1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt

144 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Phương Thức Tạo Hàm Ngôn Trong Truyện Cười Tiếng Việt
Tác giả Đoàn Thị Tâm
Người hướng dẫn PGS. TS. Trịnh Sam
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 31,73 MB

Nội dung

NGoài phần mở đầu và kết luận, luận văn Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt có cấu trúc gồm 2 chương trình bày một số vấn đề chung; một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BỌ GIAO DỤC VA ĐAOTẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH ĐỒN THỊ TÂM

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGÔN

TRONG TRUYỆN CƯỜI TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 01

Trang 2

Mục lục Trang Mục lục Mở đâu 03 03 04 17 1 Lí do chọn để 2 Lịch sử vấn đi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, 4 Phương pháp nghiên cứu

5 Đồng góp của luận văn „19 6 Cấu trúc của luận văn 219

Chuong 1: NHUNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 20 1.1 Thuật ngữ hàm ngôn vi 20 1.2 Phân loại ý nghĩ c thuật ngữ hữu quan àm ngôn 1.3 Chức năng của ý nghĩa hàm ngôn 4 1.3.1 Vì lí do khiêm tốn 41 42 1.3.2 Giữ thể diện cho người nghe

1.3.3 Người nói không nhận trách nhiệm về lời nói của mình

1.4 Quan điểm của luận văn

1.5 Một số vấn để về văn hoá ngôn ngữ học c

1.6 Đặc điểm của văn bản và truyện cười

1.6.1 Đặc điểm của văn bản 1.6.2 Đặc điểm của truyện c

1.7 Tiểu kết ¬

Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HÀM NGON TRONG

Trang 3

2.1.4 Dùng biện pháp đa nghĩa

2.1.5 Dùng biện pháp hoán đổi vị trí từ ngữ 2.1.6 Dùng biện pháp tách từ ngữ 2.1.7 Dùng biện pháp buông lửng 2.2 Phương thức sử dụng hư từ 2.3 Phương thức 2.4 Phương thức mị 2.5 Phương thì 2.6 Phương thức lịch sự không đúng chỗ -78 2.7 Phương thức nói von; 80 2.8 Phương thức dùng câu hỏi -84 2.9 Phương thức dùng câu đồng nghĩa 86 2.10 Phương thức phúng dụ 87 2.11 Phương thức đánh tráo khái niệm 87 2.12 Phương thức dùng mối quan hệ ngoại chỉ 89 2.13 Phương thức tạo tiễn để 2.14 Phương thức sử dụng ngôn ngữ không tương thích với ngữ 95 9 104 108 109

2.15 Phương thức dùng sự sai lệch ngữ nghĩa trong ngôn giao 2.16 Phương thức tạo hàm ngôn dựa trên lẽ thường 2.17 Phương thức suy luận 2.18 Phương thức lập luận 2.19 Phương thức tạo độ 2.20 Phương thức nói 2.21 Phương thức phóng đại 2.22 Phương thức im lặn; 112 113 115 116 117 118 120 125 126

2.23 Phương thức vi phạm tiễn giả định 2.24 Phương thức tạo thông tin thừa

Trang 4

1 Lí do chọn để tài

Trong tác phẩm Bút kí triết học, V.L.Lê nin đã nói: "Viết một cách thông mình có nghĩa là giả định người đọc cũng thong minh, là không nói hết,

là để người đọc tự nói với mình những quan hệ, những điều kiện, những giới

han- chi với những quan hệ, những điều kiện, những giới hạn này thì một câu nói mới có giá trị và ý nghĩa" [Dẫn theo 37; 127] Như vậy, trong tổ chức ngôn ngữ không phải lúc nào cũng có thể nói trắng ra được, trái lại nhiều lúc phải “vòng vo tam quốc" Sở di phải "vòng vo tam quốc", ngoài ý nghĩa là viết một

cách thông minh như Lê nin nói, nhiều lúc người viết đâu phải lúc nào cũng tự do trong lựa chọn ngôn ngữ Nói thế nào để diễn đạt được nội dung muốn nói mà người nghe vẫn không phật lòng, nói thế nào mà không đụng chạm đến người khác, quả nhiên, là vấn để không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngôn ngữ học

Trong cuộc sống thường ngày, khi giao tiếp với nhau không phải lúc

nào chúng ta cũng "nói thẳng", "nói trắng", hay "nói toạc móng heo" những

điều mình cẩn nói Trái lại, chúng ta vẫn có thể thực hiện được hành vi giao tiếp hàm ẩn của mình thông qua lối nói "úp mở", "bóng gió", "lập lờ" Còn người nghe muốn hiểu được ý nghĩa ẩn chứa ở bể sâu câu chữ thì phải dựa vào một căn cứ nào đó để suy luận Căn cứ để suy luận có thể là thông qua từ ngữ, mẫu câu, hoàn cảnh giao tiếp, sự suy luận hợp lôgic hoặc cách thức tổ

chức văn bản

và cái nghĩa không hiện ra ngay trên câu chữ được gọi là nghĩa hàm ngôn

Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học để cập đến nghĩa hàm ngôn và đa số đều dùng thủ pháp đối lập lưỡng phân để phân loại thành nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn

"Hàm lượng ngữ nghĩa của hiển ngôn thì có hạn nhưng hàm lượng ngữ

nghĩa của hàm ngôn thì vô hạn Cho nên khi muốn tác động nhiều, sâu xa đếm

Trang 5

nhận thức, tư tưởng tình cảm của người nghe thì hình thức hàm ngôn thường

thích hợp hơn, có hiệu quả hơn hình thức hiển ngôn" [81,116] Hơn thế, cách

nói hàm ngôn là cách nói cho phép chúng ta biểu đạt rất nhiều về

i dung so với cách nói hiển ngôn Đó là chưa kể, nói hàm ngôn người nói sẽ không chịu

trách nhiệm về hành vi ngôn từ của mình

Thực tế cho thấy, nghĩa hàm ngôn nhiều khi rất quan trọng Chưa

hiểu được nghĩa hàm ngôn của một câu nói thì coi như chưa hiểu được câu

nói đó Mà nghĩa hàm ngôn lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau Xét một số truyện cười tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy nghĩa hàm ngôn

được tạo nên bằng những phương thức rất đa dạng, mặt khác, nó lại phụ

âu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp Cho nên việc tìm hiểu các phương

cấu tạo nên hàm ngôn là một vấn để phức tạp nhưng không kém phân lí thú Bởi thực tế cuộc sống rất phong phú và sinh động nên hàm ngơn cũng biến hố khơn lường Hơn đâu hết, câu nói "ngôn ngữ chính là cuộc

sống" là ở chỗ này Nói rõ hơn, cuộc sống có bao nhiêu cung bậc, bao diễn đạt

nhiêu màu sắc thì ngôn ngữ cũng có bấy nhiêu cung

Vì những điều sơ lược vừa đề cập ở trên, chúng tôi chọn “Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt" làm đề tài nghiên

cứu Cần thấy đây là vấn để phức tạp và trải dài trên nhiều bình điện, nhiều ngành khoa học khác nhau Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi

không có tham vọng đưa ra tất cả các phương thức tạo hàm ngôn mà chí đi

vào tìm hiểu những phương thức tạo hàm ngôn phổ biến nhất trong truyện

cười tiếng Vị

2 Lịch sử vấn để

2.1 Có rất nhiễu nhà ngôn ngữ khi nghiên cứu về ngôn ngữ học đã bàn

đến vấn để nghĩa hàm ngôn và các thuật ngữ khác như nghĩa hiển ngôn,

tiền giả định, hàm ý Rải rác trên một số sách ngôn ngữ và tạp chí chuyên

ngành, người ta cũng đưa ra vài cách tạo ra hàm ngôn Tuy nhiên, chưa có

Trang 6

hàm ngôn trong văn bản tiếng Việt nói chung, trong truyện cười tiếng Việt nói riêng

Tại đây, chúng ta thử lần lượt điểm qua một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu của luận văn này

Hồ Lê trong "Quy luật ngôn ngữ" [60.58], đã đề cập đến vấn đi

nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngơn Ơng đã phân loại ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống và ý nghĩa hàm ấn ngôn từ; ý nghĩa hàm ẩn hạn chế, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cẩm ý'

nghĩa hàm ẩn lại được tác giả phân tích ra thành hàm nghĩa và hàm ý Ngoài ra, ông còn nêu lên phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn và đặt chúng vào trong những công thức tổng quát

Trong công trình "Tính quy luật cửa hệ ngôn ngữ liên đối tượng"

[61.59], Hô Lê để cập đến vấn dé riển giả định nhưng là tiền giả định của

lời Theo tác giả, "tiền ý" + "tiễn nghĩa" chính là tiền giả định của lời Ông

còn để cập đến mối quan hệ giữa hàm nghĩa, hàm ý và tiên giả định của lời

"Từ ngữ nghĩa của một số kết cấu ngôn từ nào đó suy ra "tiền nghĩa "+ "tiền ý” không phải là SUY XUÔI mà là SUY NGƯỢC Thành ra, có thể nói: Sự suy

xuôi thì tìm ra hàm nghĩa, hàm ý của lời; còn sự suy ngược thì tìm thấy tiền giả định của lời"

Cách đặt vấn để của Hỗ Lê trong hai công trình để cập ở trên có nhiều sáng tạo, trong đó đáng chú ý là tác giả đã nêu rõ được bản chất của vấn để hàm ngôn Tuy nhiên, tác giả đưa ra quá nhiều thuật ngữ và nhiều khi hệ thuật ngữ của ông không mang tính tiết kiệm cho nên rất khó theo dõi Vả lại, dường như tác giả không có ý định phân biệt hai cấp độ phát ngôn và văn bản, điêu này cũng là một thử thách lớn đối với ai muốn vận dụng bộ máy khái niệm của tác giả để nghiên cứu

ín đề ngữ âm- ngữ pháp, ngữ

Trong công trình "7iếng Việt- mấy

nghĩa", Cao Xuân Hạo đã đặt ra vấn để nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn

Trang 7

ngôn, bởi nó có thể thông báo cho người nghe nhiều điều mà không có

trong nghĩa nguyên văn Ông còn đưa ra khái niệm vé tién gid dinh va ham

ý Muốn hiểu được hàm ý và tiền giả định thì người nghe phải có những sự

suy diễn khác nhau Sau đó tác giả đi vào phân tích sự thể hiện của tiền

giả định và hàm ý trong ngôn ngữ như: tiền giả định trong câu, tiền giả định trong từ; hàm ý của những từ tình thái, hàm ý của một số phụ từ Ông tán thành quan điểm của một số tác giả khi cho rằng hàm ý bao gồm hai loại: hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại Theo tác giả hàm ý hội thoại chính là hàm ngôn Dựa trên nguyên tắc công tác hội thoại của Grice, ông miêu tả tử mỉ các phương châm hội thoại và kết luận rằng: trong giao tiếp, có rất nhiễu nguyên nhân khiến cho người nói vi phạm phương châm hội thoại Có thể là do không nắm được các cấu trúc ngôn ngữ, các quy luật ngôn ngữ nên người nói đã vô tình vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại, nhưng cũng có khi người nói cố ý nhằm thể hiện điều muốn nói hoặc giả vì

tôn trọng phương châm này mà người nói lại vi phạm phương châm khác Chính sự vi phạm ấy đã làm nảy sinh hàm ý, đôi khi còn làm cho sự giao tiếp lệch lạc đi

Xin lưu ý, ý kiến của Cao Xuân Hạo có nhiễu điểm mới Như chúng ta đều biết, Grice chỉ thừa nhận là hàm ngôn khi chúng chỉ là kết quả cố ý của chủ thể phát ngôn, còn một ý nghĩa hàm ẩn do "vựng vẻ" hoặc do tương tác ngữ cảnh nảy sinh, H.P Grice đều gạt ra ngoài đối tượng nghiên cứu Nhưng như Trịnh Sâm đã chỉ ra, trong giao tiếp, thật khó lòng phân biệt hàm

ngôn nào là do chủ đích, hàm ngôn nào là không do chủ đích: tức là nói theo H.Grice, làm sao biết hàm ngôn nào là non narural meaning, hầm ngôn nào

ẽ khai thác vấn để này và coi việc

thude natural meaning [89, 92] Chúng tí

vi phạm phương châm hội thoại là một trong những chiến lược giao

một phương thức tạo hàm ngôn rất đắc địa

Có thể nói, đã có rất nhiều tác giả để cập đến sự vi phạm nguyên

tắc công tác hội thoại làm nảy sinh hàm ngôn của Grice, tuy nhiên có lẽ

Trang 8

đây là tác phẩm miêu tả tỉ mỉ nhất, kĩ lưỡng nhất Điều quan trọng hơn là việc tác giả đưa ra lí do của hàm ngôn, đó là những nhân tố chủ yếu đưa đến việc sử dụng hàm ngôn Và khẳng định: "Hàm ngôn là một sản phẩm của hai xu hướng cổ hữu của con người- xu hướng chơi chữ và xu hướng

thẩm mĩ- vốn rất gần nhau trong thế giới tâm lí: hàm ngôn cũng là một trò chơi chữ như "chơi chữ", và chơi chữ cũng đã bắt đâu là một nghệ thuật "

Vậy thì hàm ngôn cũng là một nghệ thuật

Trong "Câu trong tiếng Việt", Cao Xuân Hạo (chủ biên) cũng đã

bàn đến vấn để hiển ngôn, hàm ngôn và tiền giả định trong câu.Theo tác

giả thì hiển ngôn bao gồm tiền giả định và hiển nghĩa, còn hàm ngôn thì không được hiểu trực tiếp qua câu chữ mà phải suy ra từ nguyên văn, từ các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh Trong hàm ngôn có hàm nghĩa

và ẩn ý

Như vậy, ở đây có sự khác biệt trong quan niệm, trong công trình

trước đây, Cao Xuân Hạo cho rằng: ý nghĩa hàm ẩn= tiền giả định+ hàm ý, trong cuốn sách sau (chủ biên), tác giả lại chủ trương: hiển ngôn= tiền giả

định+ hiển nghĩa Có thể nói rằng, chúng tôi không đủ tri thức để nhận định về sự chọn lựa không nhất quán này Tuy nhiên, để tiện làm việc, chúng tôi chấp nhận cách lí giải trước

Hoàng Tuệ kế thừa quan điểm của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài như Ducrot, Paul Grice, Catherine Kerbrat- Orecchioni dé đưa ra các

thuật ngữ về hiển ngôn, hàm ngôn, tiền giả định

Dẫn thco cách phân tích của Ducrot, ông đã xem hiển ngôn là nghĩa trên bể mặt của phát ngôn trong cấu tạo từ vựng và cú pháp của nó Tiễển giả định là nghĩa không có quan hệ trực tiếp với phát ngôn mà nó là cái tiên để để xây dựng phát ngôn, nghĩa tiền giả định và nghĩa ẩn ý tạo nên

hàm ngôn

“Trong cuốn "Ngữ dụng hoc" [27,25], Nguyễn Đức Dân có đê cập

Trang 9

châm về chất, phương châm cách thức và phương châm quan hệ Theo tác giả, khi giao tiếp có trường hợp vi phạm không cố ý các phương châm này Đó là những tình huống mà các phương châm hội thoại khơng hồ hợp với nhau Tuy nhiên, đôi khi vì tôn trọng phương châm này lại phải vi phạm phương châm khác hoặc người nói cố tình vi phạm một trong các phương châm này để thể hiện điều mình muốn nói mà lại không phải trực tiếp nói ra Và như thế thì khai thác các nguyên tắc hội thoại cũng là một cơ sở quan trọng để tạo hàm ngôn

Trong cuốn sách "Giáo trình nhập môn lô gích hình thức" [31,37],

Nguyễn Đức Dân cũng đã để cập đến một số phương thức tạo hàm ngôn như suy luận, lập luận Suy luận logic bao gồm suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp, suy luận tương tự Suy luận dùng cho cả người lập văn bản

cũng như người tiếp nhận văn bản Bởi vì suy luận rất có giá trị trong việc

xây dựng cũng như giải mã hàm ngôn Đặc biệt, tác giả còn đưa ra hệ

thống lí thuyết lập luận Có thể nói đây là vấn để rất mới mẻ và lí thú, nhất là ng lí lẽ chung, hay còn gọi là những lẽ thường (topos) Những

lẽ thường có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hàm ngôn cũng như việc hiểu hàm ngôn của văn bản

Trong công trình "Lô gích và riếng Việt" [26], Nguyễn Đức Dân đã đưa ra những thuật ngữ có liên quan đến hàm ngôn và phân tích mối quan hệ giữa chúng, ông dùng thuật ngữ hiển ngôn để đối lập với hàm ngôn

Theo ông thì hàm ngôn bao gồm riển giả định và hàm ý Tiền giả định có hai loại là: riền giả định ngữ nghĩa và tiền giả định ngữ dụng Hàm ý có hai

loại là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý ngữ dụng (Nếu hàm ý của một phát ngôn

được hình thành trong một tình huống giao tiếp cụ thể thì gọi là hàm

thoại hay hàm ý ngữ dụng) Sau đó tác giả đi vào nghiên cứu hàm ý của

những câu trỏ quan hệ nhân- quả có các cặp từ nối như: nếu thi; vi nen;

hễ là Loại câu kiểu này thường mang nghĩa tường minh nhưng đôi khi

có những câu lại chứa đựng hàm ý Người nghe muốn nhận biết được hàm

Trang 10

ý của những câu như vậy thì phải thông qua sự suy luận Và điều kiện cần để một câu nhân- quả có hàm ý là người nghe thấy ngay điều hiển nhiên

đúng ở một vế nào đó của nó

Khi đánh giá cao vai trò của lập luận trong giao tiếp, trong bài viết

về "Phương pháp lập luận trong tranh cãi pháp lí", Nguyễn Đức Dân và Lê

Tô Thuý Quỳnh đưa ra hai phương thức lập luận chính như sau: lập luận dùng đúng đắn lo gích hình thức và lập luận không hình thức dựa trên

những lí lẽ chung (lẽ thường, topos) Theo hai tác giả thì lập luận dùng đúng đấn lo gích hình thức có sức thuyết phục nhất Tuy nhiên, trong cuộc sống người ta lại hay dùng lập luận dựa trên những lí lẽ chung Hai tác giả

đã đi vào tìm hiểu hệ thống lí lẽ chung của người Việt và phương thức lập luận dùng những lí lẽ ngôn từ trong tranh cãi pháp lí

Trong cuốn "Ngôn ngữ học: Lĩnh vực- Khái niệm- Khuynh hướng"

của ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Nguyễn Đức Dân có một phân viết

về tiền giả định và tiêu điểm Theo ông, khái niệm tiền giả định và tiêu

điểm được dùng để giải thích ngữ nghĩa của câu qua cấu trúc nổi Giữa tiêu điểm và tiền giả định có mối quan hệ với nhau trong câu hỏi và câu đáp Khi tiêu điểm của một câu thay đổi thì tiền giả định của câu cũng

thay đổi Như thế sẽ tạo ra hiện tượng mơ hồ về tiền giả định

Trong nhận thức của chúng tôi sự mơ hỗ về tiễn giả định hay vi phạm tiền giả định cũng là một cơ sở tạo hàm ngôn

Công trình "Đại cương ngôn ngữ học- Ngữ dựng học" của Đỗ Hữu

Châu đã để cập đến nhiều vấn để có giá trị thiết thực đối với luận văn của chúng tôi Trong chương IV “Lí thuyét ldp luận", tác giả chỉ ra bản chất ngữ dụng của lập luận cũng như đặc tính của quan hệ lập luận Đặc biệt là việc xác lập các lẽ thuding (topos) trong lập luận Trong luận văn, chúng tôi đã vận dụng vấn để này vào việc xác lập phương thức tạo hàm ngôn là: phương thức

Trang 11

Chương VI với tiêu để "Y# nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường mình (hiển

ngôn)", tác giả đã dựa trên quan điểm của Gricc về ý nghĩa hàm ẩn để phân loại ý nghĩa hàm ẩn, các phương thức thực hiện ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn và bản chất các cơ chế suy ý đi từ ý nghĩa tường minh đến

ý nghĩa hàm ẩn [11,361] Theo ông, ý nghĩ hàm ẩn bao gồm hàm ngôn và

tiền giả định Từ đó ông phân tích quan hệ giữa tiền giá định và hàm ngôn rôi tiến hành phân loại hàm ngôn và phân loại tiền giả định

“Trong "Dựng học Việt ngữ", Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập tới nhiều

vấn để liên quan đến dé tài như: chiến lược giao tiếp, nghĩa hàm ngôn và

nghĩa hàm ẩn, tiền đề, nguyên tắc hợp tác và hàm ý trong hội thoại Trong đó chiến lược giao tiếp, phương thức tạo tiền để và phương châm hội thoại là những phương thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu

Khi để cập đến khái niệm riển giả định và phân loại tiền giả định,

George Yule trong cuốn "Dựng học" cho rằng có /iền giả định từ vựng và tiền giả định cấu trúc Tác giả còn đưa ra cách hiểu thế nào là hàm ý, đó là

cái thông báo nhiều hơn cái được nói ra Dựa trên nguyên tắc cộng tác của Grice, ông chia hàm ý thành hai loại: hàm ý hội thoại và hầm ý quy ước Ham ý hội thoại bao gồm hàm ý hội thoại dùng chung, hàm ý hội thoại thang độ, hàm ý hội thoại dùng riêng Ông cho rằng hàm ý hội thoại phụ thuộc vào nguyên tắc cộng tác của Grice, tức là dựa trên các phương châm

hội thoại như: phương châm về chất, phương châm về lượng, phương châm

cách thức và phương châm quan hệ Còn hàm ý quy ước không liên quan

đến nguyên tắc cộng tác mà "liên quan đến những từ riêng biệt và được rút

ra từ những ý nghĩa phụ thêm có được truyền đạt khi những từ này được

dàng" [124.92], vi dụ: nhưng, ngay, cả

Khi tìm hiểu các khái niệm như: riển giá định và hàm ý, trong cuốn

"Phan tích diễn ngôn", Gillian Brown và George Yule cho rằng tiền giả

định là "cái mà người nói xem là cơ sở chung của những người cùng tham

gia hội thoại" [38,55] Hai tác giả đã chia hàm ý ra làm hai loại là hàm ý

Trang 12

hội thoại và hàm ý quy ước như George Yule đã phân loại trong cuốn

“Dụng học"

Trong công trình "Lộ gích ngôn ngữ học", Hoàng Phê cho rằng khi nghiên cứu ngữ nghĩa học nói chung và ngữ nghĩa học tiếng Việt nói riêng thì trước tiên phải nghiên cứu những vấn để ngữ nghĩa của từ Tuy nhiên, ngữ nghĩa của từ không tách rời ngữ nghĩa của câu và ngữ nghĩa của văn bản Điều đó có nghĩa là phải đặt từ vào trong các đơn vị lớn hơn mới thấy được đây đủ những nét nghĩa tỉnh tế và phức tạp của từ Tác giả đi sâu vào

van dé ham ngôn, hiển ngôn, tiền giả định, hàm ý và ngụ ý cũng như phân

tích cụ thể mối quan hệ giữa các thuật ngữ trên Đồng thời, ông áp dung phương pháp "giải toán ngữ nghĩa" để phân tích những lời nói có hàm ngôn

trong tác phẩm Sống mòn của Nam Cao

Lê Đông có bài viết về vai trò của hư từ như: "Ngữ nghĩa- ngữ dựng của hư từ tiếng Việt:

Y# nghĩa đánh giá của các hư từ" Theo tác giả thì hut từ có thuộc tính đánh giá, là phương tiện để đưa vào câu, vào văn bản

tạo nên chiều sâu

những nội dung hàm ẩn khác nhau, tham gia vào việ

của văn bản và tổ chức, liên kết các kiểu nội dung hiển ngôn Như vậy, theo quan điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng, tác giả đã miêu tả và xác định khá

nghĩa đánh giá của hư từ và vai trò của nó trong việc hình thành nghĩa

hàm ẩn

Trong bài "Plương thức liên kết của từ nối", Nguyễn Đức Dân và Lê

Đông cũng đưa ra các phương thức liên kết của từ nối như: liên kết giữa

hiển ngôn và hàm ngôn; liên kết giữa hai hàm ngôn và liên kết giữa ham ngôn và tiền giả định Hai tác giả nhận định: "Trong tiếng Việt, hư từ có một vị trí khá quan trọng", đặc biệt trong việc xây dựng lối nói có ham

ngôn Khi bàn về vai trò của hư từ, trong bài viết "Tiểu từ tình thái cuối Hàm ý của người nói", Nguyễn Thị Ngọc Hân đã đi vào tìm hiểu

vai trò tạo hàm ngôn của tiểu từ "nhé" khi nó đứng ở cuối câu

Trang 13

Trong bài "Ngữ nghĩa ngữ dụng của cặp liên từ lo gic Nếu ì "(92,7], Phạm Văn Tình đã khai thác giá trị lập luận của cặp liên từ nầy theo hướng ngữ dụng (vấn để này được Nguyễn Đức Dân để cập đến trong [26]) Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là việc nhận định về sự

thể hiện của các topos trong giao tiếp và vai trò của tiên giá định trong

việc hình thành các topos Tác giả kết luận: "Hiệu lực lập luận của các

phát ngôn chủ yếu được suy ra một cách ngầm ẩn Như vậy, hàm ngôn chính

là giá trị cơ bản của các lập luận có kết tử" Khi đi sâu vào "Tỉnh lược yếu

tố cấu trúc- Một thủ pháp trong truyện cười" [93.1], tác giả đã đề cập đến

vai trò của tỉnh lược trong việc hình thành hàm ngôn Việc tỉnh lược một yếu tố ngôn ngữ nào đó đã có ở phát ngôn trước mà dựa vào ngữ cảnh có thể

khôi phục được sẽ giúp cho văn bản ngắn gọn, súc tích hơn Tuy nhiên, tỉnh lược không đúng chỗ, không biết cách thì nó lại là con dao hai lưỡi khi tạo ra những câu mơ hồ, câu tối nghĩa mà người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau Cũng theo tác giả, "Im lặng- Một dạng tính lược ngữ dựng" 194.26] cũng có thể chứa đựng một ý đô có chủ ý Có thể là người nói chưa tìm ra cách thích hợp để trao lời, không muốn tiếp tục cuộc hội thoại hoặc để dồn người khác vào một thế lúng túng Do đó, đôi khi im lặng có giá trị hơn rất nhiều lần so với lời nói ra

Như vậy, tỉnh lược không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tạo nên

nghĩa hàm ẩn trong truyện cười mà còn trong giao tiếp nói chung

Bàn về "lẽ ;hường", Lê Bá Miên cũng có bài "LZ thường trong giao tiếp, cơ sở của các hàm ngôn (hay hàm ý)" Theo tác giả, trong giao tiếp thông thường hay giao tiếp nghệ thuật người ta thường dùng các hàm ngôn Hàm ngôn thường phụ thuộc sâu sắc vào hoàn cảnh giao tiếp mà cơ sở là

các lẽ thường (topos), "lẽ thường là những tiền đề, là cái phông chung để

người nói và người nghe hiểu nhau" [69.83] Tác giả đưa ra một số lẽ

thường của hàm ẩn không tự nhiên- một thuật ngữ của H.Gricc như đã

nhắc ở trên

Trang 14

Trinh Thanh Trà có bài viết về "Hành vi điều khiển trong sự kiện lời nói có hàm ẩn" cho rằng: "Lời nói điều khiển hàm ẩn là sự kiện lời nói có hành vỉ chủ hướng điều khiển được thực hiện dưới hình thức của một hành vi ở lời khác nhưng lại có hiệu lực gián tiếp điều khiển" [114.9] Đó là hành

<p Để thực hiện hành vi loại này có nhiều cách khác vi điều khiển gián ti nhau Tác giả chi đi vào các sự kiện lời nói có hành vi chủ hướng điều khiển được thực hiện gián tiếp thông qua hành vi hỏi Theo chúng tôi thì

loại câu hỏi là loại câu được sử dụng nhiêu nhất trong việc hình thành hàm ngôn Bởi vì câu hỏi không phải chỉ dùng với mục đích là để hỏi mà nó còn được dùng với nhiễu mục đích khác : hỏi để chửi, hỏi để thanh minh, hỏi để khẳng định, hỏi để khen, chê

Huỳnh Công Hiển trong "Điều kiện- Tiền đề của ý nghĩa hàm ẩn

trong phát ngôn |48], trên cơ sở vận dụng bộ máy khái niệm của Hô Lê đã

đi vào phân tích hai thuật ngữ: ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn Theo

tác giả thì ý nghĩa hiển hiện có hiển nghĩa và hiển ý: ý nghĩa hàm ẩn có hàm nghĩa và hàm ý Tác giả đã phân biệ ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa

hàm ẩn trên các phương diện như: sự thể hiện, môi trường tôn tại, mục đích

sử dụng, con đường lĩnh hội Với quan điểm "con đường lĩnh hội" là quan trọng nhất, tác giả đã đưa ra những điều kiện để hình thành nghĩa hàm ẩn

như: điều kiện vê cơ chế nội tại của phát ngôn (gồm điều kiện vê cấu trúc

ngôn ngữ và điều kiện từ vựng- ngữ nghĩa); nhóm các điều kiện nằm ngoài cơ chế nội tại của phát ngôn (gồm điều kiện tiên giả định bách khoa, điều

kiện ngữ huống, điều kiện hành vi ngôn ngữ )

2.2 Bên trên, luận văn đã điểm qua một số ý kiến quan yếu li

để từ cách tiếp cận lí thuyết và một số miêu tả trên ngữ Phần sau sẽ xem xét vấn để từ góc nhìn những thủ pháp miêu tả và việc giảng dạy hàm ngôn

Trang 15

Với bài "Những phương thức cấu tạo hàm ngôn trong hội thoại", Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra điều kiện để xét hàm ngôn và một số phương thức tạo hàm ngôn trong hội thoại Thco tác giả, có ba điểu kiện để xét hàm ngôn đó là: Dựa vào quan hệ phi cấu trúc giữa các từ trong phát ngôn, dựa

vào những quan hệ bất bình thường trong phát ngôn và dựa vào mối quan

hệ như thế nào đó giữa người nói

giao tiếp cụ thể [64.60] Sau đó tác giả đưa ra những phương thức

hàm ngôn như: phương thức chơi chữ, phương thức thay đổi vị trí các từ

trong câu, phương thức suy luận

“Theo chúng tôi, bài viết đã kế thừa ý kiến của Hỗ Lê bước đầu tiếp cận được một số phương thức tạo hàm ngôn thường gặp Tuy nhiên trên

thực tế trong hội thoại còn rất nhiều phương thức tạo hàm ngôn khá đa

dạng và phức tạp Đó là một trong những vấn để mà chúng tôi quan tâm Với bài viết "Hàm ngôn và dạy hàm ngôn" [67], Lê Xuân Mậu đã nhận diện hàm ngôn và để cập đến vấn để dạy hàm ngôn trong trường phổ thông trung học hiện nay Theo tác giá thì việc dùng các thuật ngữ giữa các nhà ngôn ngữ học thiếu thống nhất Chẳng hạn, trong ngôn ngữ dùng thuật ngữ hiển ngôn và hàm ngôn còn trong sách giáo khoa lại dùng nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn Mặt khác, việc chọn và phân bố kiến thức dường như thiếu tỉnh lọc Các mẫu câu đưa ra còn xa lạ đối với học sinh dẫn đến việc học sinh không biết giải mã các hàm ngôn trong cuộc sống Điều thiếu sót nữa là trong việc thực hành, các thí dụ lấy từ trong các tác phẩm văn học thiếu các thông tin về tình huống giao tiếp, học sinh sẽ không có dữ kiện để giải bài tập Từ thực trạng đó, tác giả đưa ra một số ý kiến về việc dạy hàm ngôn ở bậc phổ thông trung học là nên day ham ngôn hướng tới cả người nói và người nghe Tức là người nói biết tạo ra

hàm ngôn còn người nghe biết nhận diện hàm ngôn cũng như biết giải mã

hàm ngôn đó Quả vậy, hàm ngôn, bản thân nó đã là một vấn để phức tạp và việc giảng dạy hàm ngôn lại càng phức tạp hơn

Trang 16

Lê Dân cũng để cập đến vấn đề dạy hàm ngôn trong chương trình phổi thông trung học Tuy nhiên, tác giả chỉ đi vào một khía cạnh nhỏ là "7c ngữ

và dạy hàm ngôn" [20,33] Theo tác giả, việc nhận định hàm ngôn trong tục ngữ chính là nghĩa bóng và nghĩa khái quát là chưa đúng Vì hàm ngôn thường phụ thuộc vào phát ngôn cụ thể mà tục ngữ là những câu nói đã định hình, có nghĩa xác định Cho nên, muốn tục ngữ có hàm ngôn thì phải đặt vào những hoàn cảnh phát ngôn cụ thể chứ không phải là nghĩa bóng hay nghĩa khái quát của tục ngữ Nói rõ hơn, hàm ngôn hay ý nghĩa hàm ẩn là vấn để ngữ dụng nó gắn liền với ngữ cảnh giao tiếp

Trong "Tài chơi chữ của Nguyễn Khuyến" [97,10], Dao Than da xem chơi chữ không chỉ "làm xiếc ngôn rừ" mà còn là một biện pháp tu từ Khi khai thác hiện tượng này, ta thường gặp hai tẳng nghĩa: "aghữa mặt chữ và nghĩa bóng, nghĩa ngâm" Tác giả đã phân tích một số biện pháp chơi chữ mà Nguyễn Khuyến đã sử dụng trong thơ Thiết nghĩ, biện pháp chơi chữ không phải chỉ được vận dụng trong thơ mà trong cuộc sống hàng ngày, đó

là một phương thức cấu tạo hàm ngôn rất hữu hiệu

Trong bài viết "Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Bác Qua các tác phẩm bằng tiếng Việt" [120,1] Bùi Khắc Viện cho rằng biện pháp

gây cười được chia làm hai loại: phỉ ngôn ngữ học và ngôn ngữ học Biện

pháp phi ngôn ngữ học gồm những thao tác: lựa chọn, sắp xếp các tình tiết

và bình luận Biện pháp này có tính chất phổ quát có thể áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ Biện pháp ngôn ngữ học là biện pháp đặc thù nhằm khai thác những đặc điểm riêng của từng ngôn ngữ để gây cười Tác giả đã liệt kê ra một số biện pháp gây cười mà Bác sử dụng để tạo hàm ý như: k7

thuật tương phản, chơi chữ Văn thơ của Bác lời íL ý nhiều, dễ hiểu mà

sâu sắc, đặc biệt là những câu châm biếm, hài hước

Vé mặt lí thuyết, sự lưỡng phân thành hai biện pháp ngôn ngữ học và

phi ngôn ngữ học cần phải xem xét lại Tuy nhiên, về mặt phân tích cụ thể,

Trang 17

bài viết có nhiều khám phá, trong đó kĩ thuật phân tích hàm ngôn đáng được chú ý

Khi nghỉ

cứu về "Nghệ thuật tổ chức văn bản trong truyện cười Bác

Ba Phi" [88], Trịnh Sâm đã coi văn bản như một chỉnh thể giao tiếp nghệ thuật và tiến hành mơ hình hố chúng Tác giả đã chỉ ra một số thủ pháp nghệ thuật về tổ chức văn bản Qua khảo sát 56 truyện cười Bác Ba Phi, tác

giả tìm được 4 cấu trúc chính: cấu rrúc tuyến tính, cấu trúc đảo trình tự, cấu

trúc song hành và cấu trúc hỗn hợp và 3 biện pháp tổ chức văn bản bao trầm lên tất cả các cấu trúc vừa nhắc là: thứ pháp chuẩn bị ngữ cảnh, thủ pháp khuyếch đại và thủ pháp răng tiến Trong bài viết, tác giả đã tập trung phân

tích, bị

giải hai cấu trúc là cấu trúc tuyến tính và cấu trúc đảo trật tự

Cũng về truyện cười Bác Ba Phi, Trần Hoàng lại đi vào khía cạnh

"Những sắc thái độc đáo của tiếng cười dân gian Nam Bộ qua truyện kể Ba

Phi" [53,8] Tác giả rút ra một số biện pháp gây cười là ngoz dự (cường

điệu, phúng dụ, khoa trương) và một số biện pháp 0 từ văn bản (đó là phương thức mở rộng), đặc biệt nhất vẫn là giọng điệu thuân khẩu ngữ

Nam Bộ (thể hiện qua việc dùng các rừ xưng hô, tiểu từ, từ địa phương, quán ngữ, thành ngữ, cách ví von, miêu tả ) Có thể nói rằng những

phương thức mà tác giả đã nêu trên không chỉ tạo nên tiếng cười trong

truyện cười Ba Phi mà cũng có thể được coi là các phương thức tạo nên tiếng cười nói chung trong cuộc sống Bởi vì chúng có khả năng tạo nên

một giá trị hàm ẩn khá lí thú

Trong "Hành trình vào xứ sở cười", Vũ Ngọc Khánh đã đi vào im hiểu về tiếng cười của người Việt Thco tác giả có ba phương pháp chính

gây cười trong các truyện cười của người Việt Nam, đó là: Biến hố ngơn

ngữ để gây cười (gồm chơi chữ và nói lái), cưỡng chế ngôn ngữ để gây cười

(như: gài bẫy đối tượng, tạo bất ngờ, những câu chuyện phi lí, cường điệu)

ẫu nhân vật để gây cười [55,30] Tác giả minh chứng

và tạo trò đàa và mẫ

điều đó qua một số chuyện cười tiêu biểu

Trang 18

Sở đĩ chúng tôi đưa vấn để này ra bởi vì hàm ngôn thể hiện sâu sắc nhất trong truyện cười Hay nói đúng hơn thì truyện cười nào cũng chứa đựng hàm ngôn Trong số những phương thức tạo hàm ngôn mà chúng tôi đưa ra cũng có một số phương thức liên quan đến phương pháp gây cười mà tác giả

đã để

Khi đề cập đến "Mới ngược, nói mát và việc hiểu nghĩa văn bản"

[16.9], Mai Ngọc Chừ cho rằng: muốn để một từ nào đó được hiểu với ý nghĩa ngược lại, người ta thường kéo dài giọng và nhấn mạnh các từ đó để gây sự chú ý của người nghe Các từ ngữ được dùng để nói ngược, nói mát thường là tính từ Quả thật, trong cuộc sống có những cách nói ngược thật dễ hiểu (như những bài hát đồng dao, các bài về nói ngược) nhưng cũng có những cách nói ngược không dễ gì hiểu ngay được nếu không dựa vào trọng âm hay vào từ ngữ

Thco chúng tôi thì dựa vào trọng âm và từ ngữ để hiểu những câu nói ngược, nói mát là chưa thực sự đẩy đủ, mà điều quan trọng nhất có lẽ vẫn là ngữ cảnh Vì hàm ngôn phụ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh, bao gồm ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh văn hoá

Với đề tài "Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn

ngữ Nguyễn Công Hoan" [42], Nguyễn Văn Hương đã dựa trên quan điểm

của một số nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước để nêu ra định nghĩa về hàm

ngôn và phân tích mối quan hệ giữa thuật ngữ hàm ngôn và một số thuật

ngữ hữu quan như: hiển ngôn, tiền giả định, hàm ý Sau đó tác giả vận dụng

vào nghiên cứu vai trò của hư từ đối với việc hình thành hàm ý trong ngôn

ngữ Nguyễn Công Hoan Đề tài có giá trị thực tiễn, giúp cho chúng ta hiểu sâu hơn những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan Đặc biệt là những tác

phẩm giảng dạy trong chương trình phổ thông trung học

“Trong "Sử dựng từ ngữ trong tiếng Việt" [50], Hỗ Lê- Lê Trung Hoa

đề cập đến ý nghĩa của việc chơi chữ và cách ứng dụng Hai tác giả đưa ra

13 kiểu chơi chữ trong tiếng Việt Có những lối chơi chữ rất quen thuộc

Trang 19

thường dùng nên được mọi người biết đến như: nói lái, chơi chữ dựa vào từ đồng âm, chơi chữ dàng trường nghĩa, chiết tự Có những cách chơi chữ

inh của từ đa

khá độc đáo rất hiếm gặp như: chơi chữ sử dụng nghĩa ph:

nghĩa Đặc biệt, hai ông còn đi vào tìm hiểu lối chơi chữ trong thành ngữ,

tục ngữ, ca dao và trong truyện Kiểu

Trong giao tiếp, thỉnh thoảng người nói thường chêm xen vào những

câu nói thông thường một vài thành ngữ, tục ngữ, một câu ca dao hay một

câu Kiểu Chính vì thế mà việc khai thác lối chơi chữ trên ngữ liệu dân gian và truyện Kiểu có vai trò rất quan trọng bởi vì chúng có một lượng thông tỉn tương đối cao và hẳu hết chúng đều chứa hàm ý Như đã nói ở trên, chúng tôi xem chơi chữ là một trong những phương thức tạo hàm

ngôn hữu hiệu mà luận văn sẽ đẻ cập đến

2.3 Như vậy, trên bình diện lí thuyết cũng như trên bình diện phân tích cụ thể, các công trình trên đây đã dé cập khá toàn diện đến hàm ngôn

và những vấn để hữu quan Trên cơ sở kế thừa các công tình đi trước, luận văn sẽ đi vào cách thức tổ chức văn bản và cố gắng lược quy thành những

phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Hàm ngôn là một vấn để phức tạp vẫn còn để ngỏ Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm tòi và khám phá nó Thực tế cho thấy, hiện

nay chưa có sự thống nhất về thuật ngữ này cũng như các thuật ngữ có liên

quan

Luận văn của chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu các cách định nghĩa của các nhà ngôn ngữ về hàm ngôn và đĩ nhiên là cả các thuật ngữ có liên quan đến hàm ngôn như: hàm ẩn, tiền giả định, hàm ý để từ đi đó đến một cách hiểu tương đối bao quát nhất về hàm ngôn Sau đó, chúng tôi tiến hành phân loại hàm ngôn và làm sáng tỏ chức năng ý nghĩa của nó

“Trên cơ sở này, luận văn tập trung đi vào nghiên cứu một số phương thức

hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt Mỗi một phương thức, chúng tôi sẽ

Trang 20

đưa ra ví dụ minh họa rồi tiến hành miêu tả để thấy được cơ chế hoạt động của nó Có những phương thức, chúng tôi chỉ miêu tả sơ lược vì đó là những phương thức khá quen thuộc, hơn nữa ví dụ cũng dễ nhận biết Tuy nhiên, có những phương thức chúng tôi phải đưa ra nhiễu ví dụ và miêu tả ti mi vi d6 là phương

vào nhiều yếu tố

thức mới, ít gặp hoặc cách hiểu hàm ngôn còn phụ thuộ

khác Đó chính là những trường hợp phụ thuộc vào ngữ cảnh Như chúng ta đều biết, về nguyên tắc các loại văn bản nghệ thuật, các diễn ngôn hội thoại đều có khả năng tạo hàm ngôn, nhưng phải thừa nhận do nhiều lí do trong và ngồi ngơn ngữ, hầu hết truyện cười đều tập trung khá đều đặn các phương thức hàm ngôn

3.2 Về khái niệm (ruyện cười tiếng Việt, chúng tôi nhận thức như

sau: Đó là những văn bản mà trong tổ chức ngôn từ (hiểu theo nghĩa rộng)

theo một cách thức nào đó để gây nên tiếng cười Do vậy, truyện cười

được hiểu rất rộng, chứ không bó hẹp trong truyện cười dân gian Đó cũng

là lí do giải thích vì sao chúng tôi sưu tập cả những ngữ liệu trong tác phẩm văn chương lẫn truyện cười hiện đại Nói rộng ra, hễ văn bản nào có chứa

các yếu tố gây cười do các phương tiện ngôn ngữ, bao gôm ở các cấp độ từ

ngữ và đến tổ chức văn bản đều là đối tượng khảo sát của luận văn này

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Nội dung để tài trải dài trên một bình di

rộng, lại liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nên luận văn dùng nhiễu phương pháp và thủ pháp khác nhau

'Vê phương pháp chung, hai phương pháp được vận dụng là phương pháp phân tích hệ thống cấu trúc và phương pháp ngữ dụng Chúng tôi hình dung mỗi văn bản dù dài hay ngắn đều là một chỉnh thể, có một hệ thống cấu trúc riêng, trong đó các cấu tố có quan hệ gắn bó với nhau Chính nhờ vào mối quan hệ này mà người thụ ngôn có thể giải mã được

Trang 21

Về các thủ pháp, chúng tôi sử dụng thủ pháp miêu tả phân loại theo hướng vừa phân tích vừa tổng hợp, tuỳ theo yêu cầu của việc khảo sát 4.2 Nguồn tài liệu tham khảo

Tài liệu lí thuyết là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ trong nước và các tài liệu dịch của nước ngoài Chủ yếu là các tài liệu về ngữ dụng học

Ngoài ra, nguồn dẫn liệu được sử dụng chính là các truyện cười Vị

như: Hành trình đến xứ sở cười, cười hở mười cái răng, chuyện vui chữ nghĩa,

chuyện đố nhịn được cười, cười cong cả lưng, truyện cười dân gian Việt Nam

v.v va một số truyện ngắn của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan 5 DONG GOP CUA LUAN VAN

Luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn để lí thuyết mà thông qua những phân tích miêu tả cụ thể, sẽ khái quát một số phương thức tạo hàm ngôn nhằm cung cấp thêm một cái nhìn toàn diện về cơ

chế tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt Đây cũng là những gợi

ý tốt cho việc giảng dạy hàm ngôn, một vấn để rất có ý nghĩa ở nhà trường phổ thông mà do nhiễu lí do hiện nay rất được đội ngũ giáo viên

quan tâm chú ý Từ đó, dựa vào các cơ chế tạo hàm ngôn này chúng ta

có thể sản sinh ra truyện cut

6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phân Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Nguồn gốc các cứ liệu trích liệu, luận văn được trình bày trong hai chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung

Chương này chúng tôi tổng quan các cách tiếp cận của các nhà ngôn ngữ học để tìm hiểu về khái niệm về thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ

hữu quan như riền giả định, nghĩa hiển ngôn đồng thời, phân tích mối

quan hệ giữa ý nghĩa hàm ngôn với

c thuật ngữ đã nêu Chúng tôi sẽ tiến hành phân loại ý nghĩa hàm ngôn, tìm hiểu về chức năng của nó cũng

như một số vấn đề về văn hố ngơn ngữ học của ý nghĩa hàm ngôn

Trang 22

Chương 2: Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt Trong chương này, chúng tôi phân loại và miêu tả các phương thức tạo hàm ngôn phổ biến Nguồn ngữ liệu để phân tích miêu tả là các truyện

cười chính danh và một số văn bản tiếng Việt có chứa yếu tố gây cười

Trang 23

Chương một:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

1.1 Thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan

Trong phan này, chúng tôi đi vào tìm hiểu thuật ngữ hàm ngôn và

một số thuật ngữ có liên quan như: hiển ngôn, tiền giả định, hàm ý

Hâu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nghĩa hàm ngôn là nghĩa không hiện ngay ra trên bể mặt phát ngôn, đối lập với nghĩa hiển ngôn là nghĩa hiện rõ từ hình thức bể mặt của phát ngôn Paul Grice cho rằng: nói một cách hiển ngôn là "nói một điều gì đó", nói một

ách hàm ngôn là "làm cho ai đó nghĩ tới một điều gì đó", Catherine Kerbart- Oreechioni cũng ghi nhận: hiển ngôn là "cái người ra nói ra", còn hàm ngôn là "cái

người ta muốn nói mà không nói ra"

a) Theo Hoang Tué [118,927], các cách nhận định bên trên đều

đúng và tương đối khái quát, ngắn gọn, dễ nhớ nhưng phải nhấn mạnh tới: quan hệ mật thiết giữa hiển ngôn và hàm ngôn: sự đối lập giữa hiển ngôn và hàm ngôn Dựa vào định nghĩa của Cathcrine Kerbart- Orccchioni, Hoàng Tuệ phát biểu:

Tiền giả định bao gồm những thông tin tuy không được nói ra, nhưng một cách tự động, được ghỉ vào phát ngôn, từ phát ngôn được suy ra

Nghĩa ẩn ý là những thông tỉn được chuyển đến bằng một phát ngôn, nhưng sự hiện thực hoá chúng vẫn phải phụ thuộc vào những điều kiện của tình huống cụ thể

Nghĩa ẩn ý + tiền giả định = hàm ngôn (điều không nói ra) Tuy

nhiên, tiền giả định và ẩn ý có sự khác nhau quan trọng Nghĩa hàm ẩn đòi

hỏi có sự giải mã đặc biệt Ngoài mã ngôn ngữ phải có mã tâm lí xã hội,

mã văn hoá

Trang 24

b) Cao Xuân Hạo [44.468] đã đưa ra khái niệm về nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn như sau: Mỗi câu nói đều truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định Thông báo này gồm hai phan:

Phân thứ nhất là những gì người nghe có thể trực tiếp nhận ra nhờ

nghĩa nguyên văn (gồm có nghĩa đen và một số nghĩa bóng quen thuộc)

của những từ ngữ có mặt trong câu và nhờ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy Đó là nghĩa hiển ngôn của câu nói

Phân thứ hai là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói

Ta thấy mỗi câu nói, ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ ngữ (nghĩa hiển ngôn), còn có thể thông báo cho người nghe nhiễu điểu

không thấy có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ (nghĩa hàm ẩn)

Nghĩa hàm ẩn có một vị trí hết sức quan trọng trong sự giao tiếp bằng

ngôn ngữ Nhiều khi nó còn quan trọng hơn cả nghĩa hiển ngôn Không hiểu nghĩa ham ẩn của một câu nói là chưa thật sự hiểu câu nói đó

Về khái niệm tiễn giả định và hàm ý, tác giả nhận định:

Tiên giả định của một câu nói là một điều gì phải được giả định là đã có trước khi nói câu nói đó, vì nếu không có điều này thì không thể có câu nói đó được (câu nói đó sẽ trở thành phi lí hoặc không thể hiểu được)

Hàm ý của một câu nói là một điều gì mà khi nghe câu ấy, người nghe phải rút ra như một hệ quả tất nhiên

Tiên giả định và hàm ý được người nghe hiểu qua hai hướng suy diễn:

- Tiên giả định là diễn ra trước khi nói hoặc đã có sẵn trong khi

nói câu nói ấy

- Hàm ý là cái diễn ra hay phải có sau khi hoặc ngay khi câu ấy

được nói ra

Trang 25

Tiên giả định và hàm ý có thể toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả câu với sự đóng góp của ngữ cảnh và tình huống: nhưng bên trong câu có

những từ mà nghĩa chứa đựng tiên giả định và hàm ý

©) Cao Xuân Hạo, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất

Tươm gọi hiển ngôn là thông báo có thể được tiếp nhận ngay ở cái nghĩa bê mặt của câu nói, chỉ cẩn một ngữ cảnh để nắm được những sở chỉ cẩn biết trong câu Không có một ý lắt léo, một thâm ý nào ẩn náu trong câu Đó là một câu chỉ có "nghĩa nguyên văn", một câu chỉ có nghĩa hiển ngôn

Cái làm cho người nghe tiếp nhận một thông báo với điều kiện giả định là tiền để của câu là có thật, là đúng Những tiễn để được giả định là đúng trong hiển ngôn gọi là tiền giả định của câu Câu chỉ có nghĩa đúng

hay sai khi tiễn giả định là đúng Những tiền để được giả định là đúng

trong hiển ngôn gọi là tiền giả định của câu Câu sẽ vô nghĩa, vô giá trị, không làm được gì trong chức năng giao tiếp khi tiền giả định của nó là

không có thật, là sai

Tiên giả định không có giá trị thông báo, không thuộc nội dung của hiển nghĩa nhưng nó là điều kiện tiên quyết để hiển nghĩa của câu có thể đúng hay sai Nếu bị vu oan một điều gì với một tiền giả định ngụy tạo thì phải bác bỏ ngay cái tiền giá định ngụy tạo ấy chứ không được bác bỏ cái hiển nghĩa của câu Nếu tiền giả định được bác bỏ thì hiển nghĩa của câu không còn giá trị nữa

Hàm ngôn là những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh

nguyên văn và:

+ Nếu ý suy ra vẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong nguyên văn thì đó là hàm nghĩa

+ Nếu ý suy ra chỉ có thể thấy trong ngôn cảnh, thì người nghe rất có

thể không nhận ra, nhưng nếu nhận ra mà phản ứng chống lại thì người nói

hoàn toàn có thể chối rằng mình không hÈ nói như thế Cái ý ẩn đằng sau

Trang 26

nguyén van, khOng hé duge diễn ra bằng lời ấy gọi là ẩn ý Trong giao tiếp, ẩn ý của người nói còn thể hiện qua dụng ý lạc đẻ, vi phạm nguyên tắc cộng tác trong hội thoại (xem 4 phương châm hội thoại của Grice) Nhưng ẩn ý không được diễn đạt ra nên cũng rất dễ chối, vì nhận ra thái độ không bằng lòng của người nghe đối với câu có ẩn ý

4) Gillian Brown- Georrge Yule cho rằng khái niệm tiền giả định cần thiết trong phân tích diễn ngôn tiên giả định ngữ dụng, có nghĩa là "nd

được định nghĩa trên cơ sở các giả định về những điều mà theo người nói thì người nghe có thể chấp nhận không tranh cãi" [38,56] Khái niệm về "cơ sé

chung" được thừa nhận cũng liên quan đến việc nêu rõ đặc điểm của tiền

giả định và có thể thấy trong định nghĩa sau đây của Stalnakr: Tiền giả định là cái mà người nói xem là cơ sở chung của những người tham gia hội

thoại

Nguồn được giả định của tiền giả định là của người nói chứ không phải là tiền giá định của câu hay mệnh đề

“Thuật ngữ "hàm ý" được Gricc dùng để giải thích điều người nói ngụ ý, để nghị hay muốn, khác với điều anh ta thực tế nói ra Có những hàm ý quy ước mà theo Grice, "được quyết định bởi quy ước của từ"

Hàm ý hội thoại xuất phát từ nguyên lí chung trong hội thoại và một

số châm ngôn (maxim) mà người nói thường tuân theo Một số nguyên tắc

nhưng là nguyên tắc hợp tác được Gricc định nghĩa như sau: Hãy đóng góp

cho hội thoại theo như yêu cầu của hội thoại, đúng thời điểm, theo mục

đích và phương hướng đã được chấp nhận trong cuộc trao đổi mà bạn tham

gia Những quy ước hội thoại hay châm ngôn hỗ trợ cho nguyên lí trên gồm có: lượng; chất; quan hệ và cách thức

Ngoài ra, Grice còn xếp châm ngôn lịch sự cũng thường được tuân theo; trong số các châm ngôn trên châm ngôn về phương cách không được áp dụng rộng rãi trong hội thoại

Trang 27

Qua mô tả các chuẩn mà người nói phải tuân thco trong hội thoại, Gricc có thể mô tả loại nghĩa người nói có thể chuyển đạt bằng cách "phá bỏ" một trong các châm ngôn Việc phá bỏ này đưa đến kết quả là người nói, bên cạnh nghĩa đen của phát ngôn, có thể chuyển đạt một nghĩa khác, đó là hàm ý hội thoại

đ) Hoàng Phê cho rằng "chúng 0a nói điều này, nhưng lại muốn cho

người khác từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữãa

Điều nói gián tiếp đó, chúng tôi đề nghị gọi là hàm ngôn, đối lập với hiển

ngôn là điều nói ra trực tiếp Khi một lời có hàm ngôn, thì ý hàm ngôn

thường là quan trọng, thậm chí có khi hiển ngôn chỉ là dàng để nói hàm

ngôn, ý hàm ngôn mới là ý chính" [81]

Như vậy, trong một thông báo, muốn tác động đến tư tưởng, tình cảm của người nghe thì hình thức hàm ngôn có hiệu lực hơn hàm ngôn

Ví dụ: Vợ cần nhần chẳng:

- Trước kia anh cảm thấy hạnh phúc, sung sướng nếu được nhìn thấy

em mỗi ngày dù chỉ vài phút

- Thì bây giờ cũng thế! [Anh Côi: 38]

Nghĩa hiển ngôn trong câu nói của người chồng có vẻ như anh ta vẫn khẳng định rằng trước kia và cả bây giờ anh ta vẫn rất yêu vợ Thế nhưng căn cứ vào ngữ cảnh, vào thực tế khách quan thì anh ta lại có hàm ý khác Bởi vì trước kia còn yêu nhau thời gian được ở bên nhau ít hơn thời gian xa nhau Còn bây giờ là vợ chỗng suốt ngày ở bên nhau cho nên hiển nhiên là không cân phải ao ước "vài phức" nữa Do đó anh ta hàm ý rằng anh ta đang rất chán, ước gì chỉ phải gặp vợ vài phút một ngày (để khỏi phải nghc

vợ cần nhằn, nhiếc móc) thì anh ta cũng rất hạnh phúc!

Tác giả để cập đến mối quan hệ giữa hàm ngôn và tiền giả định Theo

ông, tiền giả định là "những điều mà coi như đã biết rồi, hoặc nếu chưa biết thì

cũng phải thừa nhận là đúng, như vậy thì câu hoặc lời mới thật sự có ý nghĩa"

Trang 28

Ví dụ: "Tàu dừng" có tiên giả định là trước đó "tàu chạy", thậm chí khi phú định "tàu chưa dừng" thì tiên giả định "tàu chạy" vẫn không bị bác

bỏ

Giữa hàm ngôn và tiền giả định có mối quan hệ chặt chẽ và tác

động lẫn nhau: "Tiền giả định là cơ sở cho hàm ngôn và cùng với hiển ngôn là cơ sở cho hàm ngôn" Vì chúng có mối quan hệ tương thích với nhau và

vì "Tiền giả định có giá trị một tiên đề, không thể phủ định được", cho nên

nếu hiển ngôn có mâu thuẫn với tiển giả định thì phải xem xét lại hiển ngôn Tức là phải hiểu lại thành tố cái mới trong hiển ngôn hay phải hiểu khác với bình thường, sao cho hiển ngôn không còn mâu thuẫn với tiền giả

định

Mối quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn làm xuất hiện trường hợp sau: Khi một tiền giả định bị triệt tiêu, thì nội dung của nó không mất đi mà lại chuyển thành một nội dung của hàm ngôn, và từ không có giá trị thông báo lại trở thành có giá tri thông báo Người nói dùng một tiền giả định của câu chuyển thành một hàm ngôn của lời

Như chúng tôi đã để cập đến trong phần "Lịch sử vấn để" là có sự thiếu thống nhất giữa các nhà ngôn ngữ khi gọi tên những thuật ngữ ngôn ngữ học Vì vậy, thiết tưởng cân phải tiếp tục biện giải, trước khi chọn một giải pháp

e) Đỗ Hữu Châu lại sử dụng thuật ngữ nghĩa tường mỉnh và nghĩa

hàm ẩn Theo ông thì ý nghĩa tường minh là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại như ngữ âm, từ ngữ, cú pháp, hay còn gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn ý nghĩa hàm ẩn là các ý nghĩa nhờ suy ý dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ mới

nắm bắt được

Tiền giả định là "những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi,

bất tất phải đặt thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên

thừa nhận" Ông dẫn lại định nghĩa của C Kerbrat- Orchioni về tiền giả

Trang 29

định: "Chúng tôi xem tién gid dinh la tat cé cdc thong tin mac di khong

được truyền báo một cách tường mình (tức là không cấu thành đối tượng truyền báo chân chính của thông điệp) nhưng phải được tự động diễn đạt

bởi tổ chức hình thức của phát ngôn, nằm sẵn trong tổ chức của phát ngơn

bất kể hồn cảnh của phát ngôn như thế nào" [11,370]

Ông cũng thừa nhận giữa nghĩa hàm ngôn, nghĩa tường minh và tiễn giả định có mối quan hệ gắn bó Dựa vào tiền giả định, người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó thì không thể suy ra nghĩa hàm ngôn thích hợp Tuy nhiên không loại trừ trường hợp hàm ngôn từ hàm ngôn do ý nghĩa tường mình của hiển

ngôn mà có

Tiên giả định ít phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp còn hàm ngôn phụ thuộc sâu sắc vào ngữ cảnh giao tiếp Hàm ngôn còn dựa vào các topos còn tiên giả định thì không phụ thuộc vào một topos nào cả Tuy nhiên, trong một diễn ngôn, có thể có sự "chuyển giao" tiền giả định từ tiên ngôn cho phát ngôn sau, có nghĩa là điều được nói đến trong tiên ngôn có thể

làm tiền giả định cho phát ngôn sau

Mặt khác, xét về lượng thông tin và tính năng động trong hội thoại, thì tiễn giả định có lượng thông tin thấp hay nói cách khác là thường không có hiệu quả thông tin, còn ý nghĩa tường minh và hàm ngôn có tính năng động hội thoại cao hơn tiên giả định (có lượng thông tin cao) Do đó, hàm ngôn là một bước thúc đẩy hội thoại tiến lên đạt đến đích, còn tiên giả định có khi cản trở hội thoại tiến lên theo cái đích đã có

Các giá trị thông tin của tiền giả định cũng bị chỉ phối bởi tâm thức người đọc, người nghe xem là cái đã biết rồi hoặc những cái đương nhiên

phải như thế thì không có giá trị thông tỉn Nếu người đọc, người nghe chưa

Trang 30

biết về tiễn giả định đó hoặc cho là sai nên tin là nó là sự thật thì tiên giả định có giá trị thông tin

Ví dụ:

*Nó hênh hoang quá, thật là chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng!" Cau "Chua dé ong nghè đã đe hàng tổng" có nguồn gốc thế nào,

không phải ai cũng biết Nếu người nào biết thì tiền giả định không có giá trị thông tin nhưng đối với người chưa biết thi tiển giả định có giá trị thông tin, vì người ta phải tìm hiểu xem "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" là thế nào

Tiên giả định không thay đổi khi phát ngôn bị phủ định, nó luôn đúng bất kể ý nghĩa tường minh đúng hay sai Còn hàm ngôn có thể đúng, có thể sai khi ý nghĩa tường minh chuyển từ sai sang đúng Mặt khác, tiễn giả định có tính bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra nó Còn hàm ngôn thì lại không giữ nguyên khi hành vi ngôn ngữ thay đổi đối với ý nghĩa tường minh

Tiên giả định không thể loại bỏ ngay trong cùng một phát ngôn bởi cùng một người nói ra Việc khử tiễn giả định bằng những kết tố lập luận nghịch hướng sẽ dẫn tới sự vô nghĩa hoặc mâu thuẫn còn hàm ngôn có thể khử một cách dễ dàng nhờ kết tử đối nghịch (kết tử là yếu tố tác động vào một hoặc nhiễu phát ngôn để làm thành một lập luận Kết tử liên kết luận cứ với kết luận)

0 Hồ Lê cũng dùng thuật ngữ "ý nghĩa hàm ẩn" và đặt trong thế đối

lập với "ý nghĩa hiển hiện", rồi từ đó đi vào hai khái niệm "ý nghĩa hiển

ôn" và "ý nghĩa hàm ngôn"

Nghĩa hiển hiện là loại ý nghĩa mà các phương tiện dùng để thể hiện

nó đều thể hiện rõ trên bŠ mặt của phát ngôn Y # nghĩa hàm ẩn là loại ý nghĩa mà các phương tiện để thể hiện nó không thể hiện rõ lên trên bê mặt của phát ngôn Chúng có thể nằm xung quanh (như văn chu), ở bên ngoài

Trang 31

phát ngơn (hồn cảnh nói năng, viết lách) và ở tầng sâu hơn bề mặt hình thức phát ngôn (liên tưởng tuyến tính, nói lái

Theo ông thì nghĩa hiển hiện lại có thể phân tích thành hiển nghĩa và hiển ý Nghĩa hàm ẩn có thể phân tích thành hàm nghĩa và hàm ý

Hàm nghĩa phản ánh những phương diện nghĩa hàm ẩn bổ sung cho

hiển nghĩa của phát ngôn "Hàm ý thì phản ánh tất cả những ý nghĩa, tình

thái hàm ẩn mà người phát ngôn kí thác vào phát ngơn nhưng nằm ngồi ý

nghĩa hiển hiện của phát ngôn" [60.335] Còn tiền giả định là cái phần nội dung trong phát ngôn có tác dụng làm cơ sở cho sự hiểu và đánh giá tính hợp lí hay không hợp lí của ý nghĩa phát ngôn

Bàn về mối quan hệ giữa ý nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa hiển hiện và tiền giả định, tác giả cho rằng: từ nghĩa hiển hiện có thể dẫn đến ý nghĩa hàm ẩn Điều kiện để dẫn xuất là sự suy ý và tiền giả định của phát ngôn

- Sự suy ý (implicature) giúp người đọc hiểu được nghĩa hàm ẩn của

phát ngôn

Ví dụ: Một chàng trai trẻ, vào cửa hàng sách hỏi mua một ít thiệp

nhân ngày mông 8 tháng 3

- Có loại thiệp gì tình tình một tí không em?

- Có chứ! Đây anh xem, một tấm thiệp tuyệt đẹp với dòng chữ: "Mến tặng người yêu duy nhất Yêu em mãi mãi"

- Tuyệt lắm Em làm ơn gói cho anh hai chục cái (Anh Côi, tr6) Dựa vào mối quan hệ giữa nội dung tấm thiệp và lời để nghị "gói cho anh hai chục cái" mà ta suy ra được hàm ngôn của câu chuyện Anh chàng nọ là người không đứng đắn, đối với anh ta thì cô gái nào cũng là "»gười yêu duy

nhất" và trong cùng một lúc anh ta có tới "hai chục" "người yêu duy nhất " - Tiên giả định phải dựa vào bối cảnh của phát ngôn Bối cảnh của phát ngôn có thể là bối cảnh giả tưởng hoặc bối cảnh thực tế Bối cảnh thực tế lại có thể là bối cảnh của sự nói thật hoặc sự nói đùa Chẳng hạn, một người nói thật còn một người nói đùa thì sự suy ý không thực hiện được

Trang 32

Ví dụ: Một cậu học trò phải làm một bài tập làm văn ở nhà với đề “Nguôn gốc của gia đình em" Cậu hỏi bà mẹ: - Mẹ ơi, mẹ từ đâu ra? - Một con cò đã cắp mẹ đến - Thế còn con? - Con cũng thé - Ông m - Cả ông nội cũng cò quắp đến- Bà mẹ trả lời

Cậu nhóc nghe xong nhíu mày đặt bút viết: "Đã ba thế hệ nay gia

đình em không hề có sự sinh sẵn bình thường!" (Anh Côi, tr.12)

Trong câu chuyện trên, cậu bé hỏi thật vì đó là bài làm văn của cậu, nhưng bà mẹ thì lại cứ tưởng đó là những câu hỏi vớ vẩn mà cậu con trai mình vẫn hỏi thường ngày Do đó, hàm ẩn của truyện là chúng ta phải tìm hiểu xem tại sao trẻ con lại đưa ra câu hỏi đó và không nên giải thích qua loa những vấn để mà con trẻ hỏi Vì có thể đưa đến những kết quả không lường trước Mối quan hệ giữa nghĩa hàm ẩn và nghĩa hiển hiện còn được thực hiện như sau - Nếu hiển nghĩa nói về sự kiện này còn hàm ý nói về sự kiện khác thì hàm ý này gọi là ẩn ý Ví dụ:

Con gái hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, sao mẹ lại lấy bố?

Bà mẹ thở dài não ruột, trầm tư đáp:

- Đấy, ngay cä con gái tôi mà cũng phải hỏi tôi câu đó (Anh Côi, tr20)

Cô con gái muốn hỏi lí do nào mà mẹ lại lấy bố, có thể ý cô ta muốn nghe mẹ đưa ra những ưu điểm của bố mình so với những người đàn ông

Trang 33

"thở dài não ruột" và câu trả lời của bà mang ẩn ý: ông chông bà là người không hể có ưu điểm gì, và bà cũng không hiểu được tại sao bà lại lấy ông Đó là một sai lầm của bà, bà nghĩ rằng cô con gái cũng biết điều đó nên mới hỏi như vậy

~ Những định hướng phát ngôn, thái độ, tâm trạng và tình cảm phát ngôn ở chiều sâu- hàm ý khác hẳn với những cái được diễn đạt bằng hiển

ý ở bể mặt Hàm ý này gọi là ngự ý

Ví dụ: Thường thì phụ nữ lấy chồng với ước vọng thầm kín rằng mình

có thể thay đổi được chỗng, còn đàn ông lấy vợ lại với ước vọng thâm kín là

người vợ sẽ mãi như lúc còn là người yêu (Anh Côi- tr43)

“Thông thường thì trước khi lấy vợ, đàn ông thường sống cẩu thả, bừa bãi, phụ nữ khi còn đang yêu là người rất dịu dàng, dễ bảo Như vậy, ngụ ý ở đây l

cẩu thả, bừa bãi) còn phụ nữ thì lại thay đổi, từ một người dịu dàng, dễ bảo

sau khi có gia đình thì đàn ông vẫn vậy, không hễ thay đổi (vẫn

lại trở thành một người lắm điều, đanh đá, nói chung là khác hẳn với khi đang yêu

-_ý muốn dùng phát ngôn để tác động như thế nào đó đến phía người thụ ngôn Hàm ý này gọi là dựng ý

Ví dụ: Một con chó ở một cái bãi giữa sông, bên bờ phía đông có một ngôi chùa, bên bờ phía tây cũng có một ngôi chùa Chuông chia

nào vang lên, chó cứ bơi đến là đều được bữa ăn no

Một hôm, cả hai chùa cùng nện chuông một lượt, chó ta bèn nhào xuống sông bơi đi kiếm ăn Nhưng muốn qua chùa bên đông, lại sợ chùa bên tây có thức ăn ngon hơn Chó ta lưỡng lự mãi, cuối cùng bơi một quãng về bên đông, lại quay trở lại; bơi một quãng về bên tây, cứ chơi vơi giữa sông cho đến khi đuối sức, không vào đến bên bờ nào cả và chìm nghỉm giữa đồng nước [18, 331]

Chuyện chỉ nói về một con chó, do lưỡng lự, khơng quyết đốn mà

phải chết đuối Tuy nhiên, dụng ý của chuyện chính là nói về con người

Trang 34

Những người nào "đứng núi này trông núi nọ" thì rốt cuộc không đạt được mục đích gì, có khi còn hại đến thân

Trên cơ sở đó, tác giả đi vào phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn

Phương thức hiển ngôn là đơn vị ngôn giao chỉ mang ý nghĩa hiển hiện mà không mang ý nghĩa hàm ẩn

Phương thức hàm ngôn là đơn vị ngôn giao mang ý nghĩa hàm ẩn nhưng đồng thời cũng mang cả ý nghĩa hiển hiện Phương thức hàm ngôn

phải bao gồm trong nó việc đưa câu vào ngữ huống, việc sử dụng những

kết cấu ngôn từ bất bình thường và sử dụng những quan hệ phỉ cấu trúc câu mà có khẩ năng biểu đạt một ý nghĩa nào đó Còn phương thức hiển ngôn thì ngược lại

Chẳng hạn: "Chó là chó" đây là một tiêu để mang ý nghĩa bất bình thường, đòi hỏi phải có sự liên tưởng rộng để hiểu vì chó nào mà chả là chó

(Anh chàng vạm vỡ đang ăn phở thì có một gã thanh niên (thằng xấc

láo) đi càng một cô gái và đắt theo một con chó Cả ba ngôi cùng bàn với

anh chàng vạm vỡ, con chó cũng ngôi trên ghế để ăn phở)

Anh chang vam vỡ gác đũa, bực mình hỏi: - Chó của anh?

Thằng xấc láo: Đúng! Của tôi!

Anh chàng vạm vỡ: Anh cho nó xuống đất

Thằng xấc láo: Nó cũng là khách hàng, sao bắt nó xuống?

- Nhưng nó là chó Chó là chó anh nghe tôi nói không?

Thằng xấc láo: Nó là vệ sĩ của tôi!

(Tuổi trẻ cười - Nguyệt san xuân Bính Tuất)

Như vậy, "chó là chó" đặt trong ngữ cảnh này có nghĩa là: chó không được ngôi chung bàn với người, mặc dù nó cũng có chức danh như người

(vệ sĩ) và được việc hơn khối người nhưng chó là vẫn là chó, không thể đặt

ngang hàng với ngưi

Trang 35

g) Nguyễn Thiện Giáp dùng thuật ngữ nghĩa hàm ẩn (implicite meaning) trong thế đối lập với nghĩa hiển ngén (explicite meaning) Theo

ông, thì

ý nghĩa được rút ra từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và từ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy chính là nghĩa hiển ngôn

Còn những ý nghĩa vô hình, không có sẵn trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp của câu, nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận, đó chính là nghĩa hàm ẩn

Tác giả gọi tiên giả định là tién để Theo ông, tiên để là một cái gì đó mà người nói coi là đã có trước khi nói câu đó Người nói chứ không

u có tiền đề

phải là

1.2 Phân loại ý nghĩa hàm ngôn

Kế thừa thành tựu của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, đặc biệt là quan điểm của P.Grice, Đỗ Hữu Châu đi vào phân bi hàm ngôn Trước hết ông đưa ra quan điểm của P Grice P Grice chia các ý nghĩa hàm ẩn thành hai loại: hàm ẩn quy ước (còn gọi là hàm ẩn từ vựng) và các hàm ẩn hội thoại

Hàm ẩn quy ước là những ý nghĩa hàm ẩn được diễn đạt bởi các tín hiệu quy ước từ các yếu tố thuộc cấu trúc hình thức của ngôn ngữ Để nắm bắt được, người nghe phải suy ý từ ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ này đó chính là các từ, các ngữ hoặc do cấu trúc câu Chẳng hạn, trong các phát ngôn so sánh thường chứa đựng ý nghĩa hàm ẩn

Hàm ẩn hội thoại thì không được gợi ra do các yếu tố quy ước mà

do cách vận dụng nguyên tắc cộng tác hội thoại và các phương châm hội

thoại

Grice chia ham ẩn hội thoại thành hai kiểu: hàm ẩn khái quát và hàm ẩn đặc thà, ông đặt chúng vào trong các phương châm hội thoại và

nhận xé

về đặc điểm của chúng Theo ông thì:

Trang 36

- Hàm ẩn khái quát là hàm ẩn không bị chỉ phối bởi ngữ cảnh giao tiếp: người nói vẫn tôn trọng phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại khi tạo ra chúng

- Hàm ẩn đặc thù là hàm ẩn mà người nói phải cố tình *vi phạm”

một hoặc một số phương châm hội thoại để tạo ra chúng Bằng cách đó,

người nói buộc người nghe phải vận dụng các thao tác suy ý để đạt tới một ý nghĩa nào đó Chỉ với những ý nghĩa được suy ra này, người nói

mới được xem là vẫn tôn trọng người cộng tác

Sơ đồ tổng quát về nội dung giao tiếp theo tỉnh thần của Gricc về ý

nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như sau:

Được nói ra Hàm ẩn

(Tường minh) >

Quy ước Không quy ước

Không hội thoại Hội thoại

oo

Trang 37

Khai quat Đặc thù Đỗ Hữu Châu cho rằng cách phân biệt các hàm ẩn là tiền giả định với các hàm ẩn là hàm ngôn của Grice không giống theo cách hiểu của

chúng ta Mặt khác, giữa hàm ẩn quy ước và hàm ẩn hội thoại, hàm ẩn khái quát và hàm ẩn đặc thù còn có nhiễu trường hợp lẫn lộn

Theo Đỗ Hữu Châu, hai tiêu chí để phân loại nghĩa hàm ẩn là:

(4) Bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng)

(4i) Chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không phải đối tượng của diễn ngôn)

Xét theo (), ý nghĩa hàm ẩn được chia thành: ý nghữa hàm ẩn nghĩa

học và ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học

- ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với nội dung mệnh để đó ý nghĩa này chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu thị nội dung mệnh đề

- ý nghĩa hàm ẩn ngữ dụng học là những ý nghĩa hàm ẩn có quan hệ với các quy tắc ngữ dụng học như các quy tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại v.v

Trong số những ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và dụng học còn có thể

Trang 38

Xét theo (i), ý nghĩa hàm ẩn được phân biệt thành: ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên

Trong phát ngôn, có rất nhiều trường hợp ý nghĩa tường minh không

phải là thông báo chính mà lại là ý nghĩa hàm ẩn Mà tiền giả định và hàm

ngôn tạo thành ý nghĩa hẩm ẩn Cho nên, lúc này cả tiền giả định và hàm

ngôn đều có thể trở thành ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, là nội dung thông báo chính Và đối tượng chính của ngữ dụng học là các ý nghĩa hàm ẩn- tiền giả định và hàm ngôn không tự nhiên

Theo quan điểm của Grice, Đỗ Hữu Châu chấp nhận tiễn giả định và hàm ngôn thuộc một phạm trù lớn hơn là: phạm trù ý nghĩa hàm ẩn Tác giả đã chia hàm ngôn thành hai loại: hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn ngữ

dung Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng “phân biệt thật rạch ròi nội dung

ngữ nghĩa và ngữ dụng trong một phát ngôn là việc không dễ dàng” Ông

đưa ra đặc điểm của chúng như sau:

- Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn Hàm ngôn ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh, mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra

Có phát ngôn bỏ đi luận cứ trung gian, luận cứ trung gian trở thành một hàm ngôn [11,394]

Ví dụ: Một cậu bé mới lên 7 tuổi mà đã cực kì thông minh, nhiều

người gọi nó là thần đông Một lão nhà giàu nghe chuyện bảo nó rằng: - Nào đã chắc hay đâu Cái trò mà trẻ thông mình sớm thì về sau già

sẽ trở thành ngu độn mà thôi!

Cậu bé nghe vậy, thưa rằng:

- Bẩm cụ! Chắc lúc bé, cụ thông mình lắm q1 [111,29]

Từ luận cứ tường minh trong câu nói của lão nhà giàu, cậu bé đã đưa ra một kết luận Nhưng kết luận này lại chứa đựng một hàm ngôn Nhờ

quan hệ lập luận mà nghĩa hàm ngôn của câu nói này được hiểu là *Cự là

Trang 39

người rất ngu độn” Cậu bé đã lập luận rất thông minh theo kiểu: “Gay ông đập lưng ông”

Hàm ngôn ngữ nghĩa còn là những hàm ngôn được suy ra từ một quan hệ lập luận đã cho một cách tường minh trong phát ngôn

Ví dụ: Có hai anh tính hay sợ vợ, lai cing là láng giéng với nhau

Một hôm, vợ anh nọ đi vắng, ở nhà trời mưa, có cái váy vợ phơi ở sân, anh

1a quên mất, để mưa ưới cả Khi vợ về, vợ mắng một trận nên thân

Anh bên cạnh thấy thế lẩm bẩm: - Mẹ kiếp, chẳng phải tay ông

Chẳng may, vợ anh ta nghe tiếng, chạy đến trợn mắt hỏi dôn:

~ Phải tay ông thì ông làm gì hử? Ông làm cái gì hit? Anh này luống cuống:

- Phải tay ông thì ông cất trước lúc trời mua chứ còn làm gì nữa! [18,209] Phát ngôn “Mẹ kiếp, chẳng phải tay ông được rút ra từ một quan hệ lập luận tường minh: anh ta nhìn thấy anh hàng xóm bị vợ mắng mà

không phản ứng gì Nên có thể suy ra “phải tay ông thì ông cho một trận

nên thân!” Thế mà khi vợ hỏi, anh ta lại lái cái vế sau sang một hướng khác Điều đó chứng tổ anh ta còn sợ vợ hơn anh hàng xóm Hàm ngôn của chuyện ở chỗ đó

Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: hàm ngôn ngữ nghĩa có cơ sở là

các (opos (các lẽ thường) Do đó có thể gọi hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn lập luận, cũng có thể gọi là hàm ngôn mệnh để vì nó căn cứ vào mệnh để được diễn đạt một cách tường minh trong phát ngôn Xét theo sự phân loại của Grice, hàm ngôn ngữ nghĩa phần lớn là những hàm ngôn khái quát vì chúng dựa vào các topos, ít lệ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp

trực tiếp

~ Hàm ngôn ngữ dụng là hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng

(bao gôm các quy tắc chỉ xuất; chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc chỉ phối

Trang 40

các hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó quan trọng nhất là các phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice) mà có

Hàm ngôn ngữ dụng có tính chất phức tạp, đa dạng

Ví dụ: Giáo viên kiểm tra bài cũ:

- Em hãy trả lời xem: bốn nguyên tố cơ bản trong thiên nhiên là những nguyên tố nào?

Học trò:

- Thưa! Đó là lửa, không khí, đất và

Thấy học sinh bí, giáo viên gợi ý nguyên tố thứ 4 là nước như sau:

- Thế em rửa tay bằng gi?

Học trò vội reo lên:

- Thưa cô, xà phong a! (111, 34]

Tai sao cô giáo không đạt được mục đích của mình? Bởi vi cả hai cô trò

đã vi phạm các phương châm hội thoại Học trò đã vi phạm phương châm

quan hệ, tức là trả lời không đi vào vấn để (trước hết vì xà phòng không phải là một nguyên tố trong tự nhiên, chứ chưa bàn đến đó có phải là nguyên tố cơ bản hay không) Nguyên nhân khiến cho học trò sai là vì câu hỏi của cô giáo đã vi phạm phương châm cách thức (hãy nói cho r, tránh cách nói mơ hô) Bởi vì câu hỏi của cô nếu đặt trong từng phương diện khác nhau thì còn có thể có những câu trả lời khác Chẳng hạn:

- Xét về vật tẩy rửa để làm sạch thì có thể trả lời rằng: “rửa ray

bằng xà phòng”, * rửa tay bằng nước rửa chén”, *bằng xà bông” v.v

- Xét về phương tiện để tẩy rửa, có thể trả lời như sau: “ Rửa fay bằng chậu”, “rửa tay bằng vòi hoa sen”, “rita tay bing vòi nước” Do cả cô trò đều

vi phạm phương châm hội thoại nên mới có cảnh “Ông nói gà, bà nói vịt” như trên

Hồ Lê [60, 347] lại chia phương thức hàm ngôn thành:

(i) Ham ngôn sử dụng những quan hệ ngữ nghĩa bất bình thường

trong phát ngôn

Ngày đăng: 20/10/2022, 12:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w