Dù có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định trong phạm vi các vấn đề pháp lý được quy định, hai nguồn luật này thường xuyên có sự song hành, kết hợp nhằm điều chỉnh tốt hơn các gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
ĐỀ SỐ 05:
1 Trình bày về mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế.
2 Phân tích án lệ một án lệ điển hình để làm rõ mối quan hệ nêu trên.
Hà Nội, 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Tổng số sinh viên của nhóm:
+ Có mặt: 08
Môn học: Tập quán thương mại quốc tế
Xác định mức độ tham gia và kêt quả tham gia của từng sinh viên
trong việcthực hiện bài tập nhóm số 02 Kết quả như sau:
Đánh giá của SV
SV ký tên
Đánh giá của giáo viên
m (số)
Điể
m (chữ)
GV ký tê n
Kết quả điểm bài viết:
Giáo viên chấm thứ nhất:
Giáo viên chấm thứ hai:
Kết quả điểm thuyết trình:
Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm
2023Trưởng nhóm
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Tổng quan mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế 1
1 Tổng quan về INCOTERMS và CISG 1
1.1 INCOTERMS 1
1.2 CISG 1
2 Phân tích mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế 2
II Phân tích án lệ St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Support GmbH 4
1 Tóm tắt án lệ 4
1.1 Các bên trong vụ tranh chấp 4
1.2 Sự kiện pháp lý 4
1.3 Vấn đề pháp lý 5
1.4 Luật áp dụng 5
2 Lập luận của các bên và phân tích của cơ quan giải quyết tranh chấp5 2.1 Lập luận của nguyên đơn 5
2.2 Lập luận của bị đơn 6
2.3 Quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp 7
a Về CISG, INCOTERMS và CIF 7
b Về thời điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hoá trong CISG và INCOTERMS 8
c Về các điều khoản khác trong hợp đồng 8
3 Bình luận về án lệ 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4MỞ ĐẦU
CISG và INCOTERMS đều là hai nguồn luật được áp dụng phổ biến trong thương mại quốc tế Dù có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định trong phạm vi các vấn đề pháp lý được quy định, hai nguồn luật này thường xuyên có sự song hành, kết hợp nhằm điều chỉnh tốt hơn các giao dịch thương mại quốc tế Vì vậy, nhóm lựa chọn nghiên cứu đề số 05: “Trình bày về mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế và phân tích một án lệ điển hình để làm rõ mối quan hệ nêu trên”
NỘI DUNG
I Tổng quan mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế
1 Tổng quan về INCOTERMS và CISG
1.1 INCOTERMS
kiện này được tập hợp thành văn bản, do Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo lần đầu tiên năm 1936 với mục tiêu đưa ra bộ quy tắc và hướng dẫn chung về các tập quán trong thương mại quốc tế cho các thương nhân trên khắp thế giới Về sau, INCOTERMS tiếp tục được sửa đổi và ban hành các phiên bản năm 1953,
1968, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020 Các phiên bản này có giá trị pháp lý như nhau và không phủ nhận hiệu lực của nhau
Về nội dung, mỗi điều kiện INCOTERMS quy định bốn vấn đề chính: (i) thông quan xuất nhập khẩu; (ii) giao nhận hàng hóa; (iii) thời điểm chuyển giao rủi ro; (iv) chi phí: vận tải và bảo hiểm hàng hóa
1.2 CISG
tế, được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế
1 là viết tắt của thuật ngữ “International Commercial Terms”
2 là viết tắt của thuật ngữ “United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”
Trang 5(UNCITRAL) Mặc dù thành viên của CISG là các quốc gia, nhưng nội dung của CISG điều chỉnh trực tiếp các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các thương nhân thuộc phạm vi áp dụng của Công ước tại khoản 1 Điều 1 CISG như sau:
– Một là, khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên Công ước (Điều 1.1.a CISG);
– Hai là, khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của nước thành viên CISG (Điều 1.1.b CISG) Lưu ý là chỉ có thể áp dụng quy định này tại các quốc gia thành viên CISG chưa tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b theo Điều
95 CISG
Về phạm vi điều chỉnh, CISG điều chỉnh các vấn đề: Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng và các vấn đề thực hiện hợp đồng
2 Phân tích mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế
Căn cứ Điều 6 và Điều 9 CISG, INCOTERMS có thể được áp dụng kết hợp với CISG, tạo ra một hệ thống quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm tối đa hóa được lợi ích và phù hợp với điều kiện của các thương nhân Mối quan hệ giữa CISG và INCOTERMS thể hiện ở những khía cạnh:
Thứ nhất, trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế, CISG và
INCOTERMS có thể được áp dụng phổ biến, đồng thời để bổ sung cho nhau, khi CISG là nguồn luật áp dụng cho hợp đồng, và các bên có thỏa thuận về INCOTERMS trong hợp đồng hoặc có ngụ ý áp dụng INCOTERMS
INCOTERMS có thể được sử dụng để bổ nghĩa cho CISG trong trường hợp CISG quy định không cụ thể như các điều khoản của INCOTERMS Ví dụ, về thời điểm chuyển giao rủi ro, CISG quy định chung tại Điều 67 là thời điểm hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất hoặc người chuyên chở tại một nơi xác định; trong khi đó từng điều kiện INCOTERMS sẽ có quy định riêng về vấn đề pháp lý này, như thời điểm hàng chuyển lên boong tàu tại cảng đi, hay thời điểm hàng được đặt trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định Như vậy, khi
Trang 6có vấn đề dẫn đến tranh chấp, INCOTERMS có thể được sử dụng để làm sáng tỏ những chi tiết nhỏ, đảm bảo tính công bằng và làm thuận tình của các chủ thể trong hợp đồng thương mại quốc tế
Ngược lại, cũng có những vấn đề được quy định trong CISG nhưng lại không xuất hiện trong INCOTERMS Ví dụ, về thời gian giao hàng, trừ FAS (INCOTERMS 2010) quy định người mua sẽ chọn ngày giao hàng, các quy định khác của INCOTERMS 2010 đều ghi nhận thời gian giao hàng được hiểu là bất
cứ ngày nào trong khoảng thời gian thỏa thuận3 Khi không thể đi đến thỏa thuận cuối cùng về ngày giao hàng, Điều 33c CISG có thể được sử dụng để bổ sung cho INCOTERMS, rằng hàng hoá sẽ được giao “trong một khoảng thời gian hợp lý sau thời điểm giao kết hợp đồng”
Thứ hai, trong giải quyết tranh chấp, cả CISG và INCOTERMS có thể được
sử dụng như là căn cứ để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế INCOTERMS mặc dù có đưa ra các phương thức để giải quyết tranh chấp, tuy nhiên chúng không thật sự chi tiết, mà chỉ là hướng dẫn các bên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hoà giải, các cuộc đàm phán cởi mở và thiện chí4 Ngược lại với INCOTERMS, CISG cung cấp các phương thức giải quyết tranh chấp rõ ràng Theo CISG, các bên có thể tự do lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp, có thể khởi kiện ở tòa hoặc sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp Như vậy, khi giải quyết tranh chấp cả CISG và INCOTERMS đều có thể linh hoạt sử dụng cả hai văn bản tuỳ vào từng tình huống cụ thể, thích hợp để tăng sự công bằng, mềm dẻo khi giải quyết tranh chấp
Như vậy, INCOTERMS và CISG cùng điều chỉnh vấn đề giao hàng và thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua Nhưng INCOTERMS chỉ điều chỉnh điều chỉnh bốn vấn đề cụ thể đã nêu ở trên Các thương
https://doi.org/10.5195/jlc.2013.39
Comparative Study”, International Journal of Creative Research Thoughts - IJCRT, page: b204,
https://ijcrt.org/papers/IJCRT2308136.pdf
Trang 7nhân không thể sử dụng duy nhất INCOTERMS là luật điều chỉnh cho hợp đồng Ngược lại, CISG lại chứa đựng các quy phạm để điều chỉnh nhiều khía cạnh quan trọng của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Do đó, INCOTERMS được coi là luật riêng, và CISG là luật chung trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hai nguồn luật này sẽ được áp dụng kết hợp với nhau theo nguyên tắc
“luật riêng” (lex specialis) được ưu tiên áp dụng so với luật chung5
II Phân tích án lệ St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Support GmbH
1 Tóm tắt án lệ
1.1 Các bên trong vụ tranh chấp
Nguyên đơn: Công ty Bảo hiểm St Paul Guardian và Công ty Bảo hiểm Travelers Property Casualty, với tư cách là bên bảo hiểm cho Công ty Shared Imaging (bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá)
Bị đơn: Công ty Neuromed Medical Systems & Support GmbH (bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá)
Toà án giải quyết tranh chấp: U.S District Court for the Southern District of New York
1.2 Sự kiện pháp lý
Công ty Shared Imaging và Neuromed Medical Systems & Support GmbH (“Neuromed”) đã ký kết hợp đồng mua bán máy chụp cộng hưởng từ di động (“ máy MRI”) Khi được đưa lên tàu tại cảng đi, máy MRI đã được xác định không
có hư hại và đang trong tình trạng hoạt động tốt Tuy nhiên, sau khi đến điểm đến
là thành phố Calmut, hàng hoá đã bị hư hỏng nặng và cần sửa chữa, điều này dẫn đến kết luận rằng thiệt hại đối với hàng hoá đã xảy ra trong quá trình vận chuyển Trong hợp đồng mua bán, hai bên đã thỏa thuận điều khoản giao hàng là
“CIF New York Seaport” Theo Incoterms 1990, điều này có nghĩa rằng bên bán chịu
quốc tế (CISG), https://law-itd.com/2021/07/31/moi-quan-he-giua-incoterms-va-cong-uoc-cua-lien-hop-quoc-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-cisg/
Trang 8trách nhiệm thanh toán chi phí, cước phí và bảo hiểm cần thiết để đưa hàng hóa tới cảng đến quy định, còn rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa đã được chuyển giao cho bên mua khi bên bán giao hàng lên tàu tại cảng đi Vì vậy, với tư cách là đơn vị bảo hiểm, nguyên đơn đã phải chi trả một khoản tiền nhất định cho bên mua
Nguyên đơn đã khởi kiện tại toà án Hoa Kỳ, yêu cầu bị đơn trả cho nguyên đơn khoản tiền nói trên với quan điểm rằng điều kiện CIF Incoterms 1990 không được áp dụng trong trường hợp này và rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa là do
bị đơn chịu trách nhiệm
1.3 Vấn đề pháp lý
Vấn đề pháp lý chính ở đây là liệu điều kiện CIF Incoterms 1990 có thể được
áp dụng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong trường hợp này không, như vậy cần giải quyết các câu hỏi sau:
- Liệu CIF Incoterms 1990 có thể được áp dụng để giải thích hợp đồng không?
- Liệu thoả thuận Neuromed giữ lại quyền sở hữu hàng hoá sau khi giao hàng có làm thay đổi điều khoản CIF và đồng nghĩa với việc rủi ro chưa được chuyển giao không?
- Liệu các thỏa thuận khác trong hợp đồng mua bán có hiệu lực thay thế thỏa thuận CIF không?
1.4 Luật áp dụng
Luật của Cộng hoà Liên bang Đức và CISG được áp dụng như là một phần của luật quốc gia Đức
2 Lập luận của các bên và phân tích của cơ quan giải quyết tranh chấp
2.1 Lập luận của nguyên đơn
Về khả năng áp dụng điều kiện CIF Incoterms 1990, nguyên đơn cho rằng
không thể áp dụng điều kiện này vì thoả thuận của hai bên không đủ rõ ràng Cụ thể, điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ quy định “CIF New York Seaport”, mà không chỉ dẫn đến việc áp dụng điều kiện CIF trong
Trang 9Incoterms 19906 Nói cách khác, điều khoản này không mặc nhiên thừa nhận hiệu lực của Incoterms 1990 trong việc giải thích hợp đồng này
Về vấn đề chuyển giao rủi ro, nguyên đơn căn cứ vào thoả thuận Neuromed
vẫn giữ lại quyền sở hữu hàng hoá sau khi đưa hàng lên tàu tại cảng đi Nguyên đơn cho rằng thoả thuận này đã làm thay đổi điều kiện CIF trong hợp đồng, thêm vào đó CISG không đưa ra định nghĩa về thời điểm chuyển giao rủi ro (đây là nhầm lẫn từ phía nguyên đơn)7, vì vậy rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển vẫn thuộc trách nhiệm của bị đơn
Về ảnh hưởng của các thoả thuận khác trong hợp đồng đến hiệu lực của điều khoản CIF, nguyên đơn lập luận rằng việc các bên có thoả thuận khác với quy
định của CIF là bằng chứng cho thấy ý định của các bên muốn thay thế điều khoản này8 Nguyên đơn trích dẫn "Điều khoản giao hàng" trong hợp đồng, cho rằng vì các bên không có ý định sử dụng các quy định của Incoterms nên mới cần phải xác định nghĩa vụ của nguyên đơn trong việc “thông quan hải quan và sắp xếp vận chuyển đến thành phố Calmut”9 Với lập luận tương tự, nguyên đơn cũng căn cứ vào điều khoản thanh toán và lưu ý viết tay trong hợp đồng10 để đưa ra cách xác định thời điểm chuyển giao rủi ro khác với điều kiện CIF, với mong muốn phủ nhận hiệu lực của thoả thuận CIF
2.2 Lập luận của bị đơn
Lập luận xuyên suốt của bị đơn trong vụ việc này như sau: bị đơn không còn bất kì nghĩa vụ nào liên quan đến rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hoá một khi họ
đã vận chuyển máy MRI lên tàu tại cảng đi11, căn cứ vào thoả thuận “CIF New York Seaport” trong hợp đồng Vì vậy bị đơn đề nghị bác bỏ khiếu kiện của
nguyên đơn Về khả năng áp dụng điều kiện CIF Incoterms 1990, bị đơn cho
rằng điều khoản CIF trong hợp đồng đã tham chiếu, dù không trực tiếp, đến điều
khoản CIF
6 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 17.
7 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 20.
8 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 24.
9 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 6.
10 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 26, 27.
11 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 2.
Trang 10Incoterms 1990 Bị đơn căn cứ vào mục 346 Luật thương mại Đức, theo đó thừa nhận hiệu lực pháp luật của các tập quán trong thương mại Bị đơn cũng chỉ ra pháp luật Đức cho phép trong trường hợp hợp đồng sử dụng điều khoản giao hàng CIF, điều này có nghĩa là các bên đã tham chiếu đến các quy tắc của Incoterms12
Về vấn đề chuyển giao rủi ro, bị đơn xác định chuyển giao rủi ro và chuyển
giao quyền sở hữu là hai vấn đề độc lập Bên cạnh việc căn cứ vào quy định của CIF Incoterms 1990 và CISG, bị đơn sử dụng mục 447 Luật thương mại Đức quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro là thời điểm hàng hoá được giao cho người chuyển tiếp, người vận chuyển hay chủ thể được xác định cho việc vận chuyển13
Về ảnh hưởng của các thoả thuận khác trong hợp đồng đến hiệu lực của điều khoản CIF, bị đơn giữ quan điểm rằng các thoả thuận này không trái với quy định
của CIF, cũng như không liên quan đến việc xác định thời điểm chuyển giao rủi ro
2.3 Quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp
a Về CISG, INCOTERMS và CIF
Tòa án bác bỏ lập luận của nguyên đơn cho rằng không thể áp dụng CIF Incoterms 1990 vì thoả thuận “CIF New York Seaport” vì không chỉ dẫn cụ thể Trước hết, Toà án khẳng định Incoterms được nhắc đến trong CISG thông qua Điều 9(2) của Công ước Theo đó các bên được xem là ngầm áp dụng cho hợp đồng hay sự xác lập hợp đồng đó, các tập quán mà họ biết hoặc phải biết và các tập quán này, trong thương mại quốc tế, được biết đến rộng rãi và thường được áp dụng bởi các bên trong các hợp đồng mua bán hàng hóa cùng loại Theo Tòa án, tại thời điểm hợp đồng được ký kết, Incoterms được biết đến rộng rãi và được nhìn nhận với tư cách là định nghĩa tiêu chuẩn cho các điều khoản giao hàng14 Do
đó, Incoterms được thừa nhận là tập quán theo nghĩa của điều khoản trên
Toà án cũng đồng ý với ý kiến chuyên gia mà các bên đã đưa ra Toà dẫn ra nhận định của Toà án tối cao Đức ở một vụ việc khác, cho rằng một điều khoản
12 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 18.
13 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 22.
14 St Paul Guardian Ins Comp v Neuromed Medical Sys & Sup- port GmbH (2002), đoạn 16.