1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Những Vấn Đề Thực Tiễn Trong Việc Quản Lý, Điềuhành Chính Sách Tiền Tệ Với Mục Tiêu Kiểm Soát Lạm Phát Của Việtnam.pdf

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Những Vấn Đề Thực Tiễn Trong Việc Quản Lý, Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Với Mục Tiêu Kiểm Soát Lạm Phát Của Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Học Vĩ Mô
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 323,93 KB

Nội dung

Sau đây, nhóm chúng em xin chọn đề số 3: “Phân tích những vấn đề thực tiễn trong việc quản lý, điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam.” để có cái nhìn

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

hành chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam

NHÓM LỚP MSSV

: 05 : N01.TL1 : 452327 – 452333

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 1

I Chính sách tiền tệ 1

1 Khái niệm 1

2 Các công cụ của chính sách tiền tệ 2

3 Các loại chính sách tiền tệ 2

II Lạm phát 3

1 Khái niệm 3

2 Phân loại 3

3 Các nguyên nhân gây ra lạm phát 3

B LIÊN HỆ THỰC TIỄN: 4

I TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 4

1 Tổng quan tình trạng lạm phát ở Việt Nam 4

2 Những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát ở Việt Nam 4

II VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 6

a) Giai đoạn 2007-2011 6

b, Giai đoạn 2011 – 2015 8

c, Giai đoạn 2016-2021 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 12

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kinh tế luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Không có quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không đề cao vai trò của kinh

tế Đặc biệt, sau Chiến tranh lạnh, mọi quốc gia đều ra sức phát triển một nền kinh

tế phồn vinh để xây dựng sức mạnh thực sự của mình Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, thị trường cần có sự tham gia của chính phủ với những chính sách phù hợp

để điều tiết nền kinh tế Thực tế cũng cho thấy, mọi quốc gia trên thế giới dù theo thể chế chính trị nào thì vẫn phải thực hiện những chính sách điều tiết thị trường phù hợp Một trong những chính sách quan trọng nhất là chính sách tiền tệ

Ở Việt Nam, sau công cuộc đổi mới năm 1986, nền kinh tế đang ngày càng khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu Khi nhìn lại đất nước trước thời kì đổi mới với nhiều khó khăn, đặc biệt trong kinh tế với sự nghèo nàn, lạc hậu, những cuộc khủng hoảng, lạm phát phi mã chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế Trong đó, kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ tất yếu

và chính sách tiền tệ chính là công cụ quan trọng để kiểm sát lạm phát

Sau đây, nhóm chúng em xin chọn đề số 3: “Phân tích những vấn đề thực tiễn

trong việc quản lý, điều hành chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam.” để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này Trong quá trình xây

dựng bài làm khó có thể tránh khỏi sai sót, chúng em mong nhận được sự góp ý của giảng viên để hoàn thiện bài làm Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

I Chính sách tiền tệ

1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm quản lí cung tiền của ngân hàng trung ương (NHTW) thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế

Trang 4

2 Các công cụ của chính sách tiền tệ

Ta có công thức : MS = m M .H (Trong đó: MS: mức cung tiền; m M : số nhân

tiền trong nền kinh tế; H: lượng tiền cơ sở) Từ công thức được xây dựng ở trên, có

thể xác định được NHTW thực hiện CSTT qua các công cụ sau:

2.1 Nghiệp vụ thị trường mở: NHTW sử dụng để thay đổi lượng tiền cơ sở thông

qua việc mua bán các chứng khoán có giá trên thị trường mở

- Cơ chế tác động: + NHTW mua CK ↑=> H ↑ => MS↑

+ NHTW bán CK↓ => H↓ => MS↓

2.2 Tỉ lệ dự trữ bắt buộc: là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền

gửi mà các NHTM (NHTM) bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản Khi rb ↓ => rr => Cho vay ↑ => D↑ => MS↑

2.3 Lãi suất chiết khấu : Là lãi suất mà NHTW áp dụng khi cho các NHTM vay

tiền

- Lãi suất chiết khấu càng cao thì NHTM ít vay tiền của NHTW => NHTM tăng dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng => rb↑ => m M↓ => MS↓

- Lãi suất chiết khấu càng thấp thì khuyến khích NHTM vay tiền từ NHTW

=> NHTM giảm dự trữ => rb↓ => m M↑ => MS↑

2.4 Các công cụ khác

Lãi suất trả cho tiền gửi sử dụng séc, kiểm soát tín dụng có lựa chọn, ấn định lãi suất cho các NHTM,…

3 Các loại chính sách tiền tệ

3.1 Chính sách tiền tệ mở rộng : NHTW mở rộng mức cung tiền trong nền kinh

tế, làm cho i giảm xuống qua đó làm tăng AD dẫn tới quy mô nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm

3.2 Chính sách tiền tệ thắt chặt: NHTW tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền

trong nền kinh tế làm cho lãi suất thị trường tăng lên Thông qua đó giúp thu hẹp tổng cẩu làm mức giá chung giảm xuống

Trang 5

II Lạm phát

1 Khái niệm

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ

theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó, lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ

2 Phân loại

Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát

- Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự

đoán được Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số

- Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát

2 hoặc 3 con số Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm

- Siêu lạm phát : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm Đồng tiền gần như

mất giá hoàn toàn

3 Các nguyên nhân gây ra lạm phát

- Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng

lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo

- Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm nhiều

yếu tố đầu vào Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên

- Lạm phát do cơ cấu: Có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả,

doanh nghiệp theo xu thế chung tăng tiền công cho người lao động nên doanh nghiệp cũng buộc tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát

- Lạm phát do cầu thay đổi: Thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt

hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường

Trang 6

có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát

- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn

tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) làm cho tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát

- Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu

tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát

- Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng làm cho lượng

tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát

B LIÊN HỆ THỰC TIỄN:

I TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

1 Tổng quan tình trạng lạm phát ở Việt Nam

Việt Nam đã trải qua rất nhiều những giai đoạn mà nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng lạm phát, từ khi đất nước còn đang bị thực dân và đế quốc đô hộ cho

đến nay, có thể kể đến như: giai đoạn 1938 – 1975 (giai đoạn Pháp – Mỹ đô hộ);

giai đoạn 1976 – 1980 (giai đoạn lạm phát dạng “ẩn”); giai đoạn 1981 – 1988 (giai

đoạn lạm phát chuyển từ dạng “ẩn” sang dạng “mở”); giai đoạn 1988 – 1995 (giai

đoạn đẩy lùi lạm phát chỉ còn 1 chữ số),… Cho đến năm 2012, trong 36 năm qua (tính từ năm 1976), lạm phát tại Việt Nam chỉ có 1 năm giảm (2000), 12 năm tăng

1 chữ số, 20 năm tăng 2 chữ số, 3 năm tăng 3 chữ số

Trang 7

2 Những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát ở Việt Nam

Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác

a Lạm phát tiền tệ

Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ

b Lạm phát do cầu tiền tăng

- Bội chi ngân sách: Làm tăng nhu cầu về tiền trên nền kinh tế làm mất cân đối quan hệ cung cầu về tiền tệ, làm sụt giảm giá trị đồng tiền

- Đầu tư chưa hiệu quả: Tỷ lệ ngân sách chi cho các dự án đầu tư công dường như tỷ lệ nghịch với hiệu quả của các dự án trên Điều này khiến thâm hụt ngân sách của nước ta hàng năm tăng cao trong khi đó bộ mặt của nền kinh tế không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt

c Lạm phát do chi phí tăng (lạm phát chi phí đẩy)

Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VNĐ tăng kép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VNĐ tăng

d Nguyên nhân khác:

- Yếu tố tâm lý của dân cư: nguyên nhân không kém phần quan trọng gây nên lạm phát ở Việt Nam: yếu tố người tiêu dùng hay đúng hơn là lòng tin vào VNĐ của chính người Việt Sức mua của đồng Việt Nam giảm sút nhanh càng khiến cho người dân hướng tới vàng và đô-la như một phương tiện cất trữ tài sản Tâm lý đó góp phần đẩy giá vàng và đô-la lên cao đồng thời ngày càng làm mất đi giá trị VNĐ

Trang 8

- Do thiên tai, dịch bệnh: Biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới đã tác động đến Việt Nam, gây ra những ảnh hưởng nặng nề Đồng thời cùng với dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm như dịch H5N1 ở đàn gia cầm, dịch long móng lở mồm ở đàn gia súc, cũng góp phần làm cho giá cả hàng hóa tăng mạnh vào thời gian gần đây

- Hiệu ứng của việc tăng lương tối thiểu: Việc tăng lương tối thiểu cũng làm cho nhiều mặt hàng có xu hướng tăng theo, đây là vấn đề mà chính phủ cần nghiên cứu

kỹ khi tăng lương để đảm bảo việc tăng lương đạt hiệu quả thực sự

II VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

a) Giai đoạn 2007-2011

Đầu năm 2007, chỉ số lạm phát (CPI) bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Trong 7 tháng đầu năm, lạm phát tăng bình quân 6,19%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng đầu năm mới đạt gần 7,9% Tới giai đoạn 6-7/2007, Ngân hàng nhà nước còn mua 7 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu chi tiêu Chính phủ và chuyển đổi nội tệ của vốn bên ngoài chảy vào dẫn đến đưa thêm khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương 10% GDP) vào lưu thông Nhận thấy sai sót trong việc nới lỏng CSTT đầu năm, đến cuối năm, Ngân hàng nhà nước bắt đầu áp dụng một số biện pháp thắt chặt tiền tệ Ngân hàng Nhà nước lại sử dụng những công cụ hành chính quá mạnh trong 6 tháng cuối năm như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từng bước từ 5% lên 10% rồi 11%, hay thu hồi 20,300 nghìn tỷ đồng qua tín phiếu bắt buộc 12 tháng với lãi suất 7,8%; dẫn đến lãi suất cho vay ngắn hạn lên tới 150% so với bình thường Nhưng vì những tháng đầu năm lượng cung tiền quá lớn nên các CSTT thắt chặt này vẫn chưa thực sự hiệu quả như mong muốn

Đến năm 2008, chỉ số lạm phát được dự đoán lên tới 12-14% Ngày 3/3/2008, Chính phủ ban hành Công văn số 319/TTg-KTTH về tăng cường các biện phát kiềm chế lạm phát năm 2008, gồm 19 giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán, tiền tệ cũng như kiềm chế lạm phát Theo đó, Ngân hàng nhà nước vẫn tiếp

Trang 9

tục triển khai CSTT thắt chặt, cố gắng kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng kinh tế Ngân hàng nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 1% so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũ với tiền VND, tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới

12 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên Ngân hàng nhà nước còn chủ động thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu 2 lần Lần 1, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết lần lượt là 12%/năm, 11%/năm Lần 2, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết lần lượt

là 14%/năm, 13%/năm Nhìn chung, các biện pháp mà Chính phủ đề ra bước đầu

có tiến triển khả quan

Bước sang năm 2009, nền kinh tế ban đầu đã ổn định hơn Chỉ số CPI tháng

4 chỉ tăng 0,35% so với tháng 3 Hệ quả của việc tăng CPI này là do Chính phủ bắt đầu nới lỏng hơn trong điều hành CSTT, kích cầu gói tiêu dùng để mở rộng kinh tế Cuối năm 2009, chỉ số lạm phát bình quân cả năm chỉ tăng 6,88%, vượt xa mục tiêu 15% như ở đầu năm Đây có thể coi là thành công của Việt Nam trong vấn đề điều chỉnh CSTT linh hoạt, nhanh chóng, phù hợp Chính phủ tập trung giữ nguyên lãi suất cơ bản trong 10 tháng (áp dụng 7%/năm từ tháng 2 đến tháng 11/2009); giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND xuống còn 3% (trừ Ngân hàng Agribank) Cách kích cầu của Chính phủ chỉ hỗ trợ lãi suất cho vay nhưng không

hạ lãi suất tiền gửi, được cho là “không giống ai” nhưng lại thể hiện tính linh hoạt, phù hợp với thị hiếu người Việt nhằm tránh cái bẫy thanh khoản

Trong hai năm 2010 và 2011, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ

mô vẫn được đặt lên hàng đầu Các tháng đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chỉ có hơn 10% và bị chỉ trích là CSTT quá chặt chẽ, kiềm chế tăng trưởng Đến giữa năm, ngân hàng nhà nước tích cực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị trường mở và thị trường liên ngân hàng nên mặt bằng lãi suất cho vay VND giảm Khoảng 2 tháng cuối năm 2010, lãi suất cho vay tăng ở mức khá cao 14,5%-18% để kiềm chế lạm phát Trong 6 tháng đầu năm 2011, lạm phát lại tăng 13,29%, tăng gần 20% so với năm trước Đặc biệt Nhà nước thanh tra,

Trang 10

kiểm tra nghiêm ngặt trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động Những tháng cuối năm 2011, lãi suất vay trở về mức ổn định tương tự cuối năm 2010, dừng ở mức 14,5-17%/năm Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để kiểm soát mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý và thực dương, tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng; hoàn thiện cơ chế và điều hành linh hoạt công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn phù hợp với yêu cầu kiểm soát theo mục tiêu tiền tệ, lượng tiền cung ứng luôn được kiểm soát chặt chẽ

Giai đoạn 2007-2011 là khoảng thời gian nhiều thách thức đối với nền kinh

tế Việt Nam Tuy bước đầu Chính phủ có những hạn chế trong việc áp dụng CSTT nhưng đến 2010 đã có những dấu hiệu khả quan, đưa đất nước dần thoát khỏi lạm phát Các công cụ của CSTT được sử dụng linh hoạt, hiệu quả, tinh gọn hơn

b, Giai đoạn 2011 – 2015

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ 2011-2015, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô: lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép,… Vào cuối năm 2011, khi đó lạm phát vẫn ở mức cao là 18,3%, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức 20-25%/năm Để tránh đẩy lạm phát lên cao và đồng thời giữ ổn định hệ thống tín dụng, NHNN không thực hiện điều chỉnh ngay mức lãi suất mà đã theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát Khoảng tháng 3, 4 năm 2012 khi lạm phát tăng chậm lại thì NHNN đã điều chỉnh giảm các mức trần lãi suất huy động, lãi suất vay xuống đồng thời điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN Với việc theo sát diễn biến và linh hoạt trong sử dụng CSTT, lạm phát bền vững giảm từ 18,13% (năm 2011) xuống còn 6,81% (năm 2012) và 6,04% năm 2013, 1,84% năm

2014 và 0,6% năm 2015 Đồng thời mặt bằng lãi suất trong một thời gian ngắn đã giảm một nửa (xuống chỉ còn 9%-11% và còn khoảng 6,5%/năm đối với các lĩnh

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w