân 67

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 69

Trang 8

Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ

BỒNG 70

3.1 MỤC TIÊU CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN TRÀ BỒNG ĐẾN NĂM 2025 70

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 70

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG 72

3.2.1 Giải pháp từ Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng 72

3.2.2 Giải pháp từ Tổ TK&VV 78

3.2.3 Giải pháp từ Hội đoàn thể nhận ủy thác 80

3.2.4 Giải pháp từ chính quyền các cấp 82

3.2.5 Giải pháp từ Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện 83

3.2.6 Nhóm giải pháp từ khách hàng 85

3.2.7 Một số giải pháp khác: 85

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN 86

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 86

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 86

3.3.3 Kiến nghị với chính quyền đại phương các cấp 87

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 90

KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CQĐP Chính quyền địa phương

ĐBDTTS ĐBKK Đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

TK&VV Tiết kiệm và vay vốn

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Dân số và các đối tượng chính sách huyện Trà Bồnggiai đoạn 2017-2019 42Bảng 2.2 Kết quả hoạt động cơ bản tại Phòng giao dịchNHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019 43Bảng 2.3 Dư nợ, số lượng khách hàng vay vốn tại Phòng giaodịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019 49Bảng 2.4

Tình hình dư nợ các chương trình cho vay của Phònggiao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019

50

Bảng 2.5 Dư nợ tại các xã trực thuộc Phòng giao dịch NHCSXH

huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019

53

Bảng 2.6

Các chương trình cho vay có phát sinh nợ quá hạn tạiPhòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng 2017-2019

54

Bảng 2.7 Các nguyên nhân chính gây phát sinh nợ quá hạn 57Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn tại Phòng giao dịchNHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019 58Bảng 2.9 Vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng tại Phòng giao dịchNHCSXH huyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019 59Bảng 2.10 Vòng quay vốn tín dụng tại Phòng giao dịchNHCSXH huyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019 60Bảng 2.11 Kết cấu dư nợ cho vay tại Phòng giao dịch NHCSXHhuyện Trà Bồng qua 3 năm 2017-2019 61Bảng 2.12 Tình hình thu lãi, lãi tồn đọng tại Phòng giao dịchNHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019. 62Bảng 2.13

Số hộ vay thoát nghèo nhờ nguồn vốn cho vay củaPhòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn2017-2019

65

Bảng 2.14

Số lao động được tạo việc làm nhờ nguồn vốn cho vaycủa Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng giaiđoạn 2017-2019

66

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

sơ đồ

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy của Phòng giao dịch

55

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Do yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu đưanước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo việc làm, cơ bản xóa đói, giảm

số hộ nghèo, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách biệt tín dụng chính sách rakhỏi tín dụng thương mại, từng bước lành mạnh hóa hoạt động của ngânhàng Ngày 04/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 131/2002/QĐ– TTg thành lập NHCSXH trên cở sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngườinghèo Với vị thế là một ngân hàng chính sách của Chính phủ có chức năngchuyên biệt là thực hiện mục tiêu XĐGN và tạo việc làm Mục tiêu hoạt độngcủa NHCSXH không vì lợi nhuận, thông qua phương thức tín dụng nhằm tậptrung tốt hơn các nguồn lực để hỗ trợ tài chính đối với HN và CĐTCSK, giúp

họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống Sau hơn 15 năm hoạt động, NHCSXH

đã góp phần to lớn trong công cuộc XĐGN của đất nước và đưa nước ta vượt

ra khỏi danh sách các nước đang phát triển có thu nhập thấp

PGD NHCSXH huyện Trà Bồng được thành lập theo Quyết định số 543/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Trong hơn 17năm hoạt động, PGD NHCSXH huyện Trà Bồng đã vượt qua khó khăn thửthách đáp ứng vốn cho gần 17.870 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn phát triểnSXKD, cho vay tạo việc làm cho gần 1.144 lao động và các đối tượng chínhsách vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong những năm gần đây chất lượng hoạtđộng tín dụng của PGD NHCSXH huyện Trà Bồng còn nhiều vấn đề tồn tạinhư: Nợ xấu và lãi tồn đọng còn lớn, hiệu quả XĐGN chưa cao, chất lượnghoạt động tín dụng chưa được đồng đều giữa các địa phương, Những vấn

đề trên phần nào ảnh hưởng đến công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế

Trang 14

xã hội của huyện Trà Bồng

Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạtđộng tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng trong thời gian tới có ýnghĩa rất quan trọng Bởi vì lý do đó nên tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượngtín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Trà Bồng, tỉnh QuảngNgãi” làm đề tài luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụngtrong thời gian qua, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụngtại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tín dụng NHCSXH, các tiêu chí đánhgiá chất lượng hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượnghoạt động tín dụng tại NHCSXH

- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại PGDNHCSXH huyện Trà Bồng giai đoạn 2017-2019 trên cơ sở các tiêu chí đánhgiá đã được xây dựng Rút ra những mặt làm được, mặt hạn chế và nguyênnhân của những mặt hạn chế về chất lượng hoạt động tín dụng tại PGDNHCSXH huyện Trà Bồng

- Trên cơ sở định hướng chung của NHCSXH Việt Nam, của chi nhánhNHCSXH tỉnh Quảng Ngãi, định hướng cụ thể của PGD NHCSXH huyện TràBồng cùng với việc phân tích nguyên nhân của những mặt còn hạn chế để từ

đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạtđộng tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD

Trang 15

NHCSXH huyện Trà Bồng

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánhgiá chất lượng hoạt động tín dụng tại PGD NHCSXH huyện Trà Bồng từ năm

2017 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp cho thời gian tiếp theo

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích và yêu cầu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổnghợp các phương pháp để xử lý số liệu thông tin thu thập được, cụ thể như:Các phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic

5 Bố cục đề tài

Nghiên cứu này gồm có 3/3 chương với nội dung chính như sau:

- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦANHCSXH

- Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNGGIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀ BỒNG

- Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TRÀBỒNG

6 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề tín dụng của Ngân hàngChính sách xã hội nên đã có nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu và giải quyếtvấn đề này ở các giác độ khác nhau Trong đó có thể kể đến một số cácnghiên cứu nổi bật như sau:

- “Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi của chi nhánh Ngân hàng chínhsách xã hội tỉnh Phú Thọ”- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thanh Tĩnh,năm 2014 Trong đề tài này tác giả đã đề cập được các yếu tố tác động đếnhoạt động TDƯĐ; nguyên nhân, hạn chế và hệ thống các giải pháp để hoànthiện hoạt động TDƯĐ Tuy nhiên các yếu tố tác động mà tác giả nêu còn sơ

Trang 16

sài, chưa phân tích rõ tác động của từng yếu tố đến chất lượng TDƯĐ, tác giả

có đưa ra một số giải pháp tuy nhiên lại thiếu các giải pháp để giải quyết cácvấn đề hạn chế mà tác giả nêu ra trước đó

- “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyệnTriệu Phong, tỉnh Quảng Trị” Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Ngọc Hải, năm2018.Trong đề tài này tác giả nêu được các yếu tố định tính và định lượng ảnhhưởng đến chất lượng tín dụng tại NHCSXH cùng với đó là các mô hình đểđánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng Tuy nhiên ở phần thực tiễn, mô hìnhnghiên cứu đề xuất của tác giả là mô hình Serverqual của Parasuraman vàcộng sự chỉ phù hợp với việc đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại cácNHTM Ngân hàng chính sách xã hội với đặc thù riêng là hoạt động cho vay

ủy thác qua các tố chức chính trị xã hội ở địa phương nên việc áp dụng môhình này để đánh giá là chưa hiệu quả Bên cạnh đó nhóm giải pháp nhằmnâng cao chất lượng tín dụng mà tác giả đưa ra ở chương 3 chưa sát với thực

tế và chưa giải quyết được các vấn đề còn tồn tại ở chương 2

- “Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàngChính sách xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sỹ củatác giả Trần Thị Huỳnh Thảo, năm 2018 Về mặt lý luận: tác giả đã khái quátđược những vấn đề lý luận về cho vay hộ nghèo, đặc biệt tổng hợp được cácnhân tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo nhưđiều kiện tự nhiên, xã hội, điều kiện kinh tế, chính sách nhà nước, bản thân hộnghèo, nguồn lực và năng lực quản lý điều hành của ngân hàng Về mặt thựctiễn: Tác giả đã đã chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế trong hoạt động chovay hộ nghèo trên địa bàn nông thôn miền núi do khả năng nhận thức, ý thứctrả nợ và chấp hành các quy định cho vay của khách hàng Ngoài ra, luận văn

đã thực hiện điều tra xã hội học về hoạt động cho vay hộ nghèo để đưa ra kếtluận về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân tác động đến cho vay hộ nghèo

Trang 17

Do đó, các giải pháp đề xuất khá chi tiết, cụ thể, có tính khả thi cao khi ápdụng vào thực tiễn.

- “Nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinhsinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị” Luậnvăn thạc sỹ của tác giả Hồ Tiến Linh, năm 2018.Về mặt lý luận tác giả đã nêu

ra được có đặc điểm cơ bản cúa chương trình tín dụng dành cho học sinh sinhviên tại Ngân hàng chính sách cùng với đó là các yếu tố ảnh hưởng cũng nhưcác chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay chương trình này Về mặt thực tiễntác giả đã xây dựng được mô hình hồi quy để đánh giá các yếu tố tác độngđến chất lượng tín dụng dành cho học sinh sinh viên và xác định được yếu tốnào là quan trọng nhất Tuy nhiên phần giải pháp tác giả nêu ra các giải phápchỉ ở mức chung chung không cụ thể

Về bài báo khoa học:

Bài báo “Nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chínhsách xã hội huyện Tân Kỳ, Nghệ An”,của tác giả Phan Thanh Tú ,Tạp chí Tàichính số 3/2014, tác giả cho rằng: Hoạt động của NHCSXH đóng vai trò quantrọng trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, tạo việc làm, đảmbảo an sinh xã hội Sau 10 năm thực hiện TDƯĐ đối với hộ nghèo, hoạt độngtín dụng của NHCSXH huyện Tân Kỳ đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạoviệc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đưa lại cuộc sống ấm nocho người nghèo, giảm dần khoảng cách với hộ giàu, các hộ nghèo Tuynhiên, cơ chế cho vay còn phức tạp, phiền hà vì phải qua nhiều khâu, nhiềungành, nhiều cấp trung gian xét duyệt nhưng trách nhiệm không rõ ràng nênthường rất chậm

Ngoài ra còn có các đề tài, các bài viết khác đăng tải trên các tạp chíchuyên ngành Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt

về lý luận và thực tiễn Ở các công trình khoa học trên vấn đề nâng cao chất

Trang 18

lượng tín dụng đã được nhiều tác giả đề cập đến, tuy nhiên mỗi đề tài có mộtcách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau tùy vào tình hình thực tế, đặcđiểm kinh tế, văn hóa của từng địa phương Do đó, khi áp dụng với địaphương huyện Trà Bồng thì các giải pháp này không còn phù hợp nữa.

Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu của tác giả về nâng cao chất lượng tíndụng tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng có sự khác biệt về thựctiễn đối với các công trình khoa học, hay các luận văn, luận án đã được công

bố Mặt khác, với tư cách là người đã và đang trực tiếp làm việc tại Phònggiao dịch NHCSXH huyện Trà Bồng, hy vọng rằng tôi sẽ có đóng góp phầnnào đó cho sự phát triển của đơn vị

Trang 19

Tính chất của tín dụng: Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền

sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủthể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng; Tín dụng bao giờ cũng

có thời hạn và phải được “hoàn trả”; Giá trị của tín dụng không những đượcbảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng

Như vậy một quan hệ tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng sau:

- Là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời;

Trang 20

Tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xínghiệp, tổ chức kinh tế, các tổ chức và cá nhân được thực hiện dưới hình thứcngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối vớicác đối tượng nói trên [3]

Tín dụng ngân hàng có thế mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó

có thế xâm nhập vào các ngành, với nhiềụ loại hình và quy mô hoạt động lớn,vừa và nhỏ; không những xâm nhập vào lĩnh vực SXKD mà còn xâm nhậpvào nhiều lĩnh vực như dịch vụ, đời sống Tín dụng ngân hàng có tác dụng rấtlớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội

1.1.2 Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội

Từ thực tiễn hoạt động XĐGN ở nước ta trong thời gian qua cho thấy:Tín dụng vi mô có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuấtnông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói Việc cung cấp tài chính vi mô chongười nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hoạt động tín dụng

sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cấp phát, tài trợ cho không Quátrình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng đã tạođược một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời giúpngười nghèo và các đối tượng chính sách khác biết cách làm ăn, quan tâm đếnhiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính-ngân hàng và cơ chế thịtrường, trách tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy bản năng tự vượt khó vươnlên thoát nghèo, tiến tới làm giàu Chính vì vậy, chính sách tín dụng đối vớingười nghèo và các đối tượng chính sách khác là công cụ quan trọng nhất đểthực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an sinh xã hội.Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vayđối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải

Trang 21

thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo[1]

Vì vậy đây là một loại hình tín dụng mang tính chính sách nên Nhà nước

có chính sách ưu đãi đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro,lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn, …

Do đó, ngoài những đặc trưng của tín dụng Ngân hàng thông thường,Tín dụng chính sách còn là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biệnpháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình TDƯĐ của Chính phủ đểthực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xãhội NHCSXH được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các chương trình tíndụng cho vay ưu đãi đến HN và CĐTCSK ; Tín dụng đối với người nghèo vàcác đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhànước huy động để cho các đối tượng này vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinhdoanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội

1.1.3 Đặc điểm của tín dụng NHCSXH

Đối tượng khách hàng: Khách hàng của NHCSXH phần lớn là những đốitượng hầu như không đủ điều kiện để có thể tiếp cận được với vốn tín dụngthông thường của các NHTM với các tiêu chuẩn khắt khe về thủ tục vay vốn,tài sản đảm bảo thế chấp… Do đó khả năng sinh lời từ hoạt động cho vaynhững đối tượng khách hàng này của NHCSXH là rất thấp, thậm chí khôngthể có được

Mục tiêu hoạt động: Khác với các NHTM đặt mục tiêu lợi nhuận lênhàng đầu NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà mục tiêu hoạtđộng của nó là nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGNtrong kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước

Ngoài ra với chức năng mang nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến vớicác hộ nghèo, hộ chính sách nên các món cho vay của NHCSXH rất nhỏ lẻ,

Trang 22

đối tượng thường ở vùng sâu, vùng xa Về phương thức cho vay củaNHCSXH thường sử dụng hình thức cho vay qua các tổ, nhóm người vay, sửdụng hình thức tín chấp cộng đồng.

1.1.4 Các phương thức cho vay của ngân hàng chính sách xã hội

NHCSXH có hai phương thức cho vay: cho vay trực tiếp và cho vay ủythác[1] Trong hai phương thức này Hiện nay, cho vay ủy thác chiếm hơn99% tổng dư nợ

1.1.4.1 Cho vay trực tiếp

a Khái niệm

Là phương thức cho vay mà trong đó NHCSXH sẽ làm việc trực tiếp vớingười vay vốn từ khâu làm hồ sơ đến khi giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vàthu hồi nợ Nhìn chung phương thức cho vay này không khác phương thứccho vay đang được áp dụng tại các NHTM [1]

Tuy nhiên, phương thức cho vay này chỉ được áp dụng với một sốchương trình và mức vay trên 100 triệu đồng có yêu cầu tài sản đảm bảo

b Quy trình cho vay

Hiện nay, quy trình cho vay đối với phương thức cho vay trực tiếp đangđược áp dụng tại NHCSXH như sau:

- Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn cùng vớicác giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo gửi cho Ngân hàng

- Ngân hàng tiến hành các quy trình thẩm định và phê duyệt cho vay

- Ngân hàng thông báo cho người vay tình trạng hồ sơ vay vốn: Nếukhoản vay được chấp thuận cho vay thì kèm với thông báo có thời gian và địađiểm giải ngân

- Tiến hành giải ngân cho người vay tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay

1.1.4.2 Cho vay ủy thác

Là cho vay mà NHCSXH thực hiện ủy thác một số công đoạn trong quy

Trang 23

trình cho vay cho bốn tổ chức chính trị- xã hội (gọi tắt là: HĐT) gồm HộiNông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binhViệt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [1].

1.1.4.2.1 Một số khái niệm đặc trưng

a Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Là tập hợp HN và CĐTCSK có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất,kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhautrong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vayvốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng

Các tổ viên trong Tổ TK&VV giúp đỡ nhau từng bước có thói quen thựchành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá,hoạt động tín dụng và tài chính

Việc thành lập Tổ TK&VV tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việcvay vốn và trả nợ Ngân hàng

Tổ TK&VV hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa sốdưới sự điều hành của ban quản lý tổ (một tổ trưởng và một tổ phó) Tổ chỉ cóthể tổ chức họp khi có đủ 2/3 số thành viên tổ tham dự và bất kì một quyếtđịnh nào được Tổ thông qua phải có ít nhất 2/3 số thành viên dự họp này đồng

ý Toàn bộ nội dung cuộc họp đều được ghi thành biên bản, gọi là biên bảnhọp tổ, do tổ phó là thư ký ghi chép lại Buổi họp có sự chứng kiến của đạidiện Hội, Đoàn thể nhận ủy thác quản lý Tổ TK&VV đó và trưởngthôn/ấp/khu phố nơi Tổ TK&VV hoạt động [2]

b Điểm giao dịch xã, tổ giao dịch xã

Để hỗ trợ tối đa HN và CĐTCSK tiếp cận thuận lợi với NHCSXH, Ngânhàng đưa các hoạt động nghiệp vụ về phục vụ ngay tại điểm giao dịch xã (xã/phường/thị trấn) thông qua hoạt động của tổ giao dịch xã

Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với

Trang 24

khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trongkhuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã Phiên giao dịch xã diễn ra vàongày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thựchiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùngvào ngày nghỉ Tết Nguyên đán.

Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện Tổnày là một phận nghiệp vụ gồm tối thiểu ba nhân viên, có trách nhiệm phổbiến, tuyên truyền và công khai chính sách TDƯĐ đối với HN và CĐTCSK;tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiệnquy trình xử lý nợ, họp giao ban với tổ trưởng Tổ TK&VV và các tổ chứcHĐT nhận ủy thác Việc tổ chức giao dịch vào ngày cố định tại điểm giaodịch xã được xem là phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho các HĐT nhận ủythác thực hiện chức năng phản biện xã hội, tạo mối quan hệ gần gũi giữa nhânviên ngân hàng với người dân [9]

1.1.4.2.2 Nội dung ủy thác

a Công tác tuyên truyền, vận động

Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ

về chính sách TDƯĐ và các chương trình tín dụng đối với HN và CĐTCSK Vận động việc thành lập Tổ TK&VV theo đúng Quy chế về tổ chức vàhoạt động của Tổ TK&VV

Vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiêngiao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịchvới NHCSXH

Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thựchành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụngvốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiệntrả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng

Trang 25

Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt độngkhác của NHCSXH.

Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủythác cho cán bộ Hội, đoàn thể cấp dưới và Ban quản lý Tổ TK&VV [10]

b Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ, Ban Quản lý Tổ và các tổ viên

Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế về

tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành kèm theo Quyết định số15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của HĐQT NHCSXH Trong đó, các nội dungsau cần phải trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo:

- Họp thành lập Tổ TK&VV

- Họp xây dựng quy ước hoạt động của Tổ TK&VV

- Họp bầu mới, thay đổi Ban quản lý Tổ TK&VV

- Họp bình xét cho vay

Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ được

ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH

Trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mớitrong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay

Đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mụcđích và có hiệu quả, trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm

Giám sát các phiên giao dịch, các hoạt động giao dịch của NHCSXH tạixã; giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại điểm giaodịch; giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, Tổ TK&VV

Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sửdụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏahoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vaysai mục đích, người vay trốn,…) để có biện pháp xử lý thích hợp [10]

c Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng Ngân hàng Chính sách xã hội

Trang 26

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách hộ gia đình được vayvốn cho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình.

Phối hợp với NHCSXH và CQĐP xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợquá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đềnghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia Tổ đôn đốc thu hồi

nợ khó đòi cấp xã (nếu có)

Phối hợp với NHCSXH đánh giá phân loại chất lượng hoạt động củaTổ; thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của các TổTK&VV [10]

1.1.4.2.3 Quy trình cho vay ủy thác

Hiện nay quy trình cho vay theo phương thức cho vay ủy thác đang được

áp dụng tại NHCSXH như sau:

- Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn, gửi cho

Tổ TK&VV

- Tổ TK&VV cùng HĐT tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiệnvay vốn, lập danh sách trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và

cư trú hợp pháp tại xã

- Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng

- Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã

- UBND cấp xã thông báo cho HĐT cấp xã

- HĐT cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV

- Tổ TK&VV thông báo cho người vay vốn biết danh sách người đượcvay, thời gian và địa điểm giải ngân

- Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay

1.2 CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Xuất phát từ đặc thù về đối tượng khách hàng vay vốn thường là những

Trang 27

đối tượng dễ bị tổn thương, gặp khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùngkinh tế kém phát triển, ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của cácNHTM nên hoạt động tín dụng của NHCSXH cũng có những đặc thù riêng.Mỗi đối tượng chính sách là một chương trình cho vay với quy trình, thủ tục

và mức cho vay khác nhau Hiện nay NHCSXH đã và đang thực hiện cho vaycác chương trình tín dụng như sau:

1.2.1 Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo

NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mớithoát nghèo nhằm phục vụ SXKD, cải thiện đời sống, góp phần thực hiệnchương trình Mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm, ổn định xã hội

-Đối tượng được vay vốn:

+ Hộ nghèo: những hộ được xác định theo chuẩn nghèo của Chính phủtừng thời kỳ Hiện nay hộ nghèo là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1 triệuđồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/tháng trở xuống tại nông thôn

Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn mức trên

và trên 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơbản bao gồm: trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi họccủa trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượngnhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt;

hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sảnphục vụ tiếp cận thông tin

+ Hộ cận nghèo: những hộ được xác định theo chuẩn cận nghèo củaChính phủ từng thời kỳ Hiện này hộ cận nghèo là hộ đáp ứng đầy đủ 2 tiêuchí sau:

Có thu nhập từ mức trên 1 triệu đồng đến dưới 1,3 triệu

Trang 28

đồng/người/ tháng tại thành thị; trên 800.000 đồng đến dưới 1triệu đồng/người/ tháng tại nông thôn.

Tiếp cận dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch

vụ xã hội cơ bản

+ Hộ mới thoát nghèo: là những hộ vừa mới thoát chuẩn nghèo hoặc cậnnghèo trong vòng 3 năm gần nhất

- Mức cho vay tối đa: đối với một hộ là 100 triệu đồng

- Thời gian cho vay tối đa:

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo: 120 tháng

+ Hộ mới thoát nghèo: 60 tháng

- Phương thức cho vay: ủy thác

- Lãi suất : quy định trong từng thời kì Hiện nay là:

+ Hộ nghèo: 0,55%/ tháng (6,6%/năm) (6,6%/năm)

+ Hộ cận nghèo: 0,66%/ tháng (7,92%/năm)

+ Hộ mới thoát nghèo: 0,6875%/ tháng (8,25%/năm)

1.2.2 Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Để tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn

có điều kiện học tập, ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên, để hỗ trợ cho họcsinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việchọc tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trườngbao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí

ăn, ở, đi lại

- Đối tượng được vay vốn là học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khănđang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp vàcác cơ sở đào tạo nghề được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luậtViệt Nam gồm:

Trang 29

+ HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưngngười còn lại không có khả năng lao động.

+ HSSV là thành viên của hộ gia đình, thuộc một trong các đối tượng:

Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định của pháp luật; hộ gia đình có mức thunhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầungười của hộ nghèo theo quy định của pháp luật

+ HSSV mà hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật,thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học tại các trường có xácnhận của UBND cấp xã nơi cư trú

- Mức cho vay tối đa hiện nay là 2.500.000 đồng/tháng/sinh viên và tối

đa 1 học kì được vay 5 tháng

- Thời gian cho vay tối đa: 2* thời gian sinh viên theo học + 12 tháng

ân hạn

- Phương thức cho vay: ủy thác, tuy nhiên đối với sinh viên mồ côi cả bố

và mẹ cho vay trực tiếp

- Lãi suất : quy định trong từng thời kì Hiện nay là 0,55%/ tháng (6,6%/năm)

1.2.3 Cho vay Hổ trợ tạo việc làm, duy trì và mở tộng việc làm

NHCSXH làm nhiệm vụ giải ngân cho các đối tượng vay vốn để giảiquyết việc làm nhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyểndịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảo việc làm cho người

có nhu cầu việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

- Đối tượng được vay vốn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác xã; hộkinh doanh (gọi tắt là cơ sở SXKD); Người lao động

- Mức cho vay:

+ Đối với cơ sở SXKD, mức vay 01 dự án tối đa là 02 tỷ đồng và khôngquá 100 triệu đồng cho 1 lao động được tạo việc làm

Trang 30

+ Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng cho 1 laođộng.

- Phương thức cho vay: ủy thác, tuy nhiên đối với cơ sở SXKD vay trên

100 triệu đồng thì cho vay trực tiếp

- Thời gian cho vay tối đa: 120 tháng

- Lãi suất: Quy định trong từng thời kì Hiện nay là 0,66%/tháng (7,92%/năm) Riêng đối với người lao động là người tàn tật hoặc là người dân tộcthiểu số; cơ sở SXKD tạo việc làm cho người lao động là người tàn tật hoặc làngười dân tộc thiểu số thì được giảm lãi suất cho vay còn 0,33%/tháng(3,96%/năm)

1.2.4 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

NHCSXH cho các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nướcngoài vay vốn ưu đãi nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình

độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và mở rộngquan hệ hợp tác với các nước trên thế giới

- Đối tượng được vay vốn: Các đối tượng chính sách được vay vốn đi laođộng có thời hạn ở nước ngoài gồm: Vợ (chồng), con liệt sỹ; thương binh,người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên; Vợ(chồng), con của thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùnglao động, con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp cách mạngđược hưởng Huân, Huy chương kháng chiến; người lao động thuộc hộ nghèotheo chuẩn nghèo quy định của pháp luật Người lao động thuộc huyện nghèotheo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ

- Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài được ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc

ở nước ngoài

Trang 31

- Phương thức cho vay: ủy thác, tuy nhiên đối với người lao động làngười độc thân và người lao động vay trên 50 triệu đồng thì cho vay trực tiếp.

- Thời hạn cho vay tối đa: bằng thời hạn đi làm việc tại nước ngoài củangười lao động

- Lãi suất : quy định trong từng thời kì Hiện nay là 0,55%/ tháng (6,6%/năm)

1.2.5 Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài tại huyện nghèo.

- Đối tượng vay: Tất cả lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài

- Mức cho vay tối đa bằng 100% chi phí đưa người lao động đi làmviệc ở nước ngoài được ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc

ở nước ngoài

- Phương thức cho vay: ủy thác và cho vay trực tiếp

- Thời hạn cho vay tối đa: bằng thời hạn đi làm việc tại nước ngoài củangười lao động

- Lãi suất: đối với hộ nghèo và dân tộc thiểu số là 0,275%/ tháng (3,3%/

năm) (3,3%/năm); các đối tượng còn lại lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay

hộ nghèo (hiện nay là 0,55%/tháng (6,6%/năm))

1.2.6 Cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở

- Đối tượng được vay vốn gồm:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãingười có công với cách mạng

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị

+Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khucông nghiệp

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân

Trang 32

nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân

và quân đội nhân dân

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức, viên chức

- Phương thức cho vay: ủy thác

- Thời hạn cho vay tối đa: không quá 300 tháng

- Lãi suất : quy định trong từng thời kì Hiện nay là 0,4%/ tháng

1.2.7 Cho vay các đối tượng khác

Ngoài ra NHCSXH còn cho vay các đối tượng khác theo chỉ định củaChính phủ trong từng thời kì:

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Hộ gia đình cư

trú hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nông thôn chưa có công trình nướcsạch, công trình vệ sinh hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và chưa bảođảm vệ sinh Mức cho vay tối đa: 10 triệu đồng/công trình và mỗi hộ đượcvay tối đa 20 triệu đồng để làm 2 công trình (công trình nước sạch và côngtrình vệ sinh) Lãi suất: 0,75%/ tháng (9%/năm) Phương thức cho vay: ủythác Thời hạn cho vay tối đa: 60 tháng

- Cho vay hộ gia đình SXKD vùng khó khăn: Là các hộ gia đình

không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động SXKD tại vùng khókhăn trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm.Mức cho vay tối đa: đến 100triệu đồng/hộ Lãi suất: 0,75%/ tháng (9%/năm) Phương thức cho vay: ủy

Trang 33

thác, đối với các món vay trên 50 triệu đồng cho vay trực tiếp Thời hạn chovay tối đa: 60 tháng.

- Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có

đăng kí thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.Mức cho vay tối đa là

1 tỷ đồng/ khách hàng Chương trình cho vay này chỉ được áp dụng tại 20 tỉnhthành: Hưng Yên, Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, HàGiang, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, KhánhHòa, Gia Lai, Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và CầnThơ.Lãi suất: 0,75%/ tháng (9%/năm) Phương thức cho vay: trực tiếp Thờihạn cho vay tối đa: 60 tháng

- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ33: Hộ gia đình nghèo có

tên trong danh sách hộ nghèo được vay vốn tại Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộnghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 do UBND tỉnh phêduyệt.Trường hợp trong quá trình thực hiện chính sách các hộ này đã thoátnghèo thì vẫn được xem xét cho vay.Mức cho vay tối đa: 25 triệu đồng/hộ.Lãisuất: 0,25%/ tháng (3%/năm) Phương thức cho vay: ủy thác Thời hạn chovay tối đa: 180 tháng

- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn: Đối

tượng vay vốn là thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên ở vùngkhó khăn gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt độngthương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Mứccho vay tối đa là 500 triệu đồng Lãi suất: 0,75%/ tháng (9%/năm) Phươngthức cho vay: trực tiếp Thời hạn cho vay tối đa: 60 tháng

- Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định

số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ giai đoạn 2015-2020:

Đối tượng: Là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinhnghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó

Trang 34

khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí củaThủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện hoạt động trồng rừng sản xuấtbằng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừngđược Nhà nước giao đất Mức cho vay tối đa: 15.000.000 đồng/ha Lãi suất:0,1%/ tháng (1,2%/năm) Phương thức cho vay: ủy thác Thời hạn cho vaytối đa: 120 tháng.

- Cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo QĐ 2085/2016 ngày 31/10/2016 của thủ tướng chính phủ: Đối tượng:

Hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệtkhó khăn sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thiếu đất ở, đất sản xuất theomức bình quân của địa phương, thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng cácchính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán.Mức cho vaytối đa: 100 triệu đồng/ hộ Lãi suất: 0,275%/ tháng (3,3%/năm) Phương thứccho vay: ủy thác Thời hạn cho vay tối đa: 120 tháng

- Cho vay phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015 theo QĐ 32/2007 ngày 05/03/2007 và QĐ 54/2012 ngày 04/12/2012 của thủ tướng chính phủ: Đối tượng: Hộ đồng

bào dân tộc thiểu số (kể cả các hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểusố) sống ở các xã (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn có đủ 2 tiêuchí: Có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% trở xuống sovới chuẩn hộ nghèo theo qui định hiện hành và có phương án sản xuất nhưngthiếu hoặc không có vốn sản xuất.Mức cho vay tối đa: 8 triệu đồng/ hộ Lãisuất: 0,1%/ tháng (1,2%/năm) Phương thức cho vay: ủy thác Thời hạn chovay tối đa: 60 tháng

Ngoài ra còn có một số chương trình khác được Chính phủ chỉ định chovay trong từng thời kì

1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

Trang 35

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựachọn, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

Do đó, khi đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXH ta sẽdựa trên 3 góc độ: người vay vốn, bản thân NHCSXH và nền kinh tế Ba góc

độ này tác động qua lại, vừa thúc đẩy vừa kiềm chế lẫn nhau

1.3.1 Đối với người vay vốn

Sản phẩm cho vay đưa ra phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của ngườivay về lãi suất(giá cả sản phẩm), mức vay vốn, thời hạn vay vốn Thêm vào

đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưngvẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng Ngoài ra thái độ phục vụ của nhân viênNHCSXH cùng với sự hỗ trợ khách hàng sau vay cũng là những yếu tố ảnhhưởng rất lớn đến việc đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXHđứng trên góc độ khách hàng

1.3.2 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội

Đối với NHCSXH, chất lượng hoạt động tín dụng được đánh giá quaviệc NHCSXH quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước và cácchủ đầu tư giao, việc thực hiện và duy trì được tình hình tài chính lành mạnhbảo đảm giúp NHCSXH trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triểnbền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong công cuộcgiảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Việcnày được đánh giá qua các tiêu chí cụ thể sau:

1.3.2.1 Dư nợ, số lượng khách hàng vay vốn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá quy mô cho vay của NHCSXH Chỉ tiêunày càng lớn chứng tỏ quy mô cho vay của NHCSXH ngày càng được mởrộng,ngày càng có nhiều đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính sách, tăngtính ổn định cho hệ thống

Trang 36

ở các chu kỳ tiếp theo.

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Số dư nợ quá hạn

x 100%Tổng dư nợ

1.3.2.3 Nợ bị chiếm dụng

Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép Cóthể hiểu, khách hàng vay vốn tại NHCSXH nhưng không sử dụng vốn vay màngười khác sử dụng Nợ bị chiếm dụng tại NHCSXH có thể do Ban quản lý

Tổ TK&VV thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ viên không nộp choNHCSXH theo quy định hoặc Ban quản lý Tổ vay lại, vay ké của tổ viên; cán

bộ HĐT, CQĐP, cán bộ NHCSXH hoặc Ban quản lý Tổ trong quá trình thựchiện chức trách, nhiệm vụ đã lợi dụng lòng tin của người vay khi thu tiền gốc,lãi, tiền gửi tiết kiệm không nộp ngân hàng Nợ bị chiếm dụng cũng là mộttrong những chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng hoạt động tín dụng củaNHCSXH Chỉ số này phải bằng không (= 0) mới thể hiện được chất lượng

Trang 37

hoạt động tín dụng tốt.

1.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng được tính theo công thức:

Vòng quay vốn tín dụng trong năm= Doanh số thu nợ trong năm

Dư nợ bình quân trong nămVòng quay vốn tín dụng trong năm thể hiện tốc độ luân chuyển của nguồnvốn tín dụng Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng trongviệc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nóchứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt Vớimột số vốn nhất định, vòng quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng nhiều kháchhàng được vay vốn, được thụ hưởng chính sách TDƯĐ của Nhà nước

1.3.2.5 Tỷ lệ thu lãi; lãi tồn đọng

- Tỷ lệ thu lãi được xác định theo công thức:

Tỷ lệ thu lãi = Số lãi thực thu x 100

Số lãi phải thuTrong đó, số lãi phải thu = số lãi phát sinh (trong tháng) + số lãi tồnđược giao Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng tốt vàngược lại

- Lãi tồn đọng được xác định theo công thức:

Lãi tồn đọng = Số lãi phải thu - Số lãi thực thu

Lãi tồn đọng bao gồm lãi phát sinh của nợ quá hạn và lãi tồn của nợtrong hạn

Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giátình hình tài chính của NHCSXH Đây là một chỉ số quan trọng để đo lườngchất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH Chỉ số này thấp sẽ cho thấychất lượng hoạt động tín dụng tốt và ngược lại Lãi tồn đọng là do người vaykhông thực hiện nghĩa vụ trả lãi theo đúng hạn (hàng tháng) cho NHCSXH

Trang 38

1.3.2.6 Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng

Đối tượng được thụ hưởng các chương trình TDƯĐ là những kháchhàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tíndụng, được quy định tại các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ Hiện nay, đối tượng thụ hưởng các chươngtrình TDƯĐ bao gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, HSSV

có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, cácđối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, hộ gia đình SXKDtại vùng khó khăn

Đây là những khách hàng không có hoặc không đủ các điều kiện để tiếpcận với dịch vụ tín dụng của các NHTM; các tổ chức tín dụng và cần sự hỗtrợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng Như vậy, trong khi các NHTM đượchoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay vốn thìNHCSXH phục vụ những khách hàng theo chỉ định của Chính phủ, khôngđược cho vay các đối tượng ngoài quy định của Chính phủ Bởi vậy, việc chovay đúng đối tượng thụ hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu bắt buộc đểđánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH

1.3.2.7 Kết quả xếp loại chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH Nhiều nộidung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các

tổ chức HĐT và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: Bình xét, lựachọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vayđúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay, nộp tiền tiếtkiệm và trả nợ gốc đúng thời hạn Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác

và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượnghoạt động tín dụng của NHCSXH Một trong những giải pháp quan trọng để

Trang 39

thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV đó là thực hiệnviệc đánh giá, xếp loại Tổ TK&VV

1.3.3 Đối với nền kinh tế, xã hội

Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội chất lượng hoạt động tín dụng đượcđánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giảiquyết công ăn việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, thúc đẩyquá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăngtrưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với cộng đồng quốc tế Do

đó trên góc độ nền kinh tế, ta đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng qua haitiêu chí sau

1.3.3.1 Số hộ vay thoát nghèo từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách

xã hội

Quyết định số 28/2015 QĐ-TTg và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg củaThủ tướng chính phủ quyết định về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo vàviệc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều theo giai đoạn 2016-2020 Theo

đó số hộ thông thường sẽ chia làm 4 đối tượng chính sách: hộ nghèo, hộ cậnnghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ không nghèo Trong đó hộ mới thoát nghèođược xác định là đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà soát hằngnăm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo

Đánh giá số hộ thoát nghèo hàng năm từ nguồn vốn NHCSXH sẽ cho tathấy hiệu quả từ việc cho vay của NHCSXH mang lại tạo nguồn lực cho cácđịa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới, giảm nghèo bền vững gắn với các đề án phát triển kinh tế- xã hội của địaphương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân

1.3.3.2 Số lao động được tạo việc làm từ nguồn vốnNHCSXH

Nghị định 61/2015/ NĐ- CP ngày 09.07.2015 ra đời quy định về chínhsách hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia việc làm Theo đó hàng năm từ nguồn

Trang 40

vốn trung ương (Quỹ quốc gia việc làm) và nguồn vốn của từng địa phương

tự cân đối chuyển qua, NHCSXH sẽ cho vay chương trình giải quyết việc làmnhằm góp phần tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị vànâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch

cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảo việc làm cho người cónhu cầu việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Việc thống kê số lao động được tạo việc làm hàng năm từ vay vốnNHCSXH sẽ cho thấy được mức độ đóng góp của NHCSXH vào sự phát triểnkinh tế xã hội của địa phương Từ đó cũng cho thấy được chất lượng nguồntín dụng này mang lại

Tóm lại, đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH khôngchỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới cóđược đánh giá toàn diện, chính xác Đồng thời phải so sánh giữa các thời kỳvới nhau…, kết hợp với việc phân tích số liệu mới có thể đưa ra các nhận xétchính xác về chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Ngày đăng: 07/03/2024, 20:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w