1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ưu và nhược điểmcủa cơ chế giải quyết tranh chấp tmqt giữa các thành viên trong wto

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích ưu và nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thành viên trong WTO
Tác giả Vũ Minh, Phan Lê Ngọc Mai, Nguyễn Văn Thực, Hoàng Thị Lương, Trịnh Thị Kiều Trinh, Phạm Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Nhàn, Phan Ngọc Minh Trang
Trường học Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 384,99 KB

Nội dung

Các Thành viên phảinhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.Để bảo vệ quyền lợi cho các nước thành viên đang phát triển, DSU quy địnhtrong vụ tranh chấp xảy ra giữa một

Trang 1

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

Đề tài: Phân tích ưu và nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp TMQT giữa các thành viên trong

WTO.

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

I Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc

tế giữa các thành viên trong WTO 3

1 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO – DSB 3

2 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO 6

3 Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO 8

4 Thủ tục trọng tài 12

II Những ưu điểm về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tế giữa các thành viên trong WTO 13 III Những nhược điểm về cơ chế giải quyết tranh chấp thương

mại quốc tế giữa thành viên trong WTO 16

I Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tế giữa các thành viên trong WTO

1 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO – DSB.

Trang 4

1.1 Thẩm quyền của DSB:

- Thành lập Ban hội thẩm để giải quyết từng tranh chấp cụ thể khi có yêu cầucủa nguyên đơn; thành lập và giám sát hoạt động của Cơ quan phúc thẩm

- Thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm

- Đảm bảo và giám sát việc thực thi các phán quyết và khuyến nghị của các

cơ quan nói trên bằng cách cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa hay đìnhchỉ thi hành những nhượng bộ và các nghĩa vụ khác theo cá hiệp định cóliên quan (khoản 1 điều 2 Thoả thuận DSU)

1.2 Chức năng của DSB:

- Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên theo nhữngnguyên tắc, trình tự và thủ tục quy định trong DSU, đưa ra quyết định cuốicùng về tranh chấp

- Đảm bảo thực hiện và giám sát thi hành thoả thuận DSU nhằm tạo dựng vàduy trì cơ chế giải quyết tranh chấp công khai, thống nhất, khách quan, hiệuquả

- Xây dựng, ban hành các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp đảm bảocác nghĩa vụ thực thi thoả thuận DSU

1.3 Các cơ quan trực thuộc DSB:

Hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO được tổ chức theo haicấp: cấp Ban hội thẩm (Panel) và cấp cao hơn là Cơ quan phúc thẩm (AppelateBody)

1.3.1 Ban hội thẩm (Panel):

a) Thành lập Ban hội thẩm:

Theo khoản 1 điều 6 – DSU, nếu có yêu cầu bằng văn bản của bên nguyênđơn, Ban hội thẩm sẽ được thành lập chậm nhất là vào ngày cuộc họp tiếp theocủa DSB mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một đề mục củachương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sởnhất trí chung không thành lập Ban hội thẩm

Khi có hai hoặc nhiều Thành viên yêu cầu thành lập ban hội thẩm để giảiquyết cùng một vấn đề thì một ban hội thẩm duy nhất có thể được thành lập đểxem xét những đơn kiện này có tính đến quyền của tất cả các Thành viên có liênquan Một ban hội thẩm duy nhất cần phải được thành lập để xem xét nhữngđơn kiện như vậy bất kỳ khi nào khả thi (khoản 1 điều 9 – DSU)

b) Thành phần Ban hội thẩm:

Theo khoản 5 điều 8 – DSU quy định: Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩmviên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên

Trang 5

trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm Các Thành viên phảinhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.

Để bảo vệ quyền lợi cho các nước thành viên đang phát triển, DSU quy địnhtrong vụ tranh chấp xảy ra giữa một nước thành viên phát triển và một nướcthành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của nước thành viên đang phát triểnthì Ban hội thẩm sẽ có ít nhất một hội thẩm viên là công dân nước đang pháttriển (khoản 10 điều 8 – DSU)

c) Chức năng Ban hội thẩm:

Chức năng của Ban hội thẩm được quy định tại điều 11 – DSU nhưsau:“Chức năng của ban hội thẩm là giúp DSB làm tròn trách nhiệm theo Thỏathuận này và các hiệp định có liên quan Do đó, ban hội thẩm cần phải phảiđánh giá một cách khách quan về các vấn đề đặt ra cho mình, gồm cả việc đánhgiá khách quan các tình tiết của vụ việc và khả năng áp dụng và sự phù hợp vớicác hiệp định có liên quan, và đưa ra những nhận xét, kết luận khác có thể giúpDSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc các phán quyết được quy địnhtrong các hiệp định có liên quan Ban hội thẩm cần phải đều đặn tham vấn vớicác bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội thích hợp để đưa ra một giảipháp thỏa đáng đối với cả hai bên”

Như vậy, có thể thấy Ban hội thẩm không phải là cơ quan xét xử như trọngtài hay toà án Nhiệm vụ của Ban hội thẩm chỉ dừng lại ở việc điều tra thực tế,chỉ ra các cơ sở pháp lí có liên quan để giải quyết vụ việc và kiến nghị các biệnpháp giải quyết khi cần thiết Kết quả làm việc của Ban hội thẩm là một báo cáotrình lên DSB Báo cáo này khi được DSB thông qua thì được coi như phánquyết của DSB và có giáo trị pháp lí ràng buộc các bên tranh chấp, buộc cácbên phải thi hành

d) Nguyên tắc làm việc của Ban hội thẩm:

Ban hội thẩm làm việc theo nguyên tắc quy định trong Phụ lục 3 của Thoảthuận DSU, bao gồm:

+ Ban hội thẩm sẽ họp kín Các bên tranh chấp và bên thứ ba có quyền lợiliên quan sẽ có mặt tại các buổi họp chỉ khi được Ban hội thẩm mời trìnhdiện

+ Giữ bí mật việc nghị án của Ban hội thẩm và những tài liệu được đệ trình + Tạo quyền bình đẳng ngang nhau cho các bên trong tranh chấp và tạo cơhội cho bên thứ ba có quan tâm đến vụ tranh chấp trình bày quan điểm củaminh

1.3.2 Cơ quan phúc thẩm (Appelate Body)

a) Thành lập cơ quan phúc thẩm:

Trang 6

Theo khoản 1 điều 17 – DSU quy định: Cơ quan phúc thẩm thường trực doDSB thành lập Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi một vụ việc phải do 3người trong số đó xét xử Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải làmviệc luân phiên Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản vềthủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm.

Theo khoản 2 điều 17 – DSU quy định:“DSB phải chỉ định người làm việc ở

Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kỳ 4 năm, và mỗi người có thể được tái bổnhiệm một lần Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệmngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được xác địnhbằng việc bắt thăm Chỗ khuyết phải được bổ sung nếu có Người được bổnhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời giannhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm”

b) Thành phần của cơ quan phúc thẩm:

Cũng như các hội thẩm viên, các thành viên của Cơ quan phúc thẩm phảiđáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe do DSU quy định Khoản 3 điều 17thoả thuận DSU yêu cầu:

+ Thành viên Cơ quan phúc thẩm phải có uy tín, có kinh nghiệm chuyênmôn về pháp luật, thương mại quốc tế và những lĩnh vực thuộc diện điềuchỉnh của WTO

+ Họ không được liên kết với bất kì chính phủ nào Với tư cách thành viên

Cơ quan phúc thẩm họ sẽ đại diện rộng rãi cho tất cả các nước thành viênWTO

+ Sẵn sàng tham gia làm việc bất cứ lúc nào Trong quá trình làm việc, mọithành viên đều bình đẳng như nhau

c) Chức năng của cơ quan phúc thẩm:

Cơ quan phúc thẩm có chức năng xem xét các kháng cáo về báo cáo của Banhội thẩm (khoản 1 Điều 17 DSU) Cần lưu ý là chỉ các bên tranh chấp, khôngphải bên thứ 3, mới có quyền kháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm Tuy nhiên,bên thứ ba đã thông báo cho DSB về lợi ích đáng kể đối với vấn đề tranh chấptheo khoản 2 Điều 10 - DSU, có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan phúc thẩm

và phải được tạo cơ hội trình bày với Cơ quan phúc thẩm

Sau khi xem xét các kháng cáo, Cơ quan phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửađổi hoặc hủy bỏ các ý kiến và kết luận của Ban hội thẩm Tuy nhiên, giống nhưbáo cáo của Ban hội thẩm, báo cáo của Cơ quan phúc thẩm chỉ có giá trị pháp

lý khi được DSB thông qua

d) Nguyên tắc làm việc của cơ quan phúc thẩm:

Cơ quan phúc thẩm làm việc theo các nguyên tắc sau:

Trang 7

+ Quá trình tố tụng sẽ được giữ kín Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải đượcsoạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và dựa trên cơ sở cácthông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.

+ Các ý kiến trong Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải ẩn danh

+ Đề cập đến từng vấn đề được nêu trong kháng cáo trong suốt quá trình tốtụng

2 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO.

- Các nguyên tác cơ bản nhất khi giải quyết tranh chấp phát sinh giữa cácnước thành viên WTO : nguyên tắc không phân biệt đối xử , nguyên tắccông khai và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh , nguyên tắc bảo hộ thông quathuế quan ,nguyên tắc tiếp cận thị trường , nguyên tắc bảo hộ phòng ngừabất trắc

- Ngoài các nguyên tắc chung nói trên , khi giải quyết tranh chấp , DSB dựatrên nguyên tắc cụ thể sau :

chấp

- Các nước thành viên tranh chấp dù là nước lớn hay nhỏ , phát triển haychậm phát triển đều bình đẳng như nhau trong việc giải quyết tranh chấpphát sinh.Nguyên tắc này chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình giảiquyết tranh chấp : bình đẳng khi tham vấn,bình đẳng khi đưa ra tranhchấp Ban hội thẩm,trong khóa trình kháng cáo,khi thi hành khuyếnnghị,phán quyết của DSB

- Nguyên tắc bình đẳng cũng chi phối hoạt động của các hội thẩm viên,cácthành viên của Cơ quan phúc thẩm.Trong quá trình giải quyết tranh chấpgiữa các hội viên ,các thành viên của Cơ quan phúc thẩm hoàn toàn bìnhđẳng với nhau trong việc đưa ra ý kiến,quan điểm về các vấn đề cần giảiquyết

Ví dụ : Trong vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về trợ cấp cho

ngành thép, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có quyền bình đẳng trong việc tham

Trang 8

gia các thủ tục giải quyết tranh chấp, bao gồm quyền yêu cầu tham vấn, đưatranh chấp ra Ban hội thẩm, kháng cáo báo cáo của Ban hội thẩm, và thihành các khuyến nghị hoặc phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp.

- Các cuộc họp của Ban hội thẩm , của cơ quan phúc thẩm là các cuộc họpkín , không công khai , các bên tranh chấp chỉ được mời tham dự khi cầnthiết Như vậy nội dung các cuộc họp của Ban hội thẩm , cơ quan phúcthẩm là bí mật đối với các nước thành viên thứ ba Nguyên tắc bí mậtcũng phần nào thể hiện trong giai đoạn tham vấn , đó là nội dung thamvấn giữa các nước thành viên tranh chấp không được thông báo cho cácnước thành viên WTO biết

Ví dụ.: Trong vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về trợ cấp cho

ngành thép, các cuộc tham vấn và thủ tục giải quyết tranh chấp đã được tiếnhành một cách bí mật, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý khác đi

Thứ ba : Nguyên tắc “đồng thuận phủ quyết”( hay “đồng thuận nghịch”)

- Trong mọi trường hợp , Ban hội thẩm sẽ được thành lập để giải quyếttranh chấp và các báo cáo của Ban hội thẩm , của cơ quan phúc thẩm sẽđược thông qua , trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận khôngthành lập Ban hội thẩm hay không thông qua các báo cáo này

Ví dụ : Trong vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về trợ cấp cho

ngành thép, DSB đã thông qua khuyến nghị của Ban hội thẩm yêu cầu TrungQuốc chấm dứt việc trợ cấp cho ngành thép Khuyến nghị này đã được thôngqua với 14 phiếu thuận, 1 phiếu không thuận

Trang 9

- Thứ tư: Nguyên tắc đối xử ưu đãi đối với các nước thành viên đang

phát triển và chậm phát triển nhất

- Đối xử ưu đãi với các nước đang phát triển chỉ thể hiện ở chỗ Ban thư kídành hỗ trợ về mặt pháp lí cho các nước này , có thể kéo dài một số thờihạn trong quá trình giải quyết tranh chấp , quyền lợi và tình hình kinh tếcủa các nước này sẽ được chú ý tới trong các giai đoạn của quá trình giảiquyết tranh chấp

Ví dụ : Trong vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về các biện

pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Trung Quốc đã được miễn trừ một sốnghĩa vụ của Hiệp định TRIPS Điều này cho phép Trung Quốc có thêmthời gian và nguồn lực để phát triển hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệcủa mình

3 Quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO

3.1 Giai đoạn tham vấn

- Tham vấn là việc các nước tranh chấp đàm phán với nhau để đưa ra thỏathuận thống nhất về việc giải quyết tranh chấp

- Tham vấn là thủ tục bắt buộc các bên phải tiến hành, chỉ khi các bên đã đàmphán mà không đạt được kết quả thì mới phải tiến hành các thủ tục tiếp theonhằm tránh sự đối đầu và các tranh chấp phát sinh

- Khi một nước thấy nước thành viên khác có hành vi thương mại trái với cácquy định của Hiệp định hay thỏa thuận của WTO, gây thiệt hại cho mình thì

có quyền yêu cầu nước thành viên đó tiến hành tham vấn với mình Yêu cầutham vấn phải bằng văn bản và phải thể hiện rõ biện pháp tiến hành thamvấn, cơ sở pháp lý để có quyền yêu cầu tham vấn, và thông báo cho DSB vàcác ủy ban có liên quan của WTO (Theo Điều 4.4 của Thảo thuận DSU).Nội dung tham vấn phải được giữ bí mật, việc tham vấn không làm ảnhhưởng đến quyền lợi của các nước trong giai đoạn sau của quá trình giảiquyết tranh chấp.Thời gian trả lời tham vấn của nước bị khiếu nại là 10ngày, thời gian tiến hành tham vấn là 30 ngày ( sau ngày nhận được yêu cầu), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Trang 10

- Nếu nước bị khiếu nại không trả lời trong thời gian trên thì nước khiếu nại

có thể trực tiếp yêu cầu DSB thành lập Ban hội thẩm.Nếu việc tham vấnkhông giải quyết được tranh chấp của các bên trong vòng 60 ngày kể từ ngàynhận được yêu cầu tham vấn hoặc trong thời hạn 60 ngày kể trên nếu cácbên tham vấn cũng cho rằng việc tham vấn không thể giải quyết được tranhchấp thì bên khiếu nại có thể yêu cầu DSB lập Ban hội thẩm.Trong trườnghợp khẩn cấp, trường hợp hàng dễ hư hỏng các thành viên phải tiến hànhtham vấn trong khoảng thời gian không quá 10 ngày sau khi nhận được yêucầu tham vấn và nếu không giải quyết được tranh chấp trong thời hạn 20ngày thì bên khiếu nại có thể yêu cầu thành lập Ban hội thẩm Nếu trong giaiđoạn tham vấn các nước thống nhất được giải pháp thì tranh chấp được giảiquyết còn không thì sẽ giải quyết ở bước tiếp theo tại Ban hội thẩm Nếutrong giai đoạn tham vấn, các nước tranh chấp thống nhất được giải phápcho vụ tranh chấp thì tranh chấp đã được giải quyết và nếu các nước cácnước không thỏa thuận được giải pháp thỏa đáng thì việc giải quyết tranhchấp sẽ được tiến hành ở bước tiếp theo tại Ban hội thẩm

3.2 Giai đoạn hội thẩm

- Khi có yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của nước khiếu nại, DSB sẽ nhómhọp để xem xét yêu cầu này, Ban hội thẩm sẽ thành laaoj vào phiên tiếp theocủa DSB, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở nhất trí không thành lập Ban hộithẩm

- Nhiệm vụ của Ban hội thẩm là đánh giá khách quan vấn đề tranh chấp, gồm

cả tình tiết thực tế, khả năng áp dụng hiệp định, thỏa thuận có liên quan củaWTO và tìm hiểu điều tra thêm để hỗ trợ DSB đưa ra các khuyến nghị hoặcphán quyết

- Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải bằng văn bản, phải chỉ rõ thủ tục thamvấn đã được tiến hành nhưng tranh chấp chưa được giải quyết, xác định rõbiện pháp cụ thể đang được bàn cãi, và cung cấp tóm tắt về cơ sở pháp lýcủa đơn kiện, trình bày rõ ràng Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầuthành lập Ban hội thẩm với các điều kiện khác với điều khoản tham chiếuchuẩn thì văn bản yêu cầu này sẽ kèm theo văn bản đề xuất về các điềukhoản tham chiếu đặc biệt Khi thành lập Ban hội thẩm DSB có thể ủyquyền cho Chủ tịch DSB soạn thảo điều khoản tham chiếu chuẩn có sự thamvấn với các bên tranh chấp và gửi tới các thành viên, nếu điều khoản thamchiếu mà các bên thỏa thuận khác với điều khoản tham chiếu chuẩn thì bất kì

Trang 11

thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề liên quan đến các điều khoản đó vớiDSB

- Ban thư ký WTO sẽ đề nghị tên của 3 người tham gia Ban hội thẩm cho cácbên lựa chọn và kèm theo danh sách các ứng cử viên có trình độ, trong vòng

20 ngày không nhất trí về thành phần của Ban hội thẩm thì Tổng giám đốcWTO sau khi tham vấn với Chủ tịch DSB và chủ Tịch hội đồng và các ủyban khác có liên quan quyết định thành lập Ban hội thẩm bằng việc bổnhiệm các hội thẩm từ những người mà Tổng giám đốc cho là thích hợpnhất Chủ tịch DSB sẽ thông báo cho các thành viên về thành phần của Banhội thẩm đã được thành lập không quá 10 ngày kể từ ngày chủ tịch DSBnhận được yêu cầu như trên

o Thủ tục làm việc của ban hội thẩm:

- Các cuộc hợp Ban hội thẩm được tiến hành theo nguyên tắc họp kín

- Các bên tranh chấp và bên liên quan chỉ có mặt tại buổi họp khi được Banhội thẩm mời Việc nghị án của Ban hội thẩm và những tài liệu được đệ trìnhlên sẽ được giữ bí mật Các bên tranh chấp được nêu quan điểm ,ý kiến củamình.Các bên phải trình đệ bản chi tiết hồ sơ vụ kiện( đc giữ bí mật) và bảntóm tắt( được công khai) trước buổi họp chính thức đầu tiên nhằm mục đíchcông khai hóa trong quá trình tố tụng

- Trong cuộc họp đầu tiên, nguyên đơn bị đơn được trực tiếp trình bày quanđiểm, bên thứ 3 được mời dự được trình bày quan điểm của mình về lợi íchthương mại có liên quan, mọi lập luận bác bỏ ý kiến của bên kia được trìnhbày ở cuộc họp thứ 2 của Ban hội thẩm Trong bất kỳ thời điểm nào Ban hộithẩm cũng có thể đưa ra câu hỏi đối với các bên và yêu cầu họ giải thíchngay trong cuộc họp hoặc bằng văn bản Các bài trình bày, bác bỏ và tuyên

bố được đọc công khai tại phiên họp với sự có mặt của các bên để đảm bảotính minh bạch

o Giai đoạn xét sử gồm 6 bước:

- Bước 1: Trước phiên họp đầu tiên

Các bên gửi hồ sơ trình bày các tình tiết và lập luận Ban hội thẩm kiểm tra,vấn đề được dẫn tới DSB trong văn bản ( K1Đ7 Thỏa thuận DSU)

- Bước 2: Xem xét của ban hội thẩm

Cuộc họp thứ nhất: (dành cho nguyên đơn, bị đơn chỉ nêu ý kiến, khôngđược đối chất) xác định vấn đề và tìm kết luận Bên thứ 3 được nêu ý kiến trongcuộc họp dành riêng của cuộc họp thứ nhất, ban hội thẩm sẽ lắng nghe ý kiếntất cả các bên

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w