1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận ql nguồn nhân lực xu hướng tạo việc làm cho nguồn nhân lực tại tỉnh bắc ninh

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu Hướng Tạo Việc Làm Cho Nguồn Nhân Lực Tại Tỉnh Bắc Ninh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Thể loại tiểu luận
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 49,17 KB

Cấu trúc

  • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC (4)
    • 1.1. Nguồn nhân lực xã hội (4)
    • 1.2. Sử dụng nguồn nhân lực (5)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ (6)
    • 2.2. Dân số, chất lượng sức lao động (8)
    • 2.3. Thị trường lao động (9)
    • 2.4. Cơ chế, chính sách kinh tế-xã hội (9)
    • 3. Xu hướng tạo việc làm cho nguồn lao động hiện nay (10)
  • II. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGUỒN NHÂN LỰC Ở BẮC NINH HIỆN NAY (11)
    • 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Bắc Ninh (11)
    • 1.2. Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh (13)
    • 1.3. Thực trạng sử dụng, phát triển nguồn nhân lực (17)
    • 2.1. Công tác đào tạo nghề (19)
    • 2.2. Công tác giải quyết việc làm (20)
    • 2.3. Sử dụng nguồn lao động trên các lĩnh vực cụ thể (21)
    • 3. Đánh giá chung về xu hướng giải quyết việc làm (23)
      • 3.1. Thành tựu và hạn chế (23)
      • 3.2. Nguyên nhân của những hạn chế (26)
  • III. GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC HỢP LÝ CHO BẮC (27)
  • KẾT LUẬN (30)

Nội dung

Việc ưu tiên hàng đầu cho đầu tư phát triển và sử dụng cóhiệu quả nguồn lực con người là đầu tư có hiệu quả nhất để tăng trưởng và pháttriển kinh tế, chống nguy cơ tụt hậu và chủ động th

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

Nguồn nhân lực xã hội

Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực, trí lực và gồm cả tinh thần Nguồn nhân lực xã hội là nguồn lực con người có quan hệ chặt chẽ với dân số, là bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, thậm chí con người được coi là một nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển - vốn nhân lực. Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực xã hội được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực xã hội có thể khác nhau, do đó, quy mô nguồn nhân lực xã hội cũng khác nhau Nguồn nhân lực xã hội là khái niệm phát triển mới theo nghĩa nhấn mạnh, đề cao hơn yếu tố chất lượng Không tách rời máy móc giữa số lượng và chất lượng, song rõ ràng để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên kinh tế tri thức, yếu tố chất lượng ngày càng quan trọng Trước hết là chất lượng của từng cá nhân người lao động và lực lượng lao động, cơ cấu lao động phải phù hợp, chất lượng tương tác, phối hợp, tổ chức người lao động đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện cho chính quá trình phát triển đó

Có thể hiểu nguồn nhân lực xã hội là tổng thể tiềm năng lao động có khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai Sức mạnh và khả năng của nguồn nhân lực xã hội được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội Số lượng nguồn nhân lực xã hội được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển của nó Chất lượng nguồn nhân lực xã hội được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức, tay nghề, tác phong nghề nghiệp; cơ cấu nguồn nhân lực xã hội về độ tuổi, giới tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố theo lãnh thổ, khu vực.

Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Với cách hiệu này Nguồn nhân lực tương đương với Nguồn lao động Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cả nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên(ở nước ta là tròn 15 tuổi).

Sử dụng nguồn nhân lực

Theo nghĩa rộng, sử dụng nguồn nhân lực xã hội là quá trình thu hút và phát huy lực lượng lao động vào hoạt động lao động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân và của xã hội Thước đo chung nhất, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn nhân lực xã hội là tỷ lệ người có việc làm và ngược lại là tỷ lệ người thất nghiệp trong nguồn nhân lực so với lực lượng lao động xã hội Do vậy, nói đến trấn đề sử dụng nguồn nhân lực xã hội là đề cập đến tình trạng có việc làm và thất nghiệp trong xã hội.

Theo nghĩa hẹp, sử dụng nguồn nhân lực xã hội là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, công cụ) và đối tượng lao động (nguyên liệu, vật liệu, đất đai) nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có ích được xác định trước Với nghĩa này, việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội được biểu thị bởi các chỉ tiêu chủ yếu như mức độ sử dụng thời gian lao động trong quá trình làm việc (định tính và định lượng) và mức tăng năng suất lao động cá nhân (năng suất lao động mà mỗi cá nhân có thể và thực tế tạo ra) Tức là, đề cập đến việc sử dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của các đơn vị sử dụng lao động (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức) tại những nơi làm việc cụ thể.

2.Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm của nguồn nhân lực

Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ

2.1.1.Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một địa phương được hình thành một cách tự nhiên, ngoài ý muốn chủ quan của con người Vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu điều hoà sẽ tạo điều kiện để tạo nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động xã hội Ngược lại, khi vị trí địa lý không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt sẽ gây ra những hạn chế nhất định cho sự phát triển, ảnh hưởng xấu đến vấn đề tạo việc làm Đất đai càng rộng, càng màu mỡ, tài nguyên càng phong phú, đa dạng,vấn đề tạo việc làm càng thuận lợi.Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất, có vai trò đặc biệt không chỉ đối với nông nghiệp mà còn đối với công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày bị mất dần, nhất là ở những vùng nông thôn ven đô thị lớn, thị xã, thị trấn, hai bên trục đường giao thông… Cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh, lao động nông thôn đang có xu hướng tăng lên Tình hình trên dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác trên một lao động ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới và do đó thời gian sử dụng ngày công nông nghiệp rất thấp Do đó điều quan trọng là làm thế nào để các điều kiện sẵn có của mỗi vùng, mỗi quốc gia và địa phương đều trở thành các nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống con người và trở thành có ích cho cuộc sống

2.1.2 Vốn và công nghệ Để biến các điều kiện tự nhiên sẵn có của quốc gia thành tài sản có ích thì phải có vốn để mua công nghệ kỹ thuật hiện đại, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến Trong thực tế, có những nước rất nghèo tài nguyên như Nhật Bản nhưng có công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến, có phương pháp quản lý hiện đại đã tạo ra được nhiều việc làm và việc làm bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân Đặc biệt, yếu tố sức lao động liên quan đến thể lực, trí lực, kinh nghiệm quản lý và sản xuất, cơ chế, chính sách của mỗi quốc gia, của chính quyền địa phương và những quy định cụ thể của người sản xuất, kinh doanh là những nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay được coi là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001 -

2010 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua: "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất, nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trên phương pháp sản xuất công nghiệp Đồng thời, phát triển các ngành công nghệ cao Đó là những công nghệ dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ gia công chính xác trong chế tạo máy, tự động hóa, năng lượng mới.

Dân số, chất lượng sức lao động

Dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mức gia tăng dân số càng nhanh thì nguồn lao động trong tương lai tăng cũng càng nhanh, đồng thời nó sẽ tạo áp lực lớn đến giải quyết việc làm dưới nhiều chiều cạnh khác nhau Gia tăng dân số nhanh sẽ buộc xã hội phải chi tiêu nhiều hơn cho các mục đích tiêu dùng, ít đầu tư cho sản xuất, phát triển, nhất là cho phát triển nguồn nhân lực Quy mô nguồn lao động lớn, cơ hội việc làm ở nông thôn ít, dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn ra đô thị vì mục đích mưu sinh kiếm sống Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ từ ba phía: người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước Do đó, nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến tạo việc làm cho người lao động là sức lao động trên cả hai phương diện số lượng và chất lượng Nhân tố này gồm những đòi hỏi mà người lao động cần phải có để đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động

Thực tiễn ở Việt Nam, một nước đang phát triển thì vấn đề quan trọng nhất là chất lượng sức lao động Người lao động muốn tìm được việc làm, nhất là việc làm có thu nhập cao phù hợp với năng lực, trình độ, cần có các thông tin thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm và đặc biệt phải đầu tư cho sức lao động của mình, tức là đầu tư vào vốn con người cả về thể lực và trí lực Mỗi người lao động, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn tài trợ để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động của mình Đây cũng chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội việc làm có thu nhập và nâng cao vị thế của bản thân mỗi người lao động.

Thị trường lao động

Thị trường hàng hóa sức lao động là toàn bộ các quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực thuê mướn lao động Đối tượng tham gia thị trường lao động bao gồm những người cần thuê và đang sử dụng sức lao động của người khác và những người có nhu cầu đi làm thuê hoặc đang làm việc cho người khác bằng sức lao động của mình để được nhận một khoản tiền công Trong khi đang có xu hướng đẩy lao động ra ở một số lĩnh vực, đồng thời lại xuất hiện một số lĩnh vực và hình thức khác đang có khả năng thu hút thêm lao động như kinh tế hộ gia đình, khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp nhỏ, nhưng lại chưa có chính sách khuyến khích thỏa đáng Đặc biệt là thiếu một đội ngũ lao động trình độ cao để làm việc trong một số lĩnh vực áp dụng công nghệ mới hoặc trong các khu chế xuất, các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…

Cơ chế, chính sách kinh tế-xã hội

Cơ chế, chính sách của quốc gia, của địa phương, các quy định của đơn vị sử dụng lao động là nhóm nhân tố rất quan trọng tạo việc làm cho người lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau Chính sách và cơ chế của Nhà nước cũng trực tiếp hoặc gián tiếp khuyến khích các người sử dụng lao động thu hút lao động đặc thù hay sa thải họ Có thể nói rằng nhóm nhân tố này rất đa dạng, như các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô của Nhà nước chung hoặc theo ngành, theo lĩnh vực, theo vùng… và có ảnh hưởng lớn đến tạo việc làm cho người lao động Cơ chế, chính sách của quốc gia, của địa phương và việc áp dụng cơ chế, chính sách vào thực tiễn có tác động mạnh mẽ đến “cầu” lao động của các đơn vị sử dụng lao động, của thị trường lao động Đến lượt nó trực tiếp tác động đến thái độ, hành vi, cách ứng xử của người sử dụng lao động trong việc thu hút lao động. Đảng và Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới và bằng hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các hình thức kinh tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề,tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọi công dân đều được tự do hành nghề,thuê mướn nhân công theo pháp luật Phát triển dịch vụ việc làm Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”

Xu hướng tạo việc làm cho nguồn lao động hiện nay

Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỉ luật, có năng lực sáng tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo Quy hoạch đề ra mục tiêu, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 Quy hoạch tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu như: ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử, công nghệ thông tin; ngành dệt may-da giày; ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí.

Năm 2020, 2021 đại dịch COVID-19 đã gây nên những gián đoạn chưa từng có trên toàn thế giới với những tác động khủng khiếp đối với sức khỏe cộng đồng, việc làm và sinh kế Các chính phủ, các tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động đã triển khai những biện pháp tức thì, ở phạm vi và mức độ phổ cập khác nhau, nhằm ứng phó khủng hoảng, duy trì việc làm và bảo vệ thu nhập Mặc dù những biện pháp như vậy là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng, tất cả các quốc gia đều phải gánh chịu mức sụt giảm việc làm và thu nhập quốc dân nghiêm trọng, làm gia tăng bất bình đẳng hiện hữu.

THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGUỒN NHÂN LỰC Ở BẮC NINH HIỆN NAY

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh mới tái lập năm 1997 từ tỉnh Hà Bắc cũ Nằm trong châu thổ sông Hồng, Bắc Ninh tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc, tỉnh HảiDương ở phía Đông, thành phố Hà Nội ở phía Nam và Tây Bắc Ninh nằm sát ven dải hành lang đường 18 và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Khu vực có tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh Trung tâm của tỉnh là thị xã Bắc Ninh, cách Hà Nội 40 km 2 Tỉnh có 1 thị xã, 7 huyện, 5 phường, 6 thị trấn và 112 xã.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 803,87 km2 bằng 0,24% diện tích cả nước. Đất nông - lâm nghiệp chiếm 65,4% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng chiếm 11,1% Khí hậu nhiệt đới gió mùa với các thông số trung bình về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm đều cao, thích hợp cho sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Bắc Ninh cũng nằm trên các tuyến trục giao thông quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế văn hóa và thương mại của phía Bắc Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng: đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ liệu không nhiều.

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8% Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 38% với khoảng 520.000 người sống tại các đô thị và 62% với khoảng 740.000 người sống tại các xã ngoài đô thị Công nghiệp và công nghệ thông tin là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng (CĐ 1994).Động lực cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao như Samsung, Canon, Nokia.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí Dự kiến hết năm

2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%.

Chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh

1.2.1 Tình hình chung về nguồn nhân lực

Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối thấp so với cả nước (1,2% năm 2000) Tuy diện tích tương đối nhỏ nhưng mật độ dân số của tỉnh lại quá cao: 1.184 người /km 2 (gấp hơn 2 lần mật độ dân cư cả nước).

Về số lượng: do có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh luôn ở mức cao hơn bình quân chung từ 2 đến 2,5 lần, thu nhập bình quân đầu người gấp trên 3 lần mức bình quân cả nước Bắc Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư FDI góp phần tạo lực hút lớn đối với lao động nhập cư từ các địa phương khác nên nguồn nhân lực rất dồi dào Toàn tỉnh hiện có trên 1,15 triệu người với gần 738 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,9% dân số, dấu hiệu này cho thấy dân số Bắc Ninh đang trong giai đoạn “dân số vàng” Nguồn lao động của tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 2,5%/năm và tăng dần qua các năm Năm 2015, tổng nguồn lao động (bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động) có 822,1 nghìn người, chiếm tỉ lệ 71,2% dân số, trong đó lao động đang làm việc trên648,51 nghìn người, chiếm tỉ lệ 78,88% so với tổng nguồn lao động Bên cạnh đó,nguồn nhân lực có cơ cấu trẻ rất cao, số lao động trong độ tuổi từ 20 - 44 chiếm

66,5% trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi từ 20 - 24 chiếm trên 11,45%, nhóm tuổi từ 25 - 29 chiếm 14,5%, nhóm từ 30 - 34 tuổi chiếm 13,05%. Đây là lợi thế lớn cho tỉnh Bắc Ninh trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài hai yếu tố tăng tự nhiên của dân số và sự tham gia của những người ngoài tuổi lao động, nguồn lao động Bắc Ninh còn được bổ sung bằng một số nguồn có tính chất cơ học như: số bộ đội giải ngũ, số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, số người dôi dư do sắp xếp lại lao động trong các DNNN.

Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm của tỉnh còn rất hạn chế Số người không có việc làm và thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn năm 1998 là 21.600 người, năm 1999: 19.900 người, năm 2000: 17.000 người Vì vậy, mâu thuẫn cung - cầu về lao động khá lớn, gây sức ép ngày càng nặng nề trong giải quyết việc làm của tỉnh Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dân tự do, gây xáo trộn về xã hội, môi trường, tác động nhiều đến cơ cấu vùng của nguồn lao động Dân số Bắc Ninh chủ yếu là ở nông thôn, chiếm 90,6% so với tổng dân số của tỉnh Ninh khi chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa nền kinh tế tỉnh.

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 735,2 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng 2,6% so với năm ngoái Trong đó khu vực công nghiệp- xây dựng có 373,7 nghìn lao động, tăng 3%; khu vực dịch vụ có240,1 nghìn lao động, tăng 3,4%; lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản tiếp tục giảm (-3%)…Riêng 9 tháng năm 2020, toàn tỉnh Bắc Ninh giải quyết việc làm mới cho 21.350 lao động, đạt 76% kế hoạch năm và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 27.000 lao động được giải quyết việc làm Thông qua các chương trình giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực.Hiện nay, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới 51,9%; dịch vụ là 32,1%; nông, lâm nghiệp và thủy sản là 16%. Để đón bắt những cơ hội đầu tư ngày càng lớn từ bên ngoài, tỉnh đã quy hoạch và được đề nghị mở rộng 17 khu công nghiệp tập trung và đô thị có diện tích: 11000ha; 43 cụm công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề với

1310 ha Dự kiến sẽ có hàng nghìn tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào Bắc Ninh

Kết quả khảo sát tại 31/125 doanh nghiệp tại KCN Bắc Ninh cho thấy, các doanh nghiệp đang sử dụng 4.391 nhân lực, trong đó nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ đại học, cao đẳng chiếm 12,7%; có tay nghề (đã qua đào tạo trước khi tuyển dụng) chiếm 43,6%; còn lại 43,7% là chưa qua đào tạo Song, số nhân lực đã qua đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và đạt chuẩn "nhân lực có chất lượng" Hiện nay, các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn hoạt động tại các KCN Bắc Ninh có nhu cầu rất lớn về đội ngũ công nhân lành nghề, nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực cao cấp có chuyên môn kỹ thuật và trình độ ngoại ngữ tốt Tuy nhiên, nguồn nhân lực trên địa bàn Tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu, còn lại phải tuyển dụng từ các tỉnh ngoài về, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% so với nhu cầu Trước thực tế này, các doanh nghiệp đã phải chọn giải pháp ‘nhập khẩu" nhân lực có chất lượng cao từ nước ngoài với chi phí cao.

1.2.2 Về mặt thể lực và trí lực

Số người biết đọc, biết viết tăng dần Chất lượng nguồn lao động của BắcNinh nhìn chung còn thấp Trong toàn tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt34,5%, trong đó có 23,5% được đào tạo nghề Con số trên còn một khoảng cách khá xa so với nhu cầu lao động hiện nay Công tác đào tạo nghề mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, chưa có đào tạo chuyên sâu, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ngày càng giảm xuống tương xứng Xu hướng trình độ học vấn của người lao động ngày càng cao cho thấy khả năng học nghề, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động ở Bắc Ninh vào loại khá Đây là một tiền đề quan trọng của sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Tuy nhiên, tỷ lệ người tốt nghiệp cấp II và cấp III trong lực lượng lao động của tỉnh còn thấp chỉ khoảng 60%.

Chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn nhiều bất cập Lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc Chưa được đào tạo đủ trình độ quy định, năng lực thích ứng với việc làm trong nền kinh tế chuyển đổi còn yếu.

Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao thấp, cơ cấu bậc đào tạo mất cân đối với nhu cầu sử dụng.

Xét trong tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật năm của tỉnh, cơ cấu như sau: sơ cấp chiếm 1,06%, công nhân kỹ thuật không bằng: 2,99%, công nhân kỹ thuật có bằng: 2,4%, trung học chuyên nghiệp: 2,71%, cao đẳng và đại học: 2,6%, trên đại học: 0,01% Như vậy, số lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ sơ cấp và không bằng cấp còn 4,05% trong tổng số lao động chuyên môn kỹ thuật Nguyên nhân khách quan là do 90,60% dân cư và 85,71% lực lượng lao động ở tỉnh đang làm việc trên địa bàn nông thôn, nơi mà công việc lao động sản xuất chưa đặt ra yêu cầu bức xúc về đào tạo nghề; chỉ có 8,05% người lao động ở nông thôn đã trải qua đào tạo nghề nghiệp, trong khi đó con số này ở thành thị là 33,70%.

Trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ công nhân kỹ thuật còn thấp,chỉ có dưới 5% so với toàn bộ lực lượng lao động của tỉnh Điều đáng lưu ý là trong đó hơn một nửa công nhân kỹ thuật tuy đã được đào tạo nhưng không có bằng Rõ ràng, đào tạo nghề đang là vấn đề bức xúc đối với lực lượng lao động không chỉ ở nông thôn mà ở cả thành thị.

Thực trạng sử dụng, phát triển nguồn nhân lực

Tổng số lao động đang làm việc toàn tỉnh năm 2015 l 648,510 nghìn người (năm 2010 là 593,1 nghìn người), lao động được phân bố trong 5 khu vực (chia theo ngành kinh tế) là: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 150,629 nghìn người (năm

2010 là 283,528 nghìn người); công nghiệp, xây dựng là 307,691 nghìn người (năm 2010 là 197,551 nghìn người); khu vực dịch vụ là 190,190 nghìn người (năm

2010 là 112,021 nghìn người) So với năm 2010, quy mô, cơ cấu lao động đang làm việc có sự biến đổi: Lao động trong các khu vực (theo ngành): Khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân mỗi năm giảm 11,88%; Khu vực-Công nghiệp, bình quân mỗi năm tăng 9,2%; và Khu vực Dịch vụ bình quân mỗi năm tăng 11,2% Tỷ trọng lao động của các khu vực trong tổng số lao động đang làm việc của năm 2015 và chuyển dịch cơ cấu so với năm 2010 tương ứng là 25,2%, giảm 24,8%; 47,4%, tăng 15,6% và 29,3%, tăng 9,1% Như vậy, nhân lực của các ngành kinh tế có sự biến động khác nhau tạo ra chuyển dịch lao động giữa các ngành trong tổng số nhân lực toàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, đi cùng sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng lớn, quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng, vị thế ngày một nâng cấp, vươn lên nhiều tỉnh thành trong cả nước Năm 2017, tổng sản phẩm chiếm 3,11%GDP so với cả nước, đứng ở vị trí thứ 4 trong tổng số 63 tỉnh thành Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt khoảng 18,6% tăng gấp đôi kế hoạch đã đề ra Có được kết quả như vậy nguyên nhân đến từ sự phối hợp đồng bộ giữa những ban ngành ở trong tỉnh Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Lao động – Thương binh và xã hội ở trong lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết nhu cầu tìm kiếm việc làm cho người lao động

Toàn tỉnh Bắc Ninh có hơn 1,2 triệu dân, trong đó có khoảng 0,7 triệu người thuộc độ tuổi lao động Hàng năm, toàn tỉnh có chừng 12 nghìn người bước vào độ tuổi lao động, nhu cầu cần tìm việc làm tại Bắc Ninh cũng ngày một tăng lên, vi ngoài nguồn lao động tại chỗ thi có một lượng lớn người lao động đến từ nhiều địa phương khác Đây chính là áp lực lớn cho công tác đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm của tỉnh Đề có thể đạt được mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp trong mức thấp hơn 2,4%, có nghĩa là binh quân mỗi năm tỉnh phải thu xếp thêm khoảng

27 ngàn vị trí việc làm, trong số đó, nguồn lao động ở địa phương chiếm khoảng 11.000 người Đứng trước những thách thức đó, trong thời gian vừa qua tỉnh đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mục tiêu tạo thêm việc làm và tăng thêm nguồn thu cho người dân lao động Bao gồm các hoạt động như đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho người lao động nông thôn nâng cao chất lượng của nguồn lao động đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

Các doanh nghiệp chủ yếu tuyển dụng nhiều lao động phổ thông với 4.921 chỗ việc làm, chủ yếu cho các công việc cơ khí, lắp ráp điện tử, trình độ đại học, cao đẳng ít hơn, chỉ có 585 chỗ việc làm, trung cấp 176 chỗ việc làm, sơ cấp 75 chỗ sơ cấp Các doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển lao động trẻ tuổi dưới độ tuổi

25 là 5.097 người, còn lao động từ 25 tuổi đến 40 tuổi rất ít, chỉ 571 người và trên

40 tuổi là 89 người Mức lương các doanh nghiệp đưa ra cũng tương đối hấp dẫn. Các nhà tuyển dụng chủ yếu đưa ra yêu cầu không khắt khe, không cần kinh nghiệm và trả mức lương từ 10-15 triệu đồng cho 5.097 chỗ việc làm (chiếm 88,5%), mức lương trên 15 triệu đồng chỉ dành cho 39 vị trí làm việc và mức lương từ 3-5 triệu đồng dành cho 227 chỗ việc làm (chiếm tỷ lệ 1%)

Trong tháng 9/2019, đã có 914 lao động đăng ký BHTN và có 922 lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng Lao động nữ có tỷ lệ mất việc làm cao hơn nam giới ở các độ tuổi với 568 người, trong khi nam là 354 người.Lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất Điện - Điện tử - Điện lạnh - Lắp ráp điện tử - Tự động hóa thất nghiệp nhiều nhất, còn lao động làm trong các ngànhCông nghệ thông tin - Viễn thông (0,6%) và Tài chính - Ngân hàng - Kế toán (0,9 rơi vào tình trạng thất nghiệp ít hơn rất nhiều

2.Xu hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh

Công tác đào tạo nghề

Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần theo các năm: Năm 2010 là 45%, năm

2014 là 57%, năm 2015 là 60%, năm 2018 ước tính 69%; Đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chất lượng đảm bảo, tỷ lệ tốt nghiệp ra trường có việc làm đạt 80% Hiện toàn tỉnh có 51 cơ sở đào tạo dạy nghề; Trong 5 năm toàn tỉnh đã đào tạo cho 141.365 lao động, tăng 54.509 người so với giai đoạn 2006-2010 Kết quả đào tạo nghề: Đến năm 2015, lực lượng lao động toàn tinh là 661.656 người, trong đó không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 40%; lao động qua đào tạo dạy nghề ngắn hạn: 7,06%; Công ẩn kỹ thuật (không có bằng) 31,68%; trung cấp nghề: 2,36%; trung cấp chuyên nghiệp: 4,54%; cao đẳng: 2,45 %; cao đẳng nghề: 3.24; đại học trở lên: 9,18% Phấn đấu đến năm 2021 lực lượng lao động trong toàn tỉnh là 720.591 người, trong đó không có trình độ chuyên môn kỹ thuật rút xuống còn 30%; dạy nghề ngắn hạn: 7,26%; trung cấp chuyên nghiệp: 4,66%; cao đẳng: 2,52

%; cao đẳng nghề: 4,09%; đại học trở lên: 9,34%. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề theo hưởng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,kinh doanh, dịch vụ tham gia dạy nghề Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập của tỉnh có 37 cơ sở, chiếm tỷ lệ 55%; Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường;Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề có nhiều kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao Số lao động qua đào tạo được nâng lên Trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề có chiều hướng tiếp tục tăng cao qua các năm Đây là những tín hiệu tốt trong việc phát triển lực lượng lao động chất lượng cao của tỉnh trong những năm tiếp theo Nhóm lao động có trình độ sơ cấp và lao động nông thôn cũng đã phát triển tốt từ năm 2011 đến năm 2020; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được quan tâm Điều đó cho thấy lao động nông thôn đang có xu hướng chuyển dịch phát triển kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp và tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ.Thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn: Hiện toàn tỉnh có 28 đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn với 20 nghề phi nông nghiệp, 12 nghề nông nghiệp; Số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề là khoảng 38.614 người, trong đó: nghề phi nông nghiệp 21.030 người chiếm tỷ lệ 54,5%, nghề nông nghiệp 17.584 người chiếm tỷ lệ 45,5%

Giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã mở được 352 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo cho 7.580 lao động nông thôn, với kinh phí đào tạo là9.027.095.500 đồng; Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề là 70%, đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm tại chỗ, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, giúp người nông dân chuyển đổi nghề, tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho hộ gia đình Hiện nay, khoảng80% lao động của tỉnh và đại bộ phận lao động nông thôn chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật như mong đợi Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển các ngành nghề mới, nâng cao hiệu quả của các ngành nghề đang có,thay đổi cơ cấu lao động và tính chất lao động, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý cho người lao động Người lao động cần phải được đào tạo mới và tập thêm các kiến thức mới để chuyển sang phát triển ngành nghề mới, nâng cao năng suất lao động trong ngành nghề đang làm việc Việc này cần phải tiến hành cho tất cả lao động,trước mắt là lao động trẻ, lao động ở nông thôn, đồng thời sử dụng tốt lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Công tác giải quyết việc làm

Trong 5 năm tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 19.287 người Tổ chức,triển khai tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả việc hỗ trợ tuyển dụng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động

Thực hiện Quyết định 286/QĐ-UBND về hỗ trợ đào tạo và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp: Tỉnh đã hỗ trợ cho 3.125 lao động trong các doanh nghiệp với số tiền là 6,5 tỷ đồng; Chế độ chính sách đối với người thất nghiệp được giải quyết kịp thời Trong 5 năm đã giải quyết chế độ thất nghiệp cho người 23.108 người; hỗ trợ đào tạo nghề mới cho 736 người; Từ 2011 đến 2015 thông qua chương trình cho vay giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt 515 dự án với số tiền vay 26.500 triệu đồng; tỷ lệ vốn vay: đạt 100% kế hoạch đề ra Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ dần theo từng năm Các chương trình, đề án, chính sách về việc làm được tham mưu, tổ chức thực hiện kịp thời và có hiệu quả; Chương trình vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia, giải quyết việc làm trong

5 năm đã cho vay 2.254 dự án với số tiền là 102 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho6.077 lao động; Chương trình xuất khẩu lao động được tổ chức triển khai có hiệu quả; đã xuất khẩu được 15.200 lao động.

Sử dụng nguồn lao động trên các lĩnh vực cụ thể

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh đã dần đi vào ổn định và phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh đã bắt đầu chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển hầu hết ở các địa phương Xuất hiện nhiều gia đình có quy mô chăn nuôi lớn Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tương ứng Nguồn lao động Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, chiếm 85,71% Là ngành chiếm một tỷ trọng cao nhất: 36,47% trong GDP

(tương đương 886,7 tỷ đồng) và đồng thời sử dụng một lượng lao động lớn nhất 354.700 người, chiếm tỷ trọng 73,6% trong tổng số lao động đang làm việc.

Ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng Toàn tỉnh có gần 21.000 hộ chuyên nghiệp và hàng chục ngàn hộ không chuyên nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp Ngành công nghiệp và xây dựng tạo ra được 721 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,65% trong GDP, sử dụng một lượng lao động là 67.500 người (chiếm 14% trong tổng số lao động đang làm việc).

Ngành dịch vụ tạo ra được 823,3 tỷ đồng, chiếm 33,86% trong GDP, thu hút số lao động tham gia là 59.800 người chiếm 12,4% Hoạt động dịch vụ trong những năm gần đây có bước phát triển mới, nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ như: cung ứng hàng tiêu dùng, vật tư, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, xuất hiện phổ biến trong từng thôn xóm Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, các thị trấn ở nông thôn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, cơ cấu kinh tế Bắc Ninh đang từng bước thay đổi, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Khu vực thành thị, số người sống ở thành thị chỉ có 89.450 người, chiếm 9,4%, trong đó lực lượng lao động ở khu vực này có 80.689 người chiếm 14,29%. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chế chế thị trường Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiều dạng khác nhau và có xu hướng tăng nhanh.lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật được tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị chiếm 33,7% lực lượng lao động ở tỉnh Thực hiện cơ chế mới, Đảng và

Nhà nước ta đã có chủ trương và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các hình thức sản xuất nhằm phát huy tốt mọi nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động xã hội Đồng thời với sự chuyển đổi cơ chế, Nhà nước đã thực hiện sắp xếp lại lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp Do vậy, lao động thành thị biến động theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động quốc doanh và tập thể, lao động trong khu vực tư nhân, cá thể tăng lên khá nhanh. Ở khu vực nông thôn hiện nay, dân cư nông thôn Bắc Ninh có 862.150 người chiếm 90,6% dân số cả tỉnh, lao động nông thôn có 447.531 người chiếm 85,71% lực lượng lao động tỉnh, trong đó lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ có 8,05% : Lao động ở khu vực nông thôn đã qua đào tạo chỉ chiếm 20,05%, còn lại chưa qua đào tạo Lao động nông thôn qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp, nhưng lại phân bố không đều Các khu vực càng xa khu đô thị thì lực lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng cao Số có trình độ tập trung chủ yếu ở các ngành chuyên môn và các cơ quan quản lý từ tỉnh, huyện đến các doanh nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 73,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14%,dịch vụ chiếm 12,4%.

Đánh giá chung về xu hướng giải quyết việc làm

3.1 Thành tựu và hạn chế

Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi cơ bản Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm Mặt khác, chủ trương tạo việc làm cho người lao động cũng được thay đổi Nhà nước tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

Chương trình giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cư Kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 7,03% (năm

1997) xuống còn 6,16% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 74,7%. Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của tỉnh: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống…Các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho các thành phần kinh tế; tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm Công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên rõ rệt.

Các hình thức đào tạo nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đã dần được nâng cao hơn Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho người lao động.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn thiếu nhiều về bồi dưỡng đào tạo kỹ năng; chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo,quản lý, thực hành, mà chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng về lý luận; Công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài còn nhiều hạn chế; việc kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức chưa kịp thời

Chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật là thước đo quan trọng của chất lượng nguồn lao động Tuy nhiên, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động có tay nghề của Bắc Ninh còn thấp Tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học chỉ có 3,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nước (8,4%) Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn lớn, chiếm 75,8% tổng số lao động Phân bố nguồn nhân lực chưa đồng bộ, còn mất cân đối, xảy ra tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu trong các ngành kinh tế, nhiều ngành lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định còn thiếu khá nhiều như lập trình, điện tử Đối với lĩnh vực lao động việc làm và dạy nghề vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục: Vẫn thiếu lao động chất lượng cao, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; cơ cấu đào tạo chưa hợp lý vẫn còn tình trạng đào tạo xong vẫn chưa được sử dụng đúng vị trí việc làm; việc làm của lao động trong khu vực nông nghiệp, dịch vụ và xây dựng còn thiếu ổn định; các biện pháp hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm như tư vấn giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động; mới có một số các cơ sở đào tạo lớn thực hiện được việc liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ và liên kết đưa học sinh thực tập tại doanh nghiệp.

Chất lượng đào tạo nghề cho nông thôn còn hạn chế Việc làm cho người lao động chưa bền vững, tính ổn định chưa cao, đặc biệt là lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Vấn đề nhà ở cho công nhân vẫn là vấn đề cần giải quyết kịp thời và đầy đủ; Giải quyết việc làm cho người lao động trong diện nhà nước thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn; Xuất khẩu lao động trong thời gian vừa qua chủ yếu là lao động phổ thông trình độ tay nghề thấp Số lao động xuất khẩu vi phạm quy định, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp vẫn còn chiến tỷ lệ cao Chất lượng, hiệu quả giáo dục chưa đồng đều giữa các loại hình đào tạo và các địa phương, chất lượng học sinh giỏi mũi nhọn chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện đầu tư của tỉnh; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chùa đồng bộ hiệu quả sử dụng chưa cao.

3.2.Nguyên nhân của những hạn chế

Về cơ cấu đào tạo và cơ cấu phân bố nguồn lao động nhiều bất hợp lý Nền kinh tế ở nước ta nói chung và ở Bắc Ninh nói riêng đang thiếu trầm trọng những công nhân lành nghề và lao động kỹ thuật, thừa tương đối sinh viên đại học, cao đẳng Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do cơ cấu đào tạo không hợp lý, dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" Mặt khác, chúng ta chưa có chính sách khuyến khích dạy nghề và học nghề đối với lao động; chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho đào tạo lao động, chậm định hướng đổi mới lĩnh vực dạy nghề phù hợp với thị trường lao động Lao động được đào tạo phân bố theo khu vực mất cân đối nghiêm trọng Lực lượng lao động kỹ thuật dồn tụ vào thành phố, các khu công nghiệp tập trung, còn ở khu vực nông thôn thì lại thiếu nghiêm trọng.

Trong quá trình đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ cấu kinh tế hai thành phần sang cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Do đó, tất yếu sẽ dẫn đến phân bố lại lao động giữa các thành phần kinh tế Trong quá trình củng cố, sắp xếp lại kinh tế quốc dân và kinh tế tập thể, lao động dôi dư là khá lớn; trong khi đó, khả năng thu hút lao động vào các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế do chất lượng lao động thấp Mặt khác, lao động dôi dư chưa thể hòa nhập ngay được với thị trường lao động mà cần phải có thời gian đào tạo và đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu của công việc mới.

Công tác quản lý nhà nước đối với các trung tâm còn lỏng lẻo, vì trước đây các trung tâm dịch vụ việc làm thuộc nhiều cơ quan khác nhau Các trung tâm tự đặt ra mức thu lệ phí riêng cho trung tâm mình Họ còn đặt ra nhiều quy định trái với quy định của Nhà nước đã ghi trong Bộ luật Lao động như: không trả lại hồ sơ cho người tìm việc khi họ không tìm được việc làm, không trả lệ phí ngay cho người lao động khi giới thiệu đến cơ sở có nhu cầu cần lao động nhưng bị từ chối…

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC HỢP LÝ CHO BẮC

LÝ CHO BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI

Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX về lĩnh vực phát triển nhân lực, và thực hiện các chính sách an sinh xã hội; Để thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2016-2020, định hướng 2021 đạt kết quả cao cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, quần chúng nhân dân và các doanh nghiệp về tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh

Hai là, đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực: Đổi mới phương pháp quản lý, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách đầu tư, tài chính và sử dụng ngân sách và các chính sách đãi ngộ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Giảm thiểu mất cân bằng cung cầu lao động và nâng cao chất lượng đào tạo Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mọi yêu cầu của từng vị trí việc làm của doanh nghiệp, cùng với cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo cần đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề Đẩy mạnh hình thức xã hội hóa giáo dục, huy động vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao, đi đôi với việc đổi mới trang thiết bị dạy học.

Ba là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách ưu tiên, đặc biệt đối với các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng số lượng lao động lớn, đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng khi doanh nghiệp có đề nghị; Đẩy mạnh công tác thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.

Bốn là, giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động nhập cư Cần xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh như: hỗ trợ người học nghề, tự tìm việc làm, tự tạo việc làm, đi xuất khẩu lao động; thực hiện cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo trong tất cả các cấp, nhất là các trường dạy nghề; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao Cần đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, gắn nội dung đào tạo trong nhà trường với hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, đào tạo phải đảm bảo đầu ra có địa chỉ để học viên khi ra trường tìm được việc làm ngay mà các cơ sở sản xuất không phải đào tạo lại Cần chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cho người lao động để chủ động hơn trong quá trình hội nhập

Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Giải quyết việc làm ổn định, bền vững cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội tại địa bàn gần các khu, cụm công nghiệp; Phối hợp với các tỉnh tổ chức tốt việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh

Sáu là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia và của tỉnh về phát triển nhân lực, giải quyết việc làm; Triển khai thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp ở các khu công nghiệp, đô thị; thực hiện có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch.

Bảy là, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, trong đó tập chung nâng cao tỷ lệ lao động kỹ thuật; Đầu tư thúc đẩy và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động Nắm chắc các đầu mối thông tin về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho người lao động, sử dụng lao động có thông tin đầy đủ về cung cầu lao động.

Tám là, tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo của tỉnh với các cơ sở trong nước và quốc tế Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp, dễ đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đối với chính sách thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,nông nghiệp công nghệ cao; đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngày đăng: 01/03/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w