Qua mỗi thời kìphát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về thuế thu nhập lại được sửa đổi, bổ sungnhằm khắc phục những bất cập của luật cũ trong đó có quy định về căn cứ tínhthuế thu nhập
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Khái quát về căn cứ tính thuế TNDN 1
1 Khái niệm thuế TNDN 1
2 Căn cứ tính thuế TNDN 1
3 Vai trò của căn cứ tính thuế TNDN 2
II Quy định về căn cứ tính thuế TNDN 2
1 Thu nhập tính thuế 2
1.1 Thu nhập chịu thuế 3
1.2 Thu nhập được miễn thuế 9
1.3 Chuyển lỗ 10
2 Thuế suất 11
III Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN……… … 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế TNDN
Trang 3MỞ ĐẦU
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thu quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước Đây là công cụ quan trọng giúp Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thu ngân sách Nhà nước Qua mỗi thời kì phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về thuế thu nhập lại được sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những bất cập của luật cũ trong đó có quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đã có những sự đổi mởi hơn so với luật cũ phần nào dung hòa được lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc xác định các căn cứ tính thuế và nộp cho Nhà nước Nhằm tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về các căn
cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp, em xin chọn đề tài “Phân tích, đánh giá và
nêu ví dụ minh hoạ đối với các quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.”
NỘI DUNG
I Khái quát về căn cứ tính thuế TNDN
1 Khái niệm thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản tiền mà chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh trên lãnh thổ trong nước hoặc ở nước ngoài phải nộp vào NSNN theo nguyên tắc bắt buộc, không hoàn trả và dựa trên cơ sở quy định pháp luật Đây là loại thuế trực thu, đánh vào tổ chức kinh doanh có thu nhập
2 Căn cứ tính thuế TNDN
Trang 4Căn cứ tính thuế là những yếu tổ được sử dụng làm cơ sở xác định số thuế phải nộp cho từng đối tượng thuế riêng biệt1 Căn cứ tính thuế TNDN bao gồm: Thu nhập tính thuế và thuế suất
3 Vai trò của căn cứ tính thuế TNDN
- Quy định căn cứ tính thuế TNDN góp phần hoàn thiện hệ thống chế định
về thuế TNDN Căn cứ tính thuế TNDN sẽ đảm bảo chính sách thuế TNDN mỗi quốc gia phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội mỗi giai đoạn
- Giúp quản lý được khoản thu thuế của doanh nghiệp Cán bộ thuế, thanh tra thuế có thể phân tích được những rủi ro cũng như khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, tránh tình trạng trốn thuế, sai lệch thuế
- Các cơ quan thuế quản lí, đánh giá được hiệu quả của việc thu thuế TNDN
II Quy định về căn cứ tính thuế TNDN
Điều 6 VBHN số 14/2020/ VBHN-VPQH Luật thuế TNDN quy định căn
cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất
1 Thu nhập tính thuế
Khoản 1 Điều 7 VBHN số 14/2020/VBHN-VPQH quy định “Thu nhập
tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước”
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất
Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ tính thuế theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện
1 Căn c tnh thuếế thu nh p doanh nghi p theo pháp lu t Vi t Nam hi n nay t th c tếễn thành phốế Đà Năễng, ứ ậ ệ ậ ệ ệ ừ ự Nguyếễn Th Hoa, Lu n văn Th c sĩ Lu t h c, Hà N i, 2019, tr 8 ị ậ ạ ậ ọ ộ
Trang 5Điều 6 VBHN số 09/2018/VBHN-BTC Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN nghiệp quy định về cách tính thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế:
Thu nhập
tính thuế
= Thu nhập chịu thuế
- Thu nhập được miễn thuế
+ Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
1.1 Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam2
Thu nhập chịu
thuế
= Doanh thu - Chi phí được
trừ
+ Các khoản thu nhập khác
1.1.1 Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ tính thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ
- Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Hóa đơn giá trị gia tăng của Doanh nghiệp gồm:
2 Kho n 2 điếều 7 VBHN sốế 14/2020/VBHN-VPQH Lu t thuếế thu nh p doanh nghi p ả ậ ậ ệ
Trang 6Giá bán: 1.000.000 đồng
Thuế GTGT (10%) 200.000 đồng
Giá thanh toán: 1.200.000 đồng
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là 1.000.000 đồng
- Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT thì doanh thu tính thuế TNDN bao gồm cả thuế GTGT
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực
tiếp trên giá trị gia tăng Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 1.110.000 đồng (giá
đã có thuế GTGT) Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 1.110.000 đồng
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 3 điều 8 VBHN số 66/2019 và được hướng dẫn cụ thể tại VBHN số 09/2018 của BTC
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đều dễ dàng xác định doanh thu, chính vì vậy, pháp luật thuế TNDN đã quy định cụ thể và chi tiết thời điểm xác định doanh thu đối với hoạt động dịch vụlà thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua và đối với hoạt động vận tải là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua tại VBHN số 09/2018 Nghị định 218/2013/NĐ-CP Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp cụ thể:Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm; Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động
Trang 7gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa… được quy định tại Điều 5
VBHN số 66/2019/VBHN-BTC Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Như vậy, những quy định về doanh thu và xác định doanh thu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thu nhập chịu thuế Quy định về doanh thu được hoàn thiện và quy định rõ ràng hơn nhằm giúp cho các doanh nghiệp thuận tiện trong việc tính toán thu nhập chịu thuế TNDN Đối với quy định về thời điểm xác định doanh thu đã có những thay đổi giúp phù hợp với thực tế, góp phần vào sự hoàn thiện quy định về căn cứ tính thuế TNDN
1.1.2 Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế
- Các khoản chi được trừ: Là những khoản chi phí hợp lý mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế theo quy định pháp luật được phép trừ để tính thu nhập chịu thuế
Các khoản chi được trừ thường mang các đặc điểm:
+ Là khoản chi phí phục vụ cho hoạt động tạo ra thu nhập chịu thuế;
+ Chi phí có phát sinh thực tế;
+ Chi phí có tính hợp lý;
+ Khoản chi này phải liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập
Điều 9 VBHN số 14/2020 quy định về các khoản chi được trừ và được hướng dẫn cụ thể trong VBHN số 09/2018 và VBHN số 66/2019 của BTC Cụ thể phải đáp ứng được các điều kiện:
Trang 8Thứ nhất, khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật Quy định này đã được bổ sung trường hợp “khoản chi cho
hoạt động giáo dục nghề nghiệp” được trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN Việc
bổ sung khoản chi này là hợp lý,khuyến khích cho sự phát triển của doanh nghiệp
Thứ hai, khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt3, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật Đây là cơ sở để cơ quan thuế kiểm soát được thu nhập của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những giao dịch có giá trị lớn, hạn chế việc khai gian lận thuế TNDN
Chi phí bỏ ra phải đáp ứng các điều kiện trên nhưng không thuộc danh mục chi phí được liệt kê tại khoản 2 điều 9 VBHN số 14/2020 thuế TNDN
Để một khoản chi được ghi nhận là khoản chi được trừ thì điều kiện phải đáp ứng đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật là căn cứ quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như quyền thu thuế của Nhà nước
Điểm mới quy định về có hóa đơn chứng từ mang lại những thuận lợi cho doanh nghiệp đặc biệt đối với những doanh nghiệp hoạt động thu mua nguyên liệu cho sản xuất với số lượng lớn giảm được phần nặng về nghĩa vụ thuế Tuy nhiên, trên thực tế, có những doanh nghiệp chi phí thực tế bỏ ra không phải lúc nào cũng được hóa đơn, chứng từ chứng minh (đối với các công ty nông sản ) thì việc quy định như vậy, có phần hạn chế đối với những doanh nghiệp có những
3 Ch ng t thanh toán khống dung tếền m t là ch ng t thanh toán qua ngân hàng là có ch ng t ch ng minh ứ ừ ặ ứ ừ ứ ừ ứ
vi c chuy n tếền t tài kho n bến mua sang tài kho n bến bán m t i t ch c cung ng d ch v theo các hình ệ ể ừ ả ả ở ạ ổ ứ ứ ị ụ
th c thanh toán phù h p v i quy đ nh c a pháp lu t hi n hành: Séc, y nhi m chi, nh thu… ứ ợ ớ ị ủ ậ ệ ủ ệ ờ
Trang 9khoản chi hợp lý được trừ vào thu nhập chịu thuế nhưng không có chứng từ chứng minh Tuy nhiên, những khoản chi này vẫn được công nhận là chi phí được từ nếu thực hiện đúng quy định
Ví dụ 3: Tháng 1 năm 2020 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa
đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 100 triệu đồng nhưng chưa thanh toán Trong kỳ tính thuế năm 2020, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này Sang năm 2021, doanh nghiệp A
có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch
vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2021)
- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm
các khoản chi không đáp ứng các điều kiện quy định và một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 9 VBHN số 14/2020/VBHN - VPQH quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và được hướng dẫn cụ thể trong VBHN số 09/2018 và VBHN số 66/2019 của BTC:
Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính; Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định; Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng; Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay; Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật…
Quy định mới đã loại bỏ trường hợp khoản chi về quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị, phát triển thị trường Việc loại bỏ này giúp phát huy được khả năng cạnh
Trang 10tranh trong phát triển thương hiệu và cơ hội kinh doanh cả thị trường nội địa và xuất khẩu Đồng thời cũng tạo ra công bằng đối với các doanh nghiệp thương mại tốn kém chi phí cho quảng cáo
Ví dụ 4: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2018, Doanh nghiệp A có
trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ, đến ngày 30/6/2019, mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương 2018-2019 là 7 tỷ đồng thì phải giảm chi phí tiền lương năm sau là 3 tỷ đồng Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2019 nếu có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương
Các khoản chi được trừ và không được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN được quy định khá chi tiết và rõ ràng, các quy định luôn được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội
1.1.3 Các khoản thu nhập khác
Các khoản thu nhập khác được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN quy định tại khoản 3 Điều 7 VBHN số 14 quy định các và được quy định chi tiết tại điều 7 VBHN số 66/2018 bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán;
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
- Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia
dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật
- Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức
- Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác
Trang 11- Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra…
Đối với các khoản thu nhập trên phải kê khai nộp thuế riêng và việc xác định thu nhập, chi phí và chuyển lỗ cũng được xác định gắn với loại thu nhập đó
1.2 Thu nhập được miễn thuế
Thu nhập miễn thuế là các thu nhập được miễn khi xác định thu nhập tính thuế TNDN Pháp luật thuế TNDN của Việt Nam hiện nay quy định các khoản thu nhập được miễn thuế dưới dạng liệt kê, liệt kê cụ thể các khoản thu nhập này Việc xây dựng các điều kiện, các nguyên tắc để xác định được thu nhập miễn thuế chủ yếu dựa vào các nguyên tắc chung đồng thời căn cứ vào tình hình, định hướng phát triển của nền kinh tế
Điều 8 VBHN số 66/2018 Thông tư hướng dẫn quy định về các khoản thu
nhập được miễn thuế: Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến
nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện
ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản; Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch
vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ…
Các khoản thu được miễn thuế quy định trong pháp luật thuế TNDN quy định nhằm khuyến khích hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, các khoản thu nhập từ tài trợ sử dụng từ thiện, nhân đạo giáo dục, các khoản thu được