Mục tiêu: nghiên cứu triển khai thử nghiệm việc ứng dụng công nghệ thông tin như Hệ thống quản lý dạy học LMS, công cụ dạy học thời gian thực, ứng dụng dạy học sốvào giảng dạy học phần ở
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO
HỌC PHẦN KỸ THUẬT XUNG SỐ
Mã số: T2019-06-146 Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYỄN LINH NAM
Đà Nẵng, 8/2020
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vi
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Giáo dục đại học 4.0 4
1.1.1 Bối cảnh thế giới và trong nước về đổi mới giáo dục đại học 4
1.1.2 Giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 6
1.1.3 Đại dịch COVID-19 và vai trò của phương thức đào tạo trực tuyến 8
1.2 Đào tạo trực tuyến 9
1.2.1 Hệ thống đạo tạo trực tuyến 9
1.2.2 Tình hình đào tạo trực tuyến trên thế giới và tại Việt Nam 10
1.3 Đổi mới đào tạo theo định hướng ứng dụng trong kỹ nguyên số tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật 12
CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ SỐ HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 16
2.1 Hệ thống quản lý học tập LMS 16
2.1.1 Giới thiệu 16
2.1.2 Hướng dẫn sử dụng 17
2.2 Các công cụ dạy học thời gian thực 20
2.2.1 Zoom Cloud Meeting .20
2.2.2 Cisco Webex Meeting 21
2.3 Công cụ biên tập video TechSmith Camtasia 2019 22
2.3.1 Giới thiệu 22
2.3.2 Hướng dẫn sử dụng 23
2.4 Một số ứng dụng hỗ trợ dạy học 25
2.4.1 Kahoot .25
2.4.2 Padlet 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ TRIỂN KHAI 28
3.1 Giới thiệu 28
3.2 Kết quả xây dựng học liệu số cho học phần Kỹ thuật xung số 30
3.3 Kết quả triển khai dạy học trực tuyến 32
Trang 43.3.1 Triển khai giảng dạy trên hệ thống LMS 32
3.3.2 Triển khai dạy học thông qua các công cụ họp trực tuyến 38
3.3.3 Sử dụng các ứng dụng số trong hỗ trợ dạy học 40
3.3.4 Tạo diễn đàn trao đổi học tập qua Facebook 43
3.3.5 Triển khai phương pháp học qua đồ án 44
3.4 Đánh giá kết quả triển khai 46
3.4.1 Kết quả đạt được 46
3.4.2 Thuận lợi và hạn chế khi triển khai 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Những kỹ năng cần thiết của thế kỹ 21 4
Hình 1.2 Giáo dục 4.0 trong bối cảnh cuộc cuộc cách mạng khoa học công nghệ 7
Hình 1.3 Các yếu tố cốt lõi của Giáo dục 4.0 8
Hình 1.4 Mô hình hệ thống e-learning 10
Hình 1.5 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tham gia vào dự án EMVITET 12
Hình 2.1 Hệ thống quản lý học tập LMS của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật 17
Hình 2.2 Nền tảng họp trực tuyến Zoom Cloud Meeting 20
Hình 2.3 Nền tảng họp trực tuyến Cisco Webex Meeting 21
Hình 2.4 Giao diện chính của Camtasia 22
Hình 2.5 Giao diện chính của ứng dụng Kahoot 25
Hình 2.6 Giao diện chính của ứng dụng Padlet 27
Hình 3.1 Học liệu được cung cấp cho sinh viên qua Hệ thống LMS thông qua các thiết bị di động như điện thoại, máy tính 33
Hình 3.2 Sinh viên sử dụng Hệ thống LMS trong quá trình học tập 34
Hình 3.3 Video bài giảng được đăng tải trên Youtube để giảm dung lượng LMS 35
Hình 3.4 Theo dõi hoạt động của sinh viên trong lớp thông qua thông tin tương tác trên Hệ thống LMS 35
Hình 3.5 Theo dõi hoạt động học tập của cá nhân từng sinh viên trong lớp 36
Hình 3.6 Theo dõi hoạt động học tập của cá nhân từng sinh viên về việc tương tác với từng học liệu số do giảng viên đăng tải 36
Hình 3.7 Theo dõi kết quả học tập của sinh viên 37
Hình 3.8 Tương tác trực tuyến với sinh viên thông qua Webex .38
Hình 3.9 Tương tác trực tuyến với sinh viên thông qua Zoom 39
Hình 3.10 Sinh viên sử dụng thiết bị di động tham gia kiểm tra nhanh kiến thức qua bài trắc nghiệm trên Kahoot 41
Hình 3.11 Kết quả đánh gia mức độ trả lời các câu hỏi trong bài trắc nhiệm trên ứng dụng Kahoot 41
Hình 3.12 Kết quả đánh gia mức độ trả lời các câu hỏi của sinh viên trong bài trắc nhiệm trên ứng dụng Kahoot 41
Hình 3.13 Báo cáo hoạt động nhóm trên ứng dụng Padlet 41
Hình 3.14 Tạo diễn đàn trên Facebook để nâng cao hiệu quả việc dạy và học 44
Hình 3.15 Sinh viên theo nhóm triển khai thực hiện đề tài 45
Hình 3.16 Kết quả khảo sát sinh viên về học trực tuyến 46
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Đăng ký xây dựng bộ bài giảng trực tuyến cho từng buổi học của học phần
Kỹ thuật xung số 31 Bảng 3.2 Kết quả thực hiện xây dựng bộ bài giảng trực tuyến cho từng buổi học của học phần Kỹ thuật xung số 32 Bảng 3.3 So sánh tính năng của hai công cụ Zoom và Webex 40
Trang 7Learning
Phần mềm mã nguồn mở cho hệthống quản lý học tập
Empowering Vietnamese VET
Trí tuệ nhân tạo Kết nối vạn vậtCách mạng công nghiệp Địa chỉ web
Định danh
Dự án nâng cao năng lực giảngteachers for transformation viên hướng đến giáo dục 4.0 towards Education 4.0
Trang 8THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Kỹ thuật xung số
- Mã số: T2019-06-146
- Chủ nhiệm: TS Nguyễn Linh Nam
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
- Thời gian thực hiện: 12 tháng, từ 9/2019 đến 8/2020
2 Mục tiêu: nghiên cứu triển khai thử nghiệm việc ứng dụng công nghệ thông tin như
Hệ thống quản lý dạy học LMS, công cụ dạy học thời gian thực, ứng dụng dạy học sốvào giảng dạy học phần ở Khoa Điện - Điện tử để làm nền tảng cho việc áp dụng hệthống giảng dạy trực tuyến cho các ngành đào tạo trong khoa cũng như trong trườngđạt được hiệu quả cao
3 Tính mới và sáng tạo: Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu việc triển khai
phương thức dạy học trực tuyến thông qua kết hợp sử dụng Hệ thống quản lý học tậpLMS (Learning Management System), công cụ dạy học thời gian thực, ứng dụng số
hỗ trợ dạy học,…để chọn lựa cách tiếp cận phù hợp nhằm áp dụng và triển khai cóhiệu quả việc dạy học trực tuyến trong thực tiễn, góp phần đổi mới phương pháp dạy
và học, nâng cao chất lượng đào tạo
4 Kết quả nghiên cứu: Xây dựng được bộ bài giảng học phần Kỹ thuật xung số phục
vụ cho dạy học trực tuyến Triển khai thử nghiệm dạy học trực tuyến cho các lớp họcphần trong năm học 2019-2020 Các minh chứng cần thiết cũng được thu thập để phục
vụ cho công tác đào tạo, công tác kiểm định
5 Sản phẩm: Bản báo cáo kết quả xây dựng bài giảng, áp dụng và triển khai giảng
dạy trực tuyến học phần Kỹ thuật xung số tại Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật Bộ bài giảng trực tuyến gồm: giáo trình, bản trình chiếu, bài giảngvideo, câu hỏi kiểm tra, bài tập Một số minh chứng phục vụ cho công tác đào tạo,công tác kiểm định của Khoa, của Trường
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Việc áp dụng và triển khai giảng dạy theo phương thức dạy học trực tuyến chohọc phần Kỹ thuật xung số đã đạt hiệu quả tích cực trong hoạt động dạy học:
- Giúp các em sinh viên chủ động hơn trong quá trình học, trang bị không chỉ kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng số
- Giúp cán bộ giảng viên tăng cường việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, năng cao năng lực chuyên môn phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo
Trang 9Các kết quả thu được từ đề tài được dùng để làm nền tảng quan trọng cho việc ápdụng và triển khai dạy học trực tuyến cho các ngành của Khoa Điện - Điện tử nóiriêng và các Khoa khác trong trường nói chung.
- Các sản phẩm, kết quả này được chuyển giao cho Khoa Điện - Điện tử phục vụ cho công tác đào tạo, công tác kiểm định của Khoa
- Các minh chứng (bộ bài giảng, dữ liệu,…) về việc triển khai được chuyển giao cho cho Điện - Điện tử phục vụ cho công tác đào tạo, công tác kiểm định của Khoa
Trang 10INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1 General information:
Project title: Online lectures for Digital Pulse Technology Course
Code number: T2019-06-146
Coordinator: Linh-Nam Nguyen, PhD
Implementing institution: Danang University of Technology and Education
Duration: from 9/2019 to 8/2020
2 Objective(s): Research on pilot application of information technology such as
Learning Management System (LMS), real-time online meeting tools, digitalapplications for online teaching at Faculty of Electrical and Electronic Engineering.Furthermore, this work is also a foundation for the deployment of online teaching andlearning at university
3 Creativeness and innovativeness: The work is conducted on the basis of
researching the implementation of online teaching through the combination of usingLMS (Learning Management System), real-time teaching tools, digital applications,
to select appropriate approaches to apply and effectively implement online teaching in
in pratice that contributes to the innovation of teaching and learning methods, improvethe quality of education
4 Research results: Build a set of lectures on Digital Pulse Technology course for
online teaching Deploying of online teaching for partical classes in the academic year2019-2020 The necessary evidences are also collected for training and accreditationwork
5 Products: The report on applying and implementing online teaching of Digital
Pulse Technology course at Department of Electrical and Electronic Engineering,University of Technology and Education The online lecture set includes: textbooks,slideshows, video lectures, quiz, exercises The necessary evidences are collected forthe education experience as well as quality assurance
6 Effects, transfer alternatives of research results and applicability:
The application and deployment of online teaching for the Digital PulseTechnology course has achieved positive results in teaching activities:
- Help students be more active in the learning process, equip not only knowledge but also practice skills, especially digital skills
- Assist faculty members in promoting the application of advanced teaching methods, improving their professional capacity
Trang 11The results obtained from this work are used as an important foundation for theapplication and deployment of online teaching at Department of Electrical andElectronic Engineering in particular and other faculties at the university in general.
- These results and proofs (lectures, data, ) are transferred to the Department
of Electrical and Electronic Engineering for the training and accreditation work of the Faculty
Trang 12MỞ ĐẦU
Để đáp ứng những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong kỷ nguyên quá độ lên nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên thông tin, triết lý giáo dục trong thế kỷ XXI cũng có những thay đổi mạnh mẽ, hướng tới một xã hội học tập, học thường xuyên, suốt đời dựa trên 4 trụ cột học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người Giáo dục không còn chủ yếu là đào tạo kiến thức và kỹ năng mà chủ yếu là rèn luyện năng lực: năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giao tiếp và truyền thông, năng lực quản lý và lãnh đạo Bản tuyên ngôn toàn cầu về giáo dục đại học của Liên hợp quốc khẳng định: thế kỷ XXI có một nhu cầu chưa từng thấy về sự đa dạng, phong phú trong giáo dục đại học (GDĐH) cũng như những nhận thức ngày càng cao
về tầm quan trọng sống còn của GDĐH đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Nghiên cứu về mức độ phổ biến những kỹ năng thế kỷ 21, theo nghiên cứu của Viện Brookings, trong thế kỷ 21, hàng loạt các quốc gia khẳng định kỹ năng sáng tạo
là quan trọng nhất, tiếp theo là kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện Giá trị cốt lõi của những kỹ năng 21 chính là tạo ra lực lượng lao động kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi đời sống và sự phát triển kinh tế xã hội Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng, công nghệ robot, công nghệ thông tin, công nghệ thực tế ảo,….đã làm thay đổi cách thức lao động, sản xuất đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo, đặc biệt ở cấp đại học cần phải có chất lượng cao hơn để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên ứng dụng công nghệ số Thực tiễn này đỏi hỏi giáo dục cần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Giáo dục đại học theo đó phải được thực hiện thông qua nhiều phương thức học tập mới như: học thông qua dự án, thông qua thực tiễn, tăng cường tương tác giữa giảng viên và sinh viên cũng như giữa sinh viên với nhau, học thông qua ứng dụng công nghệ… Điều này làm cho thời gian và địa điểm học tập của sinh viên không bị ràng buộc và có thể thay đổi tùy ý cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế Từ đó, việc dạy học không chỉ giúp trang bị kiến thức mà còn cung cấp nhiều kỹ năng phù hợp cho sinh viên như: biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học, có phong cách học tập sáng tạo, chủ động…Xã hội phát triển nhanh, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ vững kiến thức mà còn phải giỏi kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, năng động, sáng tạo để nhanh chóng thích nghi và hội nhập Do vậy, thay đổi phương pháp dạy thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, học qua trải nghiệm không chỉ giúp người học có cơ hội tiếp cận, rèn
Trang 13luyện và phát triển kỹ năng mà còn giúp các giảng viên cũng phải từng bước thay đổi
để bặt kịp với yêu cầu mới Dù tất cả đều nhận thấy tầm quan trọng của việc đổi mới,
áp dụng các phương pháp tiên tiến trong hoạt động đào tạo nhưng áp lực và động lựccho việc áp dụng cũng chưa thực sự cao Các giảng viên hầu như đã dạy các môn học
cả chục năm theo lối cũ truyền thụ kiến thức nên cũng ngại thay đổi và cũng chưa cónhiều áp lực để thay đổi Thêm nữa, việc đổi mới sẽ làm khối lượng công việc củangười giảng viên cũng sẽ nhiều hơn khi vừa phải chuẩn bị giảng dạy, ra bài, chấn bài,ghi nhận nhật ký giảng dạy, thu thập minh chứng, thực hiện lấy và phân tích ý kiếnkhảo sát của sinh viên…Đây là những hoạt động tốn rất nhiều thời gian và công sứcnên việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mạng, công nghệ thực tế ảo…vàohoạt động giảng dạy và học tập là rất cần thiết
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đạt hiệu quả cao Trong những năm gần đây trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã và đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ Cùng với hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, điều hành tác nghiệp thư viện điện tử…Hệ thống quản lý bài giảng trực tuyến là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đào tạo đặc biệt là hình thức đào tạo tín chỉ, tuy nhiên hệ thống này còn mới chưa được sử dụng nên cần được nghiên cứu thử nghiệm và tiến tới triển khai sử dụng
rộng rãi trong toàn trường Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng
bài giảng trực tuyến cho học phần Kỹ thuật xung số” nhằm mục đích nghiên cứu
triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở Khoa Điện - Điện tử để làm nền tảng cho việc áp dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến cho các ngành đào tạo trong khoa cũng như trong trường đạt được hiệu quả cao
Mục đích của đề tài: nghiên cứu triển khai thử nghiệm việc ứng dụng công
nghệ thông tin như Hệ thống quản lý dạy học LMS, công cụ dạy học thời gian thực, ứng dụng dạy học số vào giảng dạy học phần ở Khoa Điện - Điện tử để làm nền tảng cho việc áp dụng hệ thống giảng dạy trực tuyến cho các ngành đào tạo trong khoa cũng như trong trường đạt được hiệu quả cao
Đối tƣợng nghiên cứu:
- Hệ thống LMS trên nền tảng phần mềm Moodle
- Nghiên cứu áp dụng xây dựng, triển khai bài giảng trực tuyến trong hoạt động giảng dạy trên hệ thống LMS
Trang 14 Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng và triển khai bài giảng trực tuyến trên hệ
thống quản lý học tập LMS cho học phần Kỹ thuật xung số tại Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Cách tiếp cận:
- Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về phần mềm Moodle
- Nghiên cứu thực tiễn triển khai ứng dụng Moodle trong xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước
- Nghiên cứu xây dựng và triển khai giảng dạy học phần Kỹ thuật xung số trên
hệ thống dạy học trực tuyến của nhà trường
Phương pháp nghiên cứu:
- Xây dựng bài giảng trực tuyến trên Moodle
- Tiến hành thực nghiệm triển khai giảng dạy học phần trên hệ thống dạy học trực tuyến trên nền tảng Moodle
- Thu thập, phân tích và tổng kết kết quả triển khai
Nội dung nghiên cứu:
- Thiết kế bài giảng học phần Kỹ thuật xung số:
+ Xây dựng đề cương chi tiết bao gồm chuẩn đầu ra, nội dung học phần, phương pháp dạy và học, tài liệu tham khảo, phương pháp đánh giá
+ Triển khai project cho học phần
- Xây dựng bài giảng trực tuyến cho từng buổi học của học phần Kỹ thuật xung
số với nội dung chi tiết “sản phẩm bài giảng” gồm: giáo trình, bản trình chiếu, bài giảng video, câu hỏi kiểm tra, bài tập
Bố cục của báo cáo được trình bày trong 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1_Tổng quan: chương này trình bày tổng quan về triển khai đào tạo
trực tuyến ở trong và ngoài nước
Chương 2_Công cụ số hỗ trợ dạy học trực tuyến: chương này trình bày chi
tiết về một số ứng dụng số xây dựng và triển khai dạy học trực tuyến Hệ thống quản lý học tập LMS, công cụ dạy học thời gian thực, công cụ biên tập video, ứng dụng hỗ trợ dạy học
Chương 3_Kết quả triển khai: chương này trình bày về kết quả và phân tích
việc xây dựng và triển khai bài giảng trực tuyến cho học phần Kỹ thuật xung số tại Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Kết luận và kiến nghị: phần này đưa ra kết luận về việc xây dựng và triển khai
bài giảng trực tuyến cũng như đưa ra những kiến nghị cho công tác dạy học trực tuyến của Khoa, của Trường
Trang 15CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giáo dục đại học 4.0
1.1.1 Bối cảnh thế giới và trong nước về đổi mới giáo dục đại học
Để đáp ứng những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong kỷ nguyên quá độ lên nền kinh tế tri thức, kỷ nguyên thông tin, triết lý giáo dục trong thế kỷ XXI cũng có những thay đổi mạnh mẽ, hướng tới một xã hội học tập, học thường xuyên, suốt đời dựa trên 4 trụ cột học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người Giáo dục không còn chủ yếu là đào tạo kiến thức và kỹ năng mà chủ yếu là rèn luyện năng lực: năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giao tiếp và truyền thông, năng lực quản lý và lãnh đạo [1] Bản tuyên ngôn toàn cầu về giáo dục đại học của Liên hợp quốc khẳng định: thế kỷ XXI có một nhu cầu chưa từng thấy về sự đa dạng, phong phú trong giáo dục đại học (GDĐH) cũng như những nhận thức ngày càng cao
về tầm quan trọng sống còn của GDĐH đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Nghiên cứu về mức độ phổ biến những kỹ năng thế kỷ 21, theo nghiên cứu của Viện Brookings, trong thế kỷ 21, hàng loạt các quốc gia khẳng định kỹ năng sáng tạo
là quan trọng nhất, tiếp theo là kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện Giá trị cốt lõi của những kỹ năng 21 chính là tạo ra lực lượng lao động kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại
Hình 1.1 Những kỹ năng cần thiết của thế kỹ 21 [2].
Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới kỹ năng mà người lao động cần có giai đoạn 2020 đã có sự thay đổi rất lớn, theo đó những kỹ năng như “năng suất lao động”, “sự chính xác” đã không nằm trong nhóm những kỹ năng cần có như những năm trước đây Dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, máy móc tham
Trang 16gia ngày càng nhiều vào phục vụ đời sống cũng như sản xuất lao động giúp tăng năngsuất, có độ chính xác cao mà giảm thiểu sai sót cũng như tiết kiệm chi phí Sự ra đờihàng loạt các sản phẩm và công nghệ mới góp phần thay đổi cách thức làm việc, đòihởi người lao động phải có những kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi.Theo đó, các kỹ năng được đề cao trong thời đại mới đó là: giải quyết vấn đề mangtính chuyên môn cao; tư duy phản biện; sáng tạo,…Các kỹ năng giải quyết vấn đềphức tạp cũng tiếp tục trở thành một trong những kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyểndụng yêu cầu từ ứng viên tiềm năng Kỹ năng mềm như thuyết phục, trí tuệ cảm xúc,huấn luyện và hướng dẫn cũng sẽ được đòi hỏi cao tại tất cả các ngành nghề Trongkhi đó những kỹ năng chuyên môn như lập trình hoặc vận hành và kiểm soát máy sẽkhông còn được yêu cầu cao nữa Về bản chất, bên cạnh kỹ năng chuyên môn, ngườilao động luôn cần phải bổ sung các kỹ năng xã hội và cộng tác nhóm Theo Diễn đànKinh tế Thế giới [2], 10 kĩ năng cần thiết nhất để phát triển trong Cuộc Cách mạngCông nghiệp lần thứ 4 là:
#1 Giải Quyết Các Vấn Đề Phức Tạp
#2 Tư Duy Phản Biện
#3 Kỹ Năng Sáng Tạo
#4 Kỹ Năng Quản Lý Con Người
#5 Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả
Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giáo dục nói chung, giáo dục đại học và chất lượng của nó nói riêng, càng trở nên quan trọng hơn Thực tế
đã chỉ ra, dù đã đóng góp vào sự phát triển của đất nước, nhưng trên bình diện chung, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và
Trang 17phát triển đất nước Giáo dục đại học phải được xem là chìa khóa mở cửa vào tươnglai, việc không quan tâm đến giáo dục đại học và chất lượng của nó đồng nghĩa vớiviệc tự tước bỏ một phương tiện cốt yếu nhất để phát triển quốc gia Đảng và Nhànước đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” Trong đó, giáo dụcđại học có nhiệm vụ quan trọng là “đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài”.Nghị quyết số 29-NQ/TW [3] chỉ rõ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo làđổi mới từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế,chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, quản lýcủa Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham giacủa gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học Đổi mới để tạo ra chuyển biếnmạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân
1.1.2 Giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Thế giới đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp (IR: IndustrialRevolution), trong lần IR đầu tiên, việc sản xuất được cơ giới hóa với việc phát minhmáy hơi nước; năng lượng điện đã được sử dụng để tăng năng suất sản xuất trong lần
IR thứ hai; kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong lần
IR thứ ba và lần IR thứ tư là sự ứng dụng mạnh mẽ của một loạt công nghệ mới, cáccông nghệ đột phá, và hoàn toàn khác biệt so với các lần IR trước đây Tại Diễn đànKinh tế Thế giới lần thứ 46 ở Thụy Sĩ, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, KlausSchwab, đã đề xuất một định nghĩa về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư [4] là khôngphải chỉ một công nghệ mà là một loạt đột phá công nghệ mới trong nhiều lĩnh vựckhác nhau như trí tuệ nhân tạo (AI: Artificial Intelligent), robot, Internet vạn vật(IoTs: Internet of Things), phương tiện tự hành, in 3D, công nghệ nano, công nghệsinh học, khoa học vật liệu, công nghệ lưu trữ năng lượng và điện toán lượng tử
Công nghiệp 4.0 báo hiệu một sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lực lượng lao động toàn cầu, công nhân chuyên nghiệp và có trình độ cao sẽ di chuyển rất nhiều đến các nước phát triển, những người lao động không có kỹ năng sẽ quay trở lại các nước kém phát triển hơn Thế giới sẽ thay đổi, phát triển công nghệ mang tính liên ngành và
tự động hóa cao Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại đột phá sẽ phá vỡ phương thức tổ chức sản xuất và dịch vụ, thế giới sẽ chứng kiến sự thay đổi trong quy mô toàn cầu Sự thay đổi nhanh chóng bởi cuộc cách mạng này đã tạo ra nhiều thay đổi về cấu trúc và yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực như vậy không chỉ cần kiến thức và kinh nghiệm mà còn có khả
Trang 18năng giải quyết nhanh chóng các vấn đề thực tế và có tư duy sáng tạo Để theo kịp sựthay đổi đó, giáo dục đại học thế giới nói chung và giáo dục đại học Việt Nam nóiriêng phải có sự thay đổi cơ bản và toàn diện Việc chuyển đổi các hình thức dạy học
từ chuyển giao kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực cũng như khả năng tựhọc cho học sinh đòi hỏi mỗi giảng viên phải dành nhiều thời gian hơn, người họcphải có nhiều lựa chọn hơn về phương pháp và kiến thức phù hợp với thế mạnh củamình và đam mê Trong bối cảnh đó, các cơ sở giáo dục đại học phải nhanh chóng đổimới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giákết quả của sinh viên [5] Do đó, Giáo dục 4.0 là tên gọi của nên giáo dục nhằm đápứng nhu cầu của IR lần thứ tư nơi con người và công nghệ được liên kết để tạo ra cáckhả năng mới
Hình 1.2 Giáo dục 4.0 trong bối cảnh cuộc cuộc cách mạng khoa học công nghệ
Trong kỷ nguyên số hóa, GDĐH sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục,vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học Khoa học công nghệ đãthay đổi hoàn toàn cách giáo dục truyền thống giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy,mang lại những trải nghiệm sáng tạo cho cả người dạy và người học Do đó, để đổimới giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhậnthức, đổi mới tư duy về phát triển GDĐH; đổi mới chương trình và phương thức đàotạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trườngđại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.Cũng cần lưu ý rằng Giáo dục 4.0 thay đổi không chỉ những gì giảng viên dạy mà còn
cả cách họ dạy thông qua chuyển đổi số bao gồm nền tảng kỹ thuật số, phương tiện kỹthuật số, thiết bị ảo, phương pháp giảng dạy và học tập phải dựa trên công nghệ Paul
Trang 19Feldman, giám đốc điều hành của Jisc, gần đây đã chỉ ra rằng các kỹ năng kỹ thuật sốđóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [6] Ông chorằng sự thành thạo kỹ thuật số là cần thiết cho 90% các loại công việc và 23% ngườitrưởng thành sẽ thiếu các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản trong vòng hai thập kỷ đến.
Trong bối cảnh Giáo dục 4.0, đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định để thực hiện thành công giáo dục đổi mới nói chung và giáo dục đại học nói riêng Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cải cách cơ bản nền giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay, vai trò của giảng viên trong giáo dục đại học thậm chí còn quan trọng hơn Trong thực tế, đội ngũ giảng viên luôn là lực lượng cốt lõi của
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là yếu tố chính trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng giảng viên luôn được coi là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng đào tạo giảng viên vẫn còn hạn chế, không phù hợp với yêu cầu đổi mới, hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, như: có một mâu thuẫn lớn giữa nhu cầu và quy mô, các chương trình đào tạo giảng viên chậm được đổi mới, Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực giảng viên với các kỹ năng số để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 là rất cần thiết
Hình 1.3 Các yếu tố cốt lõi của Giáo dục 4.0.
1.1.3 Đại dịch COVID-19 và vai trò của phương thức đào tạo trực tuyến
Từ tháng 2 năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát và có những diễn biến phức tạp, lệnh cách ly được ban hành, sinh viên không thể đến trường để tham gia học tập thì phương thức học tập trực tuyến đã đóng vài trò quan trọng trong việc duy trì việc học khi sinh viên không thể đến lớp Các lớp học trực tuyến đang trở nên ngày càng phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới khi đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại Các ứng dụng học tập trực tuyến quan mạng internet, tạo phòng học
ảo được phát triển mạnh mẽ và sử dụng nhiều hơn trong quá trình học tập của các
Trang 20trường Điều này cho phép người dạy và người học vẫn có thể trao đổi trực tiếp màkhông bị giới hạn bởi không gian thông qua các thiết bị được kết nối internet như điệnthoại thông minh, máy tính bảng, máy tính sách tay,…
Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, những nền tảng, ứng dụng công nghệ học trực tuyến như Zoom, Google Meeting, Webex, Microsoft Teams,… trở nên vô cùng quen thuộc với nhiều sinh viên khi phải làm quen với phương pháp học tập trực tuyến Ngoài các công cụ trên thì còn nhiều ứng dụng học trực tuyến khác cũng được giới công nghệ cho ra mắt trong giai đoạn này giúp hỗ trợ người dùng học trực tuyến mọi lúc mọi nơi
Đối với Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo [7] trong mùa dịch khi sinh viên tạm nghỉ học thì có khoảng 50% 50% các trường đại học Việt Nam
đã triển khai đào tạo trực tuyến với nhiều mức độ khác nhau Cụ thể, 110/240 trường bao gồm 63 trường công lập (khoảng 43% tổng số trường công lập), 42 trường ngoài công lập (khoảng 70% tổng số trường ngoài công lập) và 5 trường có vốn đầu tư nước ngoài (100% trường có vốn nước ngoài) đã triển khai
Có thể thấy đào tạo trực tuyến trong giáo dục không chỉ là giải pháp tạm thời giúp người học không cần phải tập trung tại giảng đường nhưng vẫn có thể nắm bắt được kiến thức cần thiết trong quá trình học mà nó đang dần trở thành một xu thế học tập mới trong thời đại 4.0 hiện nay
1.2 Đào tạo trực tuyến
1.2.1 Hệ thống đạo tạo trực tuyến
Học tập trực tuyến (e-learning) là phương thức học tập thông qua các thiết bị kết nối internet để có thể kết nối với giảng viên thông qua các công cụ dạy học thời gian thực, truy cập nguồn tài nguyên học tập số được lưu trữ trên các nền tảng số Giảng viên và sinh viên tương tác từ xa và có thể gởi hình ảnh, âm thanh, tài liệu số cho người học thông qua các hệ thống quán lý học tập LMS (Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (Learning Content Management System)
E-learning với những ưu điểm trong dạy học đã làm thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học của người học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung giảng dạy trực tuyến được phát triển theo hướng ngày càng tiếp cận gần hơn với người học Người học có thể khai thác nội dung học tập trực tuyến từ thiết bị di động, hay học tập trong mô hình trường đại học ảo…Mô hình hệ thống e-learning được trình bày trong hình 1.4 gồm 3 phần chính: hạ tầng mạng và thiết bị, hệ thống phần mềm LMS, nội dung học
Trang 21Hình 1.4 Mô hình hệ thống e-learning [8]
1.2.2 Tình hình đào tạo trực tuyến trên thế giới và tại Việt Nam
Trên thế giới, mô hình e-Learning giờ đây đã rất phổ biến, theo CyberUniversities, gần 90% trường đại học tại Singapore sử dụng phương pháp đào tạo trựctuyến, ở Mỹ con số này là hơn 80% [8] Có tốc độ phát triển rất nhanh, thị trường họctập qua hệ thống e-learning có doanh thu rất lớn, đặc biệt là tại các nước phát triểnnhư Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc,…Năm 2016, doanh thu toàn thế giới là 51,5 tỷUSD và tăng lên 100 tỷ USD vào năm 2017 Tại châu Á, tổng doanh thu năm 2018 là12,1 tỷ USD, riêng Trung Quốc là 5,2 tỷ USD Theo The Economist, số người đăng
ký học trực tuyến trên thế giới tăng từ khoảng 60 triệu người (năm 2016) lên khoảng
70 triệu người (năm 2017) [9] Trong năm 2019, và đặc biệt trong năm 2020 khi đạidịch Covid-19 bùng phát, dự báo thị trường học trực tuyến tiếp tục có sự phát triểnmạnh mẽ
Trong thời điểm phát triển mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay thị trường e-Learning sẽ tiếp tục tiến xa hơn trong tương lai và ước tính sẽ đạt 325 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025, bởi nhiều nước đang phát triển trên thế giới, đặc biệt là các nước có sức ép lớn về dân số, kinh tế như Ấn Độ, Philippines, Mexico, Việt Nam sẽ coi e-Learning như cơ hội nâng cao năng lực của lực lượng lao động để đuổi kịp và san bằng khoảng cách với các nước phát triển
Việt Nam với tốc độ phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông rất nhanh được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho đào tạo trực tuyến Với hơn 60% dân số sử dụng internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, chi tiêu cho giáo dục ở mức cao, thị trường đào tạo trực tuyến của Việt Nam được xem là một miếng bánh hấp dẫn của các nhà đầu tư Theo số liệu thu thấp, năm 2016 Việt
Trang 22Nam có 309 dự án đầu tư vào hệ thống đào tạo e-Learning với tổng số vốn đăng ký là
767 triệu USD và nguồn vốn đầu tư cho giáo dục trực tuyến tiếp tục tăng được ghinhận trong các năm 2018, 2019 [10] Phương thức đào tạo trực tuyến đã xuất hiện tạiViệt Nam trong hơn một thập kỷ qua, có sự phát triển và dần bắt nhịp với xu hướngchung toán cầu Trong một nghiên cứu của Ambient Insight, Việt Nam là quốc gia cótốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến với 44.3% trong năm qua, vượt quaMalaysia với 39.4% Do đó, Việt Nam nhận được sự quan tâm, là điểm đến hấp dẫncác nhà đầu tư về đào tạo trực tuyến từ các tập đoàn quốc tế của Nhật, Hàn Quốc haySingapore Gần đây lĩnh vự đào tạo trực tuyến cũng ghi nhận sự tham gia tích cực,mạnh mẽ của các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước như Viettel, FPT,…Theo ôngNguyễn Thành Nam, người sáng lập Đại học trực tuyến FPT, thị trường giáo dục đàotạo trực tuyến Việt Nam đang đầy tiềm năng với quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởngdoanh thu hơn 40% mỗi năm, ước tính quy mô thị trường không dưới 2 tỉ USD [11]
Học tập trực tuyến và xây dựng môi trường học tập trực tuyến hiện đang được quan tâm chú ý và đưa vào triển khai trong nhiều trường đại học ở Việt Nam với phạm
vi, mức độ khác nhau Đặc biệt, trong mùa dịch bệnh Covid-19 vừa qua, khi sinh viên tạm phải nghỉ học ở nhà, các trường đại học Việt Nam đã triển khai phương thức dạy học trực tuyến để ứng phó với dịch Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 45% số trường đại học đã triển khai đào tạo trực tuyến; 42% chưa thực hiện; 13% là các trường khối quốc phòng, an ninh đang thực hiện đào tạo tập trung Trong nhóm các trường đã triển khai đào tạo trực tuyến thì cấp độ triển khai cũng có khác nhau Thứ nhất là nhóm các trường đã có hệ thống đào tạo trực tuyến hoàn chỉnh, cấp bằng
cử nhân đào tạo từ xa, có hệ thống quản lý học tập LMS và quản lý dữ liệu học tập LCMS nên việc triển khai đào tạo trực tuyến cho sinh viên rất thuận lợi Thứ hai là nhóm các trường đã có triển khai quản lý học tập LMS và xây dựng học liệu học tập
số bổ trợ cho sinh viên chính quy nên khi chuyển sang đào tạo trực tuyến phải hoàn thiện nâng cấp hệ thống, bổ sung nguồn học liệu Nhóm thứ ba là các trường mới bắt đầu tham gia đào tạo trực tuyến nhưng sử dụng ở cấp độ đơn giản, sử dụng qua video, qua tài liệu số, nhưng hệ thống tương tác thì chưa có Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện nhiều chính sách nhằm khuyến khích các trường cùng nhau hỗ trợ trong đào tạotrực tuyến như xây dựng học liệu mở cho giáo dục đại học, ban hành quy chế quy định về đào tạo trực tuyến Nếu các cơ sở giáo dục đại học tận dụng tốt cơ hội này, thì
về lâu dài, chất lượng công tác đào tạo của nhà trường sẽ được nâng cao, phương thức đào tạo sẽ đa dạng hơn, sinh viên có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình học tập, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Trang 231.3 Đổi mới đào tạo theo định hướng ứng dụng trong kỹ nguyên số tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng (ĐHSPKT-ĐHĐN) được thành lập theo Quyết định số 1749/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ trên nền tảng của Trường Cao đẳng Công Nghệ - Đại học Đà Nẵng với bề dày hơn 55 năm xây dựng và phát triển và Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Bách Khoa Nhà trường có sự mạng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật và giáo viên giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây nguyên và cả nước Nhà trường sẽ trở thành trường đại học định hướng ứng dụng hàng đầu trong khu vực miền Trung - Tây nguyên và từng bước tiếp cận trình độ của khu vực cũng như thế giới
Hình 1.5 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tham gia vào dự án EMVITET Thực
hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Trường ĐHSPKT-ĐHĐN đãtriển khai thực hiện nhiều giải pháp đạt hiệu quả cao:
- Triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ; xây dựng chương trình đào tạo(CTĐT) tích hợp; tích cực đổi mới áp dụng các phương pháp giảng dạy, kiểm tra,đánh giá tiên tiến; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao năng lực đội ngũ cánbộ; quan tâm hỗ trợ người học về mọi mặt; ứng dụng công nghệ thông tin trong côngtác quản lý và đào tạo…Điều này đã góp phần giúp chất lượng đào tạo của Nhà trường
Trang 24được xã hội đánh giá cao, nhận được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh và các em sinh viên.
- Trong năm 2017, khi chuyển mình lên đại học tất cả các CTĐT cho bậc đại học trong đó có CTĐT ngành Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp của trường đều phải xây dựng mới và Nhà trường đã mạnh dạn trong việc thiết kế và xây dựng lại CTĐT các ngành phù hợp với thực tiễn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ theo định hướng ứng dụng với trên 40% học phần thực hành trong các CTĐT Việc thiết kế, xây dựng CTĐT được thực hiện tiếp cận theo mô hình CDIO dựa trên nguyên lý đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra đã được Nhà trường tích cực triển khai cho các chuyên ngành đào tạo của trường Nhà trường trong thời gian qua cũng tiếp tục chú trọng đầu tư nguồn lực, nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách phù hợp để thúc đẩy việc triển khai đào tạo theo định hướng phát triển của Nhà trường
- Nhà trường đã tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, tăng cường sự gắn kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp; thúc đẩy các cơ hội để sinh viên (SV) được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến đang được triển khai trong sản xuất; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo và thông tin đến sinh viên, nhờ vậy, việc khẩn trương triển khai đào tạo trực tuyến
do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã đảm bảo thực hiện kế hoạch năm học nhà trường đã đặt ra Bên cạnh đó, nhà trường đã hoàn thiện hệ thống đào tạo tín chỉ, tăng cường công tác quản lý đào tạo; tiếp tục rà soát, ban hành một số các văn bản quy phạm nội bộ và các văn bản điều chỉnh bổ sung, hướng dẫn liên quan trong các lĩnh vực đào tạo và quản lý đào tạo
- Năng lực đội ngũ giảng viên về công tác đổi mới giảng dạy, ứng dụng công nghệ số trong dạy học cũng được nâng lên thông qua các dự án quốc tế như CDIO, ERASMUS+ đã giúp cán bộ giảng viên có cơ hội trao đổi, tiếp cận với các mô hình giảng dạy sử dụng công nghệ mới
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, cũng như yêu cầu trong nước ngày càng cao về chất lượng của nguồn nhân lực
kỹ thuật, công tác đào tạo của Nhà trường cũng còn những hạn chế cũng như có nhiều khó khăn và thách thức trong việc nâng cao chất lượng đào tạo:
- Việc xây dựng chuẩn đâu ra và triển khai đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra chưa được triển khai đồng bộ giữa các CTĐT của Nhà trường Việc áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến cùng thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá theo năng lực người học còn chậm được đổi mới
- Cán bộ giảng viên chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự thay đổi, nhưng số lượng cán bộ thực sự hiểu và biết cách vận dụng phương pháp dạy học tiên tiến, dạy
Trang 25học số còn chưa nhiều Thêm nữa, dù tất cả đều nhận thấy tầm quan trọng của việc đổimới, áp dụng các phương pháp tiên tiến trong hoạt động đào tạo nhưng áp lực và độnglực cho việc áp dụng cũng chưa thực sự cao Các giảng viên hầu như đã dạy các mônhọc cả chục năm theo lối cũ truyền thụ kiến thức nên cũng ngại thay đổi và cũng chưa
có nhiều áp lực để thay đổi Thêm nữa, tiếp cận theo các phương pháp mới khiến khốilượng công việc của người giảng viên cũng sẽ nhiều hơn, tốn rất nhiều thời gian vàcông sức nhưng hiện nay sự hỗ trợ cho giảng viên vẫn còn quá khiêm tốn Điều nàydẫn đến công tác triển khai chung của các khoa đến các giảng viên gặp rất nhiều khókhăn
- Vẫn còn một bộ phận sinh viên quen lối thụ động, bất hợp tác trong việc triển khai giảng dạy theo phương pháp mới Các em sinh viên này không thể thích nghi ngay được với phương pháp giảng dạy mới, không biết cách hòa nhập, không dám phát biểu trước đám đông, không chủ động trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập do giảng viên giao cho trên lớp cũng như ở nhà sau các giờ lên lớp Vấn đề đặt ra
ở đây đó là phải làm cho các em thay đổi, tích cực hơn, chủ động hơn để từ đó tạo sự say mê trong học tập
- Khó khăn trong việc triển khai giảng dạy tiếp cận đáp ứng chuẩn đầu ra đó là các lớp học thường khá đông Phân nhóm để thực hiện các hoạt động học tập trên lớp cũng như ở nhà là gần như thường xuyên được áp dụng trong phương pháp giảng dạy mới, nhưng lớp đông sẽ dẫn đến số lượng nhóm quá nhiều hoặc số lượng sinh viên trong mỗi nhóm quá đông Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến kết quả học tập, vì nhiều nhóm thì các nhóm không có đủ thời gian để hoạt động trên lớp và giảng viên cũng khó khăn trong việc bao quát hết hoạt động của các nhóm, hoặc nhóm đông thì các thành viên trong nhóm cũng không có cơ hội thể hiện bản thân, đóng góp được nhiều cho hoạt động nhóm
- Điều kiện cơ sở vật chất cho việc triển khai giảng dạy còn rất nhiều hạn chế Mặc dù đã có các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy như máy tính, máy chiếu, tuy nhiên phòng học, bàn ghế được trang bị theo lối giảng dạy truyền thống tạo ra rào cản cho việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới như việc triển khai hoạt động nhóm, không có không gian để tạo các hoạt động mang tính sôi nổi, năng động trong học tập Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đòi hỏi hệ thống mạng, hệ thống quản lý dạy và học phải đảm bảo tính kết nối thì hiện nay đây vẫn còn là mặt hạn chế và phần nào ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập
Trước thực trạng như trên, để khắc phục các hạn chế, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật cần triển khai thực hiện giải pháp cụ thể góp phần thực hiện thành công
Trang 26nhiệm vụ chính trị về giáo dục đào tạo, trong đó một trong những giải pháp là phảitiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục đại học đáp ứng chuẩn đầu ra theo định hướng ứngdụng gắn liền với chuyển đổi số mạnh mẽ.
Trang 27CHƯƠNG 2: CÔNG CỤ SỐ HỖ TRỢ DẠY HỌC TRỰC
sử dụng như một công cụ bổ trợ, tạo thêm môi trường để giảng viên giao tiếp hiệu quả với người học, giữa người học với người học Hệ thống LMS sẽ giúp giảng viên tăng cường tương tác, tạo hứng thú cho sinh viên, sinh viên phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao Giảng viên có thể tạo các bài học theo tuần, đưa các học liệu dưới nhiều định dang khác nhau lên hệ thống, đưa các bài kiểm tra tự luận, trắc nghiệm để sinh viên tự học, tự kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ của mình Giảng viên cũng có thể sử dụng hệ thống LMS để điểm danh hoặc đánh giá sự tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của người học Người học làm quen với việc lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã
đề ra
Moodle (viết tắt của Modular Object- Oriented Dynamic LearningEnvironment) là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở cho phép tạo các khóahọc trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến [12] Moodle được sáng lậpnăm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển chính của dựán
Các tính năng của Moodle:
Tạo lập và quản lý các khóa học;
Đưa nội dung học tới người học;
Trợ giúp người dạy tổ chức các hoạt động nhằm quản lý khóa học: Cácđánh giá, trao đổi thảo luận, đối thoại trực tiếp, trao đổi thông tin offline,các bài học, các bài kiểm cuối khoá, các bài tập lớn…;
Quản lý người học;
Quản lý tài nguyên từng khóa học;
Tổ chức diễn đàn thảo luận;
Trang 28 Quản lý các sự kiện, các thông báo theo thời gian;
Báo cáo tiến trình của người học;
Trợ giúp tạo lập nội dung khóa học
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật trong năm 2019 đã tham gia dự ánEMVITET nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên về dạy học số Để triển khai hiệuquả dự án, Nhà trường đã cho xây dựng Hệ thống quản lý dạy học LMS trên nền tảngMoodle chạy trên máy server cũ của Nhà trường để cho 15 giảng viên của trường thửnghiệm triển khai xây dựng bài giảng trực tuyến Tuy nhiên việc triển khai khá khókhăn do cấu hình server không mạnh, giảng viên và sinh viên cũng chưa tham gia sửdụng hệ thống LMS để triển khai giảng dạy và học tập nhiều
Trong học kỳ 2 năm học 2019-2020, dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu
và ở Việt Nam, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ các Trường Đại học phải cho sinh viên nghỉ học liên tục nhiều tuần để phòng chống dịch Triển khai chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học, Nhà trường đã xây dựng và triển khai phương thức đào tạo trực tuyến nhằm tạo điều kiện cho sinh viên kịp thời tiếp thu kiến thức liên tục, đảm bảo kế hoạch giảng dạy và học tập trong học kỳ 2 năm học 2019-2020 Theo đó, Nhà trường đã triển khai xây dựng và nâng cấp hệ thống dạy học trực tuyến LMS-UTE tại địa chỉ http://lms.ute.udn.vn trên nền tảng Moodle mới nhất chạy trên Cloud server
Hình 2.1 Hệ thống quản lý học tập LMS của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
2.1.2 Hướng dẫn sử dụng
a Đăng nhập: truy cập vào website http://lms.ute.udn.vn
Bước 1: Click “Log in”
Trang 29Bước 2: Dùng tài khoản chứng thực do Quản trị hệ thống cung cấp và đăng nhập hệ thống LMS.
b Quản lý Khóa học
+ Thêm khóa học
Bước 1: Vào Khu vực Quản trị, click “Quản trị hệ thống”
Bước 2: Tại khu vực “Quản trị hệ thống” nằm ở giữa trang, chọn “Thêm/Sửa các khóa học”
Bước 3: Tạo khóa học mới
Bước 4: Nhập thông tin của khóa học, bao gồm:
Tên đầy đủ: tên môn học – học kỳ - năm họcTên rút gọn của khóa học: trùng với mã học phần môn học
Mã số ID khóa học: trùng với mã học phần môn họcNgày bắt đầu khóa học: thời gian bắt đầu khóa học diễn ra
Mô tả: mục tiêu, nội dung, kiểm tra, đánh giá, cách tính điểm, tài liệu và thông tin liên quan đến khóa học
Định dạng khóa học: tùy theo tính đặc thù của khóa học mà mục “Định dạng” Thầy/Cô có thể chọn “Định dạng theo tuần hoặc “Định dạng theo chủ đề”
Giao diện: chọn ngôn ngữ hiển thịBước 5: Click “Save and return” để tạo mới khóa học
+ Chỉnh sửa và cài đặt khóa học
Chỉnh sửa cài đặt: cập nhật thông tin chung về khóa học
Bật chế độ chỉnh sửa: phải được bật khi thiết lập và cấu hình khóa học
Hoàn thành khóa học: các điều kiện để hoàn thành khóa học
Gradebook setup: quản lý các cột điểm của học viên
Sao lưu, phục hồi: lưu và phục hồi dữ liệu
+ Các thao tác trên khóa học: Trên trang màn hình chính, chọn khóa học cần thao tác Sau đó, nhấn vào nút “Bật chế độ chỉnh sửa”
Thêm, xóa chủ đề trong khóa học
Chỉnh sửa chủ đề
Thêm File
Bước 1: Bật chế độ chỉnh sửa – Click “Thêm hoạt động và tài nguyên”
Bước 2: Chọn “File” – Click “Thêm”
Bước 3: Điền tên File, tải tập tin lên và tùy chỉnh một số thông tin
Bước 4: Tùy chỉnh trong phần Giao diện và thiết lập mô đun chung Click nút
“Lưu và trở về khóa học” để tải tài liệu lên hệ thống
Trang 30 Bài tập lớn (Assignment)
*Tạo bài tập
Bước 1: Thầy/Cô click vào “Bật chế độ chỉnh sửa” – Click “Thêm hoạt động
và tài nguyên” Click chọn Assignment, nhấn nút “Thêm”
Bước 2: Nhâp tên bài tập, mô tả
Bước 3: Upload tập tin
Bước 4: Thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc nộp bài tập
Bước 5: Tùy chỉnh các thông số theo nhu cầu: nộp theo dạng text, file, số lần nộp, giới hạn dung lượng file
*Theo dõi nộp bài tập
Vào khóa học, chọn Bài tập đã tạo Trang này, cung cấp các thông tin về số lượng học viên tham gia, đã nộp bài, bài nộp cần chấm điểm…Nhấn vào “View all submissions”, tại trang này xem toàn bộ chi tiết các thông tin về Bài tập như: sinh viên
đã nộp hay chưa nộp bài, file nộp, tình trạng chấm điểm, bình luận, chú thích,…
Thêm URL
Bước 1: Click “Bật chế độ chỉnh sửa” – “Thêm hoạt động và tài nguyên”, chọn URL và click nút “Thêm”
Bước 2: Nhập tên URL, địa chỉ website và tùy chỉnh một số thông tin
Bước 3: Click “Lưu và trở về khóa học” để hoàn thành thêm đường liên kết URL
Bước 4: Click “Lưu và trở về khóa học” để tạo mới diễn đàn
+ Quản lý học viên
* Ghi danh: Để ghi danh được vào khóa học, học viên phải đăng ký tư cách thành viên của hệ thống LMS do quản trị hệ thống kiểm duyệt Giảng viên phụ trách khóa học sẽ đảm nhận việc ghi danh cho học viên
Bước 1: Vào khu vực “Điều hướng” – Khóa học hiện hành, chọn Khóa học – Danh sách thành viên
Bước 2: Tại mục “Danh sách thành viên”, click biểu tượng và “Phương thức ghi danh”
Bước 3: Click vào biểu tượng Enrols User
Trang 31Bước 4: Trong cửa sổ Manual enrolments, tại cột “Người dùng không ghidanh”, chọn tài khoản sinh viên – nhấn “Thêm” để đưa sang cột “Người dùng ghidanh”
* Cấp quyền và rút tên học viên: bổ nhiệm vai trò và rút tên thành viên trong khóa học
2.2 Các công cụ dạy học thời gian thực
2.2.1 Zoom Cloud Meeting
a Giới thiệu
Công cụ Zoom Cloud Meeting [13] là một nền tảng hội họp trực tuyến, cho phép nhiều người dùng các thiết bị điện tử cá nhân như máy tính, điện thoại thông minh,…được kết nối với nhau thông qua mạng internet Zoom là một nền tảng rất mạnh, có nhiều tiện ích và dễ sử dụng cho cả giảng viên và sinh viên trong việc tổ chức các buổi học trực tuyến Tuy nhiên với phiên bản miễn phí, thời gian cho mỗi cuộc họp bị hạn chế trong 40 phút và đặc biệt gần đây là vấn đề bảo mật liên quan đến việc sử dụng ứng dụng Zoom trong tổ chức các buổi học
Hình 2.2 Nền tảng họp trực tuyến Zoom Cloud Meeting
b Hướng dẫn sử dụng
+ Đăng ký tài khoản:
Vào trang web https://www.zoom.us
Click “Sign up, It’s free” và thực hiện theo các bước để tạo tài khoản
+ Tạo buổi học trực tuyến
Để tổ chức một buổi học trực tuyến, sau khi đăng nhập bằng tài khoản cá nhân, tại trang Zoom cá nhân, Click “Host a Meeting” để tổ chức buổi học và và mời sinh
Trang 32viên tham gia thông qua việc cung cấp địa chỉ truy cập, thông tin của buổi học trên Zoom.
Để thiết lập một buổi học theo lịch định trước, tại trang Zoom cá nhân, Click
“Schedule a Meeting”, thiết lập thông tin buổi học và mời sinh viên tham gia việccung cấp địa chỉ truy cập, thông tin của buổi học trên Zoom
2.2.2 Cisco Webex Meeting
Hình 2.3 Nền tảng họp trực tuyến Cisco Webex Meeting
b Hướng dẫn sử dụng
+ Đăng ký tài khoản:
Vào trang web https://www.webex.com
Click “Start for Free” và thực hiện theo các bước để tạo tài khoản
+ Tạo buổi học trực tuyến
Để tổ chức một buổi học trực tuyến, tại trang Webex cá nhân, Click “Start aMeeting” để bắt đầu buổi học và mời sinh viên tham gia thông qua tài khoản Webexcủa cá nhân/nhóm sinh viên
Để thiết lập một buổi học theo lịch định trước, tại trang Webex cá nhân, Click
“Schedule”, thiết lập thông tin buổi học và mời sinh viên tham gia thông qua tài khoảnWebex của cá nhân/nhóm sinh viên
Trang 332.3 Công cụ biên tập video TechSmith Camtasia 2019
2.3.1 Giới thiệu
TechSmith Camtasia là phần mềm thiết kế video chuyên nghiệp, phù hợp cho môi trường giáo dục Chức năng chính là sản xuất các file dạng mp4 Với các phiên bản mới có bản quyền, hỗ trợ thêm các đinh dạng đầy đủ cho HTML5 và Youtube
1
2
Đầu đọc
3
Hình 2.4 Giao diện chính của Camtasia
1 Các công cụ thiết kế video chính
2 Preview: Xem trực tiếp, quan sát kết quả trong quá trình thiết kế
3 Timeline: Làm việc trực tiếp với các Media, âm thanh,
2.3.2 Hướng dẫn sử dụng
a Quay màn hình
Bước 1: Trong giao diện của phần mềm Camtasia 2019, nhấn chọn vào mục
Record (Control + R) ở phía trên bên trái.
Bước 2: Sẽ hiện thị một cửa sổ nằm ở phía dưới bên phải màn hình, có các tùy chọn, chức năng quay màn hình
Full screen: Quay toàn bộ màn hìnhCustom: Chọn một phần màn hình, có thể nhập kích thước Camera: Bật hoặc tắt Webcam
Audio: Bật hoạc tắt chức năng thu âm qua microphone
Trang 34Bước 3: Sau khi đã chọn xong kiểu quay màn hình, nhấn nút Rec để quay sau
khi đếm ngược hết 3 giây Nhấn F9 để tạm dừng quay (Pause), nhấn F10 (stop) để dừng quay
Bước 4: Sau khi nhấn F10 để dừng quay, chúng ta sẽ chuyển tới giao diện
Preview để xem trước Nhấn nút File/Save (Ctrl +S) để lưu project, ghi lại file *.trec hoặc nhấn nút Share ở phía trên bên phải của phần mềm để xuất ra file định dạng
video (mp4, avi, vmv,…)
b Các hiệu ứng biên tập video cơ bản
+ Hiệu ứng chuyển (Transitions) áp dụng tại vị trí đầu, đuôi hoặc giữa của các file media
Bước 1: Nhấn nút công cụ Transitions (phím tắt T), xuất hiện danh sách các hiệu ứng
Bước 2: Nhấn chọn hiệu ứng muốn áp dụng
Bước 3: Nhấn giữ chuột và bắt đầu kéo thả xuống dưới của các media trên Timeline đều sáng lên
+ Bổ sung văn bản và đồ họa (Annotations) là các hình ảnh drawing, textbox,hotspot,…được bổ sung lên file media ở lớp trên cùng nhằm nhấn mạnh, chú thích gâychú ý cho người xem
Bước 1: Đưa đầu đọc Timeline về vị trí muốn chèn Callout
Bước 2: Nhấn Annotations (N), chọn Callouts và nhấn giữ chuột rê xuống tại vị trí đầu đọc Timeline
Bước 3: Tại khu vực Preview, chúng ta có thể nhập text, xoay và di chuyển,… Bước 4: Tại khu vực phía trên bên phải màn hình, chúng ta có thể định dạngfont chữ, màu sắc, size, shape, line,…
+ Phóng to và thu nhỏ (Animations) giúp Zoom đối tượng trên file video
Bước 1: Tại khu vực Timeline, chọn media muốn tạo hiệu ứng
Bước 2: Di chuyển đầu đọc Timeline đến vị trí cần tạo (chú ý đây là vị trí kết thúc của hiệu ứng)
Bước 3: Nhấn nút Animation (A), hiện thị cửa sổ Zoom-n-Pan Chúng ta có thể
di chuyển khung đường bao quanh với các chấm tròn đến khu vực cần phóng to
+ Hiệu ứng con trỏ chuột (Cursor Effect) Áp dụng cho các video được thực hiện bởi chức năng quay mà hình Giúp cho người xem tập trung quan sát được con trỏ chuột trong quá trình quay
Bước 1: Nhấn lên Cursor Effects (U), chọn kiểu hiển thị hiệu ứng cho chuột trái và chuột phải