Trong bộ Nguyên tắc quản trị Rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về Giámsát Ngân hàng ban hành tại thời điểm tháng 9/2000 có đề cập: RRTD được địnhnghĩa một cách đơn giản nhất là khả năng b
Lý thuyết về rủi ro tín dụng tại NHTM
Khái niệm rủi ro tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai bên, trong đó một bên (bên cấp tín dụng) chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị cho bên còn lại (bên được cấp tín dụng) trong một khoảng thời gian nhất định Hết thời hạn theo thỏa thuận, người được cấp tín dụng phải hoàn trả lại cho người cấp tín dụng một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò là người cấp tín dụng.
Khái niệm rủi ro tín dụng đã được nhiều nhà kinh doanh ngân hàng, nhà nghiên cứu đề cập trên nhiều phương diện khác nhau RRTD thường được hiểu là rủi ro xuất hiện khi bên có nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ tín dụng không sẵn sàng hoặc không có khả năng thanh toán đầy đủ cho bên còn lại theo thỏa thuận
Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 11/2021/TT-NHNN của NHNN Việt Nam ban hành ngày 30/7/2021: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi chung là thỏa thuận) với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Trong bộ Nguyên tắc quản trị Rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng ban hành tại thời điểm tháng 9/2000 có đề cập: RRTD được định nghĩa một cách đơn giản nhất là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận”.
Một cách tổng quát có thể hiểu RRTD trong hoạt động tín dụng của NHTM là sự không chắc chắn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của người được cấp tín dụng cho ngân hàng theo các điều khoản đã thỏa thuận, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
RRTD là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ NHTM nào có hoạt động tín dụng Hoạt động của NHTM liên quan đến việc chấp nhận rủi ro để thu lợi nhuận, vì vậy, có thể nói hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động dựa trên rủi ro Tuy nhiên, mỗi ngân hàng cần xác định mức độ rủi ro nhất định mà ngân hàng có thể chịu đựng được trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đã được xác định cụ thể trong từng giai đoạn nhất định.
Phân loại rủi ro tín dụng
1.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro đảm bảo: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm những các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng vay.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp NH tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định.
1.1.2.2 Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro
- Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bê ̣nh, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.
- Rủi ro chủ quan: do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
1.1.2.3 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp để thu nợ.
- Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua,đồng tài trợ.
Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro (Huỳnh Minh Triết, 2010) Quản trị rủi ro là một quá trình chấp nhận các rủi ro đã được tính toán chứ không phải né tránh rủi ro.
Do vậy, quản trị RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và giảm thấp nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
Ngoài ra, theo quan điểm của Ủy ban Basel: Quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp để tối đa hóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trong phạm vi các tham số cho phép.
Như vậy có thể thấy, khái niệm quản trị RRTD có nhiều cách tiếp cận, các ý kiến, các quan điểm không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu thiên về mô tả quá trình thực hiện quản trị RRTD Còn khái niệm quản trị RRTD của Ủy ban Basel đã làm rõ được mục tiêu cuối cùng của quản trị RRTD là tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở đảm bảo RRTD luôn trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận.
Với các nội dung đã được đề cập trong các khái niệm quản trị RRTD, để đạt mục tiêu quản trị theo cách tiếp cận của Ủy ban Basel, quản trị RRTD tại NHTM phải tập trung vào các vấn đề cơ bản:
- Thiết lập được giới hạn chấp nhận RRTD trên cơ sở mục tiêu chiến lược về RRTD trong từng giai đoạn nhất định.
- Thiết lập các chính sách, qui trình, thủ tục, trong đó xác lập trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho các bộ phận liên quan để đảm bảo RRTD luôn trong mức độ chấp nhận đã xác định của ngân hàng.
- Đảm bảo đủ vốn và dự phòng cho RRTD đã xác định nhằm giảm thiểu tổn thất tín dụng.
Sự cần thiết của rủi ro tín dụng
Đối với các NHTM, quản trị RRTD thực sự cần thiết, bởi vì:
Thứ nhất: RRTD là một trong những vấn đề mà tất cả các NHTM phải đương đầu Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ RRTD mang tính tất yếu khách quan, luôn gắn liền với hoạt động tín dụng, đồng thời lại rất đa dạng, phức tạp, RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.
Thứ hai: Nếu như hoạt động phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt thì sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: (1) giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM; (2) tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (3) tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng.
Thứ ba: Hoạt động phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tốt sẽ đem lại lợi ích cho cả nền kinh tế Trong thời đại nền kinh tế như hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một NHTM gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàng khác Vì vậy, quản trị RRTD đem lại sự an toàn, ổn định cho thị trường.
Thứ tư: Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản Đặc biệt với những khoản vay doanh nghiệp do thường có giá trị lớn nên tổn thất xảy ra nếu khoản vay không thu hồi được sẽ gây thiệt hại tới ngân hàng hết sức nặng nề.
Có thể nhận thấy RRTD đe dọa sự tồn tại và phát triển của các NHTM Đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không ổn định, thị trường tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp…làm gia tăng mức độ RRTD đối với hoạt động của ngân hàng thì công tác quản trị RRTD càng cấp thiết hơn nữa.
Mô hình rủi ro tín dụng
Mô hình đo lường rủi ro tín dụng là những mô hình định lượng để tính toán khả năng trả nợ của người vay hoă ̣c/và định giá rủi ro.
Mô hình đo lường rủi ro tín dụng bao gồm:
- Mô hình xác suất tuyến tính (Linear probability model)
- Mô hình điểm số Z của Altman
- Mô hình cấu trúc kỳ hạn
- Đă ̣c điểm của người vay: uy tín, tỷ số Nợ (đòn bẩy), biến đô ̣ng lợi nhuâ ̣n, tài sản bảo đảm.
- Yếu tố thị trường: chu kỳ kinh tế, lãi suất/chính sách tiền tê ̣.
1.2.3.1 Mô hình xác suất tuyến tính
Mô hình sử dụng dữ liê ̣u quá khứ (các chỉ số tài chính) để xem xét lịch sử trả nợ trong quá khứ.
Những yếu tố giải thích khả năng trả nợ trong quá khứ sẽ được sử dụng để dự báo khả năng trả nợ trong tương lai.
Mô hình xác suất có dạng sau:
Trong đó: PD là xác xuất vơꄃ nợ sẽ nhâ ̣n 2 giá trị 1 (không trả được nợ) và 0 (trả nợ); Xi là các biến giải thích i (thông tin tài chính và phi tài chính của khachsh hàng), Bj là hê ̣ số giải thích tầm quan trọng của biến j.
Mô hình xác suất tuyến tính là mô ̣t dạng của mô hình điểm số tín dụng (credit scoring model) Sử dụng mô hình điểm số tín dụng kết hợp với phân tích khác, người quản lý ngân hàng có thể:
- Xác định y tố ảnh hưởng đến PD
- Tính toán mức ododj ảnh hưởng của các yến tố
- Cải thiê ̣n viê ̣c định giá rủi ro tín dụng
- Sàng lọc tốt hơn những hồ sơ vay vốn
- Tính toán được những khoản dự phòng tổn thất rủi ro
Hạn chế của ước lượng OLS cho phương trình có biến phụ thuô ̣c là biến nhị phân:
- Kết quả không có ý nghĩa thống kê và tính tonas PD có tể bị chê ̣ch ra khoảng [0 1]
- Ước lượng sai mức tác đô ̣ng biên của các biến
- Kết quả ước lượng sẽ phụ thuô ̣c rất lớn vào phạm vi giá trị cụ thể quan sát được.
Khắc phục hạn chế bằng ước lượng Maximum likelihood với hàm Logit:
- Điều chỉnh PD nằm trong khoảng [0 1]
- Giá trị PD được chuyển đổi bằng log của cơ số e (e = 2.718) như sau:
1.2.3.2 Mô hình điểm số Z của Altman
Mô hình điểm số Z của Altman (1968) là dạng phổ biến của mô hình biê ̣t thức tuyến tính (linear discriminant model).
Mô hình phân chia khách hàng vay thành 2 nhóm phá sản và không phá sản.
Z-score được xây dựng để dự báo phá sản, xây dựng dựa vào sôố liê ̣u của các doanh nghiê ̣p ở Hoa Kỳ, dự báo phá sản trong 2 năm.
A1 = Vốn luân chuyển ( = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản
A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Sau khi đã tính toán được hệ số Z rồi, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với bảng giá trị sau:
2.99 < Z Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng
Z
0, phần bù rủi ro tương ứng với xác suất phá sản (1 – p) thực tế sẽ giảm.
Mô hình RAROC (Risk adjusted return on capital) đưược xây dựng dựa trên quan điểm: người cho vay cần cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi nhuâ ̣n (ROA) và rủi ro của mô ̣t khoản vay Mô hình được xây dựng bởi Bankers Trust, nay được áp dụng rô ̣ng rãi ở những ngân hàng lớn tại Mỹ, châu Âu và 唃Āc Mô hình được sử dụng để định giá rủi ro tín dụng dựa trên dữ liê ̣u thị trường của trái phiếu.
Khoản vay đươc chấp nhâ ̣n khi RAROC > ROE Nếu RAROC < ROE, khoản vay bị từ chối hoă ̣c ngân hàng cần điều chỉnh khoản tín dụng (lãi suất, kỳ hạn ) để đảm bảo mức sinh lời yêu cầu.
RAROC = Thu nhâ ̣p r漃ng của khoản vay (1 năm) / Vốn chịu rủi ro
Thu nhâ ̣p ròng của khoản vay = Thu nhâ ̣p – Chi phí
Vốn chịu rủi ro được tính toán dựa trên:
(i) Mô hình kỳ đáo hạn bình quân (duration model)
(ii) Xác suất vơꄃ nợ trên khoản vay (loan default rates – PD) Ước tính vốn chịu rủi ro theo mô hình đáo hạn bình quân
∆LN: thay đổi giá trị khoản vay trong năm (tổn thất do biến đô ̣ng)
DLN : kỳ đáo hạn bình quân (duration) của khoản vay
∆R / (1+R) là mức thay đổi dự kiến của lãi suất do sự thay đổi của phần bù rủi ro (credit risk premium)
Mô hình RAROC ước lượng thay đổi của phần bù rủi ro của mô ̣t khoản vay không đơn giản Ngân hàng thường sử udngj thông tin thị trường của trái phiếu công ty để ước tính.
Trong đó: VAR (Value at Risk) tại mức 5%, P là giá trị thị trường của khoản vay, σ là biến đô ̣ng của giá trị khoản vay (theo sự thay đổi của lãi suất trong năm).
Tính toán P và σ dự trên những thông tin sau:
- Xếp hạng của khách hàng (borrower’s credit rating)
- Ma trâ ̣n chuyển hạng (rating transition matrix)
- Tỷ lê ̣ thu hồi ước tính khi vơꄃ nợ (recovery rate)
- Phần bù rủi ro trên thị trường trái phiếu (yield spread in the bond market)
Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM
Nhận diện RRTD là một quá trình được thực hiện liên tục, có hệ thống nhằm xác định các rủi ro hiện có và có thể phát sinh trong hoạt động tín dụng của NHTM.
Nhận diện RRTD thực chất là quá trình theo dõi, xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện từ các hoạt động nội bộ bên trong ngân hàng đến môi trường kinh doanh bên ngoài nhằm thống kê và dự báo tất cả các RRTD có thể phát sinh. Nhận diện RRTD tác động đến tất cả các hoạt động quản trị RRTD Nhận diện đúng, đầy đủ các RRTD thì ngân hàng mới có thể đo lường, đánh giá chính xác mức độ rủi ro cũng như tác động của rủi ro đến mục tiêu kinh doanh của ngân hàng Từ đó, có biện pháp để quản lý, kiểm soát và tài trợ thích hợp, đảm bảo RRTD luôn nằm trong khả năng chấp nhận của ngân hàng.
Nhận diện RRTD phải trên nguyên tắc:
(i) RRTD phải được xác định một cách đầy đủ, toàn diện và thường xuyên đánh giá lại;
(ii) RRTD phải được xác định trên tất cả các sản phẩm và tất cả các hoạt động tín dụng của ngân hàng;
(iii) Xác định RRTD đã xảy ra, đang xảy ra và dự báo những rủi ro mới có khả năng phát sinh trong tương lai;
(iv) Nhận diện RRTD phải thực hiện một cách liên tục cả ở cấp độ các khoản tín dụng riêng lẻ và cấp độ danh mục tín dụng thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện và kỹ thuật tại mỗi ngân hàng. Để thực hiện nguyên tắc trên, việc nhận diện RRTD phải được thực hiện một cách thường xuyên thông qua thị trường mục tiêu, tiêu chuẩn cấp tín dụng và đánh giá lại tín dụng.
Nhận diện RRTD thông qua thị trường mục tiêu: Mỗi ngân hàng ở từng giai đoạn nhất định sẽ có các thị trường mục tiêu khác nhau trên cơ sở đặc tính sản phẩm cũng như khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc thị trường mục tiêu đã được xác định và phê duyệt Bởi vậy thị trường mục tiêu chính là căn cứ để ngân hàng nhận diện các RRTD hiện hữu cũng như RRTD có nguy cơ phát sinh cho từng phân đoạn thị trường Mỗi thị trường mục tiêu đều có những đặc điểm riêng về sản phẩm, khách hàng và ngành nghề Vì vậy, khi nhận diện RRTD thông qua thị trường mục tiêu ngân hàng phải phân tích, đánh giá đầy đủ các yếu tố có thể gây ra RRTD theo từng loại sản phẩm, từng khách hàng (nhóm khách hàng) và ngành nghề ở từng thị trường.
Nhận diện RRTD thông qua tiêu chuẩn cấp tín dụng: Tiêu chuẩn cấp tín dụng sẽ hình thành nên đặc điểm RRTD đối với từng khoản tín dụng và đối với danh mục tín dụng của mỗi ngân hàng Vì vậy, tiêu chuẩn cấp tín dụng là cơ sở để xác định RRTD hiện hữu và có khả năng phát sinh đối với các khoản tín dụng được phê duyệt.
Nhận diện RRTD thông qua đánh giá lại tín dụng: Đối với các khoản tín dụng khách hàng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết, ngân hàng phải tổ chức đánh giá lại theo định kỳ Việc đánh giá lại dựa trên hệ thống các tiêu chí do ngân hàng qui định với mục đích đánh giá lại RRTD các khoản nợ Vì vậy, đánh giá lại tín dụng là cơ sở nhận diện sớm các RRTD có thể phát sinh trong quá trình khách hàng sử dụng vốn.
1.2.4.2 Đo lường RRTD Đo lường RRTD thực chất là quá trình sử dụng các công cụ, các kỹ thuật và phương pháp để xác định mức độ RRTD (khả năng không trả được nợ của khách hàng) Đánh giá rủi ro tín dụng là quá trình xác định mức độ, khả năng tác động của RRTD lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mục đích của việc đo lường, đánh giá RRTD là xác định mức độ RRTD, từ đó ước lượng mức độ tổn thất do RRTD gây ra và có kế hoạch ứng phó kịp thời để hạn chế tổn thất cho ngân hàng Kết quả đo lường, đánh giá RRTD tác động trực tiếp đến khả năng kiểm soát RRTD của ngân hàng Vì vậy, việc đo lường, đánh giá RRTD phải được thực hiện một cách chính xác và kịp thời ở cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng.
Kiểm soát RRTD là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, các kỹ thuật, các biện pháp cần thiết để đảm bảo RRTD luôn nằm trong phạm vi chấp nhận đã xác định Việc kiểm soát RRTD phải thực hiện ngay từ khi ra quyết định cấp tín dụng và phải thực hiện thường xuyên đối với các khoản nợ chưa thu hồi đủ gốc và lãi Nội dung kiểm soát RRTD bao gồm:
Thứ nhất là sử dụng các tiêu chuẩn và giới hạn tín dụng để sàng lọc, lựa chọn các khách hàng phù hợp với khẩu vị RRTD đã được xác định.
Thứ hai là áp dụng các kỹ thuật giảm RRTD: Tùy vào đặc điểm và bản chất từng khoản vay, ngân hàng phải áp dụng các kỹ thuật để giảm rủi ro Bao gồm:
- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản của khách hàng:
(Thế chấp, cầm cố tài sản) Bảo đảm tín dụng bằng tài sản là biện pháp giảm thiểu RRTD bằng cách ngân hàng yêu cầu khách hàng phải bảo đảm cho khoản tín dụng được cấp bằng tài sản có giá trị Trong trường hợp khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ theo cam kết, ngân hàng xử lý TSBĐ để thu nợ Tùy vào hình thái, đặc điểm của TSBĐ mà khách hàng có thể bảo đảm cho khoản tín dụng bằng cầm cố hoặc thế chấp Thực chất, TSBĐ chính là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo cam kết. Áp dụng biện pháp này một mặt giảm RRTD cho ngân hàng do có nguồn thu nợ thứ hai, mặt khác tạo động lực cho khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán mình.
Bảo lãnh tín dụng là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng (bên được bảo lãnh) sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên vay (bên được bảo lãnh) trong trường hợp bên vay không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng.
Thông thường, để bảo đảm cho cam kết thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của mình hoặc bằng uy tín Tùy vào năng lực tài chính, sự tín nhiệm của ngân hàng đối với bên bảo lãnh mà ngân hàng sẽ quyết định hình thức bảo đảm thích hợp Sử dụng kỹ thuật này, ngân hàng có thêm nguồn thu nợ từ bên bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh là khách hàng vay vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết.
Phái sinh tín dụng là việc NHTM sử dụng các hợp đồng phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn) nhằm chuyển RRTD sang cho các bên tham gia hợp đồng phái sinh Đây là biện pháp được áp dụng khi ngân hàng muốn giảm RRTD bằng cách chuyển giao RRTD sang cho bên thứ 3 Trường hợp này, đối với các khoản tín dụng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, ngân hàng có thể chuyển RRTD sang cho đối tác bằng cách thực hiện các hợp đồng phái sinh Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có thị trường giao dịch các hợp đồng phái sinh tín dụng.
- Chứng khoán hóa các khoản tín dụng:
Hiệp ước Basel với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM
Giới thiệu về Basel
Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 tại thành phố Basel - Thụy sĩ với mục tiêu ban đầu là ngăn chặn sự sụp đổ các NHTM và thị trường tài chính tại các nước thành viên (G10) Đến nay Ủy ban Basel có 28 thành viên Mục tiêu hoạt động của Ủy ban Basel là tăng cường ổn định tài chính thông qua việc giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn cầu dựa trên những quy định liên quan đến an toàn vốn và giám sát hoạt động của ngân hàng quốc tế
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel
I Hệ thống này nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế thông qua quy định về mức độ an toàn vốn dựa trên rủi ro Basel I tập trung chủ yếu vào rủi ro tín dụng, quy định về thành phần của vốn, trọng số đo lường rủi ro và tỷ lệ an toàn vốn để đảm bảo hoạt động an toàn của ngân hàng, theo đó tổng vốn của ngân hàng ít nhất phải bằng 8% tài sản có rủi ro Thành phần vốn ngân hàng được chia thành 2 cấp, tùy thuộc vào những tiêu chí nhất định mà quy định thống nhất, đảm bảo việc so sánh giữa các ngân hàng khác nhau và cả đối với những ngân hàng có phạm vi hoạt động xuyên quốc gia.
Vốn ngân hàng gồm có
- Vốn cấp 1 (Vốn cơ sở): có khả năng hấp thụ những tổn thất tốt nhất để đảm bảo cho ngân hàng tiếp tục hoạt động liên tục, bao gồm:
+ Vốn góp của cổ đông (common stock)
+ Những khoản dự trữ được công bố (disclosed reserves) từ lợi nhuận giữ lại và các khoản thặng dư
+ Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy (non-cumulative preferred shares): nếu năm trước công ty không đủ lợi nhuận để chi trả cổ tức thì năm nay cũng sẽ không chi trả khoản đó.
- Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung): không được vượt quá 100% vốn cấp 1, bao gồm:
+ Nợ thứ cấp (subordinated debt)
+ Những khoản dự trữ không công bố (undisclosed reserves)
+ Dự phòng chung (general loan loss reserves)
+ Những công cụ vốn và nợ hỗn hợp (hybrid debt equity capital instruments) (cổ phiếu ưu đãi với cổ tức tích lũy).
Tuy vậy, Hiệp ước đầu tiên này vẫn tồn tại một số điểm hạn chế, như: Không phân biệt các loại rủi ro tín dụng: trọng số rủi ro được thiết lập chung cho tất cả các rủi ro; không tính đến cấu trúc kỳ hạn của rủi ro tín dụng; việc tính toán rủi ro đối với những đối tác nước ngoài còn đơn giản; chưa nhận diện tác động của đa dạng hóa danh mục… Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành.
Mục tiêu của Basel II là: (i) Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế; (ii) Tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính quốc tế; (iii) Đẩy nhanh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro… Và để thực hiện được những mục tiêu này, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lường với 3 trụ cột chính trong Basel II:
- Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc; tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường.
- Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel
II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại.
Basel II đưa ra 04 nguyên tắc rà soát, giám sát như sau:
(i) Các ngân hàng cần có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và cần có một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
(ii) Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu Giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
(iii) Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.
(iv) Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng từ 7% lên 8% thì xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng giảm đi khoảng 25-30%
- Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường, cho phép thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép các đối tác của ngân hàng định giá và chuyển giao một cách hợp lý.
Việc với áp dụng và thực thi theo Basel II, khung quản trị rủi ro của các ngân hàng tại các quốc gia sẽ tiến dần và phù hợp với các tiêu chuẩn của ngân hàng quốc tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng chống đơꄃ trước những biến động của thị trường tài chính
Basel II đã có những bước tiến hóa so với Basel I về thay đổi phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, bổ sung phương pháp đo lường rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động; bổ sung vốn cấp 3 (subordinated debt with some limitations): Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2+3; bổ sung rủi ro hoạt động khi tính hệ số an toàn vốn; bổ sung thêm mức rủi ro 150% và không còn ưu đãi các nước OECD (Basel I đề cập tới 4 mức rủi ro là 0%-20%-50%-100% và có ưu đãi với các nước OECD).
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 lại một lần nữa cho thấy Basel II vẫn còn tồn tại hạn chế: Cách tiếp cận trong quản trị rủi ro chưa toàn diện, một số rủi ro chưa được xem xét; Vốn dự trữ chưa đủ để đối phó với những cú sốc; Chưa tăng cường ổn định tài chính, rủi ro cá biệt có thể nhanh chóng trở thành rủi ro hệ thống Năm 2010, Basel III được hình thành nhằm đối phó khủng hoảng tài chính và khắc phục những hạn chế của những quy định Basel trước đó, cung cấp nền tảng đảm bảo tính bền vững của hệ thống ngân hàng, góp phần ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra trong tương lai.
Quan điểm khuyến nghị của Basel
1.3.2.1 17 nguyên tắc được khuyến nghị Ủy ban Basel đã đề xuất 17 nguyên tắc cơ bản trong quản trị RRTD Các nguyên tắc này tập trung vào 5 nội dung cơ bản:
Thứ nhất: Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp (nguyên tắc 1, 2, 3)
Ngân hàng cần thiết lập môi trường RRTD phù hợp: xác định chiến lược quản trị RRTD cho từng giai đoạn nhất định, chiến lược RRTD phải phản ánh được khẩu vị RRTD và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng Hội Đồng Quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm phê duyệt, Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chiến lược và khẩu vị RRTD Môi trường tín dụng phù hợp còn phải đảm bảo sự phân tách, độc lập về chức năng hoạt động giữa bộ phận kinh doanh tín dụng và bộ phận quản trị RRTD.
Thứ hai: Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh (nguyên tắc 4,5,6,7)
Hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, giới hạn cấp tín dụng lành mạnh đã được ngân hàng xác định Trong đó các tiêu chuẩn cấp tín dụng lành mạnh phải thể hiện được các nội dung cơ bản như: thị trường mục tiêu,năng lực và sự tín nhiệm của bên được cấp tín dụng, mục đích, cấu trúc, nguồn trả nợ của một khoản tín dụng Giới hạn tín dụng phải được thiết lập cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liên quan cho từng loại hình tín dụng, bao gồm các khoản mục trên sổ kinh doanh, các hoạt động trong và ngoại bảng Ngân hàng phải đảm bảo thiết lập đầy đủ các qui trình phê duyệt tín dụng, bao gồm qui trình đối với các khoản tín dụng mới và qui trình sửa đổi, điều chỉnh, tái tài trợ, tái cơ cấu cho các khoản tín dụng hiện tại Đồng thời việc phê duyệt tín dụng phải được thực hiện theo cấp thẩm quyền đã được qui định Phải đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình phê duyệt tín dụng.
Thứ ba: Duy trì qui trình quản lý, đo lường và giám sát phù hợp (nguyên tắc 8,9,10,11,12,13)
Ngân hàng phải thiết lập một hệ thống quản lý thường xuyên các danh mục có nguy cơ phát sinh RRTD Ủy ban Basel khuyến khích các NHTM phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) để quản lý RRTD Hệ thống XHTDNB phải phù hợp với bản chất, qui mô và mức độ phức tạp trong hoạt động tín dụng của từng ngân hàng Ngân hàng phải có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để quản lý việc đo lường RRTD ở tất cả các hoạt động trong và ngoại bảng Hệ thống thông tin phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về cấu trúc của danh mục tín dụng và mức độ tập trung tín dụng Các NHTM phải có hệ thống để giám sát RRTD ở cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng Bao gồm các điều kiện, mức trích lập dự phòng đối với từng khoản tín dụng và trạng thái, chất lượng của danh mục tín dụng Khi đánh giá RRTD phải xem xét và đánh giá đúng mức sự tác động của những biến động trong tương lai của nền kinh tế và nên đánh giá với các kịch bản căng thẳng khác nhau của nền kinh tế.
Thứ tư: Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng (nguyên tắc 14,15,16)
Chức năng cấp tín dụng phải được quản lý để hoạt động cấp tín dụng luôn tuân thủ các tiêu chuẩn và giới hạn nội bộ đã được xác định Ngân hàng cần thiết lập và tăng cường hiệu lực của kiểm tra, kiểm soát nội bộ (KTKSNB) và các thông lệ khác với mục tiêu đảm bảo RRTD không vượt quá khả năng chấp nhận của ngân hàng.
Ngân hàng cần thiết lập chức năng đánh giá lại tín dụng độc lập với chức năng kinh doanh để đánh giá chất lượng của từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng, nhận diện và phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, tín dụng có vấn đề Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về phương pháp và tổ chức quản lý khoản nợ có vấn đề Bộ phận đánh giá lại tín dụng phải báo cáo trực tiếp đến HĐQT, ban điều hành và Ủy ban Kiểm toán của Ngân hàng.
Chức năng kiểm toán nội bộ (KTNB) định kỳ đánh giá sự tuân thủ các chính sách, qui trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động tín dụng đã được thiết lập, hiệu quả của KT-KSNB, phát hiện những yếu kém trong các chính sách, quy trình, thủ tục tín dụng và báo cáo lên lãnh đạo cấp cao nhất của ngân hàng (HĐQT).
Thứ 5: Đảm bảo vai trò của cơ quan giám sát (nguyên tắc 17)
Cơ quan giám sát yêu cầu các NHTM phải có hệ thống nhận diện, đo lường, giám sát và kiểm soát hiệu quả Cơ quan giám sát phải thực hiện đánh giá độc lập sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản trị RRTD bao gồm chiến lược, chính sách, quy trình và các vấn đề liên quan đến quá trình cấp tín dụng và quản lý RRTD.
1.3.2.2 Các phương pháp đo lường được khuyến nghị
Basel đưa ra hai khuyến nghị về phương pháp đo lường RRTD: phương pháp tiếp cận chuẩn hóa và phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ. a) Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa RRTD (The Standardized Approach- SA)
Là phương pháp sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập
Theo Basel II, NHTM chỉ được phép sử dụng kết quả xếp hạng bên ngoài của các tổ chức độc lập được cơ quan giám sát ngân hàng thừa nhận và NHTM phải công khai thông tin về tổ chức xếp hạng mà họ sử dụng cũng như trọng số rủi ro gắn với từng hạng đánh giá của tổ chức xếp hạng đó Theo phương pháp này, các tài sản “Có” được phân loại theo 2 chiều:
Chiều dọc - theo loại khách hàng bao gồm: Chính phủ, Cơ quan nhà nước, Ngân hàng phát triển đa quốc gia, ngân hàng, công ty chứng khoán, Doanh nghiệp, danh mục bán lẻ (cá nhân, doanh nghiệp nhỏ…) và các đối tượng khác.
Chiều ngang - theo hạng tín nhiệm được cung cấp bởi tổ chức xếp hạng bên ngoài.
Tính mức vốn cho rủi ro: Hệ số rủi ro mỗi khoản tín dụng được xác định cụ thể căn cứ vào nhóm khách hàng và hạng của khách hàng Giá trị ròng các khoản tín dụng được điều chỉnh theo giá trị tài sản đảm bảo.
Trọng số rủi ro các khoản tín dụng
Xếp hạng tín dụng AAA đến AA-
Mức rủi ro đối với các khoản tín dụng quốc gia
Mức rủi ro đối với các khoản tín dụng ngân hàng
Mức rủi ro đối với các khoản tín dụng cá nhân tổ chức
Nguồn: International Convergence of Capital Measurement and Capital
Standards b) Phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ RRTD (The Internal Ratings – Based Approach- IRB)
Theo phương pháp này, NHTM sử dụng hệ thống xếp hạng nội bộ để đo lường, đánh giá RRTD Basel II cung cấp 2 phương pháp IRB để ngân hàng lựa chọn phù hợp với qui mô, đặc điểm và nguồn lực của từng ngân hàng là IRB cơ bản (Foundation) và IRB nâng cao (Advanced) Sự khác biệt chính của 2 phương pháp này là mức độ sử dụng các ước lượng nội bộ để đo lường rủi ro.
Theo phương pháp IRB, các yếu tố cấu thành rủi ro bao gồm: xác suất khách hàng không trả được nợ - PD (Probability of Default), Tỷ trọng tổn thất ước tính-LGD (Loss Given Default), tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ- EAD (Exposure at Default) và Kỳ hạn hiệu dụng – M (Effective Maturity)
Tiếp cận IRB cơ bản , ngân hàng sử dụng ước lượng nội bộ đối với PD và sử dụng ước lượng EAD, LGD và M của cơ quan giám sát ngân hàng Tiếp cận IRB nâng cao, ngân hàng tự ước lượng PD, EAD, LGD và M trên cơ sở được sự phê duyệt và chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng trước khi áp dụng.
PD: là mức trung bình dài hạn của tỷ lệ không trả được nợ thực tế một năm đối với mỗi người vay.
Theo Basel II, khoản vay được coi là “không trả được nợ” khi có 1 trong 2 (hoặc cả hai) sự kiện:
Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM ở Việt Nam27
Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam
Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, làm phương tiện thanh toán Có thể thấy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang hoạt động đa năng, kinh doanh tổng hợp Hệ thống bao gồm: NHTM Nhà Nước, NHTM CP, NH Liên Doanh và NH nước ngoài Sự phát triển và ngày tăng trưởng mạnh mẽ của các ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng được nâng cao đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức như: WTO, CPTPP…
2.1.1 Quy mô vốn điều lệ
Vốn điều lệ được coi là điểm chính để giải quyết bài toán nâng cao khả năng cạnh tranh, tài chính, hạn chế rủi ro, tận dụng công nghệ ngân hàng, mở rộng mạng lưới và thu hút nhân lực tạo nên kết quả kinh doanh hiệu quả.
Bảng 2 1 QUY MÔ VỐN ĐIỀU
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Quốc gia (NFSC), năm 2018, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2017 Thống kê gần nhất của NHNN, đến khoảng gần cuối 2018, tổng vốn điện lệ của hệ thống TCTD đạt 516.951 tỷ đồng, tăng 0,88% so với đầu năm. Trước đó, trong năm 2016, 2017 vốn điều lệ của hệ thống đã được bơm thêm tương đương hơn 32 nghìn tỷ và 15 nghìn tỷ đồng
Kết thúc năm 2018, chưa có số liệu chính thức từ phía cơ quan quản lý, tuy nhiên theo thống kê thì cho thấy vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng đã tăng hơn
50 nghìn tỷ đồng, mức tăng mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây Song chuyển biến tích cực này không được chia đều cho toàn bộ hệ thống và trên thực tế không đến một nửa các ngân hàng tăng được vốn trong năm qua, trong đó dấu ấn mạnh được ghi nhận ở các ngân hàng tư nhân top đầu như Techcombank, VPBank, MB, ACB,…Techcombank là nhân tố nổi bật nhất khi có vốn điều lệ tăng tới gấp 3 lần lên gần 35.000 tỷ đồng, hiện chỉ đứng sau VietinBank, Vietcombank còn đứng trước cả BIDV và Agribank Ngân hàng đã tăng vốn thông qua việc chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:2 cho các cổ đông sau khi niêm yết vào hồi tháng 7/2018 Trên bảng xếp hạng vốn điều lệ, thứ hạng của nhà băng này cũng đã tăng vọt từ vị trí thứ 11 lên thứ 3.
Tương tự, bằng phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, VPBank và MB cũng đã tăng được lượng vốn khủng trong năm qua Vốn điều lệ của VPBank đã tăng thêm 10.500 tỷ lên 25.300 tỷ đồng; trước đó vào năm 2017, nhà băng này cũng đã tăng được hơn 7.500 tỷ đồng Trong khi đó, MB sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5% và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 14% cũng đã tăng vốn điều lệ hơn 3.400 tỷ lên 21.600 tỷ Hai ngân hàng cùng dắt nhau lên vị trí thứ 6 và thứ
7 trong bảng xếp hạng, vượt qua Sacombank
Sự phân hóa và khoảng cách giữa các ngân hàng thấy rõ khi 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống vẫn là những cái tên cũ Đa số các ngân hàng nhỏ vẫn đang chật vật với kế hoạch tăng vốn của mình Vốn điều lệ quá thấp đang là vấn đề đau đầu đối với những ngân hàng này nếu muốn mở rộng kinh doanh mà vẫn đảm bảo an toàn vốn trong thời gian tới OCB, VIB và TPBank là những điểm sáng ở nhóm ngân hàng tầm trung, ngân hàng nhỏ về tăng vốn điều lệ trong năm 2018 khi lần lượt tăng được 1.599 tỷ, 2.190 tỷ và 2.724 tỷ Vốn điều lệ của ba nhà băng này hiện đạt lần lượt là 6.599 tỷ, 7.834 tỷ và 8.566 tỷ đồng Ở nhóm "ông lớn" ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank là nhà băng duy nhất tăng được vốn trong năm qua, tuy nhiên cũng mới chỉ tăng thêm được hơn 1.111 tỷ đồng Theo đó, vốn điều lệ của Vietcombank hiện đạt 37.089 tỷ,gần bằng với VietinBank (37.234 tỷ đồng) Trong kế hoạch tăng vốn điều lệ ban đầu của mình, Vietcombank dự kiến chào bán riêng lẻ gần 360 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để đưa vốn điều lệ lên 42.000 tỷ đồng Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, ngân hàng mới chỉ phát hành được hơn 111 triệu cổ phiếu cho 2 nhà đầu tư chiến lược là GIC và Mizuho Số cổ phiếu còn lại khả năng sẽ được phát hành trong năm 2019 Ngay cả Vietcombank vừa phát hành xong 3% vốn cổ phần cho đối tác nước ngoài cũng bày tỏ nhu cầu tăng vốn còn rất bức thiết và đề nghị Chính phủ cho phép được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, đồng thời nới tỷ lệ room nước ngoài để hỗ trợ cho hoạt động tăng vốn
Hạn cuối áp dụng Basel II đang đến gần hơn với các ngân hàng, trong đó yêu cầu về vốn tối thiểu là một trong 3 trụ cột chính để đáp ứng tiêu chuẩn Basel
II Nhiều nhà băng trong khi chưa tăng được vốn điều lệ phải tìm cách cải thiện hệ số CAR bằng việc tái cơ cấu danh mục tài sản theo hướng tập trung vào các tài sản có mức độ rủi ro thấp hơn, cùng với đó tăng cường xóa nợ và trích lập dự phòng chung Tuy nhiên, tăng vốn điều lệ vẫn là điều bắt buộc để tiếp tục tăng trưởng, cải thiện kết quả kinh doanh và đảm bảo an toàn Mặc dù hệ thống ngân hàng đã tăng được lượng vốn điều lệ khá lớn trong năm vừa qua, tuy nhiên, nhu cầu trong thời gian tới vẫn còn rất lớn
Thực trạng trong những năm qua, các ngân hàng loay hoay tìm mọi cách để tăng vốn tự có, nhằm đáp ứng theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn Theo thống kê từ NHNN, trước nhiệm vụ tăng vốn tự có, ngân hàng có hai lựa chọn:
+ Một là tăng vốn tự có cấp 1 thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ hoặc giữ lại lợi nhuận hoặc sáp nhập
+ Hai là tăng vốn tự có cấp 2 bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá (trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi) theo quy định. Để tăng vốn tự có, nhóm NHTM quốc doanh thường thực hiện tăng vốn tự có cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi Tuy nhiên, hệ số vốn cấp 2/vốn cấp 1 không được vượt 50% theo quy định vì vậy việc phát hành trái phiếu chuyển đổi bị giới hạn Tuy nhiên, khi Thông tư 19/TT/NHNN có hiệu lực từ năm 2020, vốn tự có cấp 2 sẽ trừ các khoản đầu tư, mua trái phiếu và nợ thứ cấp do các TCTD khác phát hành Vì vậy, vốn tự có của các ngân hàng sẽ giảm đáng kể khi thông tư này đi vào hiệu lực Vậy nên, tăng vốn cấp 1 hay cụ thể là tăng vốn điều lệ là nhu cầu bức thiết của cả nhóm NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần.
Năm 2017, vốn điều lệ chiếm gần 60% vốn tự có đối với nhóm các NHTM quốc doanh Trong khi đó, ở nhóm ngân hàng TMCP hay ngân hàng liên doanh, nước ngoài, vốn điều lệ chiếm 75 - 80% vốn tự có Vốn điều lệ của nhóm NHTM quốc doanh chỉ tăng 0,84% so với năm trước, trong khi nhóm ngân hàng TMCP hay ngân hàng liên doanh tăng trưởng trên 5% Tăng vốn cấp 1 bằng phát hành cổ phiếu trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận là chuyện “không như mơ” đối với các NHTM quốc doanh, vì phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức hay giữ lại lợi nhuận của các ngân hàng từng bị Bộ Tài chính bác bỏ và thay thế bằng việc trả cổ tức bằng tiền mặt những năm qua Các NHTM quốc doanh tính đến việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Tỷ lệ sở hữu của NHNN ở BIDV là 95,28%, và ngân hàng cũng tính đến phương án tăng vốn thông qua việc bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược Tuy nhiên câu chuyện tìm kiếm “người đồng hành” nhiều năm qua với BIDV không phải dễ Mới đây, tin về KEB Hana đang trong quá trình đàm phán mua lại cổ phần của BIDV, nếu là sự thật thì có thể là tín hiệu tích cực cho BIDV khi hệ số CAR riêng lẻ gần chạm ngươꄃng 9%. Với Vietcombank, ngoài Mizuho Bank, room cho nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng vẫn còn tới 15% và trong năm 2017 Vietcombank đã được chấp thuận phương án bán 10% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, rộng đường cho kế hoạch tăng vốn Trong khi đó, room nhà đầu tư nước ngoài tại VietinBank đã lên tới 27,75%, gần tới giới hạn 30% về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM Việc sáp nhập với PG Bank đổ vơꄃ khiến cho kế hoạch tăng vốn điều lệ của VietinBank khó càng thêm khó.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trên cơ sở xác định là vốn tự có của TCTD Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu của TCTD là 9%; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng; hay các chỉ tiêu về tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn, và giới hạn góp vốn, mua cổ phần của NHTM, công ty tài chính
Tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước là nhu cầu cấp bách Tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” đã đề ra mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các NHTM Nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã yêu cầu: Đến năm 2020, các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II
Từ chủ trương trên của Chính phủ, các NHTM có cổ phần Nhà nước chi phối là Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đã xây dựng phương án cụ thể, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, như: Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; tái cơ cấu lại danh mục tài sản có rủi ro theo hướng giảm tỷ trọng các tài sản có hệ số rủi ro cao; phát hành trái phiếu thứ cấp tăng vốn cấp 2 nhằm cải thiện tỷ lệ an toàn vốn Tuy đã áp dụng đồng bộ và tối đa các biện pháp, nhưng các ngân hàng này vẫn chưa đáp ứng mức vốn tối thiểu theo chuẩn mực của Basel II.
Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
2.2.1 Năng lực hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam
2.2.1.1 Hoạt động huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng lại rất quan trọng Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của ngân hàng Khi thành lập, ngân hàng phải có một số vốn điều lệ, nhưng số vốn này chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định như: Trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị, chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các hoạt động khác Để có vốn thực hiện các hoạt động này, ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng Đây là nghiệp vụ giải quyết yếu tố đầu vào cho ngân hàng.
Cơ cấu huy động vốn của các ngân hàng thương mại mỗi nhà mỗi vẻ không ai giống ai, bên cạnh nguồn chính là tiền gửi của khách hàng, nơi thì vay trên thị trường liên ngân hàng, nơi đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá,
Bảng 2 2 CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG NHTM VIỆT NAM
Nguồn: CafeF.vn Đối với bất kỳ ngân hàng nào, nguồn huy động từ tiền gửi của khách hàng ( tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn) luôn là kênh quan trọng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn huy động Dù vậy, để đảm bảo thanh khoản và bổ sung nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng tín dụng, nhiều nhà băng đã tìm đến một số kênh khác như vay trên liên ngân hàng hoặc phát hành giấy tờ có giá Thậm chí một số nhà băng đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn ngoài tiền gửi của khách hàng, như VIB, TPBank, HDBank hoặc một số ngân hàng nhỏ như SeABank, VietABank đang phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng khi số dư tiền gửi của các TCTD, vay các TCTD có tỷ lệ từ 25-35% trên tổng huy động vốn
Trong khi vay trên liên ngân hàng là hoạt động quen thuộc và thường xuyên ở các ngân hàng thì tiền gửi của Chính phủ, NHNN lại chủ yếu được gửi gắm các ngân hàng có vốn Nhà nước như là BIDV, VietinBank, Vietcombank Tại Vietcombank hiện đang có hơn 131.000 tỷ đồng tiền gửi của NHNN và kho bạc nhà nước, BIDV là 81.334 tỷ đồng, chiếm lần lượt 14% và 7% tổng huy động vốn của những nhà băng này Tuy tỷ lệ nhỏ nhưng quy mô này còn lớn hơn cả tổng huy động vốn ở nhiều ngân hàng nhỏ BIDV hay Vietcombank cũng được lợi rất nhiều khi đây là nguồn vốn có chi phí thấp hơn hẳn Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng cũng đã có sự thay đổi đáng kể trong vài năm trở lại đây khi tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng huy động vốn giảm ở nhiều nhà băng. Năm 2014 tiền gửi của khách hàng tại VPBank là 73% nay giảm xuống còn 60%; tại Techcombank giảm từ 84% xuống còn 72%; VIB giảm từ 71% xuống còn 60%, MBBank giảm từ 96% xuống còn 83%,…
Ngoài nguyên nhân thay đổi khoản vay trên liên ngân hàng, sự thay đổi ở nhiều ngân hàng còn đến từ xu hướng phát hành giấy tờ có giá Chẳng hạn, với chứng chỉ tiền gửi, nếu như trước đây phát hành khá khó khăn vì người gửi tiền chưa quen thì hiện nay nhiều nhà băng đã tận dụng kênh huy động này và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu huy động vốn Phát hành chứng chỉ tiền gửi đang ngày càng nở rộ do có nhiều ưu điểm so với tiết kiệm thông thường, đặc biệt về mặt dễ chuyển nhượng và lãi suất hấp dẫn Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài cũng giúp các tổ chức này huy động được nguồn vốn trung, dài hạn với mức lãi suất phù hợp để đẩy mạnh tín dụng, nhất là khi theo quy định của NHNN, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 50% xuống còn 45% VPBank hiện là ngân hàng huy động bằng phát hành giấy tờ có giá nhiều nhất với số dư đạt 66.806 tỷ đồng, chiếm trên 25% tổng huy động vốn tại nhà băng này Trong đó chủ yếu là phát hành chứng chỉ tiền gửi, đạt 51.828 tỷ đồng BIDV cũng đang có phát hành giấy tờ có giá đạt hơn 64.000 tỷ đồng, tuy chiếm tỷ lệ khiêm tốn 6% trong tổng huy động vốn song đã liên tục tăng trong 3 năm trở lại đây, hiện gấp 3 lần cuối năm 2014.
Ngoài ra, phát hành chứng khoán trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng có thể thu hút lượng vốn rất lớn, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của các ngân hàng thương mại cổ phần Thực trạng phát hành chứng khoán của ngân hàng trong thời gian qua và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam thời gian tới Nhu cầu huy động vốn trong bối cảnh hội nhập Với việc mở cửa hội nhập trong lĩnh vực thị trường ngân hàng, tài chính, sự tham gia của các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức tài chính nước ngoài với tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm đã tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam Nhằm phục vụ nhu cầu phát triển và có thể cạnh tranh được với các TCTD, tổ chức tài chính nước ngoài, thời gian quan, các NHTM Việt Nam đã không ngừng cải thiện về công nghệ, quản lý điều hành, đặc biệt đưa ra các chiến lược phát triển Nhờ đó,cùng với các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hầu hết
NHTM trong nước, đặc biệt là các NHTM cổ phần đã tăng trưởng mạnh mẽ
Hoạt động phát hành cổ phiếu của các ngân hàng thương mại
Theo thống kê từ NHNN đến cuối 2018, Việt Nam có 31 NHTM cổ phần, trong đó có 17 NHTM cổ phần đang niêm yết trên cả 03 sàn HSX, HNX và UPCoM Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán đã đáp ứng được nhu cầu huy động vốn của hệ thống NHTM thông qua phát hành cổ phiếu Rất nhiều các cổ phiếu ngân hàng được phát hành như VCB của Vietcombank, CTG của Vietinbank, BID của BIDV, ACB của NHTMCP Á Châu… trở thành những cổ phiếu săn đón của của nhà đầu tư tổ chức lẫn cá nhân Đến nay, số lượng các NHTM phát hành cổ phiếu đã tăng lên đáng kể, thu hút được lượng vốn lớn, giúp ngân hàng mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh theo kịp xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng và cho nền kinh tế Các NHTM phát hành chủ yếu là cổ phiếu để huy động vốn nguồn vốn chủ sở hữu phục vụ chiến lược phát triển lâu dài cho ngân hàng Hoạt động phát hành cổ phiếu của các NHTM cổ phần có nhiều lợi thế hơn các doanh nghiệp thông thường khác do bởi tính chuyên nghiệp cao, uy tín lớn trên thị trường tài chính, có nhiều mối quan hệ và có thể tự đứng ra phát hành làm giảm chi phí huy động vốn Các NHTM cổ phần khi phát hành cổ phiếu thường chọn phương thức phát hành ra công chúng vì nhiều lợi ích hơn, trong tổng số khối lượng cổ phiếu phát hành chiếm đến 93,48%.
Thời gian qua, nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng rất lớn, do vậy các ngân hàng đã chọn phương thức phát hành ra công chúng để tăng vốn nhanh, tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của ngân hàng, thu hút khách hàng, ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành ở những lần tiếp theo Với hơn 761.356 tỷ đồng tính đến năm 2017 mà các NHTM cổ phần đã huy động được qua việc phát hành cổ phiếu đã cho thấy việc huy động vốn qua kênh này là rất lớn, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng và sự phát triển kinh tế đất nước Trong năm 2018, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của hệ thống tăng trưởng ổn định so với năm 2017. Vốn huy động ước tăng 15% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 14,6%) Đáng chú ý, huy động vốn ngoại tệ tăng mạnh năm qua Vốn huy động ngoại tệ tăng khoảng 17% (năm 2017: 2,1%), nhưng tỷ trọng vẫn ở mức thấp, chiếm 9,9% tổng vốn huy động Vốn huy động VND tăng khoảng 14,3%, chiếm 90,1% tổng vốn huy động Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng ổn định, do vốn huy động tăng trưởng ổn định trong khi tín dụng tăng thấp hơn so với các năm trước. Cuối năm 2018, tỷ lệ tín dụng / huy động (LDR) bình quân của hệ thống là khoảng 87,5% (năm 2017: 87,8%) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn bình quân đã giảm đáng kể, xuống còn 28,7% (năm 2017: 30,4% ) Các ngân hàng thương mại đã chủ động cơ cấu lại kỳ hạn huy động và cho vay để đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 40% từ 1/1/2019.
Ngoài ra, phát hành trái phiếu quốc tế cũng là một kênh huy động cho cácNHTM trong giai đoạn hiện nay Một số ngân hàng như: TP Bank, ACB,
Bảng 2 3 TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG QUA CÁC NĂM 2014 – 2018
Năm 2018, tăng trưởng tín dụng chung của ngành cũng như tại hầu hết các thành viên đều ở mức thấp khoảng 14.5 % (năm 2017 sấp xỉ 18 %) tập trung vào các ngành sản xuất - kinh doanh, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Theo các tổ chức tín dụng báo cáo, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản năm 2018 chiếm khoảng 16,6% tổng tín dụng của toàn hệ thống; dư nợ cho vay phục vụ đời sống chiếm 18,8% tổng dư nợ Ngân hàng đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 ở mức 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế nhưng vẫn dựa trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% và lạm phát bình quân dưới 4%
Cơ quan quản lý đã có chỉ đạo định hướng tín dụng toàn hệ thống và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng Định hướng là ưu tiên chỉ tiêu tín dụng cao đối với các ngân hàng đã thực hiện trước thời hạn các quy định về CAR được quy định tại các thông tư Tín dụng được tập trung cho sản xuất kinh doanh là lĩnh vực ưu tiên Theo khuyến cáo của IMF tại các nước đang phát triển, trung bình mỗi năm tín dụng không nên tăng quá 14% là phù hợp với Việt Nam Dòng chảy tín dụng trong 2019 chủ yếu hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm soát các lĩnh vực tín dụng tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán, BOT
Cụ thể có thể thấy như tại Ngân hàng Sacombank, tín dụng ước tính cũng chỉ tăng trưởng khoảng 14% năm qua, nhưng lợi nhuận tăng mạnh trước thuế hợp nhất năm 2018 đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch đại hội đồng cổ đông giao Bên cạnh đó, còn có (Vietcombank), với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn hẳn mức độ đạt được nhiều năm trước Tín dụng Vietcombank năm qua cũng chỉ tăng trưởng khoảng 14,9% Trong khi đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Vietcombank đạt hơn 18.300 tỷ đồng, tăng trưởng tới hơn 62% so với năm
2017 Tín dụng Vpbank cũng tăng trưởng đạt 15% thấp hơn kế hoạch đề ra là 17%
Như trên, nhiều ngân hàng thương mại bước đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trên cơ sở tăng trưởng tín dụng thấp hơn những năm trước, do chính NHNN sách siết dần tăng trưởng tín dụng mà thực hiện chặt chẽ từ giữa năm 2018 Bù lại, các NHTM đã và đang đẩy mạnh nguồn thu phi tín dụng, dịch chuyển tài sản sang các phân khúc có lãi biên cao hơn như tín dụng bán lẻ, bước đầu thúc đẩy nhân tố mới là ngân hàng số, cùng hoạt động đầu tư vốn, hoa hồng dịch vụ bảo hiểm…Một số ngân hàng còn lại sẽ tiếp tục quá trình tái cơ cấu, trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ Đến khoảng 31/5/2019 tín dụng tăng 5,74% và hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát Cụ thể, tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%, tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 5,04%, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2019 bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối Năm
2019, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
2.2.1.3 Lợi nhuận NHTM Việt Nam
Cũng theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia năm 2018, kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng tăng trưởng khả quan Lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 40% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 52,3%) Các chỉ tiêu sinh lời tiếp tục được cải thiện, ROA ước đạt 0,9% (năm 2017: 0,73%), ROE ước đạt 13,6% (năm 2017: 11,22%).
Bảng 2 4 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ NĂM 2018 CÁC NGÂN HÀNG
Năm 2018 tiếp tục ghi nhận sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại khi lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã tăng mạnh mẽ, mặc dù tín dụng đã tăng trưởng chậm lại so với những năm trước Rất nhiều ngân hàng có kết quả kinh doanh năm 2018 tăng trên 50% so với năm 2017 Cụ thể, tính đến nay, VIB đang dẫn đầu khi tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tới 95%, tiếp theo là TPBank (87%), MBB (68%), HDBank (64%), Vietcombank (62%), Vietbank (52%), Agribank (50%), Sacombank (48%)… Riêng Vietcombank năm
2018 đạt kỷ lục lợi nhuận từ trước đến nay khi đạt 18.356 tỷ đồng, bỏ xa nhóm tiếp theo chỉ trên 9.500 tỷ đồng.
Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
2.3.1 Quy định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trong hệ thống NHTM Việt Nam
Ngày 25/8/1999, NHNN ban hành Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN Về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng", hiệu lực thi hành ngày 09/9/1999, thay thế cho Quyết định số 107/QĐ-NH5 ngày 09/6/1992 về việc ban hành Quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với tổ chức tín dụng và Thông tư số 10/TT-NH5 ngày 06/7/1992 hướng dẫn thực hiện "Quy chế bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với tổ chức tín dụng".
Ngày 23/4/2003, NHNN ban hành Quyết định số 381/2003/QĐ-NHNN
“Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/08/1999 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước”, hiệu lực thi hành ngày 15/5/2005.
Ngày 19/4/2005, NHNN ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN
“Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” hiệu lực từ ngày 15/05/2005, thay thế cho Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN và Quyết định 381/2003/QĐ-NHNN
Ngày 19/01/2007, NHNN ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN
“Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”, hiệu lực thi hành ngày 18/02/2007
Ngày 20/05/2010, NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”, hiệu lực thi hành ngày 01/10/2010, thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007
Ngày 20/11/2014, NHNN ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2015 thay thế cho Thông tư 13/2010/TT-NHNN
Ngày 27/5/2016, NHNN ban hành Thông tư số 06/2016/TT-NHNN “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, hiệu lực từ ngày 01/7/2016
Ngày 28/12/2017, NHNN ban hành Thông tư Số 19/2017/TT-NHNN “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, hiệu lực thi hành ngày 12/02/2018
Ngày 31/7/2018, NHNN ban hành Thông tư số 16/2018/TT-NHNN “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, hiệu lực thi hành ngày 31/7/2018
Ngày 03/8/2018, NHNN ban hành Thông tư số 1564/QĐ-NHNN “Về việc đính chính Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày
20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, hiệu lực ngày 03/8/2019
Văn bản hợp nhất 13/VBHN-NHNN ký xác thức ngày 10/8/2018 Văn bản hiện hành này quy định:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 9%.
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) Vốn tự có x Tổng tài sản Có100% rủi roTrong đó:
- Vốn tự có bao gồm Vốn cấp 1, Vốn cấp 2 có tính đến các khoản giảm trừ
- Tổng tài sản Có rủi ro là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro.
+ Tổ chức tín dụng (không tính chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (Đối với tổ chức tín dụng có công ty con) ở mức 9%:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%)
Vốn tự có riêng lẻ x Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ 100%
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (%)
Vốn tự có hợp nhất x 100%
Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất
Kiểm toán Nhà nước đánh giá hệ số an toàn vốn (CAR) toàn hệ thống ngân hàng là chưa tin cậy Loại trừ các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng được NHNN mua 0 đồng, một số ngân hàng thương mại đầu tư trái phiếu chéo lẫn nhau, làm "cải thiện ảo" hệ số CAR Nhiều Ngân hàng thương mại phân loại nợ không đúng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tác động giảm hệ số CAR Số liệu công bố trên website của Ngân hàng Nhà nước cho biết, ở thời điểm cuối tháng 1/2018, hệ số an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống ngân hàng là 12,37% (không tham khảo được số liệu thời điểm 31/12/2017); đến cuối tháng 2/2019, hệ số CAR của toàn hệ thống là 11,8%, trong đó CAR của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 9,42% và nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 10,76% So với thời điểm cuối năm 2018, CAR toàn hệ thống và 2 nhóm ngân hàng thương mại đều giảm ở cuối tháng 2/2019
Đánh giá thực trạng tiếp cận basel tại các NHTM Việt Nam
Về Thiết lập môi trường rủi ro tín dụng phù hợp (nguyên tắc 1, 2, 3):
Nhìn chung hệ thống các NHTM Việt Nam đều tuân thủ nguyên tắc này. Hầu hết các NHTM đều thành lập các UB QLRRTD, hội đồng phê duyệt tín dụng, có các ban chính sách và quản lý RRTD Trong đó, có sự tham gia của HĐQT và Ban điều hành, HĐQT chịu trách nhiệm chính trong việc phê duyệt thiết lập môi trường RRTD xuyên sốt, còn ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chiến lược và khẩu vị RRTD.
Tuy nhiên, Môi trường quản trị RRTD chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel và thông lệ quốc tế: việc hoạch định chiến lược còn khá đơn giản, hầu hết chỉ mang nội dung định hướng phát triển chung, chưa đưa ra được một danh mục tín dụng, kế họach cụ thể; trong đó tỷ trọng dư nợ từng ngành, từng khu vực, từng đối tượng chưa được xây dựng cụ thể nhằm hạn chế RRTD tập trung
Về Đảm bảo quy trình cấp tín dụng lành mạnh (nguyên tắc 4,5,6,7)
NHNN ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng Hầu hết thì các NHTM Việt Nam đều thực hiện theo hướng dẫn trên.
Về Duy trì qui trình quản lý, đo lường và giám sát phù hợp (nguyên tắc 8,9,10,11,12,13)
Duy trì mô hình tổ chức quản trị phân tán, chưa tách bạch các chức năng dễ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quản trị RRTD: Ở một số ngân hàng, chức năng của bộ phận quản lý rủi ro cũng chưa được hiểu đúng Tình trạng bộ phận quản lý rủi ro tham gia vào trong khâu thẩm định/tái thẩm định tín dụng không phải chỉ có ở những ngân hàng nhỏ, mà ngay tại các ngân hàng lớn như BIDV hay Vietinbank vẫn tồn tại Điều đó cho thấy chưa thực sự tách biệt giữa chức năng tạo rủi ro và chức năng quản lý rủi ro, tính độc lập của quản lý rủi ro chưa được đảm bảo, dẫn đến hiệu quả quản trị thấp.
Chưa có một hệ thống đo lường RRTD phù hợp với thông lê ̣ quốc tế: Mỗi thành phần rủi ro có một cách thức đo lường riêng Hiệp ước Basel II đã khuyến khích các ngân hàng dùng mô hình nội bộ để đo lường rủi ro riêng biệt của ngân hàng mình Nhiều ngân hàng tại các nước phát triển đã sử dụng các mô hình khác nhau để đo lường rủi ro, từ đó tiến hành trích lập dự phòng hoặc tính mức vốn tương xứng để bù đắp cho tổn thất Tuy nhiên, các mô hình này chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM ở Mỹ
3.1 Khái quát về hệ thống Ngân hàng ở Mỹ
Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve System – FED) là ngân hàng trung ương của Mỹ FED là một định chế tài chính phi lợi nhuận, thuộc sở hữu của các ngân hàng thành viên do chính phủ Mỹ thành lập, là tổ chức độc lập với Chính phủ và Quốc hội Mỹ Trụ sở chính của FED hiện nay ở Washington, D.C
FED bắt đầu hoạt động năm 1915 theo “Đạo Luật Dự trữ Liên Bang” của Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối năm 1913 FED hoạt động vừa giống một cơ quan nhà nước vừa giống một doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức của FED bao gồm :
- Ủy ban thị trường mở (FOMC);
- 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực (NH của FED)
Các ngân hàng thành viên có cổ phần tại các ngân hàng khu vực.(NH địa phương)
- Hội đồng thống đốc là bộ phận chịu trách nhiệm về phần lớn các chính sách tiền tệ, giám sát 12 Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực và hệ thống Ngân hàng, không nhận tài trợ từ Quốc hội nhưng phải gửi báo cáo định kỳ
- 7 thành viên nằm trong hội đồng này được đề cử bởi Tổng thống, phải được Thượng viện thông qua và đưa ra các quyết định tại Washington
- Các thành viên trong Hội đồng Thống đốc được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm nếu không bị Tổng thống Mỹ sa thải và không làm việc quá một nhiệm kỳ.
Ngân hàng Dự trữ Liên Bang khu vực
- Ủy ban thị trường mở FOMC - ủy ban gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc cùng với chủ tịch của 5 ngân hàng chi nhánh Nhiệm vụ của FOMC là thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở.
- 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ nhỏ nhặt hơn Ngân hàng dự trữ liên bang là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương, không phải là công cụ của chính quyền liên bang, về danh nghĩa sở hữu bởi các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển nhượng) Mỗi Ngân hàng có một chủ tịch và kiểm soát hàng nghìn ngân hàng thành viên trong khu vực đó Các Ngân hàng này được đặt ở Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St.Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco
- Các Ngân hàng thành viên: đều là Ngân hàng thành viên của FED và sở hữu cổ phần không chuyển nhượng được tại các Ngân hàng dữ trữ liên bang, phải tuân thủ theo dự trữ bắt buôc và được vay tiền từ FED cũng như phải chịu sự giám sát của FED.
Vai tr漃 và nhiệm vụ của FED:
Với vai trò là ngân hàng trung ương của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, mỗi quyết định của FED đều gián tiếp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Một ngân hàng trung ương thường giữ hai nhiệm vụ chính là cung ứng tiền và kiểm soát lãi suất.
Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ Quyền lực ấy thuộc về FED Giấy bạc do FED phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực Thêm vào đó là FED cũng đưa ra các phương án tỷ lệ dự trữ bắt buộc và quyết định xem các ngân hàng được giữ lại trong tay bao nhiêu từ các khoản tiền gửi của khách hàng, và cũng quyết định xem mỗi một năm ngân hàng cục dự trữ liên bang cung ứng ra một lượng tiền là bao nhiêu
FED kiểm soát nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường mà qua đó FED mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác.
Thứ nhất các quyết định về tăng giảm lãi suất của FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD.
Thứ hai, FED còn trực tiếp can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD thông qua hoạt động mua bán USD và các ngoại tệ khác
Tóm lại, FED có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết chính sách tiền tệ của Mỹ Có thể tóm tắt qua 4 vai trò, nhiêm vụ chính như sau:
Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và kiểm soát lãi suất dài hạn.
Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng.
Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính
Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
3.1.2 Ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng:
Ngân hàng thương mại (NHTM)
Là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Các nghiệp vụ của NHTM:
- Huy động vốn: nhận tiền gửi, các loại tiền bao gồm:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu của người gửi tiền Có nhiều loại :
Tiền gửi dùng séc: là loại tiền gửi dùng để chi trả các Séc và hối phiếu.
Tiền gửi tiết kiệm: là tiền gửi vào tài khoản tiết kiệm (tài khoản dùng sổ). Đó là những khoản tiền gửi nhỏ, ổn định tương đối lâu ở tài khoản, được hưởng lãi, tương đối cao hơn lãi của tiền gửi thông dụng Luật Mỹ cho phép ngân hàng có thể buộc người gửi tiết kiệm phải báo 30 ngày trước khi rút nhưng các ngân hàng không sử dụng quyền này, không đòi hỏi phải báo trước vì nó có thể bị giới hạn về ngạch số tiền gửi tối đa (100.000USD)
Bài học kinh nghiệm
4.1 So sánh quản trị rủi ro tín dụng các NHTM giữa Mỹ và Việt Nam
Mô hình đo lường chỉ tiêu an toàn vốn
Dùng phương pháp chuẩn hóa (Standardized Approach) và phương pháp nô ̣i bô ̣ cơ bản (IRB)
Dùng phương pháp nâng cao (Advances Approach)
Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Risk Management System_RMS).
Chọn tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập theo phương pháp định lượng và định tính.
Phân loại nợ và trích lập dự phòng
Theo quy định của từng nhóm nợ cụ thể
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB- International Accounting Standards Board) ban hành.
Xử lý nợ xấu Bán nợ cho VAMC Bằng việc mua lại các tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao từ các định chế tài chính theo chương trình TARP (Troubled Assets Relief Program)
Dựa vào hiệp ước Basel và sự sự so sánh quản trị rủi ro tín dụng giữa NHTM Việt Nam và NHTM Mỹ thì có thể thấy ở Mỹ áp dụng đúng chuẩn mực của Basel nhưng ở Việt Nam chỉ là áp dụng dựa trên nền tảng của Basel, NHTW đưa ra chuẩn mực mới dựa trên nền tảng của Basel và các ngân hàng thực hiện theo chuẩn mực của NHTW.
Bài học kinh nghiệm cho NHTM ở Việt Nam khi tiếp cận chuẩn mực basel trong quản trị rủi ro tín dụng.
4.1.1 Xây dựng hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại vì một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Là cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và là cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Việc xây dựng chiến lược quản lí rủi ro tín dụng thường dựa vào các chính sách về tín dụng mà ngân hàng đã đề ra và các kinh nghiệm từ quản lí mà ngân hàng có được Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng đóng vai trò nền móng và kim chỉ nam trong việc xây dựng các bước tiếp theo trong quy trình Vì là bước đầu tiên và là bước có vai trò quan trọng nên bắt buộc các ngân hàng phải có một chiến lược phù hợp với từng thời kì phát triển của nền kinh tế, cũng như trong dài hạn.
4.1.2 Nâng cao minh bạch hóa thông tin
Cần phải minh bạch hóa thông tin, trong sạch, công khai ở thị trường tài chính Việt Nam thì những chỉ số CAR mới có ý nghĩa, phản ánh đúng bản chất rủi ro tín dụng của mỗi Ngân hàng, đồng thời giải quyết những vấn đề tiêu cực trong phân loại nợ xấu nhằm tránh che giấu tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng, hay việc đảo nợ của các doanh nghiệp mới không tồn tại.
4.1.3 Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng
Kinh nghiệm từ các tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s, Standard & Poor’s (S & P), Fitch cho thấy họ đều sử dụng phương pháp chuyên gia khi xếp hạng, đánh giá toàn diện về nền kinh tế, ngành và công ty Với chỉ tiêu tài chính được hỗ trợ tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính toán lại khi đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các doanh nghiệp trong ngành Các tổ chức này đều chú trọng xem xét, đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra được với dòng tiền mà doanh nghiệp chi trả.
Cần thiết xây dựng và ngày càng hoàn thiện cơ sở dữ liệu nội bộ Một hệ thống xếp hạng phải đầy đủ các chỉ tiêu: quy mô doanh nghiệp, môi trường ngành, tình hình tài chính và nhiều yếu tố tác động khác Các chỉ tiêu định tính được lượng hóa tối đa nhằm hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng, giúp tăng mức độ phù hợp và chính xác cho kết quả xếp hạng.
4.1.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát
Chú trọng việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn
Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay mà họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó đòi, nhưng đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi.
Nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng Bên cạnh đó, cần chú trọng tăng cường hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Chú trọng đến việc mở rộng quy mô hoạt động, cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình quản trị rủi ro giúp ngân hàng phát triển ổn định, bền vững, tận dụng lợi thế nhờ quy mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực Để mở rộng quy mô, các NHTM cần xác định rõ hướng đi và hoạt động kinh doanh chính để tập trung các nguồn lực hiện có phục vụ cho mục tiêu ưu tiên này.
Nâng cao khả năng phân tích dự báo thị trường, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng để từng bước tháo gơꄃ rào cản cản trở hoạt động bền vững của NHTM.
Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác nước ngoài, tranh thủ tiếp thu công nghệ kinh doanh ngân hàng hiện đại, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ am hiểu hoạt động kinh doanh theo thông lệ quốc tế, từng bước chuẩn hoá hoạt động kinh doanh của mình theo chuẩn mức quốc tế.
Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng… Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay
Hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro; tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tập trung xử lý nợ xấu; cần chú trong nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp hơn với các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế Điều này sẽ thu ngắn khoảng cách giữa các chỉ số rủi ro thực tế và mục tiêu Basel II.