Sự ra đời của Quốc tế cộng sản 3/1919...11KẾT LUẬN...12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...13 Trang 3 MỞ ĐẦUTheo quan điểm của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộngsản Việt Nam
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: 02
Trình bày cơ sở thực tiễn hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh
Hà Nội, 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 3
1.1 Tính chất xã hội VN trước khi thực dân Pháp xâm lược 3
1.2 Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 4
1.3 Sự chuyển biến trong lòng xã hội VN đầu thế kỷ XX: 5
1.4 Tác động của thực tiễn lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đến tư tưởng Hồ Chí Minh 7
II Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 8
2.1 Chủ nghĩa đế quốc ra đời 8
2.2 Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917) 9
2.3 Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (3/1919) 11
KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
PHỤ LỤC 14
Trang 3MỞ ĐẦU
Theo quan điểm của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng
sản Việt Nam (2011): “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.” Qua đó, Đảng ta khẳng định tư tưởng Hồ
Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành làm nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Cách mạng Việt Nam Cũng trong khái niệm trên, một trong những nội dung quan trọng được nhắc tới chính là cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm cơ sở thực tiễn và cơ
sở lý luận Nhận thấy được tầm quan trọng của việc học tập và nghiên cứu cơ sở
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Trình
bày cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”.
NỘI DUNG
I Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
1.1 Tính chất xã hội VN trước khi thực dân Pháp xâm lược
Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa Đến cuối thế kỷ XIX, xã hội phong kiến đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng, một xã hội lạc hậu, phản động, phản dân chủ, đàn
áp các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị tích cực, đàn áp nhân dân, thể
hiện ở chính sách thống trị của triều đình nhà Nguyễn như thực hiện “bế quan
tỏa cảng”, “cấm đạo”, khiến cho Việt Nam ngày càng bị cô lập, tiềm lực đất
nước ngày càng suy yếu, đồng thời gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này Công tác quốc phòng của nhà Nguyễn lạc hậu nhiều, do đó, sau này, khi người Pháp vào xâm lược Việt Nam, khoảng cách về trang thiết bị giữa quân đội nhà Nguyễn và
Trang 4quân Pháp đã khá xa.1 Kinh tế nông - công - thương nghiệp ngày càng sa sút; tình hình tài chính khó khăn Một số chủ trương, chính sách của nhà nước gây bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế
Chính những chính sách này đã làm cho xã hội phong kiến ở Việt Nam lúc bấy giờ lạc hậu, bảo thủ, trì trệ thậm chí mang tính phản động, Nhà Nguyễn không chuẩn bị được tiềm lực cả về vật chất lẫn tinh thần, khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp sau này
1.2 Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn ban đầu có chống cự, có đấu tranh nhưng các cuộc kháng chiến đó lại diễn ra yếu ớt, nhanh chóng bị đàn áp rồi đi đến đầu hàng Nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng thực dân Pháp thông qua việc ký kết các bản Hiệp ước Đặc biệt, với bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt, Nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến
Để đối phó với tình trạng nền kinh tế đất nước bị khủng hoảng nghiêm trọng trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức bóc lột nhân dân bằng nhiều biện pháp tiêu cực Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở nên sâu sắc Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình phong kiến vì thế đã nổ ra Các đề nghị cải cách duy tân đã được đưa ra như đề nghị các cách của Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế đều không được chấp nhận
Tiếng súng xâm lược của quân Pháp nổ ra ở Đà Nẵng đã làm dấy lên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong nhân dân để bảo vệ Tổ quốc như cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Đặng Như Mai, Nguyễn Thiện Thuật, Bên cạnh đó, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới ngọn cờ “Cần Vương” diễn ra rộng khắp cả nước, tiêu biểu như khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, Trong thời kỳ này, tiêu biểu còn có cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài gần 30 năm (1884 - 1903) thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân, góp phần làm chậm quá trình bình định
1 Nhiều tác giả (2007), Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn, TP Hồ Chí Minh: Nxb Văn hoá Sài Gòn.
Trang 5của thực dân Pháp Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa này đều có chung một kết cục cuối cùng là đều thất bại Điều này chứng tỏ rằng con đường cứu nước theo
hệ tư tưởng phong kiến, chủ trương khôi phục độc lập dân tộc bằng bạo động vũ trang nhằm lặp lại trật tự cũ dưới thế quân chủ đã không còn phù hợp Thất bại của các phong trào ấy chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng này, con đường đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến đã trở nên lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch
sử đặt ra cho dân tộc Việt Nam
1.3 Sự chuyển biến trong lòng xã hội VN đầu thế kỷ XX
Sau khi hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa một cách mạnh mẽ (1897 - 1914, 1919
- 1929) và từng bước biến nước ta từ một nước phong kiến thành nước “thuộc
địa và phong kiến” dẫn tới những sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong
xã hội Lúc này, trong xã hội Việt Nam tồn tại các giai cấp, tầng lớp gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến thì nảy sinh các mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản và đặc biệt là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Trước tình hình đó, xã hội Việt Nam đặt ra hai yêu cầu cấp thiết: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân, trong đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu
Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỉ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động, cải cách của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân của Nhật Bản, ở Việt Nam đã xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước Tiêu biểu như Phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng với nòng cốt
là Duy Tân hội (1905 - 1909); Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động (1906 - 1908); Phong trào Đông Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can,
Trang 6Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động (từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1907); Phong trào chống đi phu, chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908… Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại Nguyên nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và lãnh đạo các phong trào chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn
Như vậy, ở Việt Nam lúc này, các phong trào cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản đều thất bại Điều đó chứng tỏ rằng, con đường cứu nước theo lập trường phong kiến hay lập trường của giai cấp tư sản, tiểu tư sản không còn phù hợp với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang đòi hỏi được đổi mới, đó
là một nhu cầu cấp thiết của dân tộc lúc bấy giờ Tinh thần yêu nước vẫn sục sôi trong lòng nhân dân Song, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu
sắc Lúc này, câu hỏi từ thực tiễn đặt ra là: Cứu nước bằng con đường nào để có
thể đi đến thắng lợi?
Trong bối cảnh đó, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam xuất hiện dấu hiệu mới của một thời đại mới sắp ra đời Cuối thế kỉ XIX, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đa số đều xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, chịu ba tầng áp bức là thực dân, phong kiến và
tư sản Họ sớm vùng dậy đấu tranh chống lại giới chủ Từ hình thức đấu tranh thô sơ, tự phát như đốt công cụ lao động, bỏ trốn tập thể, họ đã nhanh chóng tiến
tới đình công, bãi công Đây cũng là giai cấp “dũng cảm nhất, cách mạng nhất,
luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân”2 Phong trào công nhân
và các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX tạo điều kiện thuận lợi để Chủ nghĩa Mác - Lênin xâm nhập, truyền bá vào đất nước ta Hồ Chí Minh là một người đã dày công truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về
2 Hồ Chí Minh toàn tập, sđd t.12, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011, tr.407.
Trang 7cách mạng Việt Nam Sau đó, thực tiễn Đảng lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi; lãnh đạo đất nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
là nhân tố góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các phương diện
1.4 Tác động của thực tiễn lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, một địa phương có truyền thống yêu nước, lúc còn nhỏ phải chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của thế hệ đi trước, Hồ
Chí Minh hiểu rõ tình cảnh nước nhà bị giặc ngoại xâm đô hộ "Người thiếu
niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân, giải phóng đồng bào” 3 Người càng yêu nước, thương dân tộc mình sâu sắc và hun đúc những hoài bão lớn lao Người đã sớm có tư tưởng yêu nước và thể hiện rõ tư tưởng yêu nước trong hành động
Hồ Chí Minh đã tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (năm 1908) Thất bại của phong trào chống thuế ở Huế cũng như ở Trung Kỳ cùng các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX, làm cho Người nhận rõ hơn bản chất dã man của bọn thực dân và cũng làm cho Người sớm thấy được sức mạnh đấu tranh của quần chúng, nhân dân lao động Việt Nam Khi là thầy giáo ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết, Hồ Chí Minh thường dành hết tâm huyết truyền thụ cho học sinh trong các giờ học cũng như các buổi sinh hoạt về lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh nước nhà
Trước tình cảnh nước nhà nan nguy, Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm về Tổ quốc và thời cuộc Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối Người cho rằng, chủ trương của
cụ Phan Chu Trinh khi yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì
“đến xin giặc rủ lòng thương” 4; chủ trương của cụ Phan Bội Châu khi nhờ Nhật
3 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr.9.
4 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.Văn học, Hà Nội, 2001, tr 10
5 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.Văn học, Hà Nội, 2001, tr 10.
Trang 8chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng không có hướng
phán và không đi theo các phương pháp, khuynh hướng cứu nước của các vị đó
Hồ Chí Minh đã ý thức được tư duy cứu nước truyền thống không thể giúp chiến thắng được thực dân Pháp - một kẻ thù hoàn toàn mới của dân tộc, không chỉ đến từ một hướng khác (hướng Tây) so với truyền thống lịch sử, mà còn hơn hẳn dân tộc Việt Nam trình độ phát triển của phương thức sản xuất (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với phương thức sản xuất phong kiến) Do đó, Người nhận thấy cần phải đi ra thế giới để học hỏi tư duy mới, cách thức mới, Người muốn tìm hiểu những gì ẩn giấu sau sức mạnh của kẻ thù và học hỏi kinh
nghiệm cách mạng trên thế giới Người có nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó
có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ” 7 Ngày
05/06/1911, Hồ Chí Minh đi ra nước ngoài, “xem nước Pháp và các nước khác
làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào” 8, tìm con đường cứu nước, cứu dân
II Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
2.1 Chủ nghĩa đế quốc ra đời
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản từng bước chuyển hẳn từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền, tức chủ nghĩa đế quốc, đã xác lập được sự thống trị của chúng trên phạm vi thế giới Trong mọi giai đoạn phát triển, chủ nghĩa tư bản đều mang trong mình những thuộc tính chung, cơ bản, tạo nên bản chất của chủ nghĩa tư bản, phân biệt chủ nghĩa tư bản với các chế độ
xã hội khác (hay các hình thái kinh tế - xã hội khác) Chủ nghĩa đế quốc là một hiện tượng quốc tế, một hệ thống thế giới, chúng vừa tranh giành, xâu xé thuộc địa, vừa vào hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa của chúng Với chính sách xâm lược thuộc địa, đã hình thành hai hệ thống lớn trên thế giới là hệ thống các nước đế quốc và hệ thống các nước thuộc địa
6 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.Văn học, Hà Nội, 2001, tr 10.
7 A Lui Stơrông: Ba lần nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, ngày 19 - 5 - 1965.
8 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001, tr 12.
Trang 9Sự hình thành của hệ thống này đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn trong lòng thế giới; mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân và cách mạng xã hội ở chính quốc; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với đế quốc dẫn tới sự phát triển của các phong trào giải phóng dân tộc; và sự tranh giành thuộc địa nhằm phân chia lại thị trường thế giới giữa các nước đế quốc dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Vì vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang thế kỷ XX không còn là hành động riêng
rẽ của nước này chống lại sự xâm lược và thống trị của nước khác như trước kia,
mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa
đế quốc, chủ nghĩa thực dân gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới
Như ta đều biết, trong quá trình khảo sát thực tế, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều quốc gia, kể cả các nước tư bản và thuộc địa Người đã chứng kiến cảnh cùng cực, khốn khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản Từ đó Người đã đưa ra kết luận
quan trọng: “Ở đâu, dù ở các nước thuộc địa, phụ thuộc hay chính quốc, những
người lao động đều bị bóc lột, áp bức nặng nề, ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác” và “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”.9
vòi Một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra Rõ ràng rằng, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản là nhiệm vụ chung của nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải đoàn kết cả hai lực lượng nói trên Đây là kết luận cực kỳ quan trọng, là khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới
2.2 Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917)
Năm 1917, ở nước Nga đã diễn ra hai cuộc cách mạng là cuộc Cách mạng tháng Hai và cuộc Cách mạng tháng Mười Đặc biệt, cuộc Cách mạng tháng
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập I, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011, tr 287.
10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập II, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011, tr 130.
Trang 10Mười nổ ra và giành thắng lợi (ngày 07/11/1917) đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử nước Nga, cho lịch sử của giai cấp tiến bộ trên toàn thế giới Đối với nước Nga đây là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các thuộc địa trong đế quốc Nga, đó còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Lần đầu tiên giai cấp công nhân lên nắm chính quyền, lần đầu tiên trong lịch sử người ta thấy một nước xã hội chủ nghĩa ra đời dựa trên cơ sở của một cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo có sự liên minh công - nông - binh Cũng trong bối cảnh đó, sau khi Nhà nước Xô - viết được thành lập, Liên Xô đã ở trong bủa vây của chủ nghĩa đế quốc Sự ra đời của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên
thế giới đã “chọc thủng” tính độc quyền số một của hệ thống tư bản trước đó Thắng lợi vĩ đại ấy không chỉ “làm rung chuyển” cả thế giới đương đại mà còn
tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam từ đó về sau
Dưới tác động của cuộc cách mạng này, khuynh hướng vô sản trở thành hiện thực và được truyền bá khắp nơi Minh chứng là sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản trên phạm vi toàn thế giới, cả phương Đông và phương Tây: Đảng cộng sản Anh, Pháp (1920), Đảng cộng sản Đức (1918), Đảng cộng sản Trung Quốc (1921), Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ cho thấy khuynh hướng vô sản ngày càng trở thành khuynh hướng tất yếu khách quan
Tuy chưa có nhiều hiểu biết về cuộc cách mạng này, song Nguyễn Ái Quốc nhận thấy Người có mối tình đoàn kết với cách mạng Nga và người lãnh đạo của cuộc cách mạng ấy Tháng 06/1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô trực tiếp nghiên cứu về cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Xô - viết; được tận mắt chứng kiến những thành tựu vĩ đại đó mang lại trên quê hương Xô - viết Bằng sự trải nghiệm thực tiễn, Người đã rút ra kết
luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại
ra sức cho công, nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách