1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường quản lý kê khai thuế tại chi cục thuế thành phố vinh giai đoạn 2020 2022

77 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Kê Khai Thuế Tại Chi Cục Thuế Thành Phố Vinh Giai Đoạn 2020-2022
Tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thu Hà
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Thuế
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 327,36 KB

Nội dung

Đối với NNT được cấp MST/MSDN mới: Bộ phận KK-KTT căn cứ thông tin về NNT được cấp MST/MSDNmới trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện các công việc sau: - Rà soát các thông tin liên qu

Trang 1

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên (Ký và ghi rõ họ tên)

Trâm Anh

Nguyễn Thị Trâm Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Kết cấu đề tài: 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ 4

1.1 Khái niệm, vai trò của quản lý kê khai thuế: 4

1.1.1 Khái niệm quản lý kê khai thuế: 4

1.1.2 Vai trò của quản lý kê khai thuế: 4

1.2 Nội dung của quản lý kê khai thuế: 5

1.2.1 Quản lý người khai thuế 5

1.2.2 Quản lý hồ sơ khai thuế 7

1.2.3 Quản lý thời hạn kê khai thuế: 7

1.3 Quy trình quản lý kê khai thuế 8

1.3.1 Quản lý NNT nộp hồ sơ khai thuế 8

1.3.2 Quản lý người nộp thuế thay đổi về kê khai thuế 13

1.3.3 Quản lý người nộp thuế khai thuế qua tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế 16

1.3.4 Xử lý hồ sơ khai thuế 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ TP VINH 36

2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội Thành phố Vinh và cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế Vinh 36

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội Thành phố Vinh: 36

2.1.2 Tình hình hoạt động của người nộp thuế trên địa bàn TP Vinh: 37

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục thuế TP Vinh 37

2.2 Thực trạng công tác quản lý kê khai thuế tại chi cục thuế TP Vinh 40

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý kê khai thuế tại chi cục thuế Thành phố Vinh giai đoạn 2020-2022 51

2.3.1 Kết quả đạt được: 51

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ KÊ KHAI THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VINH 56

3.1 Định hướng công tác quản lý kê khai thuế tại chi cục thuế 56

3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý kê khai thuế tại chi cục thuế 57

3.2.1 Nhóm giải pháp nghiệp vụ kê khai thuế: 57

3.2.2.Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và nhân sự 63

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN của chi cục thuế thành phố Vinh giai đoạn 2020-2022 40 Bảng 2.2: Tình hình cá nhân kinh doanh; tổ chức, doanh nghiệp đăng ký mới, tạm ngừng, đóng cửa của giai đoạn 2020-2022 42 Bảng 2.3 : Bảng Tình hình nộp tờ khai thuế của 1 số sắc thuế cơ bản giai đoạn 2020-2022 45 Bảng 2.4: Bảng Tỷ lệ nộp và nộp đúng hạn tờ khai thuế của một số sắc thuế giai đoạn 2020-2022 45 Bảng 2.5: Bảng Tình hình xử lý hồ sơ khai thuế chậm nộp giai đoạn 2020-2022 49

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Thuế- cái tên gắn liền với sự tồn tại, ra đời và phát triển của Nhànước; là công cụ quan trọng nhất mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng đểthực thi những chức năng và nhiệm vụ của mình Thuế được xem là nguồnthu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế mang tính chất bắt buộc, nó khônghoàn trả trực tiếp và được sử dụng cho mục đích cộng đồng Vì thế, để đảmbảo tính tối ưu của nguồn thu này đòi hỏi phải xây dựng công tác quản lý thuếthật tốt Vậy phải quản lý thuế như thế nào để có thể đảm bảo thu thuế hiệuquả, theo đúng chính sách, pháp luật về thuế luôn là một trong những vấn đềnhức nhối của nhà nước và các cơ quan quản lý thuế Và công tác quản lý kêkhai thuế là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quản lý thuế Cóthể nói, đây là khối thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nướchàng năm Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng thì loại hình kinh doanhcàng phong phú kéo theo khối lượng liên quan đến công tác quản lý kê khaicàng lớn và khả năng xảy ra sai sót càng cao Những sai sót và hạn chế đấy lànhững khó khăn mà các cơ quan quản lý thuế gặp phải trong công tác quản lý

kê khai và chi cục thuế Thành phố Vinh cũng không thể tránh khỏi điều này

Chính vì vậy việc tìm ra giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý kêkhai tại chi cục thuế thành phố Vinh là điều rất quan trọng và cần thiết Đócũng là lý do, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp tăng cườngquản lý kê khai thuế tại chi cục thuế Thành phố Vinh”

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp hoànthiện công tác quản lý kê khai thuế tại Chi cục thuế Thành phố Vinh trongthời gian tới

Trang 8

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ

- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện tốt công tác quản lý kê khai thuếtại Chi cục thuế Thành phố Vinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: công tác quản lý kê khai thuếtại Chi cục thuế Thành phố Vinh

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Cácphương pháp phân tích tổng hợp, phân tích nhân tố, so sánh đối chiếu Kếthợp với phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp như phương pháp phỏng vấn:gặp gỡ, tiếp xúc và phỏng vấn với các cán bộ thuế trong Chi cục thuế Thànhphố Vinh, để học hỏi kinh nghiệm và thực hiện thu thập các số liệu cần thiết

và tiến hành ghi chép, lưu giữ các số liệu đã thu thập được; phương pháp quansát: quan sát thực tế quá trình làm việc của các bộ phận trong chi cục thuế,

Trang 9

giữa các bộ phận trong chi cục với nhau và giữa Chi cục thuế với các tổ chứckhác Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu gián tiếp nhưphương pháp tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu thông tin mà chi cục thuế

đã cung cấp công khai trên website của Tổng cục, chi Cục thuế, số liệu củanăm nay và các năm trước

5 Kết cấu đề tài:

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kê khai thuế

Chương 2: Thực trạng quản lý kê khai thuế tại chi cục Thành phố Vinh giaiđoạn 2020-2022

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý kê khai thuế tại chi cục thuế Thànhphố Vinh

Trang 10

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ KÊ

KHAI THUẾ 1.1.Khái niệm, vai trò của quản lý kê khai thuế:

1.1.1 Khái niệm quản lý kê khai thuế:

Trước hết, quản lý được hiểu đó là sự tác động có tổ chức, có hướngđích của một chủ thể quản lý lên một đối tượng, một khách thể quản lý để

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thời cơ của tổ chức để có thể đạt đượcmục tiêu đã đặt ra trong một môi trường luôn luôn biến động khôngngừng

Theo giáo trình Quản lý thuế của Học viện Tài chính “Kê khai thuế

là việc người nộp thuế căn cứ vào số liệu và tình hình thực tế các hoạtđộng phát sinh nghĩa vụ thuế để xác định số tiền thuế phải nộp vào NSNNtrong kỳ tính thuế thể hiện trên các tờ khai và phụ lục tờ khai thuế theoquy định của pháp luật.” [6;tr135]

Trong lĩnh vực thuế thì quản lý thuế bao gồm nhiều nội dung: tuyêntruyền, hỗ trợ người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế;…và nội dung quantrọng không thể thiếu trong công tác quản lý thuế chính là quản lý kê khaithuế

Vậy, quản lý kê khai thuế là cơ quan thuế ghi nhận, phản ánh, theodõi tình hình nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế và phân tích, đánhgiá tính chính xác, trung thực, đúng pháp luật của hồ sơ khai thuế

1.1.2 Vai trò của quản lý kê khai thuế:

- Cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo phân cấp quản lý thuế;thường xuyên cập nhật tình trạng hoạt động của người nộp thuế;

Trang 11

từ đó đôn đốc, xử lý vi phạm hành chính các hành vi vi phạm vềđăng ký thuế của người nộp thuế.

- Xử lý các thông tin quản lý rủi ro về người nộp thuế thuộc phạm

vi quản lý; sao lưu dữ liệu, kiểm tra độ an toàn của dữ liệu, bảomật dữ liệu và thực hiện phòng chống sự xâm nhập từ bên ngoài

và virus máy tính

- Quản lý các hồ sơ thuế của người nộp thuế theo các chức năng,nhiệm vụ đã được giao, từ đó cung cấp thông tin về người nộpthuế, các tài liệu khác có liên quan theo đề nghị của cơ quan cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật đề ra

- Giải quyết các hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền thuế nộp thừa củangười nộp thuế, các khoản thu thuộc phạm vi quản lý của chi cụcthuế

- Bên cạnh đó còn tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị miễn thuế,giảm thuế của người nộp thuế; thực hiện miễn, giảm thuế thuộcdiện kiểm tra trước cho đội kiểm tra thuế

1.2 Nội dung của quản lý kê khai thuế:

Nội dung quản lý kê khai thuế bao gồm: [6;tr136]

1.2.1 Quản lý người khai thuế

NNT là gì? NNT là đối tượng quản lý trong công tác quản lý thuế,

họ phải thực hiện các nghĩa vụ của mình để có thể đảm bảo và tuân thủ hệthống chính sách thuế đầy đủ, kịp thời và chính xác nhất, để có thể manglại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, kinh doanh của chính mình

Để đảm bảo quản lý tốt nghĩa vụ kê khai thuế của người nộp thuếtheo đúng quy định của pháp luật thuế trước hết cần quản lý được ngườithực hiện nghĩa vụ khai thuế Người thực hiện nghĩa vụ khai thuế có thể là

Trang 12

các tổ chức như các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động theo quyđịnh của pháp luật Người thực hiện nghĩa vụ khai thuế có thể là cá nhân,

kể cả cá nhân người Việt Nam và cá nhân người nước ngoài Theo quyđịnh của pháp luật, đến thời hạn kê khai thuế, người nộp thuế phải cónghĩa vụ kê khai số tiền thuế phải nộp vào NSNN, kể cả trong trường hợpkhông phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc đang thuộc diện được hưởng ưu đãi,miễn, giảm thuế, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụthuế

Nội dung trong quản lý người khai thuế bao gồm việc xác định rõđối tượng nào phải thực hiện nghĩa vụ khai thuế Người thực hiện nghĩa

vụ khai thuế có thể là tổ chức như các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã,các đơn vị hành chính sự nghiệp…hoạt động theo quy định của pháp luật.Người thực hiện nghĩa vụ khai thuế có thể là cá nhân, kể cả cá nhân ngườiViệt Nam và cá nhân người nước ngoài

Bên cạnh đó, cần nắm bắt các công việc mà người nộp thuế phảithực hiện khi kê khai thuế Mỗi lĩnh vực hoạt động thì nội dung và hìnhthức đều sẽ khác nhau Pháp luật quy định, đến thời hạn kê khai thuế thìngười nộp thuế phải có nghĩa vụ kê khai số tiền phải nộp vào NSNN, kể

cả trong trường hợp không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc đang thuộc diệnđược hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạtđộng phát sinh nghĩa vụ thuế

Cuối cùng, việc cần làm trong nội dung quản lý người khai thuế làđánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế để có hướng quản lý phùhợp nhất Dựa trên các tờ khai thuế của đối tượng khai thuế để từ đó đánhgiá tính trung thực, chính xác; mức độ tuân thủ đúng pháp luật của ngườikhai thuế

Trang 13

1.2.2 Quản lý hồ sơ khai thuế

Đây là một trong những việc hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đếntính chính xác trong việc xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế.Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ đảm bảo tính nghiêm minh, công bằngtrong thực thi chính sách thuế và hồ sơ khai thuế chính là bằng chứngpháp lý để chứng minh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế

Nội dung quản lý hồ sơ khai thuế bao gồm:

Thứ nhất, đó là quản lý về số lượng hồ sơ khai thuế Quản lý sốlượng hồ sơ khai thuế là quản lý số lượng các tờ khai, mẫu biểu và tàiliệu trong hồ sơ do người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế Từ đó, đánh giátính đầy đủ của hồ sơ khai thuế trong trường hợp phát hiện thiếu thì kịpthời liên hệ để người nộp thuế nộp bổ sung tránh xảy ra tình trạng nộpchậm

Bên cạnh đó, nội dung quản lý hồ sơ khai thuế còn là việc quản lý

về chất lượng hồ sơ khai thuế Quản lý chất lượng hồ sơ khai thuế tốt sẽtạo ra được căn cứ chính xác nhất để có thể xác định được nghĩa vụ saunày của NNT Quản lý chất lượng hồ sơ khai thuế ở đây là quản lý xemngười nộp thuế đã sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lụckèm theo tờ khai thuế do các cơ quan có thẩm quyền hoặc pháp luật quyđịnh; NNT có thể thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí củabất kì chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế cũng như các loại giấy tờ trong hồ sơkhai thuế đã được quy định hay không Trường hợp người nộp thuế pháthiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnhhưởng đến số thuế phải nộp thì yêu cầu NNT khai bổ sung hồ sơ khaithuế

Trang 14

1.2.3 Quản lý thời hạn kê khai thuế:

Quản lý thời hạn kê khai thuế là điều vô cùng cần thiết trong quản

lý kê khai thuế Bản chất của việc quản lý thời hạn kê khai thuế là quản lýđược các kỳ tính thuế gắn với thời hạn kê khai thuế, sau đó xem xét cóđúng thời hạn hay không? có bị chậm hay không và nếu chậm thì là chậmbao lâu; trên cơ sở đó chuyển cho bộ phận chức năng có liên quan để đônđốc, xử phạt hành vi vi phạm

Mỗi sắc thuế có thể có thời hạn kê khai và nộp thuế khác nhau Dovậy, công tác quản lý thời hạn kê khai thuế sẽ ảnh hưởng đến thời hạn xácđịnh nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Để phù hợp với quy định của từngsắc thuế cũng như đặc thù trong công tác quản lý thuế, thời hạn kê khai cóthể là:

Kê khai định kỳ: là việc kê khai thuế theo những thời hạn nhất định

đã được pháp luật quy định trước Kê khai định kỳ có thể dưới hình thức

kê khai theo tháng, kê khai theo quý, kê khai quyết toán năm…

Kê khai theo từng lần phát sinh: là việc kê khai thuế không theothời hạn nhất định, không ấn định trước được kỳ kê khai thuế

Trong một số trường hợp đặc biệt, người nộp thuế có thể được giahạn nộp hồ sơ khai thuế.Khi đó, thời hạn kê khai thuế là thời hạn được giahạn nộp hồ sơ khai thuế

1.3 Quy trình quản lý kê khai thuế

1.3.1 Quản lý NNT nộp hồ sơ khai thuế.

Hàng tháng, trước thời hạn nộp HSKT của NNT, bộ phận kê khai

và kế toán thuế thực hiện tra cứu, rà soát, cập nhật danh sách theo dõi

Trang 15

NNT phải nộp hồ sơ khai thuế (Mẫu số 01/QTr-KK) để xác định số lượngHSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của NNT Cụ thể:

a Đối với NNT được cấp MST/MSDN mới:

Bộ phận KK-KTT căn cứ thông tin về NNT được cấp MST/MSDNmới trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện các công việc sau:

- Rà soát các thông tin liên quan đến nghĩa vụ khai thuế của NNT,bao gồm: sắc thuế, phương pháp tính thuế, mẫu HSKT, kỳ tínhthuế và ngày bắt đầu phải nộp HSKT của từng NNT để cập nhậtdanh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

- Trường hợp chưa đủ thông tin để xác định chính xác các HSKTphải nộp của NNT; liên hệ với NNT qua điện thoại; nếu khôngliên hệ được với NNT qua điện thoại, lập thông báo về việc giảitrình, bổ sung thông tin, tài liệu gửi NNT; sau khi nhận được giảitrình, bổ sung thông tin của NNT, bộ phận KK-KTT xác định cácHSKT phải nộp của NNT để cập nhật danh sách theo dõi NNTphải nộp hồ sơ khai thuế Cần lưu ý rà soát một số thông tin vềphương pháp nộp thuế GTGT và kỳ kê khai của NNT Cụ thểnhư sau:

- Về phương pháp tính thuế GTGT:

+ Trường hợp NNT mới thành lập thuộc diện đăng ký tự

nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bộ phận đăng ký

thuế căn cứ thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuếGTGT, thực hiện cập nhật phương pháp tính thuế GTGT theođăng ký của NNT, đồng thời thông báo cho bộ phận KK-KTTcập nhật thông tin vào danh sách theo dõi NNT phải nộp HSKT

Trang 16

+ Trường hợp NNT gửi thông báo về việc áp dụng phương pháptính thuế GTGT, bộ phận KK-KTT rà soát các quy định hiệnhành, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thôngbáo của NNT phải gửi thông báo về việc chấp thuận hay khôngchấp thuận phương pháp tính thuế theo đề nghị của NNT Bộphận KK-KTT thông báo cho bộ phận đăng ký thuế biết để cậpnhật thông tin đăng ký thuế của NNT, đồng thời cập nhật thôngtin vào danh sách theo dõi NNT phải nộp HSKT.

- Về kỳ kê khai thuế GTGT: NNT mới thành lập thuộc đối tượngkhai thuế GTGT theo quý Trường hợp NNT muốn chuyển sangkhai thuế GTGT theo tháng thì gửi thông báo chuyển đổi kỳ khaithuế GTGT từ quý sang tháng cho cơ quan thuế Bộ phận KK-KTT thực hiện cập nhật thay đổi về kỳ kê khai của NNT vàodanh sách theo dõi NNT phải nộp HSKT

b Đối với NNT thay đổi thông tin đăng ký thuế nhưng không làm thayđổi MST/MSDN và không thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Bộ phận KK-KTT căn cứ thông tin đăng ký thuế thay đổi, bổ

sung của NNT, xác định sắc thuế, mẫu HSKT mới phát sinh mà NNT phải nộp cho cơ quan thuế hoặc không còn phát sinh do thay đổi tìnhtrạng hoạt động, thay đổi nghĩa vụ thuế và thực hiện các công việc sau:

- Cập nhật bổ sung sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tính thuế và ngày bắtđầu phải nộp HSKT đối với các HSKT mới phát sinh của NNTvào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

- Cập nhật ngày kết thúc phải nộp HSKT đối với HSKT khôngcòn phải nộp cho cơ quan thuế vào danh sách theo dõi NNT phảinộp HSKT

Trang 17

Trường hợp qua theo dõi kê khai thuế của NNT, nếu phát hiện NNTkhông thực hiện khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo quyđịnh; bộ phận KK-KTT thông báo cho bộ phận đăng ký thuế thực hiện xử

lý theo quy trình quản lý đăng ký thuế của tổng cục thuế

c Đối với NNT chuyển địa điểm và thay đổi cơ quan thuế quản lý trựctiếp

Đối với cơ quan thuế nơi NNT chuyển đi: bộ phận KK-KTT căn cứthông tin về NNT chuyển địa điểm và chuyển cơ quan thuế quản lý trựctiếp để thực hiện các công việc sau:

- Xác định tình hình nộp HSKT của NNT đến thời điểm chuyển đi,nếu NNT chưa nộp đủ HSKT hoặc đang trong quá trình xử lý các

vi phạm liên uan đến việc nộp HSKT thì lập thông báo về tìnhtrạng kê khai thuế của NNT chuyển CQT quản lý, gửi NNT và

cơ quan thuế nơi NNT chuyển đến để tiếp tục theo dõi, quản lý

- Căn cứ ngày chuyển đi của NNT, cập nhật ngày kết thúc phảinộp HSKT đối với toàn bộ HSKT của NNT vào danh

sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

Đối với cơ quan thuế nơi NNT chuyển đến: bộ phận KK-KTT căn

cứ thông tin của NNT chuyển đến cập nhật sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tínhthuế, ngày bắt đầu phải nộp HSKT vào danh sách theo dõi NNT phỏa nộpHSKT; đồng thời căn cứ thông báo về tình trạng kê khai thuế của NNTchuyển cơ quan thuế quản lý do cơ quan thuế nơi NNT chuyển đi gửi đến(nếu có) hoặc tra cứu trên ứng dụng TMS ( đối với trường hợp cơ quanthuế chuyển đi và cơ quan thuế chuyển đến đã triển khai ứng dụng TMS)

để tiếp tục theo dõi, giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nộpHSKT của NNT

Trang 18

d Đối với NNT tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp và thay đổiMST/MSDN

Bộ phận KK-KTT căn cứ thông tin NNT tổ chức, sắp xếp lại doanhnghiệp và thay đổi MST/MSDN trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiệncác công việc sau:

- Đối với NNT được cấp MST/MSDN mới sau khi tổ chức, sắpxếp lại doanh nghiệp: cập nhật sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tínhthuế, ngày bắt đầu phải nộp HSKT vào danh sách theo dõi NNTphải nộp hồ sơ khai thuế

- Đối với NNT chấm dứt hiệu lực MST/MSDN: cập nhật ngày kếtthúc phải nộp HSKT đối với toàn bộ HSKT của NNT vào danhsách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

e Đối với NNT tạm ngừng kinh doanh có thời hạn.

Bộ phận KK-KTT căn cứ thông báo tạm ngừng kinh doanh củaNNT hoặc thông tin nhận được từ cơ quan đăng ký kinh doanh đối vớiNNT thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký

kinh doanh, cập nhật thời gian tạm ngừng kinh doanh vào danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đônđốc NNT nộp HSKT; hết thời gian tạm ngừng kinh doanh, bộ phận KK-KTT thực hiện khôi phục danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khaithuế để tiếp tục việc theo dõi, đôn đốc NNT nộp HSKT

f Đối với NNT giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

Bộ phận KK-KTT căn cứ thông báo, quyết định giải thể, phá sảndoanh nghiệp hoặc thông báo chấm dứ hoạt động kinh doanh của cá nhân,

hộ kinh doanh để thực hiện các công việc sau:

Trang 19

- Cập nhật ngày ngừng hoạt động vào danh sách theo dõi NNTphải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốcNNT nộp HSKT.

- Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hợp đồng sau khi bộ phậnđăng ký thuế đóng MST/MSDN trên hệ thống đăng ký thuế vàodanh sách theo sõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để kết thúcviệc theo sõi, đôn đốc NNT nộp HSKT

g Đối với NNT bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc không tìm thấy địa chỉ hoạtđộng nhưng chưa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST/MSDN

Bộ phận KK-KTT căn cứ thông tin về NNT bỏ địa chỉ kinh doanhhoặc không tìm thấy địa chỉ hoạt động nhưng chưa chấm dứt hiệu lựcMST/MSDN trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện các công việc sau:

- Cập nhật ngày bỏ địa chỉ kinh doanh vào danh sách theo dõiNNT phải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đônđốc NNT nộp HSKT

- Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động vào danh sách theo sõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế đối với NNT khi nhận được thông báo của các bộ phận liên quan xác định đã bỏđịa chỉ kinh doanh để kết thúc việc theo dõi, đôn đốc NNT nộpHSKT

- Khôi phục lại danh sách theo sõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuếtrong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báocủa bộ phận kiểm tra thuế về tình trạng NNT vẫn đàn hoạt độngsản xuất kinh doanh.Thời điểm tiếp tục theo dõi, đôn đốc NNTnộp HSKT được tính kể từ ngày khôi phục lại trạng thái hoạtđộng của NNT

1.3.2 Quản lý người nộp thuế thay đổi về kê khai thuế

Trang 20

a Đối với NNT thay đổi kỳ kê khai thuế theo từng lần phát sinh sangkhai thuế theo tháng

Bộ phận KK-KTT căn cứ văn bản đề nghị chuyển kỳ kê khai thuếtheo từng lần phát sinh sang khai thuế theo tháng của NNT theo quy địnhcủa Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để thựchiện các công việc sau:

- Xác định HSKT theo từng lần phát sinh đề nghị chuyển sang khaithuế theo tháng của NNT

- Cập nhật sắc thuế, mẫu HSKT, kỳ tính thuế, ngày bắt đầu phảinộp HSKT vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ kê khaithuế trước hạn nộp HSKT táng của NNT

b Đối với NNT thay đổi niên độ kế toán:

Bộ phận KK-KTT căn cứ thông báo thay đổi niên độ kế toán hoặcvăn bản chấp thuận về việc thay đổi niên độ kế toán của cơ quan có thẩmquyền (nếu có) do NNT gửi đến, thực hiện cập nhật thay đổi về niên độ kếtoán của NNT vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

c Đối với NNT chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

(c1) Trường hợp NNT gửi vản bản đề nghị chuyển đổi phương pháp tínhthuế giá trị gia tăng,

Bộ phận KK-KTT căn cứ văn bản đề nghị thay đổi phương pháp tínhthuế GTGT của NNT chuyển từ phương pháp trực tiếp trên GTGT,phương pháp trực tiếp trên doanh thu sang phương pháp khấu trừ hoặc từphương pháp trực tiếp trên doanh thu sang phương pháp trực tiếp trênGTGT, thực hiện các công việc sau:

Trang 21

- Lập phiếu đề nghị giải quyết chuyển Bộ phận Kiểm tra thuế trongthời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghịchuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của NNT, đề nghị kiểmtra NNT về các điều kiện được áp dụng phương pháp tính thuếGTGT tương ứng Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược Phiếu đề nghị giải quyết, Bộ phận Kiểm tra thuế trả kết quảkiểm tra cho Bộ phận KK-KTT.

- Căn cứ kết quả kiểm tra của Bộ phận Kiểm tra thuế, đối chiếu vớicác điều kiện được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT do NNT

đề nghị, Bộ phận KKKTT lập Thông báo chuyển đổi phương pháptính thuế giá trị gia tăng của NNT chấp nhận hoặc không chấp nhận,gửi NNT trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vănbản đề nghị chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT của NNT

- Cập nhật thay đổi vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khaithuế trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày Thông báo chuyểnđổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đối với NNTđược chấp nhận chuyển đổi phương pháp tính thuế GTGT

- Căn cứ Thông báo chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị giatăng, Bộ phận đăng ký thuế thực hiện thay đổi phương pháp tínhthuế GTGT của NNT trên hệ thống đăng ký thuế

(c2) Trường hợp cơ quan thuế quyết định thay đổi phương pháp tính thuếGTGT đối với NNT

Bộ phận KK-KTT căn cứ đề nghị của Bộ phận Kiểm tra thuế, nếu NNTkhông đủ điều kiện áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ hoặcphương pháp trực tiếp trên GTGT thì thực hiện các công việc sau:

- Báo cáo, đề xuất với Thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện ấn địnhthuế đối với NNT theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn

Trang 22

bản hướng dẫn thi hành; đề xuất chuyển NNT sang thực hiệnphương pháp tính thuế GTGT thích hợp, tùy theo điều kiện thựchiện chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ của NNT.

- Lập thông báo yêu cầu chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị giatăng gửi NNT

- Cập nhật thay đổi vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khaithuế trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày Thông báo yêu cầuchuyển đổi phương pháp tính thuế giá trị gia tăng có hiệu lực

- Căn cứ Thông báo yêu cầu chuyển đổi phương pháp tính thuế giá trịgia tăng, Bộ phận nhận đăng ký thuế thực hiện thay đổi phươngpháp tính thuế giá trị gia tăng của NNT trên hệ thống đăng ký thuế

1.3.3 Quản lý người nộp thuế khai thuế qua tổ chức kinh doanh dịch

vụ làm thủ tục về thuế.

a Đối với NNT khai thuế qua đại lý thuế

Bộ phận KK&KTT căn cứ Thông báo Hợp đồng dịch vụ làm thủ tục

về thuế do NNT, đại lý thuế gửi đến và thực hiện các công việc sau:

Kiểm tra tính hợp pháp của Hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế đã

ký kết giữa NNT và đại lý thuế (sau đây gọi là hợp đồng) gồm: phạm vicông việc thủ tục về thuế được ủy quyền, thời hạn ủy quyền

Kiểm tra tình trạng hoạt động hợp pháp của đại lý thuế theo danh sáchđại lý thuế do Tổng cục Thuế thông báo

Cập nhật các thông tin liên quan đến đại lý thuế và hợp đồng và Danhsách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để theo dõi, đôn đốc đại lýthuế nộp HSKT choNNT theo nội dung của hợp đồng

Trang 23

Trường hợp NNT thay đổi đại lý thuế, chấm dứt hợp đồng trước thờihạn hoặc hợp đồng hết hiệu lực: căn cứ Thông báo của NNT, cơ quan thuếcập nhật thông tin vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

để thay đổi đại ý thuế hoặc kết thức theo dõi, đôn đốc đại lý thuế nộpHSKT cho NNT

Trường hợp hợp đồng đã hết hiệu lực mà NNT vẫn tiếp tục thực hiệnkhai thuế do đại lý thuế, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhậnđược HSKT do đại lý thuế gửi đến, Bộ phận KK&KTT lập Thông báochấm dứt nộp hồ sơ khai thuế qua đại lý thuế (Mẫu số 11/QTr-KK), gửiđồng thời cho NNT, đại lý thuế và không chấp nhận HSKT của NNT khaiqua đại lý thuế

b Đối với đại lý thuế bị tạm đình chỉ ngành nghề kinh doanh dịch vụ làm

thủ tục về thuế.

Bộ phận KK&KTT căn cứ danh sách đại lý thuế đã bị tạm đình chỉhành nghề kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế thôngbáo để thực hiện các công việc sau:

Lập Thông báo chấm dứt nộp hồ sơ khai thuế qua đại lý thuế, gửiNNT và đại lý thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đượcdanh sách tạm đình chỉ nếu trên của Tổng cục thuế

Cập nhật thông tin vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khaithuế để kết thúc thoe dõi, đôn đốc việc nộp HSKT của NNT qua đại lýthuế

Trường hợp NNT vẫn tiếp tục thực hiện khai thuế qua đại lý thuế đã bịtạm đình chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, trong thờihạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được HSKT do đại lý thuế gửi đến,

Bộ phận KK&KTT lập Thông báo chấm dứt nộp hồ sơ khai thuế qua đại lý

Trang 24

thuế, gửi đồng thời cho NNT, đại lý thuế và không chấp nhận HSKT củaNNT khai qua đại lý thuế.

c Đối với đại lý thuế thay đổi thông tin đăng ký nhưng không làm thay đổiMST/MSDN:

Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin đăng ký thuế thay đổi, bổ sung củađại lý thuế, đối chiếu với thông tin đại lý thuế đã kê khai trên Hợp đồngdịch vụ làm thủ tục về thuế Nếu khớp đúng thì thực hiện cập nhật thay đổivào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế Trường hợp thôngtin đăng ký thuế không phù hợp với thông tin ghi trên Hợp đồng, đề nghịđại lý thuế bổ sung phụ lục hợp đồng đảm bảo thông tin trên hợp đồng vàthông tin đăng ký thuế là khớp đúng

Trường hợp qua theo dõi kê khai thuế của NNT qua đại lý thuế, nếuphát hiện đại lý thuế không thực hiện khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng

ký thuế theo quy định, Bộ phận đăng ký thuế thực hiện xử lý theo Quytrình quản lý đăng ký thuế của Tổng cục thuế

1.3.4 Xử lý hồ sơ khai thuế

1.3.4.1 Cung cấp thông tin hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế

Bộ phận Hỗ trợ NNT thực hiện cung cấp thông tin, mẫu biểu kê khaithuế và hướng dẫn NNT thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp HSKT theođúng quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các văn bản hướngdẫn thi hành Luật

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuếGTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, Bộ phận KK-KTT lậpThông báo cung cấp thông tin thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời hạn 5ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh/Giấy

Trang 25

chứng nhận đăng ký thuế hoặc thay đổi về tỷ lệ tính thuế có hiệu lực ápdụng.

1.3.4.2 Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

Nội dung này có 2 bước công việc cụ thể là: Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

và phân loại hồ sơ khai thuế tại bộ phận một cửa hoặc bộ phận hành chínhvăn thư

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế Bộ phận “một cửa” tiếpnhận HSKT của NNT nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và thực hiện:

Kiểm tra tính đầy đủ, đúng thủ tục của HSKT theo quy định của LuậtQuản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật: Trường hợp HSKTchưa đầy đủ, đúng thủ tục quy định: trả lại HSKT và hướng dẫn, cung cấpmẫu biểu cho NNT để bổ sung, điều chỉnh HSKT Trường hợp HSKT đầy

đủ, đúng thủ tục quy định: thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” (đóngdấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế, số lượng hồ sơnhận)

Đối với HSKT có mã vạch: quét mã vạch trên HSKT đê ứng dụng tựđộng ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế (Mẫu số 02/QTr-KK) và chuyển dữ liệutrên HSKT vào ứng dụng quản lý thuế của ngành

Đối với HSKT không có mã vạch: thực hiện ghi Sổ nhận hồ sơ khaithuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành thuế

Hồ sơ khai thuế nộp qua bưu chính Tùy theo sự bố trí của cơ quanthuế, Bộ phận Hành chính văn thư tiếp nhận HSKT của NNT nộp quađường bưu chính và thực hiện như sau:

Trang 26

Thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” theo quy định (đóng dấutiếp nhân hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế).

Đối với HSKT có mã vạch chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bộ phận hành chính văn thư có thiết bị quét mã vạchthì thực hiện quét mã vạch theo hướng dẫn tại tiết a điểm này đối vóiHSKT có mã vạch

Trường hợp 2: Bộ phận hành chính văn thư không có thiết bị quét mãvạch thì thực hiện ghi Sổ nhận hồ sơ khai thuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ

sơ của ngành Thuế

Đối với HSKT không có mã vạch: thực hiện ghi Sổ nhận hồ sơ khaithuế bằng ứng dụng nhận, trả hồ sơ của ngành Thuế

Thời gian thực hiện các công việc trên tại Bộ phận “một cửa” và Bộphận hành chính văn thư là ngay khi nhận được HSKT của NNT hoặcchậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo

Tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử Việc tiếp nhận HSKT điện tửđược thực hiện theo Quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tửban hành theo Quyết định số 1390/QĐ-TCT ngày 13/10/2011 của Tổng cụctrưởng Tổng cục Thuế

Tiếp nhận hồ sơ khai thuế liên quan đến đất Các HSKT liên quanđến đất thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông, khi Văn phòng đăng kýquyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường chuyển HSKT liênquan đến đất của NNT cho cơ quan thuế bằng cách nộp trực tiếp tại Bộphận “một cửa” hoặc chuyển qua đường văn thư thì Bộ phận “một cửa”hoặc Bộ phận hành chính văn thư tiếp nhận HSKT theo trình tự các bướcnếu tại tiết a và b điểm này

Trang 27

Bước 2: Phân loại và chuyển hồ sơ khai thuế tại Bộ phận “một cửa”,

Bộ phận hành chính văn thư

Phân loại HSKT theo một trong các tiêu thức sau: tên vàMST/MSDN của NNT, sắc thuế, loại HSKT; trạng thái của HSKT (chínhthức, bổ sung), HSKT có mã vạch và không có mã vạch (tùy vào điều kiệnthực tế và như cầu của từng đơn vị để lựa chọn các tiêu thức phân loạithống nhất đảm bảo thuận tiện cho việc lưu trữ và tra cứu HSKT)

Đóng tệp HSKT đã phân loại theo Bảng kê tệp hồ sơ khai thuế (Mẫu

số 03/QTr-KK); đối với HSKT có mã vạch: tách riêng tệp HSKT đã nhậnđược bằng thiết bị quét mã vạch và HSKT không nhận được bằng thiết bịquét mã vạch hoặc nhận được nhưng không đầy đủ, chính xác (có nguyênnhân cự thể kèm theo) Số lượng HSKT trong mỗi tệp tùy theo cách phânloại để đóng tệp nhưng không quá 50 bộ đảm bảo cho việc lưu trữ và tìmkiếm thuận tiện

Chuyển HSKT và các tài liệu kèm theo HSKT cùng các nguyênnhân không đọc được dữ liệu trên HSKT bằng thiết bị quét mã vạch hoặc

dữ liệu đọc được nhưng không đầy đủ, chính xác cho Bộ phận KK&KTT;riêng các HSKT liên quan đến dất chuyển cho Bộ phận quản lý các khoảnthu từ đất

Thời gian thực hiện các công việc trên là ngay trong ngày làm việchoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo kể từ khi tiếp nhậnHSKT của NNT tại cơ quan thuế

1.3.4.3 Xử lý hồ sơ khai thuế liên quan đến đất tại Bộ phận quản lý các khoản thu từ đất

Trang 28

Kiểm tra HSKT liên quan đến đất của NNT, căn cứ các thông tintrên HSKT thực hiện xác định số tiền phải nộp NSNN của NNT theo quyđịnh.

Lập Thông báo tương ứng với nghĩa vụ nộp NSNN của NNT gửicho Văn phong đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môitrường để thông báo cho NNT, đồng thời chuyển Thông báo kèm theoHSKT của NNT cho Bộ phận KK&KTT để thực hiện nhập dữ liệu trên tờkhai, thống báo và hạch toán số tiền phải nộp NSNN của NNT vào ứngdụng quản lý thuế của ngành

1.3.4.4 Kiểm tra, xử lý hồ sơ khai thuế tại Bộ phận KK-KTT

(1) Tiếp nhận và xử lý.

Bộ phận KK-KTT nhận HSKT của NNT từ Bộ phận “một cửa”, Bộphận hành chính văn thư, Bộ phận quản lý các khoản thu từ đất chuyển đến

và thực hiện các công việc cụ thể sau:

- Đối chiếu số lượng HSKT nhận được với Sổ nhân hồ sơ khai thuếđược in từ ứng dụng quản lý nhận, trả hồ sơ của cơ quan thuế

- Phân loại các nguyên nhân HSKT có mã vạch không đọc đượchoặc đọc được nhưng không đầy đủ, không chính xác từ Bộ phận

“một cửa”, Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến để xử lý đồngthời chuyển thông tin cho Bộ phận tin học khắc phục theo chứcnăng, nhiệm vụ

- Quét dữ liệu của HSKT chưa nhận được bằng thiết bị quét mãvạch hoặc nhận được nhưng không đầy đủ, chính xác ngay sau khi

Bộ phận tin học đã khắc phục được

- Nhập dữ liệu của HSKT không có mã vạch, HSKT có mã vạchnhưng không nhận được bằng thiết bị quét mã vạch hoặc nhận

Trang 29

được nhưng không đầy đủ, chính xác nhưng Bộ phận tin họckhông khắc phục được vào ứng dụng quản lý thuế của ngành Thời hạn nhập HSKT vài ứng dụng quản lý thuế của Ngành (kể từngày nhận bàn giao từ các bộ phận liên quan) như sau:

+ 05 ngày làm việc đối với các HSKT theo tháng, quý và theotừng lần phát sinh

+ 10 ngày làm việc đối với các HSKT theo năm

+ 30 ngày làm việc đối với hồ sơ khai quyết toán thuế

Đối với HSKT điện tử: Thực hiện kiểm tra, xử lý theo Quy trìnhquản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử

(2) Kiểm tra lỗi trên hồ sơ khai thuế

Xác định sai thông tin định danh của NNT hoặc đại lý thuế Bộphận KK-KTT thực hiện đối chiếu thông tin định danh của NNT hoặc đại

lý thuế đã khai trên HSKT với các thông tin định danh của NNT hoặc đại

lý thuế có trong hệ thống đăng ký thuế Nếu phát hiện có sai lệch về thôngtin định danh thì thực hiện các công việc được quy định tại các phần việctương ứng trong quy trình

Xác định hồ sơ khai thuế có lỗi số học Hệ thống máy tính thựchiện kiểm tra tự động số liệu của các chỉ tiêu kê khai trên HSKT của NNT

Trang 30

+ Theo dõi việc điều chỉnh, giải trình HSKT của NNT, đại lý thuếtheo thông báo của cơ quan thuế.

(3) Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT

Trách nhiệm của các bộ phận liên quan:

Bộ phận Thanh tra, Kiểm tra thuế khi công bố Quyết định vềthanh tra (kiểm tra) thuế tại trụ sở của NNT phải gửi cho Bộ phận KK-KTT bản sao Biên bản công bố Quyết định thanh tra (kiểm tra) ngay trongngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo ngàycông bố để Bộ phận KK-KTT theo dõi, tổng hợp làm căn cứ xác địnhNNT không thuộc đối tượng đưuọc kê khai điều chỉnh, bổ sung

Bộ phận hành chính văn thư khi nhận được quyết định thanh tra,kiểm tra về thuế tại trụ sở NNT của các cơ quan có thẩm quyền khác phảinhập vào ứng dụng quản lý nhận, trả hồ sơ của ngành Thuế để các bộphận liên quan có cơ sở đối chiếu, đồng thời sao gửi một bản cho Bộ phậnKK-KTT để theo dõi, tổng hợp

Xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của NNT:

Đối với hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sung mà cơ quan thuế, cơ quan

có thẩm quyền đã công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế chia thànhcác trường hợp sau:

+ Trường hợp NNT khai điều chỉnh, bổ sung HSKT nhưngkhông liên quan đến thời kỳ, phạm vi thanh tra, kiểm tra hoặc cóliên quan đến thời kỳ thanh tra, kiểm tra nhưng không thuộcphạm vi thanh tra, kiểm tra thì xử lý như đối với hồ sơ khai điềuchỉnh, bổ sung mà cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền chưacông bố Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế

Trang 31

+ Trường hợp NNT khai điều chỉnh, bổ sung HSKT có liên quanđến thời kỳ, phạm vi thanh tra, kiểm tra (trừ trường hợp hồ sơkhai điều chỉnh, bổ sung dẫn đến làm tăng số thuế phải nộp; giảm

số thuế đã được hoàn, được khấu trừ hoặc nộp thừa) thì lậpThông báo không chấp nhận hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sungcủa NNT, gửi NNT hoặc đại lý thuế trong thời hạn 3 ngày làmviệc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ khai điều chỉnh, bổsung của NNT Trường hợp các hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sungnày đã được Bộ phận “một cửa” hoặc Bộ phận hành chính vănthư quét vào ứng dụng quản lý thuế, thì ngay sau khi lập Thôngbáo không chấp nhận hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung củaNNT, Bộ phận KK-KTT thực hiện hủy dữ liệu của tờ khai đãđược nhận vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế

Đối với hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sung mà cơ quan thuế, cơ quan

có thẩm quyền chưa công bố Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế chiathành các trường hợp sau:

+ Trường hợp NNT khai điều chỉnh, bổ sung làm tăng số thuếphải nộp: hạch toán số tiền phạt nộp chậm do NNT tự tính vàkhai trên hồ sơ khai điều chỉnh, bổ sung của NNT vào Sổ theodõi thu nộp thuế

+ Trường hợp NNT không thực hiện tính phạt nộp chậm hoặctính chưa đầy đủ, chính xác tiền phạt nộp chậm trên sổ thuế phảinộp tăng thêm do khai điều chỉnh, bổ sung thì lập và gửi Thôngbáo điều chỉnh số tiền phạt nộp chậm của NNT yều cầu NNT nộp

số tiền phạt nộp chậm chênh lệch còn thiếu trong thời hạn 10ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ khai điều

Trang 32

chỉnh, bổ sung của NNT và hạch toán số tiền phạt nộp chênh lệchcòn thiếu vào Sổ theo dõi thu nộp thuế.

(4) Điều chỉnh hồ sơ khai thuế của NNT do cơ quan thuế nhầm lẫn, saisót

Trường hợp chưa khóa sổ thuế: điều chỉnh lại thông tin trên ứngdụng quản lý thuế của ngành Thuế đảm bảo thông tin khớp đúng vớiHSKT của NNT

Trường hợp đã khóa sổ thuế cần thực hiện các công việc sau:

+ Lập Phiếu điều chỉnh nội bộ, ghi rõ lý do điều chỉnh do sai sótcảu cán bộ thuế, phụ trách Bộ phận KK-KTT ký duyệt và chịutrách nhiệm về số liệu điều chỉnh

+ Thực hiện điều chỉnh lại thông tin trên ứng dụng quản lý thuếcủa ngành Thuế đảm bảo thông tin khớp đúng với HSKT củaNNT, đồng thời hạch toán số thuế chênh lệch do diều chỉnh vào

Sổ theo dõi thu nộp thuế của kỳ phát hiện sai sót

Trường hợp cơ quan thuế đã tính phạt nộp chậm trên số tiền thuế

nợ có sai sót do việc nhập dữ liệu của cán bộ thuế, Bộ phận KK-KTT phốihợp với Bộ phận QLN để điều chỉnh số tiền phạt nộp chậm của NNT, lậpThông báo điều chỉnh số tiền phạt nộp chậm của NNT và gửi NNT hoặcđại lý thuế Bộ phận KK-KTT hạch toán điều chỉnh lại số tiền phạt nộpchậm đã tính sai đó vào Sổ theo dõi thu nộp thuế của kỳ phát hiện sai sót

1.3.4.5 Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.

(1) Tiếp nhận đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT.

Trang 33

Bộ phận “một cửa”, Bộ phận Hành chính văn thư thực hiện cáccông việc tiếp nhận đề nghị gia hạn nộp HSKT của NNT theo đúng trình

tự được quy định tại Quy chế hướng dẫn

(2) Xử lý gia hạn nộp hồ sơ khai thuế của NNT

Kiểm tra nội dung hồ sơ, lý do đề nghị gia hạn, các tài liệu, căn cứxác nhận về điều kiện gia hạn, xác định số ngày được gia hạn nộp HSKTtrong trường hợp cụ thể của NNT; đối chiếu với các quy định về gia hạnnộp HSKT tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luậtquản lý thuế

Trường hợp cần làm rõ thông tin trên hồ sơ đề nghị gia hạn nộpHSKT của NTT, liên hệ với NNT qua điện thoại trong thời hạn 3 ngàylàm việc Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn của NNT chưa rõ ràng, chưađầy đủ cần bổ sung thông tin, tài liệu, thì lập Thông báo về việc giải trình,

bổ sung thông tin, tài liệu

Lập Thông báo gia hạn nộp HSKT chấp nhận hoặc không chấpnhận đề nghị gia hạn của NNT, trường hợp không chấp nhận thì phải ghi

rõ lý do, gửi NNT trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày CQT nhậnđược hồ sơ đề nghị gia hạn của NNT đầy đủ, đúng quy định và hợp pháp Cập nhật thời gian được gia hạn đối với HSKT của NNT tại Danhsách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

(3) Theo dõi việc nộp hồ sơ khai thuế sau khi gia hạn của NNT

Bộ phận KK-KTT theo dõi, đôn đốc NNT nộp HSKT theo hạnnộp đã được gia hạn; thực hiện các biện pháp xử phạt vi phạm hànhchính thuế nếu NNT không chấp hành tốt

1.3.4.6 Lưu hồ sơ khai thuế của NNT

Trang 34

Lưu hồ sơ khai thuế bằng giấy.

Hàng tháng, Bộ phận KK-KTT thực hiện lưu trữ các HSKT vàtài liệu sau khi đã xử lý theo Bảng kê tệp HSKT do các bộ phận liênquan chuyển đến

Lưu hồ sơ khai thuế điện tử: việc lưu trữ HSKT điện tử đượcthực hiện theo Quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử

Lưu tại cơ sở dữ liệu của ngành Thuế: bộ phận tin học có tráchnhiệm đảm bảo an toàn, đầy đủ và bảo mật các thông tin trên thệ thống

cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành Thuế theo quy định lưu trữ hiệnhành

1.3.5 Xử lý vi phạm về nộp hồ sơ khai thuế

1.3.5.1 Đôn đốc NNT hoặc đại lý thuế nộp hồ sơ khai thuế

Thư nhắc nộp hồ sơ khai thuế

Áp dụng trong các trường hợp sau: NNT mới thành lập hoặc mớiphát sinh loại HSKT phải nộp; NNT đã nộp HSKT quá thời hạn quyđịnh của các kỳ kê khai trước đó

Thông báo đôn đốc NNT hoặc đại lý thuế chưa nộp hồ sơ khaithuế

Rà soát đối chiếu danh sách NNT hoặc đại lý thuế phải nộp từngloại HSKT với các HSKT đã nộp để lập Danh sách NNT chưa nộpHSKT Đồng thời, lập Thông báo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế, gửi NNThoặc đại lý thuế trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thờihạn nộp HSKT hoặc kết thúc thời hạn gia hạn nộp HSKT Có thể xảy racác trường hợp sau:

Trang 35

Trường hợp thông báo bị bưu điện trả lại (do không tìm thấy địachỉ của NNT, đại lý thuế hoặc không có người nhận), liên hệ với NNThoặc đại lý thuế qua điện thoại để xác nhận lại đại chỉ của NNT hoặcđại lý thuế, thực hiện gửi lại thông báo Nếu NNT hoặc đại lý thuế thayđổi địa chỉ, Bộ phận đăng ký thuế thực hiện đôn đốc NNT hoặc đại lýthuế khai thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo Quy trình quản

lý đăng ký thuế

Trường hợp không liên lạc được với NNT hoặc đại lý thuế quađiện thoại, trong thời hạn 2 ngày làm việc, lập Phiếu đề nghị giải quyếtchuyển Bộ phận Kiểm tra thuế để thực hiện kiểm tra đại bàn, xác minh

sự tồn tại của NNT hoặc đại lý thuế tại địa chỉ đăng ký với CQT để xácđịnh rõ lý do; theo dõi, đôn đốc kết quả trả lời của Bộ phận Kiểm trathuế để tiếp tục xử lý

1.3.5.2 Ấn định số thuế phải nộp đối với NNT không nộp hồ sơ khai thuế.

a Thực hiện ấn định thuế

Bộ phận KK-KTT căn cứ Danh sách NNT không nộp HSKTtrong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp HSKT hoặc kếtthúc thời hạn gia hạn nộp HSKT để thực hiện ấn định thuế theo quyđịnh của Luật Quản lý thuế, các Luật Thuế và các văn bản hướng dẫnthi hành, lập Quyết định về việc ấn định số thuế phải nộp và trình Thủtrưởng cơ quan ký ban hành gửi NNT

Cập nhật Quyết định về việc ấn định số thuế phải nộp vào ứngdụng quản lý thuế của ngành và hạch toán số thuế ấn định phải nộp và

Sổ theo dõi thu nộp thuế ngay khi Quyết định được ký ban hành

Trang 36

Qua thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp HSKThoặc kết thúc thời hạn gia hạn nộp HSKT, Bộ phận KK-KTT lập Danhsách NNT không nộp hồ sơ khai thuế để thực hiện xứ lý theo quy định.

b Xử lý đối với các hồ sơ khai thuế NNT nộp sau khi ban hành Quyếtđịnh ấn định số thuế phải nộp

Trường hợp sau khi cơ quan thuế đã ban hành Quyết định ấnđịnh số thuế phải nộp, sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộpHSKT hoặc kết thúc thời hạn gia hạn nộp HSKT, nếu NNT nộp HSKTthì thực hiện như sau:

- Bộ phận KK-KTT lập Phiếu đề nghị giải quyết, kèm theoHSKT của NNT và Quyết định ấn định thuế đối với NNT chuyển cho

Bộ phận Kiểm tra thuế

định ấn định thuế đối với NNT kèm theo Phiếu đề nghị giải quyết do

Bộ phận KK-KTT chuyển sang thực hiện kiểm tra HSKT:

Nếu chấp nhận HSKT của NNT: Ra Quyết định bãi bỏ Quyếtđịnh ấn định thuế và xử phạt đối với hành vi chậm nộp HSKT quá thờihạn 90 ngày theo quy định (trường hợp HSKT không phát sinh số thuếphải nộp), hoặc xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế (trườnghợp HSKT phát sinh số thuế phải nộp)

Nếu không chấp nhận HSKT của NNT: Lập Thông báo về việcyêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu gửi NNT hoặc chuyểnsang kiểm tra trụ sở NNT theo Quy trình kiểm tra thuế

Ghi kết quả xử lý vào Phiếu đề nghị giải quyết và chuyển cùngvới HSKT nộp sau ấn định của NNT trả lại Bộ phận KK-KTT trongthời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra theo quy định

Trang 37

- Bộ phận KK-KTT căn cứ kết quả xứ lý HSKT nộp sau 90ngày của NNT do Bộ phận Kiểm tra chuyển đến và thực hiện các côngviệc sau:

Nếu kết quả xử lý là chấp nhận HSKT của NNT: căn cứ vàoQuyết định bãi bỏ Quyết định ấn định thuế, Quyết định xử phạt viphạm đối với NNT của bộ phận Kiểm tra thuế và HSKT của NNT hạchtoán số thuế phải nộp trên HSKT và số tiền phạt của NNT thay thế cho

số thuế đã ấn định kể từ ngày Quyết định bãi bỏ Quyết định ấn địnhthuế có hiệu lực vào Sổ theo dõi thu nộp thuế (không điều chinh số tiểnphạt nộp chậm (nêu có) đối với số thuể ấn định đến ngày bãi bỏ Quyếtđịnh ấn định thuể)

Nếu kết quả xử lý là không chấp nhận HSKT của NNT: lưu kếtquả trả lời của Bộ phận Kiểm tra thuế để tiếp tục theo dõi, xử lý; đồngthời, giữ nguyên số tiền thuế ẩn định phải nộp theo Quyết định ấn định

số thuể phải nộp trên Sổ theo dõi thu nộp thuế

c Theo dõi thực hiện ấn định NNT không nộp hồ sơ khai thuế

Hàng tháng, Bộ phận KK-KTT lập Danh sách theo dõi kết quả

ấn định thuế đối với NNT không nộp hồ sơ khai thuế; phân công, đônđốc cán bộ thực hiện việc ấn định tiền thuể phải nộp theo đúng quyđịnh của Luật Quản lý thuể và các văn bản hướng dẫn thi hành Luât

1.3.5.3 Xứ lý vi phạm hành chính đối với NNT nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định

a Lập biên bản vi phạm hành chính thuế

Căn cứ ngày chậm nộp HSKT của NNT, các bộ phận nêu trênthực hiện các công việc cụ thế sau:

Trang 38

- Xác định mức độ vi phạm, nguyên nhân nộp chậm, tình tiếttăng nặng, giảm nhẹ đối với NNT có HSKT nộp quá thờihạn quy định.

- Lập Biên bản vi phạm hành chính về thuế, trừ trường hợpphạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cánhân hoặc 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩmquyền phải ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theothủ tục xử phạt không lập biên bản

- Yêu cầu NNT ký biên bản theo một trong các biện pháp sau:

- Căn cứ vào ngày chậm nộp HSKT theo biên bản đã được lậpvới NNT, Bộ phận "một cửa", Bộ phận KK-KTT thực hiệntheo yêu cầu đã quy định

- Theo dõi, đôn đốc NNT ký biên bản: trong thời hạn 5 ngàylàm việc kể từ ngày NNT nộp HSKT quá thời hạn quy định,nếu NNT không ký biên bản thì Bộ phận KK-KTT ra thôngbáo yêu cầu NNT ký biên bản; nếu NNT vẫn không ký biênbản thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày NNT nộpHSKT quá thời hạn quy định, Bộ phận KK-KTT phải ghi rõvào bản biên bản lưu tại cơ quan thuế các lý do và trình tự đãthực hiện trong quá trình lập biên bản để làm căn cứ xử phạttheo quy định

b Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế

Trường hợp NNT ký biên bản: Bộ phận KK-KTT lập Quyết định

xử phạt vi phạm hành chính về thuế trình Thủ trưởng cơ quan ký banhành, gửi NNT và các bộ phận có liên quan trong thời hạn 7 ngày kế

từ ngày biên bản vi phạm pháp luật thuế được lập giữa cơ quan thuế

và NNT

Ngày đăng: 01/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w