BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ Hà Nội, 2023 Đề bài: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Hà Nội, 2023
Đề bài: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu
LỚP HỌC PHẦN : N01 – TL1
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Các vấn đề pháp lý 1
1.1 Khái niệm thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ hữu hiệu 1
1.2 Chủ thể thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu 1
1.3 Đối tượng của phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu 1
1.3.1 Lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius) 1
1.3.2 Lãnh thổ bị bỏ rơi (Terra derelicta) 2
1.4 Nội dung của chiếm cứ hữu hiệu 2
1.5 Các điều kiện chiếm cứ hữu hiệu 2
2 Các vấn đề thực tiễn về xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu 2
2.1 Đánh giá 2
2.2 Liên hệ Việt Nam: Vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo vệ chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 3
2.2.1 Chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo vô chủ được Nhà nước Việt Nam chiếm hữu hợp pháp 3
2.2.2 Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này một cách thật sự, liên tục và hòa bình 4
2.3.3 Nhà nước Việt Nam bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 6
2.3.3.1 Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa với Trung Quốc 6
2.3.3.2 Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quần đảo Trường Sa với Trung Quốc 7
KẾT LUẬN 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 4MỞ ĐẦU
Lãnh thổ là một phần không thể thiếu của một quốc gia, nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định. Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Và trong các phương thức thụ đắc lãnh thổ hiện nay thì chiếm cứ hữu hiệu là phổ biến
nhất. Vì vậy, nhóm xin được chọn đề tài: Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn về xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu
NỘI DUNG
1 Các vấn đề pháp lý
1.1 Khái niệm thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ hữu hiệu
Thụ đắc lãnh thổ chiếm cứ hữu hiệu được hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ
đó.
1.2 Chủ thể thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu
Hành động chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ là hành động nhân danh quốc gia, được quốc gia ủy quyền chứ không phải là hành động riêng lẻ của một cá nhân nào đó. Bất kỳ hành động nào mang tính chiếm hữu từ một cá nhân hay một nhóm đều không đủ để khẳng định chủ quyền trên lãnh thổ, không thể làm thay đổi tính chất chủ quyền của lãnh thổ đó ngay cả khi các cá nhân là một tập thể có người lãnh đạo, trừ khi tập thể đó được nhà nước ủy quyền
1.3 Đối tượng của phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu
1.3.1 Lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)
Trang 5cứ. Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào vào thời điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó
1.3.2 Lãnh thổ bị bỏ rơi (Terra derelicta)
Lãnh thổ bị bỏ rơi là vùng lãnh thổ trước kia đã từng được chiếm hữu và trở thành lãnh thổ của một quốc gia, nhưng sau đó quốc gia chiếm hữu tự từ bỏ chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ này
1.4 Nội dung của chiếm cứ hữu hiệu
Đó phải là sự chiếm cứ hữu hiệu hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp hòa bình). Mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ mộ lãnh thổ đã có chủ đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế
Phải có sự chiếm cứ thực sự: đưa công dân của nước mình tới định cư trên lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ mới đó,
Chiếm cứ phải liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh chấp Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ
1.5 Các điều kiện chiếm cứ hữu hiệu
Muốn thụ đắc chủ quyền bằng phương thức chiếm hữu, quốc gia phải có hành động trên thực tế, sở hữu lãnh thổ vô chủ và đồng thời phải có ý chí chiếm hữu lãnh thổ vô chủ đó. Chủ thể trong chiếm hữu lãnh thổ phải là hành động nhân danh quốc gia, được quốc gia uỷ quyền, không phải là hành động của tư nhân. Đối tượng của phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm cứ hữu hiệu là: Lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi
2 Các vấn đề thực tiễn về xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu
2.1 Đánh giá
Trang 6Đây là một phương thức có giá trị pháp lý cao, đã trở thành nguyên tắc đặc biệt quan trọng để giải quyết các tranh chấp về biên giới giữa các quốc gia.
Áp dụng phương thức này, nhiều vụ tranh chấp đã được giải quyết, có thể kể tới: Tranh chấp giữa Venezuela và Hà Lan về chủ quyền trên đảo Aves; Phân định ranh giới giữa Anh (Guyane) với Brazil; Tranh chấp giữa Hà Lan
và Mỹ về vấn đề chủ quyền đối với đảo Palmas; Tranh chấp giữa Pháp và Mexico trong vụ đảo Clipperton; Xong nó vẫn còn tồn tại vài bất cập nhất định:
Thứ nhất, về mối quan hệ giữa phát hiện đầu tiên và thực hiện chủ
quyền. Đó là khi một quốc gia là chủ thể đầu tiên phát hiện ra lãnh thổ nhưng
một quốc gia khác đã thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với nó và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác thì có sẽ có cơ sở để kết luận lãnh thổ đó thuộc về chủ quyền của quốc gia thực hiện quyền chiếm hữu thực
tế hơn là thuộc chủ quyền của quốc gia phát hiện đầu tiên. Điều này đã gây ra rất nhiều tranh chấp về lãnh thổ cho các quốc gia trên thế giới Điển hình chính là vụ tranh chấp chủ quyền giữa Hà Lan và Hoa Kỳ đối với đảo Palmas
Thứ hai, về giá trị của bản đồ trong các vụ tranh chấp. Trong các tranh
chấp quốc tế về lãnh thổ, các bên thường dựa vào các bằng chứng bản đồ để chứng minh cho chủ quyền của mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn pháp luật quốc tế, giá trị của bản đồ còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo quan điểm của Tòa ICJ, các bản đồ có giá trị bằng chứng pháp lý khá hạn chế trong việc chứng minh danh nghĩa chủ quyền đối với lãnh thổ hay đường biên giới tranh chấp. Sức nặng pháp lý của bản đồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất có vẻ là yếu tố độ tin cậy kỹ thuật (tính chính xác) và tính trung tập của nguồn gốc bản đồ
2.2 Liên hệ Việt Nam: Vận dụng phương thức chiếm cứ hữu hiệu để xác lập và bảo vệ chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trang 72.2.1 Chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo vô chủ được Nhà nước Việt Nam chiếm hữu hợp pháp.
Trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa xuất hiện dấu vết sự sống của người Việt
Cổ. Năm 1993, tại làng Bích Dầm, đảo Hòn Tre (Nha Trang) các nhà khoa học
đã mở 3 hố khai quật rộng 86m2, thu được 81 tiêu bản, gồm nhiều công cụ đá thuộc thời đại Kim Khí. Tại đảo Bình Hưng (Khánh Hòa) cũng phát hiện nhiều mảnh vỡ của đồ gốm như nồi gốm, xương gốm mỏng thuộc gốm miệng loe, hoa văn thuộc văn hóa khảo cổ học Sa Huỳnh. Qua các kết quả khảo cổ,
ta thấy dấu tích của người Việt ở trên các đảo đã có từ thời kỳ sơ khai
gia đầu tiên tuyên bố và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo, khi đó là một lãnh thổ vô chủ: các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII, Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư ( XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875),
khoảng cách của địa danh Bãi Cát vàng (Hoàng Sa) hoặc ghi rõ về những hoạt động chủ quyền tại đây như việc thành lập các Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải thời chúa Nguyễn
Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng khá rõ ràng về sự tiếp nối của một loạt các
“hành động nhân danh nhà nước” từ chiếm hữu cho đến quản lý và khai thác của Việt Nam. Các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập ở thế kỷ XVII bằng những sắc chỉ nhà nước của các Chúa Nguyễn về hai đội này, trong đó quy định rõ về quân số, địa phương tuyển người, nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện các hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản, kiểm tra, giám sát và lịch trình đi về, chế độ khen thưởng, đãi ngộ. Ngoài ra, các tư liệu đương đại của cả Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây đều ghi chép rất cụ thể, rõ ràng và thống nhất về sự hiện diện của đội Hoàng Sa vào thời kỳ đầu của các Chúa Nguyễn trong thế kỷ XVII
Trang 82.2.2 Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này một cách thật sự, liên tục và hòa bình.
Việc chiếm hữu thật sự
Việt Nam có thể đưa ra những chứng cứ về các sự kiện từ thế kỷ thứ XVII, sau khi đặt chân lên hai quần đảo, nhà Nguyễn đã liên tục trong các năm
1834, 1835 và 1836 tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây trên quần đảo,
khai thác hải sản và hàng hóa; đặt bia đá trên quần đảo Hoàng Sa và xây chùa, trồng cây và cột trên đảo vào năm 1833; vẽ bản đồ; xây dựng miếu trong đó khắc ghi rõ thời gian (năm Minh Mệnh thứ 17, Bính Thân (1836)) và mục đích của việc đó là lưu dấu để ghi nhớ. Tiếp theo trong khoảng thời gian Pháp cai trị tại Việt Nam: sáp nhập quần đảo Trường Sa vào đế quốc Pháp; tiến hành các cuộc tuần tiễu trong vùng biển hai quần đảo phản đối sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc đối với một số đảo của quần đảo Hoàng Sa…
Sau đó, khi chính quyền VNCH tiếp quản đã có một loạt các hành vi chủ quyền khác của tại đây bao gồm việc sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam, thông báo về dự định tiến hành các cuộc khảo sát dầu lửa khu vực ngoài khơi bờ biển miền Trung, đối diện với quần đảo Hoàng Sa ngày 24/9/1973
Sau ngày 2/7/1976, nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo như: Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngày 12/5/1977; khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam khi Quốc hội phê chuẩn Công ước Luật biển năm 1982 ngày 23/06/1994; ban hành Nghị định ngày 9/12/1982 tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam -Đà Nẵng. Việc thông qua Luật biển ngày 02/7/2012 là hành vi pháp lý quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, quần đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trang 9 Việc chiếm hữu là liên tục
Các bằng chứng của Việt Nam đều khẳng định tính liên tục của việc chiếm hữu kể từ khi phát hiện, sau đó đặt dưới cai quản hành chính và thực thi chủ quyền từ thời các Chúa Nguyễn, tiếp đó là sự chuyển giao cho nhà Tây Sơn Đến năm 1802, nhà Nguyễn đã thực hiện chủ quyền tại hai quần đảo một cách
có tổ chức và mạnh mẽ hơn như việc tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa bằng sự kiện cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa ra khảo sát và đo đạc đường biển tháng Giêng năm Ất Hợi (1815), tiếp tục khảo sát và đo đạc vào năm tiếp theo
1816 và sự tuyên dương các đội viên của đội này cho đến tận đời Vua Tự Đức. Những hành
vi tiếp nối chủ quyền này được thực hiện liên tục bởi các triều đại nhà Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp hoàn tất việc chiếm đóng thuộc địa
Sau Hiệp ước ngày 06/6/1884, Pháp có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; sự kiện Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày 14/10/1950. Việt Nam có thể sử dụng Tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu tại hội nghị San Francisco, trong đó nhấn mạnh “…chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”
Từ năm 1954 đến 1975 hai quần đảo này nằm dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này sau đó đã củng cố chủ quyền của mình bằng việc đóng quân tại đây cho đến năm 1975 và sau đó nước CHXHCN Việt Nam đã giải phóng, tiếp quản chúng ngay sau khi đất nước thống nhất cho đến nay
Việc chiếm hữu là hòa bình
Ngày 07/9/1951, Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Bảo Đại là Trần Văn Hữu tuyên bố tại Hội nghị San Francisco về việc ký Hoà ước với Nhật Bản rằng: “Từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi
Trang 10đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Tuyên bố không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị. Như vậy, các quốc gia (trong đó có Trung Quốc) đều chấp nhận Trường Sa và Hoàng
Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, được Việt Nam chiếm hữu và quản lý lâu dài. Đây là sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam
2.3.3 Nhà nước Việt Nam bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước mọi hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
2.3.3.1 Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa với Trung Quốc
Mở đầu tranh chấp là vào năm 1909 khi Đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền
ra thăm chớp nhoáng một vài đảo và đổ bộ lên đảo Phú Lâm, rồi rút lui ngay Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân Nhật, chính quyền Trung Hoa dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía đông Hoàng Sa và sau đó phải rút lui vào thời điểm Quốc Dân Đảng bị đuổi chạy ra Đài Loan. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội thực dân Pháp phải rút khỏi Đông Dương và chính quyền Việt Nam chưa tiếp quản Hoàng Sa, CHND Trung Hoa đưa quân
ra chiếm nhóm phía đông Hoàng Sa và đến năm 1974, lợi dụng tình hình quân đội của chính quyền Sài Gòn đang trên đà suy sụp, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, chúng đưa quân ra chiếm nhóm phía tây Hoàng Sa đang do quân đội Sài Gòn đóng giữ.
Những việc làm của Trung Quốc đã bị Việt Nam chống đối hoặc chính thức lên tiếng phản đối với tư cách nhà nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa Trước hành vi sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc, chính quyền VNCH đã có hành động đáp trả bằng “Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”. Mặc dù quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn từ năm 1974, nhưng Việt Nam không ngừng các hoạt động nhằm xác định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa
Trang 11Ta liên tục đưa ra nhiều Tuyên bố phản đối hành động “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” của Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Năm 1979, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công
bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Điều 9 đã tố cáo việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Ngày nay, Nhà nước ta tiếp tục căn cứ vào Công ước Luật Biển năm 1982, các văn bản về vùng biển của Việt Nam: Tuyên bố 1977, 1982; Luật biển
2012 làm cơ sở pháp lý khẳng định hành vi chiếm đóng trái phép của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền Việt Nam và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới
2.3.3.2 Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quần đảo Trường Sa với Trung Quốc
Khởi đầu tranh chấp là sự kiện Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi công hàm cho bộ ngoại giao Pháp năm 1932 khẳng định các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đã chiếm đóng 8 vị trí trên quần đảo Trường Sa. Tiêu biểu cho sự kiện bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa là trận chiến của hải quân Việt Nam với Trung Quốc trên đảo Gạc Ma năm 1988. Đây là một cuộc chiến không cân sức giữa hải quân ta và Trung Quốc. Tuy nhiên các chiến sĩ hải quân Việt Nam vẫn chiến đấu kiên cường để bảo vệ chủ quyền tại các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. Hành vi sử dụng vũ lực của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Luật quốc tế và đây là bằng chứng chống lại Trung Quốc khi đưa ra các bằng chứng khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này.
Hiện nay, ngoài việc đưa ra các tư liệu lịch sử, chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền biển Đông, Việt Nam còn căn cứ vào các nguyên tắc của luật quốc tế và tập quán quốc tế. Cụ thể là Công ước Luật Biển 1982; Hiến chương Liên hợp quốc và các văn bản pháp lý quốc gia như: Luật biển 2012; Luật Biên giới quốc gia 2003. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam góp phần