Khái quát chung Điều 27 Hiệp định T rợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM Điều 27: Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển, Hiệp định trợ cấp và các biện ph
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO
ĐỀ BÀI 0 9 :
Phân tích nội dung pháp lý và bình luận việc áp dụng Điều 27 của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong khuôn khổ WTO
Hà Nội, 2022
LỚP : 4529 – N01.TL1
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 3
I Khái quát chung về Điều 27 Hiệp định SCM _3
II Tranh chấp DS046 giữa Brazil và Canada liên quan đến Chương trình cấp vốn xuất khẩu máy bay _3
1 Tóm tắt các tình tiết của vụ tranh chấp 4
2 Tóm tắt lập luận của các bên 5
2.1 Lập luận của các bên về việc khoản chi tiêu mà chính phủ Brazil dành cho chương trình PROEX có thuộc trợ cấp bị cấm theo Hiệp định
SCM hay không? _5 2.2 Lập luận theo Điều 27 Hiệp định SCM _6 2.3 Lập luận của các bên về việc liệu Brazil có tăng mức trợ cấp xuất khẩu không? _8 2.4 Việc sử dụng trợ cấp như vậy có phù hợp với nhu cầu phát triển của Brazil không? _11 2.5 Brazil có tuân thủ điều kiện “loại bỏ dần các khoản trợ cấp xuất khẩu trong vòng 08 năm” không? _12
3 Tóm tắt lập luận của cơ quan giải quyết tranh chấp 13
III Đánh giá và bình luận của nhóm 16
KẾT LUẬN _17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO _18
Trang 3MỞ ĐẦU
Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO là hiệp định quy định về vấn đề trợ cấp và những biện pháp đối kháng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp giữa các quốc gia Ở hiệp định này, việc trợ cấp đóng vai trò rất lớn trong các chương trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, và trong sự dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, việc trợ cấp giữa các quốc gia cũng gây ra rất nhiều những tranh chấp giữa các nước thực hiện việc trợ cấp với nhau Phân tích và tìm hiểu các vụ việc liên quan đến Hiệp định này, có thể thấy vụ việc DS046 giữa Canada
và Brazil rất đáng để xem xét Xoay quanh Điều 27 của Hiệp định về trợ cấp và
các biện pháp đối kháng của WTO, nhóm 3 xin lựa chọn đề bài 09: “Phân tích nội dung pháp lý và bình luận việc áp dụng Điều 27 của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong khuôn khổ WTO.” cho bài tập nhóm của mình
NỘI DUNG I.
Khái quát chung Điều 27 Hiệp định T rợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)
Điều 27: Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển, Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) nêu ra những Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển trong việc áp dụng trợ cấp cụ thể: đối với các loại trợ cấp bị cấm quy định tại Điều 3.1 Hiệp định này sẽ không bị cấm đối với các thành viên đang phát triển; bên cạnh đó, để được hưởng ưu đãi này các thành viên đang phát triển phải thực hiện đúng những quy định được nêu ra tại Điều 27 Hiệp định SCM
II Tranh chấp DS046 giữa Brazil và Canada liên quan đến Chương trình cấp vốn xuất khẩu máy bay
Trang 41 Tóm tắt các tình tiết vụ tranh chấp
Vụ tranh chấp: Brazil - Chương trình tài trợ xuất khẩu cho máy bay
Nguyên Đơn: Canada
Bị đơn: Brazil
Các bên thức 3: Australia; Cộng đồng châu Âu; Hàn Quốc; Mỹ
Ngày 19/6/1996, Canada yêu cầu tham vấn với Brazil dựa trên Điều 4 của Hiệp định Trợ cấp, quy định các thủ tục đặc biệt đối với trợ cấp xuất khẩu
Canada cho rằng các khoản trợ cấp xuất khẩu theo Chương trình Tài trợ Xuất khẩu (PROEX) của Brazil dành cho những khách hàng nước ngoài của Hãng máy bay Embraer là không phù hợp với Điều 3, 27.4 và 27.5 của Hiệp định SCM
PROEX là chương trình hỗ trợ tài chính xuất khẩu của Brazil cho máy bay tầm khu vực của Brazil, chương trình này đã được Chính phủ Brazil thông qua ngày 01/06/1991 PROEX cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu thông qua cấp vốn trực tiếp hoặc khoản chi tiêu để bù đắp lãi suất Thời hạn cho các khoản trợ cấp này thông thường là từ 01 đến 10 năm Tuy nhiên PROEX lại gia hạn thời hạn này đến 15 năm Hoạt động hàng ngày của PROEX do Ngân hàng Brazil thực hiện Khoản chi PROEX được xây dựng cho
cơ chế cho vay tài chính dưới dạng cam kết cho vay từ ngân sách nhà quốc gia không lãi suất Cam kết cho vay được kho bạc nhà nước của Brazil cấp cho ngân hàng của mình Cam kết này cho phép ngân hàng Brazil cung cấp các khoản vay
hỗ trợ tài chính giao dịch cho ngân hàng vay
Tuy nhiên, do giới hạn dung lượng bài làm, nhóm chúng em sẽ tập trung chủ yếu phân tích nội dung pháp lý và bình luận về vụ tranh chấp căn cứ theo Điều 27 Hiệp định SCM
Trang 5Như vậy, vấn đề pháp lý cần giải quyết ở đây là: Các khoản chi tiêu trong chương trình PROEX của Brazil có phù hợp Điều 27 của Hiệp định SCM và Brazil có tăng mức trợ cấp xuất khẩu và tuân thủ về lộ trình được quy định tại Điều 27.4 hay không?
2 Tóm tắt lập luận của các bên
2.1 Lập luận của các bên về việc khoản chi tiêu mà chính phủ Brazil dành cho chương trình PROEX có thuộc trợ cấp bị cấm theo Hiệp định SCM hay không?
Canada căn cứ theo Điều 1 Định nghĩa trợ cấp và chú thích số [5] “Các biện pháp nêu tại Phụ lục I không thuộc loại trợ cấp xuất khẩu sẽ không bị cấm theo quy định này hay bất kỳ quy định nào của Hiệp định này.” trong Hiệp định
SCM để xác định các khoản chi tiêu trong chương trình PROEX của Brazil là trợ cấp
Hơn nữa, Canada cũng cho rằng Brazil đã không tuân thủ các điều kiện
quy định tại Điều 27.4: “Các Thành viên đang phát triển nêu tại điểm 2(b), sẽ loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu trong vòng 8 năm và tốt nhất là nên làm từng bước Tuy nhiên, một Thành viên đang phát triển sẽ không tăng mức trợ cấp xuất khẩu của mình và sẽ loại bỏ trợ cấp đó trong thời gian ngắn hơn thời hạn nêu tại khoản này nếu việc sử dụng trợ cấp như vậy không phù hợp với nhu cầu phát triển của mình Nếu một Thành viên đang phát triển thấy cần áp dụng trợ cấp đó vượt quá thời hạn tám năm, thì không chậm hơn một năm trước khi kết thúc thời hạn tám năm đã quy định, thì Thành viên đó sẽ tham vấn cho Uỷ ban, sau khi xem xét mọi nhu cầu kinh tế, tài chính và phát triển liên quan của Thành viên đó, Uỷ ban sẽ xác định việc gia hạn có đủ cơ sở không Nếu Uỷ ban xác định rằng việc gia hạn là có cơ sở, thì Thành viên đó sẽ tiến hành tham vấn
Trang 6hàng năm với Uỷ ban để xác định tính cần thiết phải duy trì trợ cấp đó Nếu Uỷ ban không xác định được tính cần thiết, thì Thành viên đó sẽ loại bỏ trợ cấp xuất khẩu vẫn còn áp dụng trong vòng hai năm, kể từ ngày hết thời hạn cho phép”, do đó các khoản chi tiêu của PROEX của Brazil sẽ là các khoản trợ cấp
xuất khẩu bị cấm theo quy định tại Điều 3.1 (a) của Hiệp định SCM và không được coi là “được phép” theo điểm (k) - Phụ lục I - Danh mục Minh họa về Trợ cấp Xuất khẩu, Hiệp định SCM
Đáp trả phía Canada, Brazil chấp nhận cáo buộc của Canada về chương trình PROEX thực sự là một trợ cấp theo quy định tại Điều 1 của Hiệp định SCM Tuy nhiên, Brazil vẫn khẳng định rằng việc bù đắp lãi suất của PROEX là được phép theo điểm (k) - Phụ lục I - Danh mục minh họa về Trợ cấp xuất khẩu, Hiệp định SCM
Brazil đã diễn giải điều khoản này như sau: "những khoản chi này chỉ bị cấm nếu chúng được sử dụng để đảm bảo những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu và ngược lại những khoản chi được phép nếu chúng không được sử dụng để đảm bảo những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu" Hơn nữa các khoản chi của PROEX được Brazil giải thích là những trợ cấp nhằm phù hợp với những khoản trợ cấp mà chính phủ Canada cung cấp cho công ty Bombardier của Canada
Canada phản đối lập luận của Brazil khi nước này cho rằng các khoản chi của PROEX là "các khoản thanh toán của chính phủ cho toàn bộ hoặc một phần các chi phí phát sinh trong việc nhận được các khoản tín dụng của các nhà xuất khẩu hoặc các cơ quan tài chính" Canada cũng cho rằng các khoản chi của PROEX đã vi phạm quy định về "lợi thế vật chất" trong đoạn 1 điểm (k) của Danh mục minh họa về Trợ cấp xuất khẩu trong Phụ lục I – Hiệp định SCM
2.2 Lập luận theo Điều 27 Hiệp định SCM
Trang 7Brazil lập luận dù các khoản chi tiêu cho PROEX là trợ cấp xuất khẩu bị cấm nhưng theo Điều 27.4 của Hiệp định SCM thì các khoản chi tiêu này được cho phép đối với các nước đang phát triển như Brazil để duy trì các khoản trợ cấp xuất khẩu trong khoảng 8 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực
Brazil cũng cho rằng nghĩa vụ duy nhất mà họ phải đáp ứng là không tăng mức
trợ cấp xuất khẩu kể từ năm 1991 – năm mà chương trình PROEX được ban hành và bắt đầu thực hiện
Brazil đã đưa ra các bằng chứng, chứng minh rằng họ chỉ cần tuân thủ theo Điều 27 Hiệp định SCM Brazil đệ trình rằng Điều 27 là “Lex Specialis” của Điều 3 (Lex generalis), cả hai cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng Điều 27 lại
cụ thể hơn, do đó nó có thể thay thế Điều 3 để đưa ra các quy tắc liên quan đến các chương trình trợ cấp xuất khẩu của các nước đang phát triển Từ đó các nước
này sẽ không phải tuân thủ các quy định của Điều 3 bởi: “Liên quan đến trợ cấp xuất khẩu, Điều 27 đã cung cấp tiêu chuẩn duy nhất áp dụng cho các nước đang phát triển” Bởi vậy, Brazil không thể bị coi là vi phạm Điều 3 của Hiệp định
SCM
Canada không đồng ý với quan điểm này Họ cho rằng “Lex Specialis” chỉ được viện dẫn khi phải đưa ra lựa chọn giữa các nghĩa vụ hiệp ước xung đột với nhau Tuy nhiên lại không có mâu thuẫn giữa Điều 3 và Điều 27, theo nghĩa
là tuân thủ điều này sẽ dẫn đến vi phạm điều kia, nên học thuyết này không thể
áp dụng được Canada nhắc lại rằng Điều 27.2 của Hiệp định SCM, một phần có
liên quan quy định: “Những quy định cấm tại khoản 1 (a) Điều 3 sẽ không áp dụng đối với: Các Thành viên là nước đang phát triển khác trong thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, tùy thuộc vào các quy định tại khoản 4” Do đó, Canada phản đối lập luận của Brazil khi cho rằng Brazil chỉ
phải đáp ứng một nghĩa vụ duy nhất là không tăng mức trợ cấp xuất khẩu kể từ
Trang 8năm 1991, mà theo Canada căn cứ vào Điều 27 Hiệp định SCM có 02 điều kiện
khác Brazil phải đáp ứng: (i) Phải loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu trong vòng tám năm sau khi Hiệp định WTP có hiệu lực (ii) Phải loại bỏ trợ cấp xuất khẩu trong thời gian ngắn hơn tám năm, nếu việc sử dụng các khoản trợ cấp xuất khẩu đó không phù hợp với nhu cầu phát triển của nó.
Tóm lại, Điều 3 và Điều 27 có mối liên quan chặt chẽ với nhau, nếu Brazil không tuân thủ Điều 27.4, thì Điều 3 sẽ được áp dụng Tuy nhiên, vì Brazil đã không chứng minh được đã đáp ứng các điều kiện nêu trong Điều 27.4, nên PROEX không được hưởng lợi từ ngoại lệ nêu trong Điều 27 Ngược lại, Brazil lập luận rằng họ đã đáp ứng tất cả các điều kiện do Điều 27.4 đưa ra,
và trách nhiệm chứng minh thuộc về Canada
Theo 3 tiêu chí:
Thành viên đang phát triển sẽ không tăng mức trợ cấp xuất khẩu;
Sẽ loại bỏ trợ cấp đó trong thời gian ngắn hơn thời hạn nêu tại khoản này nếu việc sử dụng trợ cấp như vậy không phù hợp với nhu cầu phát triển của mình;
Phải loại bỏ trợ cấp xuất khẩu trong vòng tám năm sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, đó là vào ngày 31 tháng 12 năm 2002
2.3 Lập luận của các bên về việc liệu Brazil có tăng mức trợ cấp xuất khẩu không?
a Lập luận về khái niệm mức trợ cấp xuất khẩu
Canada lập luận rằng cụm từ “mức trợ cấp xuất khẩu” xuất hiện trong Điều 27.4 đề cập đến các khoản chi tiêu, chứ không phải số tiền lập ngân sách như Brazil tuyên bố Canada cho rằng xét trong bối cảnh của Hiệp định SCM và các hiệp định khác của WTO, “mức trợ cấp xuất khẩu” chỉ có thể được hiểu là
để chỉ các khoản chi thanh toán được thực hiện Tại chú thích [55] “Đối với một
Trang 9Thành viên đang phát triển hoặc không có trợ cấp xuất khẩu vào thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực, khoản này sẽ áp dụng trên cơ sở mức áp dụng trợ cấp vào năm 1986.” của Hiệp định SCM quy định về thời điểm cơ sở để xác định
xem Thành viên đang phát triển có tăng mức trợ cấp xuất khẩu của họ theo "mức trợ cấp xuất khẩu được cấp vào năm 1986 hay không.", không đề cập đến mức trợ cấp xuất khẩu “được cấp ngân sách” Nghĩa là, mức trợ cấp xuất khẩu ở đây được hiểu là các khoản chính phú đã chi tiêu, chứ không phải các khoản dự kiến
sẽ chi hay thành lập ngân sách Điều này cũng phù hợp với đối tượng và mục
đích của Hiệp định SCM: “Nhằm giảm thiểu những biến dạng kinh tế do trợ cấp gây ra”, mà sự méo mó kinh tế này là do những chi tiêu thực tế cho trợ cấp xuất
khẩu, không phải do lập ngân sách hay lập kế hoạch cho các khoản trợ cấp đó Cách giải thích của Brazil sẽ được hiểu là Thành viên đang phát triển có thể đã cấp ngân sách cho một lượng lớn trợ cấp xuất khẩu vào năm 1994, mà không cần phải chi tiêu chỉ để mở rộng chi tiêu trợ cấp xuất khẩu thực tế của mình
Brazil không đồng ý với lập luận này, bởi theo các dẫn chứng bên này đưa
ra, trong khi từ "chi tiêu" theo Canada thậm chí không xuất hiện trong các điều khoản, thì từ "ngân sách" đã xuất hiện rõ ràng, có cơ sở pháp lý thích hợp Các khoản ngân sách, thay vì các khoản chi là cơ sở thích hợp để so sánh vì chúng thuộc trách nhiệm của Chính phủ các thành viên của WTO
b Lập luận về gia tăng mức trợ cấp xuất khẩu
Brazil đệ trình rằng khi PROEX bắt đầu vào năm 1991 đã tiếp nhận các nghĩa vụ và trách nhiệm hiện có của một chương trình trước đó Ngoài ra, Brazil cũng duy trì một chương trình trợ cấp xuất khẩu có tên là BEFIEX để giảm thuế cho các nhà xuất khẩu Brazil đưa ra bằng chứng thể hiện ngân sách của PROEX
kể từ khi thành lập từ năm 1991 đến năm 1998, cũng như số thuế được giảm theo BEFLEX từ cùng năm 1991 đến năm 1997 Theo đó, Brazil cho thấy rằng
họ đã không tăng mức trợ cấp kể từ năm 1991
Trang 10Canada không đồng ý với lập luận này bởi phân bổ ngân sách của Brazil cho trợ cấp xuất khẩu năm 1998 vượt quá mức của năm 1994 Căn cứ vào minh chứng đã đưa, Canada tuyên bố rằng Brazil đã làm tăng tổng chi tiêu lên 40% kể
từ năm 1994, dựa trên sự so sánh số liệu của năm 1994 với số liệu của chín tháng đầu năm 1998 Đây là kết quả của sự mở rộng phạm vi của chương trình trợ cấp, bao gồm các chính sách: Tăng phạm vi cân bằng lãi suất từ 85 lên 100% giá trị hàng xuất khẩu; Kéo dài thời hạn PROEX từ 10 lên 15 năm; Mở rộng danh sách các sản phẩm đủ điều kiện hơn 30%; Mở rộng cân bằng lãi suất sang tài trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu và gần đây nhất là việc loại bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng tài trợ PROEX Những chính sách này cho thấy Brazil đã không thực hiện bất kỳ bước nào để loại bỏ các khoản trợ cấp theo yêu cầu của Khoản 4 Điều 27 mà thậm chí còn gia tăng mức trợ cấp này
Brazil không phản đối dữ liệu do Canada gửi từ năm 1994 đến quý 3 năm
1998 Nhưng bên này lập luận rằng kể từ năm PROEX được thành lập vào năm
1991, 1991 phải là năm chuẩn bắt đầu cho sự so sánh này Canada đã chọn bỏ qua dữ liệu từ năm 1991 đến năm 1993 và kết quả là đã cung cấp cho Ban hội thẩm một bức tranh méo mó về các khoản chi tiêu của Brazil liên quan đến trợ cấp xuất khẩu Hơn nữa, Brazil khẳng định rằng họ đã không tăng mức trợ cấp xuất khẩu của mình do ngân sách PROEX năm 1998 được theo như Canada chỉ
ra đã "tăng cao" vì sự mất giá của đồng Real so với đô la Mỹ trong quý cuối cùng của năm 1998 Do đó, Brazil đã đưa ra bằng chứng cho thấy mức trợ cấp xuất khẩu hiện tại thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mức chuẩn năm 1991
Canada không đồng ý với Brazil bởi không có quy định nào trong Điều 27 tính đến việc đồng tiền của nước thành viên mất giá so với đô la Mỹ và nếu những người soạn thảo Điều 27 đã dự định mức chuẩn được điều chỉnh theo lạm phát, họ sẽ quy định cụ thể cho mức đó