Do đây là một lĩnh vực còn khá mớiđối với nước ta, vì vậy công tác quản lý nói chung đang gặp không ít khókhăn, đặc biệt là công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử.Mặc dù hiện n
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC:
LUẬT TÀI CHÍNH
tron g bối cảnh phát triển của thương mại điện tử
ở nước ta.
THÀNH VIÊN:
Nguyễn Lâm Khoa
Đoàn Ngọc Khánh
Dương Khánh Linh
Đinh Khánh Linh
Đinh Thảo Linh
Nguyễn Đặng Phương Linh
Hà Nội - 2023
Trang 2MỤC LỤ
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 2
1 Thuế 2
2 Quyền thu thuế của nhà nước 2
3 Thương mại điện tử 2
II QUYỀN THU THUẾ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3
1 Quyền thu thuế của nhà nước trong nền kinh tế nói chung 3
2 Quyền thu thuế của nhà nước trong thương mại điện tử nói riêng.4 III THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN THU THUẾ ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 6
1 Khó khăn trong việc xác định nguồn thu nhập và địa điểm kinh doanh 6
2 Kinh doanh thương mại điện tử phải nộp những loại thuế sau 7
2.1 Các chính sách thuế TMĐT tại Việt Nam 8
2.1.1 Xác định các giao dịch trực tuyến phải nộp thuế TMĐT 8
2.1.2 Xác định thông tin đối tượng phải nộp thuế TMĐT 9
3 Thực trạng quản lý kê khai, nộp thuế TMĐT ở Việt Nam 10
3.1 Thực trạng quản lý thông tin đối tượng quản lý thuế TMĐT ở Việt Nam 11
3.2 Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế TMĐT ở Việt Nam 13
IV GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUYỀN THU THUẾ 14
1
Trang 3DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO: 18
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thương mại điện tử trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia đặc biệt là tại Việt Nam trong những năm gần đây bởi sự ưu việt của nó như tiết kiệm thời gian, giao dịch thuận tiện và chi phí được tối ưu Do đây là một lĩnh vực còn khá mới đối với nước ta, vì vậy công tác quản lý nói chung đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử và đảm bảo cơ
sở pháp lý cho việc thu thuế
NỘI DUNG
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
1 Thuế
Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.
2 Quyền thu thuế của nhà nước
Quyền thu thuế của nhà nước là cơ sở quan trọng để nhà nước có thể ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật thuế trong nước cũng như giải quyết các vấn đề quốc tế liên quan đến quyền thu thuế
3 Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là tất cả các hoạt động thương mại theo nghĩa rộng, được tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình thông qua các phương tiện
Trang 4điện tử không bị giới hạn bởi phương thức giao dịch và con đường giao dịch như mạng internet, mạng, viễn thông, di động và mạng mở khác.
Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử , so với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước,
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử thực hiện trong một thị trường không có biên giới ( thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện
tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia ít nhất
ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch
vụ mạng và các cơ quan chứng thực
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường
II QUYỀN THU THUẾ TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1 Quyền thu thuế của nhà nước trong nền kinh tế nói chung
Quyền thu thuế là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của các nhà nước trên thế giới nói chung và nhà nước Việt Nam nói riêng nhà nước ta có quyền thu thuế vì nhà nước là một chủ thể chính trị xã hội đặc biệt,
có nhiệm vụ là điều khiển, điều phối, điều tiết, chỉ huy, quản lý toàn bộ mọi hoạt động từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ,… của đất nước ta nhà nước làm tất cả những việc đó đều là vì lợi ích của quốc gia, dân tộc và những người đang sinh sống, làm việc trên vùng lãnh thổ đất nước Việt Nam Vì nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước là rất lớn khi phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ và duy trì bộ máy chính trị nên nhà nước cần phải có tiềm lực nhân sự và tiềm lực tài chính sẵn có để hỗ
3
Trang 5trợ Thế nên nhà nước cần phải lập ra Ngân sách nhà nước, thu thuế để trang trải cho những cơ sở vật chất cần thiết cho nhà nước thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình Quyền thu thuế của nhà nước chính là cơ sở quan trọng để nhà nước có thể ban hành hệ thống các văn bản pháp luật thuế trong nước để thu, quản lý thuế cũng như giải quyết các vấn đề quốc tế liên quan đến thuế và quyền thu thuế
Quyền thu thuế của nhà nước được thực hiện dựa trên hai yếu tố, đó là: toàn bộ không gian trên biên giới lãnh thổ của nước ta và công dân, cư dân ở trên đất nước ta Quyền thu thuế dựa trên yếu tố lãnh thổ (quyền theo lãnh thổ) cho phép nhà nước được quyền thu thuế đối với mọi đối tượng đủ điều kiện trên lãnh thổ đất nước mà không phân biệt loại chủ thể (ví dụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) Quyền thu thuế dựa trên yếu tố con người (quyền theo quốc tịch) cho phép nhà nước thu thuế đối với mọi công dân nước ta, không phân biệt đối tượng này đang cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ quốc gia (ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao)
2 Quyền thu thuế của nhà nước trong thương mại điện tử nói riêng
Kinh tế, cụ thể là thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực cốt yếu cần phải thu thuế để đảm bảo nguồn thu của Ngân sách nhà nước Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghệ điện tử viễn thông phát triển rất mạnh, kéo theo đó là sự bùng nổ về số lượng của của các website được phổ cập tới hàng trăm nước trên thế giới với rất nhiều sàn thương mại điện tử như Alibaba, Amazon, Ebay, Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop,… hay là các ứng dụng điện tử về dịch vụ như Grab, Be, Baemin, Uber, Shopee Food, Giao Hàng Nhanh,…đã làm nhiều giao dịch qua mạng phát sinh hơn so với giao dịch mặt đối mặt truyền thống với tính tiện lợi của nó Những giao dịch phát sinh với số lượng lớn này có thể sẽ làm nhiều loại thuế xuất hiện cần được thu nhà nước đã và đang thu các loại thuế sau đối với thương mại điện tử: thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ
Trang 6đặc biệt, thuế nhập khẩu và lệ phí môn bài Khi thu những loại thuế đó, nhà nước cũng đã và đang áp dụng cả hai quyền thu thuế theo lãnh thổ và theo quốc tịch đối với thương mại điện tử
Về quyền thu thuế theo lãnh thổ Đầu tiên, về khái niệm lãnh thổ,
lãnh thổ theo cách hiểu thông thường là “toàn bộ bao gồm hết các vùng đất và vùng nước (nước sông hồ trong vùng đất và vùng nước biển), vùng trời, khoảng không và lòng đất nằm trên, dưới vùng đất và vùng nước đó của một quốc gia, kể cả những vùng đã thực hiện chủ quyền hoặc trong vòng tranh chấp”, về địa lý, chính trị và hành chính thì “lãnh thổ là một phần đất nằm dưới sự quản lý của cơ quan chính quyền của một quốc gia”; hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số và thương mại điện tử, nhà nước ta đã mở rộng hơn định nghĩa của lãnh thổ đó là vùng lãnh thổ không gian mạng Theo Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018, không gian mạng là mạng lưới kết nối toàn cầu của các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm internet, các mạng viễn thông, hệ thống máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin,
là môi trường đặc biệt mà con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Không gian mạng được xem là môi trường xã hội đặc biệt của con người hội tụ 6 thành tố: Chính sách, pháp luật; năng lực công nghệ; nội dung thông tin; nguồn nhân lực; cơ cấu tổ chức bộ máy; ý thức của con người trên không gian mạng Với ý nghĩa đó, không gian mạng được xem là “lãnh thổ đặc biệt”, “lãnh thổ mở rộng”, “lãnh thổ song song”, của quốc gia, chứa đựng lợi ích quốc gia, dân tộc Thương mại điện tử thì lại được triển khai và thực hiện trên không gian mạng (hay lãnh thổ trực tuyến), với rất nhiều giao dịch được thực hiện, nhiều hàng hóa, tiền tệ lưu thông nhờ vào sự tiện lợi của thương mại điện tử hàng ngày, hàng tháng, hàng năm Dựa trên những lẽ đó và căn cứ vào Luật Quản lý thuế 20191, Nghị định
Số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử2 thì nhà nước có quyền thu thuế đối với thương mại điện tử nhà nước đã thực hiện quyền thu thuế theo lãnh
1 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019
2 Khoản 7 Điều 27 và Khoản 7 Điều 37 Nghị định Số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử
5
Trang 7thổ đối với thương mại điện tử thông qua các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, Tuy nhiên, việc thực hiện quyền thu thuế đối với thương mại điện
tử theo lãnh thổ lại có không ít những khó khăn, thử thách, như là khó xác định chính xác địa điểm kinh doanh mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử sử dụng do các giao dịch, hành vi được thực hiện trên không gian mạng rất khó kiểm soát
Về quyền thu thuế theo quốc tịch Như đã trình bày ở trên, khi áp dụng
quyền này, nhà nước ta có quyền thu thuế đối với mọi công dân có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đối tượng này đang cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam Trong thương mại điện tử, những người có quốc tịch Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp thuộc Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thông qua thương mại điện tử mà có những thu nhập thuộc Điều
3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì nhà nước sẽ có quyền thu thuế, bất kể họ có đang ở Việt Nam hay đang ở nước ngoài Việc áp dụng quyền thu thuế này đối với thương mại điện tử là điều rất cần thiết để đảm bảo ngân sách nhà nước không bị thất thu Tuy nhiên, việc truy thu thuế thu nhập của những đối tượng phải nộp thuế có nguồn thu nhập từ thương mại điện tử là rất khó khăn, nhiều bất cập do tính phi địa lý của thương mại điện tử và phản ứng thuế của những đối tượng phải nộp thuế này, chẳng hạn như cơ quan thuế sẽ gặp khó khăn trong việc xác định danh tính và nước cư trú của người phải nộp thuế để đánh thuế do khả năng ẩn danh, mạo danh của mạng Internet
III THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN THU THUẾ ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1 Khó khăn trong việc xác định nguồn thu nhập và địa điểm kinh doanh
Phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Việt Nam không tiến hành đăng ký kinh doanh nên cơ quan nhà nước khó theo dõi, quản lý, xác định đối tượng Đặc biệt là đối với loại hình quảng cáo trực tuyến, bán
Trang 8hàng qua mạng xã hội (như thông qua Google, Facebook, Zalo ) Trong đó, các hành vi mà DN (như Google, Yahoo…) vi phạm thường không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; Không kê khai thuế nhà thầu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia có phát sinh dịch vụ ở Việt Nam Ngoài ra, hoạt động bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân hiện nay đang bùng phát nhanh chóng, trong khi cơ quan quản lý lại thiếu chế tài để tiến hành thu thuế kinh doanh khi phát sinh giao dịch buôn bán
2 Kinh doanh thương mại điện tử phải nộp những loại thuế sau
Về nghĩa vụ thuế đối với tổ chức trong nước có hoạt động thương mại điện tử Tổ chức trong nước có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phải nộp các loại thuế, phí sau: thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và lệ phí môn bài
Thứ nhất, về thuế VAT Theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm
2008 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, các hàng hóa, dịch vụ
sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Thứ hai, về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp Hoạt
động thương mại điện tử là hoạt động sinh lợi từ việc sản xuất, kinh doanh Như vậy, thu nhập có được từ hoạt động này là thu nhập chịu thuế (điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 và khoản 1 Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008) Đối với cá nhân kinh doanh trực tuyến,
họ là người phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân bởi thu nhập họ có được là thu nhập chịu thuế (nếu thu nhập bình quân trên năm trên 100 triệu đồng theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 Đối với
tổ chức thực hiện hoạt động thương mại điện tử, doanh thu của tổ chức là thu nhập chịu thuế, do đó pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước Đối với
7
Trang 9các cá nhân, tổ chức nước ngoài có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam cũng phải chịu sự điều tiết của các sắc thuế của Việt Nam
Thứ ba, về thuế tiêu thụ đặc biệt Cá nhân, tổ chức có hành vi kinh
doanh trên lĩnh vực thương mại điện tử các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế của loại thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật Do đó, việc kê khai thuế là hoạt động có yếu tố bắt buộc
Thứ tư, về lệ phí môn bài Cá nhân kinh doanh hoặc mới thành lập,
được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã
số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm
Thứ năm, về thuế đối với các chủ thể nước ngoài kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam thông qua thương mại điện tử Đối với người nộp thuế là nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch
vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đến cơ quan thuế theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế
2.1 Các chính sách thuế TMĐT tại Việt Nam
Nhằm đảm bảo việc thu thuế đúng và chống thất thu ngân sách nhà nuớc, các cơ quan nhà nước đang từng bước xây dựng khung pháp lý nhằm quản lý các hoạt động TMĐT một cách hiệu quả nhất Chính sách thuế TMĐT giúp nhà quản lý thuế xác định được các giao dịch trực tuyến phải nộp thuế và xác định được thông tin của thông tin của các đối tượng phải nộp thuế nhằm thu đúng thu đủ, tránh bỏ sót các đối tượng nộp thuế
2.1.1 Xác định các giao dịch trực tuyến phải nộp thuế TMĐT
Tại Việt Nam, chính sách thuế hiện hành không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống và hoạt động kinh doanh theo phương
Trang 10thức TMĐT Việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đang được thực hiện theo đúng quy định của các Luật Thuế (Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân), Luật Quản lý thuế (QH, 2019) và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
Nguồn thu thuế TMĐT chủ yếu từ 3 loại giao dịch gồm: Bán hàng qua mạng xã hội hoặc các sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki…); Thu nhập từ hoạt động viết các ứng dụng trò chơi, quảng cáo qua Facebook, Google, YouTube ; Các tổ chức, gia đình có hoạt động cho thuê nhà thông qua các trang mạng điện tử (Agoda, Booking )
Tuy nhiên một số giao dịch không nằm trong ba loại giao dịch kể trên như các dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet Các dịch vụ này đang phát triển và trở thành xu thế của toàn thế giới, chẳng hạn dịch vụ Iflix của Malaysia, WeTV của Trung quốc, Netflix của Mỹ Netflix, bắt đầu cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Việt Nam vào đầu năm 2016, ước tính có 300.000 người dùng, với mỗi người dùng trả từ $6 đến $12 USD mỗi tháng Các thuê bao Netflix tại Việt Nam hầu hết đăng ký sử dụng dịch vụ, thanh toán phí… đều thông qua phương thức trực tuyến, thẻ tín dụng Nhìn chung, điều này có nghĩa là Netflix có khả năng kiếm được tới 3,6 triệu USD (≈ 82 tỷ VND) mỗi tháng, nhưng chính phủ Việt Nam không nhận được bất kỳ doanh thu thuế nào từ các giao dịch
2.1.2 Xác định thông tin đối tượng phải nộp thuế TMĐT
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành một số quy định nhằm xác định nguồn thu ngân sách trên thu nhập của các tổ chức nước ngoài, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trên nền tảng số tại Việt Nam như Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013
về TMĐT và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT Thông
tư 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 hướng dẫn về thuế GTGT,
9