1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình Bày Về Mối Quan Hệ Giữa Incoterms Và Cisg Trong Việc Điều Chỉnh Các Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế2.Pdf

21 13 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Mối Quan Hệ Giữa Incoterms Và Cisg Trong Việc Điều Chỉnh Các Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế
Tác giả Vũ Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Bùi Hà Minh Châu, Nguyễn Mai Chi, Trương Quế Chi, Phạm Ngọc Diệp, Hoàng Trường Giang, Nguyễn Bảo Giang
Người hướng dẫn Bùi Hà Minh Châu
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tập Quán Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 324,32 KB

Nội dung

Khi đó, các vấn đề pháp lý về xác định nơigiao hàng hoặc thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bênmua được xác định theo tập quán mà các bên đã chọn, chứ không áp dụng

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội – 2023

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

PHẦN

ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN

SINH VIÊN KÝ TÊN

Kết quả điểm bài viết:……

Kết quả điểm thuyết trình:………

Trang 3

MỤC LỤC

1 Khái quát chung về INCOTERMS và CISG 1

2 Mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao

2.2 INCOTERMS được ưu tiên áp dụng nếu hợp đồng chịu sự điều chỉnh của cả

2.3 INCOTERMS có vai trò như một nguồn bổ trợ cho CISG trong một số vấn

3 Phân tích án lệ St Paul Guardian Insurance Company et al v

Neuromed Medical Systems & Support 5

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MBHHQT Mua bán hàng hóa quốc tế

HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

tế

INCOTERMS Bộ quy tắc Thương mại quốc tế

Trang 5

“Trình bày về mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh cácgiao dịch TMQT, đồng thời phân tích một án lệ điển hình nhằm làm rõ mối quan

hệ nêu trên”

NỘI DUNG

1 Khái quát chung về INCOTERMS và CISG

1.1 Giới thiệu về INCOTERMS

INCOTERMS (International Commercial Terms - Các Điều kiện Thươngmại Quốc tế) là tập hợp các thói quen, TQTM được các thương nhân áp dụngrộng rãi trong HĐMBHHQT, ban hành lần đầu tiên năm 1936 bởi Phòng TMQT(ICC)

Incoterms chỉ điều chỉnh bốn vấn đề chính bao gồm: nghĩa vụ giao, nhậnhàng hóa của các bên; phân bổ chi phí (giao hàng, bảo hiểm, ); thông quan vàthời điểm chuyển rủi ro Sử dụng Incoterms giúp các bên có cách hiểu thốngnhất trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, giảm thiểu những tranh chấp phát sinh.Incoterms chỉ mang giá trị ràng buộc khi các bên đồng ý sử dụng nội dung điềukiện nào đó trong Incoterms và ghi nhận vào trong hợp đồng ngoại thương

1.2 Giới thiệu về CISG

Công ước Viên 1980 (Công ước Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế

- CISG) là một hiệp ước hay bản hợp đồng có tính chất ràng buộc giữa các nước,được thông qua năm 1980 tại Vienna (Áo) ngày 11/04/1980 CISG thiết lập cácquy định thống nhất điều chỉnh HĐMBHHQT, thu hẹp rào cản pháp lý để thúcđẩy TMQT phát triển

Công ước này quy định các vấn đề pháp lý cơ bản đặt ra trong quá trìnhgiao kết hợp đồng như: chào hàng, chấp nhận chào hàng hay thời điểm giao kếthợp đồng, lời mời chào hàng Bên cạnh đó, CISG cũng quy định các vấn đề pháp

Trang 6

lý trong quá trình thực hiện hợp đồng như: quyền và nghĩa vụ của các bên,chuyển rủi ro, vi phạm

Trang 7

hợp đồng và các biện pháp khắc phục hậu quả Song, CISG sẽ không quy địnhcác vấn đề như hiệu lực hợp đồng, quyền sở hữu hàng hóa, vấn đề về đàm phánlại hợp đồng khi gặp trở ngại,

2 Mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các giao dịch thương mại quốc tế

2.1 Cơ sở pháp lý để áp dụng đồng thời INCOTERMS và CISG

Thứ nhất, Điều 9 CISG thừa nhận tập quán có giá trị pháp lý đối với hợp

đồng MBHHQT thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG Theo đó, tập quán sẽ được

sử dụng trong hai trường hợp: (i) các bên thỏa thuận áp dụng và đồng ý chịu sựràng buộc bởi tập quán đó trong hợp đồng (Điều 9.1 CISG); (ii) các bên tronghợp đồng có ngụ ý (implied) áp dụng tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết,với điều kiện những tập quán này có tính chất phổ biến trong TMQT và đã đượccác bên áp dụng một cách thường xuyên (Điều 9.2 CISG), trừ khi các bên loạitrừ một cách rõ ràng Nếu như Điều 9.1 thừa nhận bất kỳ tập quán nào với điềukiện các bên phải xác định rõ ràng việc sử dụng tập quán đó trong hợp đồng, thìĐiều 9.2 chỉ thừa nhận tập quán được quốc tế chấp nhận rộng rãi, áp dụngthường xuyên và các bên không cần thiết phải xác định rõ ràng trong hợp đồng

về thỏa thuận áp dụng tập quán đó Điều 9 CISG không đưa ra một định nghĩa rõràng về “tập quán” (usage), nhưng INCOTERMS được coi là một TQTM quốc

tế phổ biến và được các thương nhân áp dụng thường xuyên trong HĐMBHHQT,

vì vậy có thể áp dụng INCOTERMS cho HĐMBHHQT thuộc phạm vi điềuchỉnh của CISG theo quy định tại Điều 9.2 CISG

Thứ hai, Điều 6 CISG quy định các bên trong HĐMBHHQT có quyền tự do

sửa đổi hoặc thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản Công ước (ngoại trừ Điều12) Theo đó, bằng các thỏa thuận trong hợp đồng, các bên có thể loại trừ mộtđiều khoản của CISG và thay thế nó bằng quy định riêng của họ Như vậy, cácbên có thể thỏa thuận áp dụng INCOTERMS trong hợp đồng thay cho các điềukhoản của CISG Trên thực tế, các bên thường thỏa thuận áp dụng INCOTERMSsửa đổi các điều khoản của CISG Khi đó, các vấn đề pháp lý về xác định nơigiao hàng hoặc thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bênmua được xác định theo tập quán mà các bên đã chọn, chứ không áp dụng các

Trang 8

quy định tương ứng của CISG (Điều 9 CISG).

Trang 9

2.2 INCOTERMS được ưu tiên áp dụng nếu hợp đồng chịu sự điều chỉnh của cả INCOTERMS và CISG

INCOTERMS và CISG cùng điều chỉnh vấn đề giao hàng và thời điểmchuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua Tuy nhiên,INCOTERMS chỉ điều chỉnh bốn vấn đề pháp lý về HĐMBHHQT trong khiCISG chứa đựng các quy phạm để điều chỉnh nhiều khía cạnh quan trọng củamột HĐMBHHQT Do đó, INCOTERMS được coi là luật riêng, CISG là luậtchung trong lĩnh vực HĐMBHHQT Khi điều chỉnh cùng một vấn đề, hai nguồnluật này sẽ được áp dụng kết hợp với nhau theo nguyên tắc “luật riêng” (lex

áp dụng nếu hợp đồng chịu sự điều chỉnh của cả INCOTERMS và CISG, nhưngđiều này không đồng nghĩa với việc INCOTERMS sẽ loại trừ CISG

2.3 INCOTERMS có vai trò như một nguồn bổ trợ cho CISG trong một số vấn đề pháp lý cụ thể

Hiện nay, các học giả cho rằng việc CISG để lại khoảng trống trong nội dung

sẽ đảm bảo Công ước bắt kịp với sự phát triển trong TMQT Nếu CISG quy địnhđầy đủ về quyền và nghĩa vụ các bên, những nội dung đó sẽ không có tính ổnđịnh và có thể trở nên lỗi thời, vì các quan hệ xã hội ngày càng phát triển Trong

Ngoài ra, các quy định của CISG mang tính linh hoạt cao khi dự liệu các trườnghợp để xác định nghĩa vụ của các bên và thời điểm chuyển rủi ro Trong khi đó,các điều kiện của INCOTERMS quy định rõ ràng về thời điểm chuyển rủi ro, gắnkết nó với việc giao hàng, tránh các tranh chấp liên quan Vì vậy, với tư cách làTQTM quốc tế, INCOTERMS được áp dụng đồng thời với CISG, bổ trợ chonhững “khoảng trống nội dung” của CISG trong một số vấn đề pháp lý dưới đây

2.3.1 Về nghĩa vụ giao hàng

1 Hanoi Law University, “Textbook International Trade and Business Law”, People’s Public Security Publishing House, Hanoi, 2017 (Giáo trình song ngữ Anh-Việt do EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III), p 962.

2 Juana Coetzee, “The Interplay Between Incoterms ® and the CISG”, the University Library System of the University of Pittsburgh, https://www.researchgate.net/publication/304469871 , truy cập ngày 2/11/2023.

Trang 10

Trong CISG, nghĩa vụ của bên bán về thời điểm giao hàng và ký kết hợp

đồng, vận chuyển hàng hóa được ghi nhận tại Điều 31 và khoản 2 Điều 32 Cácđiều khoản dự liệu nếu không rơi vào trường hợp này thì sẽ là trường hợp tiếptheo Điều này khiến cho các quy định linh hoạt, nhưng lại gây khó khăn cho cácbên trong việc dự đoán pháp luật áp dụng khi thực hiện hợp đồng, và cần có thêmthỏa thuận cụ thể để tránh những tranh chấp về sau

Ngược lại, trong INCOTERMS, thời điểm giao hàng và nghĩa vụ ký kết

hợp đồng vận tải của các bên luôn được xác định ngay từ khi ký kết theo tùytừng điều kiện Ví dụ, nếu các bên chọn điều kiện FOB của INCOTERMS 2020,nghĩa vụ thuê tàu vận chuyển hàng hóa thuộc về bên mua, bên bán hoàn thànhnghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được giao lên tàu do bên mua chỉ định tại cảngxếp hàng Do đó, nếu INCOTERMS và CISG cùng điều chỉnh mộtHĐMBHHQT, các nghĩa vụ trên sẽ tuân theo quy định của điều kiệnINCOTERMS do hai bên lựa chọn

2.3.2 Về thời điểm chuyển rủi ro

Trong CISG, vấn đề chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên

mua được ghi nhận từ Điều 66 đến Điều 70 Thời điểm chuyển rủi ro đối với

đưa ra 3 tình huống: không thỏa thuận địa điểm giao hàng nhất định, có thỏathuận địa điểm giao hàng nhất định, và thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóabán trên đường vận chuyển Ngoài ra, CISG cũng dự liệu các tình huống khác đểquy định thời điểm rủi ro sẽ chuyển cho bên mua theo Điều 69 Như vậy, quyđịnh của CISG về thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa rất linh hoạt, dự liệutình huống có thể xảy ra

Trong INCOTERMS, quy định việc chuyển rủi ro gắn với thời điểm bên

bán giao hàng Nếu bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, thì rủi ro sẽ chuyển

từ bên bán sang bên mua Ví dụ, theo điều kiện FOB INCOTERMS 2020, thờiđiểm chuyển rủi ro là thời điểm bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng – hàngđược giao lên tàu do bên mua chỉ định Có thể thấy, Điều 69.1 CISG giống vớiđiều kiện EXW - rủi ro sẽ được chuyển từ thời điểm hàng hóa đặt dưới sự địnhđoạt của bên mua tại cơ sở

Trang 11

3 Điều 67 CISG.

Trang 12

của bên bán Tuy nhiên, với điều kiện EXW, bên bán có nghĩa vụ thông báo chobên mua rằng hàng hóa được giao tại xưởng của mình, còn Điều 69.1 CISG nếubên mua không biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình thìcũng không làm ảnh hưởng đến việc rủi ro đã chuyển cho bên mua Trên thực tế,nếu các bên thuộc Điều 69.1 nhưng muốn tránh thiệt hại cho bên mua, thì việcthỏa thuận điều kiện EXW INCOTERMS 2020 là cần thiết để bổ trợ cho CISG.

3 Phân tích án lệ St Paul Guardian Insurance Company et al v

Neuromed Medical Systems & Support

3.1 Tóm tắt vụ tranh chấp

3.1.1 Các bên trong vụ tranh chấp

Nguyên đơn: St Paul Guardian Insurance Company and Travelers

Property Casualty Insurance Company (bên mua, trụ sở đặt tại Hoa Kỳ)

Bị đơn: Neuromed Medical Systems & Support (bên bán, trụ sở đặt tại Đức) Cơ quan giải quyết tranh chấp: United States District Court For The Southern

District of New York (Tòa án quận Nam New York Hoa Kỳ)

3.1.2 Nội dung vụ tranh chấp

NĐ ký hợp đồng mua máy chụp cộng hưởng từ (MRI) với bị đơn Khimáy được vận chuyển đến Hoa Kỳ, hàng hóa bị hư hỏng và cần được sửa chữa.Bên mua đã khởi kiện lên tòa án để đòi BTTH cho số hàng hóa bị hư hỏng đó

3.1.3 Vấn đề pháp lý

Thứ nhất, bên bán có phải chịu trách nhiệm BTTH cho bên mua không? Thứ hai, rủi ro về hàng hóa được chuyển giao vào thời điểm nào?

Thứ ba, CISG có được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng không?

Thứ tư, INCOTERMS có được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng không?

Trang 13

CISG và INCOTERMS được áp dụng đồng thời để điều chỉnh hợp đồng(INCOTERMS với tư cách là TQTM quốc tế) và tòa án bác bỏ đơn kiện dokhông đủ căn cứ.

3.2 Tóm tắt lập luận của các bên và ý kiến của cơ quan giải quyết tranh chấp 3.2.1 Lập luận của Nguyên đơn

Vì hợp đồng không dẫn chiếu rõ ràng đến INCOTERMS nên NĐ cho rằngkhông thể áp dụng nội dung của điều khoản CIF theo quy định củaINCOTERMS 1990

NĐ lập luận rằng quyền sở hữu hàng hóa chưa được chuyển giao chongười mua nên BĐ phải chịu rủi ro đối với hàng hóa và ngay cả khi điều khoảnCIF không yêu cầu quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hóa phải được chuyểngiao cùng nhau, thì các điều khoản khác trong hợp đồng là bằng chứng cho thấy

ý định của hai bên về việc sửa đổi điều khoản CIF, cụ thể:

(i) Đối với "Điều khoản giao hàng", NĐ lập luận nếu các bên có ý địnhtuân thủ các quy định nghiêm ngặt của INCOTERMS thì không cần thiết phảixác định rõ ràng nghĩa vụ trả thuế hải quan và sắp xếp các vấn đề vận chuyểnthuộc về NĐ;

(ii) Đối với “Điều khoản thanh toán”, NĐ viện dẫn điều khoản trong hợpđồng rằng việc thanh toán cuối cùng sẽ không được thực hiện khi người bán giaoMRI đến cảng xuất khẩu, mà là khi người mua nhận MRI ở Calumet City vàquyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao sau khi người mua hoàn thành nghĩa

vụ thanh toán;

(iii) Về bản ghi chú viết tay, NĐ nhấn mạnh ghi chú viết tay có tiêu

đề "Chấp nhận sau khi kiểm tra"

Hơn nữa, NĐ cho rằng việc BĐ giữ lại quyền sở hữu đối với MRI trong hợp đồng đã làm thay đổi điều khoản CIF và đồng nghĩa với việc BĐ phải chịu

cả rủi ro, mất mát đối với hàng hóa

3.2.2 Lập luận của Bị đơn

BĐ cho rằng vì điều khoản giao hàng là “CIF New York Seaport” và theođiểm b Khoản 6 Điều 12 Quy tắc tố tụng dân sự liên bang, nghĩa vụ hợp đồngcủa BĐ liên quan đến rủi ro mất mát hoặc thiệt hại đã kết thúc khi BĐ giao máy

Trang 14

chụp cộng hưởng từ MRI cho tàu tại cảng vận chuyển BĐ giải thích việc sửdụng thuật

Trang 15

ngữ CIF trong hợp đồng chứng tỏ các bên đã thống nhất sử dụng INCOTERMS1990.

Bên cạnh đó, do hai bên lựa chọn áp dụng luật của Đức mà luật nước nàycông nhận việc chuyển rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu là hai hành vi pháp lýđộc lập

3.2.3 Kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp

Thứ nhất, Tòa án lựa chọn CISG là luật điều chỉnh hợp đồng Hai bên

thỏa thuận trong hợp đồng sẽ áp dụng luật của Đức mà theo pháp luật Đức, khicác bên lựa chọn luật của một nước thành viên thuộc Công ước nhưng khôngthỏa thuận rõ ràng việc loại trừ áp dụng CISG, CISG sẽ được áp dụng nếu cácbên trong hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở hai quốc gia là thành viên của Côngước Cả Hoa Kỳ và Đức đều là các quốc gia thành viên của Công ước và khôngbên nào thể hiện rõ ràng trong hợp đồng về lựa chọn không áp dụng CISG

Thứ hai, Tòa án bác bỏ lập luận của NĐ rằng nội dung của điều khoản

CIF theo INCOTERMS không được áp dụng cho hợp đồng vì hợp đồng khôngdẫn chiếu rõ ràng đến việc sử dụng INCOTERMS Tòa án dựa vào Điều 9.2CISG, theo đó các bên bị ràng buộc bởi các tập quán được biết đến rộng rãi vàtuân thủ trong TMQT Ngoài ra, Tòa án cũng trích dẫn Mục 346 của Bộ luậtThương mại Đức 1897 quy định về khả năng áp dụng các TQTM chung.INCOTERMS được biết đến rộng rãi và tuân thủ trong TMQT như các quy địnhtiêu chuẩn cho các điều khoản giao hàng Việc sử dụng thuật ngữ "CIF" trong hợpđồng cũng cho thấy các bên đồng ý sử dụng INCOTERMS

Thứ ba, Tòa án bác bỏ lập lập luận của NĐ rằng các điều khoản trong

hợp đồng cho thấy ý định của các bên về việc sửa đổi nội dung của điều khoảnCIF theo INCOTERMS theo hàm nghĩa người mua bảo lưu quyền sở hữu và

Về điều khoản bảo lưu quyền sở hữu, Tòa án căn cứ Điều 67.1 CISG, kếtluận rằng chuyển rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu không cần phải xảy racùng lúc

4 “the other terms in the contract are evidence that the parties' intention to supercede and replace the "CIF" term

Trang 16

such that Neuromed retained title and the risk of loss”, St Paul Guardian Insurance Company et al v Neuromed Medical Systems & Support, https://www.unilex.info/cisg/case/730 , truy cập ngày 01/11/2023.

Trang 17

Vấn đề chuyển giao quyền sở hữu không được điều chỉnh bởi CISG (Điều 4.b)

và INCOTERMS nên Tòa án áp dụng luật của Đức như một "biện pháp lấp đầykhoảng trống” Pháp luật Đức quy định việc chuyển giao quyền sở hữu sẽ chỉ xảy

ra khi bên mua thanh toán toàn bộ tiền hàng sau ngày chuyển rủi ro và sau khingười mua nhận được hàng hóa, nghĩa là Luật Đức cũng công nhận việc chuyểnrủi ro và chuyển giao quyền sở hữu là hai hành động pháp lý độc lập

Về điều khoản giao hàng, tòa án lập luận INCOTERMS 1990 quy địnhviệc thông quan hàng hóa thường do bên cư trú tại quốc gia nơi thông quan diễn

ra thực hiện Điều khoản CIF chỉ yêu cầu người bán thông quan hàng hóa đểxuất khẩu, không nói rõ bên nào chịu nghĩa vụ sắp xếp thông quan, các bên được

tự do đàm phán về những nghĩa vụ này Vì vậy, điều khoản xác định nghĩa vụthông quan không ảnh hưởng đến thời điểm chuyển rủi ro của điều khoản CIF

Về điều khoản thanh toán, tòa án cho rằng điều khoản này nói về việc xử

lý tài sản cuối cùng, không phải mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa.INCOTERMS chỉ đơn giản xác định rằng người mua có nghĩa vụ thanh toántheo thỏa thuận trong hợp đồng Điều khoản quy định thời gian thanh toán tiềnhàng trong hợp đồng do đó không làm thay đổi thời điểm chuyển rủi ro theo điềukhoản CIF

Về bản ghi chú viết tay, tòa án đã dựa trên vị trí của nó trong hợp đồng và

xác định mục đích của ghi chú là bổ sung cho các điều khoản cuối cùng của

“Điều khoản thanh toán”, buộc người mua phải thực hiện thanh toán cuối cùngsau khi nhận MRI Vì ghi chú viết tay chỉ có tác dụng bổ sung cho điều khoảnchuyển giao quyền sở hữu nên không sửa đổi điều khoản CIF

Tóm lại, tòa án kết luận các điều khoản trong hợp đồng không sửa đổiđiều khoản CIF theo ý nghĩa rủi ro đối với hàng hóa thuộc về BĐ cho đến khiquyền sở hữu hàng hóa chuyển giao sang người mua Thực tế là CISG,INCOTERMS và luật Đức đều phân biệt giữa việc chuyển rủi ro và chuyển quyền

sở hữu Vì rủi ro đối với hàng hóa đã chuyển sang người mua khi MRI đượcgiao cho người vận chuyển tại cảng xuất khẩu trong tình trạng không bị hư hỏng

và hoạt động tốt, Tòa án cho rằng không đủ căn cứ để cáo buộc Neuromed viphạm, đơn kiện của NĐ bị bác bỏ

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w