1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bdhsgsu10 cd kntt ctst 23 24

57 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Và Sử Học
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 145,47 KB

Nội dung

Tài liệu ôn học sinh giỏi 10 giúp học sinh củng cố kiến thức, phát triển năng lực cá nhân. Giáo viên có tài liệu để củng cố, ôn tập cho học sinh phù hợp với nội dung chươn g trình giáo dục phổ thông mới 2018

Trang 1

PHẦN 1 KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chủ đề 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

I HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

1 Khái niệm “lịch sử”, tính khách quan của hiện thực và nhận thức lịch sử

a Khái niệm “lịch sử”

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người

- Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

- Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người

- Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã lội loài người và phát hiện raquy luật phát sinh, phát triển của nó

- Khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

+ Hiện thực lịch sử: Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, khôngphụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

Ví dụ: Năm 938, Ngô Quyền chiến thắng oanh liệt quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc nỗi đau

mất nước hơn mười thế kỷ, mở ra một kỷ nguyên mới, đưa dân tộc ta tiến vào thời kì xây dựng và bảo vệquốc gia phong kiến độc lập Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan)

+ Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người vềquá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra)

Ví dụ: Khi đánh giá về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số

điểm cho rằng, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là nhờ điều kiện chủ quan vàkhách quan thuận lợi Về chủ quan, , dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chuẩn bị 15 năm (1930 -1945), khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta đã phát động quần chúng nhân dân chớp thời cơ tổng khởi nghĩagiành chính quyền trong toàn quốc Về khách quan, đến giữa tháng 8 - 1945, phát xít Nhật bị Đồng minhđánh bại đã tạo điều kiện cho Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu Trong

đó, nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định

Tuy nhiên, có một số quan điểm của giới học giả tư sản lại cho rằng Cách mạng tháng Tám năm 1945giành được thắng lợi là một sự ăn may, trống vắng quyền lực Đây là nhận định sai lầm về lịch sử + Khái niệm “Sử học”:

Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sựkiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó

b Tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi.Hiện thực lịch sử luôn khách quan, không phụ thuộc nhận thức của con người

- Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian và nhận thức của con người Nhận thứclịch sử vừa có tỉnh khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người Sở dĩ nhận thức lịch sử có tínhchủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,

2 Đối tượng nghiên cứu của Sử học Chức năng và nhiệm vụ của Sử học

* Đối tượng nghiên cứu của Sử học:

- Là toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng quốc gia hoặc khu vực, )trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao, -Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép lịch sử, nhưng trong xã hội cógiai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học lại khác biệt

+ Sử học phương Đông thời kì cổ trung đại chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình + Sử học mác-xít nghiên cứu về những hoạt động của con người trên tất cả các mặt, như kinh tế, chínhtrị, văn hoá, quân sự,

Như vậy, mục tiêu chính của Sử học không chỉ đơn giản là ghi lại các sự kiện và hành động, mà là cốgắng hiểu các tình huống trong quá khứ và bối cảnh cũng như nguyên nhân của chúng, để hiểu rõ hơn vềhiện tại

* Các chức năng của Sử học:

Trang 2

- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan.

- Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệmđược đúc kết từ quá khứ

* Nhiệm vụ của Sử học:

- Trang bị tri thức khoa học, đó những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểuđúng quá khứ

- Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn

II TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

1 Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

* Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏtrong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trìnhlâu dài

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồng liệumới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới, Do vậy, những nhận thức về sựkiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai,

- Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốnkiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóngcủa xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp

2 Tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử

- Để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử, cần phải dựa vào các nguồn sử liệu từ quá khứ Sử liệuđóng vai trò là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử

- Khi dựa vào nguồn sử liệu từ quá khứ, cần phải thu thập, xử lí thông tin về sử liệu Đây là những khảnăng quan trọng trong nghiên cứu cũng như học tập, tìm hiểu lịch sử

- Thu thập sử liệu là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đốitượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử

Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp và thứ cấp; các loại hình sử liệu như lời nói truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn, hoặc có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi,khảo sát, quan sát, điền dã,

Xử lý thông tin và sử liệu:

+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được

+ Xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiêncứu và tìm hiểu lịch sử

3 Kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại:

Kiến thức lịch sử là những hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ Còn đờisống đương đại là những gì diễn ra trong thời đại mà chúng ta đang sống, đang chứng kiến

- Sử dụng tri thức lịch sử và thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn nhữngvấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay

- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiệnmột cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quả trìnhhình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liênquan trong quá khứ Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử đểgiải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từquan điểm lịch sử

Như vậy, tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiềulĩnh vực của cuộc sống, như chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, môi trường Chính vì vậy, nhiều nhàchính trị, nhà văn hóa, sử học nổi tiếng trên thế giới và trong nước đã khẳng định sự cần thiết phải đưakiến thức lịch sử vào cuộc sống

Trang 3

Chủ đề 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

I SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI

1 Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên

* Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên:

- Di sản văn hóa: Là di sản các hiện vật, vật thể và thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay

xã hội được kế thừa từ thế hệ trước, đã duy trì đến ngày nay và dành cho các thế hệ mai sau

+ Các di sản văn hóa vật thể như: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa My Son, + Các di sản văn hóa phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan PhúThọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca Tài tử Nam Bộ,

+Các di sản tư liệu như: Mộc bản triều Nguyễn, Bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giảm, Mộc bản kinhPhật chùa Vĩnh Nghiêm,

+ Di sản văn hóa hỗn hợp như: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

- Di sản thiên nhiên: Bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học.

Các di sản thiên nhiên như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (QuảngBình), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang),

* Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

- Di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại Sử học

- Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Sử học

+ Các loại hình di sản văn hoá là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử

+ Việc bảo tồn di sản là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác

- Sử học tự nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vịtrí, vai trò và ý nghĩa của các di sản đối với cộng đồng

- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên,làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản -

- Giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu

- Xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức,phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả

- Tăng cường công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhânloại

- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huygiá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại

2 Lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch

- Trong việc phát triển du lịch - ngành “công nghiệp không khói”, những giá trị về lịch sử, văn hoátruyền thống có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển

- Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch chính là “sức hấp dẫn của địa danh”, bao gồm các yếu tố về lịch

sử, văn hóa truyền thông, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,

- Khi đi tham quan du lịch, du khách trong nước và quốc tế thường chọn lựa địa danh có liên quan đến ditích lịch sử, văn hóa để tìm hiểu và trải nghiệm

- Việt Nam được bầu chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hoá” là nhờ có hệthống di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên trên khắp cả nước

+ Về di tích lịch sử, di tích văn hóa như: Đền Hùng (Phú Thọ), Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (NinhBình), Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam)

+ Về di sản tự nhiên như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hồ Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn Quốc Phong Nha

- Các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa chính là sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnhquan, là nơi còn lưu giữ được dấu ấn lịch sử, văn hoá truyền thống một cách có hệ thống, được bảo tồn

và khai thác một cách khoa học

4 Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch Vai trò của du lịch đối với bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa

Trang 4

* Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch:

- Lịch sử và văn hoá là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch đem lại những nguồnlực lớn

- Lịch sử và văn hoá cung cấp tri thức lịch sử, văn hoá để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch pháttriển bền vững

- Lịch sử và văn hoá cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiếnlược phát triển ngành du lịch,

* Vai trò của du lịch đối với bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:

- Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần mang lại nhiều nguồn lợi tạo ra việc làm cho người lao động,mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, quảng

bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài,

- Du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá

- Du lịch cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bềnvững

- Du lịch quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài, kết nối và nâng cao vị thế của các ngành dulịch, Sử học,

Chủ đề 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ

CỔ - TRUNG ĐẠI

I KHÁI NIỆM VĂN MINH

1 Khái niệm “văn minh” Một số nền văn minh của thế giới và Việt Nam

* Khái niệm “văn minh”:Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức

độ nhất định minh là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng tháiphát triể của tiền văn hoá

- Một số nền văn minh thế giới và Việt Nam:

+ Các nền văn minh thế giới như: Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy lạ Mã thời cổ trung đại

-+ Các nền văn minh của Việt Nam như: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay còn gọi là Văn minh Hồng;Văn minh Đại Việt thời phong kiến độc lập, tự chủ;

2 Những điểm giống và khác nhau giữa văn hóa và văn minh

- Giống nhau: Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến lịch sử.Khác nhau:

+ Văn hóa: Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuấ cho đến nay.+ Văn minh: Những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển caocủa xã hội

+ Văn hóa phát triển sớm hơn nền văn minh Văn hóa ra đời trước sau đó mới tạo ra văn minh nền vănminh có thể được tạo thành từ một số nền văn hóa

+ Nền văn minh được đánh giá lớn hơn nhiều so với một nền văn hóa Vì văn minh là một tập phức tạpđược tạo thành từ nhiều thứ trong đó một khía cạnh là văn hóa

+ Văn hóa thể hiện nhiều hơn trong tôn giáo, nghệ thuật, văn học, phong tục, đạo đức, âm triết học, v.v Còn văn minh thì thể hiện ở luật, hành chính, cơ sở hạ tầng, kiến trúc, sắp xếp xã bị

3 Khái quát tiến trình phát triển lịch sử văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại

- Trong thời kì cổ đại, ở phương Đông có bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà Trung Hoa

và Ấn Độ

- Điểm chung nổi bật là cả bốn nền văn minh này đều hình thành trên lưu vực của các sông lớn

+ Văn minh Ai Cập được hình thành trên lưu vực sông Nin

+ Văn minh Lưỡng Hà được hình thành trên lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát

+ Văn minh Trung Hoa được hình thành trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang

+ Văn minh Ấn Độ được hình thành trên lưu vực sông Hằng và sông Ấn

Trang 5

- Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông đó nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nôngnghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nỗng cụ đang còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm củanhà nước.

- Do đó, cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những văn minh vôcùng rực rỡ

II MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG

1 Những thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập cổ đại

- Về chữ viết:

Ai Cập cổ đại

+ Chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình

+ Viết chữ trên giấy Pa-li-rút hoặc khắc trên đá

+ Chữ viết là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, đồng thời là cơ sở để ngườiđời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại

- Về Toán học:

+ Phép đểm đến 10, thành tựu về hình học và tính được số Pi (z) bằng 3,16

+ Toán học đã được sử dụng trong cuộc sống như xây dựng, đo ruộng đất hay việc lập bản đổ, đồng thời

là cơ sở cho nền toán học sau này - Về kiến trúc và điêu khắc:

+ Những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ như kim tự tháp, tượng Nhân sư, tính thần + Nghệ thuậtkiến trúc và điêu khắc phản ánh khả năng sáng tạo của con người và mang mỹ cao, biểu hiện đỉnh caocủa tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo

- Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như Lịc pháp,Thiên văn học, Văn học, Y học,

Như vậy, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ Đây là sảnphẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và có những đóng góp trực tiếp của cư dân Ai Cập đối sự pháttriển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới VO

2 Những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại

* Chữ viết: Chữ viết có từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kimvăn Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư, Chữ viết của cư dân Trung Hoa có ảnh hưởng đến chữviết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản Việt Nam,

* Tư tưởng - tôn giáo:

Nho giáo giữ vai trò quan trọng Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử

- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chỉ ởTrung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,

- Phật giáo cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng Các nhà sư Trung Hoa sang Độ tìmhiểu giáo lí Phật giáo Nhiều nhà sư Ấn Độ đến Trung Hoa truyền đạo * Sử học:

- Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên

- Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng

• Văn học: Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại:

+ Kinh Thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của Nhogiáo

+ Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơtiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị

+ Tiểu thuyết chương hồi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là Tam quốc diễn nghĩacủa La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của TàoTuyết Cần

- Văn học Trung Hoa thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á

3 Những thành tựu cơ bản của nền văn minh Ấn Độ

* Chữ viết:

- Sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Bra-mi, chữ San-xcrít (Phạn),

Trang 6

- Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết củanhiều quốc gia khác, như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,

* Tư tưởng, tôn giáo:

- Hin-đu giáo (ban đầu là Bà La Môn giáo) ra đời vào khoảng cuối thế kỷ I TCN, trong hoàn cảnh đang

có sự bất bình rất sâu sắc về đẳng cấp

- Phật giáo: ra đời khoảng thế kỷ VI TCN do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma, hiệu là Sa-ki-a Mu-ni (Thích

Ca Mâu Ni) khởi xướng, Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca (thế kỉ III TCN)

* Văn học: Đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta vàRa-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la)

* Kiến trúc, điêu khắc:

- Phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật,

- Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc được xây dựng, tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (LaKi-la), đền Kha-giu-ta-hô

- Những công trình kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ cổ - trung đại vừa thể hiện trình độ phát triển caocủa con người, vừa thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật

Kiến trúc, điều khác Ấn Độ có ảnh hưởng tới khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Những thànhtinh nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hoá có giá trị lớn của nhân loại

2 Toánhọc:

Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, trong đó đóng góp lớn nhất là phát minh ra số 0

- Tỉnh được căn bậc 2 và căn bậc 3, đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa ba cạnh trongmột tam giác

III MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY

1 Tóm tắt những thành tựu cơ bản của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

* Chữ viết:

- Xây dựng bảng 24 chữ cái

- Người La Mã đã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp xây dựng chữ La-tinh

* Văn học:

- Đặt nền móng cho văn học phương Tây

- Các tác phẩm: Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, Vua Ơ-đáp,

* Kiến trúc, điêu khắc: Đạt được những thành tựu quan trọng trên cả 3 lĩnh vực: điêu khắc, kiến túc và

hội họa Một số công trình: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê,

* Khoa học, kĩ thuật: Nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, O-cơ lít,

* Tư tưởng, tôn giáo:

- Là quê hương của triết học phương Tây với các nhà triết học tiêu biểu như: Ta-lét, Hê-ra-clít, - Thờ

đa thần, thường xuyên hiến tế, cầu nguyện và tổ chức lễ hội tôn vinh các vị thần

* Thể thao

- Quan trọng trong đời sống, lễ hội và văn hóa Hy Lạp - La Mã cổ đại

- Nhiều sự kiện và môn thể thao của Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao sau này

3 Bối cảnh lịch sử, tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn đóa Phục hưng

* Bối cảnh lịch sử:

- Thời kì Phục hưng (thế kỉ XV-XVII)

- Trên cơ sở phục hưng những thành tựu và giá trị của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

- Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Thiên Chúa giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng

là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới

- Tầng lớp tư sản mới đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của vănminh Hy Lạp - La Mã cổ đại

- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội

4 Tóm tắt những thành tựu cơ bản của nền văn minh thời Phục hưng

Trang 7

Lĩnh vực Thành tựu

1 Văn học Đạt nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là các tác phẩm Thần khúc (A Đan-tê), Đôn

Ki-hô-tê (M Xéc-van-téc), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia)

2 Triết học - Kịch liệt phê phán triết học duy tâm, lên án chế độ phong kiến, đề cao tri thức, lý

trí của con người Đại diện tiêu biểu là Mi-chen đơ Mông-ten-nhơ (Pháp), Ê-ra-xmơ(Hà Lan), La Ra-mê (Pháp),

4 Nhận xét - Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời

- Chĩa mũi nhọn đấu tranh chống chế độ phong kiến thối nát

- Đề cao giá trị con người và giải quyết tự do cá nhân, ca ngợi tình yêu tự do

5 Sự nở rộ các tài năng của văn minh thời Phục hưng

- Ra-bơ-le vừa là nhà văn, vừa là nhà y học Đê-các-tơ vừa là nhà toán học, vừa là học lớn M téc là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha với tác phẩm nổi tiếng là Đôn-ki-hô-tê W Sêch-xpia | ngườiAnh là nhà viết kịch vĩ đại thời văn học Phục hưng với nhiều vở kịch nổi tiếng như Rô-mê-ô và Giu-li-ét,Ham-lét, Ô-ten-lô,

Xéc-van LêXéc-van ôXéc-van naXéc-van đờ VanhXéc-van xi, người IXéc-van taXéc-van liXéc-van a là một họa sĩ thiên tài, để lại nhiều kiệt tác cho nhân loại như Bữatiệc cuối cùng, Nàng La Giô-công-đơ

- Mi-ken-lăng-giơ là một danh họa, một nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng người I-ta-li-a với nhữngtác phẩm tiêu biểu như: Sáng tạo thế giới, Cuộc phán xét cuối cùng, Tượng Đa-vít,

- N Cô-péc-ních (người Ba Lan), G Ga-li-lê (người I-ta-li-a) N Cô-péc-ních đã chứng minh rằng TráiĐất quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời nhưng bị Giáo hội cấm lưu hành Còn G Ga-li-lê công bố học thuyết Trái Đất quay mà bị bỏ tù khi ông đã 70 tuổi Dù vậy, khi bị kết án, ông vẫntuyên bố: “Dù sao Trái Đất vẫn quay”

CHỦ ĐỀ 4 CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

I CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ CẬN ĐẠI

1 Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

2 Lĩnh vực giao

thông vận tải

- Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơinước

- Năm 1814, G Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc máy xe lửa

- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâmcông nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun

- Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh có khoảng 10.000 km đường sắt

2 Những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ hai

* Những phát minh:

Trang 8

+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vĩ đại trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.

+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) về tia X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học

- Trong lĩnh vực hoá học:Định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ép (Nga) đặt cơ sở cho sự phân hạng các

-+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được

sử dụng để cung cấp điện năng

+ Dầu hoả được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải –

- Công nghiệp hoá học ra đời.

+ Phát minh ra điện tín Cuối thế kỉ XIX ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ trong.Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên

* Tác dụng:Đã làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến

mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này

Tóm tắt những phát minh cơ bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Năm 1789 - 1889 Những phát minh về điện của các nhà bác học nhau Ghế cóc Ximôn Ôm (1789

-1854) người Đức Phát minh của Mai-am Pha-ta đây (19) 1867) người Anh.Giêm Pre-xcốt Giun (181% - 1889) người Anh, E.K Len-xo (1800 1865) ngườiNga, đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới

Năm 1879 Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi

trong thực tế

Năm 1891 Kĩ sư người Nga là Đô-tô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ

điện xoay chiều Máy phát điện đã được sử dụng để cung cấp năng lượng chonhiều nhà máy

Năm 1860 Động cơ đốt trong được phát minh và ứng dụng nhanh chóng để cơ giới sản xuất

và lần đầu tiên được kĩ sư Ê-chiên-nơ Lơ-noa ứng dụng vào lĩnh vực thương mại.Năm 1876 Kĩ sư Ni-cô-la Ốt-tô đã sáng chế ra động cơ đốt trong hiện đại

Từ năm 1870 đến

năm 1900

Sản xuất thép trên thế giới đã tăng từ 250.000 tấn lên 28,3 triệu tấn Ứng dụng thépngày càng được phổ biến trong xây dựng, giao thông vận tải, chế tạo máy móc, sảnxuất vũ khí,

Đến cuối thế kỉ XIX Thế giới đã chứng kiến những tiến bộ lớn trong thiết kế và chế tạo ô tô với việc sử

dụng động cơ đốt trong Ô tô từng bước được sản xuất phổ biến nhằm mục đíchthương mại

Năm 1903 Hai anh em người Mỹ là Vin-bơ Rai và Óoc-vin Rai đã chế tạo thành công chiếc

máy bay đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của ngành hàng không thế giới

3 Ý nghĩa tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

* Ý nghĩa:

- Thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động

- Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc, góp

phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện cuộc sống con người

Trang 9

* Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai:

+ Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến

+ Đời sống tinh thần phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của: điện thoại, radio, điện ảnh

+ Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục được đẩy mạnh,

- Tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi trường;

+ Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em;

+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc

II CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KỲ HIỆN ĐẠI

1 Các giai đoạn phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba Tác động của cuộc cách mạng này

* Các giai đoạn:

- Những năm 40 thế kỷ XX: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

- Từ những năm 70 của thế kỉ XX: Cách mạng khoa học - công nghệ

* Tác động:

- Tích cực:

+ Làm cho năng suất và chất lượnglao động ngày càng tăng lên, nâng cao không ngừng mức sống cuộcsống con người

+ Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi là đào tạo nghề nghiệp,

sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá

+ Làm thay đổi các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất và năng lao động.+ Đưa loài người chuyên sang nền văn minh mới đó là “văn minh trí tuệ”

+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật ngày càng được quốc tế hoá

- Hạn chế:

+ Gây ra những hậu quả mà con người chưa thể khắc : tai nạn lao động, tai nạn giao thông…

+ Sản xuất vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh dịch mới,

2 Những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là tự động hoá dựa vào máy tính, internet,

- Vê máy tính, internet: cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là tự động hoá dựa vào máy tính,

Trang 10

+ Năm 1969, internet được khai thác sử dụng, nhưng phải đến năm 1990 bước ngoặt của Internet mớidiễn ra Tim Béc-nơ-ly, kỹ sư mạng điện toán người Anh, đã sáng tạo ra công cụ đơn giản và hầu nhưmiễn phí để thu thập thông tin internet - một giao thức mang tên World Wide Web (WWW) Từ năm(991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động, web và internet phát triển đồng nhất với tốc độ chóng mặt.+ Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra đời củacuộc cách mạng số hoá.

3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba gắn với công nghệ thông tin, thiết bị điện tử,

- Cùng với sự phát triển của intemet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ rênphạm vi toàn cầu

+ Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ, bảo

vệ, xử lý, truyền tài và thu thập thông tin Từ đây máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có k năngliên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu

+ Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự độn hóa trongcác quy trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế như thiết bịviễn thông (điện thoại, tivi), thiết bị thu thanh và truyền hình (ra-đa, kính thiên văn, vệ tinh nhân tạo, )thiết bị y tế (tia X-quang, bức xạ), Nhờ vậy, thiết bị điện tử trực tiếp làm tăng năng sự lao động, nângcao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc

4 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đạt được những thành tựu trên lĩnh vực ch tạo vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, sử dụng người năng lượng mới, công nghệ sinh học

- Chế tạo vật liệu mới: sáng chế ra những vật liệu sản xuất mới, quan trọng nhất là Polime (chất đang giữ

vị trí hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp

- Chinh phục vũ trụ: trong gần nửa thế kỉ qua, con người có những bước tiến phi thường, đạt đưa nhữngthành tựu kì diệu trong chinh phục vũ trụ: phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi vào khoảng không vũ đưa conngười đặt chân lên Mặt Trăng

- Có những tiến bộ lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu khổng lồ, tàuhỏa tốc độ cao, tàu biển trọng tải triệu tấn, hệ thống vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình hết sức hiệnđại,

- Sử dụng nguồn năng lượng mới: tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và v tận: nănglượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió

- Sử dụng công nghệ sinh học: trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựuhết sức to lớn ở các ngành Toán học, Vật lí, Tin học, Hoá học, Sinh học Con người đã ứng dụng vào kỹthuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống: sinh sản vô tính, khám phá bản đồ gien người,

- Ngoài ra, còn có những phát minh lớn về công cụ sản xuất: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tựđộng, rô-bốt và cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã giúp con người tìm ra được phươnghướng khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm

5 Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làmnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người

- Cuộc cách mạng này cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suấtlao động

- Cuộc cách mạng đã thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nỗinghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần

Đã đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoá, lấy tính, điện

tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở

- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng quốc tế hóa

6 Thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là trí tuệ nhân tạo (AI),Internet kết nối vạn vật (Internet of Things-IoT) và dữ liệu lớn (Big Data)

Trang 11

- Trí tuệ nhân tạo: tạo ra những cỗ máy thông minh, hoạt động và phản ứng như con người Có thể

nhận dạng được giọng nói, học tập, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề Là khoa học và kỹ thuật sản xuấtmáy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh Trí tuệ nhân tạo được + ứngdụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáodục, xây dựng, Trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức laođộng, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số hóa nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thứctruyền thống

- Internet kết nối vạn vật: Là sự kết hợp của internet, công nghệ và công nghệ không dây Vi cơ điện tử

được mô tả là mối quan hệ giữa sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, và con người hình thành nhờ sựkết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau Internet kết nối vạn vật có phạm vi ứng dụngrất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải,quản lý môi trường, mua sắm thông minh, học tập trực tuyến,

- Dữ liệu lớn (Big Data): cho phép thu thập, lưu giữ lượng dữ liệu khổng lồ Chỉ một tập hợp dữ liệu rất

lớn và phức tạp, bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu a trữ,truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư Với đặc điểm như trên, dữ liệu lớn được ứng dụng trongnhiều lĩnh vực, như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lý nhà nước, giáo dục và đào tạo

7 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thể hiện trên các lĩnh vực công nghệ sinh học và phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành,

- Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết phẩm, sản xuất các chế phẩm sinh học

sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng trong và cuộc sống như chọn tạo giống câytrồng, vật nuôi mang các đặc tính mới, chế biến và bảo quản thực y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh,

xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải,

- Ba công nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ ditruyền), nuôi cấy mô và nhân bản

- Ngoài ra, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực rô-bốt thế hệ mới,máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới (gơ-ra-phen, sơ-kai-mi-on điện toán đám mây,

8 Ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

- Với sự xuất hiện của tiền sản xuất mới dựa trên công nghệ điện tử, mức độ đóng góp của khoa học côngnghệ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn

- Việc sử dụng máy móc công nghiệp được coi là phương tiện kỹ thuật quan trọng hợp thành chươngtrình hiện đại hoá toàn bộ nền sản xuất, tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động mà không

có sự tham gia của con người

- Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng không, tên lửa, vũ trụ, điện tử,

đã cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quảkinh tế to lớn

- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội,đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin

- Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã thúc đẩy quá trình toàncầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới Đó là sự xuất hiện năm trụ cốt chính của toàn cầu hóa:+ Mạng lưới thông tin toàn cầu

+ Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu

+ Mạng lưới và trụ sở lao động toàn cầu

+ Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu

+ Vai trò và sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia

9 Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

* Đối với xã hội:

- Tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân hiện đại: số công nhân có trí thức, kĩ năng " trình độ chuyênmôn cao ngày càng tăng, số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng giảm dần

Trang 12

- Giai cấp công nhân vẫn giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong cuộc đi tranh chính trị.Những cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã bị nhiều hơn.

- Các tác động tiêu cực như: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, làm xói mòn bản sắc văn hóa, giá trịtruyền thống của các cộng đồng,

* Đối với văn hóa:

- Tác động tích cực:

+ Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với nhau

+ Thúc đẩy cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn

+ Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất

+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân

- Hạn chế:

+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ

+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”

+ Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống

+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại

CHỦ ĐỀ 5 VĂN MINH ĐÔNG NAM Á

I HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI KÌ

CỔ - TRUNG ĐẠI

1 Tóm tắt các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á

Thời gian Nội dung

3.Từ TK X –

XV

- Giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á, như ĐạiViệt, Ăng-co, Chăm-pa, Pa-gan, Lan Xang, Su-khô-thay, A-giút-thay-a, Ma-gia-pa-hít,

- Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo.mới

- Sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái cho văn minh Đông NamÁ

2 Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ

- Từ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt

Trang 13

+ Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính Ngoài ra, còn có các nghề thủ công truyền thống , làm đồgốm, đúc đồng, rèn sắt.

+ Việc buôn bán bằng đường biển rất phát đạt, nhiều thành thị, hải cảng ra đời

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cô đại ở đây

Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, trên nền tảng của văn hóa bản địa với kỹ nghệ sắt khá phát triển vànhững ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia: PhùNam, Chăm-pa, Ta-ru-ma, Ma-lay-u, Ha-ri-pun-giay-a, trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam

- Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, sau khi Phù Nam suy yếu, khu vực Đông Nam Á hình thành thêm số quốcgia mới, bên cạnh đó là một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nha thành lớnhơn, tiêu biểu là Ăng-co, Sri vi-giay-a

- Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật nhất trong giai đoạnnày

3.Ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài đối với Văn Minh Đông Nam Á cổ trung - đại

- Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Đông Nam Á trên các lĩnh vực:

+ Về tín ngưỡng tôn giáo: thờ phồn thực thờ cúng tổ tiên ấn độ giáo Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ truyền

sang các nước Đông Nam Á hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa

+ Về chữ viết: chữ Bali chữ Phạn của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo ra chữ viết

riêng của mình như Chữ viết của người Chăm người Khmer người Mã Lai người Hán của Trung Quốcđược truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc

+ Về văn học: các tác phẩm văn học của Ấn Độ Như ma-ha-ta và gamaya và các tác phẩm văn học của

Trung Quốc như tứ thư ngũ kinh được truyền bá vào các nước Đông Nam Á từ đó sớm

+ Về kiến trúc kiến trúc: của Đông Nam Á trong các thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ X mang đậm

dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ trong đó loại hình kiến trúc phổ biến là đền Tháp như tháp Chăm

ở Việt Nam khu đền bô – rô – bu - đua và Prambanman ở Indonesia chùa Suê-đa-rông Myanmar

+ Về điêu khắc: nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ trong đó chủ yếu là điêu

khắc tượng thần tượng Phật và phù điêu

Mặc dù tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhiều nét văn hóa bản địa ở Đông Nam Á vẫn giữđược giữ và phát triển

4 Thành tựu văn minh Đông Nam Á thời cổ trung đại

* Tín ngưỡng tôn giáo:

- Nhiều tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thờ thần tự nhiên thờ thần động vật

- Tiếp thu phật giáo và Hindu giáo từ Ấn Độ thông qua con đường Thương Mại và truyền giáo từ nhữngthế kỷ tiếp giáp Công Nguyên

- Người Việt chủ yếu tiếp nhận Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Quốc các thế kỷ sau Hồi giáo và thiênchúa giáo được lan truyền tới Đông Nam Á

*Văn tự

- Từ ngữ viết của Ấn Độ đã sáng tạo ra chữ viết riêng

- Người Việt tiếp thu một phần hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm người Chămsáng tạo ra chữ trong cổ vào cuối thế kỷ thứ tư tiếp đó người Khmer tiếp thu chữ Phạn để tạo ra chữKhmer cổ vào thế kỷ thứ VII

- Từ khoảng thế kỉ X đến thế kỷ XIII nhiều nước Đông Nam Á mới xuất hiện nền văn hóa viết

- Văn học Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ trung quốc Ả Rập và phương Tây

* Kiến trúc:

-Nhà sàn được coi là biểu tượng kiến trúc của cư dân Đông Nam Á

Trang 14

- Kiến trúc tôn giáo đa dạng với hệ thống chùa tháp đền miếu lăng mộ thánh đường nhà thờ chịu ảnhhưởng của kiến trúc Hindu Giáo Phật Giáo Hồi giáo và Thiên chúa giáo

-Kiến trúc cung đình điển hình tiêu biểu như Thăng Long Việt Nam A – giút – thay -a của Thái LanLuôn Pha Băng của Lào Phnom Penh Campuchia

* Điêu khắc:

-Chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Ấn Độ Trung Quốc

- Các tác phẩm mang tính chất tôn giáo như tượng thần tượng Phật phù điêu công trình tiêu biểu khu đềnAngkor Campuchia quần thể Tháp Pa – Gan của Myanmar kinh đô A – giút – thay -a của Thái Lan ,Thạt Luổng của Lào

CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

I VĂN MINH VĂN LANG - ÂU LẠC

1 Tóm tắt về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

1 Vị trí địa lí Trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay)

- Phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía đông giáp biển là những yếu tố trí địa lý thúc đẩy

sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền minh khác

2 Tác dụng của

các dòng sông

- Sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bồi đắp phù sa, hình thành các vùng cu sinh đồngbằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định sống trong các xóm làng

- Họ trở thành chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

3 Khí hậu - Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Lượng ánh sáng mặt trời lớn và lượng mưa nhiều thuận lợi để cư dân trồng trọt, chănnuôi; bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng

4 Tài nguyên Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc, ) là co sở để cư dân chế

tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày

5 Thời gian và

cơ sở hình

thành

Thời gian: từ thế kỉ VII TCN

Cơ sở: Sự phát triển của văn hoá Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang - ÂuLạc

2 Những nét chính về cơ sở kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn Văn Lang - Âu Lạc

- Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công Sựphân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành - Nền kinh tế nôngnghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sả xuất, tạo ra nhiều của cải

dư thừa

- Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội Thời Phùng Nguyễn đã bắtđầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hộ ngàycàng phổ biến hơn

Từ đó xuất hiện phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì Quý ghi lànhững người giàu, có thể lực Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa sốdân cư Nó tỉ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội

Đồng thời, quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dânViệt cố và thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

3 Tổ chức xã hội và nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc

- Tổ chức xã hội:

+Người Việt cổ quần tụ trong xóm làng (chiềng, chạ, mường, bản, ), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinhsống trên cùng một khu vực

+Cư dân đoàn kết đắp đê, trị thủy, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác

- Tổ chức nhà nước Văn Lang:

+ Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN Kinh đô đặt tại Phong Châu (Phú Thọ)

Trang 15

+ Tổ chức nhà nước còn đơn giản: đứng đầu là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu Vua là người chỉ huyquân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

+Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính phụ trách

4 Những thành tựu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần do nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đến cho người Việt cổ Nêu nhận xét

+ Về trang phục, nam thường đóng khố, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất

+ Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ gắn lông vũ

+ Họ sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển Nhà ở phổ biến làkiểu nhà làm bằng gỗ, tre, nứa, lá Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè

- Đời sống tinh thần:

+Chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đạt đến trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, the hiệnqua nghệ thuật điêu khắc, kỹ thuật luyện kim, kỹ thuật làm đồ gốm Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồgốm phản ánh sinh động cuộc sống

+ Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ chức đua thuyền, đấu vật Phong tục tập quán nét đặc sắc nhưtục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,

- Nhận xét:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc phong phú, điều kiện tự nhiên của nước

ta

+ Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hòa quyện với nhau trong con người Lạc cộng đồng sâu sắc

5 Những điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang Nguyên cư dân Văn Lang định

cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn điểm mới:

- Những điẻm mới:

+Cuộc sống tinh thần của cư dân Văn Lang đa dạng, phong phú Họ đã biết thờ thần Mặt Trời, thần núi,thần sông v.v , có tục chôn người chết kèm theo một số đồ vật riêng và nhiều phong tục, tập quán khácthể hiện nét riêng của mình

+ Vào những ngày mùa, ngày lễ theo tập tục, cư dân Văn Lang thường tổ chức vui chơi, nhảy múa, cahát Nhân đó, họ cũng tổ chức những cuộc đua thuyền, giã gạo v.v Năng khiếu thẩm mĩ của họ để khácao

- Nguyên nhân:

+ Ở đây có nghề đúc đồng phát triển sớm Cư dân ở đây biết trồng lúa, trồng dâu

Trang 16

+ Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

+ Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sônglớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,

6 Những điểm mớicủa nước Âu Lạc so với nước Văn Lang

cá, săn bắn đều phát triển cao hơn

+ Ngành thủ công nghiệp làm gốm, dệt vải, làm đồ trang sức có nhiều tiến bộ hơn, đặc biệt ngành xâydựng và luyện kim phát triển mạnh

- Về xã hội: Do sự phát triển kinh tế nên dân số tăng lên nhiều hơn Sự phân hóa xã hội sâu sắc hơn.

- Về quân sự, quốc phòng:

+ Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa để bảo vệ đất

nước Đây là công trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta Là căn cứ quân sựmang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểutượng của nền văn minh Việt cổ

+ Lực lượng quốc phòng: Thời Âu Lạc có quân đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí

tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàngchiến đấu

II VĂN MINH CHĂM-PA, VĂN MINH PHÙ NAM

1 Khái quát Vương quốc Chăm-pa và Phù Nam

* Vương quốc Chăm-pa:

- Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam dãy Hoành Sơncủa nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam

- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xã nhất của quận Nhật Nam)

đã nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp

- Trong các thế kỉ III - X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía nam, kéo dài từ NinhThuận đến Bình Thuận ngày nay Khoảng thế kỉ VII, tên Lâm Ấp được đổi thành Chăm-pa

- Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước được sáp nhập, trở thành một bộ phận của đấtnước Việt Nam

* Vương quốc gia Phù Nam:

- Vương quốc Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ yếu của Phù Nam thuộc vùng Nam Bộ

VN ngày nay

- Từ thế kỷ thứ Ba đến thế kỷ thứ VI phu Nam là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Áthời gian này Phù nam là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khuvực Ấn Độ trung quốc

- Từ thế kỷ thứ II vào Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ nhiều lần chinh phục các xứ Lang bang

-Từ thế kỷ thứ VI phu Nam suy yếu và bị Trăng lấp không tính tới đầu thế kỷ thứ VII Vương Quốc PhùNam sụp đổ

2 Tóm tắt về điều kiện tự nhiên và dân cư tác động đến việc hình thành văn minh Chăm Pa

1 điều

kiện tự

nhiên

- Hình thành trên vùng Duyên Hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay

- Địa hình đang sang khu vực Cao Nguyên với đồng bằng nhỏ những cánh đồng màu mỡ vensông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân

-Đường bờ biển dài vương quốc Chăm Pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều đường di cư tiếp xúc

Trang 17

và giao lưu văn hóa từ bên ngoài đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ

2 dân

- Cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng Duyên Hải và một phần cao nguyên miền Trung lànhững người nổi tiếng Mông Cổ

- Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai đa đảo

- Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm Pa

3 Những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Chăm Pa

- Chữ viết: chữ viết của người Chăm Pa ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ phạm và giành được sử dụng phổ

biến trên các văn bia

- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết,văn bia ký, sử thi… và văn học viết (thơ, trường ca

…)cùng song hành tồn tại

- Tín ngưỡng tôn giáo

+ Cư dân Chăm Pa Có tục thờ cúng tổ tiên cho người chết trong các mộ Chum

+Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ cư dân Chăm Pa sùng bái các vị thần Hindu giáo như Thần Shiva ,Vít – nu, Brama, Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội tư duy thẩm mỹ và sựsáng tạo của cư dân Chăm Pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc điêu khắc chế tác đồ trang sức

+ Âm nhạc và ca Múa: đặc biệt phát triển với các thể loại nhạc cụ như đàn cầm trống kèn cùng nhiều

kiểu múa như điệu múa apsara trong cung đình ở đền miếu trong những liệt lễ hội

4 Những nét chính về tổ chức xã hội và nhà nước Chăm Pa

- Tổ chức xã hội:

+ Cư dân Chăm Pa chủ yếu sinh sống trong làng duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc

+ Từng gia đình trong làng nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế khóa lau dịch với nhànước

-Tổ chức nhà nước:

+Nhà nước Chăm Pa ra đời khoảng thế kỷ II được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế

+ Nhà vua là chủ sở hữu tối câu về ruộng đất là người có quyền quyết định duy nhất về việc ban hànhtặng ruộng đất cho các đền miếu bằng cách cho quan lại

+Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cách thành ba hạng Tôn Quang thuộcquan và ngoại quan,Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình thuộc quan là những chức quandưới quyền tôn Quang Ngoại Quang là những chức quan trấn giữ tại địa phương

+ Cả nước chia thành nhiều Châu dưới Châu là huyện dưới huyện là làng

5 So sánh cơ sở về điều kiện tự nhiên và dân cư hình thành văn minh Chăm Pa và văn minh Phù Nam

1 điều

kiện tự

nhiên

hình thành trên vùng Duyên Hải và một

phần cao nguyên miền Trung Việt Nam

ngày nay địa hình đang sang khu vực Cao

Nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp những cánh

đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn tạo điều

kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác

nông nghiệp đường bờ biển dài vuông góc

Chăm Pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều

lần di cư tiếp xúc và giao lưu văn hóa từ bên

ngoài đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn

Độ

hình thành trên lưu vực châu thổ Sông CửuLong với hệ thống sông ngòi tên rạchchằng trịch đổ ra biển địa hình khu vựckhắp nguồn nước dồi dào thuận lợi chocanh tác nông nghiệp trồng lúa nước vì có

vị trí địa lý tiếp giáp với biển với nhiềuthuận lợi cho việc tránh bão neo đậuthuyền bè của các thương nhân Cư dânPhù Nam sống có điều kiện giao lưu vớinền văn minh của nhiều quốc gia khác đặcbiệt là nền văn minh Ấn Độ

2 dân

cư dân bản địa sinh sống lâu đời là những

người nói tiếng môn cổ Bên cạnh đó còn có

sự xuất hiện của một bộ phận dân cư Nó tiến

Mã Lai đa đảo như những nhóm cư dân này

cộng tư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của

chủ nhân của văn minh Phù Nam chủ yếu

là cư dân bản địa người Mông Cổ kết hợpvới một bộ phận đến từ bên ngoài họ cùngnhau thiết lập quốc gia mới làm chủ nềnvăn minh Phù Nam

Trang 18

nền văn minh Chăm

6 Đời sống vật chất của cư dân Phù Nam thời cổ đại

- Nguồn lương thực, thực phẩm chính và bổ sung: là lúa gạo và các loại rau củ quả bổ sung thêm nguồn

thực phẩm từ chăn nuôi gia súc gia cầm đánh bắt thủy hải sản

- Trang phục:

+ Dân nghèo: dùng vải may quần áo

+ Nhà giàu: dùng tơ lụa gấm

+ Trang phục: phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần dùng quả quấn làm váy

- Phương tiện đi lại:

+ Người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ cây bao hương còn vua đi dép bằng ngà voi

+Việc di chuyển đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch sông biển

- Trang sức: cư dân đặc biệt thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý thủy tinh vàng bạc

- Nhà ở Cư dân Phù Nam sống chủ yếu trong các nhà sàn bằng gỗ

7 So sánh những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của người Chăm Pa và Phù Nam

1 Chữ viết Ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ phạm và

rằng được sử dụng phổ biến trên các vănbia

Ra đời sớm với các loại văn tự có loạigiống chữ Hán chữ phạm một số văn tựkhắc trên bia đá khắc trên vàng đá

- Dân gian còn có tín ngưỡng sùng bái núiThiêng và nàng công chúa rắn

3 Tư duy

thẩm mỹ

Thể hiện rõ qua các công trình kiến trúcđiêu khắc chế tác đồ trang sức

Thể hiện qua kỹ thuật chế tác đồ trang sức

kỹ thuật dệt vải làm gốm điêu khắc kiếntrúc

8 Tổ chức xã hội và Nhà nước của phụ Nam

+ Nhà nước Phù nam là tập hợp nhiều tiểu Quốc giúp việc cho vua là hệ thống quan lại tăng lữ

+ Đầu thế kỷ thứ ba phạm sư mang đã tiến hành chinh phục nhiều vân Quốc mở rộng cương Vật bao gồmvùng hạ lưu sông Mê Kông sông Tông Lê sáp

Phạm Sứ Man đã tiến hành chinh phục nhiều vong quốc, mở rộng cường vực bao gồm: vùng hạ lưusông Mê Công, sông Tông Lê Sáp,

III CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT

1 Cơ sở trong nước hình thành văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên sự kê thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn một ngànnăm Bắc thuộc

Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trongthời kì độc lập, tự chủ

- Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn

Trang 19

+ Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ bước đầu.

+ Năm 938, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương, mở ra thời

kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc

+ Năm 1009, nhà Lý thành lập Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (sau đổi thànhThăng Long)

+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững Đó là điềukiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực, tạonên nền văn minh Đại Việt

2 Văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa về thể chế chính trị, chữ viết, tư tưởng và giáo dục - khoa cử - Thể

+ Chữ Hán còn chi phối lớn trong hệ thống văn học nghệ thuật và đời sống văn hóa Đại Việt

- Tư tưởng Nho giáo:

+ Nho giáo ra đời ở Trung Hoa, do Khổng Tử sáng lập

+ Nho giáo du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựngVăn Miếu

+ Đến thời nhà Lê sơ, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống của giai cập thông trị

+ Phật giáo: Từ đầu Công nguyên, các thương nhân Ấn Độ đến nước ta bằng con đầu truyền bá đạo Phật

và thành lập trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) Thời - ở cực thịnh thuộc, Phật giáođược phổ biến rộng khắp Đến thời Lý – Trần, Phật giáo nước ta phát triển cực thịnh

+ Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo): với những chứng tích thể hiện Ấn Độ giáo được truyền bá và ở nước ta đó

là Thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) của Vương quốc Chăm-pa cổ, một công trình kiến đồ sộ còn tồn tạiđến ngày nay

- Nghệ thuật kiến trúc:

+ Sự ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ thể hiện qua các công trình kiến trúc mang tính chấttôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu

+ Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi phù hợp với văn hóa dân tộc ta

4 Tóm tắt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX

The ky X - Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các Đinh, Tiền Lê - vương triều Ngô

– Đinh, Tiền Lê

- Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được định hình, thông qu công cuộccủng cố chính quyền, phát triển kinh tế và văn hoá

Thế kỷ XI

- đầu thế kỉ XV

- Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lý, Trần, Hồ

- Văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được th hiện rõ nét,

Trang 20

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hoà.

Thế kỷ XV

- thế kỉ XVII

Gắn liền với sự tồn tại của các vương triều triều Lêsơ, Mạc, Lê Trung hưng

- Văn minh Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu đặc sử

- Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ Giáo dục, khoa cử có vai trò to l trong đời sốngchính trị, văn hoá

- Từ đầu thế kỉ XVI, một số yếu tố văn hoá phương Tây từng bước du nhị vào Đại Việt.Đầu thế kỷ

Từ giữa TK

XIX

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị đã chấm dứt thời kỳ pháttriển của nền văn minh Đại Việt

Từ giữa thế kỉ thời kỳ phát triển của nền văn minh Đại Việt

5 Sự phát triển về tín ngưỡng - tôn giáo, giáo dục, khoa học - nghệ thuật dưới thời Lý, Trần

- Tín ngưỡng - tôn giáo:

+ Thời nhà Lý: Đạo Phật phát triển mạnh nhất Các hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, đa dạng.

Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng

+ Thời nhà Trần: Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến Đạo Phật phát triển Nho giáo ngày càng phát triển.

Các hình thức sinh hoạt văn hoá đa dạng, phong phú

- Giáo dục:

+ Thời nhà Lý: Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua.

+ Thời nhà Trần: Quốc Tử Giám mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại Các lộ, phủ có

trường học

- Khoa học - nghệ thuật:

+ Thời nhà Lý: Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây

dựng Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt

+ Thời nhà Trần: Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ Đại Việt sử kí Quân sự, với tác phẩm nổi tiếng:

Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam để chữabệnh cho nhân dân Thiên văn học có những đóng góp đáng kể Đã chế tạo được súng Nghệ thuật kiếntrúc phát triển, nhiều công trình kiến trúc mới ra đời

IV MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT

1 Những nét chung về tổ chức bộ máy nhà nước qua các triều đại phong kiến ở Việt Nam Sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước dưới thời Lê sơ (đặc biệt dưới triều vua Lê Thánh Tông)

- Dưới triều nhà Lê sơ, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông bộ máy nhà nước được hoàn thiện:

+ Ở Trung ương: Vua là người đứng đầu, trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả tổng chỉ huy

quân đội Giúp việc cho vua có các quan đại thân (Thái sư, Thái úy) Các cơ quan văn phòng, hà chính,giảm sát chuyên môn (Đông các, Bộ Hộ, Ngự sử đài, Sở đồn điền, )

+ Ở địa phương: Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo/thừa tuyên Dưới đạo là phủ, châu + Ở địa

phương: gồm các cơ quan chuyên môn: Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài huyện, xã, phường,sách,

2 Tóm tắt về luật pháp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam Nội dung chủ yếu luật pháp

1 Thời nhà Đinh Chưa có luật pháp

Trang 21

2 Thời nhà Tiền Lê Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ.

3 Thời nhà Lý Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư

4 Thời nhà Trần Năm 1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật

5 Thời nhà Lê sơ Năm 1483, với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức

6 Thời nhà Nguyễn Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia

Long)

- Nội dung chủ yếu của luật pháp qua các triều đại phong kiến tại Việt Nam:

+ Đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc, quan lại, bảo v sức kéotrong nông nghiệp

+ Ngoài ra, còn bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ

3 Nội dung chủ yếu của bộ Hình thư dưới thời nhà Lý và Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) dưới thời Lê sơ

- Nội dung bộ Hình thư:

Bộ Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phápquyền Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt Nội dung chủ yếu:

+ Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện

+ Bảo vệ của công và tài sản của nhân dân

+ Nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò

+ Bảo vệ tài sản nông nghiệp

- Nội dung bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) dưới thời Lê sơ:

Quốc triều hình luật dưới thời Lê sơ trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quy lợi chotầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội Nội dung chủ yếu:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại và địa chủ

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia

+ Khuyến khích phát triển kinh tế

+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ

4 Nền kinh tế nông nghiệp nước ta trải qua các triều đại phong kiến

- Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp như đắp đê tổchức khai hoang “quân điền”“ngụ binh ư nông” miễn giảm thuế nghiêm cấm giết trâu bò cày Tịch điền…

- Trong triều đình cũng hình thành những chức quan quản lý giám sát và khuyến khích sản xuất nôngnghiệp như Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ

- Những chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho nông dân có ruộng đất canh tác nông nghiệp nghiệp

là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng chính và lúa nước ngoài ra người dân còn trồng nhiều loại câylương thực như ngô khoai sắn

- Phương thức và kỹ thuật canh tác có bước tiến mới việc sử dụng công cụ lao động bằng sách sức củasức kéo trâu bò và thâm canh hai ba vụ lúa trong một năm trở nên phổ biến góp phần năng suất lao độngđảm bảo đời sống của người dân

- Cuộc khai hoang phục hóa lấn biển tăng diện tích trồng trọt lập thêm nhiều làng mới góp phần mở rộnglãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước

- Nhà nước tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê Phòng Luật Sinh quy mô lớn hình thành hệthống đê điều thủy lợi hoàn chỉnh trong cả nước

5 Thủ công nghiệp nước ta dươia các triều đại phong kiến

- Thủ công nghiệp truyền thống:

tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề (dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rènsắt, đúc đồng, làm giấy, nhuộm, )

+ Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranhsơn mài, làm giấy, khắc bản in,

+ Thế kỉ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như dệt La Khê, gốm Bát Tràng (HàNội), gốm Chu Đậu (Hải Dương), với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo

Trang 22

- Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý

+ Cục Bách tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quantrọng triều đình

+ Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,

Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được nhữngmặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài

6 Nền thương nghiệp Việt Nam qua các triều đại phong kiến

- Buôn bán trong nước:

+Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán giữa các làng, các vùngtrong nước diễn ra nhộn nhịp

+ Kinh đô Thăng Long với 36 phố phường trở thành trung tâm buôn bán sầm uất dưới thời Lý, Trần, Lêsơ

- Trao đổi, buôn bán với nước ngoài:

+ Hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài (Gia-va, Xiêm, Ấn Độ, Trung Quốc, ) bước đầu pháttriển với nhiều mặt hàng phong phú (lụa, vải, hương liệu, ngà voi, giấy, ngọc, vàng, bạc, ) + Dưới thời

Lý, Trần, Lê sơ các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, nhưVân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),

+ Từ thế kỷ XVI, ngoài thương nhân phương Đông, thuyền buôn của phương Tây (Bộ Đào Nh Hà Lan,Pháp, ) đã vào Đại Việt trao đổi, buôn bán

+ Việc thông thương với nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hữu thịnhcủa các đô thị và cảng thị, tiêu biểu là Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh, (Thừa ThiênHuế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),

7 Những thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo và tín người

- Về tư tưởng:

+ Tư tưởng yêu nước, trọng dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con xuất người,các hoạt động xã hội, được biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đệ sa

và đời sống của nhân dân Đó là cội nguồn của tư tưởng “lấy dân làm gốc”

+ Nho giáo phát triển gắn liền với hoạt động học tập, thi cử từ thời Lý, Trần

+ Đến thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống nhà nướcquân chủ, góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ tri thức, quan lại và bồi dưỡng như người hiềntài Nho sĩ trở thành một lực lượng quan trọng trong triều đình

- Về tôn giáo:

+ Phật giáo du nhập từ thời kỳ Bắc thuộc, phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành giáo thời

Lý, Trần Các vua kế tiếp nhau dựng chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật Nhiều cao tăn tham giatriều chính Ở các làng, chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, vừa là nơi dạy chữ, vừa nơi tổ chứchội hè

+ Đạo Giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, đã biệt làthời Đinh, Tiền Lê, Lý

+ Trong các thế kỉ XIII - XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt

- Về tín ngưỡng:

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là của người Việt được tiếp tục duy trì

+ Tín ngưỡng thờ Thành hoàng (người có công với làng nước) ngày càng phổ biến ở các làng xã +Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề, cũng phát triển, tạo nên truyền thống văn hoátốt đẹp trong cộng đồng

8 Tóm tắt thành tựu văn minh Đại Việt trên lĩnh vực giáo dục, khoa cử

Trang 23

dục + Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài + Năm 1076, vua Lý

cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa

- Từ thời Trần:

+ Triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập

+ Bên cạnh trường học của nhà nước, còn có lớp học tư nhân ở các làng xã

-Từ thời Lê sơ: Con bình dân học giỏi cũng được đi học, đi thi; hệ thống trường mở rộng trên

- Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ - Hương, thì Hội, thi Đình)

_ Chế độ khoa cử từng bước trở thành phương thức tuyển chọn quan lại thường xuyên

+ Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi dành cho những người đỗ đầu t cử kì thiĐình, tiêu biểu như Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chí, Phạm Sư Mạnh, Chu VănAn,

+ Từ năm 1463, dưới thời Lê sơ, phương, thi Hội tại kinh thành

cứ ba năm triều đình lại tổ chức thi Hương tại địa

+ Năm 1484, triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu.+ Thời Lê sơ, những người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ áo, phẩm tước, được vinh quybái tổ, khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, gọi là bia Tiến sĩ

9 Những thành tựu của văn minh Đại Việt về chữ viết và văn học

- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biên bảng chữ cái La-tinh để ghi

âm tiếng Việt và từng bước phát triển, trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay

* Về văn học:

- Văn học chữ Hán:

+ Phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ, với nhiều tác phẩm tiêu biểu như Chiếu dời đô (Lý TháiTổ), Nam quốc sơn hà (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (NguyễnTrãi),

+ Nội dung chủ yếu là ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc Từ thế kỉ XVIII, văn xuôichữ Hán phát triển, với nhiều thể loại, như tiểu thuyết chương hồi (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô giavăn phải), truyện kí (Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác),

- Văn học dân gian:

+ Tiếp tục duy trì và phát triển trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trang 24

+Nội dung chủ yếu là phản ánh tâm tư, tình cảm con người, tình yêu quê hương, đất nước, v nhiều thểloại phong phú, như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,

10 Tóm tắt thành tựu văn minh Đại Việt trên lĩnh vực khoa học, kĩ thuật

- Địa lí: Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ), Gia Định thành học

- Quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Trần Quốc Tuấn); H trưởng khu

cơ (Đào Duy Từ),

- Y học: Nam dược thần hiệu (Nguyễn Bá Tĩnh - Tuệ Tĩnh), Hải Thượng y tông tâm lĩnh(Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác),

- Toán học: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu),

2 Về kĩ

thuật

Đúc súng thần cơ, đại bác, đóng thuyền chiến (Cổ lâu), xây dựng thành lũy (Hoàng thànhThăng Long, Kinh thành Huế),

11 Thành tựu của văn minh Đại Việt về nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ:

+ Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi.Tiêu biểu là Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nộ Huế,thành Gia Định,

+ Nhiều ngôi chùa có kiến trúc độc đáo được xây dựng, nổi tiếng là chùa Một Cột, Sùng Thiện DiênLinh, chùa Trấn Quốc, chùa Phật Tích, chùa Thiên Mụ, tháp,

+ Bên cạnh đó, kiến trúc đình làng cũng phát triển mạnh, tiêu biểu như đình làng Thạch Lỗi (Hưng Yên),đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),

+ Từ thời Lê sơ, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn của triều đình

- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hátgiặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,

- Lễ hội hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đông trong dân gian được duy trì và được chức hàng năm vớinhiều loại hình, như hội múa, Tết Nguyên đán, lễ Tịch điền, Thanh minh, Đoan Ngọ, Cùng với lễ hội lànhững trò vui, như đấu vật, đua thuyền, múa rối nước,

12 Ý nghĩa:

+ Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt

+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệđộc lập, chủ quyền quốc gia

+ Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã đượcUNESCO ghi danh

CHỦ ĐỀ 7: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NA,

Trang 25

I CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

1 Thống kê sự phân chia các dân tộc trên đất nước Việt Nam theo nhóm ngôn ngữ

Nhóm ngôn ngữ Các dân tộc

1 Việt - Mường Kinh, Mường, Thổ, Chứt

2 Môn - Khơ-me Khơ-me, Ba Na, Xơ Đăng, Hrê, Cơ Ho, Mnông, Xtiêng, Khơ-mú, Bru-Vân

Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng,Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu

3 Hmông, Dao Hmông, Dao, Pà Thẻn

4 Tày - Thái Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào Lự, Bố Y

5 Ka-đai La Chi, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo

6 Mã Lai - Đa Đảo Gia Rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai, Chu-ru

8 Tạng - Miến Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La

2 Hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Kinh:

+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đãđược hình thành và phát triển từ rất sớm

+ Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản cũng là những hoạt động kinh tế phổbiến

+ Hiện nay, với việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và thực hiệnhiện đại hoá nông thôn, đời sống vật chất của người dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao - Hoạtđộng sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số:

+ Trước đây các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh, hiện nay, họ đã chuyểnsang ; hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây như lúa, ngô, khoai xen canh với rau, lạc, vừng,đậu, và các loại cây ăn quả

+ Họ làm ruộng bậc thang là cách thích ứng với tự nhiên của các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núiphía Bắc

3 Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp của người Kinh và các dân tộc

* Người Kinh:

- Phát triển nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, từ sớm

- Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời và nổi tiếngtrong cả nước, như: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng hương Thuỷ Xuân (Huế), làng nghề chăm nón láThời Tân (Cần Thơ), làng dệt chiếu Long Định (Đồng Tháp),

- Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm,

4 Văn hóa ẩm thực của người Kinh và các dân tộc thiểu số có những điểm giống và khác nhau

* Giống nhau:

- Đều dùng các lương thực, thực phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi

- Lương thực chính từ nông nghiệp

* Khác nhau:

- Người Kinh:

+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày

+ Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau,

Trang 26

+ Đặc biệt, họ ưa dùng nước mắm, các loại mắm (tôm, cá, tép, cáy, ) và các loại cà muối, dưa muối.

Các dân tộc thiểu số:

+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường ăn xôi, ngô

+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ và không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn + NgườiThái ăn cơm tẻ, trên mâm cơm của họ phổ biến món ớt giã trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành gọichung là chéo

+ Người Tày có thói quen ăn nếp là chính và làm bánh chưng, bánh giày hoặc xôi nhiều màu sắc vàonhững dịp quan trọng

5 Mô tả trang phục truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số

- Người Kinh:

+ Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần Phụ nữ người Kinh ngàythường mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ), hoặc mặc áo bà ba, chít khănRằn (Nam Bộ)

+ Áo dài được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễtết của phụ nữ Việt Nam

6 Nhà ở truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số

+ Nhà phổ biến là nhà sàn để ở và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng

+ Nhà rộng của người Gia Rai (Tây Nguyên) thường có hai loại là nhà sàn dài và nhà sàn nhỏ, ngôi nhàchung để làm nơi hội họp gọi là nhà rỗng Người Cơ Tu (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế) ở nhà sàn có máiuốn khum ở hai hồi, mỗi làng Cơ Tu có ngôi nhà chung gọi là Gươi

7 Những nét chung và riêng về tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh và các dân tộc thiểu số

* Về tín ngưỡng:

- Nét chung: Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự

nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp, với những cách thức khác nhau

+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo

có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc

+ Hin-đu giáo được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng lênnhiều lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 27

+Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổbiến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nét riêng:

+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hin-đu giáo, có bộ

phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thànhphố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo

8 Những nét chính về phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số

- Người Kinh:

+ Đã có tục ăn trầu, nhuộm răng,

+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạm, hỏi, cưới, lại mặt +Việc tổ chức tang ma rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức

+ Về lễ tết, tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Kinh Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết

truyền thống khác, như Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,

+ Người Kinh tổ chức nhiều lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên đán Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều tròchơi dân gian

- Các dân tộc thiểu số:

+ Một số tộc người ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ (người Ê-đê, người Ba Na).+ Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối

+ Trong nghi lễ ma chay, họ làm lễ bỏ mả và dựng nhà mồ để chôn người chết

+ Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, người phụ nữ đảm nhiệm việc lo sính

lễ trong lễ cưới Nghi thức tang ma của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tạithánh đường

+Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau, người Lào theo Phật lịch và

ăn tết vào tháng Tư âm lịch (Bun Pi May),

+Các tộc người ở Tây Nguyên thường tổ chức tết vào mùa xuân với các tên gọi khác nhau, như lễ Mừnglúa mới của người Mạ, lễ Sơmơk (ăn cốm mới) của người Ba Na

+ Các tộc người ở Nam Bộ như người Khơ-me ăn Tết Chôl Chnăm Thmây, người Hoa ăn tết Nguyênđán

+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát múa giao duyên, + Các dân tộc ở Nam Bộ tổ chức lễ hội nông nghiệp và tôn giáo, như lễ Ok Om Bok của người Khơ-me,

lễ Katê của người Chăm

9 Nghệ thuật truyền thống của người Kinh và các dân tộc thiểu số

II KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

1 Sự hình thành khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam

- Khốiđại đoànkết của dân tộc Việt Nam được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước

- Khối đại đoàn kết dân tộc đó được hình thành trên các cơ sở:

+ Trước hết là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước

Trang 28

+ Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Trong quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên

- Quá trình đoàn kết đó đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc ViệtNam

- Thời kì cổ - trung đại:

+Các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hòa thuận trongnội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm

+ Các triều đại luôn đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chínhsách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền

2 Khái quát quá trình xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam từ thời nhà Lý đến nay

- Thời nhà Lý: Ngay sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã thực hiện chính sách ràng buộc hôn nhân giữa

triều đình với các tù trưởng miền núi

- Thời nhà Trần: Thực hiện sự đoàn kết cao độ trong nội bộ vương triều và quân dân cả nước trong cuộc

kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

- Thời Lê sơ: Lê Lợi ngay khi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết các dân

tộc

- Từ năm 1930 đến nay:

+ Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua cáchình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương thànhlập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (tháng 3 - 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủĐông Dương) Năm 1939, Đảng ta thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương Năm

1941, thành lập Mặt trận Việt Minh

+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống và thời kì Đổi mới đấtnước đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 đến nay), khối đại đoàn kết dân tộc đã được xây dựng thành công,đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn (1954 - 1975)

3 Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì dựng nước và tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước

* Trong lịch sử dụng nước và giữ nước:

- Trong thời kì đấu tranh chống ngoại xâm:đoàn kết dân tộc tạo nên địnhsuốt chiều nước trên cơ sở đoànkết đểcho mọi thắng lợi bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

+ Sau các cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên (thế kỉ XIII), Hưng Đạo Tuấn đã tổng kết bài họcthắng lợi: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”.+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cảdân tộc Việt Nam, khi có đường lối đúng đắn và được tổ chức, tập hợp với tinh thần tự lực, tự cường.+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi (1945 - 1975) là thành quả vĩ đại củatinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc Tại Hộinghị chính trị đặc biệt năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Mỗi người làm việc bằng hai, vìmiền Nam ruột thịt” Lời kêu gọi ấy đã nhanh chóng trở thành lời hiệu triệu cả miền Bắc hậu phương thiđua, tạo sức mạnh tổng lực: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

4 Khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy trong thời kì hòa bình từ thế kỉ XI đến năm 1976 ở Việt Nam

Ngày đăng: 05/03/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w