Công ước số 03: đây là công ước đầu tiên về thai sản được tổ chức lao động quốc tế thông qua ngày 29/10/1919 quy định về trợ cấp thai sản đối với lao động nữ trong các ngành công nghiệp,
Trang 1i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
440147
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CHẾ ĐỘ THAI SẢN
TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC (CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG)
CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
GOLD PLAN
Hà Nội – 2022
Trang 2L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập
do tôi thực hiện trong thời gian thực tập
t ại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm
b ảo độ tin cậy./
Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn
th ực tập
Tác giả báo cáo thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các anh chị nhân viên cũng như lãnh đạo tại Công ty cổ phần Tập đoàn Gold Plan, đặc biệt là chị Phạm Thị Thuận đã nhiệt tình hướng dẫn thực tập, chỉ bảo nhiều kỹ năng làm việc, cung cấp tài liệu thông tin giúp
em hoàn thành tốt kỳ thực tập và bài báo cáo thực tập này Báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 10 tuần Bước đầu đi vào thưc tế của em còn nhiều hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
ILO : Tổ chức Lao động quốc tế
Luật BHXH 2014 : Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 NLĐ : Người lao động
Trang 5v
M ỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Mục lục iv
MỞ ĐẦU 6
1 Tổng quan về cơ sở thực tập 6
1.1 Quá trình hình thành và phát triển .6
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ .6
2 Lý do lựa chọn đề tài 6
3 Kế hoạch triển khai thực tập cụ thể để thực hiện báo cáo thực tập 7
Chương I Khái quát một số vấn đề lý luận và quy định của Pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc .8
1 Khái quát bảo hiểm xã hội bắt buộc .8
2 Khái niệm chế độ bảo hiểm thai sản 8
3 Đặc điểm chế độ bảo hiểm thai sản 9
4 Vai trò của chế độ thai sản bảo hiểm xã hội bắt buộc 9
5 Quy định của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về Chế độ bảo hiểm thai sản .9
6 Quy định của một số quốc gia về chế độ thai sản 10
7 Quy định pháp luật Việt Nam vê chế độ bảo hiểm thai sản 11
7.1 Đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai sản .11
7.2 Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản .11
7.3 Thời gian hưởng chế độ thai sản 12
7.4 M ức trợ cấp thai sản .14
7.5 Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh sản 14
Chương II thực trạng thực hiện pháp luật về chế đố thai sản trong BHXH bắt buộc tại quận Đống Đa 15
1 Khái quát quận động đa và cơ quan bảo hiểm xã hội quận đống đa 15
2 Thực trạng thực hiện pháp luật về chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc 15
2.1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật về chế độ thai sản 15
2.2 Một số điểm còn tồn tại trong việc thực hiện pháp luật chế độ thai sản trong trên thực tế 19 3 M ột số giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản 22
KẾT LUẬN 25
DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 6Nội cấp trong hơn 4 năm hoạt động công ty đã trải qua nhiều gia đoạn phát triển, quy
mô lơn hơn và có nhiều thành tựu nổi bật
Công ty hoạt động chính về lĩnh vực hoạt động tư vấn quản lý, trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như các hoạt động tư vấn về thủ tục xin cấp các giấy phép đăng ký doanh nghiệp, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tranh
chấp trong hôn nhân gia đình, dân sự, khai báo thuế và đăng ký bảo hiểm, tư vấn về các tranh chấp trong bảo hiểm xã hội của người lao động và doanh nghiệp
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
Công ty hiện có 3 cổ đông trong đó 1 người thường xuyên điều hành công ty, hai quản
lý với 4 bộ phận tương đương với các lĩnh vực khác nhau, cụ thể như sau: bộ phận hoạt động về lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài; bộ phận hoạt động về lĩnh vực lao động, tư vấn các thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, bộ phận lĩnh vực tư vấn về dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự và bộ phận tài chính kế toán
Đối với lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài: Các công việc như tiến hành các thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đầu tư, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, tổng số vốn, thay đổi người đại diện theo pháp luật hay các dịch
vụ tư vấn khác liên quan như thủ tục đăng ký mã số mã vạch, pháp chế doanh nghiệp Đối với lĩnh vực luật lao động, tư vấn các thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các thủ tục điều chuyển nhân viên từ công ty
mẹ ở nước ngoài sang công ty con ở Việt Nam, tư vấn các thủ tục xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài Tư vấn các nội dung liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài khi lao động làm việc tại các doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội trong nội bộ công ty cũng như tư vấn tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, luật lao động nói chung
Đối với lĩnh vực tư vấn về dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự: tư vấn các nội dung tranh chấp trong hôn nhân và gia đình, tranh chấp hợp đồng dân sự, các tranh chấp hợp đồng liên quan đến hình sự
Bộ phận tài chính kế toán: chuyên thực hiện các công việc thu chi, trả lương nhân viên, thực hiện các công việc liên quan đến thuế và các công việc khác liên quan
2 Lý do lựa chọn đề tài
Trang 77
Con người muốn tồn tại và phát triển, trước hết phải lao động Lao động tạo ra của cải vật chất để nuôi sống bản thân cũng như gia đình Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống đôi khi con người bị ảnh hưởng bất lợi dù là khách quan hoặc chủ quan cũng đều làm cho khả năng lao động của họ kém đi, thậm chí có thể mất đi Khi đó, sẽ kéo theo sự giảm sút hoặc mất thu nhập, khiến họ không thể tự đảm bảo cho cuộc sống của mình được no
đủ và hơn hết họ rất cần sự tương trợ, đùm bọc từ phía xã hội Và để đảm bảo được vấn
đề an ninh xã hội, đảm bảo sự ổn định và an tâm cho người lao động thì công cụ đắc lực
và hiệu quả giúp nhà nước điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững chính là bảo hiểm xã hội Đặc biệt, xuất phát từ đặc điểm sinh lý cũng như việc sinh đẻ, nuôi con và để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển cũng như an toàn cho trẻ em mà lao động nữ nói chung và lao động nữ trong kỳ thai sản luôn
là đối tượng đặc thù được quan tâm và bảo vệ từ giai đoạn thai kỳ cũng như chăm con
nhỏ Ở Việt Nam, pháp luật về BHXH đã có những quy định riêng tương đối phù hợp với những nét đặc thù của họ và có hiệu quả cao trong việc áp dụng trên thực tế Các quy định này giúp họ vượt qua được những khó khăn về kinh tế để vươn lên, ổn định đời sống, nâng cao thể lực, trí lực và năng suất lao động Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều quy định bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp Và thực tiễn ở Việt Nam, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, trong một số vấn đề, quyền xã hội để bảo vệ lao động nữ và trẻ em chưa được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ Đó
là lý do cơ bản em chọn đề tài: "Th ực trạng thực hiện pháp luật chế độ thai sản trong
b ảo hiểm xã hội bắt buộc" Trên cơ sở làm sáng tỏ một cách có hệ thống các vấn đề lý
luận cơ bản về BHXH bắt buộc, nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật BHXH bắt buộc hiện hành về chế độ thai sản, so sánh, đối chiếu với chế độ thai sản trong pháp luật BHXH bắt buộc của một số nước, để đưa ra một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật chế độ thai sản trong BHXH bắt buộc ở Việt Nam
Để có thể thực tập tốt và hoàn thành được các nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập, em đã xây dựng và thực hiện lộ trình thực tập như sau:
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty cổ phần tập đoàn Gold Plan;
- Nghiên cứu hồ sơ về lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, đầu tư và dân
sự, hôn nhân và gia đình trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, tham gia hỗ trợ xử
lý hồ sơ để nắm vững trình tự thủ tục, quy trình, cơ chế hoạt động đối với từng trường
hợp công việc
- Tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan
- Phân tích nội dung, cách áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý công việc; cách
áp dụng các quy định khác của pháp luật trên thực tiễn đối với các tình huống khác nhau hoặc tương tự; đưa ra quan điểm về hướng giải quyết Qua đó, hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xã hội và các lĩnh vực khác theo cơ chế hoạt động
Trang 8của công ty, học hỏi một số kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên văn phòng, lãnh đạo cấp trên
- Sắp xếp các giấy tờ, hồ sơ, lập báo cáo, thống kê các trường hợp đã, đang và sắp xử
lý
- Tổng hợp các kiến thức, kỹ năng đã học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân Đưa
ra những kiến nghị, đề xuất cho trưởng nhóm bộ phận công việc
Các nhiệm vụ, công việc cụ thể, chi tiết của từng ngày, tuần em xin phép được trình bày đầy đủ, chi tiết trong “Nhật ký thực tập”
Chương I Khái quát một số vấn đề lý luận và quy định của Pháp luật về chế độ
b ảo hiểm thai sản trong bảo hiểm xã hội bắt buộc
1 Khái quát bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì “Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc
bị mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm đóng góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội” Với cách hiểu này, mục tiêu, bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội
đã được thể hiện một cách khá rõ nét và có thể khái quát bao hàm chung các cách hiểu dưới các góc độ kinh tế và xã hội
Tại Việt Nam, bảo hiểm xã hội được định nghĩa là “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH 2014)
Các chế độ BHXH bắt buộc tại Việt Nam hiện nay bao gồm: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
2 Khái niệm chế độ bảo hiểm thai sản
Chế độ bảo hiểm xã hội được hiểu là tập hợp những quy định của mỗi quốc gia về
bảo hiểm thu thập, bảo đảm sức khỏe do những rủi ro xã hội cho người lao động thông qua một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội Tùy từng trường hợp đặc thù mà rủi ro đó có thể là do người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất khả năng lao động…Chế độ bảo hiểm xã hội nhằm mục đích từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc sức khỏe, phục hồi sức khỏe, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động gặp rủi ro trong đời sống
Là một trong những chế đố của bảo hiểm xã hội, trên cơ sở các quan điểm, định nghĩa về bảo hiểm xã hội như trên, có thể hiểu: Chế độ bảo hiểm thai sản là tập hợp các quy định của pháp luật về việc thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cũng như bảo đảm sức khỏe cho người lao động khi phải nghỉ việc trong thời gian mang thai, sinh con,
Trang 99
nuôi con sơ sinh hoặc có các sự kiện thai sản khác trên cơ sở sự đóng góp vào quỹ tài chính chung của người lao động và sự hỗ trợ của nhà nước
3 Đặc điểm chế độ bảo hiểm thai sản
Một là, bảo hiểm thai sản là một chế độ bảo hiểm đặc thù gắn liền chủ yếu với lao động nữ khi có các sự kiện thai sản
Hai là, chế độ bảo hiểm thai sản phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa ba bên là bên tham gia, bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm
Ba là, chế độ bảo hiểm thai sản mang tính chất ngắn hạn nhưng có tính xã hội hóa cao, được thực hiện thường xuyên và đều đặn, diễn ra một cách liên tục do tính tuần hoàn của sự sống
Bốn là, chế độ bảo hiểm thai sản được xây dựng trên cơ sở nguyên tắ có đóng có hưởng, mức, phương thức bù đắp, trợ cấp cho người lao động được pháp luật bảo hiểm
xã hội quy định
4 Vai trò của chế độ thai sản bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thứ nhất, đối với người lao động, chế độ bảo hiểm thai sản góp phần ổn định cuộc sống về vật chất và tinh thần cho người lao động và gia đình trong thời gian họ sinh đẻ, nuôi con sơ sinh mà không thể tham gia quá trình lao động tạo rat hu nhập
Thứ hai, đối với người sử dụng lao động, chế độ bảo hiểm thai sản có vai trò như một chính sách giúp thu hút lực lượng lao động, tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh
Thứ ba, đối với đời sống kinh tế xã hội, chế độ bảo hiểm thai sản góp phần tái tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng và ổn định trong tương lai, điều hòa quan hệ lao động, làm tăng trưởng nền kinh tế
Thứ tư, đối với xã hội, chế độ bảo hiểm thai sản thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, thực hiện chính sách bình đẳng giới, quan tâm chăm sóc phụ nữ và trẻ em của mỗi quốc gia
5 Quy định của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về Chế độ bảo hiểm thai sản
Tính đến hiện nay, ILO đã có 3 công ước về bảo vệ thai sản đó là Công ước số 03 năm 1919, công ước số 103 năm 1952 và công ước số 183 năm 2000
Công ước số 03: đây là công ước đầu tiên về thai sản được tổ chức lao động quốc tế thông qua ngày 29/10/1919 quy định về trợ cấp thai sản đối với lao động nữ trong các ngành công nghiệp, nội dung quy định về thời gian nghỉ thai sản cũng như những quyền lợi mà người lao động nữ được hưởng khi mang thai và sinh con, cụ thể:
NLĐ nữ tuyệt đối không được quay trở lại làm viêc trong thời gian 6 tuần sau sinh NLĐ nữ được quyền nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản trong vòng 6 tuần trước khi sinh; Được quyền nhận trợ cấp chăm sóc y tế đối với cả mẹ và con
Công ước 103 với nội dung quy định về trợ cấp thai sản đối với người lao động nữ trong các ngành công nghiệp và cả nhà nước và tư nhân, cụ thể: Thời gian nghỉ thai sản trước
và sau khi sinh đối với lao động nữ ít nhất là 20 tuần; Lao động nữ có quyền nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản 6 tuần trước khi sinh; Thời gian nghỉ tối thiểu không được ít hơn
6 tuần kể từ ngày sinh Trong trường hợp bệnh tật phát sinh sau khi sinh lao động nữ được quyền kéo dàu thời gian nghỉ sinh sua khi sinh; Trong thời gian nghỉ thai sản NLĐ
nữ được quyền nhận trợ cấp bằng tiền và chăm sóc y tế
Trang 10Công ước 183 có nội dung cụ thể nhất về chế độ thai sản đối với tất cá NLĐ nữ quy định như sau:Thời gian nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản không dưới 14 tuần; Thời gian nghỉ tối thiểu sau khi sinh là 6 tuần; Lao động nữ sau khi sinh con được nhận trợ cấp bằng tiền và chăm sóc y tế Mức trợ cấp phải đảm bảo duy trì được sức khỏe của người
mẹ và đứa trẻ theo mức sống tối thiểu và không được thấp hơn 2/3 mức thu nhập trước khi nghỉ sinh con
6 Quy định của một số quốc gia về chế độ thai sản
Dựa trên nền tảng các quy định chung, các quốc gia dựa trên tình hình kinh tế - xã hội tại đất nước mình để nội luật hóa các quy định pháp luật về chế độ thai sản một cách linh hoạt, phù hợp và dễ dàng thực hiện
Tại pháp, lao động nữ được nghỉ thai sản là 16 tuần và được hưởng 100% lương, bên cạnh đó, các ông bố được nghỉ 11 ngày liên tiếp sau khi vợ sinh Trong trường hợp lao động nữ mong muốn có thể nghỉ phép và bảo lưu việc làm kèm theo thu nhập tối đa 03 năm đồng thời vẫn được nhận những trợ cấpcaaphawm sóc trẻ và những trợ cáp khác, doanh nghiệp không được quyền sa thải lao động nữ đang trong thời gian nghỉ sau khi sinh
Tại Hàn Quốc, do tỷ lệ song thai, đa thai ngày càng tăng nên từ tháng 7/2014, nhà nước đã quy định phụ nữ sinh song thai hoặc đa thai được nghỉ thai sản từ 90 ngày đến
120 ngày Chủ doanh nghiệp cần đảm bảo cho lao động nữ của mình được hưởng đủ thời gian thai sản, trường hợp vi phạm, chủ doanh nghiệp bị phạt tiền tối đa là 10 triệu won (tương đương 187 triệu VNĐ) và 02 năm tù giam Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động
nữ được hưởng 100% lương trong đó 75 ngày đầu do chủ doanh nghiệp trả, 45 ngày tiếp theo do Nhà nước chi trả
Tại singapore, NLĐ được hưởng 4 tháng nghỉ thai sản và từ năm 2013, người chồng được nghỉ 01 tuần để chăm sóc vợ sau sinh và 02 tuần nếu người vợ đồng ý chia sẻ thời gian nghỉ thai sản của mình cho chồng Thời gian nghỉ này, người chồng vẫn được hưởng lương và tiền lương sẽ do chính phủ chi trả với mức cao nhất tương đương 38 triệu VNĐ/01 tuần Ngoài ra, lao động nữ được hưởng 08 tuần trợ cấp thai sản nếu sinh 02 con đầu, từ con thứ 03 trở lên, lao động nữ được hưởng 16 tuần trợ cấp thai sản
Tại Nhật Bản, phân thành 02 kì nghỉ gồm nghỉ thai sản và nghỉ chăm sóc con Thời gian nghỉ thai sản áp dụng đối với lao động nữ, thời gian nghỉ trước khi sinh là 06 tuần tính đến thời điểm dự sinh và sau khi sinh là 08 tuần, trong trường hợp lao động nữ sinh đôi hoặc mang đa thai thì thời gian nghỉ trước khi sinh là 14 tuần kể từ ngày dự sinh Trước khi nghỉ tiền sản, lao động nữ cần gửi yêu cầu đến nơi làm việc Sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ sẽ được quyền đăng ký với nơi làm việc để nghỉ chăm con khi đủ các điều kiện Quy định hưởng chế độ nghỉ chăm con có áp dụng đối với lao động nam khi thỏa mãn những điều kiện Trong thời gian này, NLĐ được hưởng trợ cấp chia thành 02 đợt: ngày bắt đầu nghỉ chăm con đến ngày thứ 180: sẽ được trợ cấp 67% lương hàng tháng Từ ngày 181 trở đi: trợ cấp 50 % lương hàng tháng Đặc biệt, chế
độ thai sản tại Nhật Bản không chỉ áp dụng cho công dân Nhật mà ngay cả người nước
Trang 1111
ngoài đang sống tại Nhật nếu đóng đầy đủ BHLĐ khi đi làm và thỏa mãn các điều kiện
về thời gian đóng abor hiểm thì cũng được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản tại Nhật Nhìn chung các quốc gia trong khu vực hay trên thế giới đều có quy định một cách cụ
thể, chặt chẽ về thời gian nghỉ thai sản, trợ cấp nghỉ thai sản và quyền lợi được bảo đảm
về công việc sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản theo nền tảng kinh tế - xã hội của
từng quốc gia
7 Quy định pháp luật Việt Nam vê chế độ bảo hiểm thai sản
7.1 Đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d,
đ và h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, bao gồm:
lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được
ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; Hai là, người làm việc theo hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Ba là, cán bộ, công chức, viên chức;
Bốn là, Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ
chức cơ yếu; Năm là, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Sáu là, người quản lý doanh nghiệp,
người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
7.2 Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản
Trên cơ sở các quy định nền tảng của ILO, cũng giống như các quốc gia khác, để hạn chế tình trạng lạm dụng chế độ bảo hiểm thai sản, phapr luật Việt Nam cũng quy định điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai snar với hai điều kiện cần và đủ bao gồm
Theo quy định tại điều 31 Luật BHXH 20141, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người
mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động
nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con
Đối với trường hợp NLĐ nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi muốn được hưởng chế độ bảo
1 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nay được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2021
Trang 12hiểm thai sản phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Đối với trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chưa bệnh có thẩm quyền phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, thay vì phải có đủ 6 tháng đóng BHXH trong vòng 12 tháng trước khi sinh như Luật BHXH 2006 trước đây Sự thay đổi này nhằm đảm bảo sự công bằng đối với những đối tượng đã tham gia BHXH trong khoảng thời gian dài những vì lý do bất khả kháng (phải nghỉ việc dưỡng thai do bệnh lý,…) mà không đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh được thụ hưởng chế độ
Th ời gian nghỉ khám thai: Theo Điều 32 của Luật BHXH năm 2014, NLĐ nữ được
nghỉ việc để đi khám thai năm (5) lần, mỗi lần một ngày Nếu NLĐ có thai làm việc ở
xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường, được nghỉ việc hưởng trợ cấp hai (2) ngày cho mỗi lần khám thai Những lần khám thai vượt quá
5 lần theo quy định của pháp luật, lao động nữ phải tự sắp xếp thời gian và không được hưởng chế độ
Th ời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Điều
33 của Luật BHXH 2014 quy định, khi sảy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản theo chỉ định của bệnh viện có thẩm quyền Trong đó, thời gian nghỉ việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần) việc hưởng trợ cấp sẽ là 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần, 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc do sảy thai Nếu lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng, mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH Theo đó,
mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày
Th ời gian nghỉ sinh con: Tại Điều 34 Luật BHXH 20142 quy định về thời gian hưởng
chế độ khi sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con
là 06 tháng Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản như sau: 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ
2 Nội dung hướng dẫn Điều này tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nay được sửa đổi bởi Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2021
Trang 13- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc
04 tháng tính từ ngày sinh con; Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014; Thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động
- Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014
Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản
2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
- Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế
độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014
- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
Th ời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai h ộ: Điều 35 Luật BHXH 2014 3quy định Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa
đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tủ
Th ời gian nghỉ khi nuôi con nuôi: Điều 36 Luật BHXH 20144, nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi, NLĐ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi Trường hợp cả bố hoặc
3 Điều này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016
4 Điều này được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2016