1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình đại tu động cơ xe suzuki blind van

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Đại Tu Động Cơ Xe Suzuki Blind Van
Tác giả Đỗ Anh Tài
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Trung
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 5,87 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG DÒNG XE SUZUKI BLIND VAN (11)
    • 1.1. Giới thiệu về xe suzuki blind van (11)
    • 1.2. Nội thất và ngoại thất (11)
      • 1.2.1. Nội thất (11)
      • 1.2.2. Ngoại thất (12)
    • 1.3. Giới thiệu về động cơ (13)
  • CHƯƠNG II: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE SUZUKI BLIND VAN (15)
    • 2.1. Bảo dưỡng theo lịch trình (15)
    • 2.2. Bảo dưỡng lớn (16)
  • CHƯƠNG III: QUY TRÌNH SỬA CHỮA LỚN ĐỘNG CƠ SUZUKI BLIND VAN (18)
    • 3.1. Tình trạng nhập xưởng (18)
    • 3.2. Kiểm tra sơ bộ (18)
      • 3.2.1. Tiến hành kiểm tra tổng quát xe (18)
      • 3.2.2. Chẩn đoán và đưa ra phương án sửa chữa cho khách hàng (19)
    • 3.3. Tiến hành các công tác chuẩn bị (20)
      • 3.3.1. Chuẩn bị về không gian sửa chữa (20)
      • 3.3.2. Chuẩn bị về công cụ chuyên môn (21)
      • 3.3.3. Chuẩn bị về nhân sự (23)
    • 3.4. Tiến hành các quá trình đại tu (24)
      • 3.4.1. Thực hiện quá trình hạ máy (24)
      • 3.4.2. Tháo các chi tiết liên quan đến máy (26)
      • 3.4.3. Tiến hành bóc máy và kiểm tra các chi tiết (28)
        • 3.4.3.1. Tháo nắp dàn cò ( nắp quy lát ) (28)
        • 3.4.3.2. Tháp trục cam, dàn cò mổ, mặt quy lát, xupap (29)
        • 3.4.3.3. Tháo nắp các te nhớt (32)
        • 3.4.3.4. Tháo cụm thanh truyền piston,trục khuỷu (0)
      • 3.4.4. Kiểm tra, rửa, làm sạch các chi tiết (36)
        • 3.4.4.1. Rửa và làm sạch các chi tiết (36)
        • 3.4.4.2. Kiểm tra các chi tiết sau khi làm sạch (40)
    • 3.5. Quá trình lắp các chi tiết và các điều cần chú ý (46)
      • 3.5.1. Lắp trục khuỷu vào thân máy (46)
      • 3.5.2. Lắp piston thanh truyền vào thân máy (0)
      • 3.5.3. Lắp bơm nhớt, bơm nước, vỏ phốt dầu vào thân máy (54)
      • 3.5.4. Lắp các-te vào thân máy (56)
      • 3.5.5. Lắp mặt quy lát vào thân máy (57)
        • 3.5.5.1. Lắp xupap vào mặt quy lát (57)
        • 3.5.5.2. Lắp mặt quy lát vào thân máy (60)
      • 3.5.6. Lắp và cân cam (63)
      • 3.5.7. Lắp hoàn thiện các chi tiết (66)
    • 3.6. Lên động cơ và các điều cần quan tâm (68)
    • 3.7. Thực hiện chế độ chạy rà và kiểm tra (69)
      • 3.7.1. Thực hiện chạy rà nguội (70)
      • 3.7.2. Thực hiện chạy rà nóng (71)
  • KẾT LUẬN (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (73)

Nội dung

Sau khi hoàn thành khoảng thời gian học tập tại trường ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giúp chúng em được tiếp thu thêm nhiều kiến thức cũng như nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Những bài học của thầy cô hôm nay sẽ là hành trang quý báu cho em sau này khi bước qua ngưỡng cửa đại học. Xin gửi đến quý thầy cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của em vì đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng để em thực hiện khoá luận này.

GIỚI THIỆU CHUNG DÒNG XE SUZUKI BLIND VAN

Giới thiệu về xe suzuki blind van

Suzuki Blind Van là một trong những mẫu xe có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển, chuyên chở hàng hóa trong đô thị 24/24, không bị cấm theo giờ như các dòng xe tải cỡ lớn Xe có tải trọng 580 kg Thiết kế nhỏ gọn, bán kính vòng quay ở mức 4,1 m, phù hợp cho những không gian nhỏ hẹp như trong ngõ, ngách

Hình ảnh 1.1: Hình ảnh Suzuki blind van

Nội thất và ngoại thất

 Khoang cabin rộng: Ngoài khả năng chuyên chở hàng hóa cực kỳ cao, Suzuki Blind Van còn thiết kế ghế ngồi cho 2 người tại khoang cabin với ghế ngồi bọc da êm ái, chắc chắn cùng không gian rộng rãi, thoải mái

 Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát trên xe Suzuki Blind Van cũng rất cơ bản, là dạng điều hoà một chiều nhưng vẫn đủ sức làm mát để tài xế cảm thấy dễ chịu

 Tính năng giải trí: Trên xe có đầy đủ các tính năng giải trí như: MP3, đài FM/

AM, cổng kết nối USB, AUX, WAV, FLAC Với các tính năng này, tài xế có thể “tự thưởng” cho mình những phút giây thư giãn thoải mái, nhất là trong những chuyến hành trình đường dài hay những lúc kẹt xe

Hình ảnh 1.2: Hình nội thất bên trong Suzuki blind van 1.2.2 Ngoại thất

 Hệ thống đèn xe thông minh : Xe Suzuki Blind Van được tích hợp đèn vuông mạnh mẽ đặt đối xứng ở 2 bên logo trước đầu xe, vừa hỗ trợ tăng tầm nhìn cho tài xế vào ban đêm vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho xe Ngoài ra, trên phần cản trước màu đen của xe còn được trang bị thêm 2 cụm đèn sương mù giúp tài xế dễ dàng quan sát mặt đường trong điều kiện thời tiết xấu: mưa lớn, nhiều sương mù,

 Thùng xe kích thước lớn : Kích thước thùng xe Suzuki Blind Van lớn (kích thước DxRxC lần lượt là 1.895x1.255x1.235mm) và được thiết kế với cấu trúc mở từ 3 phía (cửa lùa ở 2 bên hông và cửa sau mở lên cao), giúp xe chứa được nhiều hàng hóa hơn, thuận tiện cho việc chất dỡ hàng hóa lên xuống, đặc biệt là tại những nơi có không gian chật hẹp

Hình ảnh 1.3: Hình ảnh xe Suzuki Blind Van

Giới thiệu về động cơ

 Xe Suzuki blind van được trang bị động cơ xăng, được sản xuất và lắp rắp theo công nghệ nhật bản phun xăng điện tử giúp có thể tiết kiệm nhiên liệu (Euro 4), dung tích xi lanh lên đến 970cc, cho mức tiêu thụ nhiên liệu là 6L cho mỗi 100km

 Sử dụng 4 xi lanh thẳng hàng, 4 kỳ, làm mát bằng nước, Sử dụng trục cam đơn trên cao (SOHC), hệ thống phun xăng điện tử Nó sử dụng hệ thống phun điều khiển điện tử Sequence đa điểm và còn kết hợp với bộ chuyển đổi xúc tác ba chiều Động cơ

Hình ảnh 1.4: Động cơ Suzuki Blind Van F10A được chú ý nhiều tới vì dung tích nhỏ, công suất cao trên mỗi Lít, tiêu thụ nhiên liệu thấp, gây ô nhiễm tối thiểu, cấu trúc đơn giản nhỏ gọn, Trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ và quá trình bảo trì dễ dàng

 Với những thông số kỹ thuật ở hình 2.5 giúp cho Suzuki Blind Van vận hành êm ái, giảm tiếng ồn và đảm bảo được độ an toàn cũng như thân thiện với môi trường

Hình ảnh 1.5: Thông số kỹ thuật động cơ Suzuki blind van

 Động cơ Suzuki F10A 1.0 lít với 8 van được công ty sản xuất từ năm 1979 đến năm 2012 và đã được lắp đặt trên nhiều mẫu xe dành nhau cho châu Á, được biết đến từ chiếc SUV Jimny ở phía sau SJ410 Chính đơn vị năng lượng của nó đã làm cơ sở cho các động cơ LJ462Q và LJ465Q khổng lồ của Trung Quốc

Nhược điểm của động cơ Suzuki F10A

 Các phiên bản bộ chế hòa khí khá thất thường qua các năm về chất lượng nhiên liệu và cần điều chỉnh

Ngoài ra trên các trang diễn đàn chuyên ngành ô tô, có người thảo luận về rò rỉ dầu và hỏng hóc trong hệ thống đánh lửa

 Tài nguyên theo lịch trình của vành đai thời gian là 90.000 km, nhưng khi nó bị đứt, các van sẽ bị uốn cong

Không có bộ nâng thủy lực, độ hở của van được điều chỉnh sau mỗi 30.000 km.

QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG XE SUZUKI BLIND VAN

Bảo dưỡng theo lịch trình

Định kỳ bảo dưỡng phải được xác định dựa trên chỉ số trên công-tơ-mét hoặc số tháng, tùy theo điều kiện nào đến trước

Bảng này đưa ra công việc bảo dưỡng theo lịch trình lên đến 60.000 km Khi vượt quá 60.000 km, thực hiện các đợt bảo dưỡng tương tự theo các định kỳ bảo dưỡng tương tự tương ứng

Lịch trình này được trình bày theo lịch trình bảo dưỡng điển hình của hãng đưa ra Tuy nhiên, lịch trình bảo dưỡng thực tế thay đổi tùy theo thông số kĩ thuật của xe, nên lịch trình bảo dưỡng điển hình có thể không áp dụng được đối với một số model xe

Vì vậy, đối với lịch trình bảo dưỡng áp dụng cụ thể cho xe đang được bảo dưỡng, làm theo các hướng dẫn liên quan trong “Lịch trình bảo dưỡng định kỳ” thuộc phần “KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG” của Sách hướng dẫn sử dụng

Hình ảnh 2.1: Lịch bảo dưỡng theo lịch trình

Hình ảnh 2.2: Lịch bảo dưỡng theo lịch trình Lưu ý :

“I”: Kiểm tra, nếu cần thiết tiến hành làm sạch, điều chỉnh, bôi trơn hoặc thay thế

“R”: Thay thế hoặc thay đổi

Bảo dưỡng lớn

 Nhiệm vụ là tháo toàn bộ các cụm trong xe, sửa chữa thay thế phục hồi toàn bộ các chi tiết hư hỏng để đảm bảo cho các cụm máy và xe đạt được chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật gần giống ban đầu

 Tiến hành theo định kỳ quy định đối với từng loại xe hoặc khi có ít nhất 3 tổng thành chính trong đó có động cơ phải đưa vào sửa chữa lớn (đại tu động cơ)

 Đại tu động cơ được hiểu đơn giản là hạ động cơ ô tô xuống rồi rã các chi tiết trong động cơ ra, những chi tiết nào có thể sửa thì chúng ta sửa, cần thay thế thì thay thế,và vệ sinh lại để phục hồi lại động cơ như hiện trạng ban đầu

 Khi khách hàng có yêu cầu, nhu cầu đại tu máy và có giấy yêu cầu đại tu từ bên bộ phận kỹ thuật thì ta tiến hành tháo lắp động cơ để thực hiện công việc đại tu

 Nếu xe không gặp các dấu hiệu bất thường, thì bạn chỉ cần mang xe đi chăm sóc bảo dưỡng ô tô theo định kỳ Tuy nhiên, nếu xe gặp phải bất kỳ vấn đề nào dưới đây, bạn nên mang xe đi đại tu lại động cơ để gia tăng tuổi thọ cũng như phát hiện hư hỏng sớm nhất

- Động cơ nóng và hao nước làm mát

- Động cơ phát ra tiếng kêu (lỏng bạc ắc pít-tông, bạc lót thanh truyền…)

- Động cơ bị thủy kích ( ngập nước )

- Bạc xéc măng bị gẫy hoặc xếp bạc xéc măng…

 Công việc đại tu máy: quy trình tháo, kiểm tra, phục hồi (thay mới) và quy trình lắp động cơ, quy trình chạy rà

 Ta có sơ đồ quy trình sửa chữa lớn

Hình ảnh 2.3: Sơ đồ quy trình sửa chữa lớn

QUY TRÌNH SỬA CHỮA LỚN ĐỘNG CƠ SUZUKI BLIND VAN

Tình trạng nhập xưởng

Xe của khách hàng được xe cứu hộ kéo tới xưởng dưới tình trạng không thể khởi động máy

Và nhận được thông tin của khách là xe có bị ngập nước sau cơm mưa to, và khi khách khởi động xe nghe có tiếng gõ, cạch cạch trong động cơ và không thể khởi động máy.

Kiểm tra sơ bộ

3.2.1 Tiến hành kiểm tra tổng quát xe

 Khi đề máy không thể nổ

 Tháo bu-gi ta thấy đóng nhớt rất nhiều

 Tình trạng nội,ngoại thất bình thường

 Trong bô có nước đọng lại

 Không thể quay bu-li cốt máy

 Động cơ có lớp mỏng bùn đất lên tới họng gió

Hình ảnh 3.1: Bu-gi đóng nhớt

 Thấy phủ một lớp nhớt đen thui trên nắp dàn cò

 Phía dưới bu-li cốt máy đóng nhớt rất dầy và ướt

 Các hệ thống khách không có dấu hiệu hư hại

 Sau khi kiểm tra ta tiến hành chẩn đoán và đưa ra phương án sửa chữa cho khách hàng

3.2.2 Chẩn đoán và đưa ra phương án sửa chữa cho khách hàng

 Chuẩn đoán : sau khi kiểm tra sơ tổng quát xe của khách hàng, từ những dấu hiệu và tiếp nhận những thông tin từ khách hàng thì chuẩn đoán xe bị thủy kích ( ngập nước)

Xe bị thủy kích ( ngập nước ) : là hiện tượng xe ô tô chết máy do nước qua đường hút gió tràn vào buồng đốt của xi-lanh khi động cơ đang hoạt động khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy

Hình ảnh 3.2: Nhớt phủ lên nắp cò

Hình ảnh 3.3: Nhớt đóng cục ở dưới bu-ly cốt máy

Do lúc này khách không biết và cố khởi động lại động cơ, hệ thống hút gió sẽ tiếp tục hoạt động, các pít-tông được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để nén khí gặp lực chặn của nước lọt vào buồng đốt sẽ làm ép tay biên (tay dên) biến dạng

 Phương án sửa chữa và thông báo cho khách hàng

Phương án sửa chữa là tiến hành đại tu động cơ

Sau khi thông báo cho khách hàng và khi khách hàng có yêu cầu, nhu cầu đại tu máy và có giấy yêu cầu đại tu từ bên bộ phận kỹ thuật thì ta tiến hành tháo lắp động cơ để thực hiện công việc đại tu.

Tiến hành các công tác chuẩn bị

3.3.1 Chuẩn bị về không gian sửa chữa

Chuẩn bị không gian cho việc ra vào của xe, cầu nâng xe để tiến hành công việc hạ máy và lắp máy

Chuẩn bị không gian cho quá trình đại tu động cơ như: khu vực không có quá nhiều bụi tránh ảnh hưởng tới quá trình làm việc, khu vực sạch sẽ như phòng kín hoặc nơi có đủ không gian làm việc

Hình ảnh 3.4: Không gian tiến hành công việc đại tu

3.3.2 Chuẩn bị về công cụ chuyên môn

 Bộ cờ lê, mỏ lết,tua vít, búa sắt búa bao su, kìm các loại đủ kích thước…

 Các trang bị như dẻ lau, bao tay, mắt kính…

 Các loại súng hơi, súng sịt gió, súng điện

 Các đầu vòng, kìm kẹp, kìm các loại (kẹp phe,gỡ phe,kìm nhọn )

 Các khay đựng bu lông, ốc tán

 Các dung dịch vệ sinh như dầu, xăng, nước tẩy trắng sumo…

 Các dụng cụ chuyên dùng như thước lá, thước kẻ, cục canh ly hợp…

Hình ảnh 3.5: Bộ cờ lê, mỏ lết, tua vít, búa sắt búa bao su,kìm

Hình ảnh 3.6: Các đầu vòng,kìm kẹp,kìm các loại.

 Cần tự động,tay nối ngắn dài, ngắn, đầu nối đủ kích thước: dùng khi thao các những vị trí khó, những loại ốc có hình thù đặc biệt

 Cần siết lực: dùng trong quá trình siết các bu lông, ốc tán đòi hỏi có độ lực cân bằng, chính xác như bu lông nắp quy lát, ổ đỡ trục khủy, thanh truyền…

 Các khúc nối, cần siết chữ L, cần siết chữ T

 Dụng cụ vô bạc: dùng để vô pít-tông thanh truyền vào trục khuỷu, đi kèm với bộ lục giác

Hình ảnh 3.7: Cần tự động,tay nối ngắn dài, ngắn,đầu nối đủ kích thước

Hình ảnh 3.8: Cần siết lực

3.3.3 Chuẩn bị về nhân sự

 Cần ít nhất 3 người trong quá trình làm việc:

Một kỹ thuật viên có kinh nghiệm trong nghề có thể xử lý đc các công đoạn trong công tác đại tu máy

Hai hoặc ba kỹ thuật viên biết nghề,học nghề hay kinh nghiệm ít để có thể hỗ trợ trong từng quá trình đại tu để công việc có thể đạt hiệu quả cao hơn

Có thể có thêm nhân lực để thuận tiện trong quá trình di chuyển động cơ ra vô, lên xuống xe, và nhanh hơn khi tới quá trình rửa các chi tiết

Hình ảnh 3.10: Dụng cụ vô bạc

Cần có nhân viên cố vấn dịch vụ thông báo thông tinh cho khách hàng trong quá trình sửa chữa, như báo tình trạng tiến độ làm việc, báo các hư hỏng, báo giá, và tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.

Tiến hành các quá trình đại tu

3.4.1 Thực hiện quá trình hạ máy

 Đưa xe vào cầu nâng, kê xe vào vị trí an toàn để có thể nâng xe, đóng chốt an toàn khi đã đưa đúng vị trí

 Khi xe ở dưới thấp : điều đầu tiên là phải tháo hai cực điện của bình ác quy (tháo cọc âm trước dương sau), sau đó tháo các chi tiết xung quanh máy như: bầu lọc gió, bình nước mát, két làm mát, jack điện, jack các cảm biến, dây côn, dây ga, thắng…

 Khi xe ở trên cao : ta xả nhớt máy, nhớt hộp số, để khi rã động cơ ko bị tràn nhớt khắp nơi

Hình ảnh 3.11: Tháo bầu lọc gió, dây côn, dây ga, các jack cắm xung quanh

Hình ảnh 3.12: Xả nhớt máy

 Vì ta sẽ hạ động cơ cùng với hộp số nên ta xe tháo láp nối giữa hộp số với cầu sau cho thuật tiện cho việc hạ máy

 Tháo ống bô,tháo cao su chân máy giữ hộp số

 Lưu ý khi tháo các bộ phận liên kết giữa thân xe và động cơ ta cần đánh dấu hoặc chụp hình lại để phòng khi không nhớ vị trí như ống các jack điện, ống đường xăng lên xăng hồi, bô-bin, cũng như các chi tiết khác

 Khi đã tháo chi tiết xung quanh động cơ, ta chuẩn bị xe đẩy để đỡ động cơ và hạ sát xe cho động cơ nằm ở giữa xe đẩy, đồng thời ta tháo 4 bu-lông cố định giữa bàn thờ giữ động cơ và thân xe

Hình ảnh 3.13: Tháo nhớt, tháo láp hộp số

Hình ảnh 3.14: Tháo bu-lông bệ bàn thờ

 Tiếp đó ta nâng cầu để tách động cơ ra thân xe, lúc này cần phải tiến hành nâng cầu chậm và quanh sát xem có gì vướng hay còn dính giữa thân xe và động cơ.

 Sau khi đã hạ máy ta cất gọn những bộ phận,chi tiết đã tháo ra tránh lạc mất, sau đó chúng đưa động cơ vào khu vực tháo rã máy.

3.4.2 Tháo các chi tiết liên quan đến máy

 Tháo hộp số ra khỏi máy

Hình ảnh 3.15: Hạ máy ra khỏi thân xe

Hình ảnh 3.16: Máy sau khi hạ khỏi thân xe

 Tháo cụm bố ly hợp

 Tháo cánh quạt gió, ống nước, tháo dây đai cam, bu-li cam, bu-li quạt, và tháo các bộ phận dẫn động bởi các bu-li như máy phát điện, lốc lạnh…

Hình ảnh 3.17: Cụm bố ly hợp

 Tháo cổ hút, cổ xả ,kim phun, bu-gi, que thăm nhớt, lọc nhớt, tháo bàn thờ cao su chân máy, các bát nối xung quanh…

 Lưu ý khi tháo các bộ phận, chi tiết lớn hoặc nhỏ, đặc biệt là bu-lông,tán, cần phải để ở một kệ đựng riêng biệt hoặc để trong các hộp chứa để tránh lạc mất và đánh dấu hoặc chụp hình để quá trình lắp thuận tiện hơn

Hình ảnh 3.20: Kệ đựng các chi tiết, bộ phận 3.4.3 Tiến hành bóc máy và kiểm tra các chi tiết

3.4.3.1 Tháo nắp dàn cò ( nắp quy lát )

 Nắp dàn cò thì tháo đơn giản chỉ cần mở bu long trên nắp và dùng tua vít dẹp cậy nhẹ ở 4 góc mép nắp

 Sau khi mở nắp ta thấy nắp bị lên nhớt đóng đen khắp cả nắp

Hình ảnh 3.21: Nắp dàn cò

3.4.3.2 Tháp trục cam, dàn cò mổ, mặt quy lát, xupap

 Khi tháo dàn cò mổ cần thẩn thận dùng vít đóng mở các vít giữ dàn cò, tránh gây hư đầu vít cũng như gẫy ren

 Sau khi tháo dàn cò ta tháo phốt chặn đầu và đuôi của cam và rút cam cẩn thận ra ngoài

 Tháo các ốc định vị mặt quy lát và dùng tua vít cậy ở xung quanh mép tiếp xúc giữa mặt quy lap và thân máy để tách mặt ra hẳn, sau đó cậy và tháo ron mặt quy lát ra

 Đối với cách lấy xupap ta có thể dùng dụng cụ chuyên dùng là cảo xupap để lấy xupap ra dụng cụ này để nén lò xo lại để lấy các lò xo, móng, chén chặn lò xo, đế lò xo, xupap

Hình ảnh 3.22: Tháo dàn cò

Hình ảnh 3.23: Tháo ron mặt quy lát

 Hoặc ta có thể dùng búa và đầu 17 dài đóng vô lò xo xupap cho móng rơi ra lưu ý cần đóng mạnh, dứt khoát

Lưu ý trước khi lấy xupap ra ta phải đánh thứ tự trên mặt nấm xupap,đồng thời phải xem kí tự trên mặt nấm để phân biệt xupap nạp, xả (có thể phân biệt theo cách xupap nạp lớn hơn xả )

 Kiểm tra sau thi tháo ta thấy lỗ xupap bị rổ nặng

Hình ảnh 3.24:Trục cam, xupap, dàn cò

Hình ảnh 3.25: Lỗ xupap bị rỗ

 Sau khi tháo ra và kiểm tra ta thấy xupap mất gờ (bề rộng đế xupap) và bị rỗ nặng

 Sau khi tháo ra và kiểm tra ta thấy không có chi tiết nào hư hỏng nhiều, ngoại trừ bề mặt tiếp xúc giữa mặt quy lát và thân máy bị sước nặng có khả năng phải mang đi bào lại mặt

 Sau khi tháo mặt quy lát ra khỏi thân máy ta có thể thấy rõ hiện trạng trên thân máy là 4 máy đều có nước và ta tiếp tục tháo các chi tiết khác

 Sau khi kiểm tra mặt quy lát ta thông báo khách những hư hỏng, và tiếp tục tháo thân máy

Hình ảnh 3.27: Mặt quy lát Hình ảnh 3.26: Xupap bị mất gờ

 Chú ý để gọn các chi tiết và đánh dấu để sau này lắp lại dễ hơn

3.4.3.3 Tháo nắp các-te nhớt

 Ta tháo bu-lông, tán xung quanh nhớt và lấy tua vít dẹp cậy nhẹ xung quanh các- te tránh hư cong vênh gây xì nhớt khi lắp lại

 Tháo lọc nhớt thô bên trong các-te (bông sen)

- Ta tháo 2 ốc định vị ở cổ đầu lọc và lấy lọc ra

Hình ảnh 3.28: Hiện trạng ở thân máy

Hình ảnh 3.29: Tháo các-te

3.4.3.4 Tháo cụm thanh truyền pít-tông, trục khuỷu

 Tháo cụm thanh truyền pít-tông :

- Khi tháo cụm chi tiết thanh truyền pít-tông, ta nên để thân máy nằm nghiêng để công việc tháo dễ dàng hơn

- Ta xoay trục khuỷu cho 2 trong 4 máy nằm ở điểm chết dưới

- lúc này ta dùng cần tự động hoặc khóa mở đều 2 bên của 2 đai ốc của cổ thanh truyền sau khi tháo 2 đai ốc xong ta lấy búa cao su gõ nhẹ lên nắp ổ đỡ để tháo nắp ổ đỡ ra

Hình ảnh 3.31: Lọc nhớt thô

+ Sau thi tháo ổ đỡ (nắp bạc lót thanh truyền) ta thấy có hiện tượng sước bạc lót nặng,ở tất cả 4 máy

- Ta lấy búa gõ nhẹ và đều lên 2 đầu bu-lông thanh truyền để lấy thanh truyền và pít-tông ra

- Tương tự như máy song hành kia, ta cũng thực hiện như vậy

- Khi tháo cụm thanh truyền pít-tông ra, ta phải đánh dấu thứ tự từng máy, không được để lộn xộn

- Quay trục khuỷu 180 o để tháo 2 cụm thanh truyền pít-tông của 2 máy song hành kia

- Ta đặt thân máy úp xuống dưới để phần trục khuỷu lên trên

Hình ảnh 3.33: Tháo pít-tông thanh truyền

- Dùng cần tự động, khóa,hoặc cần chết tháo các bu lông của trục khuỷu ra, khi tháo ta tháo đều 2 bên từ ngoài vô trong quy luật như hình vẽ

- Không nên tháo ào ạt từng cái một mà ta nên tháo từ từ đều các bu lông rồi mới tháo ra hoàn toàn

- Ta không nên kéo bu-lông ra khỏi nắp ổ đỡ mà chỉ tháo cho bu-lông không liên kết với thân máy nữa, lúc này các nắp ổ đỡ trục khuỷu ở 2 bên ta dùng 2 tay bóp chặt 2 bulông và lắc nhẹ để tháo ổ đỡ ra

- Riêng nắp ổ đỡ ở giữa có miếng căn dọc nên ta phải dùng búa cao su gõ nhẹ và đều 2 bên của nắp ổ đỡ để lấy ra

- Tháo miếng căn rơ dọc, tháo bạc lót trục khuỷu ra và để các chi tiết theo thứ tự tránh nhầm lẫn

- Sau khi tháo ta thấy có thanh tuyền (tay dên) máy số 2 và ba bị cong, và lốc máy số 3 bị bể 1 mảng

Hình ảnh 3.35: Tháo trục khuỷu Hình ảnh 3 34: Tháo trục khuỷu

Hình ảnh 3.36: Tháo ổ đỡ trục khuỷu

3.4.4 Kiểm tra, rửa, làm sạch các chi tiết

3.4.4.1 Rửa và làm sạch các chi tiết

Quá trình lắp các chi tiết và các điều cần chú ý

3.5.1 Lắp trục khuỷu vào thân máy

 Động cơ sẽ bị kẹt nếu được vận hành khi các bộ phận không được bôi trơn, nên cần phải bôi trơn nhớt động cơ lên tất cả các bề mặt ma sát của các bộ phận này trước khi lắp:

- Các bạc lót trục khủy (bề mặt trượt)

 Dựng thân máy úp xuống

 Kê ở dưới một miếng vải hoặc bìa cứng tránh gây xước bề mặt ăn khớp

 Lắp các nửa bạc lót có rãnh nhớt trục khuỷu (1) với rãnh dầu (2) vào thân máy

Hình ảnh 3.57: Lắp bạc lót vào thân máy

 Lắp các nửa bạc lót không có rãnh nhớt vào nắp bạc lót trục khuỷu

- Kiểm tra để đảm bảo bề mặt ăn khớp (5) của mặt sau bạc lót và thân máy tương ứng, cũng như nắp bạc lót trục khuỷu sạch và khô

- Lắp nút (1) trên mỗi bạc lót vào rãnh (2) trong thân máy và lắp vào nắp bạc lót trục khuỷu

- Nhấn đuôi bạc lót (3) cho tới khi áp chặt vào thân máy và lắp chặt vào nắp bạc lót trục khuỷu

- Tra nhớt động cơ lên mặt trượt (4) của các nửa bạc lót trục khuỷu ở bên thân máy

 Tra nhớt động cơ vào bạc lót chặn (1) và lắp vào thân máy giữa xi-lanh số 2 và số 3, với các rãnh nhớt (2) quay ra ngoài

Hình ảnh 3.58: Lắp bạc lót

Hình ảnh 3.59: Lắp bạc lót chặn

 Kiểm tra độ sạch của cổ trục khuỷu và đặt trục khuỷu trên thân máy, sau đó tra nhớt động cơ vào cổ trục khuỷu

 Tra nhớt vào nắp bạc lót trục khuỷu, thoa đề

 Kiểm tra xem bạc lót được gắn đúng chiều không,bằng mặt, đồng đều ở hai bên chưa

 Lắp nắp bạc lót trục khuỷu theo quy trình sau

- Chỉ dấu mũi tên trên nắp về phía pu-li trục khuỷu và lắp nắp bạc lót trục khuỷu vào thân máy

- Tra nhớt động cơ lên phần ren và lỗ ren của bu-lông nắp bạc lót trục khuỷu trước khi siết, điều này làm đúng độ ăn khớp với ren

Hình ảnh 3.60: Tra nhớt vào cổ trục khuỷu

Hình ảnh 3.61: Chiều lắp nắp bạc lót

- Dùng cần siết lực để siết chặt các bu-lông nắp bạc lót trục khuỷu

- Siết chặt bu-lông nắp bạc lót trục khuỷu đến 20 N⋅m (2,0 kgf-m, 15,0 lbf-ft) theo thứ tự số (“1” – “10”) như được minh họa

- Theo cách tương tự như ở Bước trên, hãy siết chặt chúng tới 40 N⋅m (4,1 kgf-m, 29,5 lbf-ft)

- Siết chặt lại tất cả bu-lông nắp bạc lót trục khuỷu “a” 60° theo thứ tự số như được minh họa trong hình

 Kiểm tra để đảm bảo trục khuỷu quay đều khi xoay bằng tay,nếu không êm thì phải siết lại các bu lông hoặc phải tháo từng nắp trục khuỷu của từng máy ra kiểm tra xem vấn đề nằm ở đâu

Hình ảnh 3.62: Siết bu-lông nắp

Hình ảnh 3.63: Bước siết bu-lông nắp

3.5.2 Lắp pít-tông thanh truyền vào thân máy Động cơ sẽ bị kẹt nếu được vận hành khi các bộ phận không được bôi trơn,nên cần phải bôi trơn nhớt động cơ lên tất cả các bề mặt ma sát của các bộ phận này trước khi lắp

 Bôi vào pít-tông, bạc lót

 Lắp xéc măng vào pít-tông

- Trước khi lắp xéc măng vào pít-tông ta cần lắp vào xi-lanh trước và xem khe hở bạc có đủ tiêu chuẩn không sau đó mới lắp vào pít-tông

- Xéc-măng thứ nhất và thứ hai có dấu đỉnh (1) tương ứng hoặc có chữ số Khi lắp, quay mỗi dấu đỉnh lên phía trên

Hình ảnh 3.64: Kiểm tra độ hở bạc

Hình ảnh 3.65:Lắp xéc-măng

- Xéc-măng thứ nhất (2) khác xéc-măng thứ hai (3) về độ dày và hình dạng của bề mặt tiếp xúc với thành xi-lanh

- Khi lắp xéc-măng dầu (4), hãy lắp vòng đệm trước và sau đó là hai vòng ngoài

- Sau khi lắp xéc măng vào piston ta đặt khe hở xéc măng cách giữa các xéc măng với nhau 1 góc 180 0 hoặc 120 0 để tránh bị lên nhớt vô buồng đốt

 Lắp bạc lót vào nắp bạc lót thanh truyền

- Kiểm tra để đảm bảo bề mặt ăn khớp của mặt sau bạc lót và thanh truyền tương ứng sạch và khô

- Lắp nấc (1) của bạc lót thanh truyền vào rãnh (2) của thanh truyền và nắp bạc lót

- Nhấn đuôi bạc lót (3) cho tới khi đuôi bạc lót ngang bằng với thanh truyền hoặc bề mặt ăn khớp của nắp bạc lót thanh truyền

Hình ảnh 3 66: Hướng lắp xéc-măng

Hình ảnh 3.67: Lắp bạc lót

 Lắp pít-tông thanh truyền vào lòng xilanh

- Bôi nhớt vô xi-lanh trước khi lắp pít-tông vào

- Hướng dấu trước (1) trên đầu pít-tông về phía pu-li trục khuỷu (2) và lắp cẩn thận pít-tông và cụm thanh truyền

- Nén xéc-măng bằng dụng cụ chuyên dụng

- Giữ chặt dụng cụ chuyên dụng với thân máy, gõ vào đầu pít-tông bằng cán búa

- Nếu xéc-măng dầu chạm vào cạnh xi-lanh, không dùng lực đẩy pít-tông Kéo pít- tông một chút và lặp lại bước trên

- Sau khi xéc-măng vào nòng xi-lanh, tiếp tục đẩy pít-tông và cụm thanh truyền đến khi bạc lót đầu to chạm vào chốt trục khuỷu

Hình ảnh 3.68: Bôi nhớt vô xi-lanh

Hình ảnh 3.69: Hướng vô pít-tông

- Lắp bạc lót thanh truyền

+ Hướng dấu phía trước (nhô ra) (2) trên nắp bạc lót thanh truyền (1) về phía pu- li trục khuỷu

+ Tra nhớt động cơ lên phần ren và lỗ ren của bulông thanh truyền (3)

Hình ảnh 3.71: Vô pít-tông Hình ảnh 3.70: Hướng lắp pít-tông

Hình ảnh 3.73: Lắp nắp bạc lót

Hình ảnh 3.72: Siết bu-lông

+ Dùng cần lực để siết các bu-lông thanh truyền

+ Siết chặt từng cặp bu-lông thanh truyền đều đặn và từ từ đến 15 N⋅m (1,5 kgf- m, 11,0 lbf-ft)

+ Lắp tương tự như trong bước siết trên, siết chặt các bu-lông thanh truyền của các xi-lanh khác

- Sau khi siết xong ta quay cốt máy thử xem có chuyển động êm không,xem độ nhô thụt của các trái pít-tông có đều nhau không, nếu không ta phải siết lại cái bu-lông cho đồng đều

3.5.3 Lắp bơm nhớt, bơm nước, vỏ phốt dầu vào thân máy

- Cần siết kĩ các con ốc trong bơm nhớt tránh gây mất áp lực ,ta dùng vít đóng để đóng các con ốc trong bơm nhớt

- Trước khi lắp ta cần kiểm tra các lỗ bơm có bị ngẹt không,làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa thân máy và bơm nhớt, sau đó ta bôi 1 lượng keo vừa đủ, có thể dùng keo xám dán ron hoặc keo ron Suzuki Bond No.1217G

Hình ảnh 3.74: Siết vít trong bơm nhớt

- Sau đó ta gá bu-lông vào và siết đều, cảm nhận lực khi siết vừa đủ là được

 Lắp bơm nước: ta cần phải làm sạch bề mặt tiếp xúc khi bôi keo dán ron vô, sử dụng 1 lượng vừa đủ,nếu nhiều quá hay ít quá gây ra hiện tượng rỉ nước Ta đặt bơm nước vào đúng vị trí không sê dịch nhiều và tiến hành gá bu lông vô và siết đều 1 lực vừa phải

Hình ảnh 3.75: Lắp bơm nhớt

Hình ảnh 3.76: Lắp bơm nước

Hình ảnh 3.77: Lắp phốt mới

- Sử dụng tuốc-nơ-vít dẹt hoặc dụng cụ tương tự được bọc băng keo bảo vệ, tháo phốt dầu

- Lắp phốt dầu sau mới (1) vào vỏ phốt dầu (2) bằng dụng cụ chuyên dụng A vị trí lắp phốt dầu sau (độ sâu) “a” là 2,0 mm

- Vệ sinh sạch bề mặt ăn khớp của thân máy và vỏ phốt dầu,bôi keo dán ron một lượng vừa đủ vào vỏ phốt dầu và tiến hành lắp vào thân máy, sau đó gá bu lông vào và siết lực phù hợp với bu lông

3.5.4 Lắp các-te vào thân máy

 Lắp lọc thô dầu nhớt trong (bông sen)

 Trước khi lắp các-te vào thân máy cần gắn ốc nhớt vào cát-te phòng khi quên và có thể đổ nhớt khi lắp mặt quy lát vào thân máy

Hình ảnh 3.78: Lắp vỏ phốt dầu vào thân máy

Hình ảnh 3.79: Lắp lọc thô

 Bôi keo xung quanh thành cát-te trước khi lắp vào thân máy

 Gá bu lông ,tán vào và siết lực vừa phải

3.5.5 Lắp mặt quy lát vào thân máy

3.5.5.1 Lắp xupap vào mặt quy lát

 Lắp đế lò xo xupap vào nắp quy lát

Hình ảnh 3.80: Bôi keo quanh các-te

Hình ảnh 3.81: Siết bu-lông

 Sau khi tra nhớt động cơ vào phốt gic xu-páp (1) và trục của dụng cụ chuyên dụng (B), lắp phốt gic xupáp vào trục, sau đó lắp phốt gic xu-páp vào dẫn hướng xu-páp bằng cách dùng tay đẩy dụng cụ chuyên dụng

- Sau khi lắp, kiểm tra để đảm bảo phốt gic xu-páp được cố định chặt vào dẫn hướng xu-páp

- Nếu phốt gic xu-páp được lắp bằng cách dùng búa hoặc dụng cụ tương tự gõ vào dụng cụ chuyên dụng, phốt gic xu-páp có thể bị hư hỏng, làm cho nhớt chảy qua phớt Dùng tay đẩy dụng cụ chuyên dụng để đưa phốt gic xu-páp vào vị trí

 Tra nhớt động cơ vào mép phốt gic xu-páp và thân xu-páp

Lắp xu-páp vào dẫn hướng xu-páp

Hình ảnh 3.83: Lắp phốt gic

Hình ảnh 3.84: Đóng phốt gic

 Mỗi lò xo xupap có đầu đỉnh (đầu bước ren lớn) và đầu đáy (đầu bước ren khít) Đặt lò xo đúng vị trí với đầu đáy (đầu bước ren nhỏ) quay về phía đáy (phía đế lò xo xupap)

Hình ảnh 3.85 Hướng lò xo xupap

 Dùng dụng cụ chuyên dụng cảo xupap để nén lò xo xu-páp và lắp hai móng xu- páp (1) vào rãnh trên thân xu-páp, và thả từ từ cảo ra để móng vào đúng vị trí

Chú ý: Đế của móng xu-páp giữa chốt hãm và cổ thân xu-páp không đủ có thể làm văng chốt giữ sau khi khởi động động cơ

Lên động cơ và các điều cần quan tâm

 Mang động cơ sau ra khu vực cầu nâng để xe và tiến hành lên máy

 Đặt động cơ ở vị trí như khi hạ động cơ xuống, ta tiến hàng hạ từ từ thân xe xuống một cách từ từ, cẩn thận quan sát quá trình hạ xuống xem có vướt vật gì hay không

Khi xác nhận không có gì vướng ta điều chỉnh lỗ gá bu lông của cao su chân máy gắn ở bàn thờ khít với lỗ gá bu lông ở trên khung xe, sau đó tiến hành siết 4 bu lông chân máy thật chặt

Hình ảnh 3.105: Đổ nhớt máy

Hình ảnh 3.106: Động cơ sau khi lắp Hình ảnh 3 107: Kiểm tra lại động cơ

 Sau khi siết bu lông chân máy, ta lắp trục các đằng nối hộp số với bộ vi sai

 Ta lắp lại các ống xăng ,các jack cắm, dây côn, dây thắng, dây ga, khi xe ở trên cao tương tự khi ta tháo ra…

 Sau khi lắp các bộ phận,chi tiết ở dưới ta hạ xe xuống và lắp các bộ phận còn lại

 Lắp các đường ống gió, ống xăng, ống bơm nước vô két nước, lắp két nước

 Lắp cổ ngựa (chỗ để cần thắng tay, cần số), dây ga…

 Lắp bầu lọc gió, lọc gió, bình nước mát phụ, bình nước rửa kính…

 Các jack cắm, các cảm biến họng ga, cảm biến khí nạp…

 Lắp lại các bộ phận liên quan khi tháo ra trước đó

 Đổ nhớt hộp số, nước làm mát

 Tiến hành kiểm tra lại tất cả xem có sai xót gì không,nếu không ta lắp bình acquy chuyển qua bước nổ máy và chạy rà

Thực hiện chế độ chạy rà và kiểm tra

 Sau khi gia công, thay thế, lắp ráp, các chi tiết đều có bề mặt nhất định được đánh giá bởi một số yếu tố như: độ bóng bề mặt, độ cứng, trạng thái ứng suất, sai lệch hình dáng hình học

Hình ảnh 3.108: Lên động cơ

 Do đặc điểm này nên tình trạng tiếp xúc giữa hai bề mặt lắp ghép với nhau chưa được hoàn hảo, diện tích tiếp xúc thực khá thấp, độ kín khít bị giảm đồng thời khả năng truyền nhiệt cũng bị giảm đi rất mạnh Trong mối ghép trục-bạc do khe hở lắp ghép khá là nhỏ chưa đủ điều kiện để mà hình thành quá trình bôi trơn ma sát ướt nên có khả năng xảy ra sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai chi tiết gây mài mòn nhanh và sinh nhiệt lớn

 Vì vậy để cho các cặp chi tiết ma sát bước vào giai đoạn làm việc ổn định cần có thời kỳ chuyển tiếp gọi là chạy rà sau khi sửa chữa một cụm máy, nhằm cải thiện chất lượng bề mặt, làm mất các nhấp nhô, làm tăng diện tích tiếp xúc thực, từ đó nâng cao khả năng chịu lực và truyền nhiệt của chúng, cho phép các chi tiết làm việc với tải trọng và vận tốc trượt theo đúng thiết kế mà không bị hư hỏng

 Mặt khác khi chạy rà có thể giúp ta phát hiện những thiếu sót trong khi lắp ráp như bị mòn lệch, khe hở không chính xác, liên kết không chắc chắn đồng thời có thể phát hiện các hiện tượng không bình thường như máy bị nóng, tiếng kêu va đập, rò dầu, rò nước, rò điện

3.7.1 Thực hiện chạy rà nguội

 Chạy rà nguội là quay động cơ nhờ động cơ điện của máy rà ban đầu và không nén khí trong xi-lanh bằng cách tháo bugi hoặc vòi phun , đồng thời chạy rà ở tốc độ thấp sau tăng dần.( Ban đầu chạy rà ở chế độ vận tốc 100 vòng/ phút, trong thời gian 10 phút sau tăng lên 200 và 300 vòng/ phút và thời gian chạy rà cũng khoảng 10 phút mỗi lần)

 Sau khi kết thúc chạy rà nguội không nén khí thì tiến hành chạy rà nguội có nén khí bằng cách vặn bugi hoặc vòi phun vào ( chế độ chạy ban đầu: tốc độ từ 800 -1000 v/p; thời gian khoảng 10 phút; tiếp theo tăng tốc độ lên 1000 - 1200 v/p; thời gian khoảng

5 phút; tiếp theo tăng tốc độ lên 1400 - 1500 v/p, thời gian khoảng 5 phút và cuối cùng tăng tốc độ lên tới khoảng 1800 v/p và thời gian chạy rà là 10 phút )

 Khi nổ máy ta nghe tiếng động cơ chạy có êm,có đều không,kiểm tra xem có âm thanh gì lạ khi nổ máy không

 Khi động cơ nổ ta liên tục kiểm tra cái kẽ hở,các bề mặt tiếp xúc,ở các nơi bôi keo như bơm nước xem có rỉ nước không,kiểm tra xem có bị xì nhớt ở nắp dàn cò,mặt quy lát,hay ở cát-te nhớt không

3.7.2 Thực hiện chạy rà nóng

 Chạy rà nóng là chúng ta cung cấp nhiên liệu cho động cơ là việc ở tốc độ quay và tải trọng tăng dần Ban đầu chạy rà nóng không tải ở các chế độ tốc độ, sau đó tăng dần tải trọng ở chế độ tốc độ làm việc bình thường của đông cơ

 Thực hiện tăng đều tải trọng nhờ cơ cấu phanh điện hay phanh thuỷ lực Trong quá trình chạy rà, kiểm tra tốc độ quay lớn nhất và nhỏ nhất của động cơ, kiểm tra áp suất dầu bôi trơn, nhiệt độ nước, nhiệt độ dầu ở tốc độ quay bình thường Cần kiểm tra hiện tượng rò rỉ dầu, nước ở các vị trí lắp ghép Động cơ làm việc không có tiếng ồn hoặc không có tiếng gõ khác thường

 Sau khi chạy rà nóng ta đưa lại xe lên cầu và kiểm tra giống như chạy rà nguội nếu sau khi kiểm tra thấy máy chạy ổn định và không có vấn đề nào phát sinh nào khách thì ta có thể giao xe cho khách

 Trước khi giao ta cần lưu ý cho khách một số điều sau khi làm máy như không chạy quá 60km/h vì máy mới làm các chi tiết còn khít, cần thực hiện chạy rô đai như lúc mới mua xe Chú ý kiểm tra nước mát,kiểm tra nhớt thường xuyên để tránh bị thiếu, gây nóng máy làm nở các ron.

Ngày đăng: 05/03/2024, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN