Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm đáp ứng yêu cầu cơ cấu ngành, nghề, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực lao động để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tận dụng và p
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
Trang 3Chương trình đào tạo CTĐT
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNH - HĐH
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 6
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6
3.1 Khách thể nghiên cứu 6
3.2 Đối tượng nghiên cứu 7
4 Giả thuyết khoa học 7
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 7
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5.2 Phạm vi nghiên cứu 8
6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8
6.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 8
6.2 Phương pháp nghiên cứu 11
7 Luận điểm bảo vệ 11
8 Những đóng góp mới 12
9 Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu: 13
10 Bố cục chi tiết của luận án: 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN AUN-QA 14
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 14
1.1.1 Các nghiên cứu về chất lượng, quản lý chất lượng và vận dụng trong giáo dục/đào tạo 14
1.1.2 Bảo đảm chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề 17
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 51.1.3 Đánh giá chung và vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án 24
1.2 Bảo đảm chất lượng trường cao đẳng 24
1.2.1 Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp 24
1.2.2 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và bản chất bảo đảm chất lượng trường cao đẳng 26
1.2.3 Một số tiếp cận/lý thuyết và mô hình chính vận dụng trong đảm bảo chất lượng trường cao đẳng 28
1.3 Quy trình, nội dung và tiêu chí chất lượng và bảo đảm chất lượng trường cao đẳng theo tiếp cận AUN-QA và (C-E) PD 35
1.3.1 GIAI ĐOẠN 1 Quản trị phát triển ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC đáp ứng NCXH của trường cao đẳng theo định kỳ 3 -5 năm/lần (Tiêu chuẩn 1) 35
1.3.2 GIAI ĐOẠN 2 Quản lý thực hiện HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG theo các chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng (ĐBCL bên trong) (Tiêu chuẩn 2) 49
1.3.3 GIAI ĐOẠN 3 Bảo đảm chất lượng ĐẦU RA và KẾT QUẢ ĐẦU RA (Tiêu chuẩn 3): 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 63
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG TẠI HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN AUN-QA 66
2.1 Khái quát về các trường cao đẳng tham gia khảo sát tại Hải Phòng 66
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 70
2.2.1 Mục tiêu 70
2.2.2 Nội dung, công cụ và phương pháp 70
2.2.3 Đối tượng và quy mô khảo sát 72
2.3 Thực trạng chất lượng và bảo đảm chất lượng các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA 73
2.3.1 Thực trạng ĐẦU RA và KẾT QUẢ ĐẦU RA (TIÊU CHUẨN/GIAI ĐOẠN 3) 73
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 62.3.2 Thực trạng quản trị phát triển ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC đáp ứng nhu cầu xã hội của trường cao đẳng theo định kỳ 3 - 5 năm/lần (TIÊU
CHUẨN/GIAI ĐOẠN 1) 76
2.3.3 Thực trạng quản lý thực hiện hệ thống bảo đảm chất lượng đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học công nghệ, giải quyết việc làm; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm của trường cao đắng (TIÊU CHUẨN/GIAI ĐOẠN 2) 94
2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm chất lượng trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA 119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 125
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG THEO TIẾP CẬN AUN-QA 127
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 127
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 127
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 127
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 128
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 128
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững 128
3.2 Giải pháp bảo đảm chất lượng trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA dựa vào chu trình cải tiến chất lượng “(C-E) PD” 129
3.2.1 Đề xuất và thử nghiệm bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo chất lượng đo/đánh giá chất lượng và bảo đảm chất lượng trường cao đẳng theo tiếp cận AUN-QA và chu trình cải tiến chất lượng “(C-E) PD” 129
3.2.2 Quy trình tổ chức tự đánh giá và cải tiến chất lượng dựa vào (C-E)PD trong bảo đảm chất lượng trường cao đẳng theo tiếp cận AUN-QA 152
3.2.3 Bảo đảm chất lượng hoạt động của nhà giáo theo mục tiêu dựa vào năng lực và chu trình “(C-E) PD” 165
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 73.2.4 Bảo đảm chất lượng phối hợp giữa các bên liên quan tham gia huy động
nguồn lực phát triển trường cao đẳng dựa vào “(C-E) PD” 173
3.2.5 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực bảo đảm chất lượng trường cao đẳng cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người học và các bên liên quan dựa vào năng lực 182
3.2.6 Mối quan hệ và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp192 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 198
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 201
1 KẾT LUẬN 201
2 KHUYẾN NGHỊ 203
2.1 Đối với Bộ/Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 203
2.2 Đối với Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 204
2.3 Đối với trường cao đẳng 204
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 205
TÀI LIỆU THAM KHẢO 236
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các cấp độ của quản lý chất lượng 15
Hình 1.2 Mô hình ĐBCL ADDevIE 19
Hình 1.3 Quá trình BĐCL nhà trường đại học, cao đẳng theo mô hình EFQM 20 Hình 1.4 Bản chất BĐCL trường cao đẳng 27
Hình 1.5 Mô hình BĐCL AUN-QA cấp trường cao đẳng, đại học
(Tổng 25 tiêu chí & 111 chỉ báo chất lượng theo PDCA) [AUN-QA, 2016] 30
Hình 1.6 Chu trình 04 bước CTCL (C-E)PD 32
36
Hình 1.7 Quy trình, nội dung và tiêu chí BĐCL trường cao đẳng
theo tiếp cận AUN-QA và (C-E) PD 36
Hình 3.1 Chu trình 07 bước về tổ chức CTCL (C-E)PD 154
[Nguyễn Tiến Hùng, 2022] 154
Hình 3.2 Phân tích SWOT về chất lượng và hệ thống BĐCL trường cao đẳng [5] 158
Hình 3.3 BĐCL phối hợp huy động nguồn lực phát triển trường cao đẳng 175
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá về đầu ra và kết quả đầu ra 73
Bảng 2.2 Thực trạng quản lý phát triển hệ thống quản trị chiến lược của trường cao đẳng 76
Bảng 2.3 Thực trạng quản lý phát triển NCXH theo định kỳ 3-5 năm/lần 78
Bảng 2.4 Quản lý phát triển chiến lược đáp ứng NCXH mới
theo định kỳ 3-5 năm/lần 81
Bảng 2.5 Thực trạng quản lý phát triển chính sách chất lượng
đáp ứng NCXH mới của trường cao đẳng theo định kỳ 3 – 5 năm/lần 82
Bảng 2.6 Thực trạng về Quản lý phát triển các chuẩn đầu ra và CTĐT
theo định kỳ 3 - 5 năm/lần 84
Bảng 2.7 Thực trạng Quản lý phát triển tiêu chuẩn và chương trình đáp ứng NCXH mới của trường cao đẳng về ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm theo định kỳ 3 - 5 năm/lần 86
Bảng 2.8 Thực trạng về Quản lý lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL, nhà giáo, nhân viên theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực Chiến lược dựa vào năng lực 88
Bảng 2.9 Thực trạng về Quản lý lập quy hoạch phát triển nguồn tài chính và CSVC theo định kỳ 3 -5 năm/lần 90
Bảng 2.10 Thực trạng về Quản lý lập quy hoạch mạng lưới quan hệ đối tác trong nước và quốc tế tham gia vào đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm theo định kỳ 3 -5 năm/lần 92
Bảng 2.11 Thực trạng quản lý phát triển cơ cấu tổ chức
của trường cao đẳng theo định kỳ 3 - 5 năm/lần 94
Bảng 2.12 Thực trạng quản lý phát triển BĐCL tuyển sinh và nhập học
dựa vào chuẩn đầu ra và CTĐT 96
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 10Bảng 2.13 Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch hàng năm về phát triển đội ngũ CBQL, nhà giáo, nhân viên dựa vào năng lực 97 Bảng 2.14 Thực trạng quản lý mua sắm, tăng cường/nâng cấp, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và CSVC theo kế hoạch hàng năm 100 Bảng 2.15 Thực trạng quản lý huy động các đối tác trong nước và quốc tế tham gia vào đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm hàng năm 102 Bảng 2.16 Thực trạng Quản lý BĐCL rà soát môn học, mô đun của CTĐT đảm bảo đạt tới chuẩn đầu ra đáp ứng NCXH mới của trường cao đẳng 105 Bảng 2.17 Thực trạng BĐCL giảng dạy/đào tạo và học tập 107 Bảng 2.18 Quản lý đánh giá và phục vụ, hỗ trợ người học 109 Bảng 2.19 Thực trạng quản lý BĐCL ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm 111 Bảng 2.20 Thực trạng quản lý phát triển hệ thống ĐBCL bên trong 113 Bảng 2.21 Thực trạng quản lý phát triển hệ thống tự đánh giá chất lượng và phản hồi thông tin để cải tiến 115 Bảng 2.22 Thực trạng quản lý phát triển Hệ thống thông tin về chất lượng và BĐCL theo quá trình và sau đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm 117
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Đánh giá của CBQL, nhà giáo, nhân viên; bên sử dụng tốt nghiệp,
doanh nghiệp, cộng đồng và người tốt nghiệp; và Người học về Tiêu chí
18B/14/13 75
Biểu đồ 2.2 Đánh giá của CBQL, nhà giáo, nhân viên về Tiêu chí 2 80
Biểu đồ 2.3 Đánh giá của CBQL, nhà giáo, nhân viên; Bên Sử dụng tốt nghiệp, Doanh nghiệp, Cộng đồng và Người tốt nghiệp; Người học về Tiêu chí 6A/5A/5A 90
Biểu đồ 2.4 Đánh giá của CBQL, nhà giáo, nhân viên về Tiêu chí 7 93
Biểu đồ 2.5 Đánh giá của Nhóm CBQL, nhà giáo, nhân viên; Nhóm Bên sử dụng tốt nghiệp, doanh nghiệp, Cộng đồng và Người tốt nghiệp; và Nhóm Người học về Tiêu chí 10/7/6 99
Biểu đồ 2.6 Đánh giá của CBQL, nhà giáo, nhân viên về Tiêu chí 12 104
Biểu đồ 2.7 Đánh giá của Bên sử dụng tốt nghiệp, Doanh nghiệp, Cộng đồng về Tiêu chí 15/11/10 115
Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết và khả thi của Tiêu chí 1 (Chỉ báo 1→4)
và Tiêu chí 2 (Chỉ báo 5→8) 132
Biểu đồ 3.2 Tính cấp thiết và khả thi của Tiêu chí 3 (Chỉ báo 9→12)
và Tiêu chí 4 (Chỉ báo 13→17) 134
Biểu đồ 3.3 Tính cấp thiết và khả thi của Tiêu chí 5A (Chỉ báo 18→22)
và Tiêu chí 5B (Chỉ báo 23→27) 136
Biểu đồ 3.4 Tính cấp thiết và khả thí của Tiêu chí 6A (Chỉ báo 28→32),
6B (Chỉ báo 33→37) và 7 (Chỉ báo 38→42) 139
Biểu đồ 3.5 Tính cấp thiết và khả thí của Tiêu chí 8 (Chỉ báo 43→46)
và 9 (Chỉ báo 47→50) 141
Biểu đồ 3.6 Tính cấp thiết và khả thí của Tiêu chí 10 (Chỉ báo 51→54),
11 (Chỉ báo 55→58) và 12 (Chỉ báo 59→62) 144
Biểu đồ 3.7 Tính cấp thiết và khả thí của Tiêu chí 13A (Chỉ báo 63→67),
13B (Chỉ báo 68→71), 13C (Chỉ báo 72→75) và 14 (Chỉ báo 76→79) 147
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 12Biểu đồ 3.8 Tính cấp thiết và khả thí của Tiêu chí 15 (Chỉ báo 80→83),
16 (Chỉ báo 84→87) và 17 (Chỉ báo 88→91) 150
Biểu đồ 3.9 Tính cấp thiết và khả thí của Tiêu chí CHUNG 01→17 (Chỉ báo 92→93), Tiêu chí 18A (Chỉ báo 94→98) và 18B (Chỉ báo 99→102) 152
Biểu đồ 3.10 Tính cấp thiết và khả thi của Tiêu chuẩn 1 thuộc Giải pháp 1 193
Biểu đồ 3.11 Tính cấp thiết và khả thi của Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chí 8→17)
và Tiêu chuẩn 3 (Tiêu chí 18A→18B) thuộc Giải pháp 1 194
Biểu đồ 3.12 Tính cấp thiết và khả thi của Giải pháp 2 195
Biểu đồ 3.13 Tính cấp thiết và khả thi của Giải pháp 3 195
Biểu đồ 3.14 Tính cấp thiết và khả thi của Giải pháp 4 196
Biểu đồ 3.15 Tính cấp thiết và khả thi của Giải pháp 5 197 Luận án Kinh tế quản lý
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chất lượng đào tạo đang là mối quan tâm của toàn xã hội và trở thành yếu
tố quan trọng hàng đầu trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế như hiện nay Mọi hoạt động đào tạo được thực hiện đều hướng tới CLĐT đảm bảo thương hiệu của mỗi cơ sở đào tạo Trường cao đẳng là nơi trực tiếp tạo ra và chịu trách nhiệm về CLĐT, tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua thực trạng CLĐT chưa đáp ứng được nhu cầu của TTLĐ cũng như của nền kinh tế - xã hội và một trong nguyên nhân chính là hệ thống BĐCL của các trường cao đẳng chưa đáp ứng được yêu cầu
Trong những năm gần đây, BĐCL trong GDNN đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là BĐCL đào tạo đáp ứng nhu cầu của TTLĐ Lý do là, nền kinh tế trí thức đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực qua đào tạo để có thể làm việc trong các môi trường khác nhau và được chấp nhận theo từng trình độ đào tạo trên toàn thế giới Đảm bảo chất lượng luôn được xem là một giải pháp QLCL đào tạo tiên tiến, nhằm đưa ra những đánh giá tin cậy giúp cho công tác quản lý, giám sát CLĐT đạt hiệu quả cao nhất Chính vì vậy, các trường cao đẳng phải luôn phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế để đảm bảo rằng sinh viên ra trường có CLĐT cao và được quốc tế công nhận Do đó, BĐCL đã trở thành một trọng tâm của các mối quan tâm trong tất cả các trường cao đẳng
Xây dựng và phát triển và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ
sở GDNN là một quá trình liên tục nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Đặc biệt, đối với các trường cao đẳng thì việc xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng vừa là nhiệm vụ và trách nhiệm Chính
vì vậy, Trường cao đẳng cần quan tâm thực hiện xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng theo quy định của Bộ LĐTBXH tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH tiếp cận với các mô hình chính vận dụng trong bảo đảm chất lượng trường cao đẳng, trong đó có mô hình bảo đảm chất lượng AUN-QA
Hệ thống bảo đảm chất lượng luôn được rà soát, đánh giá và cải tiến liên tục cho
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 14phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, chiến lược phát triển trường
sẽ giúp chất lượng đào tạo của Nhà trường luôn được đảm bảo và không ngừng nâng cao, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tiềm lực khoa học công nghệ, ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ công tác xây dựng Chính phủ điện tử, xã hội
số và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, nhất là nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề Các trường cao đẳng phải luôn phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, quốc tế để đảm bảo rằng sinh viên ra trường có chất lượng đào tạo cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và được quốc tế công nhận Bảo đảm chất lượng nói chung và bảo đảm chất lượng trường cao đẳng nói riêng đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ công đồng thông qua cải tiến chất lượng, góp phần hình thành và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, ngành/lĩnh vực, địa phương, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay ở Việt Nam
Điều đáng ghi nhận là hiện nay phải có đơn vị BĐCL trong cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng là yêu cầu bắt buộc được qui định trong Điều lệ và quy chế
tổ chức hoạt động của trường cao đẳng Với quy định này, cho đến nay hệ thống BĐCL GDNN tại Việt Nam đã và đang từng bước hoàn chỉnh, với bộ phận BĐCL bên trong ở tất cả các trường và các cơ quan BĐCL bên ngoài - Đây cũng chính là yêu cầu đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn chất lượng của mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Đông Nam Á
Mạng lưới bảo đảm chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (AUN - ASEAN University Network) được thành lập năm 1995 bởi các Bộ trưởng Giáo dục và các Hiệu trưởng của các trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á, với mục đích: Thúc đẩy hợp tác, nâng cao CLĐT và nghiên cứu giữa các trường đại học, cao đẳng trong khu vực, là đầu mối phối hợp các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng GDĐT và tìm kiếm các biện pháp CTCL liên tục của các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á Năm 2004, Tiêu chuẩn Mạng lưới bảo đảm các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 15University Network - Quality Assurance (viết tắt là AUN-QA)) được ban hành
Từ năm 2006 đến nay, Bộ tiêu chuẩn AUN - QA được áp dụng, với mục đích là thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng, thúc đẩy cạnh tranh trong khu vực
Công tác QLCL trong các trường cao đẳng phần lớn vẫn nặng theo mô hình quản lý truyền thống, xây dựng các quy định QLCL Nhà trường dựa trên hệ thống các quy định của Nhà nước (chiếm 79,7%) Bên cạnh đó, đã có một số trường áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình hóa nội dung quản lý theo các tiêu chuẩn của các trường có uy tín trên thế giới để công bố thực hiện trong cơ sở đào tạo của mình Qua phân tích thực trạng công tác QLCL trong trường cao đẳng cho thấy, bên cạnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài vai trò quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước thì vai trò, trách nhiệm và quản lý của Nhà trường có ý nghĩa quyết định đến CLĐT Mặc dù các trường đã có quan tâm đến hoạt động quản lý ở đa số các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường song vẫn mang tính độc lập, đơn lẻ, thiếu gắn kết Hiện nhiều trường cao đẳng chưa xây dựng và áp dụng hệ thống QLCL trong nhà trường một cách tổng thể, đồng
bộ nhằm kiểm soát và BĐCL đào tạo của mình
Có thể thấy trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo GDĐT, công tác BĐCL tại các trường cao đẳng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, đặc biệt là chưa thể hiện tính hệ thống, đồng bộ, cập nhật thường xuyên và liên tục Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc vận dụng phương pháp tiếp cận hợp lý trong công tác BĐCL tại các trường cao đẳng là chưa hiệu quả, đẫn đến hệ quả là đào tạo chưa thực sự gắn với tuyển dụng và NCXH, chất lượng sinh viên sau tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Những bất cập nêu trên, đòi hỏi các trường cao đẳng cần đổi mới trong công tác quản lý, phương pháp tiếp cận công tác BĐCL Việc xây dựng hệ thống BĐCL trong nhà trường là cơ hội để các trường tiếp cận mô hình quản lý hiện đại, nhấn mạnh vai trò của nhà quản
lý, gắn kết sự tham gia của tất cả các thành viên trong trường nhằm giải quyết các vấn đề quản lý một cách đồng bộ, khoa học, không ngừng cải tiến đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 16Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố Hải Phòng có sự phát triển vượt bậc, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của thành phố đã và đang thu hút nhiều dự án quan trọng Thực tế đòi hỏi cần phải có nguồn lao động tăng
cả về số lượng và chất lượng, đó là đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, đội ngũ công chức tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, những nhà lãnh đạo, quản lý có năng lực Nhận thức về tầm quan trọng của việc đào tạo, phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và UBND thành phố đã quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chính sách thúc đẩy đổi mới mục tiêu hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo lao động có tay nghề cao; gắn GDNN với giải quyết việc làm theo yêu cầu của doanh nghiệp Qua đó, công tác GDNN trên địa bàn thành phố đang chuyển động tích cực về quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo, được sự đồng thuận của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người lao động; người lao động sau khi tốt nghiệp học nghề từng bước được doanh nghiệp ghi nhận và ở một số vị trí việc làm trong các dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, người lao động đã có thể đảm đương thực hiện thay vì lao động nước ngoài thực hiện như trước đây
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chất lượng nguồn lao động qua đào tạo nghề nhìn chung vẫn chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất và dịch vụ; số lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ 03 tháng trở lên thấp so với tổng số lao động của thành phố; cơ cấu trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn
bó hữu cơ với nhu cầu lao động của từng ngành, từng địa phương Thiếu chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chưa thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề Việc hợp tác liên doanh, liên kết đào tạo GDNN chưa đạt hiệu quả cao Với mục tiêu thành phố Hải Phòng đến năm 2025 cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại I; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia, trung tâm đào tạo…; từ năm 2026 đến năm 2030, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại,
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 17thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt; trung tâm quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ với các ngành nghề hàng hải, đại dương học, kinh tế biển; cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt, đòi hỏi phát triển GDNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động
có chất lượng cao, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh trong tình hình mới
Trên địa bàn thành phố có 36 cơ sở GDNN (14 trường cao đẳng, 09 trường
trung cấp, 13 trung tâm GDNN) và 29 cơ sở hoạt động GDNN (14 trung tâm
GDNN-GDTX các quận, huyện và 11 doanh nghiệp) Trong số 36 cơ sở GDNN
có 16 cơ sở GDNN công lập và 20 cơ sở GDNN tư thục Trong số các trường trên địa bàn thành phố, Trường cao đẳng Du lịch Hải Phòng, Trường cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương II, Trường cao đẳng Hằng hải I được Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTBXH duyệt là trường nghề chất lượng cao để tập trung đầu tư với mục tiêu có thể đào tạo một số nghề đạt chuẩn quốc tế và khu vực ASEAN; Trường cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản, Trường cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng là trường đào tạo nhân lực phục vụ phát triển Chiến lược biển; Trường cao đẳng Y tế Hải Phòng được phê duyệt là cơ sở chuyên môn đặc thù để đào tạo nghề cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm đáp ứng yêu cầu cơ cấu ngành, nghề, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực lao động để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tận dụng và phát huy được những lợi thế của thành phố, thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, kết quả phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua, khắc phục khó khăn hạn chế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm
kỳ 2020-2025 và chiến lược phát triển kinh tế ngành, thì việc lựa chọn 06 trường
cao đẳng nêu trên để tập trung nghiên cứu bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo chất
lượng gắn với hệ thống/quy trình BĐCL quá trình đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 18tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm trình độ
trong hệ thống GDNN tại Hải Phòng, dựa vào CIPO và theo chu trình CTCL E) PD” theo tiếp cận AUN-QA là cần thiết góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bộ, ngành và địa phương
“(C-Vận dụng cách tiếp cận BĐCL vào trong quản lý các trường cao đẳng là một hướng đi mới trong GDNN của những năm gần đây, được sự quan tâm của các cơ quan quản lý, các nhà quản lý và các trường cao đẳng Do đó, việc tham gia kiểm định chất lượng là yêu cầu bắt buộc trong tổ chức và hoạt động GDNN
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của AUN được nhiều trường đại học ở Việt Nam quan tâm, đăng ký được đánh giá và được chứng nhận của AUN
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án “Bảo đảm chất lượng trường cao
đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA” là hết sức cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng khung lý luận làm tiền đề nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp BĐCL trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA và Chu trình CTCL “(C-E)PD”2, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động chủ chốt theo chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng trong hệ thống GDNN, bao gồm: đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với
1 Quy trình BĐCL trường cao đẳng bao gồm các khâu/nội dung: Tự đánh giá, đánh giá trong và ngoài, kiểm định chất lượng; và Đề tài luận án tập trung vào nghiên cứu khâu/nội dung tự đánh giá CTCL của nhà trường
quả chất lượng; P - Planning là Lập kế hoạch CTCL; D - Doing là Thực hiện kế hoạch CTCL
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 19doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm3 của trường cao đẳng trong hệ thống GDNN
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Bảo đảm chất lượng quá trình đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm của trường cao đẳng trong hệ thống GDNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-
QA, dựa vào CIPO và theo Chu trình CTCL “(C-E) PD”
4 Giả thuyết khoa học
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được đáng ghi nhận, chất lượng đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm của các trường cao đẳng tại Hải Phòng hiện nay còn một số hạn chế, chưa đáp ứng tốt NCXH; và một trong các nguyên nhân chủ yếu là BĐCL của/cấp nhà trường chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện thật tốt, đặc biệt chưa hòa nhập vào xu thế khu vực và quốc tế
Vì vậy, nếu nghiên cứu đề xuất được hệ thống các quy trình BĐCL theo quá trình đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm dựa vào CIPO và theo chu trình CTCL “(C-E)PD”, gắn với bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo chất lượng theo tiếp cận AUN-
QA, để thường xuyên kiểm soát và/hay định kỳ đánh giá thực trạng chất lượng
và đề xuất các giải pháp CTCL cho các trường cao đẳng tại Hải Phòng thì sẽ góp phần nâng cao hay BĐCL đáp ứng NCXH
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về BĐCL của/cấp trường cao đẳng gắn với các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường theo tiếp cận AUN-QA
liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm còn được gọi là các chức
năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 20- Đánh giá thực trạng BĐCL của/cấp trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng gắn với các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường theo tiếp cận AUN-QA
- Đề xuất giải pháp BĐCL của/cấp trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng gắn với các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường theo tiếp cận AUN-QA; khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất; và lựa chọn giải pháp 1 để thử nghiệm
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo chất lượng gắn với hệ thống/quy trình BĐCL quá trình đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm trình độ cao đẳng, đặc biệt là tự đánh giá CTCL4 của các trường cao đẳng (đã thực hiện BĐCL ít nhất 3 -5 năm) trong hệ thống GDNN trên địa bàn thành phố Hải Phòng, dựa vào CIPO và theo chu trình CTCL “(C-E)PD” theo tiếp cận AUN-
QA (xem Phụ lục 2)
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp liên quan; nhà giáo,
nhân viên, sinh viên/người học đang học; Cựu sinh viên/người tốt nghiệp, bên
sử dụng lao động, doanh nghiệp, cộng đồng của trường cao đẳng tại Hải Phòng (xem Phụ lục 1)
- Địa bàn điều tra, khảo sát: Chọn mẫu đại diện 06 trường cao đẳng tại Hải
Phòng (xem Phụ lục 1)
6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Dưới đây là một số tiếp cận/lý thuyết về quản lý giáo dục liên quan được
vận dụng để đảm bảo các hoạt động BĐCL trường cao đẳng phù hợp, khả thi
Trang 21đồng bên trong (các nhà lãnh đạo và quản lý, nhà giáo, nhân viên, người học )
và cộng đồng bên ngoài (các cấp ủy và chính quyền các cấp, gia đình, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, thành viên cộng đồng, đặc biệt là bên sử dụng tốt nghiệp )
là một khối thống nhất, trong đó nhà trường và cộng đồng hay các bên liên quan vừa có tính độc lập, vừa có mối quan hệ quan hệ chặt chẽ và tương tác với nhau
Vì vậy, quyết định của trường cao đẳng sẽ có tác động và ảnh hưởng tới các bên liên quan và ngược lại, cho nên khi ban hành bất kỳ quyết định nào cần phải biết
rõ nhu/yêu cầu của các bên liên quan thì mới phù hợp, khả thi và có hiệu quả
- Tiếp cận thị trường: Vận dụng tiếp cận “cung - cầu” để nghiên cứu BĐCL
của/cấp trường cao đẳng trong mối quan hệ tác động qua lại giữa trường cao đẳng (cung ứng nhân lực/nguồn nhân lực) và TTLĐ hay bên sử dụng tốt nghiệp (cầu nhân lực/nguồn nhân lực); và quy luật giá trị còn đòi hỏi trường cao đẳng đáp ứng được yêu cầu nhân lực/nguồn nhân lực của bên sử dụng tốt nghiệp
- Tiếp cận chính trị dựa trên triết lý là trường cao đẳng chỉ hoạt động tốt
khi xây dựng được các liên minh gồm các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà giáo, nhân viên, người học, gia đình và thành viên cộng đồng, bên sử dụng tốt nghiệp cùng nhau làm việc để BĐCL Vì vậy, cần tập trung giải quyết các mối quan hệ quyền lực, mâu thuẫn, các nhóm quan tâm, đi đến “thoả thuận chung” để xây dựng liên minh chính trị “Trường cao đẳng - Gia đình và/hay người học - Xã hội/Cộng đồng/Bên sử dụng tốt nghiệp” vững mạnh nhằm huy động toàn xã hội/cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm tham gia đóng góp nguồn lực để BĐCL Ví dụ điển hình về cách tiếp cận này là thành lập và vận hành hội đồng trường
- Tiếp cận tham gia nhấn mạnh, đề cao vai trò, thế mạnh, tiềm năng, sự
sáng tạo của tất cả các bên liên quan cùng phối hợp tham gia vào quá trình ĐBCL để đạt tới các mục tiêu chất lượng và CTCL của trường cao đẳng Tuy nhiên, trong thực tế không thể huy động được toàn bộ các bên liên quan, nên phải theo cấu trúc “đại diện” tham gia vào quá trình ra quyết định Đó chính là
cách tiếp cận chia sẻ và “chủ trì - phối hợp” ra quyết định nhằm huy động và
lôi cuốn các nhà lãnh đạo, quản lý, đại diện nhà giáo, nhân viên, người học và
thành viên cộng đồng, bên sử dụng tốt nghiệp cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 22tham gia vào quá trình ra quyết định để BĐCL Đây được coi là cơ sở của quy trình ra quyết định trong BĐCL trường cao đẳng, điển hình là thông qua mô hình hội đồng trường
- Cách tiếp cận tự chủ và chịu trách nhiệm gia đình/xã hội của trường cao đẳng nhằm tăng cường "tiếng nói" của người hưởng dịch vụ giáo dục/đào tạo,
các bên liên quan và cộng đồng cùng tham gia và giám sát hoạt động BĐCL Vì vậy, cần phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm xã hội và quy trình
“chủ trì - phối hợp” giữa các bên liên quan “Trường cao đẳng - Gia đình và/hay người học - Xã hội/Cộng đồng/Bên sử dụng tốt nghiệp” tham gia vào ĐBCL Cách tiếp cận này giúp nhà trường đáp ứng tốt hơn các giá trị, nhu/yêu cầu của địa phương, ngành đào tạo và của người học
- Tiếp cận ĐBCL theo AUN-QA: BĐCL của/cấp trường cao đẳng đảm bảo
đáp ứng được NCXH, đặc biệt bên sử dụng tốt nghiệp, thông qua bộ tiêu chí và chỉ báo chất lượng gắn với hệ thống quy trình BĐCL để CTCL đảm bảo ngăn chặn hay kịp thời khắc phục được các “sai sót” trước khi xảy ra được trình bày
cụ thể trong khung lý luận
- Tiếp cận quản lý dựa vào kết quả đầu ra, tự chủ và trách nhiệm xã hội…
để tổ chức xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo chất lượng theo quy trình BĐCL đào tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và kho học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp,
tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm với sự tham gia của các bên liên quan, đảm
bảo phù hợp và khả thi với bối cảnh của trường cao đẳng…
- Cách tiếp cận “nguồn vốn xã hội” Khái quát, nguồn vốn xã hội bao gồm
thể chế, các quan hệ, quan điểm, các giá trị và mạng lưới tạo nên môi trường thuận lợi để quản lý các tương tác giúp các bên liên quan chia sẻ thông tin, hợp tác với nhau cùng đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội [58] Đây được xem
là một cơ sở quan trọng, do đặc trưng cơ bản của BĐCL trường cao đẳng là quyết định được ban hành tập thể do nhà trường chịu trách nhiệm thực hiện phù hợp, khả thi hay không phụ thuộc vào mức độ chia sẻ thông tin và hợp tác của các bên liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 236.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Hồi cứu, hệ thống hóa và phân
tích tổng hợp các tài liệu, qui định, kinh nghiệm liên quan trong và ngoài nước, đặc biệt là mô hình BĐCL AUN-QA và chu trình CTCL “(C-E) PD” để xây dựng cơ sở lý luận về BĐCL của/cấp trường cao đẳng theo tiếp cận AUN-QA
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn, trao đổi với
các bên liên quan để khảo sát thực trạng BĐCL của/cấp trường cao đẳng trên
địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA
+ Phân tích SWOT để xác định: Strength - Mặt mạnh, Weaks - Mặt yếu/hạn chế, Opportunitíes - Cơ hội và Threats - Thách thức/nguy cơ, từ đó tổ chức xác
định các nội dung cần điều chỉnh của trường cao đẳng, liên quan đến: Định hướng chiến lược phát triển trường cao đẳng; quy trình BĐCL theo các chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng; hệ thống thông tin và phản hồi cải tiến liên quan theo chu trình CTCL “(C-E) PD” 5
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình BĐCL của/cấp trường cao đẳng trong và ngoài nước, đặc biệt là theo tiếp cận AUN-QA
để vận dụng vào thực tế Việt Nam
- Nhóm phương pháp nghiên cứu khác:
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo khoa học, trực tiếp xin ý kiến
các chuyên gia nghiên cứu, đào tạo, bên sử dụng lao động để hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp BĐCL của trường cao đẳng theo tiếp cận AUN-QA
- Phương pháp khảo nghiệm được sử dụng để kiểm chứng tính cấp thiết và
khả thi của giải pháp đề xuất trong đề tài luận án
- Phương pháp thống kê: Sử dụng một số phương pháp toán học áp dụng
trong nghiên cứu quản lý giáo dục để xử lý các số liệu, kết quả điều tra, khảo sát
7 Luận điểm bảo vệ
Nghiên cứu về BĐCL trường cao đẳng trong hệ thống GDNN đòi hỏi cần quản lý phát triển (thiết lập, thực hiện, điều chỉnh) không chỉ các quy trình
5 Chu trình CTCL “(C-E)PD” được trình bày trong Mục 1.2.3.2
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 24BĐCL theo quá trình của các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường dựa vào CIPO, mà còn cần gắn với Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo chất lượng và BĐCL; và dựa vào đó để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm ngăn chặn và/hay khắc phục kịp thời các “sai sót” đáp ứng NCXH
Vì vậy, đòi hỏi cần thiết lập và vận hành chu trì CTCL “(C-E) PD” để không chỉ thường xuyên kiểm soát và/hay định kỳ đánh giá thực trạng, mà còn cần phản hồi thông tin về kết quả tới các bên liên quan để cải tiến
Hơn nữa, các giải pháp CTCL được đề xuất cần đảm bảo tận dụng được cơ hội, phát huy được thế mạnh để khắc phục các hạn chế và nguyên nhân cũng như giảm thiểu được các thách thức/nguy cơ của môi trường bên trong và bên ngoài liên quan của trường cao đẳng dựa trên phân tích SWOT
Cuối cùng, hệ thống các quy trình BĐCL trường cao đẳng theo quá trình của các chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng bao gồm các nội dung có quan hệ mật thiết với nhau, nên tác động vào bất kỳ nội dung nào sẽ có ảnh hưởng tới các nội dung khác Vì vậy, cần huy động tham gia của các bên liên quan bên trong, bên ngoài vào các quá trình BĐCL thì mới phù hợp, khả thi
8 Những đóng góp mới
Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lí luận về BĐCL theo quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng của trường cao đẳng trong hệ thống GDNN dựa vào CIPO, làm tiền đề đề xuất quy trình, nội dung và đặc biệt là khung tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo chất lượng theo chu trình CTCL “(C-E)PD”
Xây dựng được bức tranh thực trạng, đặc biệt là và phân tích, đánh giá được mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân, cơ hội, thách thức/nguy cơ (SWOT) của thực trạng CLĐT theo các chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng, thông qua xây dựng bộ phiếu hỏi ý kiến và phỏng vấn nhóm trọng tâm để khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng với các đối tượng liên quan, dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và đặc biệt là khung tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo chất lượng trên
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 25Đề xuất được 05 giải pháp cấp thiết và khả thi theo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, đặc biệt đề xuất được Bộ 03 tiêu chuẩn, 18 tiêu chí và 102 chỉ báo chất lượng (Giải pháp 1) gắn với quy trình tự đánh giá để CTCL theo chu trình
“(C-E) PD” (Giải pháp 2), cũng như các giải pháp thực hiện nhằm phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội để khắc phục hạn chế và nguyên nhân, giảm thiểu thách thức/nguy cơ của thực trạng (Giải pháp 3→5)
9 Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu:
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
10 Bố cục chi tiết của luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, TLTK và phụ lục, nội
dung của đề tài luận án được cấu trúc thành 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về BĐCL trường cao đẳng theo tiếp cận AUN-QA
Chương 2 Thực trạng BĐCL trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA
Chương 3 Giải pháp BĐCL trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 26CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG
THEO TIẾP CẬN AUN-QA
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về chất lượng, quản lý chất lượng và vận dụng trong giáo dục/đào tạo
Nghiên cứu của Sallis (2002 và 1993) về “Total Quality Management
(TQM) in Education” (tạm dịch là Quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục
cho thấy: Thuật ngữ chất lượng bắt nguồn từ chữ Latin “qualis” có nghĩa là
“bản chất của cái gì đó” Chất lượng của cái gì đó theo nghĩa tuyệt đối chính là
phần thuộc tính hay bản chất của nó, là cái vốn có của mỗi sự vật, nó tồn tại khách quan và mọi người phải thừa nhận [72] và [73]
Tuy nhiên, trong thực tế thì chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ chỉ mang lại ý nghĩa khi được ai sử dụng và sử dụng như thế nào, tức là có thể có chất lượng với người này nhưng chưa chắc với người khác Hơn nữa, chất lượng có nhiều lớp nên có thể sử dụng khái niệm chất lượng theo nghĩa tương đối và được đo/đánh giá theo các chuẩn mực được đặt ra từ trước; và được hiểu theo 02 cách khác nhau: Chất lượng thực tế (Quality in Fact) và chất lượng biến đổi (Transformational Quality) [72]
Tiếp theo, theo Nguyễn Tiến Hùng (2014) về “Quản lý chất lượng trong
giáo dục”: Quản lý chất lượng trong giáo dục được xem là các hệ thống hay các
quy trình được sử dụng để BĐCL và CTCL hoạt động của cơ sở đào tạo; Bản
chất là các cách để tổ chức nỗ lực của các bên liên quan trong và ngoài cơ sở
đào tạo (CBQL, nhà giáo, nhân viên, người học, doanh nghiệp/bên sử dụng tốt nghiệp và cộng đồng…) để tích hợp việc sử dụng có hiệu quả các đầu vào vào các quá trình nhằm đảm bảo và CTCL giáo dục/đào tạo, tức là tạo ra chất lượng đầu ra (Outputs) và kết quả đầu ra (Outcomes) mong muốn, đáp ứng nhu cầu
của người học, các bên liên quan và xã hội; và mục tiêu của quản lý chất lượng
trong giáo dục/đào tạo là nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho việc CTCL để đạt tới
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 27kết quả, theo cách làm hài hòa các nỗ lực của các bên liên quan trong và ngoài
cơ sở đào tạo, để không chỉ phát huy hết năng lực, mà còn huy động họ tham gia vào CTCL để hiện công việc tốt hơn [12]
Hơn nữa, nghiên cứu của Rajesh (2009) về “History (Evolution) of Quality
Control” (Tạm dịch là Lịch sử (cách mạng) kiểm soát chất lượng) cho thấy:
quản lý chất lượng được hình thành và phát triển trong nhiều thập kỷ, trải qua 03 cấp độ chính: từ kiểm soát chất lượng sang BĐCL và ngày nay là TQM [69], [12] (xem Hình 1.1):
Hình 1.1 Các cấp độ của quản lý chất lượng
- Kiểm soát chất lượng nhằm phát hiện để loại bỏ các các sản phẩm cuối
cùng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng của quá trình sản xuất hay cung cấp dịch
vụ, nên BĐCL sản phẩm nhưng chưa tạo ra chất lượng và dẫn tới làm hao tốn
nguyên vật liệu, gây chi phí lớn về thời gian và nhân lực, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp/cơ sở đào tạo Trong đó, thanh tra và kiểm tra là các phương pháp của kiểm soát chất lượng được sử dụng rộng rãi trong giáo/đào tạo
để xác định xem có đạt tới các chuẩn mực chất lượng hay không Đó chính là các kỳ thi, đánh giá cấp văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp, tuy nhiên, giáo dục/đào tạo không được phép tạo ra “phế phẩm”, người học chưa đạt có thể lưu ban hoặc vào đời lao động
- Bảo đảm chất lượng nói chung hay trong giáo dục/đào tạo nói riêng được
thực hiện trước, trong, sau quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ để ngăn chặn các “sai sót”, thông qua hệ thống, cơ chế BĐCL theo quá/tiến trình do chính
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 28từng cá nhân/thành viên thực hiện để đảm bảo “lỗi hay khiếm khuyết bằng zero”
hay làm đúng sự vật ngay tại thời điểm đầu tiên, và mọi thời gian Trong giáo
dục/đào tạo, đó là quá trình kiểm định các điều kiện BĐCL giáo dục như: Nội dung CTĐT, nhà giáo; tổ chức giáo dục/đào tạo; CSVC, phương tiện dạy học;
tài chính cho giáo dục…
- TQM kết hợp BĐCL, mở rộng và phát triển và với TQM, “khách hàng” là
thượng đế có quyền lực cao nhất TQM cung cấp cho khách hàng cái gì họ muốn, khi nào họ muốn và muốn nó như thế nào không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai Vì vậy, triết lý của TQM là CTCL liên tục và thay đổi văn hóa
tổ chức/chất lượng là trọng tâm
Bên cạnh đó, còn có một số công trình tiêu biểu liên quan khác, điển hình là:
- Phạm Thành Nghị (2000) trong cuốn sách “Quản lý chất lượng giáo dục
đại học” đã khái quát 03 trường phái lý thuyết liên quan đến quản lý chất lượng:
Lý thuyết về sự khan hiếm của chất lượng, Lý thuyết về sự gia tăng giá trị và Lý thuyết về chất lượng xét theo nhiệm vụ và mục tiêu [21]
- Trong cuốn sách “Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) năm 2008 đã đưa ra mô hình CIMO -
Chất lượng của một hệ thống giáo dục/đào tạo là sự phù hợp với mục tiêu của hệ thống; và mục tiêu của hệ thống giáo dục/đào tạo về cơ bản là một hệ thống với các thành phần đều vận hành một cách hiệu quả; và hệ thống tạo nên những sản phẩm (người học được giáo dục/đào tạo) đáp ứng các chuẩn mực giá trị [3]
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2004 về “Nghiên cứu đề xuất mô hình
quản lý chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam” do Phan Văn Kha làm chủ
nhiệm đã đánh giá thực trạng, xác định những quan điểm và thiết kế mô hình quản lý chất lượng đào tạo sau đại học theo ISO 9000 bao gồm 05 bước: (1) Giới thiệu hệ thống chất lượng; (2) Đào tạo đội ngũ; (3) Vận hành hệ thống chất lượng; (4) Đánh giá hệ thống chất lượng; và (5) Giám sát hệ thống chất lượng [20]
- Công trình nghiên cứu “Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học”
năm 2010 do Nguyễn Đức Chính (Chủ biên) đã phản ánh kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội về chất lượng giáo dục đại học; các
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 29mô hình ĐBCLvà kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo Seameo và TQM cùng Bộ tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam [4]
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển của mình, quản lý chất lượng đã được chuyển từ quản lý chất lượng sản phẩm hay dịch vụ sang quản lý chất lượng của tổ chức/cơ sở đào tạo với quan điểm: Một tổ chức/cơ sở đào tạo
có chất lượng thì sản phẩm của nó sẽ có chất lượng
1.1.2 Bảo đảm chất lượng trong giáo dục và đào tạo nghề
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng (2014b) trong bài báo “Bản chất và khung
quản lý chất lượng của cơ sở giáo dục” đã đề xuất quy trình xây dựng khung hệ
thống ĐBCL của cơ sở đào tạo/trường cao đẳng, gồm 06 bước [13]: (1) Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn và giá trị của trường cao đẳng đảm bảo nhất quán với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chính sách giáo dục của quốc gia, địa phương; (2) Phát triển các chính sách chất lượng theo các chức năng cần thực hiện để đạt tới sứ mạng, tầm nhìn và giá trị trên của trường cao đẳng; (3) Mô tả quá trình quá trình nền tảng, gồm: BĐCL đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục
vụ cộng đồng, và các quá trình liên quan để thực hiện; (4) Thiết kế bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo và hệ thống giám sát hay kiểm soát chất lượng và phản hồi cải tiến, đảm bảo ngăn chặn hay khắc phục kịp thời các sai sót; (5) Thực hiện chu trình cải tiến liên tục “FOCUS - PDCA”; (6) Xây dựng các chiến lược/giải pháp thực hiện [74]
Nghiên cứu của Zúñiga (2004) về “Quality management in vocational
training: The use of standards and their different applications” (Tạm dịch là
quản lý chất lượng trong đào tạo nghề: Vận dụng các chuẩn và ứng dụng) cho thấy “khách hàng”, đặc biệt là bên sử dụng tốt nghiệp đòi hỏi cơ sở đào tạo nghề cần phải BĐCL đào tạo để phát triển các kỹ năng/năng lực cốt lõi cho người học đạt tới theo tiêu chuẩn quốc tế thì mới có thể hòa nhập, tìm kiếm việc làm trong các quốc gia khu vực và quốc tế [84] Tác giả Podail and Hrmo (2013) về
“Introduction of a Quality Management System for Vocational Education and Training in Slovakia” (Tạm dịch là Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng
trong đào tạo nghề tại Slovakia) đề xuất cần mô hình quản lý chất lượng/BĐCL
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 30nghề mở, linh hoạt để có khả năng thích ứng với thay đổi của bối cảnh, đặc biệt cần đánh giá chất lượng theo các chỉ báo như: Kết quả hợp tác/đào tạo của người học; sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá, kiểm tra và phân loại, gắn với phương pháp dạy học/đào tạo; chất lượng của môi trường giáo dục/đào tạo và tâm lý - xã hội; quan hệ đối tác và nguồn lực; tỷ lệ người học tốt nghiệp học tập tiếp theo và/hay đi làm… [66]
Glykas et al (2015) về “Process and Quality Management in Vocational
Education and Training (VET)” (Tạm dịch là Quá trình và quản lý chất lượng
trong GDĐT nghề - VET) nhấn mạnh hệ thống quản lý chất lượng/ĐBCL trong GDĐT nghề cần được dẫn dắt và đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
"khách hàng", thông qua chu trình CTCL liên tục theo quá/tiến trình đào tạo hướng tới đạt các mục tiêu của định hướng chiến lược phát triển cơ sở đào tạo theo các giai đoạn khác nhau [47] Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề Châu Âu
(CEDEFOP) (2015) về “Supporting Internal Quality Management and Quality
Culture” (Tạm dịch là Phát triển quản lý chất lượng bên trong và văn hóa chất
lượng) hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề thực hiện quy trình quản lý chất lượng/BĐCL cần gắn với chu trình CTCL như PDCA “Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra, đánh giá - Cải tiến” gắn với các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bên trong, bên ngoài của cơ sở đào tạo nghề trong môi trường văn hóa chất lượng với tham gia của tất cả các bên liên quan [36]
Bên cạnh đó, còn có một số mô hình BĐCL có thể vận đụng trong BĐCL
cơ sở đào tạo nghề như:
- Cuốn sách “Quản lý chất lượng trong giáo dục” của tác giả Nguyễn Tiến
Hùng năm 2014 đã khái quát 03 mô hình quản lý chất lượng/BĐCL [12], [37]:
(1) Mô hình quản lý chất lượng/BĐCL giáo dục bên trong, bao gồm: Mô hình
mục tiêu; Mô hình quá trình; và Mô hình ngăn chặn “sai sót”, chủ yếu tập trung
vào hiệu quả bên trong theo cách chuẩn hóa [68]; (2) Mô hình quản lý chất
lượng/BĐCL giáo dục bên ngoài thêm tập trung vào đáp ứng NCXH, tức là
không chỉ chất lượng/hiệu quả bên trong mà cả chất lượng/hiệu quả bên ngoài, thông qua: Mô hình nguồn lực đầu vào; Mô hình hình đáp ứng các bên liên
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 31quan; Mô hình thị trường; Mô hình học tập của tổ chức; Mô hình TQM [16];
[49]; [51]; (3) Mô hình quản lý chất lượng/ĐBCL giáo dục tương lai tập trung
vào không chỉ đáp ứng yêu cầu hiện tại (hiệu quả trong và hiệu quả ngoài), mà còn cả đáp ứng NCXH tương lai để phát triển năng lực đáp ứng với yêu cầu thay đổi nhanh chóng của xã hội tri thức trong thế kỷ XXI, thông qua xây dựng hệ thống giáo dục suốt đời cung cấp cơ hội học tập suốt đời đa dạng cho người dân [6]; [82]; [40]; [34]
- Mô hình bảo đảm chất lượng “ADDevIE” [Analyse (Phân tích) - Design
(Thiết kế - Development (Phát triển) - Implement (Thực hiện) - Evaluation (Đánh giá)] phát triển vào những năm 1970 được sử dụng linh hoạt cho nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt phổ biến cho thiết kế dạy học/đào tạo hay phát triển CTĐT tập trung vào quá trình 05 giai đoạn [85]; [77] (xem Hình 1.2):
Hình 1.2 Mô hình ĐBCL ADDevIE
(1) Phân tích nhu cầu và lập kế hoạch phát đào tạo/CTĐT (A) đòi hỏi phải kiểm tra, đánh giá và phân tích đối tượng, mục tiêu công việc theo ngành/nghề đào tạo, phương pháp đào tạo được sử dụng, loại phương tiện được sử dụng… Tiếp
theo, lập kế hoạch tập trung vào: Ai làm cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào? ; (2) Thiết kế (D) các chiến lược, cách thức phân bổ, cấu trúc, thời
lượng, đánh giá và phản hồi, thông qua là liệt kê các ý tưởng, từ đó lập kế hoạch đào tạo chi tiết và chọn mẫu để thử nghiệm, để đo/đánh giá các giá trị, kiến thức,
kỹ năng, thái độ… cần hình thành cho người học; (3) Phát triển đào tạo/CTĐT (D) tập trung thử nghiệm được lặp lại để đảm bảo chính xác, phù hợp và khả thi… Việc kiểm tra/thử nghiệm nhiều lần đòi hỏi cần là một hệ thống kiểm tra tính chính xác nội dung CTĐT, tài liệu, cách đánh giá, cách giảng dạy/đào tạo
Trang 32và học tập… để đảm bảo người học có thể phát triển năng lực cần có; (4) Thực hiện (I) tập trung vào lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo nội dung đào tạo đã được phê duyệt Sản phẩm của Giai đoạn này chính là bản
Kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo; (5) Đánh giá (E) Để tổ chức thực hiện đào tạo có chất lượng, đòi hỏi phải thiết kế và vận hành tốt hệ thống kiểm/giám sát, đánh giá và các kênh phản hồi thông tin tới các bên liên quan để
CTCL ngăn chặn
hoặc khắc phục kịp thời các sai sót trong quá trình đào tạo
- Mô hình quản lý chất lượng Châu Âu (EFQM - European Foundation for
Quality Management) với Giải thưởng “EFQM Excellence” được thành lập năm
1989 dành cho các doanh nghiệp, cơ quan có thành tích tổ chức, quản lý xuất sắc nhất đã nhanh chóng xác lập được uy tín và hiện nay đang được áp dụng tại hơn 30.000 công ty, cơ quan, cơ sở đào tạo, trong đó có trường cao đẳng trên thế
giới
Mô hình EFQM gồm 09 tiêu chí để đánh giá hoạt động của CTĐT/nhà trường đại học trên tất cả lĩnh vực theo 09 tiêu chí [43] (xem Hình 1.3): (1) Lãnh đạo; (2) Chính sách và chiến lược; (3) Quản lí con người/ nhân viên; (4) Quan
hệ đối tác và nguồn lực; (5) Quản lí các quá trình; (6) Thỏa mãn khách hàng, bên SDLĐ/doanh nghiệp; (7) Thỏa mãn con người/nhân viên; (8) Tác động lên
xã hội; và (9) Các kết quả thực hiện
Hình 1.3 Quá trình BĐCL nhà trường đại học, cao đẳng theo mô hình
(7) Thỏa mãn con người/NV (9) Các
kết quả thực hiện chính
(6) Thỏa mãn khách hàng
(8) Tác động
xã hội
Nâng cao/CTCL
Cải tiến và bài học kinh nghiệm nghiệm
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 33Trong 09 tiêu chí trên, 05 tiêu chí đầu liên quan đến nâng cao/cải tiến chất lượng tập trung vào những gì CTĐT/nhà trường cần thực hiện; và 04 tiêu chí sau
là kết quả cần đạt tới, tập trung vào thoả mãn khách hàng do CTCL mang lại
Mô hình này đề cao nhận thức về chất lượng không chỉ là kết quả cuối cùng mà cần tập trung vào các quá trình và nỗ lực nhân viên; và dựa vào đó cung cấp các khung đo/đánh giá, kiểm toán chất lượng CTĐT/nhà trường
- Mô hình ĐBCL GDĐT nghề Châu Âu (EQAVET) được khởi xướng
trong Chiến lược Lisbon 2000 - 2010 của Ủy ban Châu Âu năm 2000, do quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên tri thức đòi hỏi phải hiện đại hóa và cải tiến liên tục hệ thống GDĐT nghề để có thể đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, tăng khả năng tuyển dụng và hòa nhập xã hội,
cải thiện khả năng tiếp cận cơ hội học tập suốt đời cho tất cả người dân Cụ thể,
bao gồm [45]: Chu trình CTCL 04 giai đoạn “PIER”: Planning- Lập kế hoạch; Implementing - Triển khai, thực hiện; Evaluating- Đánh giá; Reviewing - Rà soát, điều chỉnh; gắn với 10 chỉ báo chất lượng dùng để đánh giá chất lượng các
cơ sở đào tạo nghề của Châu Âu, cụ thể chia thành 04 lĩnh vực như sau: (1) Tổ chức và quản lý của VET gồm Chỉ báo 1 về Mức độ phù hợp của các hệ thống BĐCL đối với các nhà cung cấp VET); (2) Bên cung cấp VET bao gồm: Chỉ báo 2 về Đầu tư vào đào tạo giáo viên và người dạy; Chỉ báo 3 về tỷ lệ tham gia của người học; Chỉ báo 7 về tỷ lệ thất nghiệp; Chỉ báo 8a về tỷ lệ nhóm yếu thể tham gia đào tạo; (3) Thành tích và hiệu suất của người học VET: Chỉ báo 4 về
tỷ lệ hoàn thành CTĐT; Chỉ báo 5 về tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm; Chỉ bào
6 về mức độ phù hợp của kỹ năng nơi làm việc; Chỉ báo 8b về tỷ lệ nhóm yếu thế hoàn thành CTĐT; và (4) Nhu cầu của các bên liên quan trong VET: Chỉ báo
9 về cơ chế xác định nhu cầu đào tạo trong TTLĐ; Chỉ báo 10 về kế hoạch dùng
để thúc đẩy tiếp cận GD&ĐT nghề tốt hơn
- Mô hình ISO (International Standards for Organisations): Trong quá trình
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, để thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ cũng như hợp tác, liên doanh trên phạm vi đa quốc gia, BĐCL đã được chuẩn hoá trên phạm vi quốc tế gọi là ISO Các phiên bản trước ISO 9000 khó
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 34áp dụng cho các cơ sở đào tạo/CTĐT vì ngôn ngữ miêu tả xuất phát từ doanh nghiệp, tuy nhiên, từ ISO 9000:2000 có thể áp dụng vào các tổ chức dịch vụ và nhà trường đại học, cao đẳng [12]; [72]
- Theo Sallis, 2002 “Total Quality Management in Education”, triết lí của
ISO 9000 là chất lượng cần được xây dựng trong các hệ thống và các thủ tục của
tổ chức/nhà trường tập trung vào phòng ngừa hơn là khắc phục Vì vậy, đòi hỏi phải xây dựng chất lượng tại từng khâu/giai đoạn, từ thiết kế đến thực hiện, đánh giá, thông qua hệ thống quản lí chính thống và nghiêm ngặt, để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm hay dịch vụ với các tiêu chí kĩ thuật của nó Cụ thể [12]; [72]: Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ là do hệ thống BĐCL quyết định Làm đúng ngay từ đầu tức là làm việc không có lỗi ở mọi khâu để cho chất lượng tốt nhất, tiết kiệm nhất, chi phí thấp nhất; Tập trung vào quản lý theo quá trình và phòng ngừa là chính, thông qua thực hiện thường xuyên các công cụ hữu hiệu như Kiểm soát chất lượng bằng thống kê, tự kiểm tra, giám sát theo các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo…; Tăng cường chất lượng, hiệu quả quản lý thông qua các phương pháp như: Quản lý theo mục tiêu, Quản lý theo quá trình; Thực hiện quy tắc 5W: Who: Ai làm?; What: Làm việc gì?; Where: Làm ở đâu?; When: Làm khi nào?; Why: Tại sao làm việc đó?; và 1How: Làm việc đó như thế nào?; Thực hành BĐCL theo ISO là quá trình đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ theo các yêu cầu sau: Viết những gì đã làm; Làm những gì đã viết; kiểm tra những việc đang làm so với những gì đã viết; Lưu hồ sơ; xem xét duyệt lại hệ thống một
cách thường xuyên
- Mô hình kiểm định chất lượng đào tạo ngành Kỹ thuật - công nghệ ABET
(Accreditation Board for Engineering and Technology): Theo ABET (2014)
“The 2015-2016 Criteria for Accrediting Engineering Technology Programs”,
ABET là một tổ chức kiểm định chất lượng CTĐT của Hoa Kỳ được thành lập
từ năm 1932 bởi các hiệp hội ngành nghề của Hoa Kỳ, có uy tín trên thế giới, chuyên kiểm định chất lượng các CTĐT: khối Kỹ thuật (Engineering), Công nghệ (Technology), Khoa học ứng dụng (Applied Sciences) và Tin học (Computing, Computer Science, Informatics)… [23] Tiếp theo, ABET (2018)
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 35“Criteria for Accrediting Engineering Programs, 2017 - 2018”, BĐCL
CTĐT ngành Kỹ thuật - Công nghệ của ABET được áp dụng cho năm
2019-2020 gồm các tiêu chí [24]: (1) Sinh viên; (2) Mục tiêu giáo dục của CTĐT; (3) Chuẩn đầu ra/Kết quả đầu ra (Outcome); (4) Cải tiến liên tục; (5) Các chương trình môn học, mô đun; (6) Đội ngũ giảng viên; (7) CSVC; (8) Hỗ trợ của cơ sở đào tạo Kiểm định theo ABET là hoạt động hoàn toàn tự nguyện Quy trình kiểm định xuất phát từ yêu cầu của nhà trường đại học, cao đẳng muốn đánh giá CTĐT (đã có ít nhất một khóa SV tốt nghiệp) của mình
- Theo AUN-QA (2016) về “Guide to AUN - QA Assessment at
Institutional Level” (tạm dịch là “Hướng dẫn đánh giá ĐBCL của các trường đại học, cao đẳng, đại học khu vực Đông Nam Á”, mô hình BĐCL của AUN-
QA bao phủ hầu hết các khía cạnh về chiến lược, hệ thống và chiến thuật, liên quan đến cả ĐBCL bên trong và bên ngoài, trong đó có kiểm định chất lượng và được áp dụng cho các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học của ASEAN và thống nhất giữa khung BĐCL vùng và quốc tế [32] Đặc biệt, mô hình BĐCL AUN-
QA cấp cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học năm 2016 bao gồm 04 lĩnh vực chính và được chi tiết thành 25 tiêu chí và 111 chỉ báo về chất lượng (được trình bày ở khung lý luận)
Bên cạnh đó, còn có một số LATS liên quan đề cập đến quản lý chất lượng đào tạo đại học theo các ngành nghề khác nhau, điển hình là: LATS của Nguyễn Văn Hùng về "Quản lý chất lượng đào tạo của trường cao đẳng nghề theo tiếp cận BĐCL” năm 2016; LATS của Đỗ Trọng Tuấn về “Quản lý chất lượng đào tạo trong các trường Đại học Tư thục khu vực Miền Trung Việt Nam” năm 2015; Ngô Xuân Bình với LATS “Quản lý chất lượng đào tạo ngành công nghệ thông tin trong các trường cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận TQM” năm 2015; LATS “Quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9001:2000 trong trường Đại học Hàng Hải Việt Nam” của Nguyễn Đức Ca, năm 2011; LATS
“Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo trong trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội theo cách tiếp cận TQM” của Bùi Thị Thu Hương, năm 2011; LATS “Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng quá trình dạy học
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 36các môn chuyên ngành ở Trường Đại học Ngoại Ngữ” năm 2010 của Nguyễn Quang Giao; LATS “Quản lý chất lượng đào tạo trong các trường Công an nhân dân” của Nguyễn Văn Ly, năm 2010; Hoàng Thị Minh Phương với LATS
“Nghiên cứu đổi mới quản lý ở trường Đại học sư phạm kỹ thuật theo tiếp cận TQM”, năm 2008; LATS của Vũ Xuân Hồng về “Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Đại học ngoại ngữ quân sự”
1.1.3 Đánh giá chung và vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án
Từ trình bày và phân tích trên cho thấy, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước gần đây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về quản lý chất lượng nói chung và BĐCL nói riêng, đặc biệt mô hình AUN-QA được xem là tương đối phù hợp với bối cảnh và điều kiện của Việt Nam
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về BĐCL của/cấp trường cao đẳng còn hạn chế, đặc biệt mô hình AUN-QA còn thiên về ứng dụng, chưa nhấn mạnh khía cạnh quản lý phối hợp giữa các bên liên quan “Nhà trường - Người học/Gia đình - Bên sử dụng tốt nghiệp/Cộng đồng” cùng tham gia đào tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp,
tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm của trường cao đẳng , nên cần nghiên
tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn bản chất, cách thiết kế, sử dụng trong thực tiễn,
để giúp có thể điều chỉnh, bổ sung, chi tiết cho trường cao đẳng trong hệ thống GDNN tại Việt Nam
Vì vậy, một lần nữa khẳng định tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn cần
nghiên cứu của đề tài luận án “BĐCL cấp trường cao đẳng trên địa bàn thành
phố Hải Phòng theo tiếp cận AUN-QA”
1.2 Bảo đảm chất lượng trường cao đẳng
1.2.1 Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Trường cao đẳng là cơ sở GDNN (Điều 5 Luật GDNN) có chức năng đào tạo các trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp phù hợp với mục tiêu và phương hướng phát triển của nhà trường Trường cao đẳng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, được hoạt động theo quy định của pháp
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 37luật và phân cấp quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh Trường chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản; chịu sự quản lý nhà nước về GDNN của Bộ LĐTBXH và quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngoài các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 23 Luật GDNN và các quy định liên quan của pháp luật, liên quan đến đào tạo trình độ cao đẳng, trường cao đẳng thực hiện chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH; phối hợp với doanh nghiệp, bên sử dụng tốt nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động GDNN và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ người học khởi nghiệp theo quy định của pháp luật; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;
- Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, CBQL, viên chức, người lao động của trường cao đẳng bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật; và cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ theo quy định Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về GDNN, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương; Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá CBQL, viên chức và người lao động của nhà trường Như vậy, có thể khái quát các hoạt động chủ chốt theo chức năng, nhiệm
vụ của trường cao đẳng, bao gồm: Đào tạo; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học và khoa chọc ký thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với
doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, giải quyết việc làm
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 381.2.2 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và bản chất bảo đảm chất lượng trường cao đẳng
Từ trình bày và phân tích tổng quan trên, trong luận án này, BĐCL trường
cao đẳng được hiểu là các nỗ lực quản lý để phát triển (thiết lập, thực hiện, điều
chỉnh) hệ thống các quy trình BĐCL gắn với tiêu chí, chỉ báo chất lượng có liên
hệ mật thiết với nhau, để BĐCL đào tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm dựa vào quá trình CIPO và chu trình CTCL “(C-E)PD”, nhằm đáp ứng NCXH
Mục tiêu của ĐBCL trường cao đẳng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
huy động tất cả các bên liên quan tham gia vào CTCL quá trình phát triển (thiết kế/xây dựng, thực hiện, điều chỉnh) đào tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm đáp ứng NCXH của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường
Vận dụng mô hình khung logic, CIPO và lý thuyết quản lý dựa vào kết quả
đầu ra cho thấy bản chất của BĐCL trường cao đẳng là sử dụng hay tích hợp các đầu vào vào các hoạt động/quá trình (con) về dạy học/đào tạo, ứng dụng kết
quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm
theo các chiến lược hay giải pháp đã được lựa chọn để đạt tới các đầu ra (thường được diễn giải theo các mục tiêu) và vì vậy, đạt tới định hướng chiến
lược phát triển trường cao đẳng theo các giai đoạn khác nhau [12] và [13]; [81];
[70] (xem Hình 1.4) Do đó, bản chất BĐCL trường cao đẳng được hiểu là việc thiết lập và vận hành các hệ thống con về BĐCL gắn với chu trình CTCL nhằm
đạt tới sứ mạng, giá trị, mục tiêu và chiến lược phát triển trường cao đẳng, bao gồm [52]; [59]; [63]; và [17]:
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 39Hình 1.4 Bản chất BĐCL trường cao đẳng
- Hệ thống con về kiểm tra, giám sát chất lượng theo quá trình của các
chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng từ “Đầu vào” qua “Hoạt động/Quá
trình con theo các chức năng, nhiệm vụ này” để đạt tới “Đầu ra/kết quả tốt
nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp
và giải quyết việc làm”, thông qua việc thiết lập các tiêu chí, chỉ báo chất lượng
gắn với chu trình CTCL, nhằm sớm nhận ra các sai sót theo tiến độ/trình thực
hiện so với kế hoạch để phòng ngừa hay khắc phục kịp thời Trong đó, quy trình
CTCL đóng vai trò hết sức quan trọng và trong đề tài luận án này sử dụng chu
trình CTCL “(C-E) PD”; và
- Hệ thống con về đánh giá chất lượng theo “dấu vết” người tốt nghiệp để
đo/đánh giá mức độ phù hợp về năng lực sau tốt nghiệp so với vị trí việc làm
và/hay học tập tiếp theo, học tập suốt đời, cũng như kết quả ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào
tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm với
NCXH; và gắn với phản hồi thông tin để cải tiến hệ thống BĐCL trường cao
đẳng Còn đo/đánh giá tác động theo các chức năng, nhiệm vụ này của trường
cao đẳng mang lại thường đòi hỏi thời gian lâu dài và được thực hiện thông qua
các điều tra về xã hội học, nên ít đề cập trong hệ thống BĐCL trường cao đẳng
Hơn nữa, theo các nghiên cứu về BĐCL trường cao đẳng còn được diễn
giải bao gồm BĐCL bên trong và bên ngoài:
Tác động
Hoạt động/Quá trình con về Đào tạo, NCKH &
Kết quả đầu ra
Kiểm tra, giám sát & CTCL
theo quá trình Đánh giá & CTCL
sau quá trình
Luận án Kinh tế quản lý
Trang 40- Bảo đảm chất lượng bên trong diễn ra trong nội bộ trường cao đẳng
thông qua xem xét yếu tố đầu vào, hoạt động/quá trình con và đầu ra theo các
qui trình và cơ chế ĐBCL nhất định Đầu vào bao gồm: cơ cấu tổ chức, tuyển sinh và nhập học, nguồn nhân lực và vật lực, tài chính ; Hoạt động/Quá trình
theo các chức năng, nhiệm vụ của trường cao đẳng; và Đầu ra bao gồm: kết quả
tốt nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; liên kết đào tạo, gắn kết với doanh nghiệp, tư vấn hướng nghiệp
và giải quyết việc làm để đạt tới định hướng chiến lược phát triển trường cao đẳng (NCXH; tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa chất lượng, ưu tiên; chính sách chất lượng; Chuẩn và chương trình theo các chức năng, nhiệm vụ của trường cao
đẳng) theo các giai đoạn khác nhau (Bối cảnh) Thực tế, tự đánh giá và CTCL
theo chu trình “(C-E) PD” luôn được xem là thành tố quan trọng nhất của BĐCL
trường cao đẳng bên trong và là phạm vi nghiên cứu chính của đề tài luận án
- Bảo đảm chất lượng bên ngoài thực chất là kiểm định chất lượng trường
cao đẳng thông qua đánh giá và cấp chứng nhận đạt chất lượng Qui trình kiểm định thường bao gồm các bước: Tự đánh giá, đăng kí kiểm định chất lượng, kiểm định trường cao đẳng và công nhận kết quả kiểm định chất lượng, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định
1.2.3 Một số tiếp cận/lý thuyết và mô hình chính vận dụng trong đảm bảo chất lượng trường cao đẳng
1.2.3.1 Mô hình bảo đảm chất lượng AUN-QA cấp trường cao đẳng, đại học
Theo AUN-QA (2016), mạng lưới bảo đảm chất lượng các trường đại học khu vực Đông Nam Á (ASEAN University Network - Quality Assurance - viết tắt là AUN-QA) thành lập năm 1995, nhằm đẩy mạnh công tác ĐBCL theo
những tiêu chuẩn chung của khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam Mục tiêu
chính của AUN-QA nhằm giúp mạng lưới các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học
ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về CLĐT giữa các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học trong khu vực cũng như trên thế giới, góp phần thúc đẩy việc công nhận kết quả học tập/đào tạo và phát triển hợp tác giữa các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học trong khu vực Đông Nam Á
Luận án Kinh tế quản lý