1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tâm lý học tư pháp đặc điểm của cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra vụ án hình sự liên hệ với thực tiễn

23 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Của Cấu Trúc Tâm Lý Của Hoạt Động Điều Tra Vụ Án Hình Sự Liên Hệ Với Thực Tiễn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Tư Pháp
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 345,57 KB

Nội dung

Chính vì vậy đòi hỏi cơ quan điều tra và các điều tra viênphải có kiến thức pháp luật, tâm lý tội phạm, sự điều chỉnh tâm lý của mìnhtrong hoạt động này… Do vậy việc nhận thức và nắm bắt

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: Tâm lý học Tư pháp

Đề bài: Đặc điểm của cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra vụ án hình sự Liên hệ

với thực tiễn.

Hà Nội, 2023

Trang 2

Có Không Không

tốt

Trung bình Tốt

Tham gia đầy đủ

Tích cực sôi nổi

Có nhiều

ý tưởng

Trang 3

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

HÀ THỊ MAI

Kết quả điểm bài viết:……….

Giáo viên chấm bài viết:………

Kết quả điểm thuyết trình:……….

Giáo viên chấm thuyết trình:………

Điểm kết luận cuối cùng:……….

Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

MỞ ĐẦU

Có thể thấy rằng, cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp là tổng hòa nhữngmục đích của hoạt động tư pháp, được thực hiện bằng các hoạt động tâm lýnhất định Quá trình tiến hành tố tụng bao gồm các giai đoạn điều tra, truy tố,xét xử và thi hành án Trong đó giai đoạn điều tra là hoạt động có mục đíchnhằm khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người Hoạtđộng điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở quốc gia phụ thuộcvào quan điểm chính trị, chính sách hành sự, trình độ và cách thức tổ chức bộmáy phòng, chống tội phạm ở từng nước Kết quả điều tra chính là sản phẩmcủa hoạt động, nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ

có trong hồ sơ và các văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết vụ án.Tính chất, đặc điểm của mỗi loại tội phạm, mỗi một vụ án sẽ đặt ra yêu cầuđiều tra khác nhau Chính vì vậy đòi hỏi cơ quan điều tra và các điều tra viênphải có kiến thức pháp luật, tâm lý tội phạm, sự điều chỉnh tâm lý của mìnhtrong hoạt động này…

Do vậy việc nhận thức và nắm bắt đặc điểm cấu trúc tâm lý của hoạt độngđiều tra vụ án hình sự là vô cùng quan trọng, nhận thấy tầm quan trọng đóNhóm 3 xin lựa chọn đề tài: “Đặc điểm của cấu trúc tâm lý của hoạt độngđiều tra vụ án hình sự Liên hệ với thực tiễn.”

Hoạt động điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sựtrong đó cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao thực hiện một sốhoạt động điều tra được sử dụng các biện pháp do luật tố tụng hình sự quy

Trang 6

định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và nhữngvấn đề khác có liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc xét xử của tòa án.Đồng thời thông qua hoạt động điều tra, xác định nguyên nhân điều kiệnphạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa vớicác cơ quan tổ chức hữu quan.

Cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra hình sự được hiểu là tổng hòa cácmục đích tố tụng của giai đoạn điều tra được thực hiện thông qua các dạnghoạt động như nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp, tổ chức, chứng nhận.Thông qua các dạng hoạt động này mà các chủ thể có thể giải quyết một cáchđúng đắn vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra, tạo tiền đề cơ bản cho việcthực hiện các giai đoạn tố tụng sau đó

Nói đến cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra cũng có thể hiểu là việcphân tích những chức năng tâm lý mà người tiến hành tố tụng phải sử dụngnhằm đạt được mục đích tố tụng trong giai đoạn này

1.2 Vai trò của cấu trúc tâm lý trong hoạt động điều tra vụ án hình sự1.2.1 Vai trò của hoạt động nhận thức

Đối với điều tra các vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được coi là thànhphần chủ yếu trong toàn bộ hoạt động điều tra Trong quá trình điều tra, mỗihành động điều tra như khám nghiệm, khám xét, hỏi cung, lấy lời khai, thuthập chứng cứ, đều là các quá trình nhận thức gián tiếp về vụ án từ nhữnggóc độ nhất định Thông qua hoạt động nhận thức, điều tra viên thu thập, lựachọn, đánh giá các nguồn tin nhận được, đồng thời đề ra những giả định vềmối liên quan giữa các sự kiện

Hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra đóng vai trò hết sức quantrọng để xác định tội phạm; người thực hiện hành vi tội phạm; xác định thiệthại do tội phạm gây ra, xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, áp dụngcác biện pháp ngăn ngừa, khắc phục; lập hồ sơ, đề nghị truy tố bị can

2.2 Vai trò của hoạt động thiết kế - xây dựng

Trang 7

Hoạt động xây dựng trong quá trình điều tra thể hiện trong tất cả các giaiđoạn điều tra, nhưng rõ nét nhất là ở giai đoạn ban đầu (hay còn gọi là giaiđoạn chuẩn bị cho hoạt động điều tra) và giai đoạn tổng hợp viết kết luận điềutra

Trong giai đoạn đầu, hoạt động thiết kế - xây dựng thể hiện ở việc cán bộđiều tra dựa trên cơ sở những thông tin ban đầu, kết hợp với kinh nghiệm cũxác lập các giả thuyết về tính chất, về động cơ phạm tội, về đối tượng phạmtội, về diễn biến của tội phạm, về nơi cất giấu tang vật, hung khí, về hướnghành động tiếp theo của thủ phạm Trên cơ sở các giả thuyết đó, cán bộ điềutra xây dựng nên kế hoạch tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể, hình dungcác tình huống có thể gặp phải và các phương án giải quyết các tình huống đó.Hoạt động xây dựng ở giai đoạn xử lý thông tin xây dựng hình mẫu tư duy

về sự kiện phạm tội (nhận thức tổng hợp về vụ án) để đi đến kết luận điều tra

là khâu vô cùng quan trọng, nó ghi nhận sự nỗ lực và khả năng của cán bộđiều tra, đồng thời quyết định trực tiếp đến sự đúng đắn trong việc giải quyết

vụ án Kết quả hoạt động xây dựng ở giai đoạn này là hình mẫu tư duy đầy đủ

về sự kiện phạm tội, độ chính xác và đầy đủ của hình mẫu này phụ thuộc cảvào tính chính xác đầy đủ của thông tin và tính hợp pháp của việc thu thậpthông tin đó, cả vào tính tích cực và khả năng tư duy của cán bộ điều tra 2.3 Vai trò của hoạt động giáo dục

Hoạt động điều tra tội phạm không chỉ nhằm mục đích nhận thức, mà cònmang đậm và thể hiện rõ tính giáo dục Điều đó thể hiện trước hết là ở chứcnăng giáo dục chung

Hoạt động điều tra làm rõ vụ án vừa thực hiện chức năng tích cực là xácđịnh cơ sở khách quan để giải quyết mối quan hệ pháp lý nảy sinh giữa côngdân với nhà nước, đảm bảo cho việc áp dụng hình phạt được khách quan,chính xác, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, đồng thời qua

đó thực hiện chức năng phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm Hoạt động điều tra

Trang 8

được tiến hành nghiêm túc và đạt hiệu quả cao có ý nghĩa giáo dục cho côngdân tính nghiêm minh của pháp luật, cảnh báo cho những cá nhân chưa có ýthức tuân thủ pháp luật về khả năng sẽ bị trừng trị nếu vi phạm, củng cố niềmtin vào chân lý và trật tự pháp luật, niềm tin vào Đảng, Nhà nước.

Hoạt động giáo dục trong điều tra còn thể hiện rõ nét ở mặt thực tiễn trongquá trình tác động qua lại giữa cán bộ điều tra với các chủ thể tâm lý khác (bịcan, người bị hại, người làm chứng, các cán bộ phối hợp) để thu thập thôngtin Các chủ thể lưu giữ những thông tin phản ánh về tội phạm thường khôngchủ động tự giác cung cấp, muốn khai thác được những thông tin cần thiết,cán bộ điều tra phải tác động điều chỉnh tâm lý của họ Phương châm chủ đạo

là phải thuyết phục, cảm hoá chính trị tư tưởng để họ có giác ngộ về nghĩa vụcông dân, về lợi ích chính đáng, từ đó tự giác cung cấp thông tin

2 Phân tích các đặc điểm của cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra vụ ánhình sự

2.1 Đặc điểm của hoạt động nhận thức

Hoạt động nhận thức trong điều tra vụ án hình sự được coi là tiền đề, lànền tảng cơ bản để tiến hành nhiều hoạt động khác nhằm giải quyết đúng đắn

vụ án hình sự trong giai đoạn tố tụng này Do vậy, trong giai đoạn điều tra,nếu nhận thức không đầy đủ, phiến diện, có sai sót thì không chỉ ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả của giai đoạn tố tụng này mà còn có thể gây khó khăn,thậm chí là bế tắc cho các giai đoạn tố tụng sau đó Những giai đoạn tố tụngsau, dù muốn, cũng không có khả năng để khắc phục, sửa chữa được nhữngsai sót của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra

Chủ thể nhận thức quan trọng nhất của giai đoạn tố tụng này chủ yếu làĐiều tra viên được giao nhiệm vụ điều tra vụ án Ngoài ra còn có Kiểm sátviên, người bào chữa cũng có thể tham gia vào hoạt động nhận thức ở giaiđoạn điều tra

Trang 9

Mục đích của nhận thức trong giai đoạn này là nhằm xây dựng mô hình tưduy chân thực về những sự kiện đã xảy ra của vụ án hình sự thông qua việcphân tích, phán đoán và suy luận tổng hợp những tình tiết, chứng cứ được thuthập trong suốt quá trình điều tra.

Hoạt động nhận thức nhằm đảm bảo thu thập tất cả chứng cứ tài liệu liênquan đến vụ án, phân tích, đánh giá chứng cứ, tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự,nắm bắt được đặc điểm tâm lý của người tham gia tố tụng, đưa ra các cáchthức, phương pháp tác động tới tâm lý của người tham gia tố tụng

Ví dụ: Trong quá trình hỏi cung bị can, thông qua các biện pháp nghiệp

vụ, Điều tra viên nhận thức được bị can đang khai báo gian dối, không thànhkhẩn, Điều tra viên đã áp dụng các phương pháp tác động tâm lý bị can như:phương pháp truyền đạt thông tin; đặt và thay đổi vấn đề tư duy; phương phápthuyết phục; giao tiếp tâm lý có điều khiển,… nhằm làm thay đổi thái độ,quan điểm của bị can

Hoặc khi Điều tra viên nhận thấy bị can vẫn còn quanh co, khai báokhông thành khẩn, điều tra viên thuyết phục để bị can hiểu rằng thành khẩnkhai báo sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.Nhận thức trong hoạtđộng điều tra phải giải quyết một lượng thông tin rất lớn, đa chiều, chưa đượcchọn lọc Có thể nói, những thông tin mà Điều tra viên tiếp nhận, thu thậptrong giai đoạn này mới chỉ là những “nguyên liệu thổ” chưa được sàng lọc,thẩm định về giá trị chứng minh trong vụ án, thậm chí còn tồn tại cả nhữngthông tin không hề liên quan đến vụ án, những thông tin “gây nhiễu” và cóthể làm chệch hướng điều tra

2.2 Đặc điểm của hoạt động thiết kế

Trong giai đoạn điều tra, hoạt động thiết kế chủ yếu do cá nhân Điều traviên thực hiện trên cơ sở của sự phân công, chỉ đạo chung của thủ trưởng cơquan điều tra Hoạt động này cũng được tiến hành từng bước theo trình tự

Trang 10

chung của hoạt động thiết kế Tuy nhiên, trong hoạt động điều tra thì diễnbiến các bước của hoạt động thiết kế lại có đặc thù riêng biệt

Trong giai đoạn đầu, hoạt động thiết kế thể hiện ở việc cán bộ điều tra dựatrên cơ sở những thông tin ban đầu, kết hợp với kinh nghiệm cũ xác lập cácgiả thuyết về tính chất, động cơ phạm tội, đối tượng phạm tội, diễn biến củatội phạm, nơi cất giấu tang vật, hung khí, hướng hành động tiếp theo của thủphạm Trên cơ sở các giả thuyết đó, cán bộ điều tra xây dựng nên kế hoạchtiến hành các biện pháp điều tra cụ thể, hình dung các tình huống có thể gặpphải và các phương án giải quyết các tình huống đó

Kết quả xây dựng kế hoạch có ý nghĩa chỉ đạo cả về mặt tâm lý và hànhđộng cho toàn bộ quá trình điều tra Tất cả những vấn đề này dựa trên nhữngthông tin ban đầu ít ỏi và chưa được chứng minh, do đó cán bộ điều tra phảihuy động hết khả năng tưởng tượng và trí nhớ của mình, ở đây các quy luật trínhớ, tư duy, tưởng tượng đều chi phối rõ nét” Với những thông tin thu được,cán bộ điều tra phân tích, sàng lọc, xác định giá trị chứng minh, phân loại vàliên kết chúng lại với nhau theo trình tự logic về hành vi phạm tội

Trong một số trường hợp, việc ra các quyết định mang tính thiết kế nhưbắt người phạm tội quả tang, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt bị can

để tạm giam, khám xét thu giữ, kê biên tang vật, tài sản sẽ tạo cơ sở vữngchắc cho việc nhận thức đầy đủ về nội dung vụ án, góp phần quan trọng vàokết quả của hoạt động điều tra Thực tế cho thấy, việc ra các quyết định tốtụng (sản phẩm của hoạt động thiết kế) một cách đúng lúc, đúng thời điểm(không quá sớm, không quá trễ) sẽ tạo ra sự thuận lợi đáng kể và thậm chí cònđóng vai trò quyết định đối việc nhận thức đầy đủ về vụ án hình sự

Ví dụ, việc ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra quyết địnhbắt, khám xét vừa đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động nhận thức trong điềutra, vừa đảm bảo tính nghiệp vụ, bí mật, bất ngờ để loại trừ hoàn toàn khảnăng cản trở, gây khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết vụ án Ra quyết định

Trang 11

tố tụng đúng thời điểm còn loại trừ việc bị can tiếp tục thực hiện hành viphạm tội gây thêm nhiều thiệt hại cho xã hội (như trường hợp bắt các đốitượng cướp tài sản, giết người hoạt động có tổ chức trên một số địa bàn) Như vậy, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì hoạt động thiết kế hỗtrợ hiệu quả cho việc nhận thức đầy đủ về vụ án.

2.3 Đặc điểm của hoạt động giáo dục

Trong giai đoạn điều tra, Điều tra viên cũng đã bắt đầu thực hiện hoạtđộng giáo dục Tuy nhiên, hoạt động giáo dục trong điều tra bị “thu hút”mạnh mẽ vào mục đích làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự, tức

là giáo dục ở đây là để hướng đến hoạt động nhận thức, phục vụ cho nhậnthức được đầy đủ, chính xác Hoạt động giáo dục trong điều tra được coi làgiáo dục ban đầu, đặt nền tảng quan trọng cho giáo dục ở các giai đoạn tốtụng sau này

Mục đích của hoạt động giáo dục bị chi phối bởi mục đích tố tụng của giaiđoạn điều tra, nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự Cónghĩa là nó cũng có xu hướng đảm bảo cho hoạt động nhận thức về vụ ánđược hiệu quả, chính xác hơn Mục đích giáo dục toàn diện, thay đổi hoàntoàn đối với đối tượng chưa được đặt ra ở giai đoạn này

Hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra chủ yếu thông qua giao tiếptrực tiếp, hai chiều và hạn chế tính công khai Hoạt động giáo dục chủ yếuđược thực hiện thông qua việc truyền đạt bằng lời nói, tài liệu, hình ảnh,thông qua phương pháp truyền đạt thông tin, thuyết phục, trao đổi thẳng thắn,cởi mở của Điều tra viên với các đối tượng Bối cảnh của hoạt động giáo dục

ở giai đoạn tố tụng này luôn mang tính chất riêng tư, không công khai, dễdàng phát huy tính hiệu quả của thuyết phục bằng tình cảm thông qua sự tâmtình, sẻ chia những vấn đề riêng tư, thầm kín trong cuộc sống đời thường của

cá nhân đối tượng được giáo dục Đây là điểm đặc trưng mà giáo dục tronggiai đoạn xét xử sẽ khó có điều kiện tiến hành

Trang 12

Hoạt động điều tra được tiến hành nghiêm túc và đạt hiệu quả cao có ýnghĩa giáo dục cho công dân tính nghiêm minh của pháp luật, cảnh báo chonhững cá nhân chưa có ý thức tuân thủ pháp luật về khả năng sẽ bị trừng trịnếu vi phạm, củng cố niềm tin vào chân lý và trật tự pháp luật, niềm tin vàoĐảng, Nhà nước

Hoạt động giáo dục trong điều tra còn thể hiện rõ nét ở mặt hiện thựctrong quá trình tác động qua lại giữa cán bộ điều tra với các chủ thể tâm lýkhác để thu thập thông tin Các chủ thể lưu giữ những thông tin phản ánh vềtội phạm thường không chủ động tự giác cung cấp, muốn khai thác đượcnhững thông tin cần thiết, cán bộ điều tra phải tác động điều chỉnh tâm lý của

họ Phương châm chủ đạo là phải thuyết phục, cảm hoá chính trị tư tưởng để

họ có giác ngộ về nghĩa vụ công dân, về lợi ích chính đáng, từ đó tự giác cungcấp thông tin Đặc biệt đối với bị can, nội dung giáo dục còn bao gồm cả việctuyên truyền, cung cấp cho họ tri thức về các quy phạm pháp luật, quy phạmđạo đức để uốn nắn nhân cách, thay đổi những nét tâm lý xấu ở họ Nói cáchkhác, cán bộ điều tra phải thực hiện tác động giáo dục với nhiều khách thểkhác trong chính quá trình điều tra

Hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra chủ yếu vẫn thông qua sựthuyết phục, vận động, tuyên truyền, giải thích của Điều tra viên với các đốitượng, kể cả với bị can Các biện pháp mang tính cưỡng chế, quyền uy, mệnhlệnh trong giáo dục đều không được áp dụng ở giai đoạn tố tụng này

Ví dụ: với người người làm chứng, việc bị triệu tập đến cơ quan điều tra

để cung cấp chứng cứ nằm ngoài ý muốn của họ, họ sợ bị liên lụy, sợ bị trảthù, thì điều tra viên sẽ giáo dục họ thông qua những lời nói, cử chỉ của mình

để ho họ thấy được cơ quan điều tra có thể đảm bảo an toàn cho họ và giađình của họ, có thể không công khai danh tính của người làm chứng để họ

có thể tin tưởng, và phối hợp với cơ quan điều tra

2.4 Đặc điểm của hoạt động giao tiếp, tổ chức và chứng nhận

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w