KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG DANH MỤC THUỐC BẢO HIỂM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TỪ THÁNG 6 NĂM 2022 ĐẾN HẾT THÁNG 12 NĂM 2022\ TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tình trạng các vi sinh vật kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi sinh vật này trước đây, dẫn đến việc áp dụng các phương pháp, thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài (thậm chí gây tử vong) và có thể lây lan cho người khác. Sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn do tăng nguy cơ chọn lọc vi khuẩn kháng kháng sinh. Do đó, việc quản lý sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả tại bệnh viện cần được quan trâm và thực hiện nghiêm túc. Vì vậy nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu chung là “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong danh mục thuốc bảo hiểm tại bệnh viện Đại Học Võ Trường Toản từ tháng 6 năm 2022 đến hết tháng 12 năm 2022”. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 212 đơn thuốc có sử dụng kháng sinh tương ứng với 212 bệnh nhân (BN) điều trị ngoại trú từ tháng 6 năm 2022 đến hết tháng 12 năm 2022.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những toa thuốc ngoại trú của bệnh nhân có sử dụng kháng sinh tại danh mục bảo hiểm của bệnh viện Đại học Võ Trường Toản từ tháng 6 năm 2022 đến hết tháng 12 năm 2022
Những toa thuốc ngoại trú có sử dụng kháng sinh thuộc danh mục bảo hiểm tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản từ tháng 06 năm 2022 đến hết 12 năm 2022
Tất cả bệnh nhân có hồ sơ ghi nhận đầy đủ các thông tin: Tên, tuổi, giới tính
Những toa thuốc không có kê kháng sinh
Những toa thuốc không có đủ các thông tin: Tên, tuổi, giới tính
2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản.
Phương pháp nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn thông qua thu thập toa thuốc ngoại trú của các bệnh nhân sử dụng kháng sinh thuộc danh mục thuốc bảo hiểm tại bệnh viện Võ Trường Toản từ tháng 6 năm 2022 đến hết tháng 12 năm 2022
Thiết kế theo phương pháp hồi cứu, mô tả cắt ngang.
2.2.3 Cỡ mẫu và chọn mẫu
Công thức tính cỡ mẫu:
𝑛: Số đơn thuốc cần khảo sát
𝑍: Hệ số tin cậy mức xác xuất chọn α = 0,05 tra bảng được 𝑍(1-α/2) =1,96
𝑝 = tỷ lệ ước tính, lựa chọn 𝑝 =0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất
𝑑: Khoảng sai lệch chấp nhận được trong thực tế chọn d=0,07 Theo công thức trên thì 𝑛 = 196 đơn thuốc, chọn cỡ mẫu là 212
Tiến hành hồi cứu 212 đơn thuốc tại phòng cấp phát thuốc có ngày kê đơn từ 6/2022 đến 12/2022
Lấy mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện cho đến khi đủ 212, với các đơn thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ Trường hợp gặp đơn không đủ tiêu chuẩn sẽ lấy đơn kế tiếp
Bước 1: Xác định tổng thể nghiên cứu
Bước 2: Xác định khung chọn mẫu
Bước 3: Xác định phương pháp lấy mẫu (không theo xác suất, thuận tiện)
Bước 5: Chọn đối tượng nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu và cỡ mẫu đã định
2.2.4.1 Đặc điểm của bệnh nhân trong đơn khảo sát
Trong đó giới tính bao gồm nam và nữ
Tuổi được phân loại thành các nhóm sau đây theo Nhi khoa Hoa kỳ [25]
Bệnh lý được chẩn đoán trong đơn
Bảng 2.4 Phân loại nhóm tuổi theo nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics)
1 Dưới 1 tháng tuổi Trẻ sơ sinh
8 Từ 60 tuổi trở lên Người cao tuổi
2.2.4.2 Đặc điểm của kháng sinh trong đơn khảo sát
Phân loại nhóm kháng sinh
Các loại kháng sinh trong phân nhóm nhỏ
Kháng sinh sử dụng đơn trị liệu hay dạng phối hợp
Nghiên cứu về dạng bào chế, đường dùng, số lần dùng trong ngày, thời gian của 1 đợt điều trị
2.2.5 Cách tiến hành nghiên cứu
Phương pháp xử lí số liệu:
Số liệu ghi nhận từ phiếu thu nhập số liệu sẽ mã hoá và nhập vào máy tính với phần mềm Excel
Các kết quả được xem là có kết quả thống kê khi 𝑝 < 0.05
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu sau khi thu nhập được
Các biến định lượng được trình bày dưới dạng: Giá trị trung bình độ lệch chuẩn.
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Tất cả những thông tin của bệnh nhân được giữ hoàn toàn bí mật , được mã hoá trong quá trình được xử lí trên máy tính và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Những báo cáo kết quả sau này không nêu tên hay những thông tin làm ảnh hưởng đến bệnh nhân
Cuối cùng nghiên cứu được thực hiện sau khi được phê duyệt của khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản và được cho phép của lãnh đạo Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản thông qua
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân trong đơn thuốc
3.1.1 Giới tính bệnh nhân trong đơn khảo sát
Bảng 3.1 Đặc điểm về Giới tính của bệnh nhân có sử dụng kháng sinh trong đơn thuốc điều trị ngoại trú Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Sau khi thực hiện khảo sát 212 đơn thuốc ngoại trú có sử dụng kháng sinh tại bệnh viện thấy được bệnh nhân nữ chiếm 68,9% cao hơn gấp đôi so với nam
3.1.2 Nhóm tuổi trong đơn khảo sát
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện số lượng bệnh nhân theo nhóm tuổi
Trên 1 đến 5 tuổi Trên 5 đến 13 tuổi
Nhận xét: Nhóm tuổi có tần suất cao nhất là nhóm trưởng thành (từ 13 đến 60 tuổi) với
157 trường hợp chiếm 74,0%, nhóm người cao tuổi (trên 60) chiếm 22,2%, nhóm trẻ em chưa đến 4%
3.1.3 Đặc điểm bệnh lý trong đơn khảo sát
Bảng 3.2 Bệnh lý của các đơn thuốc của bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu
STT Bệnh lý Số lượng Tỷ lệ (%)
7 Viêm sinh dục – tiết niệu 9 4,2
9 Áp xe quanh chân răng 10 4,7
Nhận xét: Bệnh lý của bệnh nhân được chẩn đoán trong đơn thuốc rất đa dạng
50 nhưng trong đó chủ yếu là bệnh đường hô hấp như viêm họng chiếm 28,3%, viêm xoang 15,1%, bên cạnh đó vết thương hở cũng chiếm tỷ lệ cao (12,3%), các bệnh còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Đặc điểm kháng sinh trong đơn thuốc
3.2.1 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sử dụng các nhóm kháng sinh
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ và số lượng nhóm kháng sinh trong đơn Nhận xét: từ số liệu phân tích thấy được beta lactam có 4 nhóm kháng sinh được sử dụng bao gồm nhóm beta lactam (trên 89%), tiếp theo là Quinolon (8,02%), thấp nhất là tetracyclin với hoạt chất là doxycyclin có trong 2 đơn, và nitroimidazol chưa đến 1%
3.2.2 Kết quả phân tích về phân nhóm kháng sinh
Bảng 3.3 Phân tích kháng sinh trong nhóm Beta lactam
Loại kháng sinh Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Kháng sinh thuộc nhóm beta lactam thì penicillin chiếm trên 46,8%, còn lại nhóm cephalosporin chiếm nhiều hơn với 53,2%
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ và số lượng phân nhóm cephalosporin
Nhận xét: khi phân tích rõ nhóm cephalosporin đã sử dụng có 3 hoạt chất là cefixim thấp nhất (chỉ có 4%), cephalexin (47%) và cefuroxim (49%) là các kháng sinh lần lượt thuộc cephalosporin thế hệ 3, thế hệ 2 và 1
Bảng 3.4 Phân tích kháng sinh trong nhóm Quinolon
Quinolon Tên kháng sinh Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: Trong phân nhóm Quinolon sử dụng thế hệ 2, ciprofloxacin (69,6%), cao hơn quinolon thế hệ 3 levofloxacin (30,4%)
3.2.3 Kết quả nghiên cứu về sử dụng kết hợp kháng sinh
Bảng 3.5 Phân loại đơn thuốc theo số lượng kháng sinh trong 1 đơn
Loại kháng sinh Số lượng Tỷ lệ (%) Đơn trị liệu 122 57,5
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ kháng sinh sử dụng đơn trị liệu và phối hợp Nhận xét: qua khảo sát thấy được có 58% đơn sử dụng 1 kháng sinh, 42% các đơn kết hợp 2 kháng sinh trong điều trị
Bảng 3.6 Đặc điểm kháng sinh trong đơn phối hợp
Kháng sinh phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: 97,8% phối hợp kháng sinh là giữa amoxicillin clavulanic acid, còn nhóm còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ và số lượng kháng sinh đơn trị liệu
Nhận xét: trong số các đơn sử dụng 1 kháng sinh thì kháng sinh loại cephalexin và cefuroxim chiếm tỷ lệ cao nhất (38,5%) còn các kháng sinh còn lại gồm metronidazol 0,8%, doxycyclin 1,6%, levofloxacin 4,9%, ciprofloxacin 12,3%
3.2.4 Kết quả nghiên cứu về dạng bào chế, đường dùng kháng sinh, số lần dùng trong ngày và tổng số ngày dùng của 1 đợt điều trị
Thời gian trung bình của 1 đợt điều trị là 6,6 ngày Tất cả thuốc kháng sinh đều chỉ định đường uống, có hai dạng bào chế, phần lớn là thuốc viên, một phần dạng bột pha hỗn dịch cho trẻ em, thuốc chia làm 2 lần sử dụng trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều
Bàn luận
3.3.1 Đặc điểm bệnh nhân trong đơn thuốc nghiên cứu
3.3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của bệnh nhân Đa phần các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi nằm ở độ tuổi trưởng thành (13-60 tuổi) chiếm 74%, nhóm trẻ em (1-12 tuổi chỉ chiếm chưa đến 4%, nhóm người cao tuổi trên 60 trong đơn chiếm 22%
Theo nghiên cứu của tác giả Đoàn Kim Phượng đa số bệnh nhân khám bệnh thuộc nhóm tuổi trưởng thành (13-60 tuổi) chiếm 78%, trong đó nữ chiếm 52% [13]
Về giới tính bệnh nhân tham gia nghiên cứu trong đơn thuốc khảo sát bệnh nhân nữ chiếm 68,9% cao hơn so với nam
Những kết quả nghiên cứu trên phù hợp thực tế, do 2 cơ sở y tế trên không phải chuyên về nhi hay lão khoa nên đối tượng này ít, nhóm nhóm từ 13 đến 60 chiếm tỷ trọng cao vafnhuwngx bệnh khảo sát là những bệnh ngoại trú thông thường
3.3.1.2 Đặc điểm về bệnh lý mắc phải trong đơn
Kết quả còn nghiên cứu năm 2013 tại Bạch Mai thì kháng sinh dùng nhiều nhất ở khoa Răng - Hàm - Mặt (92,78%), Khoa Sản (76,97%), Khoa Tai-Mũi-Họng (67,98%), Khoa mắt (66,94%) Khoa Da liễu (51,92%), Khoa Hô hấp (40%)
Còn trong nghiên cứu của Petter tại một số bệnh viện của Hoa kỳ thì Viêm phổi là nhóm bệnh sử dụng kháng sinh phổ biến nhất, chiếm 19,2% trong tổng số bệnh nhân được điều trị kháng sinh trên toàn thế giới Bên cạnh đó 5 nhóm bệnh hàng đầu có điều trị kháng sinh là Viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới, Nhiễm trùng da và mô mềm, Nhiễm trùng trong ổ bụng, Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, Nhiễm trùng đường tiết niệu trên – chiếm 45,9% tổng số bệnh nhân được điều trị có chỉ định kháng sinh [22] Đặc điểm bệnh lý trong đơn thì cao nhất là viêm họng (28,3%), sau đó là viêm xoang (15,1%) và vết thương hở (12,3%) trong nghiên cứu của chúng tôi
Võ Trường Toản là bệnh viện tư nhân ở huyện, hạng 3, nên chủ yếu tiếp nhận các
55 bệnh lý thông thường, và liên quan đến kháng sinh thì bệnh hô hấp thường gặp nhất Nên cơ cấu bệnh tật trong khảo sát phản ánh đúng thực tế
3.3.2 Đặc điểm kháng sinh trong đơn thuốc ngoại trú Bệnh viện đại học Võ Trường Toản
3.3.2.1 Đặc điểm nhóm kháng sinh
Nhóm kháng sinh được sử dụng thấp nhất là tetracyclin và nitroimidazol chưa đến 1%, với tỷ lệ cao nhất là nhóm beta lactam (trên 89%), tiếp theo là Quinolon (8,02%) trong 212 đơn khảo sát của chúng tôi
Còn nghiên cứu của tác giả Trần Nhân Thắng năm 2013, Kháng sinh nhóm beta- lactam được sử dụng phổ biến nhất (44,98%), Tiếp theo là nhóm macrolid (20%), Nhóm quinolon được kê đơn với tỷ lệ 14,01% [15]
Trong khi nghiên cứu tại Bệnh viện ĐKTT An Giang năm 2017 thì % Nhóm β – lactam là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất (58,01%), nhóm quinolon là 16,33% và nhóm aminoglycosid là 12,12% [9]
Ba nghiên cứu trên có điểm chung và đồng thời cũng phù hợp thực tế sử dụng thuốc tại Việt Nam là kháng sinh nhóm beta lactam được sử dụng phổ biến nhất, vì nhóm này cơ số thuốc đa dạng, đã sử dụng lâu đời, ít tác dụng không mong muốn và ít chống chỉ định
3.3.2.2 Đặc điểm phân nhóm kháng sinh
Trong nghiên cứu của chúng tôi phân nhóm penicillin chiếm 46,8%, nhóm cephalosporin chiếm nhiều hơn với 53,2% trong nhóm beta lactam
Riêng phân nhóm cephalosporin sử dụng đủ cả 3 thế hệ, tuy nhiên thế hệ 3 (cefixim) thấp nhất (chỉ có 4%), thế hệ 1 (cephalexin) và 2 (cefuroxim) chiếm đa số (lần lượt là 47% và 49%)
Trong phân nhóm penicillin thì amoxicillin kết hợp clavulanic acid được sử dụng phổ biến nhất cũng là đều dễ hiểu, vì nhóm này vẫn còn hiệu quả đối với tình trạng nhiễm khuẩn thông thường trong điều trị ngoại trú, tiếp đó là nhóm cephalosporin thế
Kết quả từ khảo sát tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2013, trong Beta lactam sử dụng chủ yếu là Cephalosporin thế hệ thứ 3 có thể do Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt, nhiều bệnh nặng, cần sử dụng kháng sinh thế hệ mới, mới đủ đáp ứng nhu cầu điều trị
Theo báo cáo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì các loại cephalosporin thế hệ thứ ba, chủ yếu là ceftriaxone, là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất ở Châu Á, Châu
Mỹ Latinh, và các nước thuộc khu vực phía nam và đông Châu Âu cho cả bệnh nhiễm trùng cộng đồng và nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc, việc sử dụng ceftriaxone thường xuyên ở những khu vực này cho thấy rằng có một tỷ lệ chỉ định kháng sinh không phù hợp [23]
Từ các nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy một số khác biệt giữa bệnh viện hạng đặc biệt - Bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện hạng 3 là về cơ số thuốc sử dụng, riêng đối với Bạch Mai cephalosporin chủ yếu thế hệ 3 do đây là tuyến đầu, tiếp nhận bệnh nặng nên sẽ sử dụng thuốc thế hệ mới để đảm bảo hiệu quả, còn Võ Trường Toản bị hạn chế về cơ số thuốc thế hệ mới, đồng thời cũng chỉ điều trị các bệnh thông thường nên không dùng nhiều thuốc thế hệ mới