MỞ ĐẦUTừ khi Hiến chương Liên Hiệp quốc ra đời và có hiệu lực ngày 24/10/1945 đến nay, cùng với những nội dung cơ bản về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức hoạt động của Liên Hiệp quốc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài:
Bình luận một sự kiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế
và chỉ rõ nguyên tắc cơ bản nào được luật quốc tế áp dụng
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Lớp: K59CLC
MSV: 14061014
Hà Nội Tháng 3 - 2016
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 3
II NỘI DUNG 4
1 Khái quát chung về Luật quốc tế 4
1.1 Định nghĩa Luật quốc tế 4
1.2 Chủ thể của Luật quốc tế 4
1.3 Đối tượng điều chỉnh của LQT 4
2 Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế 5
3 Vụ kiện Nicaragoa – Mỹ 1984-1986 6
3.1 Tóm tắt vụ kiện 6
3.2 Các nguyên tắc được Luật quốc tế áp dụng 9
III KẾT LUẬN 14
2
Trang 3I MỞ ĐẦU
Từ khi Hiến chương Liên Hiệp quốc ra đời và có hiệu lực ngày 24/10/1945 đến nay, cùng với những nội dung cơ bản về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức hoạt động của Liên Hiệp quốc, quy chế thành viên, các cơ quan chính của Liên Hiệp quốc, ta có thể thấy rõ vai trò điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia đặc biệt thông qua những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế (ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc và bổ sung trong Tuyên bố ngày 24/10/1970) Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên tắc, mọi quy phạm pháp luật của Luật quốc tế; là căn cứ pháp
lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc và là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Luật quốc tế Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế luôn đóng vai trò là khuôn mẫu xử sự và là thước đo giá trị pháp lý của tất cả các quy phạm luật quốc tế, kể cả pháp luật quốc gia
Lấy nội dung là vụ kiện Nicaragua – Mỹ (1984-1986), với hai chủ thể là hai quốc gia
Nicaragoa và Mỹ là chủ thể cơ bản của Luật quốc tế, bên cạnh đó, vấn đề tranh chấp giữa trong lĩnh vực chính trị, quân sự trong mối quan hệ giữa hai quốc gia này là đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế, và xâm phạm đến những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế Vì vậy,
có thể khẳng định rằng vụ việc trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật quốc tế
Trang 4II NỘI DUNG
1 Khái quát chung về Luật quốc tế
1.1 Định nghĩa Luật quốc tế
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điểu chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế
1.2 Chủ thể của Luật quốc tế
Chủ thể của Luật quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, là thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào những quan hệ đó một cách độc lập,
có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về những hành vi
mà chính chủ thể thực hiện
Từ định nghĩa trên, ta thấy chủ thể đầu tiên, chủ yếu của pháp luật quốc tế là quốc gia Quốc gia chính là trung tâm của quan hệ quốc tế Các tổ chức quốc tế liên chính phủ do các
quốc gia thỏa thuận thành lập phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là chủ thể hạn chế của luật quốc tế, vì tổ chức quốc tế liên chính phủ chỉ có một số quyền và
nghĩa vụ hạn chế do các quốc gia thành viên thỏa thuận giao cho Bên cạnh đó, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập được coi là chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế.
1.3 Đối tượng điều chỉnh của LQT
Mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng, điều chỉnh một số quan hệ xã hội nhất định Luật quốc gia điều chỉnh mối quan hệ phát sinh trong phạm vi của quốc gia Còn luật quốc tế có nhiêm vụ điều chỉn các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế Quan
hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn quốc tế gồm: quan hệ chính trị, kinh tế, khoa học-kỹ thuật, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế với nhau Không giống với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế là những quan hệ mang tính quốc gia, liên chính phủ phát sinh trong mọi mặt của đời sống quốc tế
4
Trang 5Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là các quan hệ liên quốc gia (liên chính phủ) giữa các quốc gia và các thực tế quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, mà chủ yếu là khía cạnh chính trị của những lĩnh vực đó
2 Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
- Khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế”:
Về phương diện pháp lý quốc tế, thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế” dùng để chỉ các nguyên tắc được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc năm
1945 và còn được ghi nhận trong Tuyên bố ngày 24/10/1970
Có thể hiểu, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, nền tảng, bao trùm và có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể của luật quốc tế áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực của quan hệ quốc tế Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đặt nền tảng và khuôn khổ pháp lý cho việc pháp điển hóa và thực thi hệ thống pháp luật quốc tế, nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia, bảo vệ quyền con người
- Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế:
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính mệnh lệnh chung
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính bao trùm nhất
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính phổ cập
Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan hệ tương tác trong một chỉnh thể thống nhất
- Vấn đề hệ thống hóa các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế:
* Giai đoạn 1: Các nguyên tắc được ghi nhận lần đầu tiên trogn Điều 2 Hiến chương
Liên hợp quốc năm 1945 bao gồm:
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế
Trang 6 Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội của các quốc gia
* Giai đoạn 2: Các nguyên tắc được bổ sung trong Tuyên bố ngày 24/10/1970
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết
3 Vụ kiện Nicaragoa – Mỹ 1984-1986
3.1 Tóm tắt vụ kiện
Vụ việc này nảy sinh từ các cuộc chiến ở Trung Mỹ vào những năm 1980 Chế độ Sandinista lên nắm quyền ở Nicaragua vào năm 1979, và đã bắt tay vào một chiến dịch theo chủ nghĩa Mác nhằm “giải phóng” Honduras, El Salvador và Costa Rica Nicaragua đã hỗ trợ cho một phong trào kháng chiến ở El Salvador với vũ khí, đạn dược, tiền bạc, huấn luyện, tin tức tình báo, chỉ huy và kiểm soát, và cung cấp các nơi ẩn náu ở biên giới Với sự giúp đỡ này, các lực lượng du kích đã làm sụp đổ nền kinh tế của El Salvador và biến sự bất mãn của thiểu số thành một cuộc nổi dậy toàn diện Dân thường ở khu vực này đã phải gánh chịu, và cả hai bên đều đã gây ra những hành động tàn bạo Để ổn định El Salvador, Tổng thống Ronald Reagan đã ký kết Chỉ thị An ninh Quốc gia số 17 (NSSD 17) vào ngày 23/11/1981 NSSD 17 đã cho phép CIA xây dựng lực lượng phiến quân Contra để tiến hành các hoạt động bí mật nhằm lật đổ chế độ Sandinistra ở Nicaragua Sự trợ giúp của quân đội
đã giúp Honduras và El Salvador chống lại phiến quân cộng sản Quyết định này đã cho thấy một trong những chương trình đầu tiên của Học thuyết Reagan để chống lại sự mở rộng của ảnh hưởng Xôviết.1
Ngày 09/04/1984, Nicaragua kiện Mỹ lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và yêu cầu ICJ
phán xét:
(i) Mỹ đã đào tạo, vũ trang, cung cấp tài chính và nhu yếu phẩm cho lực lượng Contra và hỗ trợ các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua đã vi phạm Điều 2 của
1 Xem “Trung Quốc lợi dụng kẽ hở trong luật pháp để theo đuổi bá quyền ở Đông Á”, địa chỉ: http://nghiencuubiendong.vn/ [Truy cập: 29/03/2016]
6
Trang 7Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 18 và 20 của Hiến chương Tổ chức các nước Châu Mỹ, Điều 8 của Công ước về quyền và nghĩa vụ của các nước, Điều I của Công ước liên quan đến nghĩa vụ và quyền của các nước trong cuộc xung đột dân sự;
(ii) Mỹ vi phạm chủ quyền của Nicaragua bằng việc tấn công vũ trang vào Nicaragua bằng đường biển, đường bộ và đường không, sử dụng các biện pháp trực tiếp và gián tiếp để cưỡng ép và đe dọa chính phủ Nicaragua; sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Nicaragua; can thiệp vào công việc nội bộ của Nicaragua; vi phạm tự do biển cả và cản trở thương mại đường biển hòa bình; giết hại, gây thương vong và bắt cóc người dân Nicaragua Nicaragua đồng thời yêu cầu Mỹ phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho Nicaragua.
Ngày 18/01/1985, Hoa Kỳ rời bỏ phiên tòa của Tòa án Công lý Quốc tế, cáo buộc rằng
trường hợp này là “lạm dụng tòa án cho các mục đích chính trị và tuyên truyền.” Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nói, “Chúng tôi hết sức hy vọng rằng tòa án sẽ không đi theo con đường của các tổ chức quốc tế khác đã bị chính trị hóa theo hướng chống lại lợi ích của các nền dân chủ phương Tây.” Những người phản đối chính sách của Reagan đã công khai lên án quyết định rời bỏ vụ kiện Dân biểu Michael Barnes nói ông đã “sốc và đau buồn trước việc chính quyền Reagan có rất ít niềm tin vào những chính sách của chính mình đến nỗi không dám bảo vệ chúng.” 2 Mỹ tuyên bố không tham gia vụ kiện và bác bỏ thẩm quyền của ICJ nhưng ICJ khẳng định có thẩm quyền và vụ kiện vẫn tiếp diễn mặc dù không có sự tham gia của Mỹ
Ngày 27/06/1986, ICJ ra phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Nicaragua,
cản trở thương mại đường biển và vi phạm Hiệp ước thân thiện, thương mại và hàng hải Mỹ
- Nicaragua ký ngày 21/01/1956
Cụ thể, ICJ ra phán quyết 16 điểm, trong đó có các điểm chính sau:
2 Xem “18/01/1985: Mỹ phớt lờ Tòa án Công lý Quốc tế”, nguồn: “United States walks out of World Court case,”
History.com, biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng, địa chỉ: http://nghiencuuquocte.org [Truy cập 27/03/2016]
Trang 8(i) ICJ từ chối lập luận của Mỹ về việc sử dụng quyền tự vệ thập thể để chống lại Nicaragua;
(ii) Mỹ đã đào tạo, vũ trang, cung cấp tài chính và nhu yếu phẩm cho lực lượng Contra và hỗ trợ các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua, và vi phạm nghĩa vụ theo công pháp quốc tế trong việc không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác;
(iii) Bằng việc tấn công vào lãnh thổ Nicaragua trong các năm 1983 - 1984 (bao gồm các cuộc tấn công vào Puerto Sandino ngày 13/9/1983 và 14/10/1983, vào Corinto ngày 10/10/1983, vào căn cứ hải quân Potosi ngày 04 - 05/01/1984, vào San Jan de Sur ngày 07/3/1984, vào các tàu tuần tra ở Puerto Sandino ngày 28/3/1984 và ngày 30/3/1984, vào San Juan del Norte ngày 09/4/1984), Mỹ đã vi phạm công pháp quốc tế trong việc sử dụng vũ lực chống lại nước khác;
(iv) Với các hành động tấn công trên, Mỹ đã vi phạm chủ quyền của nước khác;
(v) Bằng việc đặt mìn ở nội thủy và lãnh hải của Nicaragua trong những tháng đầu năm 1984, Mỹ đã vi phạm công pháp quốc tế trong việc không được sử dụng vũ lực chống lại nước khác, không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không được cản trở thương mại đường biển hòa bình;
(vi) Với việc đặt mìn, Mỹ đã vi phạm Điều XIX của Hiệp ước hữu nghị, thương mại và hàng hải giữa Mỹ và Nicaragua ký ở Managua ngày 21/01/1956;
(vii) Việc Mỹ thành lập lực lượng Contra đã đi ngược lại những nguyên tắc chung của luật nhân đạo;
(viii) Mỹ tấn công Nicaragua và ban hành lệnh cấm vận thương mại với Nicaragua ngày 01/5/1985 là hành động bãi miễn mục tiêu và mục đích của Hiệp định hữu nghị, thương mại và hàng hải giữa Mỹ và Nicaragua;
(ix) Mỹ tấn công và ban hành lệnh cấm vận thương mại với Nicaragua đã vi phạm điều XIX của Hiệp định hữu nghị, thương mại và hàng hải giữa hai nước;
8
Trang 9(x) Mỹ phải ngừng bắn ngay lập tức và kiềm chế các hành động đó;
(xi) Mỹ phải bồi thường thiệt hại cho Nicaragua theo công pháp quốc tế;
(xii) Mỹ phải bồi thường thiệt hại cho Nicaragua theo Hiệp ước hữu nghị, thương mại
và hàng hải.
Kết quả:
Nicaragua đã giành thắng lợi nhưng sau đó Mỹ liên tục tìm cách phá phán quyết của ICJ Từ năm 1982 - 1985, Mỹ năm lần dùng quyền phủ quyết khi vấn đề đưa ra Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc Ngày 28/10/1986, Mỹ tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an kêu gọi thực hiện phán quyết Ngày 03/11/1986, nghị quyết này được đưa ra Đại hội
đồng Liên hợp quốc và được thông qua với số phiếu 94 - 3 nhưng Mỹ vẫn không tuân thủ phán quyết3 Trong khi đó, những hoạt động của Contras ở Nicaragua đã không đạt được gì ngoài chết chóc và thất bại, và Quốc hội Mỹ đã cấm Chính phủ tiếp tục viện trợ quân sự cho Contras vào năm 1988
3.2 Các nguyên tắc được Luật quốc tế áp dụng
Có thể nói, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là cơ sở, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, trật tự pháp lý quốc tế và là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để các chủ thể giải thích, áp dụng luật quốc tế, đồng thời giới hạn ý chí, quyền tự quyết của các chủ thể quốc tế Các quan hệ quốc tế được thiết lập giữa các chủ thể của luật quốc tế đều bị coi là bất hợp pháp, là vô hiệu nếu nội dung của các quan hệ đó đi ngược lại nội dung và tiêu chuẩn pháp lý được quy định trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
Trong vụ Vụ kiện Nicaragua – Mỹ nói trên, ta có thể thấy được những nguyên tắc cơ bản sau của Luật quốc tế được áp dụng, bao gồm: (1) Nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (2) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; (3) Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.4
3 Xem “Bài học từ vụ kiện Nicaragua - Mỹ”, địa chỉ:
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/5716-bai-hoc-tu-vu-kien-nicaragua-my.html
4 Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
Trang 10* Thứ nhất, về nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- Khái niệm “vũ lực” được hiểu là hành động sử dụng sức mạnh vũ trang để chống lại
một quốc gia độc lập có chủ quyền Đồng thời, vũ lực còn bao hàm cả việc quốc gia này sử dụng lực lượng vũ trang để gây sức ép, đe dọa quốc gia khác nhắm đạt được mục đích chính trị của mình.5
- Những hành vi đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế bao gồm: Tập trận ở biên giới giáp với quốc gia khác; Tập trung, thành lâp căn cứ quân sự ở biên giới giáp quốc gia trái với thỏa thuận giữa các bên hữu quan; Gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác
- Khái niệm “xâm lược”: Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 3314 ngày 12/4/1974 đã đưa ra danh mục các hoạt động được coi là hành vi xâm lược, không phụ thuộc
có tuyên bố chiến tranh hay không và ở nơi nào Theo đó:
Hành vi xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang của quốc gia (hoặc nhóm quốc gia) tiến công hoặc tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác
Hành vi xâm lược là sự không kích hoặc sử dụng bất kỳ vũ khí nào chống lại lãnh thổ quốc gia khác, ngay cả khi nó không kèm theo sự tấn công bằng lực lượng vũ trang
Hành vi xâm lược là các hành vi tấn công bằng lực lượng vũ trang của quốc gia này vào lực lượng vũ trang của quốc gia khác
Hành vi xâm lược gồm các hoạt động của quốc gia đã tạo điều kiện cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại lãnh thổ nước thứ ba
Hành vi xâm lược là việc quốc gia đưa các nhóm vũ trang, các băng đảng phiến loạn
có vũ trang hoặc lính đánh thuê vào lãnh thổ nước khác với mục đích chống quốc gia này6
* Thế nào là một cuộc tấn công vũ trang là gì?
5 Xem Giáo trình Công pháp quốc tế (2014), PGS.TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr.81-82.
6 Xem Giáo trình Công pháp quốc tế, sđd tr.83
10