1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM Ý TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Tác giả Huỳnh Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Quảng Nam
Chuyên ngành Ngữ Văn & CTXH
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2016
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Cơ khí - Vật liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: NGỮ VĂN CTXH ---------- HUỲNH THỊ HỒNG PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM Ý TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................2 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ....................................................................3 5.1. Vấn đề nghiên cứu lí thuyết về hàm ý..................................................3 5.2. Vấn đề vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học ..........................................................................................................4 5.3. Vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..........................5 6.1. Đóng góp về mặt lí luận ........................................................................5 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................6 7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................6 Phần 2. NỘI DUNG ....................................................................................7 CHƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................7 1.1. Lí thuyết về hàm ý ................................................................................7 1.1.1. Khái niệm hàm ý ................................................................................7 1.1.2. Khái niệm hàm ý hội thoại ................................................................8 1.1.3. Đặc điểm của hàm ý hội thoại ...........................................................9 1.1.4. Phân loại hàm ý ...............................................................................10 1.1.4.1. Hàm ý ngữ nghĩa ..........................................................................10 1.1.4.2. Hàm ý ngữ dụng............................................................................11 1.1.5. Khái niệm tiền giả định ...................................................................11 1.1.6. Các phương thức tạo hàm ý ............................................................12 1.1.6.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất .........................................12 1.1.6.2. Vi phạm các quy tắc hội thoại ......................................................13 1.1.6.3. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp ...........................................18 1.1.6.4. Vi phạm các quy tắc lập luận .......................................................19 1.1.6.5. Chiến lược gài bẫy tiền giả định ..................................................20 CHƠNG 2. PHƠNG THỨC TẠO HÀM Ý ......................................24 TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .............................24 2.1. Hàm ý đƣợc tạo nên bởi sự vi phạm một phƣơng thức .................24 2.1.1. Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất ................................................25 2.1.2. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp ..............................................26 2.1.3. Vi phạm các quy tắc hội thoại .........................................................28 2.1.3.1. Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời ............................................28 2.1.3.2. Vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện ..............................................29 2.1.3.3. Vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại ..............................................31 2.1.4. Vi phạm các quy tắc lập luận ..........................................................35 2.1.4.1. Sử dụng lẽ thường.........................................................................35 2.1.4.2. Không hoàn tất các bước lập luận ...............................................36 2.1.5. Sử dụng chiến lược gài bẫy tiền giả định .......................................37 2.2. Hàm ý đƣợc tạo nên bởi sự vi phạm nhiều phƣơng thức ..............38 2.2.1. Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm hai phương thức ..................38 2.2.2. Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm ba phương thức ...................42 2.2.3. Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm bốn phương thức .................47 CHƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VIỆC SỬ DỤ NG HÀM Ý TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ........50 3.1. Đặc điểm của các phƣơng thức tạo hàm ý trong truyện ngắ n Nguyễn Huy Thiệp.......................................................................................50 3.1.1. Sử dụng đa dạng phong phú các phương thức tạo hàm ý.............50 3.1.2. Sự vi phạm hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo hàm ý chiếm tỉ lệ cao nhất ...................................................................................................51 3.1.3. Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tạo hàm ý .......52 3.2. Giá trị của các phƣơng thức tạo hàm ý trong truyện ngắ n Nguyễn Huy Thiệp ......................................................................................54 3.2.1.Tố cáo, vạch mặt sự xấu xa, thực dụng của xã hội hiện đại ..........54 3.2.2. Khắc họa tính cách nhân vật...........................................................56 3.2.3. Thể hiện phong cách độc đáo của ngòi bút Nguyễ n Huy Thiệp ...........................................................................................................58 Phần 3. KẾT LUẬN ..................................................................................60 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................61 PHỤ LỤC 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là công cụ quan yếu củ a quá trình giao tiếp. Trong những năm gần đây, việc vận dụng lí thuyết ngữ dụng học để nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương ngày càng được đẩy mạnh. Khả năng ứng dụng cao của phân ngành này đã góp phần mang lại nhiều thành tự u cho ngôn ngữ học nói riêng và khoa học liên ngành ngôn ngữ nói chung. Điều đó chứng tỏ , nghiên cứu về ngôn ngữ là một việc làm hết sức thú vị và hấp dẫn. Bên cạnh đó, ngôn ngữ là chất liệu chủ yếu của sáng tạo văn chương nghệ thuậ t. Ngôn ngữ khi trở thành những ngôn từ nghệ thuật đã mang vẻ đẹp đạt đến sự thăng hoa của những xúc cảm thẩm mĩ. Dưới lăng kính của người nghệ sĩ, ngôn từ nghệ thuật đã biến hóa khôn lường với muôn hình vạn trạng, vẽ nên bao bức tranh về cuộc sống con người và cảnh sắc thiên nhiên... Do vậy, có thể khẳng định, ngôn ngữ là nhân tố góp phần quan trọng vào thành công của tác phẩm văn chương. Chính sự hấp dẫn và đặc sắc của ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật đã thôi thúc ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ ngày càng phát triể n. Các nhà nghiên cứu đã khai thác ý nghĩa của ngôn ngữ trên hai khía cạnh: nghĩa tường minh và hàm ý, đặc biệt là việc đi sâu vào nghiên cứu hàm ý và các phương thức tạ o ra hàm ý. Những kết quả nghiên cứu đó đã tạo ra cơ sở lí luận vững chắc về hàm ý để nghiên cứu và cảm nhận ngôn từ nghệ thuật một cách sâu sắc và khoa học. Nguyễn Huy Thiệp là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong văn học nướ c ta những năm gần đây. Bằng lối viết thâm trầm, không màu mè, bóng bảy, ông đã tạ o nên những tác phẩm văn chương gần gũi và hiện thực như chính cuộc đời. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn xuất sắc của nền văn chương đương đạ i. Những sáng tác của ông đặc biệt là truyện ngắn đều chứa đựng những triết lí về văn chương. Triết lí đó có thể được phát biểu gián tiếp qua các nhân vật, tình huố ng truyện hoặc đôi khi là một lời phát biểu trực tiếp của tác gi ả. Trước đây, Nam Cao thường thể hiện những quan niệm về văn chương khá rõ ràng trên trang viết; nhưng Nguyễn Huy Thiệp thì không như vậy. Kết thúc mỗi câu chuyện, ông không đem đến cho người đọc những chân lí mà là sự hoài nghi về chân lí. Với ông, văn chương rấ t phức tạp, khi thì “văn chương là thứ bỉ ổi nhất” (Chút thoáng Xuân Hương), khi thì “văn chương có cái gì từa tựa lẽ phải” (Giọt máu), khi thì “văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống, có thứ văn chương sửa mình, có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn chương làm loạn” (Giọt máu)… Không dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp còn khoác lên vai các nhân vật củ a mình những màu sắc bí ẩn. Như Văn Giá đã từng nhận xét: “Một số nhân vật của ông là 2 những ẩn dụ đa nghĩa.” (Văn Giá – Văn nghệ 30.7.1998). Các nhân vật của Nguyễ n Huy Thiệp bằng sự đa dạng trong giao tiếp, sử dụng khéo léo cả hiển ngôn lẫn hàm ngôn đã giúp ông vẽ nên những bức tranh tưởng chừng như vô cảm, hời hợt nhưng ẩn sâu trong đó cả một tâm hồn nặng trĩu những nỗi đau nhân thế, sự đời. Chính những lí do trên, cùng với sự đam mê nghiên cứu văn học dưới góc độ ngôn ngữ, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắ n Nguyễn Huy Thiệp”. Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu các phương thức tạ o hàm ý trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để từ đó thấy được sức hấp dẫn kì diệ u của ngôn ngữ văn chương trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Việc nghiên cứu “Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễ n Huy Thiệp” nhằm hiểu một cách sâu sắc hơn về lí thuyết hàm ý và việc vận dụng lí thuyế t hàm ý vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học trong văn chương đương đại. Qua đó thấy được giá trị của các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễ n Huy Thiệp. Cụ thể, khóa luận này sẽ đi vào hai vấn đề cơ bản: - Khảo sát, thống kê, và chỉ ra các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắ n Nguyễn Huy Thiệp. - Nhận xét đặc điểm và giá trị của việc sử dụng hàm ý trong một số truyện ngắ n Nguyễn Huy Thiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắ n Nguyễn Huy Thiệp. Cụ thể là các phương thức tạo hàm ý ở lời thoại nhân vật trong truyệ n ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận này nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ có chứa hàm ý ở phạm vi những truyệ n ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp. Cụ thể là 29 truyện ngắn thuộc hai tập Tình yêu, tộ i ác và trừng phạt (q1) và Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (q2), NXB Trẻ, 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau. 4.1. Phương pháp thống kê: Phương pháp này được vận dụng vào việc thố ng kê các truyện ngắn có sử dụng hàm ý, những lời thoại nhân vật có chứa hàm ý trong truyệ n ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 4.2. Phương pháp phân loại: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân loại các lờ i thoại theo nhóm phương thức tạo hàm ý: vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất, vi phạm 3 quy tắc lập luận, vi phạm quy tắc hội thoại, sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiế p và sử dụng chiến lược gài bẫy tiền giả định. 4.3. Phương pháp phân tích: Phương pháp này được vận dụng để phân tích các hàm ý, phương thức tạo hàm ý trong lời thoại nhân vật trong các truyện ngắn Nguyễ n Huy Thiệp. Phương pháp này sẽ giúp người viết hiểu sâu sắ c các hàm ý trong phát ngôn của nhân vật. 4.4. Phương pháp so sánh: Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng để so sánh khóa luận này với các đề tài nghiên cứu về hàm ý khác nhằm rút ra những m ối tương đồng và khác biệt giữa các công trình nghiên cứu. 4.5. Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này giúp khóa luận được nghiên cứ u trong một hệ thống nhất quán, đưa các hàm ý vào chung một hệ thống để đề ra các nhận định và kết luận chính xác, khoa học. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Hàm ý là một khía cạnh hấp dẫn của ngôn ngữ tiếng Việt. Vì vậy, đã có nhiề u công trình nghiên cứu về hàm ý. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ nhìn nhận một số công trình nghiên cứu nổi bật và có giá trị. 5.1. Vấn đề nghiên cứu lí thuyết về hàm ý Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Cao Xuân Hạo Tiếng Việt mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Bên cạnh các phần nghiên cứu về ngữ âm, ngữ pháp thì ở phần ngữ nghĩa, tác giả đã đề cập đến vấn đề nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong câu và trong văn bản tiếng Việt. Sau đó, tác giả đã nêu lên những vấn đề lí thuyết chung về tiền giả định, hàm ý, hàm ngôn và phân tích chúng trong một số trường hợp cụ thể.10 Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp Dụng học Việt ngữ là một trong những công trình sớm nhất đề cập đến vấn đề hàm ý hội thoạ i. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc định nghĩa sơ lược về hàm ý, hàm ý hội thoạ i và một số đặc điểm của hàm ý hội thoại.9 Bên cạnh đó là công trình của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Việt Hùng Giáo trình Ngữ dụng học. Trong công trình nghiên cứu này, hai tác giả có đề cập đến hai vấn đề nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu nhưng chưa đề cập sâu đến các vấn đề về hàm ý.4 Cần phải kể đến công trình của GS.TS Đỗ Hữu Châu Đại cương ngôn ngữ học (tập hai) Ngữ dụng học là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về ngữ dụng học. Trong đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hàm ý như phương thức chiếu vật, chỉ xuất; hành vi ngôn ngữ; lí thuyết lập luận; lí thuyết hội thoại; ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh.2 4 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có những cống hiến nhất đị nh cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học tiếng Việt. Tất cả các công trình trên đã trở thành những tiền đề cơ sở lí luận để người viết đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 5.2. Vấn đề vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học Vấn đề vận dụng lí thuyết hàm ý để nghiên cứu những tác phẩm văn học cụ thể nhìn chung còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đạt được những thành công nhất định. Đầu tiên là tác giả Nguyễn Hoàng Yến với bài nghiên cứu đăng trên Báo Ngôn ngữ và Đời sống, Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Khoe của và Hai kiể u áo. Ở đây, tác giả đã khai thác hàm ý trong hai truyện cười này từ góc độ dụng họ c với mục đích làm rõ đặc tính của truyện cười cũng như vai trò củ a hàm ý trong truyện cười dân gian. 31, 16-17 Tiếp theo là Bùi Minh Toán với bài viết Biểu thức chiếu vật trong ngữ dụ ng học với câu đố Việt Nam, Báo Ngôn ngữ và Đời sống. Ở đề tài này, tác giả đã đưa ra những câu đố cụ thể và phân tích các biểu thức chiếu vật trong câu. Qua đó, tác giả khẳng định giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật của câu đố Việt Nam.27, 1 - 2 Ngoài ra, có thể kể đến đề tài nghiên cứu Hàm ngôn và hiển ngôn trong truyện cười nhân gian (qua hai truyện Treo biển và Yết thị), của Đinh Văn Thiệ n, Báo Ngôn ngữ và Đời sống. Trong bài viết, tác giả đã vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu và phát hiện các hàm ý có giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện cườ i nhân gian. 24, 47 - 48 Vấn đề vận dụng lí thuyết hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học còn xuấ t hiện ở nhiều khóa luận tốt nghiệp như: Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Ánh với đề tài Các phương thức thể hiệ n hàm ý trong lời thoại truyện ngắn Nam Cao, Trường Đại học Quảng Nam, 2012. Trong đề tài, tác giả đã đi sâu phân tích, trình bày cụ thể các phương thức tạ o hàm ý trong truyện ngắn của Nam Cao.1 Khóa luận tốt nghiệp của Triệu Thị Nhung với đề tài Phương thức thể hiệ n hàm ý qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Trường Đại họ c Quảng Nam, 2013 đã trình bày cụ thể các phương thức thể hiệ n hàm ngôn trong các lời thoại tiêu biểu ở một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng.19 Khóa luận tốt nghiệp của Võ Thị Hiền Lương với đề tài Cơ chế tạ o hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Trường Đại học Quảng Nam, 2015, đã vận dụ ng lí thuyết về hàm ý để tiến hành khảo sát, phân tích và trình bày các cơ chế tạ o hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.17 5 5.3. Vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học cả trong và ngoài nước. Với ngòi bút hiện thực độc đáo, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những tác phẩm văn học tưởng chừng như dửng dưng, lạnh lùng nhưng đằng sau đó là một trái tim nhân hậu đang khắc khoải trước những vấn đề về nhân cách con người trong thời hiện đại. Nhà văn đã dự ng lên những bức chân thật về cuộc sống con người thời hiện đại. Vì thế, các đề tài nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp và những sáng tác của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Đầu tiên là Phạm Xuân Nguyên với Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Đây là cuố n sách tập hợp các bài viết, phê bình về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đăng trên báo chí cả nước trong những năm qua.18 Tiếp đến là bài viết của tác giả Hoàng Thị Thanh Yến với đề tài Hội thoại trự c tiếp trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên Tạ p chí Ngôn ngữ. Ở bài viết này, tác giả đã bàn về tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễ n Huy Thiệp, cụ thể là bàn về vấn đề hội thoại trực tiếp trong tác phẩm.29, 34 – 38 Ngoài ra, ta có thể kể đến Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài Một số đặc điể m truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Ngôn ngữ. Trong bài viết, tác giả đã đề cập đến những vấn đề như: lời văn miêu tả, lời văn kể chuyện, lời bình luận hay các phương tiện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.25, 40 – 48 Cuối cùng là bài viết của tác giả Nguyễn Văn Đông Đối thoại tự thú trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. Trong đó, tác giả đã bàn về vấn đề đối thoại trong những sáng tác của tác giả Nguyễ n Huy Thiệp.8, 60 – 64 Mặc dù, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp cũng như nhữ ng sáng tác của ông đã có nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, đề tài Phương thức tạ o hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi xin được đi vào nghiên cứu đề tài này với khuôn khổ một khóa luận tố t nghiệp đại học. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Đóng góp về mặt lí luận Về mặt lí luận, khóa luận trình bày một cách tương đối đầy đủ các vấn đề lí thuyết về hàm ý và các phương thức tạo hàm ý. Đồng thời, khóa luận còn vận dụ ng lí thuyết về hàm ý vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học, cụ thể là tác ph ẩm văn chương đương đại của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Qua đó, khẳng định giá trị của việc mở rộng phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành ngôn ngữ học. 6 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Về mặt thực tiễn, khóa luận này nghiên cứu một cách khoa học các phương thức tạo hàm ý trong một số tác phẩm văn học cụ thể. Từ đó, người đọc có thể cả m nhận sâu sắc hơn các giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễ n Huy Thiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ở góc độ ngôn ngữ giúp người đọc trang bị thêm những kiến thức về mối quan hệ giữ a ngôn ngữ và văn học trong tác phẩm văn chương đương đại. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nộ i dung khóa luận gồm có ba chương: Chương 1: Những vấn đề liên quan đến đề tài Chương 2: Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Đặc điểm và giá trị của việc sử dụng hàm ý trong truyện ngắ n Nguyễn Huy Thiệp 7 Phần 2. NỘI DUNG CHƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Lí thuyết về hàm ý 1.1.1. Khái niệm hàm ý Cho đến nay, nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về hàm ý như sau: Đỗ Hữu Châu – Cao Xuân Hạo (SGK Tiếng Việt 12) khẳng định: “Mộ t câu nói ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ ngữ (nghĩa tường minh) còn thông báo cho người nghe nhiều điều không thấy trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ “nghĩa hàm ẩn”. Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ngôn” 5, 93. Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng ngoài nghĩa hiển ngôn, câu còn chứ a một thông tin không biểu hiện khác gọi là nghĩa hàm ngôn. Nghĩa hàm ngôn bao gồm tiền giả định và hàm ý. Hàm ý lại chia thành hai nhóm: - Hàm ý ngôn ngữ độc lập với ngữ cảnh. - Hàm ý hội thoại được hình thành trong những tình huống giao tiếp. 7, 193-194 Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa cho rằng hàm ý là: “Những gì người nghe phải tự suy ra qua phát ngôn, để hi ểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó.” 10, 136 Trong Ngữ nghĩa lời hội thoại, tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã trích dẫn ý kiến củ a một số chuyên gia nước ngoài về hàm ý: “-O. Ducrot cho rằng: “Hàm ngôn là nói một cái gì đó mà không vì thế nhậ n trách nhiệm là đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng vừa có được sự vô can củ a sự im lặng”. 15, 218 Ý kiến của H. P. Grice: “Hàm ý hội thoại là khi nói một điều này, thậ t ra chúng ta muốn nói một điều khác. Đó là hàm ngôn. Vậy hàm ngôn là nói những lời nào đó mà có phần không đầy đủ, không bình thường mà nguyên nhân là thiếu đi hoặc còn thiếu mộ t nội dung nào đó, chính cái nội dung này là hàm ngôn mà người nghe phải suy luận mà đoán ra”.15, 218 Còn tác giả C. J Pllmore thì viết: “Trong ngữ nghĩa của câu, của lời có hai cấp bậ c thông báo: cấp bậc hàm ngôn hay tiền giả định và cấp bậc hiển ngôn”. 15, 218 Hoàng Phê, tác giả của Từ điển tiếng Việt cho rằng hàm ý là: “Ý chứa đự ng bên trong không diễn đạt ra trực tiếp.” 20, 103 Bên cạnh đó, Hoàng Phê còn cho rằng “Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ thì cái đã biết là hiển ngôn và tiền giả định, tức là những gì đã nói ra một cách trực tiếp và 8 những gì coi như đã biết rồi trong những điều kiện nhất định, còn chưa biế t là cái hàm ngôn.” 21,108 Theo Hướng dẫn thực hiện sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, hàm ý là: “Những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền báo đến ngườ i nghe không nói trực tiếp, không thể hiện tường minh, rõ ràng qua từ ngữ dùng trong câu, mà để cho người nghe tự suy ra khi căn cứ vào nghĩa tường minh và ngữ cảnh giao tiế p. Còn câu hay lời nói có hàm ý thì gọi là hàm ngôn.” 32, 66 Như vậy, hàm ý là nghĩa không được biểu hiện trực tiếp mà được ngườ i nói ngụ ý trong câu, còn người nghe thì phải tự suy ra từ nghĩa hiển ngôn và hoàn cả nh giao tiếp. Muốn đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp thì cả người nói và người nghe đều phải có năng lực sử dụng hàm ý. Mặc dù, các quan điểm có khác nhau về lời lẽ định nghĩa nhưng đều thống nhấ t rằng bên cạnh nghĩa bề mặt do câu chữ thể hiện còn có một loại nghĩa do suy luậ n mới có được – đó chính là hàm ngôn. Ngoài ra, các tác giả còn có chung quan điể m về chức năng và nội dung thể hiện của hàm ý cũng như vai trò không thể thiếu củ a hàm ý trong việc làm giàu và phong phú cách thức thể hiện nội dung giao tiếp. Để chọn nền tảng lí thuyết cho khóa luận này, chúng tôi vận dụng quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2, Ngữ dụng học. Vì các quan điểm của tác giả được trình bày tương đối dễ hiểu, được sắp xếp khoa họ c và logic nên dễ tiếp cận hơn. Đỗ Hữu Châu phân ý nghĩa của một phát ngôn thành hai loại: Ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa tường minh là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại còn ý nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được. Dựa trên phân loại của H.P.Grice về loại ý nghĩa tự nhiên (ý nghĩa đượ c suy ra một cách ngẫu nhiên) và ý nghĩa không tự nhiên (ý nghĩa được truyền đạt mộ t cách có chủ định), tác giả đã dồn trọng tâm nghiên cứu vào loại ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, được thực hiện do ý định truyền báo của người nói. Đỗ H ữu Châu đã có cách phân ý nghĩa của một phát ngôn ra thành hai lo ại ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn (hàm ý). Theo tác giả, “ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọ i là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn (hàm ý)”. 3, 359 1.1.2. Khái niệm hàm ý hội thoại Hội thoại là hoạt động diễn ra thường xuyên và căn bản nhất của sự hành chứ c ngôn ngữ, tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động của con ngườ i. Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động 9 căn bản này. Nói cách khác: Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biế n của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Trên cơ sở khái niệm về hàm ý, chúng tôi quan niệm hàm ý hội thoại là những gì người nghe phải tự suy ra từ phát ngôn của người nói để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó. Mặc dù trong các cuộc giao tiếp bình thường, chúng ta không nhắc đế n các quy tắc hội thoại như: quy tắc luân phiên lượt lời, quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc lậ p luận… nhưng các đối tượng giao tiếp đều ngầm tuân thủ các quy tắ c trên. Tuy nhiên, trong các cuộc giao tiếp đặc biệt, khi các đối tượng giao tiếp muốn hướng đến một ý nghĩa sâu xa, ẩn ý thì một số các quy tắc hội thoại bị phá vỡ. Tuy chưa có được sự nhất quán về thuật ngữ, nội hàm ý nghĩa của khái niệ m, cách xác lập các thành phần đặc trưng hay trong cách lí giải các cơ chế tạo ý nghĩa hàm ẩn của tiếng Việt nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu Đỗ Hữ u Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê… đều có ý kiến tương tự rằng: Khi người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được điều đó thì lúc đó hàm ý hội thoại sẽ được tạo nên. Mặc dù, đã có những ý kiến bàn cãi về nội dung các phương châm hội thoại củ a Grice song từ năm 1967 đến nay, lí thuyết này vẫn tiếp tục là cơ sở củ a các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, trong đó có cả các vấn đề liên quan đến hàm ý hộ i thoại. 1.1.3. Đặc điểm của hàm ý hội thoại Cách nói hàm ý mặc dù có nhiều ưu điểm làm cho cuộc hội thoại trở nên hấ p dẫn, sinh động hơn nhưng cũng khá phức tạp bởi trong mỗi ngữ cảnh giao tiếp nhất định hàm ý mang một nội dung, ý nghĩa khác nhau và đôi khi người phát ngôn có thể phủ định việc truyền đạt nội dung hàm ý của mình. Nhìn chung hàm ý hội thoạ i có những đặc điểm như sau: - Có thể bị người nói chối bỏ là không thông báo những nội dung ý nghĩa được người nghe suy luận ra. - Hàm ý có thể bị ngăn cản, hủy bỏ hoặc tăng cường bằ ng cách thêm thông tin cho câu nói. - Hàm ý được người nghe giải đoán bằng cách suy diễn. Trong giao tiếp, nói một điều gì đó mà không vì thế nhận trách nhi ệm đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng vừa có sự vô can của im lặng. Bởi chính đặc điểm này mà hàm ý hội thoại có thể được giải đoán thông qua hiển ngôn 10 và hoàn cảnh giao tiếp. Đồng thời, vì có thể giải đoán được nên hàm ý hội thoạ i có thể bị ngăn cản hoặc phá hủy. Có thể nói, trong một cuộc hội thoại mà không có sự xuất hiện củ a hàm ý thì cuộc hội thoại sẽ kém phần hấp dẫn rất nhiều. Vì giá trị độc đáo của ngôn ngữ chính là ở yếu tố ngoài lời, những hàm ý, ẩn ý do chính người nghe suy ra từ cuộc hộ i thoại. Khi đối tượng giao tiếp đưa ra một phát ngôn mà “ý tại ngôn ngoại” tức ý ở ngoài lời thì phát ngôn đó đạt giá trị rất cao. 1.1.4. Phân loại hàm ý Tác giả Đỗ Hữu Châu đã chia hàm ý ra làm hai loại: hàm ý ngữ nghĩa và hàm ý ngữ dụng. Tuy nhiên, việc phân biệt thật rạch ròi giữa hàm ý ngữ nghĩa và hàm ý ngữ dụng là việc không phải dễ dàng. Ở đây, cũng như trong bất cứ lĩnh vự c khoa học nào khác, chúng ta phải đành chấp nhận một ranh giới nào đó ít nhiề u có tính chất võ đoán, mang ý nghĩa tương đối. 1.1.4.1. Hàm ý ngữ nghĩa Hàm ý ngữ nghĩa là hàm ý được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh củ a phát ngôn. Ta thử xét một phát ngôn: “Lan cũng đi siêu thị à?” => Thuộc ngữ nghĩa là nội dung: - Lan đi siêu thị. . Chúng ta biết rằng, một nội dung miêu tả ít khi miêu tả để miêu tả - nếu miêu tả để miêu tả, để cho người nghe biết sự vật như thế nào, có đặc điểm ra sao… thì nội dung đó luôn luôn phải tường minh - mà nằm trong quan hệ lập luận với một phát ngôn khác. Như vậy, hàm ý ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận không đượ c nói ra một cách tường minh, mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luậ n mà rút ra. Ví dụ phát ngôn sau đây: “ – Giời ơi là giời Có chồng con nhà nào thế không? Chỉ vác cái mặt lên như con trâu nghênh suốt ngày. Chẳng nhìn rõ đến cái gì. Để cho con ăn đất ngoài sân kia kìa” (Những truyện không muốn viết – Nam Cao) Ngữ nghĩa là: “Anh nên chấm dứt ngay việc ngồi viết văn, anh là một ngườ i chồng vô trách nhiệm” Trong phát ngôn trên, Nam Cao đã bỏ đi phần kết luận của phát ngôn. Bằng phát ngôn này người vợ muốn trách chồng rằng chỉ lo viết văn mà không quan tâm đế n hoàn cảnh gia đình. Ở đây, vì người nói đoán rằng nhân vật giao tiếp với mình có thể tự suy ra kết luận được cho nên mới dừng lại ở hành vi trực tiếp mà không hoàn chỉ nh phát ngôn của mình bằng việc tường minh hóa hành vi gián tiếp. 11 Cũng thuộc hàm ý ngữ nghĩa là những hàm ý được suy ra từ một quan hệ lậ p luận đã cho một cách tường minh trong phát ngôn. Đó là hàm ý “Chưa làm xong bài tập thì tôi không xem phim” rút ra một cách đối lập với phát ngôn “Nế u làm xong bài tập thì tôi sẽ xem phim”. Có thể xếp vào hàm ý ngữ nghĩa hiện tượng do các yếu tố tình thái có trường tác động khác nhau. Tóm lại, hàm ý ngữ nghĩa có cơ sở là các topos (lẽ thường) như đã phân tích ở trên. Do đó có thể gọi hàm ý ngữ nghĩa là hàm ý lập luận, cũng có thể gọ i là hàm ý mệnh đề vì nó căn cứ vào mệnh đề được diễn đạt bởi một cách tườ ng minh trong phát ngôn. Xét theo sự phân loại của Grice thì hàm ý ngữ nghĩa phần lớn là nhữ ng hàm ý khái quát vì chúng dựa vào các topos mà ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiế p trực tiếp. 1.1.4.2. Hàm ý ngữ dụng Ta quay lại với phát ngôn: “Lan cũng đi siêu thị à?” => Thuộc ngữ dụng là ý nghĩa do yếu tố cũng và hiệu lực ở lời “hỏi” do yếu tố à biểu thị. Như vậy, hàm ý ngữ dụng là những hàm ý do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụ ng (bao gồm quy tắc chiếu vật - chỉ xuất, quy tắc lập luận, quy tắc chi phố i các hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó quan trọng nhất là phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice) mà có. Các ví dụ đã dẫn ở phần hàm ý ngữ nghĩa trên đều thuộc hàm ý ngữ dụng. Điều đó chứng tỏ hàm ý ngữ dụng rất đa dạng, hầ u hết các hàm ý ngữ nghĩa đều thuộc hàm ý ngữ dụng. Song song với tính đa dạ ng là tính phức tạp của hàm ý ngữ dụng. Bởi các dấu hiệu ngữ dụng của hàm ý rất đa dạng và được quy định từ nhiều yếu tố khác nhau. 1.1.5. Khái niệm tiền giả định Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, là những điều luôn luôn đúng, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào nó mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong từng phát ngôn c ủa mình. Cũng như hàm ý, để nắm bắt được tiền giả định nhân vật giao tiếp phải dựa vào thao tác suy ý. Ví dụ phát ngôn: “Hôm nay, anh ta đi ăn giỗ bố vợ.” Tiền giả định của phát ngôn trên là: - Anh ta đã có vợ. - Bố vợ anh ta đã mất. - Hôm nay là ngày giỗ của bố vợ anh ta. Hay phát ngôn: 12 “Hôm nay trời lại mưa” Tiền giả định của phát ngôn trên là: Hôm qua (và các hôm trước) trời có mưa. Như vậy, trong một phát ngôn có thể có một hoặc nhiều tiền giả định. 1.1.6. Các phương thức tạo hàm ý Phương thức cấu tạo hàm ý là những cách thức sử dụng các yếu tố từ ngữ, sự kết hợp các từ ngữ theo quy tắc bất bình thường trong ngữ cảnh để tạo ra tính hai nghĩa (hàm ngôn và hiển ngôn). Muốn tạo ra được ý nghĩa hàm ẩn, người nói một mặt phải tôn trọ ng các quy tắc hội thoại và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng; mặt khác lạ i cố tình vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạ m của mình. Hàm ý xuất hiện và được lý giải ở chỗ vi phạm đó. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hàm ý được phân ra thành các loại sau: 1.1.6.1. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất Trong giao tiếp, người nói phải làm cho người nghe nhận biết cái gì trong hiệ n thực đề tài đang được nói đến ở diễn ngôn của mình và nhận biết diễn ngôn đó “gửi” cho ai. “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó ngườ i nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” 3,61. Hình thức ngôn ngữ được dùng để chiếu vật là biể u thức chiếu vật. Cái được biểu thức chiếu vật biểu thị là sự vật – gọi là nghĩa chiế u vật. Giữa biểu thức chiếu vật và nghĩa chiếu vật có quan hệ chiếu vật. Ví dụ: Cao gót đến trễ nhé Trong phát ngôn này: Cao gót dùng để chỉ một cô nàng xinh đẹp, sành điệ u, nhằm có ý châm chọc. Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiệ n hành vi chiếu vật. Chúng cũng là những con đường mà người nghe tìm ra nghĩa chiếu vật từ các biểu thức chiếu vật nghe đọc được. Có ba nhóm phương thức lớn: - Dùng tên riêng: là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể được gọ i tên bằng tên riêng đó. Ví dụ: Hương, Tấm, Bến Hải, Hiền Lương… - Dùng biểu thức miêu tả: là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ người nghe có thể tách được sự vật – nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vậ t cùng loại với chúng. Ví dụ: nhân vật Chí Phèo được miêu tả: cái thằng mà cả làng đều sợ, cái thằng không cha không mẹ, cái thằng chỉ có mỗi một nghề là đi rạch mặt ăn vạ … 13 - Dùng từ chỉ xuất: là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành độ ng chỉ trỏ. Ví dụ: cô kia, em này, … Tùy theo hoàn cảnh và tình huống giao tiếp mà nhân vật lựa chọn từ xưng hô thích hợp. Việc vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất mà cụ thể là ph ạm trù xưng hô rơi vào các trường hợp: khi mối quan hệ liên cá nhân thay đổi bắt buộc từ xưng hô thay đổi, khi tác giả cố ý để cho nhân vật bộc lộ bản chất xấu xa của mình thì từ xưng hô sẽ làm nổi bật lên tính cách nhân vật. Ví dụ: “- Này xe, cái con mẹ thắt lưng tím đang đi trước cửa hiệu Phúc An kia , có phải là vợ nhà Chánh Tổng Đồng Quân không nhỉ? - … - Tên con mẹ là Chánh gì hở? - … - Hé Hé Hé Bà chị lên tỉnh từ bao giờ thế? (Hé Hé Hé, Nguyễn Công Hoan) Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất nhằm tạo ra hàm ý có ý nghĩa to lớn đố i với hội thoại. Đặc biệt, trong tiếng Việt, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hế t sức phức tạp, tế nhị. Một hành vi nhỏ như thay đổi đột ngột từ xưng hô trong mộ t phát ngôn của người nói cũng chứa đựng một hàm ý có chủ định. Sự vi phạ m này là một trong những nguyên nhân tạo ra hàm ý trong giao tiế p hàng ngày và trong tác phẩm văn chương nghệ thuật. 1.1.6.2. Vi phạm các quy tắc hội thoại a. Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời Như chúng ta đã biết, một cuộc hội thoại lí tưởng là cuộc hội thoại có sự cân bằng về lời. Tức là trong cuộc hội thoại nhân vật giao tiếp thường xuyên thay đổ i vai nói cho nhau và mỗi lần chỉ có một người nói. Trong một cuộc giao tiếp có hai thành viên tham gia thì khi người này nói thì người kia lắng nghe, chú ý đến lượt lời củ a mình thì kế tiếp để cuộc giao tiếp được liên tục và lời lẽ không chồng chéo, “giẫm đạp” lên nhau. Một cuộc giao tiếp bình thường là một cuộc giao tiếp không quá ngắ n hoặc quá dài. Nếu trong hội thoại có hơn hai thành viên tham gia thì người tiếp theo tham gia lượt lời sẽ là người được người vừa nói chọn đáp. Ví dụ ngườ i nói A dùng ánh mắt nhìn lâu về phía người mình định chọn nói hoặc trong nội dung lượt lời củ a mình có những gợi ý, những vấn đề mà người được chọn đáp có liên quan, hoặ c là hỏi đích danh tên người được chọn cho lượt lời tiếp theo. Lúc này người được chọ n sẽ ý thức được nhiệm vụ của mình và tiếp theo lời của A. Có khi theo phép lịch sự, 14 những người tham gia hội thoại nhường lời cho nhau hoặc mờ i nhau nói. Lúc này khoảng thời gian giữa hai lượt lời kéo dài hơn mức bình thường. Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào quy tắc luân phiên lượt l ời cũng được tôn trọng. Đôi khi vì muốn tạo ra hàm ý trong lời thoại của mình mà ngườ i nói cố tình vi phạm quy tắc trên. Sự vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời có thể rơi vào các trường hợp sau: - Không có sự luân phiên lượt lời, không có sự thay đổi vai nói và vai nghe. - Xảy ra sự “giẫm đạp” lên lời của nhau trong cuộc hội thoại. - Khoảng thời gian giữa hai lượt lời bị ngắt quãng quá dài. Đôi khi im lặng cũng được xem là một chiến thuật giao tiếp. Im lặng có thể biểu hiện sự phản đố i, hoặc đồng tình, hoặc làm đối phương lúng túng, bối rối mà bộc lộ ra những điều còn che đậy. b. Vi phạm quy tắc liên kết hội thoại Để có một cuộc hội thoại thành công, các nhân vật hội thoại phải tuân thủ các quy tắc hội thoại, trong đó có quy tắc liên kết hội thoại. Bởi hội thoại không phả i là sự lắp ghép ngẫu nhiên, tùy tiện các phát ngôn, các hành động ngôn ngữ mà các lượ t lời kế tiếp nhau cùng hướng về một mục đích nhất định. Tính liên kết thể hiệ n trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các đơn vị hội thoại. Quy tắc liên kế t hội thoại không chỉ chi phối các diễn ngôn đơn thoại mà còn chi phối cả các lượt lờ i tạo thành một cuộc hội thoại. Nếu giữa các lượt lời của các nhân vật tham gia hộ i thoại không có sự liên kết sẽ xảy ra hiện tượng “ông nói gà bà nói vịt”. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, quy tắc liên kết hội thoại có nộ i dung trùng với phương châm quan hệ. Vì vậy, chúng tôi sẽ không khảo sát quy tắ c này trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. c. Vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện J.Thomas định nghĩa: “Thể diện được hiểu là cảm giác về giá trị cá nhân củ a mỗi người, nó là hình ảnh về ta, về chính mình. Các hình ảnh này có thể bị tổn hại, được gìn giữ hay đề cao trong tương tác”. 2, 98. Trong một cuộc hội thoại, để quá trình hội thoại được liên tục ngoài những quy tắc như luân phiên lượt lời, quy tắ c liên kết hội thoại, nhân vật giao tiếp còn phải tuân thủ quy tắc tôn trọng thể diện. Bởi thể diện là một vấn đề nhạy cảm, nếu bị xúc phạm nhân vật giao tiếp rất dễ phá vỡ mục đích của cuộc hội thoại. Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào quy tắc tôn trọng thể di ện cũng được tôn trọng. Đôi khi, người nói cố tình vi phạm quy tắc này nhằm muốn tạ o ra một hàm ý nào đó. Nhân vật hội thoại tạo ra hàm ý bằng phương pháp vi phạ m quy tắc tôn trọng thể diện ở những phương diện như: 15 - Đụng chạm đến mặt yếu của người đối thoại. - Bắt bỏ một cách “thẳng thừng” yêu cầu của người nói. - Sử dụng hành vi ngôn ngữ xúc phạm đến thể diện của đối phương (vạch tộ i, chửi bới, nhiếc móc,…). - Không tôn trọng thể diện của người khác, tự hạ thấp thể diện của mình. - Xâm phạm lãnh địa hội thoại của người khác, nói hớt, cướp lời, giành phầ n nói của người khác. Các trường hợp vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện trên đều nhằm hướng đế n mục đích tạo ra hàm ý mà người nói muốn người nghe hiểu được mục đích củ a mình một cách gián tiếp. Ví dụ: “- Bu mày đâu? - Bẩm bà, bu con đi vắng. - Đi vắng Đi vắng mãi Mày bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiề n tao thì tao đào mả lên đấy Cái giống chỉ biết ăn không” (Nghèo – Nam Cao) Trong đoạn thoại trên của bà Huyện với cái Gái, khi bà đến đòi nợ mẹ cái Gái, bà Huyện đã dùng những lời lẽ đầy xúc phạm. Bà ta gọi cái Gái là mày, mẹ cái Gái là con mẹ mày, rồi cái giống và cả không trả nợ thì tao đào mả lên… Ở đây, bà Huyện đã vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện trong giao tiếp, sự vi phạm ấy nhằm thể hiện cái “quyền uy” của một chủ nợ và vợ quan Huyện. d. Quy tắc khiêm tốn Quy tắc khiêm tốn nghĩa là: Các nhân vật giao tiếp tránh tự khen ngợ i mình, tránh bộc lộ cái “tôi” mà nên để đằng sau cái “chúng tôi”. Như chúng ta đã biết, người Việt khi giao tiếp thường rất khiêm tốn. Họ thườ ng giảm đến mức tối thiểu những lời khen ta và tăng tối đa những lời chê ta. Đồng thờ i khiêm tốn không chỉ nằm trong phạm vi của những hành động khẳng định. Ví dụ đoạn hội thoại sau: - Hàn: Mời cô vào tôi đánh chó… Mời cô đi trước kẻo chó cắn - Tơ: Tôi vô phép cậu… (Một chuyện xú vơ nia, Nam Cao) e. Quy tắc cộng tác hội thoại H.P Grice là tác giả của nguyên tắc cộng tác hội thoại. Nội dung của nguyên tắc này như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị (vào cuộc hội tho ại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với 16 đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào.” 9, 229 Quy tắc cộng tác hội thoại được chia làm bốn phạm trù, tương ứng với bốn phương châm: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm cách thức và phương châm quan hệ. Một cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả khi nhân vậ t giao tiếp tuân thủ đúng bốn phương châm trên. Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào các phương châm trên cũng được tôn trọng. Đôi khi, người nói cố tình vi phạm các phương châm này nhằm muốn tạo ra một hàm ý nào đó. Nhân vật hội thoại tạ o ra hàm ý bằng phương pháp vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại ở những phương diện như:  Vi phạm phương châm về lượng Phương châm về lượng bị vi phạm theo hai hướng hoặc lượng tin nhiều hơn cầ n thiết, hoặc lượng tin ít hơn cần thiết. Ví dụ về hướng thứ nhất là lời đối đáp giữa hai nhân vật trong Lợn cưới áo mới: - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Từ khi mặc cái áo mới đứng đây đến giờ, tôi chả thấy con lợn cưới nào cả. (Truyện cười Việt Nam) Không khó khăn để suy ra hàm ý của cuộc hội thoại trên. Cả hai nhân vậ t trong cuộc hội thoại đều thích khoe khoang, tỏ vẻ. Khi được hỏi thì lại ưa vòng vo, thể hiện mà không vào thẳng ngay vấn đề. Ta thử xét một đoạn hội thoại khác giữa hai nhân vật bà thông gia và bố Dầ n trong tác phẩm “Một đám cưới” của Nam Cao: - Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu mà xét ra, như thế này thí thật ông thương quá, thương cho mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả khiế n chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà lại làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắ m Chúng tôi xử như thế này quả thật không phải. Nhưng lạy Trời lạy Đất... cũng bỏ làm mườ i. Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được. Giá phải bố vợ như bố vợ nhà khác, nhất nhất cái gì cũng bắt đủ lề lối thì nhà như nhà chúng tôi lấy gì mà lo được?... Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ trướ c là lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta, sau nữa ông lại cho cháu lễ sống ông rồ i xin phép ông để tôi đưa cháu về nhà làm ăn. - Vâng, mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.” (Một đám cưới, Nam Cao) Trong đoạn thoại trên ta thấy sự khác biệt trong cách nói năng giữ a hai nhân vật. Trong khi bố Dần rất kiệm lời thì bà thông gia lại nói rất dài dòng, lời lẽ bóng 17 bẩy, văn vẻ. Ở đây, bà thông gia đã cố tình chọn cách nói năng này nhằm đạt mục đích “mát lòng mát dạ” bố Dần cho xong xuôi mọi việc. Nếu ở ví dụ đầu thông tin đưa ra nhiều hơn yêu cầu cần thiết thì ở ví dụ thứ hai lượng thông tin đưa ra ít hơn mức cần thiết. Điều đó cho thấy, vi phạm phương châm về lượng có thể là đưa ra lượng thông tin ít hoặc nhiều hơn mức cần thiế t. Khi vi phạm phương châm về lượng, nhân vật giao tiếp bao giờ cũng muốn đạt một mục đích nhất định.  Vi phạm phương châm về chất Trong hội thoại, sự vi phạm phương châm về chất nghĩa là người nói nói điều mà anh ta không tin là đúng hoặc nói điều mà anh ta không có đủ bằng chứng. Ví dụ: - Cái Thủy ấy à? Một tảng bê tông, đụng vào nó chỉ có sứt đầu mẻ trán. Chắc chắn không ai lại nghĩ cô gái tên Thủy kia lại được đúc bằng đá, cát, sỏi, xi măng. Người nghe phải tìm cách lí giải ẩn dụ này, đi từ những tính chất vật lí của bê tông đến tính cứng cỏi, không dễ xúc động trước những lời “đường mật” từ các chàng của Thủy. Có như thế, người nói mới được xem là vẫn cộng tác trong hộ i thoại dù lời nói bề mặt của anh ta vi phạm một cách trắng trợn nguyên tắc về chất. 3, 387  Vi phạm phương châm cách thức Sự vi phạm phương châm cách thức là một trong những phương thức tạ o hàm ý. Sự vi phạm phương châm cách thức thường xuất hiện trong các trường h ợp như: người nói sử dụng lối nói tối nghĩa, dùng lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa, hoặc chọ n cách nói dài dòng, không có trật tự nhất định. Ví dụ đoạn đối thoại giữa ông thầy bói và nhân vật chính trong truyện Xem bói mang tính mập mờ của bói toán: - Cứ như cái tuổi của ông nếu sinh vào giờ Tí, phụ mẫu không còn được song toàn, nghĩa là bố mất mẹ còn hoặc bố còn mẹ mất. - Không phải thế. Bố mẹ cháu khuất cả rồi. - Thế thì không phải ông sinh vào lúc 10 giờ. Chắc là 11 giờ sang giờ Ngọ. - Phải rồi Giờ Ngọ… Giờ Ngọ thì cha mẹ đều mất sớm. Mà ông tuy không phả i là con cả mà lại là cả đấy (…) – Ông còn long đong năm nay, sang năm nữa. Đến năm hăm mốt thì mớ i khá. Công việc tự nhiên mà gặp. Tài lộc dồi dào. (Xem bói – Nam Cao) Những lời thầy bói phán về cuộc đời, thời vận của nhân vật chính đã vi phạm phương châm cách thức khi ông dùng những lời lẽ mập mờ, không rõ nghĩa. Nhưng 18 chính những lời phán đoán xa xôi, mang tính may rủi đó lại khiến nhân vậ t chính phấn chấn tinh thần, mặc dù anh ta đã phải nhịn đói cả ngày. Điều đó ngụ ý rằng: khi con người ta túng thiếu, quẫn bách thì những lời lẽ kia được xem như một liều thuố c an ủi tinh thần, một sự cứu cánh cho cuộc đời họ.  Vi phạm phương châm quan hệ: Vi phạm phương châm quan hệ tức nói không đúng chỗ, các lượt lời diễ n ra không liên kết, không cùng hướng về một nội dung. Ví dụ: “Anh Tư Bền: - Nhưng nửa tháng trời Ai trông nom cho cha tôi? Ông chủ rạp hát: - À, thôi, thế này thì cậu bằng lòng nhé. Cậu cứ ở nhà học vở. Đến hôm diễn thử lần cuối, cậu hãy đến rạp cũng được. Vì tôi biết cậu thông minh và có tài hơn người khác. Tội chi có dịp trổ tài, vả lại để cho thiên hạ nhớ lâu cũng không tiện.” (Kếp Tư Bền – Nguyễn Công Hoan) Ở đây, ý đồ của ông chủ rạp hát được thể hiện rất rõ, thay vì trả lời câu hỏi của anh Tư “Ai trông nom cho cha tôi?” thì ông ta lại nói đến vấn đề tạo thời gian, cơ hội cho anh Tư vừa có thể chăm sóc bố vừa có thể kiếm tiền để cố ép anh Tư phải nhậ n việc. Như vậy, những lời nói vi phạm phương châm quan hệ của ông chủ rạ p hát là có hàm ý. Sự vi phạm phương châm quan hệ nằm trong những trường hợ p các phát ngôn là sự lắp ghép những mảnh rời rạc, không logic, người nói và người nghe không cùng hướng đến một đề tài, một mục đích. Sự vi phạm phương châm quan hệ là mộ t trong những phương thức tạo ra hàm ý có chủ định của các nhân vật giao tiế p trong cuộc hội thoại. 1.1.6.3. Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi mà trong đó người nói thực hiện hành vi ở lời này nhưng lại nhằm cho người nghe dựa vào hiểu biết ngôn ngữ và ngữ cảnh suy ra ý nghĩa ở lời của một hành vi khác. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là biện pháp rấ t có hiệu lực để truyền báo các hàm ý, đặc biệt là các hàm ý dụng học. Đặc điểm của hành vi ngôn ngữ gián tiếp: - Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh. - Một hành vi gián tiếp có thể thực hiện qua những hành vi tại lời khác nhau. - Cùng một hành vi tại lời có thể tạo ra những hành vi gián tiếp khác nhau. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được chia thành hai loại nhỏ là: - Hành động hỏi để khẳng định - Hành động hỏi để đe dọa 19 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp bộc lộ chiến lược giao tiếp rất khôn khéo và đầ y dụng ý. Bằng cách nói đưa đẩy, xa xôi nhân vật giao tiếp có thể che đậy ý đồ cá nhân và tạo không khí hài hòa, lịch sự cho cuộc giao tiếp. Ví dụ đoạn hội thoại của Bá Kiến trong truyện ngắn Chí phèo khi thấy Chí Phèo đến gây sự sau khi ra tù: “- Cái gì mà đông như thế này? Lời thoại của Bá Kiến là một câu nói trống không của Bá Kiến, không nhằ m vào ai, không chờ câu trả lời, hành động tại lời của nó không phải là hỏ i mà là thông báo, bộc lộ, ra oai về sự có mặt của mình. Ngoài ra, câu nói của Bá kiế n còn hàm ý thể hiện sự không hài lòng khi thấy người làng tụ tập ở đây và họ nên giải tán nế u không muốn liên lụy. Qua đây ta có thể thấy rằng, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Đây cũng là một cách thức tạ o ra hàm ý trong lời thoại nhân vật rất hiệu quả. 1.1.6.4. Vi phạm các quy tắc lập luận a. Sử dụng lẽ thường Lẽ thường (topos) được hiểu là “những chân lí thông thường có tính chấ t kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính chất khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng đượ c lập luận riêng” 3, 86. Các lẽ thường có tính chất được mọi người thừa nhận. Được mọi người thừ a nhận không phải là lúc nào lẽ thường cũng luôn luôn đúng và bao giờ cũng hợ p quy luật khách quan. Có những lẽ thường của địa phương này, dân tộc này nhưng lại là điều kì lạ với địa phương, dân tộc khác. Nói cách khác, lẽ thường là nhữ ng chân lí do cuộc sống tạo ra, bị chi phối bởi đặc điểm văn hóa, đạo đức, lịch sử xã hội… Có những lẽ thường chung cho nhân loại nhưng cũng có những lẽ thường riêng cho cộng đồng. Những lẽ thường không cố định, có thể thay đổi từ cộng đồng xã hội này đế n cộng đồng xã hội khác. Thậm chí mỗi thời đại lại nảy sinh thêm những lẽ thườ ng mới. Hay ngược lại, một trong những đổi mới về tư duy làm đổi mới về lẽ thườ ng. Ví dụ: lẽ thường “số biển đăng kí xe máy càng đẹp thì càng nên mua” là một lẽ thườ ng chỉ có ở Việt Nam. Có một kiểu lẽ thường mang tính chất khái quát, thuộc về kho tàng lí luậ n chung đó là thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, những lí lẽ về mọi phương diện của cuộc đời, của con người. Việc sử dụng lẽ thường cũng là một phương thức tạ o ra hàm ý trong giao tiếp. Bởi lẽ, cả người nói và người nghe đều có thể suy ra hàm ý đó nhờ vào tính “chân lí quen thuộc” mà lẽ thường đó mang lại. 20 Ví dụ: Thằng bé giống hệt như bố. Đúng là con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. b. Không hoàn tất các bước lập luận “Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luậ n hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn hướng tới” 3,155. Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ. Có thể nói, quan hệ giữa luận cứ với kết luậ n là quan hệ lập luận. Chúng ta có công thức lập luận như sau: p, q => r (trong đó p, q là các luận cứ; r là kết luận). Trong một quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ, để ngườ i nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Không hoàn tất các bước lập luận là phương thức thường được dùng để tạo ra hàm ý. Ví dụ như trong một buổi tiệc, vì mãi vui chơi nên đã hai giờ sáng, một người bỗng lên tiếng: “Bây giờ đã hai giờ sáng rồi”, câu nói trên có các luận cứ là đã quá khuya để ngườ i nghe tự suy ra kết luận là “nên giải tán cuộc vui chơi và đi về”. 1.1.6.5. Chiến lược gài bẫy tiền giả định Tiền giả định là những hiểu biết chung giữa các nhân vật trong cuộc thoại, tuy không đư

Trang 1

PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM Ý TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN HUY THIỆP

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3

5.1 Vấn đề nghiên cứu lí thuyết về hàm ý 3

5.2 Vấn đề vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học 4

5.3 Vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 5

6.1 Đóng góp về mặt lí luận 5

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 6

7 Cấu trúc của đề tài 6

Phần 2 NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Lí thuyết về hàm ý 7

1.1.1 Khái niệm hàm ý 7

1.1.2 Khái niệm hàm ý hội thoại 8

1.1.3 Đặc điểm của hàm ý hội thoại 9

1.1.4 Phân loại hàm ý 10

1.1.4.1 Hàm ý ngữ nghĩa 10

1.1.4.2 Hàm ý ngữ dụng 11

1.1.5 Khái niệm tiền giả định 11

1.1.6 Các phương thức tạo hàm ý 12

Trang 3

1.1.6.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất 12

1.1.6.2 Vi phạm các quy tắc hội thoại 13

1.1.6.3 Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp 18

1.1.6.4 Vi phạm các quy tắc lập luận 19

1.1.6.5 Chiến lược gài bẫy tiền giả định 20

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM Ý 24

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 24

2.1 Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm một phương thức 24

2.1.1 Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất 25

2.1.2 Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp 26

2.1.3 Vi phạm các quy tắc hội thoại 28

2.1.3.1 Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời 28

2.1.3.2 Vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện 29

2.1.3.3 Vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại 31

2.1.4 Vi phạm các quy tắc lập luận 35

2.1.4.1 Sử dụng lẽ thường 35

2.1.4.2 Không hoàn tất các bước lập luận 36

2.1.5 Sử dụng chiến lược gài bẫy tiền giả định 37

2.2 Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm nhiều phương thức 38

2.2.1 Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm hai phương thức 38

2.2.2 Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm ba phương thức 42

2.2.3 Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm bốn phương thức 47

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VIỆC SỬ DỤNG HÀM Ý TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 50

3.1 Đặc điểm của các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 50

3.1.1 Sử dụng đa dạng phong phú các phương thức tạo hàm ý 50

Trang 4

3.1.2 Sự vi phạm hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo hàm ý chiếm tỉ

lệ cao nhất 51 3.1.3 Sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tạo hàm ý 52

3.2 Giá trị của các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp 54

3.2.1.Tố cáo, vạch mặt sự xấu xa, thực dụng của xã hội hiện đại 54 3.2.2 Khắc họa tính cách nhân vật 56 3.2.3 Thể hiện phong cách độc đáo của ngòi bút Nguyễn Huy

Thiệp 58

Phần 3 KẾT LUẬN 60

Phần 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61PHỤ LỤC

Trang 5

Phần 1 MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là công cụ quan yếu của quá trình giao tiếp Trong những năm gần đây, việc vận dụng lí thuyết ngữ dụng học để nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương ngày càng được đẩy mạnh Khả năng ứng dụng cao của phân ngành này đã góp phần mang lại nhiều thành tựu cho ngôn ngữ học nói riêng và khoa học liên ngành ngôn ngữ nói chung Điều đó chứng tỏ, nghiên cứu về ngôn ngữ là một việc làm hết sức thú vị và hấp dẫn

Bên cạnh đó, ngôn ngữ là chất liệu chủ yếu của sáng tạo văn chương nghệ thuật Ngôn ngữ khi trở thành những ngôn từ nghệ thuật đã mang vẻ đẹp đạt đến sự thăng hoa của những xúc cảm thẩm mĩ Dưới lăng kính của người nghệ sĩ, ngôn từ nghệ thuật đã biến hóa khôn lường với muôn hình vạn trạng, vẽ nên bao bức tranh về cuộc sống con người và cảnh sắc thiên nhiên Do vậy, có thể khẳng định, ngôn ngữ là nhân tố góp phần quan trọng vào thành công của tác phẩm văn chương

Chính sự hấp dẫn và đặc sắc của ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật đã thôi thúc ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ ngày càng phát triển Các nhà nghiên cứu đã khai thác ý nghĩa của ngôn ngữ trên hai khía cạnh: nghĩa tường minh

và hàm ý, đặc biệt là việc đi sâu vào nghiên cứu hàm ý và các phương thức tạo ra hàm ý Những kết quả nghiên cứu đó đã tạo ra cơ sở lí luận vững chắc về hàm ý để nghiên cứu và cảm nhận ngôn từ nghệ thuật một cách sâu sắc và khoa học

Nguyễn Huy Thiệp là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong văn học nước ta những năm gần đây Bằng lối viết thâm trầm, không màu mè, bóng bảy, ông đã tạo nên những tác phẩm văn chương gần gũi và hiện thực như chính cuộc đời Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn xuất sắc của nền văn chương đương đại Những sáng tác của ông đặc biệt là truyện ngắn đều chứa đựng những triết lí về văn chương Triết lí đó có thể được phát biểu gián tiếp qua các nhân vật, tình huống truyện hoặc đôi khi là một lời phát biểu trực tiếp của tác giả Trước đây, Nam Cao thường thể hiện những quan niệm về văn chương khá rõ ràng trên trang viết; nhưng Nguyễn Huy Thiệp thì không như vậy Kết thúc mỗi câu chuyện, ông không đem đến cho người đọc những chân lí mà là sự hoài nghi về chân lí Với ông, văn chương rất

phức tạp, khi thì “văn chương là thứ bỉ ổi nhất” (Chút thoáng Xuân Hương), khi thì

“văn chương có cái gì từa tựa lẽ phải” (Giọt máu), khi thì “văn chương có nhiều thứ

lắm Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống, có thứ văn chương sửa mình, có thứ văn chương trốn đời, trốn việc Lại có thứ văn chương làm loạn” (Giọt máu)…

Không dừng lại ở đó, Nguyễn Huy Thiệp còn khoác lên vai các nhân vật của mình

những màu sắc bí ẩn Như Văn Giá đã từng nhận xét: “Một số nhân vật của ông là

Trang 6

những ẩn dụ đa nghĩa.” (Văn Giá – Văn nghệ 30.7.1998) Các nhân vật của Nguyễn

Huy Thiệp bằng sự đa dạng trong giao tiếp, sử dụng khéo léo cả hiển ngôn lẫn hàm ngôn đã giúp ông vẽ nên những bức tranh tưởng chừng như vô cảm, hời hợt nhưng ẩn sâu trong đó cả một tâm hồn nặng trĩu những nỗi đau nhân thế, sự đời

Chính những lí do trên, cùng với sự đam mê nghiên cứu văn học dưới góc độ ngôn

ngữ, chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp” Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu các phương thức tạo

hàm ý trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để từ đó thấy được sức hấp dẫn kì diệu của ngôn ngữ văn chương trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

2 Mục tiêu của đề tài

Việc nghiên cứu “Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp” nhằm hiểu một cách sâu sắc hơn về lí thuyết hàm ý và việc vận dụng lí thuyết

hàm ý vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học trong văn chương đương đại Qua đó thấy được giá trị của các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Cụ thể, khóa luận này sẽ đi vào hai vấn đề cơ bản:

- Khảo sát, thống kê, và chỉ ra các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

- Nhận xét đặc điểm và giá trị của việc sử dụng hàm ý trong một số truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Cụ thể là các phương thức tạo hàm ý ở lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận này nghiên cứu biểu thức ngôn ngữ có chứa hàm ý ở phạm vi những truyện

ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp Cụ thể là 29 truyện ngắn thuộc hai tập Tình yêu, tội ác

và trừng phạt (q1) và Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (q2), NXB Trẻ, 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện khóa luận này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau

4.1 Phương pháp thống kê: Phương pháp này được vận dụng vào việc thống kê các

truyện ngắn có sử dụng hàm ý, những lời thoại nhân vật có chứa hàm ý trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

4.2 Phương pháp phân loại: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân loại các lời

thoại theo nhóm phương thức tạo hàm ý: vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất, vi phạm

Trang 7

quy tắc lập luận, vi phạm quy tắc hội thoại, sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

và sử dụng chiến lược gài bẫy tiền giả định

4.3 Phương pháp phân tích: Phương pháp này được vận dụng để phân tích các hàm

ý, phương thức tạo hàm ý trong lời thoại nhân vật trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Phương pháp này sẽ giúp người viết hiểu sâu sắc các hàm ý trong phát ngôn của nhân vật

4.4 Phương pháp so sánh: Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng để so sánh

khóa luận này với các đề tài nghiên cứu về hàm ý khác nhằm rút ra những mối tương đồng và khác biệt giữa các công trình nghiên cứu

4.5 Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này giúp khóa luận được nghiên cứu

trong một hệ thống nhất quán, đưa các hàm ý vào chung một hệ thống để đề ra các nhận định và kết luận chính xác, khoa học

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Hàm ý là một khía cạnh hấp dẫn của ngôn ngữ tiếng Việt Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hàm ý Ở đề tài này, chúng tôi sẽ nhìn nhận một số công trình nghiên cứu nổi bật và có giá trị

5.1 Vấn đề nghiên cứu lí thuyết về hàm ý

Đầu tiên là công trình nghiên cứu của Cao Xuân Hạo Tiếng Việt mấy vấn đề về

ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa Bên cạnh các phần nghiên cứu về ngữ âm, ngữ pháp

thì ở phần ngữ nghĩa, tác giả đã đề cập đến vấn đề nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong câu và trong văn bản tiếng Việt Sau đó, tác giả đã nêu lên những vấn đề lí thuyết chung về tiền giả định, hàm ý, hàm ngôn và phân tích chúng trong một số trường hợp cụ thể.[10]

Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp Dụng học Việt ngữ

là một trong những công trình sớm nhất đề cập đến vấn đề hàm ý hội thoại Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc định nghĩa sơ lược về hàm ý, hàm ý hội thoại và một số đặc điểm của hàm ý hội thoại.[9]

Bên cạnh đó là công trình của Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Việt Hùng Giáo trình

Ngữ dụng học Trong công trình nghiên cứu này, hai tác giả có đề cập đến hai vấn đề

nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu nhưng chưa đề cập sâu đến các vấn đề

Trang 8

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có những cống hiến nhất định cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học tiếng Việt Tất cả các công trình trên đã trở thành những tiền đề cơ sở lí luận để người viết đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

5.2 Vấn đề vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học

Vấn đề vận dụng lí thuyết hàm ý để nghiên cứu những tác phẩm văn học cụ thể nhìn chung còn khá mới mẻ Tuy nhiên, một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đạt được những thành công nhất định

Đầu tiên là tác giả Nguyễn Hoàng Yến với bài nghiên cứu đăng trên Báo Ngôn

ngữ và Đời sống, Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Khoe của và Hai kiểu

áo Ở đây, tác giả đã khai thác hàm ý trong hai truyện cười này từ góc độ dụng học

với mục đích làm rõ đặc tính của truyện cười cũng như vai trò của hàm ý trong truyện cười dân gian [31, 16-17]

Tiếp theo là Bùi Minh Toán với bài viết Biểu thức chiếu vật trong ngữ dụng

học với câu đố Việt Nam, Báo Ngôn ngữ và Đời sống Ở đề tài này, tác giả đã đưa ra

những câu đố cụ thể và phân tích các biểu thức chiếu vật trong câu Qua đó, tác giả khẳng định giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật của câu đố Việt Nam.[27, 1 - 2]

Ngoài ra, có thể kể đến đề tài nghiên cứu Hàm ngôn và hiển ngôn trong truyện

cười nhân gian (qua hai truyện Treo biển và Yết thị), của Đinh Văn Thiện, Báo Ngôn

ngữ và Đời sống Trong bài viết, tác giả đã vận dụng lí thuyết về hàm ý vào nghiên cứu và phát hiện các hàm ý có giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện cười nhân gian [24, 47 - 48]

Vấn đề vận dụng lí thuyết hàm ý vào nghiên cứu tác phẩm văn học còn xuất hiện ở nhiều khóa luận tốt nghiệp như:

Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Ánh với đề tài Các phương thức thể hiện

hàm ý trong lời thoại truyện ngắn Nam Cao, Trường Đại học Quảng Nam, 2012

Trong đề tài, tác giả đã đi sâu phân tích, trình bày cụ thể các phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn của Nam Cao.[1]

Khóa luận tốt nghiệp của Triệu Thị Nhung với đề tài Phương thức thể hiện

hàm ý qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Trường Đại học

Quảng Nam, 2013 đã trình bày cụ thể các phương thức thể hiện hàm ngôn trong các lời thoại tiêu biểu ở một số truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng.[19]

Khóa luận tốt nghiệp của Võ Thị Hiền Lương với đề tài Cơ chế tạo hàm ý trong

truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Trường Đại học Quảng Nam, 2015, đã vận dụng lí

thuyết về hàm ý để tiến hành khảo sát, phân tích và trình bày các cơ chế tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.[17]

Trang 9

5.3 Vấn đề nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam Ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học cả trong và ngoài nước Với ngòi bút hiện thực độc đáo, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo nên những tác phẩm văn học tưởng chừng như dửng dưng, lạnh lùng nhưng đằng sau đó là một trái tim nhân hậu đang khắc khoải trước những vấn đề về nhân cách con người trong thời hiện đại Nhà văn đã dựng lên những bức chân thật về cuộc sống con người thời hiện đại Vì thế, các đề tài nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp và những sáng tác của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu

đề cập đến

Đầu tiên là Phạm Xuân Nguyên với Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp Đây là cuốn

sách tập hợp các bài viết, phê bình về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đăng trên báo chí cả nước trong những năm qua.[18]

Tiếp đến là bài viết của tác giả Hoàng Thị Thanh Yến với đề tài Hội thoại trực

tiếp trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên Tạp chí Ngôn

ngữ Ở bài viết này, tác giả đã bàn về tác phẩm Tướng về hưu của Nguyễn Huy

Thiệp, cụ thể là bàn về vấn đề hội thoại trực tiếp trong tác phẩm.[29, 34 – 38]

Ngoài ra, ta có thể kể đến Nguyễn Thị Thu Thủy với đề tài Một số đặc điểm

truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí Ngôn ngữ Trong bài viết, tác giả đã đề cập

đến những vấn đề như: lời văn miêu tả, lời văn kể chuyện, lời bình luận hay các phương tiện ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.[25, 40 – 48]

Cuối cùng là bài viết của tác giả Nguyễn Văn Đông Đối thoại tự thú trong sáng

tác của Nguyễn Huy Thiệp, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống Trong đó, tác

giả đã bàn về vấn đề đối thoại trong những sáng tác của tác giả Nguyễn Huy Thiệp.[8, 60 – 64]

Mặc dù, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp cũng như những sáng

tác của ông đã có nhiều tác giả đề cập đến Tuy nhiên, đề tài Phương thức tạo hàm ý

trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì chưa có công trình nào nghiên cứu Vì vậy,

chúng tôi xin được đi vào nghiên cứu đề tài này với khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp đại học

6 Đóng góp của đề tài

6.1 Đóng góp về mặt lí luận

Về mặt lí luận, khóa luận trình bày một cách tương đối đầy đủ các vấn đề lí thuyết về hàm ý và các phương thức tạo hàm ý Đồng thời, khóa luận còn vận dụng lí thuyết về hàm ý vào việc nghiên cứu tác phẩm văn học, cụ thể là tác phẩm văn chương đương đại của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Qua đó, khẳng định giá trị của việc mở rộng phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành ngôn ngữ học

Trang 10

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Về mặt thực tiễn, khóa luận này nghiên cứu một cách khoa học các phương thức tạo hàm ý trong một số tác phẩm văn học cụ thể Từ đó, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc hơn các giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ở góc độ ngôn ngữ giúp người đọc trang bị thêm những kiến thức về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học trong tác phẩm văn chương đương đại

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung khóa luận gồm có ba chương:

Chương 1: Những vấn đề liên quan đến đề tài

Chương 2: Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Chương 3: Đặc điểm và giá trị của việc sử dụng hàm ý trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp

Trang 11

Phần 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Lí thuyết về hàm ý

1.1.1 Khái niệm hàm ý

Cho đến nay, nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về hàm ý như sau:

Đỗ Hữu Châu – Cao Xuân Hạo (SGK Tiếng Việt 12) khẳng định: “Một câu nói

ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ ngữ (nghĩa tường minh) còn thông báo cho người nghe nhiều điều không thấy trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ

“nghĩa hàm ẩn” Nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ngôn” [5, 93]

Tác giả Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng ngoài nghĩa hiển ngôn, câu còn chứa một thông tin không biểu hiện khác gọi là nghĩa hàm ngôn Nghĩa hàm ngôn bao gồm tiền giả định và hàm ý Hàm ý lại chia thành hai nhóm:

và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó.” [10, 136]

Trong Ngữ nghĩa lời hội thoại, tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã trích dẫn ý kiến của

một số chuyên gia nước ngoài về hàm ý:

“-O Ducrot cho rằng: “Hàm ngôn là nói một cái gì đó mà không vì thế nhận trách

nhiệm là đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng vừa có được sự vô can của

sự im lặng” [15, 218]

Ý kiến của H P Grice: “Hàm ý hội thoại là khi nói một điều này, thật ra chúng ta

muốn nói một điều khác Đó là hàm ngôn Vậy hàm ngôn là nói những lời nào đó mà có phần không đầy đủ, không bình thường mà nguyên nhân là thiếu đi hoặc còn thiếu một nội dung nào đó, chính cái nội dung này là hàm ngôn mà người nghe phải suy luận mà đoán ra”.[15, 218]

Còn tác giả C J Pllmore thì viết: “Trong ngữ nghĩa của câu, của lời có hai cấp bậc

thông báo: cấp bậc hàm ngôn hay tiền giả định và cấp bậc hiển ngôn” [15, 218]

Hoàng Phê, tác giả của Từ điển tiếng Việt cho rằng hàm ý là: “Ý chứa đựng bên

trong không diễn đạt ra trực tiếp.” [20, 103]

Bên cạnh đó, Hoàng Phê còn cho rằng “Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ thì cái

đã biết là hiển ngôn và tiền giả định, tức là những gì đã nói ra một cách trực tiếp và

Trang 12

những gì coi như đã biết rồi trong những điều kiện nhất định, còn chưa biết là cái hàm ngôn.” [21,108]

Theo Hướng dẫn thực hiện sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, hàm ý là:

“Những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền báo đến người nghe không

nói trực tiếp, không thể hiện tường minh, rõ ràng qua từ ngữ dùng trong câu, mà để cho người nghe tự suy ra khi căn cứ vào nghĩa tường minh và ngữ cảnh giao tiếp Còn câu hay lời nói có hàm ý thì gọi là hàm ngôn.” [32, 66]

Như vậy, hàm ý là nghĩa không được biểu hiện trực tiếp mà được người nói

ngụ ý trong câu, còn người nghe thì phải tự suy ra từ nghĩa hiển ngôn và hoàn cảnh giao tiếp Muốn đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp thì cả người nói và người

nghe đều phải có năng lực sử dụng hàm ý

Mặc dù, các quan điểm có khác nhau về lời lẽ định nghĩa nhưng đều thống nhất rằng bên cạnh nghĩa bề mặt do câu chữ thể hiện còn có một loại nghĩa do suy luận mới có được – đó chính là hàm ngôn Ngoài ra, các tác giả còn có chung quan điểm

về chức năng và nội dung thể hiện của hàm ý cũng như vai trò không thể thiếu của hàm ý trong việc làm giàu và phong phú cách thức thể hiện nội dung giao tiếp Để chọn nền tảng lí thuyết cho khóa luận này, chúng tôi vận dụng quan điểm của tác giả

Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2, Ngữ dụng học Vì các quan

điểm của tác giả được trình bày tương đối dễ hiểu, được sắp xếp khoa học và logic nên dễ tiếp cận hơn

Đỗ Hữu Châu phân ý nghĩa của một phát ngôn thành hai loại: Ý nghĩa tường minh

và ý nghĩa hàm ẩn Ý nghĩa tường minh là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại còn ý nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được

Dựa trên phân loại của H.P.Grice về loại ý nghĩa tự nhiên (ý nghĩa được suy ra một cách ngẫu nhiên) và ý nghĩa không tự nhiên (ý nghĩa được truyền đạt một cách

có chủ định), tác giả đã dồn trọng tâm nghiên cứu vào loại ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, được thực hiện do ý định truyền báo của người nói Đỗ Hữu Châu đã có cách phân ý nghĩa của một phát ngôn ra thành hai loại ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm

ẩn (hàm ý) Theo tác giả, “ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi

là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn (hàm ý)” [3, 359]

1.1.2 Khái niệm hàm ý hội thoại

Hội thoại là hoạt động diễn ra thường xuyên và căn bản nhất của sự hành chức ngôn ngữ, tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động của con người Các hình thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt động

Trang 13

căn bản này Nói cách khác: Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác

Trên cơ sở khái niệm về hàm ý, chúng tôi quan niệm hàm ý hội thoại là những

gì người nghe phải tự suy ra từ phát ngôn của người nói để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của phát ngôn đó

Mặc dù trong các cuộc giao tiếp bình thường, chúng ta không nhắc đến các quy tắc hội thoại như: quy tắc luân phiên lượt lời, quy tắc chiếu vật chỉ xuất, quy tắc lập luận… nhưng các đối tượng giao tiếp đều ngầm tuân thủ các quy tắc trên Tuy nhiên, trong các cuộc giao tiếp đặc biệt, khi các đối tượng giao tiếp muốn hướng đến một ý nghĩa sâu xa, ẩn ý thì một số các quy tắc hội thoại bị phá vỡ

Tuy chưa có được sự nhất quán về thuật ngữ, nội hàm ý nghĩa của khái niệm, cách xác lập các thành phần đặc trưng hay trong cách lí giải các cơ chế tạo ý nghĩa hàm ẩn của tiếng Việt nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê… đều có ý kiến tương tự rằng: Khi người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc này và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được điều đó thì lúc đó hàm ý hội thoại sẽ được tạo nên Mặc dù, đã có những ý kiến bàn cãi về nội dung các phương châm hội thoại của Grice song từ năm 1967 đến nay, lí thuyết này vẫn tiếp tục là cơ sở của các công trình nghiên cứu về ngữ dụng học, trong đó có cả các vấn đề liên quan đến hàm ý hội thoại

1.1.3 Đặc điểm của hàm ý hội thoại

Cách nói hàm ý mặc dù có nhiều ưu điểm làm cho cuộc hội thoại trở nên hấp dẫn, sinh động hơn nhưng cũng khá phức tạp bởi trong mỗi ngữ cảnh giao tiếp nhất định hàm ý mang một nội dung, ý nghĩa khác nhau và đôi khi người phát ngôn có thể phủ định việc truyền đạt nội dung hàm ý của mình Nhìn chung hàm ý hội thoại có những đặc điểm như sau:

- Có thể bị người nói chối bỏ là không thông báo những nội dung ý nghĩa được người nghe suy luận ra

- Hàm ý có thể bị ngăn cản, hủy bỏ hoặc tăng cường bằng cách thêm thông tin cho câu nói

- Hàm ý được người nghe giải đoán bằng cách suy diễn

Trong giao tiếp, nói một điều gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm đã có nói, có nghĩa là vừa có hiệu lực của nói năng vừa có sự vô can của im lặng Bởi chính đặc điểm này mà hàm ý hội thoại có thể được giải đoán thông qua hiển ngôn

Trang 14

và hoàn cảnh giao tiếp Đồng thời, vì có thể giải đoán được nên hàm ý hội thoại có thể bị ngăn cản hoặc phá hủy

Có thể nói, trong một cuộc hội thoại mà không có sự xuất hiện của hàm ý thì cuộc hội thoại sẽ kém phần hấp dẫn rất nhiều Vì giá trị độc đáo của ngôn ngữ chính

là ở yếu tố ngoài lời, những hàm ý, ẩn ý do chính người nghe suy ra từ cuộc hội thoại Khi đối tượng giao tiếp đưa ra một phát ngôn mà “ý tại ngôn ngoại” tức ý ở ngoài lời thì phát ngôn đó đạt giá trị rất cao

1.1.4 Phân loại hàm ý

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã chia hàm ý ra làm hai loại: hàm ý ngữ nghĩa và hàm ý ngữ dụng Tuy nhiên, việc phân biệt thật rạch ròi giữa hàm ý ngữ nghĩa và hàm ý ngữ dụng là việc không phải dễ dàng Ở đây, cũng như trong bất cứ lĩnh vực khoa học nào khác, chúng ta phải đành chấp nhận một ranh giới nào đó ít nhiều có tính chất võ đoán, mang ý nghĩa tương đối

1.1.4.1 Hàm ý ngữ nghĩa

Hàm ý ngữ nghĩa là hàm ý được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn

Ta thử xét một phát ngôn:

“Lan cũng đi siêu thị à?”

=> Thuộc ngữ nghĩa là nội dung: - Lan đi siêu thị

Chúng ta biết rằng, một nội dung miêu tả ít khi miêu tả để miêu tả - nếu miêu tả

để miêu tả, để cho người nghe biết sự vật như thế nào, có đặc điểm ra sao… thì nội dung đó luôn luôn phải tường minh - mà nằm trong quan hệ lập luận với một phát ngôn khác Như vậy, hàm ý ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận không được nói

ra một cách tường minh, mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra

Ví dụ phát ngôn sau đây:

“ – Giời ơi là giời! Có chồng con nhà nào thế không? Chỉ vác cái mặt lên như

con trâu nghênh suốt ngày Chẳng nhìn rõ đến cái gì Để cho con ăn đất ngoài sân kia kìa!”

(Những truyện không muốn viết – Nam Cao) Ngữ nghĩa là: “Anh nên chấm dứt ngay việc ngồi viết văn, anh là một người

chồng vô trách nhiệm!”

Trong phát ngôn trên, Nam Cao đã bỏ đi phần kết luận của phát ngôn Bằng phát ngôn này người vợ muốn trách chồng rằng chỉ lo viết văn mà không quan tâm đến hoàn cảnh gia đình Ở đây, vì người nói đoán rằng nhân vật giao tiếp với mình có thể

tự suy ra kết luận được cho nên mới dừng lại ở hành vi trực tiếp mà không hoàn chỉnh phát ngôn của mình bằng việc tường minh hóa hành vi gián tiếp

Trang 15

Cũng thuộc hàm ý ngữ nghĩa là những hàm ý được suy ra từ một quan hệ lập

luận đã cho một cách tường minh trong phát ngôn Đó là hàm ý “Chưa làm xong bài

tập thì tôi không xem phim” rút ra một cách đối lập với phát ngôn “Nếu làm xong bài tập thì tôi sẽ xem phim” Có thể xếp vào hàm ý ngữ nghĩa hiện tượng do các yếu tố

tình thái có trường tác động khác nhau

Tóm lại, hàm ý ngữ nghĩa có cơ sở là các topos (lẽ thường) như đã phân tích ở trên Do đó có thể gọi hàm ý ngữ nghĩa là hàm ý lập luận, cũng có thể gọi là hàm ý mệnh đề vì nó căn cứ vào mệnh đề được diễn đạt bởi một cách tường minh trong phát ngôn Xét theo sự phân loại của Grice thì hàm ý ngữ nghĩa phần lớn là những hàm ý khái quát vì chúng dựa vào các topos mà ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp trực tiếp

1.1.4.2 Hàm ý ngữ dụng

Ta quay lại với phát ngôn:

“Lan cũng đi siêu thị à?”

=> Thuộc ngữ dụng là ý nghĩa do yếu tố cũng và hiệu lực ở lời “hỏi” do yếu tố

à biểu thị

Như vậy, hàm ý ngữ dụng là những hàm ý do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy tắc chiếu vật - chỉ xuất, quy tắc lập luận, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó quan trọng nhất là phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice) mà có Các ví dụ đã dẫn ở phần hàm ý ngữ nghĩa trên đều thuộc hàm ý ngữ dụng Điều đó chứng tỏ hàm ý ngữ dụng rất đa dạng, hầu hết các hàm ý ngữ nghĩa đều thuộc hàm ý ngữ dụng Song song với tính đa dạng là tính phức tạp của hàm ý ngữ dụng Bởi các dấu hiệu ngữ dụng của hàm ý rất đa dạng

và được quy định từ nhiều yếu tố khác nhau

1.1.5 Khái niệm tiền giả định

Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, là những điều luôn luôn đúng, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào nó mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong từng phát ngôn của mình Cũng như hàm

ý, để nắm bắt được tiền giả định nhân vật giao tiếp phải dựa vào thao tác suy ý

Ví dụ phát ngôn:

“Hôm nay, anh ta đi ăn giỗ bố vợ.”

Tiền giả định của phát ngôn trên là:

- Anh ta đã có vợ

- Bố vợ anh ta đã mất

- Hôm nay là ngày giỗ của bố vợ anh ta

Hay phát ngôn:

Trang 16

“Hôm nay trời lại mưa!”

Tiền giả định của phát ngôn trên là:

Hôm qua (và các hôm trước) trời có mưa

Như vậy, trong một phát ngôn có thể có một hoặc nhiều tiền giả định

1.1.6 Các phương thức tạo hàm ý

Phương thức cấu tạo hàm ý là những cách thức sử dụng các yếu tố từ ngữ, sự kết hợp các từ ngữ theo quy tắc bất bình thường trong ngữ cảnh để tạo ra tính hai nghĩa (hàm ngôn và hiển ngôn)

Muốn tạo ra được ý nghĩa hàm ẩn, người nói một mặt phải tôn trọng các quy tắc hội thoại và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng; mặt khác lại

cố tình vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm của mình Hàm ý xuất hiện và được lý giải ở chỗ vi phạm đó

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hàm ý được phân ra thành các loại sau:

1.1.6.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất

Trong giao tiếp, người nói phải làm cho người nghe nhận biết cái gì trong hiện thực đề tài đang được nói đến ở diễn ngôn của mình và nhận biết diễn ngôn đó “gửi”

cho ai “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người

nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [3,61] Hình thức ngôn ngữ được dùng để chiếu vật là biểu

thức chiếu vật Cái được biểu thức chiếu vật biểu thị là sự vật – gọi là nghĩa chiếu vật Giữa biểu thức chiếu vật và nghĩa chiếu vật có quan hệ chiếu vật

- Dùng tên riêng: là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó Ví dụ: Hương, Tấm, Bến Hải, Hiền Lương…

- Dùng biểu thức miêu tả: là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ người nghe có thể tách được sự vật – nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật

cùng loại với chúng Ví dụ: nhân vật Chí Phèo được miêu tả: cái thằng mà cả làng

đều sợ, cái thằng không cha không mẹ, cái thằng chỉ có mỗi một nghề là đi rạch mặt

ăn vạ …

Trang 17

- Dùng từ chỉ xuất: là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ Ví dụ: cô kia, em này, …

Tùy theo hoàn cảnh và tình huống giao tiếp mà nhân vật lựa chọn từ xưng hô thích hợp Việc vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất mà cụ thể là phạm trù xưng hô rơi vào các trường hợp: khi mối quan hệ liên cá nhân thay đổi bắt buộc từ xưng hô thay đổi, khi tác giả cố ý để cho nhân vật bộc lộ bản chất xấu xa của mình thì từ xưng hô

sẽ làm nổi bật lên tính cách nhân vật

Ví dụ:

“- Này xe, cái con mẹ thắt lưng tím đang đi trước cửa hiệu Phúc An kia, có

phải là vợ nhà Chánh Tổng Đồng Quân không nhỉ?

- […]

- Tên con mẹ là Chánh gì hở?

- […]

- Hé! Hé! Hé! Bà chị lên tỉnh từ bao giờ thế?

(Hé! Hé! Hé!, Nguyễn Công Hoan)

Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất nhằm tạo ra hàm ý có ý nghĩa to lớn đối với hội thoại Đặc biệt, trong tiếng Việt, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại hết sức phức tạp, tế nhị Một hành vi nhỏ như thay đổi đột ngột từ xưng hô trong một phát ngôn của người nói cũng chứa đựng một hàm ý có chủ định Sự vi phạm này là một trong những nguyên nhân tạo ra hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong tác phẩm văn chương nghệ thuật

1.1.6.2 Vi phạm các quy tắc hội thoại

a Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời

Như chúng ta đã biết, một cuộc hội thoại lí tưởng là cuộc hội thoại có sự cân bằng về lời Tức là trong cuộc hội thoại nhân vật giao tiếp thường xuyên thay đổi vai nói cho nhau và mỗi lần chỉ có một người nói Trong một cuộc giao tiếp có hai thành viên tham gia thì khi người này nói thì người kia lắng nghe, chú ý đến lượt lời của mình thì kế tiếp để cuộc giao tiếp được liên tục và lời lẽ không chồng chéo, “giẫm đạp” lên nhau Một cuộc giao tiếp bình thường là một cuộc giao tiếp không quá ngắn hoặc quá dài Nếu trong hội thoại có hơn hai thành viên tham gia thì người tiếp theo tham gia lượt lời sẽ là người được người vừa nói chọn đáp Ví dụ người nói A dùng ánh mắt nhìn lâu về phía người mình định chọn nói hoặc trong nội dung lượt lời của mình có những gợi ý, những vấn đề mà người được chọn đáp có liên quan, hoặc là hỏi đích danh tên người được chọn cho lượt lời tiếp theo Lúc này người được chọn

sẽ ý thức được nhiệm vụ của mình và tiếp theo lời của A Có khi theo phép lịch sự,

Trang 18

những người tham gia hội thoại nhường lời cho nhau hoặc mời nhau nói Lúc này khoảng thời gian giữa hai lượt lời kéo dài hơn mức bình thường

Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào quy tắc luân phiên lượt lời cũng được tôn trọng Đôi khi vì muốn tạo ra hàm ý trong lời thoại của mình mà người nói

cố tình vi phạm quy tắc trên Sự vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời có thể rơi vào các trường hợp sau:

- Không có sự luân phiên lượt lời, không có sự thay đổi vai nói và vai nghe

- Xảy ra sự “giẫm đạp” lên lời của nhau trong cuộc hội thoại

- Khoảng thời gian giữa hai lượt lời bị ngắt quãng quá dài Đôi khi im lặng cũng được xem là một chiến thuật giao tiếp Im lặng có thể biểu hiện sự phản đối, hoặc đồng tình, hoặc làm đối phương lúng túng, bối rối mà bộc lộ ra những điều còn che đậy

b Vi phạm quy tắc liên kết hội thoại

Để có một cuộc hội thoại thành công, các nhân vật hội thoại phải tuân thủ các quy tắc hội thoại, trong đó có quy tắc liên kết hội thoại Bởi hội thoại không phải là

sự lắp ghép ngẫu nhiên, tùy tiện các phát ngôn, các hành động ngôn ngữ mà các lượt lời kế tiếp nhau cùng hướng về một mục đích nhất định Tính liên kết thể hiện trong lòng một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các đơn vị hội thoại Quy tắc liên kết hội thoại không chỉ chi phối các diễn ngôn đơn thoại mà còn chi phối cả các lượt lời tạo thành một cuộc hội thoại Nếu giữa các lượt lời của các nhân vật tham gia hội

thoại không có sự liên kết sẽ xảy ra hiện tượng “ông nói gà bà nói vịt”

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, quy tắc liên kết hội thoại có nội dung trùng với phương châm quan hệ Vì vậy, chúng tôi sẽ không khảo sát quy tắc này trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

c Vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện

J.Thomas định nghĩa: “Thể diện được hiểu là cảm giác về giá trị cá nhân của

mỗi người, nó là hình ảnh về ta, về chính mình Các hình ảnh này có thể bị tổn hại, được gìn giữ hay đề cao trong tương tác” [2, 98] Trong một cuộc hội thoại, để quá

trình hội thoại được liên tục ngoài những quy tắc như luân phiên lượt lời, quy tắc liên kết hội thoại, nhân vật giao tiếp còn phải tuân thủ quy tắc tôn trọng thể diện Bởi thể diện là một vấn đề nhạy cảm, nếu bị xúc phạm nhân vật giao tiếp rất dễ phá vỡ mục đích của cuộc hội thoại

Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào quy tắc tôn trọng thể diện cũng được tôn trọng Đôi khi, người nói cố tình vi phạm quy tắc này nhằm muốn tạo ra một hàm ý nào đó Nhân vật hội thoại tạo ra hàm ý bằng phương pháp vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện ở những phương diện như:

Trang 19

- Đụng chạm đến mặt yếu của người đối thoại

- Bắt bỏ một cách “thẳng thừng” yêu cầu của người nói

- Sử dụng hành vi ngôn ngữ xúc phạm đến thể diện của đối phương (vạch tội, chửi bới, nhiếc móc,…)

- Không tôn trọng thể diện của người khác, tự hạ thấp thể diện của mình

- Xâm phạm lãnh địa hội thoại của người khác, nói hớt, cướp lời, giành phần nói của người khác

Các trường hợp vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện trên đều nhằm hướng đến mục đích tạo ra hàm ý mà người nói muốn người nghe hiểu được mục đích của mình một cách gián tiếp

(Nghèo – Nam Cao)

Trong đoạn thoại trên của bà Huyện với cái Gái, khi bà đến đòi nợ mẹ cái Gái,

bà Huyện đã dùng những lời lẽ đầy xúc phạm Bà ta gọi cái Gái là mày, mẹ cái Gái là

con mẹ mày, rồi cái giống và cả không trả nợ thì tao đào mả lên… Ở đây, bà Huyện

đã vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện trong giao tiếp, sự vi phạm ấy nhằm thể hiện cái “quyền uy” của một chủ nợ và vợ quan Huyện

- Hàn: Mời cô vào tôi đánh chó… Mời cô đi trước kẻo chó cắn

- Tơ: Tôi vô phép cậu…

(Một chuyện xú vơ nia, Nam Cao)

e Quy tắc cộng tác hội thoại

H.P Grice là tác giả của nguyên tắc cộng tác hội thoại Nội dung của nguyên tắc

này như sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh chị (vào cuộc hội thoại) đúng

như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với

Trang 20

đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào.”

[9, 229]

Quy tắc cộng tác hội thoại được chia làm bốn phạm trù, tương ứng với bốn phương châm: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm cách thức và phương châm quan hệ Một cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả khi nhân vật giao tiếp tuân thủ đúng bốn phương châm trên Tuy nhiên, trong giao tiếp không phải lúc nào các phương châm trên cũng được tôn trọng Đôi khi, người nói cố tình vi phạm các phương châm này nhằm muốn tạo ra một hàm ý nào đó Nhân vật hội thoại tạo ra hàm ý bằng phương pháp vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại ở những phương diện như:

 Vi phạm phương châm về lượng

Phương châm về lượng bị vi phạm theo hai hướng hoặc lượng tin nhiều hơn cần thiết, hoặc lượng tin ít hơn cần thiết

Ví dụ về hướng thứ nhất là lời đối đáp giữa hai nhân vật trong Lợn cưới áo mới:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ khi mặc cái áo mới đứng đây đến giờ, tôi chả thấy con lợn cưới nào cả

(Truyện cười Việt Nam)

Không khó khăn để suy ra hàm ý của cuộc hội thoại trên Cả hai nhân vật trong cuộc hội thoại đều thích khoe khoang, tỏ vẻ Khi được hỏi thì lại ưa vòng vo, thể hiện mà không vào thẳng ngay vấn đề

Ta thử xét một đoạn hội thoại khác giữa hai nhân vật bà thông gia và bố Dần

trong tác phẩm “Một đám cưới” của Nam Cao:

- Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu mà xét ra, như thế này thí thật ông thương quá, thương cho mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả khiến chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà lại làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm! Chúng tôi

xử như thế này quả thật không phải Nhưng lạy Trời lạy Đất! cũng bỏ làm mười

Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được Giá phải bố vợ như bố vợ nhà khác, nhất nhất cái gì cũng bắt đủ lề lối thì nhà như nhà chúng tôi lấy gì mà lo được? Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ trước là

lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta, sau nữa ông lại cho cháu lễ sống ông rồi xin phép ông để tôi đưa cháu về nhà làm ăn

- Vâng, mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.”

(Một đám cưới, Nam Cao)

Trong đoạn thoại trên ta thấy sự khác biệt trong cách nói năng giữa hai nhân vật Trong khi bố Dần rất kiệm lời thì bà thông gia lại nói rất dài dòng, lời lẽ bóng

Trang 21

bẩy, văn vẻ Ở đây, bà thông gia đã cố tình chọn cách nói năng này nhằm đạt mục đích “mát lòng mát dạ” bố Dần cho xong xuôi mọi việc

Nếu ở ví dụ đầu thông tin đưa ra nhiều hơn yêu cầu cần thiết thì ở ví dụ thứ hai lượng thông tin đưa ra ít hơn mức cần thiết Điều đó cho thấy, vi phạm phương châm

về lượng có thể là đưa ra lượng thông tin ít hoặc nhiều hơn mức cần thiết Khi vi phạm phương châm về lượng, nhân vật giao tiếp bao giờ cũng muốn đạt một mục đích nhất định

 Vi phạm phương châm về chất

Trong hội thoại, sự vi phạm phương châm về chất nghĩa là người nói nói điều mà anh ta không tin là đúng hoặc nói điều mà anh ta không có đủ bằng chứng

Ví dụ:

- Cái Thủy ấy à? Một tảng bê tông, đụng vào nó chỉ có sứt đầu mẻ trán

Chắc chắn không ai lại nghĩ cô gái tên Thủy kia lại được đúc bằng đá, cát, sỏi,

xi măng Người nghe phải tìm cách lí giải ẩn dụ này, đi từ những tính chất vật lí của

bê tông đến tính cứng cỏi, không dễ xúc động trước những lời “đường mật” từ các chàng của Thủy Có như thế, người nói mới được xem là vẫn cộng tác trong hội thoại dù lời nói bề mặt của anh ta vi phạm một cách trắng trợn nguyên tắc về chất

[3, 387]

 Vi phạm phương châm cách thức

Sự vi phạm phương châm cách thức là một trong những phương thức tạo hàm

ý Sự vi phạm phương châm cách thức thường xuất hiện trong các trường hợp như: người nói sử dụng lối nói tối nghĩa, dùng lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa, hoặc chọn cách nói dài dòng, không có trật tự nhất định

Ví dụ đoạn đối thoại giữa ông thầy bói và nhân vật chính trong truyện Xem bói

mang tính mập mờ của bói toán:

- Cứ như cái tuổi của ông nếu sinh vào giờ Tí, phụ mẫu không còn được song toàn, nghĩa là bố mất mẹ còn hoặc bố còn mẹ mất

- Không phải thế Bố mẹ cháu khuất cả rồi

- Thế thì không phải ông sinh vào lúc 10 giờ Chắc là 11 giờ sang giờ Ngọ

- Phải rồi! Giờ Ngọ… Giờ Ngọ thì cha mẹ đều mất sớm Mà ông tuy không phải

là con cả mà lại là cả đấy!

(…) – Ông còn long đong năm nay, sang năm nữa Đến năm hăm mốt thì mới khá Công việc tự nhiên mà gặp Tài lộc dồi dào

(Xem bói – Nam Cao)

Những lời thầy bói phán về cuộc đời, thời vận của nhân vật chính đã vi phạm phương châm cách thức khi ông dùng những lời lẽ mập mờ, không rõ nghĩa Nhưng

Trang 22

chính những lời phán đoán xa xôi, mang tính may rủi đó lại khiến nhân vật chính phấn chấn tinh thần, mặc dù anh ta đã phải nhịn đói cả ngày Điều đó ngụ ý rằng: khi con người ta túng thiếu, quẫn bách thì những lời lẽ kia được xem như một liều thuốc

an ủi tinh thần, một sự cứu cánh cho cuộc đời họ

 Vi phạm phương châm quan hệ:

Vi phạm phương châm quan hệ tức nói không đúng chỗ, các lượt lời diễn ra không liên kết, không cùng hướng về một nội dung

Ví dụ:

“Anh Tư Bền: - Nhưng nửa tháng trời! Ai trông nom cho cha tôi?

Ông chủ rạp hát: - À, thôi, thế này thì cậu bằng lòng nhé Cậu cứ ở nhà học vở Đến hôm diễn thử lần cuối, cậu hãy đến rạp cũng được Vì tôi biết cậu thông minh và

có tài hơn người khác Tội chi có dịp trổ tài, vả lại để cho thiên hạ nhớ lâu cũng không tiện.”

(Kếp Tư Bền – Nguyễn Công Hoan)

Ở đây, ý đồ của ông chủ rạp hát được thể hiện rất rõ, thay vì trả lời câu hỏi của

anh Tư “Ai trông nom cho cha tôi?” thì ông ta lại nói đến vấn đề tạo thời gian, cơ hội

cho anh Tư vừa có thể chăm sóc bố vừa có thể kiếm tiền để cố ép anh Tư phải nhận việc Như vậy, những lời nói vi phạm phương châm quan hệ của ông chủ rạp hát là

có hàm ý

Sự vi phạm phương châm quan hệ nằm trong những trường hợp các phát ngôn

là sự lắp ghép những mảnh rời rạc, không logic, người nói và người nghe không cùng hướng đến một đề tài, một mục đích Sự vi phạm phương châm quan hệ là một trong những phương thức tạo ra hàm ý có chủ định của các nhân vật giao tiếp trong cuộc hội thoại

1.1.6.3 Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi mà trong đó người nói thực hiện hành vi ở lời này nhưng lại nhằm cho người nghe dựa vào hiểu biết ngôn ngữ và ngữ cảnh suy ra

ý nghĩa ở lời của một hành vi khác Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các hàm ý, đặc biệt là các hàm ý dụng học

Đặc điểm của hành vi ngôn ngữ gián tiếp:

- Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh

- Một hành vi gián tiếp có thể thực hiện qua những hành vi tại lời khác nhau

- Cùng một hành vi tại lời có thể tạo ra những hành vi gián tiếp khác nhau Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được chia thành hai loại nhỏ là:

- Hành động hỏi để khẳng định

- Hành động hỏi để đe dọa

Trang 23

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp bộc lộ chiến lược giao tiếp rất khôn khéo và đầy dụng ý Bằng cách nói đưa đẩy, xa xôi nhân vật giao tiếp có thể che đậy ý đồ cá nhân

và tạo không khí hài hòa, lịch sự cho cuộc giao tiếp

Ví dụ đoạn hội thoại của Bá Kiến trong truyện ngắn Chí phèo khi thấy Chí

Phèo đến gây sự sau khi ra tù:

“- Cái gì mà đông như thế này?

Lời thoại của Bá Kiến là một câu nói trống không của Bá Kiến, không nhằm vào ai, không chờ câu trả lời, hành động tại lời của nó không phải là hỏi mà là thông báo, bộc lộ, ra oai về sự có mặt của mình Ngoài ra, câu nói của Bá kiến còn hàm ý thể hiện sự không hài lòng khi thấy người làng tụ tập ở đây và họ nên giải tán nếu không muốn liên lụy

Qua đây ta có thể thấy rằng, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói Đây cũng là một cách thức tạo

ra hàm ý trong lời thoại nhân vật rất hiệu quả

1.1.6.4 Vi phạm các quy tắc lập luận

a Sử dụng lẽ thường

Lẽ thường (topos) được hiểu là “những chân lí thông thường có tính chất kinh

nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc thù địa phương hay dân tộc, có tính chất khái quát, nhờ chúng mà chúng ta xây dựng được lập luận riêng” [3, 86]

Các lẽ thường có tính chất được mọi người thừa nhận Được mọi người thừa nhận không phải là lúc nào lẽ thường cũng luôn luôn đúng và bao giờ cũng hợp quy luật khách quan Có những lẽ thường của địa phương này, dân tộc này nhưng lại là điều kì lạ với địa phương, dân tộc khác Nói cách khác, lẽ thường là những chân lí do cuộc sống tạo ra, bị chi phối bởi đặc điểm văn hóa, đạo đức, lịch sử xã hội… Có những lẽ thường chung cho nhân loại nhưng cũng có những lẽ thường riêng cho cộng đồng Những lẽ thường không cố định, có thể thay đổi từ cộng đồng xã hội này đến cộng đồng xã hội khác Thậm chí mỗi thời đại lại nảy sinh thêm những lẽ thường mới Hay ngược lại, một trong những đổi mới về tư duy làm đổi mới về lẽ thường Ví

dụ: lẽ thường “số biển đăng kí xe máy càng đẹp thì càng nên mua” là một lẽ thường

chỉ có ở Việt Nam

Có một kiểu lẽ thường mang tính chất khái quát, thuộc về kho tàng lí luận chung đó là thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, những lí lẽ về mọi phương diện của cuộc đời, của con người Việc sử dụng lẽ thường cũng là một phương thức tạo ra hàm ý trong giao tiếp Bởi lẽ, cả người nói và người nghe đều có thể suy ra hàm ý đó nhờ vào tính “chân lí quen thuộc” mà lẽ thường đó mang lại

Trang 24

Ví dụ: Thằng bé giống hệt như bố Đúng là con nhà tông không giống lông

cũng giống cánh

b Không hoàn tất các bước lập luận

“Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn hướng tới” [3,155] Trong quan

hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ Có thể nói, quan hệ giữa luận cứ với kết luận là quan hệ lập luận Chúng ta có công thức lập luận như sau:

p, q => r (trong đó p, q là các luận cứ; r là kết luận)

Trong một quan hệ lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ, để người nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ Không hoàn tất các bước lập luận là phương thức thường được dùng để tạo ra hàm ý Ví dụ như trong một buổi tiệc, vì mãi vui chơi nên đã hai giờ sáng, một người bỗng lên tiếng:

“Bây giờ đã hai giờ sáng rồi!”, câu nói trên có các luận cứ là đã quá khuya để người

nghe tự suy ra kết luận là “nên giải tán cuộc vui chơi và đi về”

1.1.6.5 Chiến lược gài bẫy tiền giả định

Tiền giả định là những hiểu biết chung giữa các nhân vật trong cuộc thoại, tuy không được nói ra thành lời nhưng nó cho phép cuộc hội thoại có thể tiến hành một cách bình thường

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, tiền giả định là những điều luôn luôn đúng và “bất tất phải bàn cãi” Tuy nhiên, trong giao tiếp thông thường và trong văn học, đôi khi người nói, người viết tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trên một tiền giả định sai, bịa đặt Lúc này vấn đề tranh cãi sẽ rơi vào chính cái tiền giả định đó Đây là một chiến lược hội thoại nhằm tạo ra hàm ý có mục đích Phương thức này có tên gọi là chiến lược gài bẫy tiền giả định

Ví dụ cuộc đối thoại giữa A và B:

A: - Tối qua, cậu đi chơi sao cậu nói dối tớ?

B: - Ơ hay! Tối qua, tớ ở nhà làm bài tập cơ mà!

Rõ ràng ở đây A chỉ muốn biết rõ là tối qua B có đi chơi với ai hay không, nhưng lại giả vờ vu khống B rằng đi chơi và đã nói dối mình để B nói ra sự thật

1.2 Nguyễn Huy Thiệp cây bút xuất sắc của nền văn học đương đại

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Thuở nhỏ, ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc Chính cuộc đời bôn ba đã cho Nguyễn Huy Thiệp một vốn sống phong phú và con mắt nhìn đời sâu lắng lạ thường

Trang 25

Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu nho học và mẹ vốn là người sùng đạo Phật Ông từng đi dạy học, làm

ở bộ Giáo dục và Đào tạo và làm kĩ sư trắc địa bản đồ Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn Việt Nam Vài truyện ngắn của ông xuất hiện lần

đầu tiên đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986 Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là

“tiểu thuyết đầu tay” - cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được chính thức xuất bản bởi Nhà xuất bản Công an nhân dân

Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động

Nguyễn Huy Thiệp là một niềm tự hào của văn chương đương đại nước ta Ông đã đưa văn học Việt Nam đến với bạn đọc thế giới và đã thành công mĩ mãn Tháng 7/2007, nhà văn được nhận Huân chương Văn học Nghệ thuật do chính phủ Pháp trao tặng Ngày 23-1-2008, ông "Tướng về hưu" của văn đàn Việt Nam đã nhận giải Premio Nonino của Ý Đây là giải thưởng văn học từng tôn vinh những cây bút nổi tiếng thế giới như Jorge Amado, Claude Levi-Strauss và V.S Naipaul

1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – một thế giới nghệ thuật độc đáo

Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam, là đóa hoa

nở muộn nhưng ông đã đem đến những sắc hương tuyệt diệu cho đời Có thể nói, ngòi bút của ông trải nghiệm trên khá nhiều lĩnh vực nhưng thành công nhất thì phải

kể đến truyện ngắn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là những tuyệt tác cả về nội dung lẫn nghệ thuật

Tiếp xúc với trang văn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy rõ ẩn sâu nơi ấy là cả một tấm lòng “biết nghĩ” về thời cuộc nhưng bề ngoài lại mang một giọng văn lạnh lùng, không sắc thái biểu cảm Đây có thể được xem là nét nổi bật nhất trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Với giọng văn “lạnh", tác giả đã thể hiện một thái

độ dửng dưng tuyệt đối đối với nội dung tư tưởng được thể hiện trong tác phẩm

Bên cạnh giọng văn lạnh lùng, không cảm xúc Nguyễn Huy Thiệp còn có biệt tài đưa thơ vào văn xuôi làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ Trong các truyện ngắn của mình, ông đã đưa thơ vào như một ẩn ý Những bài thơ ấy có khi là được ông trích

Trang 26

dẫn của nhiều tác giả có khi là do chính ông sáng tác Thơ mượn của các nhà thơ

khác, như trong các truyện: Sang sông, Chút thoáng Xuân Hương, Hạc vừa bay vừa

kêu thảng thốt, Nguyễn Thị Lộ…Thơ do chính Nguyễn Huy Thiệp sáng tác, như

trong các truyện: Tướng về hưu; Chảy đi sông ơi; Những bài học ở nông thôn;

Huyền thoại phố phường…

Việc sử dụng thơ song hành với văn xuôi trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra những hiệu ứng thẩm mĩ và đặc trưng rõ nét về phong cách Điều này tạo nên tính giao thoa, sự hòa quyện giữa thơ và văn xuôi Đó là sự dung hòa tuyệt diệu giữa một thể loại mang đậm tính tự sự và một thể loại mang đậm tính trữ tình Mặt khác,

nó góp phần phá vỡ tính cứng nhắc về nguyên tắc thể loại, giúp tác giả có điều kiện thể hiện đa chiều tư tưởng của mình

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn độc đáo ở phần kết cấu Những truyện ngắn của ông có kết cấu khá đặc biệt Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hầu như chỉ đi theo dòng thời gian tuyến tính Nhà văn thường dùng cách mở đầu mỗi truyện theo lối truyền thống Lối mở đầu này gần giống như các truyện dân gian (truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn…) Trái với cách mở đầu mang tính truyền thống, kết thúc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn là kết thúc mở

Khi điểm qua những nét nổi bật về phong cách truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, thiết nghĩ cần phải nhắc đến vấn đề sử dụng các cứ liệu lịch sử trong sáng tác của ông Mặc dù, vấn đề này trước đến nay đã gây ra khá nhiều ý kiến tranh cãi, phần lớn là phê phán, song chúng tôi vẫn nhận thấy đây là một vấn đề cần nhìn nhận một cách thấu đáo dưới góc nhìn phong cách học

Tạo ra một nét riêng, độc đáo về phong cách là điều mà mọi nhà văn luôn muốn hướng đến Bởi lẽ, đó được xem là dấu hiệu đánh dấu sự khác biệt của nhà văn này với nhà văn khác, là sự khẳng định giá trị của mỗi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trang trọng trên văn đàn nhờ phong cách riêng biệt ấy Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng chúng tôi vẫn muốn khẳng định Nguyễn Huy Thiệp là cây bút truyện ngắn số một trong nền văn học Việt Nam đương đại

Tiểu kết:

Trên đây, chúng tôi đã trình bày toàn bộ các lí thuyết liên quan đến hàm ý nói chung và các phương thức tạo hàm ý nói riêng Trong đó có 5 phương thức lớn bao

Trang 27

gồm 14 phương thức nhỏ Những lí thuyết về hàm ý trên là nền tảng để chúng tôi đi vào khảo sát chương 2: Phương thức tạo hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp và những các truyện ngắn của ông Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp xúc với các sáng tác của ông một cách toàm diện nhất

Trang 28

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM Ý TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã khảo sát 29 truyện ngắn, 2025 lời thoại, trong đó số lời thoại có chứa hàm ý là 369 lời thoại Cụ thể, vi phạm một phương thức (261 mẫu, thuộc 12 dạng) (phân loại theo phương thức nổi bật nhất), dạng kết hợp hai phương thức (89 mẫu, thuộc 28 dạng) và dạng kết hợp ba phương thức (17 mẫu,11 dạng) và dạng kết hợp 4 phương thức (2 mẫu, 2 dạng) Chúng tôi có bản thống kê sau:

Bảng 1 Bảng thống kê các dạng phương thức tạo hàm ý

Dưới đây chúng tôi sẽ đi vào thống kê và phân tích cụ thể từng dạng phương thức

2.1 Hàm ý được tạo nên bởi sự vi phạm một phương thức

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi có bảng thống kê sau:

Phương thức tạo hàm ý Số lượng (lần) Tỉ lệ (%)

Bảng 2 Bảng thống kê số lần tạo hàm ý theo một phương thức

Qua bảng thống kê trên, ta thấy rằng Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng nhiều phương thức để tạo hàm ý trong truyện ngắn của ông Trong đó, phương thức sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử dụng nhiều nhất (103lần, chiếm tỉ lệ 39,4

%) và phương thức sử dụng chiến lược gài bẫy tiền giả định được sử dụng ít nhất (6 lần, chiếm tỉ lệ 2,3 %) Chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ thể từng phương thức tạo hàm ý để làm rõ dụng ý nghệ thuật của nhà văn

Trang 29

2.1.1 Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất

Có thể thấy, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có tỉ lệ vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất ở con số tương đối cao (37 lần, chiếm 14,2 %), cụ thể là dùng từ xưng hô

Phương thức tạo hàm ý Số lượng (lần) Tỉ lệ (%)

Vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất xưng hô 37 14,2

Bảng 3 Bảng thống kê số lần vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất xưng hô chiếm tỉ lệ rất cao (14,2 %), vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất miêu tả không được

sử dụng Chúng tôi sẽ đi vào phân tích sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất trong một số lời thoại điển hình sau

Trong Tướng về hưu, ta bắt gặp hai gia đình anh em hoàn toàn khác biệt nhau

Nếu gia đình ông Thuấn (người anh) ai cũng được ăn học, làm tướng, viên chức nhà nước thì gia đình ông Bổng (người em) từ cha đến con đều là những kẻ thất học và

vô tích sự, chỉ biết ăn bám và quậy phá Trong cuộc hội thoại với người cháu, ông Bổng đã vi phạm phương thức chiếu vật chỉ xuất xưng hô

- Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động! Nể bố nó không tao cạch cửa

(Tướng về hưu, tr 12, q 1)

Ông Bổng gọi vợ chồng Thuần là quân trí thức còn mình là dân lao động,

nhằm vạch rõ đẳng cấp giữa hai bên Bên cạnh đó, ông Bổng còn thể hiện hàm ý tức giận, không hài lòng của mình với cháu dâu là Thủy vì khó khăn khi cho ông ta vay tiền

Sự vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất nhằm tạo ra hàm ý có ý nghĩa to lớn đối với hội thoại Đặc biệt, trong tiếng Việt, hệ thống các từ xưng hô trong hội thoại rất

đa dạng, phong phú Khi đột ngột thay đổi từ xưng hô thì phát ngôn của người nói

đều chứa đựng một hàm ý có chủ định Chẳng hạn, nhân vật Phong trong Giọt máu

muốn thể hiện tình cảm và khẳng định vị trí của người vợ không cưới hỏi, đã cố tình

vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất xưng hô khi đối thoại với người chị trong bữa cơm:

Trang 30

- Tao đi chúc tết hàng xóm, vợ chồng thằng Cấn theo tao Khiêm ơi cho bố ít

tiền để đi mừng tuổi

(Không có vua ( Ngày tết), tr 47, q 1)

Cách xưng hô của lão Kiền với hai người con rất khác nhau Với vợ chồng

Cấn, người con ít tiền thì lão gọi là vợ chồng thằng Cấn và xưng tao, nghe rất thô,

lời nói như mệnh lệnh Nhưng với Khiêm, người con có tiền và là đối tượng ông

đang định xin tiền, thì lão lại gọi tên rất thân mật và xưng bố

Thông qua việc khảo sát và phân tích hệ thống từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy rằng tùy theo hoàn cảnh và tình huống giao tiếp mà nhân vật lựa chọn từ xưng hô thích hợp Việc vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất mà cụ thể là phạm trù xưng hô rơi vào các trường hợp: khi người nói cố ý thể hiện sự khác biệt giai cấp giữa những người cùng đối thoại, hoặc khi tác giả cố ý để cho nhân vật bộc lộ bản chất xấu xa của mình thì từ xưng hô sẽ làm nổi bật lên tính cách nhân vật

2.1.2 Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức quan trọng và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các phương thức tạo ra hàm ý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (39,4 %) Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo hàm ý hấp dẫn và độc đáo Với hành vi ngôn ngữ gián tiếp, người nói có thể nói được nhiều hơn cái đã nói ra Qua khảo sát một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã thống kê được 103 lần sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo

ra hàm ý Cụ thể là tác giả sử dụng hành động trực tiếp hỏi để nhằm mục đích gián

tiếp là đe dọa và khẳng định Chúng tôi có bảng thống kê sau:

Bảng 4 Bảng thống kê số lần sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi nhận thấy rằng sử dụng hành động hỏi để khẳng định chiếm tỉ lệ khá cao (34,1 %), hành động hỏi để đe dọa chiếm tỉ lệ thấp hơn (5,3 %) Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào phân tích một số lời thoại có sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp, cụ thể như sau:

Trong truyện Tướng về hưu, lời thoại của ông Thuấn trong đoạn đối thoại với

ông Cơ là một ví dụ tiêu biểu về hành động hỏi để khẳng định:

- Tôi có tiếng gì đâu mà mang?

Trang 31

(Tướng về hưu, tr 15, q 1)

Câu hỏi của ông Thuấn (vị tướng đã về hưu) là một hành vi ngôn ngữ gián tiếp mang hàm ý sâu xa, hành động ở lời trực tiếp là hỏi nhưng lại thể hiện hàm ý khẳng định ông cũng là một người bình thường, ông Cơ không nên phô trương tên tuổi của ông với mọi người ở quê

Hay lời thoại của nhân vật Ấm Huy với Thặng dưới đây là một câu hỏi nhưng mục đích để khẳng định chứ không nhằm để nghe câu trả lời:

- Sao khốn nạn thế? Họ hàng bà con đâu cả?

(Chút thoáng Xuân Hương, tr 127, q 2)

Ở đây Ấm Huy đang khẳng định vấn đề đám tang ông phủ Vĩnh Tường không

có một người họ hàng thân thích Vì khi làm quan, ông đã cho mình là người của thiên hạ, ông cống hiến tận tụy và công bằng, không bênh vực họ hàng nên không được lòng dòng họ

Trong truyện ngắn Quan âm chỉ lộ, lời thoại của anh nhà văn cũng là một hành

vi ngôn ngữ gián tiếp, hỏi để khẳng định:

- Thế anh có bao giờ nghĩ rằng chính tôi giấu đi pho tượng này không? Vì mục

đích này hay mục đích khác?

(Quan âm chỉ lộ, tr 287, q 1)

Anh nhà văn hỏi nhưng không nhằm để hỏi mà để khẳng định sự trong sạch của bản thân và hàm ý không hài lòng về việc vợ chồng anh Lai trả tiền cho mình khi bức tượng quan âm bị đánh mất

Bên cạnh hành vi ngôn ngữ gián tiếp hỏi để khẳng định, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn xuất hiện cả hành vi hỏi để đe dọa Tuy chiếm tỉ lệ không cao nhưng đây cũng là một trong những phương thức tạo hàm ý độc đáo trong truyện ngắn của ông:

- Bảy lần hay bảy bảy lần? Thằng Điềm tao nuôi dạy mày mà mày trả hiếu thế à? Mày quỳ xuống liếm chân vợ tao với tao không thì mày chết

(Giọt máu, tr 195, q 1)

Thằng Điềm đủ thông minh để hiểu ra ý của ông chủ không phải là để hỏi cụ thể số lần nó và Thiều Hoa dan díu mà chỉ nhằm muốn đe dọa và sỉ nhục nó Vì là một thằng hèn nên nó chỉ biết quỳ xuống và liếm chân Thiều Hoa như lời ông chủ

Có những trường hợp, người nghe đã hiểu được hàm ý của đối phương nhưng lại cố tình không hiểu nhằm che giấu sự sai trái của bản thân:

- Làm gì thế?

- Chủ nhiệm hợp tác xã

- Thôi đi chứ!

Trang 32

- Chừng nào dân còn tín nhiệm thì tôi còn làm

(Những bài học nông thôn, tr 73, q 1)

Trong đoạn thoại trên nếu không căn cứ vào ngữ cảnh hội thoại chúng ta sẽ không thể hiểu rõ ý nghĩa của cuộc thoại Ngữ cảnh ở đây là một đêm hội anh thanh niên “giở trò” ve vãn cô gái Cô gái mặc dù rất tức giận nhưng lại thẹn thùng giữa chốn đông người nên không giám nói thẳng mà sử dụng hàm ý bằng hành vi ngôn ngữ gián tiếp Nhưng anh thanh niên lại cố tình không hiểu, khiến cho cuộc hội thoại

2.1.3 Vi phạm các quy tắc hội thoại

Vi phạm các quy tắc hội thoại là một trong những phương thức tạo hàm ý quan trọng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Qua quá trình khảo sát, chúng tôi có bảng thống kê sau:

Phương thức tạo hàm ý Số lượng (lần) Tỉ lệ (%)

Bảng 5 Bảng thống kê số lần vi phạm các quy tắc hội thoại

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy rằng sự vi phạm quy tắc cộng tác hội thoại chiếm tỉ lệ cao nhất (19,2 %), đứng vị trí thứ hai là sự vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện (10,8%)

2.1.3.1 Vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời

Luân phiên lượt lời trong hội thoại tức là vai nói thường xuyên thay đổi (luân phiên) trong một cuộc hội thoại Sự vi phạm quy tắc luân phiên lượt lời không chỉ là

“giẫm đạp” lên lời nói của nhau mà còn là sự im lặng, không đưa ra phát ngôn của nhân vật giao tiếp

Khảo sát các cuộc hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy sự vi phạm cố ý quy tắc luân phiên lượt lời xuất hiện thấp (6 lần, chiếm

Trang 33

2,2%) Đa số sự vi phạm quy tắc này xuất hiện trong tình huống các nhân vật giao tiếp cãi nhau hay người nghe muốn che giấu điều gì đó mà không trả lời

Tiêu biểu như cuộc hội thoại giữa cha chồng và nàng dâu trong truyện ngắn

Tướng về hưu:

Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem.” Trên phố dạo này người ta nuôi chim họa mi, chim vẹt Cha tôi bảo: Kiếm tiền à? Vợ tôi không trả lời Cha tôi bảo: “Để xem đã!”

(Tướng về hưu, tr 9, q 1)

Sự im lặng của nàng dâu nhằm chứng tỏ suy nghĩ của người cha chồng là đúng

nhưng cô không dám nói ra vì ngại sẽ làm mất lòng cha chồng

Hay trong truyện ngắn Giọt máu, trong cuộc hội thoại giữa Ấm Sắc và Chiểu,

ta chỉ nhận thấy người liên tục đưa ra phát ngôn là Ấm Sắc còn Chiểu chỉ lắng nghe:

2.1.3.2 Vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện

Trong đời sống và trong hội thoại thường hay xảy ra xung đột, bất bình, thậm chí thù hận nếu thể diện của con người bị xúc phạm

Ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, sự vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện nhằm tạo ra hàm ý chiếm tỉ lệ tương đối cao (10,7 %) Tiêu biểu là hành vi dùng những lời

lẽ xúc phạm mang hàm ý không tôn trọng thể diện của người khác Cụ thể như trong đoạn đối thoại giữa anh Chương và cô Phượng chủ nhà:

- Anh bỉ ổi Anh biết rõ dù anh một mình…vì bố anh biết rõ Anh bỉ ổi hệt như

bố anh như ông Hùng Rồi ông Hùng cũng bỉ ổi hệt như ông Gấu, ông Sói, ông Dê, ông Lợn tằng tổ ông ta Anh đừng giả vờ anh hiểu thứ trật tự ấy từ trong huyết

Ngày đăng: 05/03/2024, 02:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN