Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng h
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM MÔN: Luật Chứng khoán
Đề 17: Tìm hiểu một vụ việc về hành vi thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam, từ đó nhóm hãy phân tích và đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán
LỚP:
NHÓM:
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I Thị trường chứng khoán và hành vi thao túng thị trường chứng khoán2 1 Thị trường chứng khoán 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Đặc điểm 2
1.3 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán 3
2 Hành vi thao túng thị trường chứng khoán 3
II Phân tích vụ việc thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam 4
1 Tóm tắt vụ việc 4
2 Phân tích hành vi thao túng thị trường chứng khoán 5
2.1 Các điều luật quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết 5
2.2 Cơ sở và điều kiện giúp ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán 7
III Đề xuất hoàn thiện pháp luật 8
1 Một số hạn chế của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán 8
2 Đề xuất hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán 10
PHẦN KẾT THÚC 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán là kênh huy động và tập trung vốn, đồng thời tạo thêm kênh đầu tư cho các nhà đầu tư trong nền kinh tế Thông qua các giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư này Tuy nhiên, giao dịch chứng khoán với nhiều rủi ro tiềm ẩn sẽ làm nảy sinh các hành vi bất hợp pháp trên thị trường Do đặc thù của thị trường chứng khoán là một thị trường mở, các giao dịch chứng khoán rất dễ bị lạm dụng, đặc biệt thông qua hành
vi giao dịch bất hợp pháp
Từ năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động đến nay Mặc dù, các hành vi giao dịch bất hợp pháp và trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi giao dịch này trên thị trường chứng khoán tập trung đã được quy định trong Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Doanh nghiệp 2014, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, Bộ luật Hình sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy nhiên, các quy định hiện hành về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán chưa đạt được như mong muốn, chưa kiểm soát và hạn chế được các hành vi này; nhiều hành vi phát sinh nhưng không có căn cứ để xử lý; thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giao dịch bất hợp pháp còn gặp nhiều vướng mắc trong điều tra, xác định hành vi giao dịch bất hợp pháp Chính vì những thiếu xót đó trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật đã tạo điều kiện cho các công ty phát hành chứng khoán, các chủ doanh nghiệp sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, tạo ra hiện tượng cung cầu giả trên thị trường để trục lợi trái pháp luật Những hành vi này được gọi
là “hành vi thao túng thị trường chứng khoán”, vì vậy, nhóm chúng em chọn đề bài tập này để nghiên cứu và làm rõ các hành vi thao túng thị trường chứng khoán, qua
đó nêu ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, giúp các nhà đầu tư tránh được những rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán và giúp thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường đầu tư lành mạnh và đáng tin cậy
Trang 4
-o0o -PHẦN NỘI DUNG
I Thị trường chứng khoán và hành vi thao túng thị trường chứng khoán
1 Thị trường chứng khoán
1.1 Khái niệm
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở đó các tổ chức, cá nhân thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích sinh lời và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán
Thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty
để hút một nguồn vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trường chứng khoán Với thị trường chứng khoán thứ cấp, cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành sơ cấp Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường
1.2 Đặc điểm
Tính công khai: Giao dịch trên thị trường chứng khoán diễn ra công khai
và minh bạch, giúp nhà đầu tư có thể nắm được thông tin về giá cổ phiếu đang được giao dịch
Sinh lời ổn định: Chứng khoán có khả năng sinh lời nhờ tăng giá trên thị
trường hoặc thông qua việc chia cổ tức của các doanh nghiệp
Thanh khoản cao: Chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền và
ngược lại Điều này tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Thị trường càng phát triển thì cổ phiếu càng có tính thanh khoản tốt
Rủi ro theo thị trường: Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu
tư sẽ phải đối mặt với những rủi ro như thua lỗ do giá chứng khoán giảm, chịu tác động từ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp và sự thay đổi của pháp luật
Tính chất của thị trường chứng khoán là một thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo Mọi người tự do tham gia vào thị trường chứng khoán không hề có
sự áp đặt giá cả, giá cả được hình thành dựa trên quan hệ cung và cầu giữa người bán và người mua
Trang 51.3 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường
chứng khoán
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán như hành vi gian lận gây lũng đoạn, thao túng thị trường, làm giả thông tin
về giấy tờ,… Cụ thể được quy định tại Điều 12 Luật chứng khoán 2019.
Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ
Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán
để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán
Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận
Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng
Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán
2 Hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP: “Thao túng thị trường chứng
khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và
thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm
một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
Trang 6b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán
Như vậy, thao túng thị trường chứng khoán có thể được hiểu là hành vi cố ý thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán sai quy định nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, đẩy giá chứng khoán lên hoặc hạ một cách không có cơ sở kinh tế thực tế, gây tác động xấu đến thị trường và làm thiệt hại cho các nhà đầu tư Hành vi thao túng thị trường là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đối với quản lý nhà nước và thị trường đầu tư, các hành vi thao túng thị trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với những vụ việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật
II Phân tích vụ việc thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Hành vi thao túng thị trường chứng khoán tại Việt Nam mà nhóm chúng em lựa chọn là hành vi thao túng thị trường chứng khoán và che giấu thông tin chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết Ông là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) và là cổ đông nắm giữ phần lớn vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS)
1 Tóm tắt vụ việc
Ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái ruột là bà Trịnh Thị Thúy Nga và bà Trịnh Thị Minh Huệ cùng với bà Hương Trần Kiều Dung - Phó chủ tịch thường
Trang 7trực HĐQT Tập đoàn FLC, Nguyễn Quỳnh Anh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "thao túng thị trường chứng khoán" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ ngày 1.12.2021 đến ngày 10.1.2022, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo hai em gái cùng một số người khác sử dụng điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc làm giá Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn nhằm tạo
ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao Ông cùng những người giúp sức đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường Hành vi thao túng thị trường, đẩy giá cổ phiếu FLC lên cao nhất, từ 15.500 đồng lên 24.050 đồng, tăng 64%
Đến ngày 10.1.2022, ông Quyết chỉ đạo đặt bán hơn 176,7 triệu cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu với giá trung bình 22.586 đồng/cổ phiếu, nhưng toàn
bộ số cổ phiếu này đã được bán “chui”, không công bố thông tin trước khi giao dịch Tổng số tiền ông Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là 1.689 tỉ đồng, chiếm 55,42% khối lượng khớp toàn thị trường, chiếm 10,54% tổng khối lượng lưu hành cổ phiếu FLC (trong đó hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng)
Ngoài ra, cơ quan điều tra cáo buộc từ năm 2014 đến 2016, ông Quyết đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư khi làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng (trong khi đó vốn thực góp là 1.197 tỷ đồng), tương ứng với
430 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã cổ phiếu là ROS)
và chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ gửi các cơ quan quản lý Nhà nước đề nghị đăng ký, lưu lý, niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán HOSE
Sau đó, ông Quyết chỉ đạo bà Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do ông Quyết nhờ đứng tên), thu được hơn 6.412 tỉ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt
2 Phân tích hành vi thao túng thị trường chứng khoán
II.1 Các điều luật quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán của
ông Trịnh Văn Quyết
Trong vụ việc đối với Công ty Cổ phần tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết
đã thực hiện hành vi thao túng giá trị chứng khoán bằng cách tạo nhiều tài khoản chứng khoán khác nhau và chỉ đạo mua bán để tạo ra cung cầu giả Hành vi này
thuộc điểm a, điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP:
a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
Trang 8b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một
số người khác điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc làm giá Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao Ông cùng những người giúp sức đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và
số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường Hành vi tạo cung cầu giả của nhóm Trịnh Văn Quyết đã đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1-12-2021 liên tục tăng, thậm chí tăng "trần" nhiều phiên và phiên tăng "trần" cao nhất là 24.000 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu FLC đã tăng hơn 64%
Sau khi giá cổ phiếu lập đỉnh thì Trịnh Văn Quyết thực hiện bán chui cổ phiếu của
mình không đúng trình tự, thủ tục về công bố thông tin đã quy định tại Khoản 2
Điều 31 của Thông tư 96/2020/TT-BTC.
“Cổ đông lớn của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu qua các ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết phải công bố thông tin và báo cáo cho công ty đại chúng, công ty quản
lý quỹ đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch) trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi”
Theo đó, sau khi giá cổ phiếu FLC được đẩy lên cao ngất ngưởng thì ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu Tổng số cổ phiếu FLC nhóm của ông Quyết bán ra đã khớp lệnh là 74,8 triệu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán "chui", không công bố trước khi thực hiện giao dịch
Đối với vụ việc của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros, ngoài việc sử dụng nhiều tài khoản ảo để tạo ra cung cầu giả, ông Trịnh Văn Quyết đã sử dụng một số thủ thuật để nâng khống vốn điều lệ và thực hiện thủ tục niêm yết trên thị trường chứng khoán, sau đó bán ra để thu lợi bất chính Hành vi này được quy định
tại Khoản 1 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019:
“Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến
Trang 9hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.”
Và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP:
“b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;”
Từ tháng 4/2014 đến tháng 9/2016, ông Trịnh Văn Quyết cùng 2 em gái Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch Tập đoàn FLC và nguyên chủ tịch Chứng khoán BOS) đã làm thủ tục tăng vốn điều
lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của CTCP Xây dựng Faros (ROS) Thực góp chỉ là hơn 1.197 tỷ đồng Sau khi nâng khống vốn điều lệ, biết Công ty Faros không đủ điều kiện được niêm yết tại HoSE, nhưng ông Trịnh Văn Quyết vẫn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ gửi các cơ quan quản lý Nhà nước đề nghị đăng ký lưu ký, niêm yết cổ phiếu ROS tại HoSE
Từ tháng 9/2016- 3/2022, ông Trịnh Văn Quyết giao cho bà Huế sử dụng các tài khoản dưới tên Trịnh Văn Quyết và 40 tài khoản chứng khoán nhờ người đứng tên
để thực hiện việc mua, bán cổ phiếu ROS Ông Quyết chỉ đạo bà Huế bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS ban đầu hình thành từ vốn góp khống (cổ phiếu không đảm bảo giá trị) thu về 4.818 tỷ đồng
Sau khi lên sàn, từ khoảng tháng 10/2016, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán ghi nhận lượng giao dịch tăng đột biến đối với cổ phiếu ROS với 50-70 triệu đơn vị được chuyển nhượng/phiên Giá cổ phiếu ROS tăng điên cuồng và đạt mức 100.000 đồng/cp chỉ vài tháng sau khi lên sàn, tức gấp khoảng 10 lần so với mức giá chào sàn hồi tháng 9/2016
II.2 Cơ sở và điều kiện giúp ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi thao
túng thị trường chứng khoán
Thứ nhất, do mức lợi nhuận khổng lồ mang lại, nên hành vi gian lận của
ông Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm đã được lên kế hoạch rất cụ thể và được thực hiện một cách tinh vi để vượt qua được sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước
Thứ hai, xuất phát từ hoạt động kiểm tra, giám sát của ủy ban chứng khoán
còn có kẽ hở về xác nhận chính xác thông tin trước khi niêm yết
Trang 10Thứ ba, việc mở tài khoản chứng khoán dễ dàng và không kiểm soát dẫn
đến bị lợi dụng để thuê, nhờ người khác đứng tên Nhóm thao túng thị trường sử dụng các tài khoản này để mua bán, tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao rồi bất ngờ bán Đối với vụ việc bán chui số cổ phần của FLC sau khi thực hiện nhiều tài khoản khác nhau để chỉ đạo tạo ra cung cầu giả để nâng khống giá cổ phiếu
Thứ tư, lợi dụng những kẽ hở về pháp luật cùng với sự kiểm tra, giám sát
lỏng lẻo của cơ quan giám sát thị trường chứng khoán Đối với mã cổ phiếu ROS Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo cấp dưới và người nhà thực hiện các thủ thuật chuyển vốn xoay vòng, mập mờ trong báo cáo tài chính để đẩy số vốn điều lệ lên cao Mặc
dù báo cáo tài chính có nhiều vấn đề cần giải trình và được yêu cầu giải trình khi Trịnh Văn Quyết đăng ký mã cổ phiếu ROS lên sàn HOSE Ngày 24/8/2016, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu ROS
III Đề xuất hoàn thiện pháp luật
1 Một số hạn chế của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán
Thứ nhất, pháp luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể để hạn chế sự
bất công bằng thông tin trên thị trường chứng khoán, dẫn đến khó kiểm soát hành
vi thao túng thị trường
Trong một doanh nghiệp, nhóm người nắm được thông tin sớm, đầy đủ hơn là ban lãnh đạo của công ty Những đối tượng có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo doanh nghiệp và nhiều khả năng được lãnh đạo tiết lộ thông tin Việc các lãnh đạo công ty tiến hành giao dịch chứng khoán đều tạo nên những lo ngại từ phía cộng đồng nhà đầu tư và luôn tiềm ẩn những rủi ro về sự không công bằng, đặc biệt là nguy cơ “sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo” do nắm được thông tin nội bộ Đề xuất hoàn thiện và nâng cao hiệu quả xử lý
vi phạm trên thị trường chứng khoán
Thứ hai, pháp luật hiện hành còn thiếu cơ sở pháp lý để chứng minh hành
vi thao túng thị trường chứng khoán Việc chứng minh một người thao túng giá chứng khoán thường rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực Để phát hiện và chứng minh thiệt hại vật chất của hành vi thao túng giá trong lĩnh vực chứng khoán để xử lý hình sự rất phức tạp Hiện nay, công thức tính khoản thu lợi bất chính được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại Quyết định số 201/ QĐ-UBCK ngày 03/3/2014 Tuy nhiên, việc áp dụng cách tính đối với khoản thu lợi bất chính có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán còn