1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập lớn môn luật đầu tư 09

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Lớn Môn Luật Đầu Tư 09
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Đầu Tư
Thể loại Bài Tập Lớn
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 681,11 KB
File đính kèm BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT ĐẦU TƯ 09.rar (583 KB)

Nội dung

BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT ĐẦU TƯ HLU: Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư theo pháp luật hiện hành và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở Việt Nam”. Bài viết đã được trình bày với đầy đủ mục lục, trang bìa và danh mục tài liệu tham khảo với chất lượng hoàn thiện cao.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN: LUẬT ĐẦU TƯ

Đề bài số 09

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

I Định nghĩa 4

II Các biện pháp bảo đảm đầu tư 4

1 Bảo đảm quyền sở hữu tài sản 5

2 Bảo đảm đầu tư kinh doanh 6

3 Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài 7

4 Bảo lãnh đầu tư với dự án quan trọng 9

5 Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật 9

6 Bảo đảm giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh 11

III Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Việt Nam 12

1 Thành tựu 12

2 Hạn chế 13

IV Đề xuất khắc phục 14

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì sơ khai của nhân loại, việc thông thương giữa các quốc gia đã được đặc biệt chú trọng và phát triển, tiêu biểu như “con đường Tơ lụa” để mang

tơ lụa từ Trung Hoa đến Ba tư, Hy Lạp, để đổi lấy những khoảng sản, nguyên liệu

đa dạng Lịch sử đã chứng minh chính sự liên kết này đã làm các quốc gia trở nên thịnh vượng và lớn mạnh hơn, tạo ra mạng lưới trao đổi rộng khắp Trong thời kì hội nhập 4.0 khi khoảng cách địa lý đã không còn là một vấn đề quá lớn thì việc thu hút đầu tư nước ngoài lại càng nhiệm vụ quan trọng để giúp nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển và lớn mạnh Khi nhà đầu tư có tiền rảnh rỗi, họ sẽ muốn

“chọn mặt gửi vàng” vào những thị trường có khả năng sinh lời cao và có những bảo đảm cho nhà đầu tư để từ đó tối ưu hóa lợi nhuận Việt Nam với những chính sách thức thời đã đưa ra các quy định để phù hợp với nhu cầu chung của thế giới Thế nhưng, cụ thể đó là những chính sách gì và tầm ảnh hưởng, sức hấp dẫn của nó đến với các nhà đầu tư ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ Chính vì vậy, em xin

chọn đề 09: “Phân tích đặc điểm các biện pháp bảo đảm đầu tư theo pháp luật

hiện hành và cho ví dụ về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm đầu tư ở Việt Nam” như một bước chuẩn bị cho chính bản thân trước khi gia nhập thị trường

Việt Nam, một thị trường sôi động với rất nhiều cơ hội làm giàu

Trang 4

NỘI DUNG

I Định nghĩa

“Đầu tư” là sự hi sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đạt được giá trị không chắc chắn ở tương lại Đầu tư được phân loại thành hoạt động đầu tư kinh doanh và hoạt động đầu tư không vì mục đích kinh doanh Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ đề cập đến hoạt động đầu tư kinh doanh

Theo khoản 5 điều 3 luật Đầu tư 2014 có liệt kê về các hoạt động được coi là

“hoạt động đầu tư kinh doanh”: Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu

tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư Theo đó, các hoạt động được liệt kê đã

nêu ở trên sẽ chính là những hoạt động được hưởng bảo đảm đầu tư theo luật đầu

tư 2014

Theo các hiểu thông thường, “bảo đảm đầu tư” là sự cam kết của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, được cụ thể hóa qua các điều luật cụ thể

Về đối tượng đầu tư được hưởng bảo đảm đầu tư: Khác với ưu đãi đầu tư (cần thỏa mãn các điều kiện nhất định) thì bảo đảm đầu tư áp dụng cho mọi nhà đầu tư

và mọi dự án đầu tư với quy định chi tiết từ điều 9 đến điều 14 luật đầu tư 2014 cũng như điều 3 nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư 2014

Về mục đích: Bảo đảm đầu tư là cách thức Nhà nước niềm tin cho nhà đầu tư từ

đó thu hút đầu tư tại Việt Nam

II Các biện pháp bảo đảm đầu tư

Các biện pháp bảo đảm đầu tư là một trong những vấn đề rất quan trọng khi nhà đầu tư muốn cân nhắc bỏ tiền ra đầu tư vào thị trường Đối với Việt Nam, các quy

Trang 5

định về biện pháp bảo đảm đầu tư nhìn chung là phù hợp với thông lệ quốc tế, cam kết quốc tế về đầu tư cũng như hòa hợp với xu hướng chung của thế giới

1 Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

Quyền sở hữu tài sản là một chế định được quy định trong Hiến pháp 2013 theo

đó công nhận quyền sở hữu tài sản riêng của cá nhân, tổ chức từ Phù hợp với Hiến

pháp, đến luật đầu tư 2014, ta thấy đã quy định cụ thể tại khoản 1 điều 9: “Tài sản

hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.” Đây có thể coi như lời bảo đảm chắc chắn của nhà nước Việt Nam

rằng: “Mọi nhà đầu tư cứ yên tâm kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam mà không lo

sợ việc quốc hữu hóa xảy ra”

Trước hết, chúng ta cần làm rõ về “quốc hữu hóa” Đó là hành động tước đoạt quyền sở hữu mà nhà nước áp dụng làm chấm dứt quyền sở hữu của nhà đầu tư Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ việc quốc hữu hóa, tiêu biểu có thể kể đến việc

Mỹ quốc hữu hóa các ngân hàng trong thời kì đại suy thoái năm 2008 Tuy rằng, việc nhà nước có toàn quyền về việc định đoạt các tài sản trên lãnh thổ của mình là không sai về mặt lý thuyết những sẽ gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư nếu không có biện pháp bồi thường hợp lý và các quy định chặt chẽ về việc can thiệp đến quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài

Chính vì vậy, quy định tại khoản 1 điều 9 là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo dựng niềm tin nơi nhà đầu tư Tiếp đến, nhà làm luật Việt Nam cũng

dự liệu các trường hợp Nhà nước buộc lòng phải can thiệp đến quyền sở hữu tài

sản của nhà đầu tư, cụ thể tại khoản 2 điều 9: “Trường hợp Nhà nước trưng mua,

trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan” Sự bảo đảm bồi thường, thanh toán chi phí trưng mua

Trang 6

trưng dụng là hợp tình hợp lý, vừa giữ vững được vấn đề an ninh quốc phòng, vừa cam kết đầu tư lâu bền cho nhà đầu tư, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư Nhìn chung, quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư luôn được bảo đảm theo luật đầu tư 2014 với phạm vi áp dụng rộng khắp, không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước, vốn hay mục đích đầu tư Chính quy định rộng thoáng như vậy là bước đầu giúp nhà đầu tư an tâm khi tiến sâu, rót vốn vào thị trường Việt Nam

2 Bảo đảm đầu tư kinh doanh

Sau lời cam kết về quyền sở hữu, nhà đầu tư tiếp tục nhận được sự cam kết từ phía Nhà nước về hoạt động đầu tư kinh doanh Cụ thể tại điều5 và 10 luật Đầu tư

2014 quy định về các hành vi mà nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải làm Nói cách khác, đây chính là việc Nhà nước bảo đảm tự do trong hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo đảm mở cửa thị trường và không phân biệt đối xử với các nhà đầu

Trên thực tế, mọi nhà đầu tư khi bỏ tiền vào một thị trường, đều mong muốn có được nhiều quyền nhất, không bị hạn chế để có thể tự do đưa ra các sách lược riêng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro Nắm được tâm lý này, Nhà nước cũng quy định rõ trong điều 5 của luật Đầu tư 2014:

1 Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.

2 Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

3 Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập

và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

Trang 7

4 Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích

và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

5 Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Những bảo đảm nêu trên là phù hợp Hiến pháp năm 2013, theo đó “Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Ngoài ra, để thể hiện rõ hơn thiện chí khi mở cửa thij trường nhằm thu hút nhà đầu

tư, Việt Nam cũng bảo đảm quyền tự do lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, không đề ra hạn mức tối thiểu cho một số hoạt động đầu tư (quy định cụ thể tại điều 10 luật Đầu tư 2014) Đây là một quy định khá mở so với các nước trên thế giới khi Việt Nam không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước, không bắt buộc sử dụng dịch vụ hàng hóa trong nước Nếu như chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa không đpá ứng được yêu cầu thì dù có là nhà đầu tư trong nước cũng sẵn sàng bị đào thải ngay tại sân nhà Đây là một quy định đúng, phù hợp với thương mại quốc

tế, tạo tính cạnh tranh giúp thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào thị trường Việt Nam

3 Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Nguyên tắc này góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Bằng sự đảm bảo này, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do trong việc dịch chuyển tài sản hợp pháp của mình mà không gặp những trở ngại tại quốc gia tiếp nhận đầu

tư Được thỏa mãn nhu cầu tất yếu khi họ tiến hành hoạt động đầu tư: đó là chuyển

số lợi nhuận mà họ thu được về đất nước của họ Cụ thể, điều 11 quy định:

Trang 8

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

1 Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

2 Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

3 Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc chuyển tài sản này chỉ được thực hiện sau khi nhà đầu tư đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việc chuyển tiền ra nước ngoài sẽ được thực hiện theo Thông tư 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 của Bộ Tài Chính, theo đó khi chuyển tiền ra nước ngoài, nhà đầu tư không phải chịu thuế Quy định này nhằm tránh việc đánh thuế hai lần, vì lợi nhuận mà nhà đầu tư được chuyển là lợi nhuận sau thuế tức là nhà đầu tư đã phải nộp, thuế thu nhập trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài Trách nhiệm nộp thuế trong trường hợp này không thuộc

về nhà đầu tư mà thuộc về doanh nghiệp nơi nhà đầu tư tham gia đầu tư vốn Nhà đầu tư nước ngoài có thể được đảm bảo một môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, thuận lợi cho việc đầu tư, được đảm bảo về quyền sở hữu tài sản hợp pháp Các biện pháp đảm bảo đầu tư nói chung và đảm bảo việc nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền ra nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong việc làm minh bạch hóa chính sách, hoàn thiện môi trường đầu tư Cụ thể hơn, khi tài sản, lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư được đảm bảo quyền sở hữu, được tự do dịch chuyển về nước sở tại, dẫn tới nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc đầu tư vào quốc gia đó Nhờ vậy, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư phát triển

Hòan thiện hệ thống pháp luật: Trong trường hợp Việt Nam, việc quy định nguyên tắc này giúp đảm bảo tính hợp lý của pháp luật Việt Nam trong quy định

về việc chống đánh thuế hai lần đối với lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài

Trang 9

Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những điểm hạn chế nhất định, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tự do chuyển tiền ra khỏi biên giới, lãnh thổ quốc gia, nếu không có sự kiểm soát, nguyên tắc này có thể bị lạm dụng,

để chuyển những khoản tiền không hợp pháp ra nước ngoài (còn gọi là rửa tiền), vượt qua sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước dưới hình thức lợi nhuận hoạt động đầu tư Điều đó đòi hỏi cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, xác minh rõ ràng các khoản tiền mà nhà đầu tư chuyển ra nước ngoài

4 Bảo lãnh đầu tư với dự án quan trọng

“Bảo lãnh của Chính phủ” là việc cam kết của Chính phủ với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (Theo điều 3 luật quản lý nợ công 2009) Cụ thể theo Nghị định 04/2017/NĐ-CP thì người bảo lãnh

là Chính phủ Việt Nam mà đại diện là Bộ Tài Chính Việc bảo lãnh này thường diễn ra với các chương trình đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Có thể kể tên một số dự án gần đây mà nhà đầu tư có

sự bảo lãnh của chính phủ Việt Nam như Dự án sân bay Long Thành, Dự án nhiệt điện và thủy điện do tổng công ty điện lực Việt Nam là chủ đầu tư Đặc điểm chung là các dự án này cần nguồn vay vốn rất lớn nên cần sự bảo lãnh của một thực thể “đủ uy tín” và có khả năng trả nợ thay cho nhà đầu tư trong trường hợp bất trắc Sự bảo lãnh này giúp nhà đầu tư dũng cảm hơn khi đi vay vốn và triển khai dự án Mới đây Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg ban hành Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ Đây là biện pháp đảm bảo đầu tư mới được quy định trong luật Đầu tư 2014, nhằm phát huy triệt để năng lực của các nhà đầu tư tiềm năng

5 Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Điều 13 của luật đầu tư 2014 quy định về cách thức áp dụng pháp luật để bảo đảm quyền lợi lớn nhất cho nhà đầu tư khi có sự thay đổi về các quy định hiện

Trang 10

hành Đây được xem như một quy định vô cùng quan trọng, bảo đảm sự ổn định cho hoạt động đầu tư, nhất là ở Việt Nam, một thị trường có nhiều biến động cả về kinh tế và quy định pháp luật Xuất phát từ thực tiễn pháp luật Việt Nam, hệ thống pháp luật có tuổi thọ thấp, chính sách quy định luôn luôn thay đổi trong khi đó nhu cầu của nhà Đầu tư muốn kinh doanh thực hiện dự án lâu dài Mỗi dự án đầu tư có thể kéo dài 10-30 năm trong khi đó tuổi thọ các văn bản pháp luật và chính sách ưu đãi của pháp luật Việt Nam chỉ 5-10 năm chính vì vậy biện pháp này nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư không bị biến động khi có sự thay đổi pháp luật

Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm để Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết trong WTO về việc không hồi tố các điều kiện đầu tư (phạm vi hoạt động, tỷ lệ

sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) Biện pháp này quy định cụ thể tại Điều 13 Luật đầu tư năm 2014:

“1 Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

2 Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

3 Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

4 Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;

Trang 11

b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

5 Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành”

Nhìn nhận tổng quát về điều luật này, chúng ta có thể thấy hai nội dung cơ bản: + Bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư trong trường chính sách mới ban hành có mức

ưu đãi cao hơn Theo như vậy, nhà đầu tư sẽ được hưởng mức chính sách cao hơn này, tránh tâm lý chần chừ, lo sợ thiệt hại nếu tiếp cận thị trường quá sớm, chưa được hưởng các ưu đãi đầu tư Đây là một quy định hợp lý, là sự bảo đảm những quyền lợi tốt nhất cho nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường Việt Nam

+ Bảo đảm lợi ích nhà đầu tư đang được hưởng trong trường hợp chính sách mới gây bất lợi cho nhà đầu tư Điều 3 nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư đã cụ thể sự bảo đảm này Theo đó, trong trường hợp áp dụng các chính sách mới mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi, ưu đãi của nhà đầu tư (được ghi trong giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, ) thì nhà đầu tư vẫn được giữ nguyên ưu đãi đang được hưởng Trường hợp không được tiếp tục hưởng, Nhà nước có biện pháp hỗ trợ như khấu trừ thiệt hại vào thuế, điều chỉnh mục tiêu dự án, Tuy nhiên trong trường hợp vì lí do quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà mức ưu đãi giảm đi thì nhà đầu tư không được giữ nguyên mức ưu đãi đang được hưởng

Có thể nhận định rằng đây là một quy định hết sức mềm mỏng, thể hiện thiệt chí của Nhà nước trong việc giữ ổn định mức ưu đãi cho nhà đầu tư, từ đó khuyến khích nhà đầu tư rót vốn vào Việt Nam mà không gặp trở ngại về mặt pháp luật cũng như chính sách điều chỉnh

Ngày đăng: 01/03/2024, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 : luận văn thạc sĩ luật học / Nguyễn Thị Ánh Nguyệt ; PGS. TS. Dương Đăng Huệ hướng dẫn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp bảo đảm, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 : luận văn thạc sĩ luật học
8. Các biện pháp đảm bảo đầu tư, https://bitly.com.vn/ibmsO Link
1. Giáo trình Luật đầu tư, Đại học Luật Hà Nội 2. Hiến pháp 20133. Luật đầu tư 2014 Khác
4. Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư 2014 Khác
5. Thông tư 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 của Bộ Tài Chính 6. Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ Khác
w