1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế trên thế giới và liên hệ thực tiễn việt nam

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Động Hành Lang Của Các Hiệp Hội Kinh Tế Trên Thế Giới Và Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 51,9 KB

Nội dung

Do đó, đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứuhoạt động vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế một sốquốc gia trên thế giới, từ đó có những liên hệ đến Việt Nam đểđịnh hướng phát triển và

Trang 1

TIỂU LUẬN VẬN ĐỘNG HÀNH LANG

Đề tài VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CỦA CÁC HIỆP HỘI KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CỦA CÁC HIỆP HỘI KINH TẾ 5

1.1 Sự ra đời và cơ sở của vận động hành lang của các hiệphội kinh tế 51.2 Những lợi ích vận đông hành lang của các hiệp hội kinhtế 61.3 Hình thức và phương thức vận động hành lang của cáchiệp hội kinh tế 8

Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CỦA CÁC HIỆP HỘI KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 10

2.1 Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế tại Mỹ 102.2 Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế tại EU 132.3 Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế của TrungQuốc 14

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CỦA CÁC HIỆP HỘI KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 16

3.1 Sự phát triển của các hiệp hội kinh tế Việt Nam 163.2 Thực trạng, vai trò và hạn chế của các hiệp hội tronghoạt động vận động chính sách 173.3 Xu hướng phát triển mô hình vận động hành lang củacác hiệp hội kinh tế tại Việt Nam 19

KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế thị trường phát triển không ngừng, các hoạt độngkinh tế diễn ra một cách mau lẹ và nhậy cảm thì mỗi một chínhsách của cơ quan công quyền đều có ảnh hưởng một cách trựctiếp hay gián tiếp tới lợi ích và sự phát triển của các chủ thểkinh doanh Bản thân riêng rẽ các chủ thể kinh doanh khó cóthể đề đạt một cách trực tiếp tới các cơ quan công quyền ý chí

và nguyện vọng của mình Các hiệp hội kinh tế, với tiềm lựckinh tế và sức ảnh hưởng lớn, là một trong những kênh truyềnthông và tác động hiệu quả nhất ý chí và nguyện vọng của cácthành viên tới các cơ quan công quyền

Sự ra đời và phát triển của các nhóm lợi ích nói chung,hiệp hội kinh tế nói riêng nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền lợicủa các thành viên và vận động hành lang là một trong nhữnghoạt động hiệu quả nhất nhằm tác động đến các cơ quan côngquyền trong việc đưa ra các chính sách, quyết định có lợi cho

họ Hiện nay, các hiệp hội kinh tế đóng vai trò như những chủthể trung gian trong việc chuyển tải thông tin từ doanh nghiệptới các cơ quan công quyền một cách trực tiếp, minh bạch, liêntục và nhanh chóng

Tại Việt Nam, các hiệp hội kinh tế đang ngày càng pháttriển và có tác động không nhỏ đến đời sống chính trị của đấtnước Trong đó có thể thấy vai trò vận động hành lang của cáchiệp hội kinh tế là không nhỏ Tuy nhiên, hoạt động vận độnghành lang của các hiệp hội kinh tế lại chưa thể hiện được đầy

đủ và chưa có những quy định chính thức để định hướng và

Trang 5

nâng cao chất lượng Do đó, đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứuhoạt động vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế một sốquốc gia trên thế giới, từ đó có những liên hệ đến Việt Nam đểđịnh hướng phát triển và nâng cao chất lượng vận động hànhlang của các hiệp hội kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

Xuất phát từ yêu cầu trên, em lựa chọn thực hiện đề tài

“Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế trên thế giới và liên hệ thực tiễn Việt Nam” để làm tiểu luận kết

thúc học phần vận động hành lang

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động vận động hành lang của các hiệp hội kinh tếmột số nước trên thế giới và liên hệ thực tiễn Việt Nam đã đượcnhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu với các công trìnhtiểu biểu như:

Lưu Văn An (2010), Vận động hành lang trong đời sống

chính trị các nước phương Tây, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà

Nội

Đặng Văn Chiến (2006), Tổng quan về vận động hành

lang, Hội thảo vận động hành lang: Thực tiễn và Pháp luật.

Trần Hữu Huỳnh, Đậu Anh Tuấn (2006), Vận động chính

sách của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam: Đánh giá thực trạng, một số quan sát ban đầu và các kiến nghị, Báo cáo

nghiên cứu 10/2006

Phạm Duy Nghĩa (2004), Vai trò của các hiệp hội kinh tế

trong hoạt động vận động xây dựng chính sách của Nhà nước,

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 7-2004

Trang 6

Phạm Duy Nghĩa (2004), Vận động hành lang: Vai trò của

các hiệp hội kinh tế trong vận động chính sách, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, số 07-2004

Phạm Duy Nghĩa (2004), Vận động hành lang: vai trò của

các hiệp hội kinh tế trong hoạt động lập pháp, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, số 07-2004

Trần Hữu Quỳnh, Trần Văn Hai (2006), Vận động hành lang

của các hiệp hội kinh tế của các nước trên thế giới, thực trạng

và xu hướng phát triển tại Việt Nam, Hội thảo vận động hành

lang: Thực tiễn và Pháp luật

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở lý luận về vận động hànhlang của các hiệp hội kinh tế, tiểu luận phân tích thực trạng vậnđộng hành lang của các hiệp hội kinh tế trên thế giới từ đó liên

hệ thực trạng và xu hướng phát triển đối với hoạt động vậnđộng hành lang của các hiệp hội kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về vận động hànhlang của các hiệp hội kinh tế

Thứ hai, phân tích thực trạng vận động hành lang của cáchiệp hội kinh tế một số nước trên thế giới hiện nay

Thứ ba, liên hệ thực trạng và xu hướng phát triển đối vớihoạt động vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế ViệtNam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: vận động hành lang của các hiệphội kinh tế

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu: tiểu luận chỉ phân tích hoạt động vậnđộng hành lang của các nước tiêu biểu là Mỹ, các nước EU vàTrung Quốc từ đó liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế

-Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp lôgic,phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổnghợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu

6 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lýluận cơ bản về vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế đểphân tích thực tiễn hoạt động vận động hành lang của một sốnước trên thế giới và liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay

Những vấn đề được tiểu luận tổng kết từ thực tiễn hoạtđộng vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế sẽ là nhữnggiá trị tham khảo cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơchế vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế tại Việt Namhiện nay

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa khoa học thể hiện ở các nội dung:

Một là, tiểu luận góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lýluận về vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế

Hai là, tiểu luận phân tích có hệ thống thực trạng vận độnghành lang của các hiệp hội kinh tế các nước tiểu biểu trên thếgiới hiện nay

Trang 8

Ba là, tiểu luận liên hệ thực tiễn và đưa ra xu hướng pháttriển đối với hoạt động vận động hành lang của các hiệp hộikinh tế tại Việt Nam hiện nay.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở các khía cạnh:

Một là, đề tài có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu vàgiảng dạy chuyên ngành Chính trị học và các ngành học có liênquan đến vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế

Hai là, những kết luận của đề tài được nghiên cứu trên cơ

sở lý luận khoa học, cách tiếp cận rõ ràng, vì vậy, đề tài cungcấp các cứ liệu khoa học cho các nhà lãnh đạo, quản lý tiếp tụchoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động vận động hành langcủa các hiệp hội kinh tế ở Việt Nam hiện nay

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo đề tài gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 9

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CỦA CÁC

HIỆP HỘI KINH TẾ

1.1 Sự ra đời và cơ sở của vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế

Vận động hành lang gắn liền với sự ra đời của nền tư sản

và xã hội công dân Vận động hành lang ra đời và phát triển tạiAnh, tuy nhiên, hoạt động vận động hành lang của các hiệp hộikinh tế nói riêng và các nhóm lợi ích nói chung được phát triểntại Mỹ Ngày nay, các vận động hành lang đạng được thừa nhận

và phát triển mạnh mẽ tại Mỹ, Châu Âu, Canada và được sửdụng rất nhiều tại các nước khác Theo các thống kê, các hiệphội kinh tế chiếm tới gần 80% các vận động hành lang tại Mỹ vàmột số lượng rất lớn tại Châu Âu và Canada

Xét về bản chất, sự ra đời và phát triển của các nhóm lợiích nói chung, hiệp hội kinh tế nói riêng nhằm thúc đẩy việc bảo

vệ quyền lợi của các thành viên và vận động hành lang là mộttrong những hoạt động hiệu quả nhất nhằm tác động đến các

cơ quan công quyền trong việc đưa ra các chính sách, quyếtđịnh có lợi cho họ

Cơ sở của vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế đólà:

Thứ nhất, trong một nền kinh tế thị trường, một xã hội dân

sự “nhà nước nhỏ, xã hội lớn”, việc ban hành các đạo luật, chínhsách hay các quyết định của các cơ quan công quyền cần đượccân nhắc trên cơ sở thực trạng, ý kiến và nguyện vọng của nhândân

Trang 10

Thứ hai, kinh tế thị trường phát triển không ngừng, cáchoạt động kinh tế diễn ra một cách mau lẹ và nhậy cảm thì mỗimột chính sách của cơ quan công quyền đều có ảnh hưởng mộtcách trực tiếp hay gián tiếp tới lợi ích và sự phát triển của cácchủ thể kinh doanh Bản thân riêng rẽ các chủ thể kinh doanhkhó có thể đề đạt một cách trực tiếp tới các cơ quan côngquyền ý chí và nguyện vọng của mình Các hiệp hội kinh tế, vớitiềm lực kinh tế và sức ảnh hưởng lớn, là một trong những kênhtruyền thông và tác động hiệu quả nhất ý chí và nguyện vọngcủa các thành viên tới các cơ quan công quyền.

Thứ ba, các hiệp hội kinh tế đóng vai trò như những chủthể trung gian trong việc chuyển tải thông tin từ doanh nghiệptới các cơ quan công quyền một cách trực tiếp, minh bạch, liêntục và nhanh chóng

1.2 Những lợi ích vận đông hành lang của các hiệp hội kinh tế

Thứ nhất, đối với các cơ quan công quyền.

Các cơ quan này thường mang tính xơ cứng và quan liêu,khó có thể tiếp cận và thấu hiểu được các hoạt động kinh doanhcủa xã hội Thông qua các hoạt động vận động hành lang, họ cóthể tiếp nhận được một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác vànhanh chóng các ý chí và nguyện vọng của giới kinh doanh Vìthế mà các chính sách của các cơ quan công quyền gắn liềnhơn đối với đời sống kinh doanh

Thứ hai, đối với giới kinh doanh.

Vận động hành lang là chiếc cầu nối giữa cơ quan côngquyền và giới kinh doanh Một mặt, nó đóng vai trò như mộtkênh thông tin tích cực về hoạt động kinh doanh, ý chí nguyện

Trang 11

vọng của các tổ chức kinh tế tới cơ quan công quyền Mặt khác,vận động hành lang có tác dụng thúc đẩy các cơ quan côngquyền phải đưa ra các chính sách phù hợp với lợi ích của ngườikinh doanh nói chung và của các chủ thể vận động hành langnói riêng.

Thứ ba, về khả năng thực thi của các chính sách

Khi chính sách của cơ quan công quyền đưa ra phù hợp vớithực tiễn kinh doanh thì sự tiếp nhận và thực thi của các quyđịnh này cũng được dễ dàng và nhanh chóng hơn Hay mộtnhóm khách hàng nhất định Người vận động hành lang có thểdùng nhiều phương pháp, thậm chí thủ đoạn để đạt được mụcđích, làm sai lệch và ảnh hưởng đến ý nghĩa tích cực của vậnđộng hành lang đó là phát huy dân chủ, giúp cho ý nguyện của

cử tri đến được với các cơ quan nhà nước và nhà trức trách cóthẩm quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả, góp phần pháthiện và giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, quan trọng vềvấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội … Để phát huy đượcnhững mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực của vận độnghành lang, thì các quá trình vận động hành lang phải được tiếnhành một cách công khai, minh bạch, trong đó vấn đề cần phảicông khai và minh bạch hoá về tài chính

Tính công khai, minh bạch của vận động hành lang có nộidung phong phú, phức tạp và hiện còn nhiều ý kiến khác nhau.Tuy nhiên, có thể khái quát những nội dung cần công khai, minhbạch trong các hoạt động vận động hành lang ở một số điều cơbản sau:

Trang 12

Một là, công khai hoá những thông tin có liên quan của mọingười, doanh nghiệp hay tổ chức đăng ký vận động hành lang(gọi tắt là người vận động hành lang)

Hai là, công khai hoá những thông tin có liên quan đếnkhách hàng của người vận động hành lang

Ba là, công khai hoá nội dung các vấn đề và chủ điểm củacác hoạt động mà khách hàng và người vận động hành lang sẽđăng ký thực hiện

Bốn là, công khai hoá các kế hoạch, tiến độ thực hiện cácvận động hành lang

Năm là, công khai hoá tên của những chủ thể quyền lực

mà người vận động hành lang đã hoặc dự kiến tiến hành cáccuộc tiếp xúc, trao đổi, vận động

Sáu là, công khai hoá những vấn đề về kĩ thuật, kỹ năngthông tin mà người vận động hành lang đã hoặc dự kiến sẽ sửdụng trong quá trình tiến hành các hoạt động cụ thể

Bảy là, công khai hoá những vấn đề về tài chính có liênquan đến người vận động hành lang và khách hàng của nhữngngười vận động hành lang

Tám là, người vận động hành lang phải cam kết khôngthực hiện những điều cấm trong qúa trình thực hiện các hoạtđộng vân động hành lang

Chín là, người vận động hành lang phải thực hiện việc báocáo theo quy định; phải lưu giữ đầy đủ các thông tin, dữ liệu cóliên quan đến các hoạt động của mình

Mười là, người vận động hành lang có nghĩa vụ cung cấpđầy đủ thông tin cho người có thẩm quyền thanh tra, kiểm trakhi được yêu cầu…

Trang 13

Tóm lại, tính công khai, minh bạch của vân động hành lang

là vấn đề có tính nguyên tắc, là yêu cầu bắt buộc trong quátrình tiến hành các hoạt động vận động hành lang Tính côngkhai minh bạch của vận động hành lang có những nội dungphong phú và phức tạp Những nội dung được nêu trên đây chỉ

là một số chủ điểm và trong mỗi chủ điểm này lại chứa đựng rấtnhiều nội dụng chi tiết cần phải tính đến và mô tả cụ thể mới cóthể có được những quy định sát hợp

Trên thực tế thì, mặc dù vận động hành lang đã và đangdiễn ra một cách phổ biến trong hầu hết các quốc gia, nhưngviệc pháp luật của mỗi quốc gia có quy định chính thức và quyđịnh đến mức nào về tính công khai, minh bạch và những yêucầu về đạo đức của người vận động hành lang đối với việc bảođảm tính công khai minh bạch lại rất khác nhau

1.3 Hình thức và phương thức vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế

Hình thức vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế

Thứ nhất, vận động hành lang cơ quan lập pháp Vận độnghành lang này diễn ra hết sức đa dạng Các hiệp hội thực hiệnvận động hành lang từ hoạt động bầu cử nghị sĩ quốc hội chođến các hoạt động ban hành chính sách của nghị viện Trongquá trình bầu cử, các hiệp hội có thể ủng hộ gây quỹ, vận độngcho các ứng cử viên Trong hoạt động của nghị viện, các hiệphội kinh tế có thể tác động, gây ảnh hưởng tới cơ quan nàytrong việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh cáchoạt động kinh doanh mới phát sinh chưa được điều chỉnh Cáchiệp hội cũng có thể tác động đến cơ quan này trong việc sửađổi các văn bản pháp luật nếu như các quy định trong văn bản

Trang 14

đó không còn phù hợp với thực tiễn và có thể gây hại tới lợi íchkinh doanh của các chủ thể kinh doanh.

Thứ hai, vận động hành lang các cơ quan hành pháp Đây

là loại vận động hành lang phổ biến nhất và mang lại hiệu quảcao đối với các hiệp hội kinh doanh Thông thường các hiệp hộikinh doanh tác động lên các cơ quan này trong việc soạn các dựthảo văn bản pháp luật; ban hành văn bản pháp quy trong việcđiều chỉnh các hoạt động kinh doanh Cũng có thể, các hiệp hộitác động lên việc ra các quyết định đầu tư, ban hành giấy phépđầu tư cho các chủ thể thành viên của hiệp hội Các hiệp hộicũng có thể tác động tới việc xét xử các vụ kiện thương mại(hoạt động này xảy ra thường xuyên tại Mỹ)

Thứ ba, vận động hành lang các cơ quan tư pháp (chiếmphần hạn chế hơn) Các hiệp hội kinh doanh thường tác động tớicác cơ quan tư pháp trong việc đưa ra các quyết định đưa vụviệc ra xét xử hoặc quyết định xét xử

Phương thức vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế

Các hiệp hội kinh tế có thể trực tiếp hay gián tiếp tham giacác hoạt động vận động hành lang tới các cơ quan công quyền.Trong một số trường hợp nhất định, các hiệp hội kinh tế tự mìnhtham gia vào các hoạt động vận động hành lang tới các cơ quancông quyền Tuy nhiên, đối với các nước phát triển, vận độnghành lang là một ngành nghề, thì các hiệp hội kinh tế thườngdựa vào các công ty chuyên vận động hành lang Các hiệp hộinhỏ, nếu không đủ khả năng và tầm ảnh hưởng để vận độnghành lang, có thể thông qua các hiệp hội lớn để thực hiện vậnđộng hành lang

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CỦA CÁC HIỆP HỘI

KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế tại Mỹ

Cơ sở pháp lý và cơ sở văn hoá xã hội của vận động hành lang

Tuy không được coi là quê hương nhưng Mỹ lại được coi là

“thiên đường” của vận động hành lang Có đầy đủ các yếu tố đểcho vận động hành lang ở Mỹ được hình thành, phát triển Ở

Mỹ, ngoài các thiết chế xã hội phát triển trên nền tảng xã hộidân sự còn có các thiết chế pháp lý khác giúp thúc đẩy, làm nềntảng cho thiết chế vận động hành lang Có bốn đạo luật cơ bản

có liên quan như: Luật liên bang về hoạt động Lobby 1946; Luậtđăng ký đại diện nước ngoài; Luật đăng ký ngân sách liên bang;

và Luật về công khai hoá hoạt động Lobby 1995 Về cơ bản, cácđạo luật này thừa nhận các hoạt động vận động hành lang, xâydựng một khuôn khổ cơ bản cho các hoạt động vận động, cáctiêu chuẩn, điều kiện và đăng ký hoạt động vận động hànhlang Nói chung các hoạt động vận động hành lang được điềuchỉnh khá cụ thể và chặt chẽ

Thực tiễn hoạt động vận động hành lang của cấc hiệp hội kinh tế tại Mỹ

Ở Mỹ, vận động hành lang được coi là một nghề chuyênnghiệp “hái ra tiền” Các chuyên gia và các công ty vận độnghành lang hoạt động khá sôi nổi trong hầu hết các lĩnh vực kinh

tế - xã hội của Mỹ Trong đó, hoạt động của nhóm lợi ích, hiệp

Ngày đăng: 02/03/2024, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w