1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG MĂNG TÂY TẠI NINH THUẬN

67 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khoa Học Tự Nhiên - Kinh tế - Thương mại - Quản trị kinh doanh UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG MĂNG TÂY TẠI NINH THUẬN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM CHI MSSV: 2115012923 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2015-2019 Cán bộ hướng dẫn: ThS. Trần Văn Thắng MSCB: Tam Kỳ, tháng 05 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong b ất kì công trình nào khác. Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Kim Chi Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắ ng nỗ lực của bản thân, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ Viện nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố . Em xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho em sự giúp đỡ quý báu đó. Trƣớc tiên, em xin chân thành cảm ơn BGH trƣờng đại học Quảng Nam, các thầy cô trong khoa Lý – Hóa – Sinh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn và có những ý kiến đóng góp quý báu để bài luận văn của em đƣợc hoàn chỉnh hơn. Em xin cảm thầy ThS. Trần văn Thắng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Vi ện Nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã tạo điều kiện nơi nghiên cứu hoàn thành luận văn. Cảm ơn sự cỗ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, ngƣời thân và bạn bè trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn này. Cuối cùng em xin chúc các thầy cô, gia đình và các bạn mạnh khỏe, gặ p nhiều thành công trong cuộc sống. Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Chi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Tiếng Việt Dạng đầy đủ 1 TGST Thời gian sinh trưởng 2 NST Ngày sau trồng 3 TLB Tỷ lệ bệnh 4 CSB Chỉ số bệnh 5 NS Năng suất 6 ĐK Định kì DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1.Tốc độ tăng trưởng chồi của các công thức tham gia thí nghiệm Bảng 3.2. Chiều cao cây tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tây Bảng 3.3.Thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch lứa măng tơ đầu tiên Bảng 3.4 .Đường kính thân tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ Bảng 3.5.Thành phần sâu hại trên cây măng tây Bảng 3.6. Mật độ sâu xanh trên các giống măng tây thí nghiệm. Bảng 3.7.Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây măng tây Bảng 3.8. Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư qua các lần điều tra Bảng 3.9. Diễn biến chỉ số bệnh thán thư qua các lần điều tra. Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống măng tây thí nghiệm DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng chồi của các công thức tham gia thí nghiệm Biểu đồ 3.2. Diễn biến mật độ sâu xanh qua các lần điều tra. Biểu đồ 3.3. Diễn biến tỷ lệ bệnh qua các lần điều tra Biểu đồ 3.4. Diễn biến chỉ số bệnh qua các lần điều tra MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2 4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................2 5. Bố cục của đề tài .....................................................................................................2 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................3 CHƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................3 1.1. Nguồn gốc và phân loại cây măng tây .................................................................3 1.1.1. Nguồn gốc cây măng tây ..............................................................................3 1.1.2. Phân loại cây măng tây .................................................................................3 1.2. Đặc điểm thực vật học và đặc điểm sinh thái học của cây măng tây ...................4 1.2.1. Đặc điểm thực vật học ..................................................................................4 1.2.2. Đặc điểm sinh thái học của cây măng tây .....................................................5 1.3. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới và Việt Nam ......................................5 1.3.1. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới ....................................................5 1.3.2. Tình hình sản xuất măng tây ở Việt Nam .....................................................6 1.3.3. Tình hình sản xuất măng tây ở Ninh Thuận .................................................7 1.4. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới và Việt Nam .................8 1.4.1. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới ...............................8 1.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cây măng tây trong nước ......................12 1.4.3.Tình hình nghiên cứu chọn giống măng tây tại Ninh Thuận .......................13 1.5. Điều kiện thời tiết tại Ninh Thuận .....................................................................13 CHƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....14 2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................14 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................14 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................14 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................................14 2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và điều tra sâu bệnh hại .......................15 2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu ...........................................................................17 2.5. Quy trình kỹ thuật canh tác và quá trình thực hiện ............................................17 2.5.1.Thời vụ .........................................................................................................17 2.5.2. Chuẩn bị đất trồng.......................................................................................17 2.5.3. Mật độ, khoảng cách ...................................................................................17 2.5.4. Cách trồng ...................................................................................................17 2.5.5. Bón phân và chăm sóc ................................................................................18 2.5.6. Tưới nước ....................................................................................................18 2.5.7. Làm cỏ ........................................................................................................19 2.5.8. Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả cây........................................................19 2.5.9. Cắt hạ bớt ngọn cây để kích thích việc trổ măng........................................19 2.5.10. Phòng trừ sâu bệnh....................................................................................20 2.5.11. Thu hoạch, phân loại và bảo quản ............................................................20 CHƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................21 3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống thí nghiệm...........................21 3.1.1. Động thái tăng trưởng chồi cây măng tây ở các công thức thí nghiệm ......21 3.1.2.Chiều cao cây tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tây ...................................22 3.1.3.Thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch lứa măng tơ .........................23 3.1.4. Đường kính thân tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ................................ 24 3.2. Tình hình sâu bệnh hại .......................................................................................24 3.2.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại ..............................................24 3.2.2. Diễn biến mật độ sâu xanh trên các giống măng tây thí nghiệm ................25 3.3. Tình hình bệnh hại trên cây măng tây ................................................................ 26 3.3.1. Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây măng tây ..............26 3.3.2. Diễn biến tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thán thư ( Colletotrichum gloeosporioides) trên các giống măng tây ............................................................27 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm............30 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................33 1. Kết luận .................................................................................................................33 2. Kiến nghị ...............................................................................................................33 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................34 PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1 1. Phụ lục hình ảnh thí nghiệm............................................................................... PL1 2. Phụ lục xử lí thống kê ........................................................................................ PL5 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ Asparagaceae là một loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83 nước và 17 chất khô; trong đó có 2,2 đạm protein, 1,2 đường glucid, 0,6 chất xơ celluloze và các chất khoáng như Mg, K, Ca, Zn,... Ngoài giá trị dinh dưỡng, măng tây còn là thuốc chữa bệnh: có tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ và đặc biệt là giảm lượng cholesteron trong máu, giúp ổn định huyết áp. Trong ẩm thực măng tây là một loại rau cao cấp. Vì những lợi ích đó mà măng tây được giới ẩm thực gọi là “rau vua”. Măng tây là một thực phẩm cao cấp giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng với nhiều mục đích hữu dụng: chồi măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡ ng cao cấp, cành lá làm kiểng trang trí hoa cắt cành, rễ, thân, lá làm dược liệu và nướ c giải khát, phế liệu làm thức ăn gia súc… Cây măng tây là một đối tượng cây trồng mới đối với tỉnh Ninh Thuận và được trồng thử nghiệm từ năm 2009. Đến nay, diện tích trồng măng tây ở Ninh Thuận khoảng trên 100 ha, tập trung tại xã An Hải huyện Ninh Phước, phường Văn Hải - Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Cây măng tây sau hai năm trồng bắt đầu cho thu hoạch rộ và nếu đầu tư thâm canh có thể khai thác trong khoảng 10 - 12 năm. Từ năm 2, mỗi sào (1000 m2 ) có thể thu hoạch 5 – 6 kgngày, mỗi kg bình quân 40.000 đồng và từ năm 3 trở đi thu hoạch càng cao hơn. Vì vậy, tuy là cây trồng mới nhưng việc trồng cây măng tây đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Hiện nay với nhu cầu phát triển cây măng tây ở Ninh Thuận và một số tỉnh khác như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam nên việc nghiên cứu tìm ra những giống măng tây có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với dịch hại cần phải đặt ra. Từ những vấn đề trên nên tôi thực hiện đề tài: “Khảo nghiệm một số giống măng tây tại Ninh Thuận.” Với mục đích tìm ra được giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện cuộc sống cho người nông dân. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tính thích nghi, khả năng cho năng suất của các giống măng tây tại 2 Ninh Thuận. - Chọn lọc được một số giống măng tây có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái tại Ninh Thuận 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 10 giống măng tây của công ty Bejo và 1 giống đối chứng, danh sách cụ thể như sau: TT Tên giống TT Tên giống TT 1 Apolo F1 5 Amadeus F1 9 Mary Washington F1 2 Jersey Knight F1 6 Botron F1 10 Atlat F1 3 Grunspargel F1 7 Deluxe F1 11 UC800 (đc) 4 Bleichspargel Ruhm 8 Matha Washington F1 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Địa điểm: tại Nha Hố - Ninh Thuận + Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông xuân 2019. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong học tập vào trong thực tiễn đời sống. - Tăng cường năng lực nghiên cứu cho sinh viên - Các kết quả của đề tài sẽ cùng cấp dẫn liệu khoa học trong việc đề xuất các giống măng tây đưa ra sản xuất. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài ứng dụng vào sản xuất làm tăng năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 3 PHẦN NỘI DUNG CHƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc và phân loại cây măng tây 1.1.1. Nguồn gốc cây măng tây Cây măng tây (Asparagus), có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu (từ miề n bắc Tây Ban Nha tới phía bắc Ai-Len, Anh và phía tây bắc nước Đức nên chúng ta quen gọi là cây măng tây để phân biệt với măng ta (măng tre) và đã được trồng ở Aswan (Ai Cập) khoảng 20.000 năm trước đây. Người ta đã dùng măng tây như mộ t loại rau và thuốc men, do hương vị tinh tế và nhiều dược tính có lợi của nó, được sử dụng trên một vùng của Ai Cập có niên đại 3000 năm trước Công nguyên. Ở thời cổ đại, nó được biết đến ở Syria và ở Tây Ban Nha (Pam và Brunning, 2010). Theo Wade (2001), cây măng tây được Alexxander phát hiện vào khoảng 300 năm trước Công nguyên có nguồn gốc từ vùng Trung Đông và đem về trồng đầu tiên ở Hy Lạp, sau đó được trồng ở Roma. Theo Boswell, Surtevant và Vavilov thì nguồn gốc của măng tây là Địa Trung Hải và Tiểu Á (Palaniswami và Peter, 2008). Đầu tiên, măng tây chỉ được biết với tính năng như một loại thảo dược dùng làm thuốc để chữa các bệnh về tim, phù thũng, đau răng. Sau đó, cũng chính người Hy Lạp đã sử dụng măng tây như một loại rau cao cấp vào những năm 200 trước Công nguyên. Ở Việt Nam măng tây du nhập vào những năm 1970, được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. 1.1.2. Phân loại cây măng tây Bộ măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ mà hiện nay đưa vào trong bộ Asparagales đã từng được đưa vào trong Bộ Loa Kèn (Liliales), và một số chi trong đó thậm chí còn được đưa vào trong họ Loa Kèn (Liliaceae). Một số hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác nhau, bao gồm các bộ Phong Lan (Orchidales) và bộ Diên Vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchiadales và Iridales vào trong bộ Apararagales. Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây) (Wikipedia, 2012). Theo Mai Thị Phương Anh (2001), một loài măng tây (có thể là Asparagus officinalis altilis nhưng có khả năng nhiều hơn là A.martimus) đã được trồng trong 4 vườn rau của người La Mã. Từ các loài măng tây hoang dại chỉ có A.officinalis là loài trồng trọt cho rau xanh. Loài A.Springeri là loài có tính chống chịu cao với nấm Fusarium spp. nhưng không lai được với A.officinalis. Hầu hết các giống được trồng hiện nay là các giống thuộc loài A.Officinalis với một số đặc điểm hình thái học khác nhau kể cả tính thích ứng với từng địa phương. 1.2. Đặc điểm thực vật học và đặc điểm sinh thái học của cây măng tây 1.2.1. Đặc điểm thực vật học Măng tây là cây dạng bụi, thân thảo, lá kim. Cây có hoa đơn tính màu vàng, quả màu đỏ, vỏ hạt cứng, thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới. Hạt măng tây có thể nẩy mầm ở 200C, dưới 150C hạt không nảy mầm. Theo Bailey thì măng tây là một chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo lưu niên có thân gỗ leo, mềm, được trồng hầu như cho mục đích lấy cành lá làm cây cảnh. Cây cao khoảng 1,3 - 3,8 mét, có thể sống từ 15 - 20 năm, khi cây mọc cao thân ngã màu xanh và phân cành nhiều (Trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 2001). Lá măng tây thuộc loại lá không phát triển, thoát nước ít nên có khả năng chịu hạn, rễ chính rất ngắn và chết ngay sau khi hạt nẩy mầm, chỉ có rễ trụ đứng thẳng, các rễ khác mọc ngang tạo thành một hệ chùm rễ. Măng được hình thành gần rễ tr ụ, đây là nơi tập trung chất dinh dưỡng khi cây còn non. Trước khi nhú khỏi m ặt đất, măng có màu trắng, mềm, khi mọc cao khỏi mặt đất chúng ngả màu xanh và phát sinh cành có thể dài tới 2 m. (Nguyễn Thị Sao, 2008). Măng tây là cây đơn tính biệt chu, nhị hoa đực và nhị hoa cái không hoàn chỉ nh, chỉ có một số ít trong số các hoa đậu quả được. Các hoa cái có dấu tích của nhị đực nhưng không có khả năng sinh hạt phấn. Hoa măng tây được sinh ra trên các cành mới, và đạt được độ thành thục trước khi cành mang hoa thành thục. Các cây hoa đực thườ ng cho nhiều măng, sống lâu hơn và sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoả ng 25 nhưng chất lượng măng kém hơn. Quả măng tây thuộc loại quả m ọng, đường kính trung bình từ 8 - 9 mm, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 2 hạt, khi chín quả có màu đỏ, hạt có màu đen, vỏ rất cứng đường kính trung bình 1 - 3 mm, 40 - 60 hạtg (Nguyễn Thị Sao, 2008). Cây thường cho măng theo đợt, đợt đầu tiên thu măng khi cây trồng đượ c khoảng 6 tháng tuổi cao khoảng 1 - 1,5 m thì tiến hành bấm ngọn để hạn chế chiều cao và bắt đầu thu măng, chủ yếu là thu bói và cắt bỏ các thân già, yếu hoặ c bị bệnh. Trong năm đầu mỗi đợt thu hoạch kéo dài 2 - 3 tuần. Sau đó nghĩ dưỡng cây chuẩn bị cho đợt thu hoạch tiếp theo, thời gian nghỉ từ 25 - 40 ngày tùy thuộc 5 vào tình trạng cây mẹ. Sang năm thứ hai mỗi đợt thu hoạch kéo dài 4 - 6 tuần. Năm thứ 3 thời gian thu hoạch mỗi đợt từ 6 - 8 tuần hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào cây mẹ. Măng được thu hoạch trong nhiều năm (8 - 10 năm) nhưng sản lượng lớ n thường tập trung ở các năm thứ 3 - thứ 5. Sang năm thứ 7 - 8, khi năng suất và chất lượng giảm thì cần phá đi để trồng mới. Các cây hoa đực hình thành rất nhiều mầm và sống lâu hơn, cho sản lượng măng cao hơn cây hoa cái khoảng 25 nhưng chất lượng kém hơn. 1.2.2. Đặc điểm sinh thái học của cây măng tây Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây nảy mầm là khoảng 25 - 300C. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây măng tây là 18,3 - 29,50C, ngoài ngưỡng nhiệt độ này sẽ ức chế cây sinh trưởng. Măng tây có thể chịu được lạnh nhưng dưới 100C cây ngừng phát triển, thích hợp với những vùng có cường độ sáng mạnh, là cây ưa ẩm có độ ẩm thường xuyên đạt từ 80 - 85 sẽ kích thích măng tây ra nhiều chồi non mềm ngọt, nhưng độ ẩm không khí cao sẽ làm cây mềm yếu dễ nhiễm bệnh. Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, pH thích hợp từ 6,5 - 7,5 hoặc trung tính (Mai Thị Phương Anh, 2001). Măng tây được trồng ở cả vùng đồng bằng và vùng núi, thích hợp nhất là ở độ cao 600 - 900m so với mực nước biển. Ngoài ra, măng tây còn có khả năng chịu mặn và sương gió, những vùng có độ mặn tương đối cao cây vẫn giữ được năng suất. 1.3. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất măng tây trên thế giới Măng tây (Asparagus officinalis) có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu. Theo Vaughan và công sự (1997), măng tây ít phổ biến vào thời Trung cổ nhưng đã được trồng lại vào thế kỷ 16. Vua Louis XIV đã xây một nhà kính đặc biệt để trồng măng tây (Zeldes, 2010). Ở phương Tây nói chung và ở Châu Âu nói riêng, do điề u kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt, cây măng tây phải trồng 3 năm mới có thể cho thu hoạch và mỗi năm họ chỉ thu hoạch được sản phẩm trong một thời gian rấ t ngắn khoảng 3 tháng. Còn từ mùa thu đến mùa đông họ phải nghỉ thu hoạch vì cây ngủ đông không phát triển và không cho măng, đến mùa xuân họ mới b ắt đầu chăm sóc cây. Măng tây là một sản phẩm được trồng và tiêu thụ rộng rãi. Các nước tiêu thụ chủ yếu là Mỹ, Đức và Tây Ban Nha. Tiêu thụ ở Trung Quốc đang tăng nhanh. Sản xuất và 6 tiêu thụ măng tây ít phát triển ở châu Phi. Việc trồng trọt chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ ở Ma- rốc và Nam Phi. Theo báo cáo của Limgroup, đến tháng 01 năm 2016 diện tích trồng măng tây ở Trung Quốc (khoảng 70.000 ha), Peru (khoảng 25.000 ha), Đức (khoảng 22.000 ha) và Mexico (khoảng 16.000 ha). Trong bốn quốc gia đã đề cập trên thì khu vực Mexico đang phát triển nhanh nhất. Trọng tâm của việc sản xuất là chủ yếu bán hàng sang Mỹ . Tại Hoa Kỳ, khu vực này đã giảm gần 65 trong 12 năm qua. Một trong những lý do là thỏa thuận NAFTA, trong đó thuế nhập khẩu đối với măng tây Mexico giảm từ 25 xuống còn 0. Cũng theo báo cáo của Limgroup (012016) tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây ở Châu Âu khá ổn định. Đức là nước có diện tích trồng măng tây lớn nhất C hâu Âu và gần như 80 sản phẩm măng tây trắng của nước này được độc quyền tiêu thụ trong nước. Nước có diện tích trồng nhanh nhất là Anh. Ở đây chỉ trồng măng tây xanh và diện tích này đã tăng khoảng 50 lên khoảng 2.000 ha trong 10 năm trở lại đây. Mức độ tiêu thụ măng tây ở Anh cũng tăng nhanh như diện tích trồng vì vậy nước này vẫn còn nhu cầu nhập khẩu măng tây trong suốt vụ thu hoạch. 1.3.2. Tình hình sản xuất măng tây ở Việt Nam Cây măng tây đã được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức người Pháp, nhưng ngày đó do không tìm được thị trường nên cây măng tây không thể phát triển được. Thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây để lấy rau măng tây tươi như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo L ộc (Lâm Đồng), Bà Điểm (Hóc Môn),… Nhưng ngày đó diện tích trồng rất ít và do không tìm được thị trường tiêu thụ nên cây không có điều kiện để phát triển (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 2001). Đến năm 1988 một Việt kiều Đức đã mang 500g hạt giống măng tây về trồng thử ở Đà Lạt, khi đó cây măng tây được sử dụng với giá trị như là hoa cắt cành khi cây vừa 2 - 2,5 tháng tuổi, từ đó hình thành nên một thị trường tr ồng cây măng tây để cắt lá kiểng trang trí. Mãi đến năm 2005, cây măng tây mới thực sự có mặt trở lại ở Việt Nam đúng với giá trị thật của nó (Benson và Lê Hồng Triề u, 2009). Trên 1.000 m2 trồng măng tây mỗi ngày nông dân có thể thu hoạch từ 5 - 15 kg măng (bình quân 10 kgngày1.000 m2). Giá tăng tây tươi hiện nay là 60.000 - 90.000 7 đồngkg (loại 1) và 35.000 - 50.000 đồngkg (loại 2). Như vậy, sau khi trừ m ọi chi phí, người trồng măng tây xanh thực lãi từ 100 đến 200 triệuha Hiện nay, măng tây tiêu thụ trong nước chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan và Úc về bán ở các siêu thị lớn tại Tp. Hồ Chí Minh với giá 130.000 - 150.000 đồngkg. Tháng 92010, kim ngạch nhập khẩu măng tây là 4,6 nghìn USD, giảm 63,7 so cùng kỳ năm 2009 (thông tin giá thị trường Tp. HCM, 10 - 2010) 1.3.3. Tình hình sản xuất măng tây ở Ninh Thuận Tháng 4 - 2009, anh Nguyễn Văn Trinh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuy ến nông phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã liên hệ với Công ty Việ t Hoa Mỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh (nơi cung ứng giống và chuyển giao kỹ thuật tr ồng cây măng tây xanh) để tìm hiểu thêm về giống cây trồng mới này và mời chuyên gia của công ty ra hướng dẫn kỹ thuật trồng măng tây xanh. Cây măng tây xanh do công ty Việ t Hoa Mỹ chuyển giao giống cho nông dân Ninh Thuận trồng thử nghiệm có năng suất từ 25 đến 30 tấnha và năng suất sẽ tăng theo từng năm nếu canh tác đúng quy trình kỹ thuật. Với giá thu mua hiện nay là 50 ngànkg thì sau khi trừ mọi chi phí, người trồng măng tây xanh thực lãi từ 100 đến 200 triệuha. Công ty Việt Hoa Mỹ tổ chức ngay tạ i hội trường của UBND phường Văn Hải với sự tham gia của hơn 50 thành viên trong CLB khuyến nông phường. Qua hội thảo này, thấy được lợi ích về mặt kinh tế mà loại cây trồng mới này có thể đem lại, 15 hộ nông dân đã tham gia đăng ký trồng thử nghiệm trên diện tích 1,5ha. Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, ít mưa và nằm trong vùng khô hạn, phù hợp cho một số loại cây trồng phát triển, trong đó có cây măng tây xanh hiện đang được phát triển trồng phổ biến tại nhiều địa phương ở tỉnh ta như: phường Văn Hả i (TP. Phan Rang-Tháp Chàm), xã An Hải, Phước Hải, TT Phước Dân (huyện Ninh Phước),... Đây là cây trồng đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho người nông dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ măng tây xanh: - Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận (địa chỉ tại Phường Văn Hải): diện tích sản xuất măng tây (2ha) bên cạnh đó Công ty thu mua măng tươi từ các hộ trên địa bàn. Công ty đã xây dựng và phát triển thị trường trà túi lọc từ cây măng tây, thị trường đang phát triển rất tốt. Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ đang xúc tiến hỗ trợ cho Doanh nghiệp kết nối với Viện Công nghệ sinh học và thực hiện nghiên cứu 8 triển khai thực nghiệm 01 số quy trình đa dạng hóa sản phẩm từ măng tây: nước giải khát măng tây, trà măng tây, bột măng tây và mặt nạ trang điểm măng tây. - Hợp tác xã rau an toàn Văn Hải (địa chỉ tại Phường Văn Hải): diện tích sản xuất 2ha, HTX kinh doanh rau an toàn trong đó có sản phẩm tăng tây xanh. - Câu lạc bộ khởi nghiệp Ninh Thuận (thôn An Xuân, xã Xuân Hải huyện Ninh Hải): diện tích canh tác 8 ha. Bình quân sản lượng tiêu thụ vào thị trường TPHCM 300 kgngày với giá tại vườn là 45.000 đồngkg. Hiện nay, Câu lạc bộ thông qua kết nối của Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp - BSA, định kỳ 2 lầntháng tham gia giới thiệu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh tại phiên chợ nông phẩm sạch - phiên chợ xanh tại số 163 Pastuer, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Thanh Hưng - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, Báo cáo tổng quan về cây măng tây xanh, ngày 1782016). 1.4. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới Măng tây là một loại rau nổi tiếng và được trồng phổ biến không chỉ ở Châu Âu, mà còn ở các vùng khác trên thế giới. Các nghiên cứu về sự phù hợp của các giống măng tây trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới đã được tiến hành tại International Asparagus Cultivar Trial trong hơn 30 năm (Nichols, 1997), (Benson, 2002), (Jinsong, 2002) và (González, 2012). Tuy nhiên, hiện nay nguồn giống tăng tây trên thế giới tương đối đa dạng do đó việc đánh giá năng suất của các giống có nguồn gốc khác nhau ở mỗi nước là công việc hết sức cần thiết. Năm 1996, Krarup, A. đã tiến hành trồng thử 28 giống măng tây vào tháng 8 năm 1988, tại Valdivia, Chi- lê, để so sánh năng suất của chúng với các giống địa phương. Kết quả cho thấy, tổng sản lượng thu hoạch trong 3 vụ thu hoạch đầu tiên dao động từ 5,7 đến 16,9 tấnha. Các giống có năng suất cao trong tốp đầu là Junon, Cito, Aneto, Larac, Jersey Giant. Các giống có năng suất thấp nhất là Brock''''s Imperia, Argenteuil và Del Monte 361. Sản lượng hàng năm và phân bố kích thước măng từ giai đoạn thu hoạch năm thứ ba cho thấy, giống Junon cho năng suất cao nhất và kích thước măng lớn nhất, cả về trọng lượng và phần trăm sản lượng. Còn các giống Lucullus 310, Cito, Sch.Heisterschusse và Lucullus 234 cho số lượng măng nhiều nhất. Cueto, G.G. và D.J. Lesnick (1999) khi đánh giá khả năng thích ứng và năng 9 suất của 7 giống măng tây tại Polomolok, South Cotabato, Philippines trong 2 năm 1995 và 1996. Trong đó, gồm 6 giống là Jersey Giant, Knight Knight, Apollo, Atlas, Grande và Viola và giống UC-157 là giống thương mại. Kết quả đánh giá cho thấy, giống Atlas có năng suất măng cao nhất (11,289 kgha) so với các giống còn lại. Tiếp theo là các giống Viola (10.504 kgha), Grande (9.803 kgha), Apollo (7.816 kgha), UC 157 (7.649 kgha), Jersey Giant (5.812 kgHa) và thấp nhất là giống Knight Jersey (5.645 kgha). Mặt khác, chất lượng của măng có ảnh hưởng đến năng suất thương phẩm của măng, nghĩa là mặc dù giống Giant Jersey có trọng lượng cây măng lớn nhất nhưng năng suất thương phẩm lại thấp nhất. Trong khi đó, giống Atlas vừa có năng suất cao và vừa có tỉ lệ thương phẩm cao. Từ đó, ông đề xuất sử dụng giống Atlas để trồng măng tây thương phẩm tại Polomolok, South Cotabato và Philippines. Cũng năm 1999, Mullen, R.J. và công sự đã tiến hành thu thập dữ liệu về năng suất măng, số măng và trọng lượng trung bình của măng từ 2 thử nghiệm ở thung lũng Bắc San Joaquin của California qua 4 vụ thu hoạch. Các dòng thử nghiệm gồm: 13 dòng măng tây của Đại học California tại Riverside và Đại học Rutgers; 01 giống của nhà tạo giống tư nhân. Thử nghiệm được tiến hành tại 02 trang trại là Solari (Clements, California) và Speckman Farms (Roberts Island phía tây Stockton, California) từ năm 1994 - 1997. Tại nông tại Solari, năng suất thương phẩm của loại măng có kích thước 23 cm đạt cao nhất là dòng F189 x HS104 (4.620 kgha), tiếp đến là các dòng F608 x M138 (4.520 kgha), Apollo (4.510 kgha) và Jersey Giant (4.282 kgha). Trọng lượng măng trung bình của các dòng măng tây lớn nhất dao động từ dòng Jersey Giant (21,4 g) đến dòng F189 x HS104 (26,5 g). Chất lượng măng tốt nhất là các dòng F189 x HS104, F609 x M138, UC 157F1 và F597 x M138. Tại nông trại Speckman, sản lượng măng cao nhất là các dònggiống Greenwich (5.012 kgha), F609 x M138 (4.165 kgha), F597 x M138 (3.459 kgha), Ida Lea (3.412 kgha ) và Apollo (3.406 kgha). Chất lượng măng đạt cao nhất là các dònggiống F609 x M138, F597 x M138, UC 157F1, Apollo và RF110 x M138. Trọng lượng măng trung bình của các giống hàng đầu dao động từ dònggiống F597 x M138 (22,1 g) đến dònggiống F189 x HS185 (29,8 g). M.I. González và A. del Pozo (2002) đã tiến hành 02 thí nghiệm trồng thử các giống măng tây khác nhau trên đất núi lửa ở vùng biển khí hậu Địa Trung Hải trong 3 năm. Thí nghiệm 1, gồm 06 giống Đức và 04 giống ở California - Mỹ. Thí nghiệm 2, gồm 09 giống Jersey và 02 giống California - Mỹ. Số lượng, trọng lượng và đường 10 kính của măng của 2 thí nghiệm được thu hoạch hàng ngày khi măng dài 18 cm. Kết quả cho thấy, ở thí nghiệm 1 năng suất măng thương phẩm thu được từ các giống California cao hơn so với các giống Đức trừ giống Vulkan. Trong số các giống California thì giống Atlas có số măng và năng suất măng thương phẩm cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ măng có đường kính nhỏ (7 - 17 mm) dùng cho xuất khẩu lại chiếm tỷ lệ thấp, tương tự đối với các giống Apollo và Grande. Các giống Đức có tỷ lệ măng đường kính nhỏ (7 - 17 mm) tuy cao nhưng do năng suất thấp hơn các giống California nên sản lượng xuất khẩu của chúng thấp. Ở thí nghiệm 2, sản lượng luỹ kế tích lũy cao nhất đạt được ở các giống Jersey Knight, Jersey Supreme và UC- 157, tuy nhiên các giống Jersey Knight và Jersey Supreme cho tỷ lệ phần trăm kích thước măng từ 7 - 17 mm thấp. Năng suất thương phẩm của giống UC-157 cao hơn UC- 157 F2. Trong số các giống khác của Jersey, thì giống J. Jewel có tỉ lệ kích thước măng từ 7 - 17 mm lớn nhất (gần 90), tuy nhiên năng suất thương phẩm của giống này thấp hơn giá trị trung bình. Marijana Jakše and Nina Kacjan Maršic (2005) tiến hành thử nghiệm 5 giống măng tây trắng gồm Boonlim, Cipres, Dariana, Franklim và Steline tại 4 địa điểm ở Slovenia là Celje, Logarovci, Nova Gorica và Novo mesto. Thí nghiệm được tiến hành trong 7 năm trong điều kiện trồng phủ luống bằng màng PE màu đen và không phủ màng. Kết quả cho thấy, giống Steline (3,44 tấnha) cho năng suất trung bình thấp nhất và giống Boonlim (6,78 tấnha) cho năng suất cao nhất ở Logarovci và Nova Gorica. Ở Novo mesto không có sự khác biệt đáng kể giữa các giống đem trồng. Còn ở Celje các giống như Franklim, Cipres và Dariana cho hiệu quả tốt hơn. Giống Franklim cho số lượng măng trung bình cao nhất, nhưng trọng lượng măng tốt nhất là giống Boonlim (46,24g) và thấp nhất là giống Steline (32,03g). Năm 2007, María Inés González A. tiến hành trồng thử nghiệm trồng 03 giống măng tây Atlas, Grande và Apollo gieo từ hạt và 06 giống măng tây Jersey Giant, Jersey Gem, Jersey General, Jersey King, Jersey Knight và Jersey Supreme trồng từ cây ghép của trang trại măng tây Jersey (New Jersey), các giống đối chứng là UC-157 F1 và F2 trên đất núi lửa ở Chillán. Măng được thu hoạch khi có chiều dài 18cm. Kết quả cho thấy, năng suất thương phẩm thu hoạch được cao nhất là giống Jersey Supreme (43 Mgha trong 5 năm) và thấp nhất là giống Apollo (17,8 Mgha). Năng suất của 02 giống đối chứng UC-157 F1 (24,9 Mgha) và F2 (24,3 Mgha) tương 11 đương nhau (P ≤ 0,05) và tương đương với các giống Jersey khác, nhưng cao hơn giống Apollo. L. Kmitiene, A. Zebrauskiene và A. Kmitas (2009), khi tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các giống măng tây D''''Argenteuil Primaticcio, Schwetzinger Meisterschub , Eposs, Schneekopf, Rambo và Gartner Saat cùng các giống bố Ravel, Ramos, Ramada, Rally, Ranger và giống Mary Washington (làm đối chứng) ở Lithuania từ năm 2003- 2006. Kết quả cho thấy, các giống bố cho thời gian thu hoạch chậm hơn (trung bình 20- 24 ngày). Năng suất cao nhất vào năm 2004 là các giống bố Ramos và Ranger và năm 2005, sản lượng thu được cao nhất là các giống chuẩn D''''Argenteuil Primaticcio, Schwetzinger Meisterschub và Eposs. Năng suất măng thu được cao nhất của các giống là vào năm 2006, các giống có năng suất cao nhất các giống chuẩn Schwetzinger Meistersschub, Rambo và các giống bố Ravel, Ramos. Theo kết quả trung bình, các giống năng suất cao nhất trong nhóm các giống tiêu chuẩn là giống Schwetzinger Meisterschub, Eposs và trong nhóm các giống bố là Ravel, Ramos và Ranger. Zhu Q.J. et al (2013) tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi của 28 giống xăng tây xanh trong điều kiện khí hậu ở Ba Lan để lựa chọn ra các giống thích hợp nhất trồng ở Ba Lan. Trên cơ sở kết quả về năng suất và chất lượng của các giống, ông có kết luận, các giống thích hợp nhất để phát triển trong điều kiện khí hậu ở Ba Lan là các giống Gynlim, Hannibal, Ravel và Grolim. Năm 2014, Mikołaj Knaflewski và cộng sự đã tiến hành đánh giá sản lượng măng tây xanh của 16 giống có nguồn gốc từ 06 quốc gia khác nhau từ năm 2011- 2013. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt đáng kể về tổng sản lượng, năng suất thương phẩm và năng suất thu hoạch lần đầu giữa các giống thử nghiệm. Chất lượng thu hoạch của măng cũng khác nhau đáng kể. Trung bình, sản lượng tổng cộng và năng suất thương phẩm thu hoạch được cao nhất trong 3 năm là các giống của Hà Lan như Gijnlim và Cumulus và giống Đức như Mondeo. Năng suất thấp nhất là các giống New Zealand như Pacific Challenger và Pacific 2000. Trọng lượng măng thương phẩm trung bình lớn nhất là giống Cumulus, trong khi đó trọng lượng nhỏ nhất là các giống Pacific 2000, H666 và NJ 953. Các giống Gijnlim, Cumulus và Mondeo cho năng suất thu hoạch sớm nhất, trong khi giống Pacific 2000 và Pacific Challenger cho năng suất thu hoạch muộn nhất. 12 1.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cây măng tây trong nước Giống măng tây bắt đầu du nhập vào nước ta từ năm 1988, khi một Việt kiều ở Ðức đã mang 500 gr giống cây măng tây xanh Mary Washington (F1) của Hoa Kỳ về trồng ở Ðà Lạt. Nhưng khi cây măng tây xanh vừa được 2 - 3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành, dự án bị thấ t bại. Giống măng tây nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây có nguồn giống F1 đầu dòng và F2 lai tạo từ dòng F1, phổ biến thấy có các thương hiệu sau: Mary Washington, UC-157, Grande, Atlas, Jersey, Apollo,... Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn giống khác là hàng xách tay từ thân nhân ở nước ngoài, không rõ xuất xứ và đời giống. Quá trình trồng thử nghiệm vài năm qua ở nước ta cho thấy cây măng tây có thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, chất lượng măng khá cao: Năm thứ 2 đạt 15- 20 tấnha; năm thứ 3 đạt 20-25 tấnha; năm thứ 4 có thể đạt 25-30 tấnha, tùy theo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cây của người trồng. Năm 2005 cây măng tây xanh lại được Trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cẩm Hoa phối hợp tổ chức đưa về trồng thí điểm 4 hecta t ại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Sau 3 năm trồng, kết quả cho thấy cây măng tây xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất xám Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, có triể n vọng mở ra thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước. Hiện nay nhiều vùng như: Bến Lức, Đức Hoà (Long An); Long Thành (Đồng Nai); Sông Xoài, Châu Pha, Suối Rao, Bưng Riền (Bà Rịa Vũng Tàu), Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Chơn Thành, Bình Long, Lộc Nin (Bình Phước), Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, Vĩnh Hậu (Bạc Liêu), Sóc Trăng, Vĩnh Long (Bến Tre), Đắc Nông, Đăc Lăk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh...đã trồng được cây măng tây lấy rau tiêu dùng trong nước. Mặc dù cây măng tây đã được trồng nhiều nơi trong nước, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu chọn giống nào được triển khai mà chỉ dừng lại ở mức mô hình trồng thử nghiệm. Vì vậy, công tác nghiên cứu chọn giống măng tây có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện từng địa phương trong nước là rất cần thiết. 13 1.4.3.Tình hình nghiên cứu chọn giống măng tây tại Ninh Thuận Cây măng tây là một đối tượng cây trồng mới đối với tỉnh Ninh Thuận và được biết đến từ năm 2009. Mặc dù giống măng tây được trồng tại Ninh Thu ận tương đối phong phú, tuy nhiên tương tự như các địa phương khác trong nước, đến nay Ninh Thu ận cũng chưa có các kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống măng tây nào để chọn ra giống măng tây phù hợ p nhất cho điều kiện sinh thái tỉnh Ninh Thuận. 1.5. Điều kiện thời tiết tại Ninh Thuận Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 27oC, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 – 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 700 – 800 mmnăm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao ở vùng núi. Độ ẩm 75 – 77. Năng lượng bức xạ lớn, khoảng 160 kcalcm2năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.0000C. Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 13 mức bình quân cả nước. Đặc điểm khí hậu Ninh Thuận gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng vật nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như: nho, mía, thuốc lá, hành, tỏi, bò, dê… Điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân 2018 – 2019 được thể hiện ở bảng 2.6. Bảng 2.6 Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2018-2019 tại Ninh Thuận Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm trung bình () Tổng lƣợng bốc hơi (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lƣợng mƣa Ttb Tx Tn Lƣợng mƣa (mm) Số ngày mƣa 1 25.2 31.5 17.7 75 157.2 181 98.4 09 2 24.1 31.2 18.4 75 143.6 165 15.5 05 3 26,4 33,5 21,2 75 187 293 16.7 1 4 28.8 37.4 23.8 79 141.5 271 15.3 1 (Nguồn: Số liệu tại Trung tâm khí tượng – Thủy văn Ninh Thuận) Thời tiết Ninh Thuận khá khắc nghi ệt, tháng 1 có lượng mưa thấp, các tháng 2, 3, 4 lượng mưa không đáng kể, ẩm độ thấp và nền nhiệt độ cao nên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng. 14 CHƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống măng tây thí nghiệm: Gồm 11 giống TT Tên giống TT Tên giống TT 1 Apolo F1 5 Amadeus F1 9 Mary Washington F1 2 Jersey Knight F1 6 Botron F1 10 Atlat F1 3 Grunspargel F1 7 Deluxe F1 11 UC800 (đc) 4 Bleichspargel Ruhm 8 Matha Washington F1 2.2. Nội dung nghiên cứu - Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia thí nghiệm - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống - Đánh giá chất lượng các giống măng tây - Tình hình sâu bệnh hại trên các giống 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Chú thích : sơ đồ bố trí thí nghiệm: LN : lần nhắc Số thứ tự các giống theo công thức từ 1-11 1 Apolo F1 5 Amadeus F1 9 Mary Washington F1 2 Jersey Knight F1 6 Botron F1 10 Atlat F1 BẢO VỆ BẢO VỆ LN I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 BẢO VỆLN II 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 3 LN III 8 9 10 11 1 2 3 4 5 6 7 BẢO VỆ 15 3 Grunspargel F1 7 Deluxe F1 11 UC800 (đc) 4 Bleichspargel Ruhm 8 Matha Washington F1 Các công thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD lặp lại 3 lần. - Diện tích mỗi ô (4 hàng x 6m x 1,2m): = 28,8 m2. - Diện tích thực gieo (33 ô x 28,8 m2): = 950,2 m2. - Diện tích đường băng (4 đường băng x 52,8 m2đường băng = 211,2 m2 - Tổng diện tích thí nghiệm: = 1.161,4 m2 2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu và điều tra sâu bệnh hại 2.4.3.1. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm  Các chỉ tiêu sinh trưởng: - Tốc độ tăng trưởng chồi (chồicây): tiến hành theo dõi 10 câyô với định kỳ 15 ngàylần5 tháng từ khi trồng về tốc độ tăng trưởng chồi của các giống. - Thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch l ứa măng tơ (ngày): tiến hành theo dõi 10 câyô. Khi có 70 số cây được thu hoạch - Chiều cao cây tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ (cm): theo dõi 10 câyô, đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây - Đường kính thân tại giai đoạn thu hoạch l ứa măng tơ (mm): theo dõi 10 câyô, đo đường kính thân tại vị trí cách 2 cm so vơi mặt đất.  Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: - Sản lượng măng thu hoạchngàydiện tích ô (kg): tính tổng sản lượng măng mỗi ngày thu hoạch trên từ ô. - Số lượng măng trung bìnhcây: theo dõi số lượng măng 10 câyô. Tính toán số lượng măng trung bìnhcây. - Chiều dài măng trung bình (cm): đo chiều dài ngẫu nhiên của 10 măngô. Tính chiều dài măng trung bình - Đường kính măng (mm): đo đường kính của măng cách vị trí cắt thu hoạch 2 cm. - Trọng lượng măng trung bình (g): cân trọng lượng 15 măngô. Tính trọng lượng trung bình của mỗi măng. - Năng suất măng sau mỗi chu kỳ thu hoạch (tấnha): tổng năng suất thu củ a từng giống sau mỗi chu kỳ thu hoạch được chuyển thành năng suấtha. 16  Chất lượng măng: - Tỷ lệ măng loại 1 (): tổng kh ối lượng măng loại 1 (măng có đường kính thân măng cỡ > 10 - 30 mm, dài 25 cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người)tổng khối lượng măng thu hoạch x 100 - Tỷ lệ măng loại 2 (): tổng kh ối lượng măng loại 2 (măng có đường kính thân măng cỡ 5 - 10 mm, dài 22 cm, thân thẳng không cong vẹo, không sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn rau an toàn cho người)tổng khối lượng măng thu hoạch x 100. 2.4.3.2. Tình hình sâu bệnh hại - Tiến hành điều tra, theo dõi các loại sâu bệnh hại chính vào các thời kỳ sâu bệnh hại chính xuất hiện phổ biến trong ngoài đồng ruộng. Điều tra theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm 2 câyô thí nghiệm - Đối với sâu hại tính mật độ sâu (conm2) - Mật độ sâu (con m2 ) = Tổng số sâu Tổng số m2 điều tra - Đối với bệnh hại tính tỷ lệ bệnh () và chỉ số bệnh () Tỷ lệ cây bị bệnh () = Tổng số cây bị bệnh Tổng số cây điều tra x 100 Trong đó: N1 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 1; N3 là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp 3; … Nn là (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) bị bệnh ở cấp n. N là tổng số (lá, dảnh, bẹ, cây, búp, củ, quả…) điều tra. n là cấp bệnh cao nhất (cấp 9). Đối với bệnh chết cây con, bệnh héo vàng, bệnh héo xanh chỉ tính tỷ lệ bệnh 9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1 - Chỉ số bệnh () = x 100 9N Trong đó: n1……n9: Số cây bị bệnh ở cấp tương ứng N : Tổng số cây điều tra Cấp 1: < 14 diện tích cành thân bị hại. Cấp 3: > 14 đến 12 diện tích cành thân bị hại. Cấp 5: > 14 đến 12 diện tích cành thân bị hại. Cấp 7: > 12 đến 34 diện tích cành thân bị hại. 17 Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây, các thân cành nhiễm nặng, một số cây chết. 2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu Số liệu thu thập được xử lý thống kê trên các phần mềmuyên dụng như: MSTATC, Microsoft Excel… 2.5. Quy trình kỹ thuật canh tác và quá trình thực hiện 2.5.1.Thời vụ Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển từ 15-300C, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm: Trong cuối tháng 10 hoac trồng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. 2.5.2. Chuẩn bị đất trồng Cây Măng tây thích hợp các loại đất đỏ, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ, đất có độ tơi xốp, giàu mùn, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, không bị chua phèn, không ngập úng vào mùa mưa, chủ động nước tưới trong mùa khô. Đất cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100 cm, cao 30 cm, phơi nắng 25-30 ngày trước khi trồng. 2.5.3. Mật độ, khoảng cách Hàng cách hàng 120 cm, cây cách cây 45 cm, trồng hàng đơn mật độ 18.500 câyhecta, trồng hàng đôi mật độ 27.000 câyhecta. 2.5.4. Cách trồng 2.5.4.1. Gieo hat vao bau - Lượng hạt giống : 500 gr hạt giốngha (mật độ 18.000 - 20.000 câyha). - Phơi hạt giống ở nắng nhẹ 4 giờ (từ 7h đến 10h30’), hạt giống được ngâm trong nước ấm 520C (2 sôi, 3 lạnh) thời gian 12 giờ, vớt đem ủ trong vải sạch cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu ni lông kích thước 12 x 7 cm có chứa đất sạch, phân hữu cơ và 1 ít tro bếp. Mỗi bầu gieo 1 hạt, hàng ngày tưới vừa đủ ẩm, chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt cho đến khi đủ tiêu chuẩn cây giống (chiều cao cây đạt 30 - 30 cm, thân có 3 - 4 nhánh, khỏe mạnh, không sâu bệnh gây hại) thì đem trồng được. 2.5.4.2. Trồng cây ra đất sản xuất Ở giữa mặt liếp đất trồng đã chuẩn bị sẵn (cao cách mặt đất tự nhiên khoảng 20 - 30 cm), tiến hành cuốc đất thành một rãnh dài hố trồng rộng 50 cm sâu 50 cm, rồi đảo trộn đều đất với 12 - 15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp với 50 kg NPK, 1.000 kg vôi (tính cho 1 ha) để bón lót trong hố trồng. Cẩn thận rạch bỏ bao nilon bầu giống, 18 giữ nguyên bầu giá thể, đặt cây con ngay ngắn vào hố trồng, cây cách cây 45 cm, mặt bầu ngang mặt đất trồng. 2.5.5. Bón phân và chăm sóc 2.5.5.1. Bón phân Lượng phân tính cho 1 ha. - Bón lót: Bón lót 12 - 15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp 1.000 kg vôi nông nghiệp và 50 kg NPK 16-16-8. - Bón thúc: - Lần 1: Sau trồng 15 - 20 ngày bón 80 kg NPK loại 16-16-8- TE có thể sử dụng phân sinh học WEHG, kết hợp làm cỏ, xới xáo vun gốc và tỉa cây chọn giữ lại 4 - 6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi. - Lần 2: Sau khi trồng 35 ngày cây phát triển nhiều thân mới, chọn giữ lại 4-6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ, và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 40-50 cm để thông thoáng gió phòng tránh bệnh hại cho cây. Làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-16-8 - TE. - Lần 3: Sau khi trồng 60 ngày cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 4 - 6 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi, tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá ở phần gốc để thông thoáng, phòng bệnh hại cây. Kết hợp làm cỏ, xới xáo vun gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-8-16 - TE. + Khi lá chuyển sang màu xanh đậm thì chọn giữ lại 2-3 cây mẹ khỏe mạnh, tiến hành cắt hạ bớt ngọn cây măng ở độ cao 1,2 m để kích thích việc trổ măng, kết hợp dưỡng cành lá thật sum xuê để lấy ánh nắng quang hợp nuôi dưỡng cây măng, rồi tỉa bỏ cây già, cây bị sâu bệnh, cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc, làm sạch cỏ non, xới xáo vun đất đậy gốc, bón thúc 100 kg phân NPK 16-16-8 - TE. + Sau cắt hạ bớt ngọn 5-10 ngày, cây bắt đầu trổ măng tơ. Tiến hành thu hoạch cho bằng hết lứa măng tơ này (bất kể đạt hay không đạt chất lượng) để cây măng có chỗ trống chuẩn bị cho ra đời lứa m...

UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG MĂNG TÂY TẠI NINH THUẬN Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM CHI MSSV: 2115012923 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2015-2019 Cán hướng dẫn: ThS Trần Văn Thắng MSCB: Tam Kỳ, tháng 05 năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng tơi, số liệu kết nghiên cứu khóa luận trung thực chưa cơng bố cơng trình khác Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Kim Chi Trong trình học tập thực nghiên cứu đề tài, cố gắng nỗ lực thân, em nhận đƣợc giúp đỡ tận tình lời bảo chân tình từ Viện nghiên cứu Bơng phát triển Nông nghiệp Nha Hố Em xin ghi nhận bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể, cá nhân dành cho em giúp đỡ quý báu Trƣớc tiên, em xin chân thành cảm ơn BGH trƣờng đại học Quảng Nam, thầy khoa Lý – Hóa – Sinh tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn có ý kiến đóng góp quý báu để luận văn em đƣợc hoàn chỉnh Em xin cảm thầy ThS Trần văn Thắng tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em trình thực tập hồn thành khóa luận tốt nghiệp Em xin cảm ơn giúp đỡ tập thể cán Viện Nghiên cứu Bông phát triển Nông nghiệp Nha Hố tạo điều kiện nơi nghiên cứu hoàn thành luận văn Cảm ơn cỗ vũ, động viên giúp đỡ gia đình, ngƣời thân bạn bè suốt trình học tập, thực luận văn Cuối em xin chúc thầy cơ, gia đình bạn mạnh khỏe, gặp nhiều thành công sống Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực Nguyễn Thị Kim Chi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Tiếng Việt Dạng đầy đủ TGST Thời gian sinh trưởng NST Ngày sau trồng TLB Tỷ lệ bệnh CSB Chỉ số bệnh NS Năng suất ĐK Định kì DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1.Tốc độ tăng trưởng chồi cơng thức tham gia thí nghiệm Bảng 3.2 Chiều cao giai đoạn thu hoạch lứa măng tây Bảng 3.3.Thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch lứa măng tơ Bảng 3.4 Đường kính thân giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ Bảng 3.5.Thành phần sâu hại măng tây Bảng 3.6 Mật độ sâu xanh giống măng tây thí nghiệm Bảng 3.7.Thành phần mức độ phổ biến bệnh hại măng tây Bảng 3.8 Diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư qua lần điều tra Bảng 3.9 Diễn biến số bệnh thán thư qua lần điều tra Bảng 3.10 Các yếu tố cấu thành suất suất giống măng tây thí nghiệm DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 3.1 Tốc độ tăng trưởng chồi cơng thức tham gia thí nghiệm Biểu đồ 3.2 Diễn biến mật độ sâu xanh qua lần điều tra Biểu đồ 3.3 Diễn biến tỷ lệ bệnh qua lần điều tra Biểu đồ 3.4 Diễn biến số bệnh qua lần điều tra MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu Ý nghĩa khoa học thực tiễn đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học .2 4.2 Ý nghĩa thực tiễn Bố cục đề tài .2 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Nguồn gốc phân loại măng tây 1.1.1 Nguồn gốc măng tây 1.1.2 Phân loại măng tây 1.2 Đặc điểm thực vật học đặc điểm sinh thái học măng tây 1.2.1 Đặc điểm thực vật học 1.2.2 Đặc điểm sinh thái học măng tây 1.3 Tình hình sản xuất măng tây giới Việt Nam 1.3.1 Tình hình sản xuất măng tây giới 1.3.2 Tình hình sản xuất măng tây Việt Nam .6 1.3.3 Tình hình sản xuất măng tây Ninh Thuận 1.4 Tình hình nghiên cứu giống măng tây giới Việt Nam 1.4.1 Tình hình nghiên cứu giống măng tây giới .8 1.4.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống măng tây nước 12 1.4.3.Tình hình nghiên cứu chọn giống măng tây Ninh Thuận .13 1.5 Điều kiện thời tiết Ninh Thuận .13 CHƢƠNG VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14 2.1 Vật liệu nghiên cứu 14 2.2 Nội dung nghiên cứu 14 2.3 Phương pháp nghiên cứu 14 2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 14 2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 14 2.3.3 Phương pháp theo dõi tiêu điều tra sâu bệnh hại .15 2.4.4 Phương pháp xử lí số liệu 17 2.5 Quy trình kỹ thuật canh tác trình thực 17 2.5.1.Thời vụ 17 2.5.2 Chuẩn bị đất trồng .17 2.5.3 Mật độ, khoảng cách 17 2.5.4 Cách trồng 17 2.5.5 Bón phân chăm sóc 18 2.5.6 Tưới nước 18 2.5.7 Làm cỏ 19 2.5.8 Cắm cọc, giăng dây chống đổ ngả 19 2.5.9 Cắt hạ bớt để kích thích việc trổ măng 19 2.5.10 Phòng trừ sâu bệnh 20 2.5.11 Thu hoạch, phân loại bảo quản 20 CHƢƠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 3.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển giống thí nghiệm 21 3.1.1 Động thái tăng trưởng chồi măng tây cơng thức thí nghiệm 21 3.1.2.Chiều cao giai đoạn thu hoạch lứa măng tây 22 3.1.3.Thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch lứa măng tơ 23 3.1.4 Đường kính thân giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ 24 3.2 Tình hình sâu bệnh hại .24 3.2.1 Thành phần mức độ phổ biến sâu hại 24 3.2.2 Diễn biến mật độ sâu xanh giống măng tây thí nghiệm 25 3.3 Tình hình bệnh hại măng tây 26 3.3.1 Thành phần mức độ phổ biến bệnh hại măng tây 26 3.3.2 Diễn biến tỉ lệ bệnh số bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) giống măng tây 27 3.4 Các yếu tố cấu thành suất suất giống thí nghiệm 30 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33 Kết luận 33 Kiến nghị .33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC PL1 Phụ lục hình ảnh thí nghiệm PL1 Phụ lục xử lí thống kê PL5 PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ Asparagaceae loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm 83% nước 17% chất khơ; có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 0,6% chất xơ celluloze chất khoáng Mg, K, Ca, Zn, Ngồi giá trị dinh dưỡng, măng tây cịn thuốc chữa bệnh: có tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ đặc biệt giảm lượng cholesteron máu, giúp ổn định huyết áp Trong ẩm thực măng tây loại rau cao cấp Vì lợi ích mà măng tây giới ẩm thực gọi “rau vua” Măng tây thực phẩm cao cấp giàu dinh dưỡng, thị trường ưa chuộng với nhiều mục đích hữu dụng: chồi măng non làm rau thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, cành làm kiểng trang trí hoa cắt cành, rễ, thân, làm dược liệu nước giải khát, phế liệu làm thức ăn gia súc… Cây măng tây đối tượng trồng tỉnh Ninh Thuận trồng thử nghiệm từ năm 2009 Đến nay, diện tích trồng măng tây Ninh Thuận khoảng 100 ha, tập trung xã An Hải huyện Ninh Phước, phường Văn Hải - Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm Cây măng tây sau hai năm trồng bắt đầu cho thu hoạch rộ đầu tư thâm canh khai thác khoảng 10 - 12 năm Từ năm 2, sào (1000 m2) thu hoạch – kg/ngày, kg bình quân 40.000 đồng từ năm trở thu hoạch cao Vì vậy, trồng việc trồng măng tây đem lại hiệu kinh tế cao cho người nông dân Hiện với nhu cầu phát triển măng tây Ninh Thuận số tỉnh khác Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam nên việc nghiên cứu tìm giống măng tây có suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với dịch hại cần phải đặt Từ vấn đề nên thực đề tài: “Khảo nghiệm số giống măng tây Ninh Thuận.” Với mục đích tìm giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái Ninh Thuận, góp phần nâng cao hiệu sản xuất cải thiện sống cho người nông dân Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tính thích nghi, khả cho suất giống măng tây

Ngày đăng: 07/03/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w