1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phần mềm kế toán vật tư tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư ttd

112 18 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Phần Mềm Kế Toán Vật Tư Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Đầu Tư TTD
Tác giả Nguyễn Việt Hưng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Tin Học Tài Chính Kế Toán
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài xây dựng phần mềm kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Xâydựng và Đầu tư TTD gồm: - Tạo ra một phần mềm kế toán vật tư chuyên nghiệp, đáp ứng các nhu cầu kếtoán và quản

Trang 1

XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VẬT TƯ

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TTD

Chuyên ngành : TIN HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Sĩ Thiệu

Hà Nội – 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành đồ án nói riêng và 4 năm học tập tại Học ViệnTài Chính nói chung, nhờ có sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫncũng như các thầy cô giáo khoa Hệ thống thông tin kinh tế, em đã trang bị được chomình các kiến thức cần thiết và rất nhiều kinh nghiệm bổ ích làm hành trang chocon đường tương lai sau này Em rất biết ơn và sẽ luôn ghi nhớ công ơn của cácthầy cô

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn của em –ThS.Nguyễn Sĩ Thiệu, người đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu và hỗtrợ tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và viết đồ án Sự quan tâm và tận tâmcủa thầy là động lực giúp em vượt qua được những khó khăn để hoàn thành đề tàinày

Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, trườngHọc Viện Tài chính, nơi em đã có cơ hội được học tập và nghiên cứu trong môitrường chuyên nghiệp và thân thiện Những kiến thức em đã học được tại đây đãgiúp em rất nhiều trong quá trình hoàn thiện đồ án này

Bên cạnh đó, em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo Công ty cổphần Xây dựng và Đầu tư TTD, các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp

đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty Những kiến thức và kinh nghiệm em họcđược từ anh chị đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án

Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè của em, những người

đã động viên, hỗ trợ và chia sẻ với em trong suốt quá trình viết đồ án Những lờiđộng viên và ý kiến đóng góp từ bạn bè của em rất quý giá và giúp em cải thiện đềtài của mình

Mặc dù đã cố gắng song do năng lực và thời gian thực tập có hạn, em cũngnhận thức rằng đề tài đồ án của mình chưa hoàn thiện và không tránh khỏi nhữngthiếu sót Do đó, em rất mong nhận được sự góp ý từ giảng viên hướng dẫn, thầy côqua địa chỉ email: hungbs8101@gmail.com để em có thể hoàn thiện đề tài một cáchtốt nhất

Trang 3

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã đóng góp và hỗtrợ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em, toàn bộ nội dungtrong đồ án của em là hoàn toàn chân thực và không sao chép từ bất kỳ nguồn tàiliệu nào mà không được trích dẫn Tất cả các số liệu và kết quả nêu trong đồ án tốtnghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Việt Hưng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TTD 4

1.1 Cơ sở lý luận để xây dựng phần mềm kế toán 4

1.1.1 Khái niệm, định nghĩa 4

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu, vai trò và các thành phần của phần mềm kế toán 4

1.1.3 Quy trình xây dựng hệ thống thông tin 6

1.1.4 Các công cụ để xây dựng phần mềm kế toán 10

1.2 Cơ sở lý luận về công tác kế toán vật tư tại doanh nghiệp 12

1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán vật tư 12

1.2.2 Phân loại vật tư 13

1.2.3 Đánh giá vật tư 14

1.2.4 Hạch toán chi tiết vật tư 15

1.2.5 Hạch toán tổng hợp 19

1.2.6 Các hình thức kế toán 22

Tổng kết chương 1 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TTD 25

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD 25

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD 25

2.1.2 Tổ chức bộ máy 26

2.2 Hệ thống thông tin kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD 27

Trang 6

2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 27

2.2.2 Hình thức kế toán 29

2.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán 29

2.2.4 Hệ thống chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ 30

2.2.5 Quy trình hạch toán nhập xuất vật tư tại công ty 34

2.2.6 Các báo cáo sử dụng 35

2.2.7 Tình hình ứng dụng CNTT tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD 35

2.3 Đánh giá về hệ thống thông tin kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư TTD 35

2.3.1 Đánh giá về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, con người 35

2.3.2 Đánh giá về hình thức sổ kế toán 36

2.3.3 Đánh giá hệ thống tài khoản kế toán 37

2.3.4 Đánh giá hệ thống chứng từ sử dụng 38

2.3.5 Đánh giá về các báo cáo sử dụng liên quan đến kế toán vật tư 38

2.3.6 Đánh giá tình hình ứng dụng CNTT tại Công ty TTD 39

Tổng kết chương 2 40

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TTD 41

3.1 Xác định yêu cầu xây dựng phần mềm kế toán vật tư tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư TTD 41

3.1.1 Mô tả bài toán 41

3.1.2 Xác định yêu cầu bài toán 43

3.1.3 Phân tích thiết kế hệ thống thông tin kế toán vật tư tại Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư TTD 43

3.2 Thiết kế mô hình logic 59

3.2.1 Chuyển mô hình dữ liệu E/R sang mô hình dữ liệu quan hệ 59

3.2.2 Chuẩn hóa mô hình dữ liệu quan hệ 60

3.2.3 Mô hình dữ liệu quan hệ 61

Trang 7

3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý 61

3.4 Xây dựng phần mềm 71

3.4.1 Công cụ xây dựng 71

3.4.2 Một số đoạn code được sử dụng 71

3.4.3 Giao diện tương tác người dùng 77

Tổng kết chương 3 81

KẾT LUẬN 82

Danh mục tài liệu tham khảo 83

Phụ lục 84

Trang 8

HQTCSDL Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tài khoản sử dụng 29

Bảng 3.1 Ma trận thực thể chức năng 46

Bảng 3.2 Bảng từ điển dữ liệu 53

Bảng 3.3 Bảng thực thể thuộc tính 55

Bảng 3.4 Bảng xác định mối quan hệ 56

Bảng 3.5 Cơ sở dữ liệu vật lý phiếu nhập 62

Bảng 3.6 Cơ sở vậy lý chi tiết phiếu nhập 63

Bảng 3.7 Cơ sở vật lý phiếu xuất 64

Bảng 3.8 Cơ sở vật lý chi tiết phiếu xuất 65

Bảng 3.9 Cơ sở vật lý danh mục kho 66

Bảng 3.10 Cơ sở vật lý danh mục nhà cung cấp 67

Bảng 3.11 Cơ sở vật lý danh mục vật tư 67

Bảng 3.12 Cơ sở vật lý danh mục tài khoản 68

Bảng 3.13 Bảng cơ sở vật lý danh mục công trình 68

Bảng 3.14 Bảng cơ sở vật lý danh mục biên bản kiểm kê 69

Bảng 3.15 Bảng cơ sở vật lý chi tiết biên bản kiểm kê 69

Bảng 3.16 Bảng cơ sở vật lý tồn đầu kì 70

Bảng 3.17 Bảng cơ sở vật lý người dùng 70

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xây dựng hệ thống thông tin 6

Hình 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết vật tư theo pp ghi thẻ song song 17

Hình 1.3 Sơ đồ kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi sổ số dư 18

Hình 1.4 Sơ đồ kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi sổ số đối chiếu luân chuyển 19

Hình 1.5 Kế toán vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên 20

Hình 1.6 Kế toán vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ 22

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD 26

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 27

Hình 2.3 Mô hình luân chuyển chứng từ nhập kho 31

Hình 2.4 Mô hình luân chuyển chứng từ xuất kho 32

Hình 2.5 Sơ đồ quy trình hạch toán nhập xuất vật tư 34

Hình 3.1 Sơ đồ ngữ cảnh 43

Hình 3.2 Sơ đồ phân cấp chức năng 44

Hình 3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 48

Hình 3.4 Tiến trình “1 Nhập kho vật tư” 49

Hình 3.5 Tiến trình “2 Xuất kho vật tư” 50

Hình 3.6 Tiến trình “3 Kiểm kê, tính giá vốn” 51

Hình 3.7 Tiến trình “4 Ghi sổ, lập báo cáo” 52

Hình 3.8 Mô hình E/R 59

Hình 3.9 Mô hình dữ liệu quan hệ 61

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ vàocông tác quản lý đang trở thành xu hướng phát triển không thể thiếu Cuộc đua nàydường như chưa bao giờ hết nóng bởi giờ đây, tại các doanh nghiệp dẫn đầu họ đãbắt đầu tích hợp được công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như điện toán đám mâyvào các khâu quản lý và sản xuất Để theo kịp sự phát triển của công nghệ, Công ty

cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD cũng đang nỗ lực để áp dụng các công nghệ mớinhất vào hoạt động kinh doanh của mình Em nhận thấy việc quản lý và kiểm soátvật tư là một trong những vấn đề quan trọng đối với công ty Trong đó kế toán vật

tư là một phần quan trọng của công tác quản lý vật tư, giúp cho công ty có thể theodõi và kiểm soát một cách chính xác lượng vật tư đang sử dụng và tồn kho Tuynhiên, việc quản lý kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD vẫncòn đang tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn Vì lí do đó, em quyết định lựa chọn đềtài "Xây dựng phần mềm kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tưTTD" với mục tiêu giúp công ty quản lý vật tư một cách hiệu quả hơn

Với đề tài này, em hy vọng sẽ thiết kế và phát triển một phần mềm kế toán vật tưđơn giản, dễ sử dụng, giúp cho việc quản lý vật tư của công ty được thuận tiện hơn.Đồng thời, phần mềm này cũng sẽ giúp cho các nhân viên kế toán của công ty thựchiện các công việc của mình một cách chính xác và nhanh chóng, từ đó giảm thiểucác sai sót và tăng năng suất làm việc

Ngoài ra, đề tài này cũng giúp cho em có cơ hội áp dụng những kiến thức và kỹnăng chuyên môn trong lĩnh vực phần mềm kế toán vào thực tiễn, đồng thời pháttriển các kỹ năng liên quan đến thiết kế, phát triển và triển khai phần mềm

Em hi vọng rằng đề tài này sẽ đem lại nhiều giá trị cho Công ty cổ phần Xâydựng và Đầu tư TTD, đồng thời giúp cho em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp củamình

Trang 12

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Việc quản lý và kế toán vật tư đóng vai trò rất quan trọng đối với các công tytrong lĩnh vực xây dựng Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTDtình trạng thiếu sót, sai sót trong công tác quản lý và kế toán vật tư vẫn còn đang tồntại Để giải quyết vấn đề này, em mong muốn xây dựng một phần mềm kế toán vật

tư hiệu quả, giúp tăng cường tính chính xác, hiệu quả và giảm thiểu sai sót trongcông tác quản lý và kế toán vật tư tại công ty

Mục tiêu của đề tài xây dựng phần mềm kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Xâydựng và Đầu tư TTD gồm:

- Tạo ra một phần mềm kế toán vật tư chuyên nghiệp, đáp ứng các nhu cầu kếtoán và quản lý vật tư tại công ty

- Nâng cao hiệu quả quản lý vật tư, giảm thiểu sai sót và tăng tính chính xáctrong công tác kế toán vật tư

- Cải thiện quy trình làm việc của nhân viên kế toán và giảm thiểu thời gian xử

Do kiến thức và thời gian có hạn nên em chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận

và xây dựng phần mềm kế toán vật tư dựa trên thực trạng kế toán vật tư tại Công ty

cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD, không đề cập đến các công ty khác trong ngànhxây dựng

Trang 13

Phạm vi nghiên cứu của đề tài "Xây dựng phần mềm kế toán vật tư tại Công ty

cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD" bao gồm:

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy trình kế toán và quản lý vật tưhiện tại tại Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD

- Thiết kế và xây dựng phần mềm kế toán vật tư, bao gồm các chức năng cơbản như nhập, xuất, kiểm kê, thanh lý vật tư, xác định giá trị tồn kho, địnhgiá vật tư

- Kiểm tra, đánh giá tính năng, hiệu quả và độ chính xác của phần mềm kếtoán vật tư

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này, em lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm phươngpháp luận, cụ thể như sau:

- Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn, ghi chép, quan sát, hỏi ý kiếnchuyên gia

- Phương pháp tập hợp: Tập hợp số liệu, chứng từ liên quan

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, thiết kế: Xây dựng phần mềm phù hợp dựa trên cáckết quả phân tích thực tế tại công ty

Trang 14

- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Xây dựng

và Đầu tư TTD

- Chương 3: Xây dựng phần mềm kế toán vật tư tại Công ty cổ phần Xây dựng

và Đầu tư TTD

Trang 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TTD

1.1 Cơ sở lý luận để xây dựng phần mềm kế toán

1.1.1 Khái niệm, định nghĩa

- Khái niệm hệ thống thông tin (Information System): Hệ thống thông tin là một

hệ thống bao gồm các yếu tố liên quan với nhau (như con người, thủ tục và dữ liệu)

có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối dữ liệu và thông tin để đạt được mộtmục tiêu định trước của tổ chức Hệ thống thông tin có thể bao gồm phần cứng,phần mềm, mạng và con người

- Khái niệm hệ thống thông tin kế toán: Hệ thống thông tin kế toán là một tập

hợp các thành phần liên quan đến thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin về kếtoán trong một tổ chức Hệ thống thông tin kế toán có thể bao gồm phần mềm kếtoán, cơ sở dữ liệu, quy trình kế toán và nhân viên kế toán

- Khái niệm phần mềm kế toán: Phần mềm kế toán là một ứng dụng phần mềm

được thiết kế để giúp quản lý, theo dõi và báo cáo các hoạt động kế toán của một tổchức Phần mềm kế toán có thể bao gồm các tính năng như quản lý tài sản cố định,quản lý kho, quản lý thu chi, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế

1.1.2 Đặc điểm, yêu cầu, vai trò và các thành phần của phần mềm kế toán

Trang 16

- Phần mềm kế toán cần hỗ trợ tạo ra các báo cáo tài chính, báo cáo thuế vàbáo cáo khác để hỗ trợ quyết định kinh doanh.

● Yêu cầu

- Tính bảo mật cao: Phần mềm kế toán chứa nhiều thông tin tài chính quan

trọng, vì vậy cần có tính bảo mật cao để đảm bảo không bị đánh cắp thôngtin

- Tính linh hoạt: Phần mềm kế toán cần có tính linh hoạt, có khả năng nâng

cấp, sửa đổi để có thể thích nghi và đáp ứng được những yêu cầu thay đổicủa người sử dụng

- Tuân thủ các quy định pháp luật: Phần mềm kế toán cần phải tuân thủ các

quy định pháp luật về kế toán, thuế và tài chính

- Tính tiện dụng: Phần mềm kế toán cần được thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận và

hỗ trợ đầy đủ các công cụ đắc lực cho công việc kế toán

● Vai trò

- Quản lý tài sản và lập báo cáo: Phần mềm kế toán giúp quản lý tài sản cố

định của tổ chức, tạo báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo khác

- Quản lý chi phí và thu nhập: Phần mềm kế toán cho phép người dùng quản

lý chi phí và thu nhập của tổ chức, hỗ trợ ra quyết định về việc đầu tư và tiếtkiệm chi phí

- Tối ưu hóa quy trình kế toán: Phần mềm kế toán giúp tối ưu hóa các quy

trình kế toán, từ đó giảm thiểu thời gian và tăng cường hiệu quả làm việc

● Thành phần

Tất cả các phần mềm kế toán đều có các thành phần chính sau:

Trang 17

- Giao diện người dùng: là nơi người dùng có thể tương tác trực tiếp với phần

mềm như nhập liệu, xem thông tin và tạo báo cáo Giao diện người dùng củaphần mềm kế toán phải được thiết kế đơn giản, trực quan và dễ sử dụng

- Cơ sở dữ liệu: là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin kế toán của tổ chức, bao gồm

thông tin về tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và các giaodịch khác Cơ sở dữ liệu phải được thiết kế sao cho đảm bảo tính toàn vẹn,bảo mật và khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng

- Bộ xử lý: là công cụ thực hiện các hoạt động tính toán, xử lý dữ liệu và tạo ra

báo cáo Bộ xử lý phải được thiết kế sao cho hiệu quả và chính xác

- Hệ thống báo cáo: là công cụ cho phép người dùng tạo ra báo cáo tài chính

và báo cáo thuế Hệ thống báo cáo phải đảm bảo tính chính xác và rõ ràng

- Query: là công cụ tìm kiếm thông tin nhanh từ các cơ sở dữ liệu.

● Các sản phẩm của phần mềm kế toán

- Bảng cân đối kế toán: là một bảng tổng hợp các tài khoản thu và chi của tổ

chức trong một khoảng thời gian nhất định

- Báo cáo tài chính: bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển

tiền tệ và báo cáo tài sản …

- Báo cáo thuế: giúp người dùng tính toán và đưa ra thông tin về các khoản

thuế phải nộp cho cơ quan chức năng

- Hệ thống quản lý tài sản: giúp người dùng quản lý tài sản cố định của tổ

chức, bao gồm thông tin về giá trị, thời gian sử dụng và trạng thái của tài sản

- Hệ thống quản lý nhân sự và lương: giúp người dùng quản lý thông tin về

nhân viên, lương và các khoản chi phí khác liên quan đến nhân sự

Trang 18

1.1.3 Quy trình xây dựng hệ thống thông tin

Để xây dựng một phần mềm kế toán, ta có thể sử dụng nhiều phương phápnhư sơ đồ thác nước, sơ đồ xoắn ốc … Tuy nhiên, nhằm tối ưu hóa quy trình và dễ

áp dụng, em sẽ sử dụng sơ đồ thác nước để xây dựng phần mềm kế toán cho Công

ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình xây dựng hệ thống thông tin

● Khảo sát hiện trạng và lập kế hoạch

Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng phần mềm kế toán là khảo sát hiện trạng

và lập kế hoạch Quy trình này bao gồm việc khảo sát và đánh giá tình trạng hoạtđộng của công ty về quản lý vật tư, từ đó đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch triểnkhai phần mềm kế toán

Các bước thực hiện:

- Xác định mục tiêu: Bước này nhằm xác định mục tiêu và phạm vi của quá

trình khảo sát, đặc biệt là xác định các vấn đề cần được giải quyết khi triểnkhai phần mềm kế toán

- Thu thập thông tin: Sau khi xác định được mục tiêu, ta sẽ tiến hành thu thập

thông tin về quy trình quản lý bao gồm các thủ tục, hệ thống quản lý, các vấn

đề gặp phải và giải pháp đã được áp dụng

Phântíchhệthống

Xâydựngphầnmềm

Kiểmthử

Triểnkhai

Bảohành

Trang 19

- Đánh giá thông tin: Sau khi thu thập thông tin, ta sẽ phân tích và đánh giá

thông tin đó để đưa ra các giải pháp phù hợp với hoạt động của công ty

- Lập kế hoạch triển khai phần mềm kế toán: Dựa trên các vấn đề được xác

định, ta sẽ lập kế hoạch triển khai phần mềm kế toán Kế hoạch này cần baogồm các thông tin chi tiết về quy trình triển khai phần mềm, phân bổ nguồnlực và thời gian triển khai

● Phân tích hệ thống

Phân tích hệ thống là quá trình xác định các yếu tố cần thiết cho tổ chức, nócung cấp cơ sở dữ liệu cho quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống

Các bước thực hiện:

- Thu thập thông tin: Bước đầu tiên là tập hợp thông tin về yêu cầu và chức

năng của hệ thống Thông tin có thể bao gồm chứng từ, sổ sách, hóa đơn, báocáo…

- Phân tích yêu cầu: Sau đó, các yêu cầu của hệ thống cần được phân tích và

định nghĩa rõ ràng Các yêu cầu này có thể bao gồm các chức năng, dữ liệu

và khả năng của hệ thống

- Phân tích chức năng: Tiếp theo cần phân tích chi tiết các chức năng của hệ

thống Các chức năng này bao gồm các tính năng mà hệ thống phải có để đápứng yêu cầu của người dùng và hỗ trợ các quy trình kinh doanh

- Phân tích kiến trúc: Xác định kiến trúc hệ thống bao gồm các thành phần của

hệ thống, các mối quan hệ ràng buộc và cách chúng được triển khai

- Xây dựng mô hình: Vẽ các mô hình diễn tả hệ thống về chức năng, dữ liệu …

- Tổng hợp kết quả phân tích: Sau khi hoàn thành các bước phân tích trên, kết

quả phân tích cần được tổng hợp để đưa ra các quyết định thiết kế và xâydựng hệ thống

Trang 20

● Thiết kế hệ thống

Thiết kế hệ thống là bước tiếp theo của quá trình phân tích hệ thống, nhằm tạo ramột hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu và chức năng cần thiết để giải quyếtcác vấn đề kế toán của doanh nghiệp

Thiết kế hệ thống gồm các công việc sau:

- Thiết kế kiến trúc hệ thống: Chủ yếu từ các yêu cầu phi chức năng như hoạt

động, hiệu suất, bảo mật và khả năng mở rộng

- Thiết kế cơ sở dữ liệu: Thiết kế các bảng, khóa và ràng buộc để lưu trữ dữ

liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng

- Thiết kế cấu trúc xử lý của các mô đun chương trình: Thiết kế các hàm xử lý

cụ thể trong mỗi mô đun chương trình để đảm bảo tính hiệu quả và độ chínhxác của hệ thống

- Thiết kế giao diện hệ thống: Giao diện hệ thống cần được thiết kế trực quan

Trang 21

Kiểm thử là giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng phần mềm kế toán đểxác định các lỗi tiềm ẩn và giải pháp khắc phục trước khi phần mềm được triểnkhai Việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng cách sử dụng bộ dữ liệu giả định

Các hoạt động kiểm thử sẽ được thực hiện theo một kế hoạch xác định trước đó

và được đánh giá để tìm ra các lỗi cũng như sửa chữa lỗi để đảm bảo rằng phầnmềm hoạt động đúng và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

● Triển khai

Sau khi hoàn thành giai đoạn kiểm thử, ta sẽ tiến hành triển khai phần mềm, giaiđoạn này bao gồm các công việc sau:

- Chuẩn bị môi trường triển khai: Cụ thể là chuẩn bị hệ điều hành, cấu hình

cũng như các ứng dụng cần thiết để cài đặt phần mềm

- Triển khai phần mềm: Tiến hành cài đặt phần mềm, quá trình này phải được

thực hiện cẩn thận để đảm bảo tính ổn định và tính toàn vẹn của phần mềm

- Kiểm tra phần mềm sau khi triển khai: Sau khi triển khai phần mềm, ta cần

đảm bảo phần mềm được triển khai đúng và hoạt động tốt

- Hướng dẫn sử dụng: Sau khi phần mềm được triển khai thành công, ta cần

hướng dẫn người dùng cách sử dụng phần mềm

- Chuyển giao dự án: Cuối cùng ta sẽ chuyển giao dự án cho khách hàng hoặc

bộ phận sử dụng phần mềm để sử dụng và bảo trì phần mềm trong tương lai

● Bảo hành

Bảo hành, bảo trì là giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định, an toàn vàđáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng Trong giai đoạn này, nhà phát triển sẽtiếp tục hỗ trợ khách hàng, sửa lỗi, cung cấp các bản vá lỗi và cập nhật mới Ngoài

ra vẫn sẽ tiếp tục phân tích và đánh giá hiệu quả của phần mềm để đưa ra các cảitiến và cập nhật mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng Khi giai đoạn bảo

Trang 22

hành và bảo trì phần mềm hoàn tất, dự án sẽ được đánh giá và kết thúc, bao gồmviệc bàn giao tài liệu, kết thúc hợp đồng và đánh giá tổng thể về quá trình xây dựngphần mềm.

1.1.4 Các công cụ để xây dựng phần mềm kế toán

Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay là SQLServer, Oracle…

Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu SQL Server

- Có khả năng xử lý dữ liệu lớn và hiệu

quả

Một số tính năng của SQL Server đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao để có thể sử dụng hiệu quả

- Hỗ trợ nhiều tính năng bảo mật

- Được tích hợp với nhiều công cụ quản

lý cơ sở dữ liệu

1.1.4.2 Ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình là một phương tiện cho phép lập trình viên giao tiếp vớimáy tính thông qua các câu lệnh, cú pháp, cấu trúc, hàm, và thư viện được địnhnghĩa trước để thực hiện các tác vụ cụ thể

Trang 23

Một số ngôn ngữ lập trình thông dụng hiện nay:

- Ngôn ngữ lập trình C: C là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và được sử

dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như đồ họa, game và các ứng dụng máy

tính khác Ưu điểm: tốc độ xử lý nhanh, hiệu suất cao, độ tin cậy và linh

hoạt

Nhược điểm: khó lập trình, dễ gây lỗi, không có garbage collector.

- Ngôn ngữ lập trình Java: Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng

được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng di động, web, game, và phần mềmmáy tính

Ưu điểm: đa nền tảng, an toàn, bảo mật, dễ học và sử dụng, hỗ trợ nhiều thư

viện và framework

Nhược điểm: tốc độ xử lý chậm hơn so với C++, yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn

so với C

- Ngôn ngữ lập trình Python: Python là một ngôn ngữ lập trình dễ học và dễ

sử dụng, thường được sử dụng trong các ứng dụng khoa học dữ liệu, trí tuệnhân tạo và web

Ưu điểm: tốc độ phát triển nhanh, cú pháp đơn giản, đa năng, và hỗ trợ nhiều

thư viện và framework

Nhược điểm: tốc độ xử lý chậm hơn so với C++, không phù hợp cho các ứng

dụng đòi hỏi hiệu năng cao

1.1.4.3 Một số công cụ vẽ báo cáo phổ biến

- Microsoft Excel: là một trong những công cụ vẽ biểu đồ phổ biến nhất, cung

cấp nhiều loại biểu đồ và tính năng tùy chỉnh

Trang 24

- Microsoft Power BI: là một công cụ vẽ biểu đồ và báo cáo tương tác miễn

phí được tích hợp sâu với các ứng dụng Microsoft như Excel, SharePoint vàOffice 365

- SAP Crystal Reports: là một công cụ tạo báo cáo cung cấp nhiều tính năng

cho phép người dùng thiết kế các báo cáo chi tiết và đa dạng

1.2 Cơ sở lý luận về công tác kế toán vật tư tại doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán vật tư

● Nhiệm vụ của kế toán vật tư

Kế toán vật tư đảm nhận vai trò quan trọng trong công tác quản lý và điều hànhcác hoạt động liên quan đến tài sản vật tư của doanh nghiệp Để có thể giúp doanhnghiệp quản lý tài sản vật tư hiệu quả hơn, kế toán viên cần thực hiện đầy đủ vàchính xác các nhiệm vụ của kế toán vật tư như sau:

- Quản lý tài sản vật tư: bao gồm việc ghi nhận và theo dõi số lượng, giá trị

cũng như chất lượng của vật tư

- Xác định giá trị tài sản: xác định giá trị của tài sản bao gồm nguyên giá, giá

trị còn lại và giá trị thực tế

- Báo cáo: cung cấp thông tin về số lượng, giá trị và tình trạng các tài sản vật

tư cho các bộ phận liên quan như bộ phận quản lý tài sản và kế toán tổnghợp

Trang 25

- Định giá hàng tồn kho: bao gồm việc xác định giá vốn và giá trị thực tế của

hàng tồn kho

- Thực hiện kiểm tra, giám sát: thực hiện các hoạt động kiểm tra và giám sát

đối với tài sản vật tư của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy

đủ của thông tin

1.2.2 Phân loại vật tư

Phân loại vật tư là một quy trình quan trọng để phân biệt các loại vật tư khác

nhau và đảm bảo rằng chúng được xử lý và báo cáo đúng cách Dựa vào nội dung

và yêu cầu kế toán của doanh nghiệp, vật tư thường được chia thành 4 nhóm chínhbao gồm:

- Nguyên vật liệu chính: Đây là loại vật liệu được sử dụng để sản xuất sản

phẩm chính của công ty Bao gồm cả các nửa thành phẩm được mua từ cácnhà cung cấp bên ngoài để sử dụng trong quá trình sản xuất

- Vật liệu phụ: Đây là những vật liệu không cần thiết cho sản phẩm chính của

công ty, nhưng vẫn cần phải sử dụng để hỗ trợ cho quá trình sản xuất Ví dụnhư các loại dụng cụ, thiết bị, máy móc, nước, điện

- Nhiên liệu: Đây là loại vật liệu dùng để cung cấp năng lượng cho quá trình

sản xuất hoặc hoạt động của công ty Ví dụ như xăng dầu, điện, ga,

- Vật liệu khác: Đây là các loại vật liệu còn lại không nằm trong các nhóm

trên Chúng có thể là các sản phẩm phụ trợ không cần thiết cho sản phẩmchính, hoặc các vật liệu phục vụ cho công tác bảo trì, sửa chữa,

Ngoài ra nếu căn cứ vào mục đích và công dụng của vật liệu thì còn có thể chiathành 2 nhóm:

Trang 26

- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm: Đây là loại vật liệu

được sử dụng trực tiếp để sản xuất các sản phẩm chính của công ty Ví dụnhư các nguyên vật liệu dùng để sản xuất đồ gia dụng, ô tô, máy móc

- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Đây là những vật liệu không cần

thiết cho sản phẩm chính của công ty, nhưng lại cần thiết cho các hoạt động

hỗ trợ quá trình sản xuất và quản lý, như các loại dụng cụ, thiết bị, phụ kiện,vật tư bảo trì, sửa chữa

Việc phân loại vật liệu theo các nhóm trên giúp cho công ty có thể quản lý vàkiểm soát tốt hơn các chi phí liên quan đến vật liệu, đồng thời đảm bảo rằng các vậtliệu được sử dụng đúng mục đích và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất

1.2.3 Đánh giá vật tư

Trong công tác kế toán vật tư, nguyên tắc đánh giá vật tư là cơ sở để xácđịnh giá trị của vật tư dựa trên các nguyên tắc trung thực và khách quan Theochuẩn mực 02, khi nhập kho vật tư, giá trị của chúng phải được tính toán và phảnánh dựa trên giá gốc thực tế Tương tự, khi xuất kho vật tư, giá trị của chúng cũngphải được xác định dựa trên phương pháp quy định và theo giá thực tế Việc ápdụng nguyên tắc đánh giá vật tư này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạchtrong quá trình kế toán vật tư

Tuy nhiên, do tính đa dạng của nguyên vật liệu cùng với sự biến độngthường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá theo giá hạch toán cũng

có thể được sử dụng tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp Nhưngcho dù sử dụng phương pháp kế toàn nào thì vẫn phải đảm bảo tính chính xác vàđầy đủ trong việc phản ánh tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu trên các tài khoản

và sổ kế toán tổng hợp theo giá thực tế

● Các phương pháp đánh giá nguyên vật liệu

⮚ Giá thực tế nhập kho:

Trang 27

Đối với nguyên vật liệu mua ngoài :

Giá thực tế nhập kho = Giá mua + Chi phí mua + Thuế nhập khẩu (Nếu có) + VAT – các khoản giảm trừ.

Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến:

Giá thực tế nhập kho = Giá thành sản xuất nguyên vật liệu

Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến :

Giá thực tế nhập kho = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí gia công + Chi phí vận chuyển.

Đối với nguyên vật liệu nhận đóng góp:

Giá trị thực tế = Giá thoả thuận giữa các bên + Chi phí tiếp nhận (Nếu có)

Đối với phế liệu thu hồi nhập kho:

Giá trị thực tế là giá trị được đánh giá theo giá trị sử dụng nguyên vật liệu đó hoặc giá ước tính.

⮚ Giá thực tế xuất kho

Phương pháp bình quân gia quyền:

Phương pháp này tính bằng cách lấy trung bình cộng giá nhập trong kỳ và giátồn đầu kỳ chia cho cả số lượng nhập trong kỳ và số tồn đầu kỳ Khi tính giá thực tếxuất kho, ta sử dụng công thức:

Giá thực tế xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng xuất kho.

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO – First In First Out)

Trang 28

Phương pháp này yêu cầu xác định giá thực tế nhập kho của từng lần nhập Sau

đó, ta sử dụng nguyên tắc tính giá trị thực tế xuất kho: lượng xuất kho thuộc lầnnhập trước được tính theo nguyên giá thực tế nhập trước, còn số lượng xuất kho cònlại được tính theo đơn giá thực tế của các lần nhập sau Giá thực tế của vật liệu tồncuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu nhập kho thuộc các kho sau cùng

Phương pháp tính giá thực tế đích danh

Phương pháp này định giá nguyên vật liệu theo giá thực tế đích danh được ápdụng cho các loại vật tư đặc biệt Trong đó, giá thực tế xuất kho được tính toán dựatrên đơn giá thực tế của vật liệu nhập theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuấtkho theo từng lần nhập đó Tức là, giá thực tế xuất kho được xác định bằng cáchnhân đơn giá thực tế của lô vật liệu với số lượng xuất kho tương ứng

1.2.4 Hạch toán chi tiết vật tư

● Chứng từ kế toán

Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ đúng chế độ quy định, các nghiệp vụkinh tế như nhập và xuất vật tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đều phải được chứng thực bằng các chứng từ kế toán đầy đủ và kịp thời.Trong kế toán chi tiết vật tư, ta sử dụng các loại chứng từ sau:

- Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 – VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 –VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu 08 – VT)

- Hoá đơn GTGT (mẫu 01 GTKT – LL)

- Hoá đơn bán hàng (mẫu 02 GTKT – LL)

Trang 29

Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng theo quy định nhà nước, doanh nghiệp có thể

sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn:

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04 – NVL)

- Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu 05 – NVL)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07 – NVL)

● Sổ kế toán chi tiết

Có ba loại sổ kế toán chi tiết vật tư chính được sử dụng trong công tác kế toán vật tưcủa một doanh nghiệp

- Sổ kế toán chi tiết vật tư tổng hợp: ghi chép tất cả các giao dịch mua, bán,

nhập và xuất vật tư cũng như các giao dịch liên quan đến quản lý kho vật tư củadoanh nghiệp Sổ kế toán chi tiết vật tư tổng hợp được sử dụng để phản ánh tìnhhình tồn kho và sử dụng vật tư của doanh nghiệp

- Sổ kế toán chi tiết vật tư nhập: ghi chép các giao dịch mua vật tư của doanh

nghiệp, bao gồm các thông tin như mã vật tư, số lượng, giá trị, tên đối tác kinhdoanh và ngày tháng năm giao dịch Sổ kế toán chi tiết vật tư nhập giúp cho doanhnghiệp có thể kiểm soát được số lượng và giá trị vật tư nhập vào kho của mình

- Sổ kế toán chi tiết vật tư xuất: tương tự sổ kế toán nhập kho, sổ kế toán xuất

kho giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng và giá trị vật tư xuất kho của mình,bao gồm thông tin mã vật tư, số lượng, giá trị, tên đối tác kinh doanh và ngày thángnăm giao dịch

Việc sử dụng đúng loại sổ kế toán chi tiết vật tư và đảm bảo tính chính xáccủa các thông tin ghi chép trên sổ là rất quan trọng trong việc quản lý và kiểm soátvật tư của doanh nghiệp

● Các phương pháp hạch toán chi tiết vật tư

Trang 30

⮚ Phương pháp ghi thẻ song song

Trong phương pháp ghi chép kế toán vật tư tồn kho dựa trên giá mua, doanhnghiệp sẽ mở thẻ chi tiết cho từng loại hoặc từng thứ vật tư và theo từng địa điểmbảo quản để ghi chép số lượng hiện có và sự biến động của từng loại hoặc từng thứvật tư dựa trên các chứng từ nhập, xuất hàng ngày Nhờ vào việc theo dõi chi tiếtnhư vậy, doanh nghiệp có thể kiểm soát tình trạng tồn kho của từng mặt hàng mộtcách chính xác, đồng thời đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý về việc nhập,xuất, sử dụng vật tư để tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu chi phí

Ghi hàng ngày

Ghi cuối thángĐối chiếu

Hình 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết vật tư theo pp ghi thẻ song song

=> Kế toán theo từng ngày ghi sổ chi tiết vật tư dựa trên các chỉ tiêu số lượng

và giá trị Kết thúc kỳ, doanh nghiệp sẽ lập bảng X-N-T chi tiết theo số lượng và giátrị để tổng hợp thông tin về tình trạng vật tư tồn kho và các khoản chi phí liên quan,giúp cho việc quản lý kinh doanh hiệu quả hơn

⮚ Phương pháp số dư

Phiếu nhập

Sổ chi tiếtVật liệu

Bảng tổng hợpNhập, xuất, tồn khoThẻ kho

Phiếu xuất

Sổ kế toán tổng hợp

Trang 31

Phương pháp số dư hay còn gọi là phương pháp nghiệp vụ kế toán là sự kết hợpchặt chẽ giữa kế toán chi tiết vật tư tồn kho với hạch toán nghiệp vụ tại nơi bảoquản Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng giá hạchtoán để ghi chép chi tiết vật tư tồn kho Bằng cách theo dõi chi tiết số lượng và giátrị vật tư tồn kho, doanh nghiệp có thể quản lý một cách chính xác tình trạng tồnkho của từng loại vật tư, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng vật tư và giảm thiểu chiphí sản xuất.

Hình 1.3 Sơ đồ kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi sổ số dư

=> Hàng ngày tổng hợp và phân loại chứng từ, cũng như lập bảng kê chi tiếtvật tư theo số lượng và giá trị Cuối kỳ, bảng X-N-T sẽ được ghi chi tiết theo sốlượng và giá trị

⮚ Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển

Trang 32

Phương pháp đối chiếu luân chuyển là phương pháp thích hợp để hạch toán chitiết nguyên vật liệu (NVL) đối với các doanh nghiệp có nhiều danh mục NVL và sốlượng chứng từ nhập, xuất NVL không quá nhiều.

Hình 1.4 Sơ đồ kế toán chi tiết vật tư theo phương pháp ghi sổ số đối chiếu luân

chuyển

=> Trong quá trình kế toán hàng ngày, chứng từ được tổng hợp và phân loạihoặc bảng kê chi tiết vật tư theo số lượng và giá trị được lập Ở cuối kỳ, thông tin từthẻ kho được sử dụng để ghi vào sổ số dư và thực hiện đối chiếu kiểm tra với bảngX-N-T đã được lập Kết quả đối chiếu sẽ được ghi vào sổ kế toán tổng hợp chi tiếttheo số lượng và giá trị

1.2.5 Hạch toán tổng hợp

⮚ Kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX)

Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là phương pháp kế toán yêu cầu

việc ghi chép các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho của vật tư trên các tàikhoản kế toán hàng tồn kho diễn ra một cách thường xuyên và liên tục

Tài khoản sử dụng

Trang 33

- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

- TK 153: Công cụ dụng cụ

- TK 151: Hàng mua đang đi đường

- TK 331: Phải trả người bán

- TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112, TK 141,

TK 138(1), TK 338(1), TK 621, TK 627, TK 642,…

Trang 34

Hình 1.5 Kế toán vật tư theo phương pháp kê khai thường xuyên

⮚ Kế toán tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK)

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không ghi chép thường

xuyên, liên tục các giao dịch nhập kho, xuất kho và tồn kho của vật tư trên các tài

Trang 35

khoản hàng tồn kho Các tài khoản này chỉ phản ánh giá trị vốn thực tế của vật tưtồn kho đầu kỳ Giá vốn vật tư xuất kho được xác định dựa theo công thức:

Trị giá vật tư = Trị giá vật tư + Trị giá vật tư - Trị giá vật tư

tồn cuối kỳ nhập trong kỳ tồn đầu kỳ xuất kho.

Tài khoản sử dụng: sử dụng hệ thống tài khoản đúng theo Thông tư

200/2014/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015

- TK 151: Hàng mua đang đi đường

- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu

- TK 153: Công cụ dụng cụ

- TK 611: Mua hàng

TK 611 không có số dư cuối kỳ và gồm 2 TK cấp 2:

+ TK 6111- Mua nguyên vật liệu

+ TK 6112- Mua hàng hoá

Ngoài ra, còn các tài khoản liên quan khác: TK 111, TK 112, TK 138, TK 141, TK

331, TK 338, TK 621, TK 627, TK 642…

Trang 36

Hình 1.6 Kế toán vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.2.6 Các hình thức kế toán

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm hình thức kế toán sau:

- Hình thức Nhật ký chung

Trang 37

- Hình thức Nhật ký - Sổ Cái

- Hình thức Chứng từ ghi sổ

- Hình thức Nhật ký- Chứng từ

- Kế toán trên máy vi tính

Mỗi hình thức sổ kế toán có quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình

tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán

Để lựa chọn hình thức kế toán phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tốnhư quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độnghiệp vụ của cán bộ kế toán và điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán Sau đó, doanhnghiệp cần tuân thủ đúng quy định của hình thức sổ kế toán được lựa chọn, baogồm các loại sổ, kết cấu sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự và phương pháp ghichép các loại sổ kế toán

Trang 38

T ỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, em đã trình bày cơ sở lý luận để xây dựng phần mềm kế toánvật tư tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD Từ việc nghiên cứu về cơ sở

lý luận để xây dựng phần mềm kế toán và công tác kế toán vật tư tại doanh nghiệp,

em đã làm rõ các yêu cầu, đặc điểm và một số công cụ cụ thể để xây dựng một phầnmềm kế toán vật tư hiệu quả cho Công ty TTD Các kết quả nghiên cứu trongchương này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc triển khai và phát triển phần mềm kếtoán vật tư trong các chương tiếp theo của đồ án

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VẬT TƯ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ TTD 2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD

⮚ Tên đơn vị: Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD

⮚ Tên quốc tế: TTD CONSTRUCTION AND INVESTMENT JOINT

⮚ Địa chỉ: Số nhà 21C, Ngõ 90, Tuyến số 1, Khu 3, Thị Trấn Trạm Trôi,

Huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

⮚ Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN

⮚ Lĩnh vực hoạt động:

- Hoàn thiện công trình xây dựng

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

- Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Trang 40

- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và

bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửahàng chuyên doanh

- Đại lý, môi giới, đấu giá

- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

2.1.2 Tổ chức bộ máy

● Sơ đồ tổ chức bộ máy

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư TTD

Với tổ chức bộ máy quản lý như trên, mỗi bộ phận cấu thành có nhiệm vụ vàchức năng như sau:

Hội đồng quản trị: Đây là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có trách

nhiệm giám sát và chỉ đạo hoạt động của ban điều hành và các phòng ban trong

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w