1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON - Full 10 điểm

92 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ---------- TRỊNH THỊ NHUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON Sinh viên thực hiện TRỊNH THỊ NHUNG MSSV: 2113021230 CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục mầm non KHÓA 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn ThS. VŨ THỊ HỒNG PHÚC MSCB: ............................... Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, bạn bè, người thân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến Th.s Vũ Thị Hồng Phúc người đã “truyền lửa” đam mê cho em trên con đường nghiên cứu khóa luận, luôn động viên, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em kính chúc cô luôn luôn mạnh khỏe và thành công trên con đường nhà giáo, tiếp tục là người lái đò đưa các thế hệ sinh viên cập bến đỗ tri thức. Em xin cảm ơn BGH nhà trường cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non đã động viên, khích lệ em không ngừng nổ lực phấn đấu hoàn thành công việc của một sinh viên, tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đây là cơ hội để em cọ sát với thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để rút kinh nghiệm, áp dụng vào quá trình dạy học của em trong tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn đến BGH cùng các cô giáo trong trường mẫu giáo Duy Phú, đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình quan sát các hoạt động trong trường cũng như cung cấp cho em các thông tin, số liệu chính xác hỗ trợ tối đa để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các hoạt động quan sát, thực nghiệm mặc dầu em đã cố gắng hết sức song không tránh khỏi thiếu sót kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định để em thấy được hạn chế của mình và rút kinh nghiệm cho bản thân. Xin trân trọng cảm ơn! Người nghiên cứu Trịnh Thị Nhung DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH KNS Kỹ năng sống GD Giáo dục GV Giáo viên MG Mẫu giáo TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng BGH Ban giám hiệu SL Số lượng HT Hiệu trưởng PHT Phó hiệu trưởng BGD Bộ giáo dục DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc GD KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi .................... 17 Bảng 2.2. Nhận thức của GV về vai trò của KNS đối với sự phát triển của trẻ ......................... 17 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về nội dung và mức độ giáo dục các KNS cơ bản cho trẻ .. 18 Bảng 2.4. Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ mà giáo viên thường sử dụng (khảo sát qua 6 phiếu) ................................................................................................................. 19 Bảng 2.5. Những môn học có thể lồng ghép nội dung giáo dục KNS cho trẻ ........................... 19 Bảng 2.6. Hoạt động chủ yếu thông qua để giáo dục KNS cho trẻ ........................................... 20 Bảng 2.7. Vai trò của GV trong việc hình thành KNS cho trẻ ................................................... 20 Bảng 2.8. Nguyên nhân thực trạng KNS của trẻ còn thấp .......................................................... 20 Bảng 2.9. Khó khăn chính yếu khi giáo dục KNS cho trẻ .......................................................... 21 Bảng 2.10. Kĩ năng tự phục vụ ................................................................................................... 23 Bảng 2.11. Kĩ năng giao tiếp ..................................................................................................... 24 Bảng 2.12. Kĩ năng hợp tác ....................................................................................................... 24 Bảng 2.13. Kĩ năng xử lý tình huống.......................................................................................... 25 Bảng 2.14. Kĩ năng đảm bảo an toàn tính mạng và giúp đỡ người khác .................................... 25 Bảng 3.1. KNS của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm tác động ............................................................................................................................................ 46 Bảng 3.2. KNS của trẻ 5 - 6 tuổi nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tác động............................................................................................................................................. 47 Biểu đồ 3.1. KNS của trẻ 5-6 tuổi nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm tác động............................................................................................................................................47 Biểu đồ 3.2. KNS của trẻ 5-6 tuổi nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tác động............................................................................................................................................. 48 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................................ 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 2 3.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................................ 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................................ 3 5.2.1. Phương pháp quan sát ................................................................................................. 3 5.2.2. Phương pháp điều tra ................................................................................................. 3 5.2.3. Phương pháp đàm thoại .............................................................................................. 3 5.2.4. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................... 3 6. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................................. 4 7. Đóng góp đề tài .................................................................................................................... 5 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5 9. Cấu trúc tổng quan đề tài ................................................................................................... 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 6 Chương 1 .................................................................................................................................... 6 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 6 1.1. Những khái niệm cơ bản ................................................................................................ 6 1.1.1. Giáo dục .......................................................................................................................... 6 1.1.3. Kĩ năng sống .................................................................................................................. 7 1.1.4. Giáo dục kĩ năng sống ................................................................................................. 7 1.1.5. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ................................................................................... 7 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ..................................... 8 1.2.1. Yếu tố khách quan........................................................................................................ 8 1.2.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................................................ 9 1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ..................................... 10 1.4. Nội dung các kĩ năng sống cần hình thành cho trẻ 5-6 tuổi ............................... 11 1.4.1. Sự tự tin......................................................................................................................... 11 1.4.2. Kĩ năng tự phục vụ ..................................................................................................... 12 1.4.3. Kĩ năng hợp tác ........................................................................................................... 12 1.4.4. Kĩ năng giao tiếp ........................................................................................................ 12 1.4.5. Kĩ năng xử lý tình huống.......................................................................................... 13 1.4.6. Sự tò mò và khả năng sáng tạo……………………................................……………………...13 1.4.7. Kĩ năng giữ an toàn cá nhân và biết cách giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn...........................................................................................................................................13 1.5. Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 14 Chương 2 .................................................................................................................................. 15 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KNS CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO DUY PHÚ – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM …………………………………….....15 2.1. Vài nét về trường mẫu giáo Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam .................. 15 2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhà trường....................................................................................... 15 2.1.2. Cơ sở vật chất của trường ....................................................................................... 16 2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục tại trường mẫu giáo Duy Phú- Duy Xuyên - Quảng Nam... 17 2.2.1. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo Duy Phú .................................................................................................................................... 17 2.2.2. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ ............................................................................ 21 2.2.3. Nguyên nhân thực trạng ........................................................................................... 26 2.3. Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 28 Chương 3 .................................................................................................................................. 29 BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ............................................................................... 29 3.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non ............................................................................ 29 3.1.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ............................................................................. 29 3.1.2. Xây dựng biện pháp................................................................................................... 32 3.2. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................................. 43 3.2.1. Mô tả thực nghiệm sư phạm.................................................................................... 43 3.2.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................................. 44 3.2.3. Các tiêu chí và thang đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................ 44 3.2.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................... 46 3.2.5. Một số kinh nghiệm rút ra sau thực nghiệm ....................................................... 49 3.3. Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 52 1. Kết luận chung ................................................................................................................... 52 2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 53 2.1. Đối với Phòng Giáo dục ............................................................................................... 53 2.2. Đối với giáo viên............................................................................................................ 53 2.3. Đối với phụ huynh ......................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 53 PHỤ LỤC................................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GV .............................................. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 3 ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỜNG MẪU GIÁO DUY PHÚ ........... Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC 4 ..................................................................................... Error! Bookmark not defined. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ tương lai của đất nước nên cần phải được quan tâm, chăm sóc và giáo dục tốt. Một trong những nền tảng quan trọng của việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ là hình thành và phát triển những kĩ năng sống cơ bản cho trẻ. KNS không chỉ giúp trẻ phát triển nhận thức, phát huy tính tích cực, tự giác mà còn liên quan đến các mặt phát triển khác của trẻ như thể chất, thẩm mĩ, tình cảm - xã hội…và đặc biệt giúp trẻ có được những kĩ năng cơ bản để đương đầu, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tại Việt Nam, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đang được quan tâm. Tuy nhiên theo chuyên viên tâm lí Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần ý tưởng Việt: “Hiện nay, thuật ngữ kĩ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật sự hiểu gì về nó” [5, tr.9]. Do chưa ý thức cao về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống dành cho trẻ nên trong nhà trường cũng như trong mỗi gia đình, thường làm giúp trẻ những công việc mà lẽ ra trẻ hoàn toàn có thể tự làm được, và việc tạo tình huống để trẻ giải quyết không được coi trọng. Các giáo viên và các bậc cha mẹ khi muốn dạy KNS nào đó cho con thì chỉ sử dụng những lời nói suông mà không để trẻ thực hành. Chính những điều này đã khiến cho trẻ thiếu tự tin vào bản thân mình, có xu hướng rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp ngoài xã hội, KNS của trẻ bị hạn chế. Trẻ không có kỹ năng xử lý tình huống, không biết phòng tránh những nơi nơi nguy hiểm dẫn đến nhiều kết quả đáng tiếc như nhiều trẻ bị chết đuối, bị điện giật, bị xâm hại tình dục… Những vấn đề nêu xảy ra thường được nhìn nhận bởi nguyên nhân là do thiếu sự quan tâm, giám sát của các bậc phụ huynh hay chính sự chủ quan từ họ. Nhưng nếu chúng ta đặt ngược lại một câu hỏi: “Nếu tất cả trẻ em đều được học bơi và biết bơi, biết phòng tránh những nơi nguy hiểm thì liệu con số chết đuối, tử vong đó có giảm xuống một cách đáng kể hay không?” hoặc “Nếu trẻ đều biết 2 cách phòng tránh bị điện giật thì số trẻ em chết vì điện có còn nhiều như vậy không?”… “ Chúng ta quan tâm giáo dục, trang bị những hiểu biết, kiến thức về giới tính và kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục thì hằng năm những con số kinh khủng về vấn nạn này có thuyên giảm đáng kể hay không?” Trẻ em có tính hay tò mò và thích khám phá nhưng người lớn làm sao có thể lúc nào cũng giám sát, có mặt bên cạnh trẻ mọi lúc, mọi nơi để xử lí nhưng vấn đề khó mà trẻ gặp phải. Vậy tại sao không thay vì giúp trẻ vượt qua những khó khăn bằng cách dạy cho trẻ cách ứng biến với những tình huống, những trường hợp đặc biệt, những kĩ năng bảo vệ bản thân như bơi lội, võ thuật, phòng tránh điện giật…những kĩ năng tự phục vụ bản thân…những kĩ năng ứng biến với các tình huống như bị lạc, bị bắt cóc, bị dụ dỗ xâm hại tình dục… Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ và nhìn nhận vào mặt trái của thực tế. Là một giáo viên mầm non trong tương lai với mong muốn đem lại những gì tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Cùng với lòng nhiệt huyết và lòng say mê học hỏi, em luôn băn khoăn vấn đề này, luôn đặt ra cho mình câu hỏi: “Phải làm gì để giúp trẻ có được kĩ năng sống tốt?” Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục tại trường mầm non.” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục tại trường mầm non. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam. 3.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ 5-6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú- Duy Xuyên- Quảng Nam. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. - Nghiên cứu thực tiễn giáo dục kĩ năng sống tại trường mẫu giáo Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam. - Xây dựng một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. - Thực nghiệm sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát các biểu hiện, hành vi, các kĩ năng của trẻ thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày. 5.2.2. Phương pháp điều tra - Điều tra về mức độ đạt được các nhóm KNS của trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo Duy Phú. - Khảo sát thực trạng KNS của trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo Duy Phú. - Sử dụng phiếu khảo sát đối với giáo viên trường mẫu giáo Duy Phú. 5.2.3. Phương pháp đàm thoại - Đàm thoại với các giáo viên để trao đổi các kinh nghiệm hay trong giáo dục KNS cho trẻ. - Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình. - Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục. 5.2.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng toán thống kê để xử lí các thông tin khảo sát và thực nghiệm sư phạm để mô tả. 4 6. Lịch sử nghiên cứu Trong các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) có mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ. Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung quan trọng cần đưa vào giáo dục trẻ là dạy một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Và đáp ứng mục tiêu giáo dục đã có khá nhiều tác giả quan tâm đến giáo dục KNS cho trẻ và điển hình như: - Đề tài: “Xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non” (Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non - Viện KHGD, 1998-2000). - Đề tài: “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Sao Mai, Đông Anh, Hà Nội.” (Trần Lệ Thùy- 2012). - Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé lớp Phú Túc trường mầm non Hòa Phú” (Lê Thị Thu Vân - 2015). - Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy trẻ mầm non kĩ năng sống tại lớp nhỡ 2 trường mầm non Ngọc Lan” (Thái Thị Thu Hiền - 2014). - Đề tài: “Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non” (Lê Thị Lệ Trang - 2013). - Đề tài: “Kĩ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn ở trường mầm non thực hành TP.Hồ Chí Minh” (Mai Hiền Lê – 2010). Các bài nghiên cứu trên đã nêu lên được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, chỉ ra được nguyên nhân trẻ em Việt Nam hạn chế về kĩ năng sống và đề ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương sự phát triển cũng như giáo dục trẻ không giống nhau. Duy Phú là một xã miền núi, kinh tế càng khó khăn, sự quan tâm đến trẻ em càng hạn chế, điều kiện để trẻ được tiếp xúc với mốc phát triển đúng của trẻ khó đạt được, phương pháp giáo dục của trường mẫu giáo Duy Phú còn cách xa với phương pháp giáo dục hiện đại ngày nay. Do đó, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu vấn đề này “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục tại trường mầm non” và phạm vi nghiên cứu là trường mẫu giáo Duy Phú. 5 7. Đóng góp đề tài - Đóng góp về mặt lý luận: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi. - Đóng góp về mặt thực tiễn: Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mẫu giáo Duy Phú- Duy Xuyên – Quảng Nam. 8. Phạm vi nghiên cứu Giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục tại trường mẫu giáo Duy Phú. 9. Cấu trúc tổng quan đề tài Ngoài trang viết tắt, mục lục, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, cấu trúc khóa luận bao gồm MỞ ĐẦU NỘI DUNG - Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài. - Chương 2. Thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại trường mẫu giáo Duy Phú- Duy Xuyên- Quảng Nam. - Chương 3. Biện pháp và thực nghiệm biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động tại trường mầm non. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Giáo dục Trong từ điển giáo dục được hiểu theo nhiều cách, với nội dung tương tự nhau: – Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. [15, tr.1] – Giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách. [15, tr.1] – Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liên quan đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động. [15, tr.1] Như vậy, giáo dục có thể hiểu là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội ngày nay. Là các hoạt động truyền tải thông tin và dữ liệu từ người này sang cho người khác. [1, tr.26] 1.1.2. Kĩ năng Trong các từ điển kĩ năng được hiểu như sau: - Kĩ năng là cách thức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu, được đảm bảo bằng các hoạt động tri thức và kĩ xảo đã được lĩnh hội. [11] - Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu thập được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. - Kĩ năng là cách thức cơ bản để chủ thể thực hiện hành động, thể hiện bởi tập hợp những kiến thức đã thu lượm và những thói quen, kinh nghiệm. [11]. 7 Người có kĩ năng về một hành động nào đó thì trước tiên nắm rõ tri thức về hành động đó và thực hiện đạt kết quả trong mọi điều kiện khác nhau. Theo K.I.Platonov và G.G.Golubex kĩ năng là năng lực của người thực hiện công việc có kết quả và một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và những khoảng thời gian tương ứng. Bất kì một kĩ năng nào cũng bao hàm trong đó cả biểu tượng, khái niệm, vốn tri thức, sự tự kiểm tra, điều chỉnh quá trình hoạt động. Như vậy, kĩ năng có thể hiểu là năng lực của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức và kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 1.1.3. Kĩ năng sống Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc, kĩ năng sống gồm có bốn trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, học để làm người, học để sống với người khác và học để làm. Và kĩ năng sống còn có thể hiểu theo cách đơn giản sau: Kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. [1, tr.2] Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên hay thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. 1.1.4. Giáo dục kĩ năng sống Là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày. [9, tr.11] 1.1.5. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 8 Là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. [8, tr.7]. Định hướng của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sống của trẻ 5 - 6 tuổi 1.2.1. Yếu tố khách quan 1.2.1.1. Trường mầm non Trường mầm non giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho trẻ. Giáo dục trẻ ở trường mầm non giúp hình thành hành vi tích cực, hạn chế và loại bỏ những hành vi tiêu cực trước những tình huống mà trẻ gặp phải. Quá trình giáo dục các kĩ năng sống được lồng ghép trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại trường, lớp. Nhà trường có thể phát huy ưu thế của mình trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đồng thời có thể hạn chế, cải tạo những tác động tự phát, ngẫu nhiên, tiêu cực của gia đình và xã hội. Đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục hình thành KNS cho trẻ đó là các giáo viên mầm non. Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo. Những kiến thức trẻ tích lũy được trong những giờ học, trong những lời dạy bảo, lời khuyên răng của cô giáo là nền tảng để trẻ hình thành KNS. Vì vậy cô phải luôn luôn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: như cách giao tiếp với phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cô, hành động cử chỉ. Cô phải luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ, là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo. 1.2.1.2. Gia đình Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển nhân cách cũng như hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Đây là môi trường giáo dục đầu tiên, tác động thường xuyên đến mỗi người. Là yếu tố đặt nền móng cho sự hình thành phát triển nhân kĩ năng sống. 9 Ảnh hưởng của gia đình đến sự hình thành, phát triển kĩ năng sống thể hiện chủ yếu ở môi trường tâm lí - xã hội của gia đình [3, tr.5]. Đây có thể là điều kiện thôi thúc trẻ cố gắng hoàn thiện nhưng nó cũng có thể là yếu tố cản trở sự phát triển và thể hiện kĩ năng sống, làm nảy sinh những cách ứng phó, hành vi tiêu cực. Vì vậy người lớn trong gia đình phải nắm rõ tâm lí trẻ và phải làm cho trẻ tin tưởng rằng gia đình mình là chỗ dựa vững chãi nhất. Thái độ của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình đối với hành vi của trẻ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KNS. Ở nhiều gia đình, bố mẹ biết thế nào là hành vi đúng mà con cần thể hiện, và tìm mọi cách để giáo dục con có hành vi ấy, đồng thời biết củng cố bằng cách khen ngợi, tỏ thái độ hài lòng khi con có hành vi tốt. Đây là cơ sở để cá nhân biết xác định, lựa chọn hành vi tích cực. 1.2.1.2. Bạn bè Bạn bè cũng là yếu tố ảnh hưởng đến KNS của trẻ. Bạn bè không chỉ là những người cùng chơi đùa với nhau mà còn là những người thậm chí có những ảnh hưởng đến kết quả sự phát triển của trẻ. Tình bạn giúp trẻ em phát triển tình cảm và đạo đức. Trong tương tác với bạn bè, trẻ kiểm soát cảm xúc của mình và đáp ứng với những cảm xúc của người khác. Lứa tuổi mẫu giáo nói chung và mẫu giáo lớn nói riêng, trẻ học bạn, bắt chước bạn rất nhanh, nếu trẻ tiếp xúc với những trẻ xung quanh có kĩ năng sống tốt thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, trẻ sẽ học và làm theo bạn. Tuy vậy, mối quan hệ này cũng có thể có tác động xấu đến KNS của trẻ, nếu hằng ngày trẻ tiếp xúc với các trẻ khác có kỹ năng sống kém, thường xuyên có hành động và hành vi không tốt thì lại là mối nguy hiểm đe dọa sự phát triển kĩ năng sống của trẻ. 1.2.2. Yếu tố chủ quan 1.2.2.1. Yếu tố tâm sinh lý trẻ - Cuối giai đoạn mẫu giáo lớn, trẻ đã có những tiền đề cần thiết của sự chín muồi đến trường về các mặt tâm sinh lí, nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và tâm thế để 10 trẻ có thể thích nghi bước đầu với điều kiện học tập ở lớp 1 vì thế mức độ chú ý, tiếp thu tri thức của trẻ ngày càng cao. [7, tr.61] - Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ nhờ đó mà KNS của trẻ được phát triển tốt hơn. [7, tr.70] - Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa...Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh mà ngay cả từ ngữ. Do đó trẻ có khả năng biểu đạt ý nghĩ của mình trọn vẹn hơn, kĩ năng giao tiếp phát triển mạnh. - Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ... Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động, tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhờ đó KNS của trẻ được nâng lên. - Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội. Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủ tâm hơn, nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt. [7, tr.81] 1.2.2.2. Sức khỏe của trẻ Trẻ còn nhỏ, dễ bị mắc các bệnh bội nhiễm, đường ruột…, cơ thể yếu ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển KNS của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ chậm phát triển, trẻ bị tật bẩm sinh…do bị hạn chế về sức khỏe nên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ bản thân. Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Khi giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cần phải chú ý đến sức khỏe của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo điều kiện để trẻ hình thành kỹ năng sống tốt nhất theo đúng khả năng của trẻ. 1.3. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 11 Rèn luyện kĩ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Do đó, cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kĩ năng sống, trẻ cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình. Rèn luyện kĩ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Kĩ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻ sẵn sàng đi học lớp một ở trường phổ thông sau này. Cụ thể là: - Về thể chất: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, tháo vát, tích ứng được với những điều kiện sống thay đổi. - Về tình cảm xã hội: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, giàu tình thương yêu và lòng biết ơn. - Về giao tiếp: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, giao tiếp có hiệu quả. - Về ngôn ngữ: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ nói năng linh hoạt, biết lắng nghe và hòa nhã, cởi mở trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. - Về nhận thức: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, sự khéo léo trong quá trình xử lý các tình huống có vấn đề một cách hợp lý, đúng đắn. Sẵn sàng hòa nhập và đương đầu với khó khăn, có trách nhiệm với bản thân, với nhiệm vụ được giao. - Về thẩm mĩ: Giáo dục KNS giúp trẻ có thái độ tích cực đối với cuộc sống, có năng lực trong việc tạo ra cái đẹp, biết yêu quý cái đẹp và có hành vi ứng xử tốt với cái đẹp. 1.4. Nội dung các kĩ năng sống cần hình thành cho trẻ 5-6 tuổi Có nhiều cách phân chia nội dung giáo dục KNS cho trẻ, và theo như tác Nguyễn Kỳ Anh, các KNS cần hình thành cho trẻ bao gồm: [2, tr.104] 1.4.1. Sự tự tin 12 Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Một trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người. [14, tr.2]. Sự tự tin giúp trẻ thể hiện được mình trong các mối quan hệ xã hội, giúp trẻ không ngần ngại khám phá những điều mới mẻ thú vị trong cuộc sống, trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng. Tự tin cũng giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, trở ngại mà bất kì ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. Giáo dục sự tự tin cho trẻ nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin, đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. 1.4.2. Kĩ năng tự phục vụ Đây là kĩ năng cần thiết hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi, kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ ý thức về sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ sống có trách nhiệm hơn đối với chính mình. Nó hình thành cho trẻ tính cẩn thận và hình thành những hành vi văn minh, có tính tự lập và ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. Cần tạo điều kiện để trẻ tự làm những việc trẻ có thể làm như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, mang giày…Lúc đầu có thể trẻ chưa quen, thao tác vụng về nhưng dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ cho mình. 1.4.3. Kĩ năng hợp tác Kĩ năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn. Việc biết cách hòa đồng, biết cách làm việc theo nhóm, tận dụng sức mạnh, ưu thế của tập thể để đạt được kết quả tốt nhất trong học tập và là một người thành công trong tương lai. GV cần tạo cơ hội, điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm để trẻ phát triển kĩ năng hợp tác. 1.4.4. Kĩ năng giao tiếp 13 Một trong những kĩ năng cơ bản rất quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kĩ năng giao tiếp, đứng vị trí chính yếu khi so với tất cả các kĩ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. [13, tr.3]. Có thể khẳng đinh, giao tiếp là năng lực cần thiết để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống. Người lớn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp. Cần tạo môi trường phù hợp cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa đồng với những người xung quanh, cho trẻ cơ hội, khuyến khích trẻ tương tác, giao tiếp với bạn bè… Cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. 1.4.5. Kĩ năng xử lý tình huống Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kĩ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lí tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Cần thường xuyên đưa ra những tình huống có vấn đề ngay trong lúc tổ chức giờ học cho trẻ hay tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở trường để trẻ giải quyết. Cũng có thể đưa bản thân trẻ vào những tình huống cụ thể, từ đó phát triển kĩ năng giải quyết tình huống cho trẻ. 1.4.6. Sự tò mò và khả năng sáng tạo Có lẽ một trong những kĩ năng quan trọng cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Kĩ năng này giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt thể chất, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. 1.4.7. Kĩ năng giữ an toàn cá nhân và biết cách giúp đỡ người khác khi gặ p khó khăn Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này. 14 Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm cần giúp trẻ hình thành thói quen và kĩ năng cần thiết, dạy cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kĩ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa tuổi của trẻ chẳng hạn dạy trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm... Trẻ biết gọi người đến giúp đỡ khi thấy người khác gặp nạn nhưng không đủ khả năng giúp. 1.5. Tiểu kết chương 1 Ở chương này em đã nghiên cứu, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài, biết được kĩ năng sống đã được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau tùy theo mỗi lĩnh vực nghiên cứu. Và làm rõ vai trò cũng như chức năng của kĩ năng sống đối với sự phát triển toàn diện của trẻ để qua đó thấy được sự cần thiết của việc phải hình thành, giáo dục KNS cho trẻ ngay từ lúc nhỏ. Bên cạnh đó, em đã tìm hiểu và nhìn nhận rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng sống của trẻ và việc cần phải hình thành cho trẻ 5 - 6 tuổi những kĩ năng sống cơ bản nào. 15 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO DUY PHÚ – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM 2.1. Vài nét về trường mẫu giáo Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam Hình 2.1. Toàn cảnh trường mẫu giáo Duy Phú 2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhà trường  Trường thuộc cấp quản lí của huyện Duy Xuyên  Số lượng cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đáp ứng được nhu cầu cho các trẻ tham gia học tại trường: - Tổng số cán bộ giáo viên 14, trong đó có một hiệu trưởng; một hiệu phó; 10 giáo viên đứng lớp. Có 1 nhân viên y tế, 2 nhân viên nhà ăn; một nhân viên kế toán; một bảo vệ trường. 16 - Trình độ cán bộ giáo viên trường: Đại học: 3, Cao đẳng: 7, Trung cấp: 3 - Thu nhập của cán bộ giáo viên  Thu nhập cao nhất đạt: 7.862.320  Thu nhập thấp nhất đạt: 3.668.500 - Trường có tổng số trẻ là: 178 trẻ, được phân chia lớp theo độ tuổi:  61 trẻ đạt 3 tuổi được chia làm hai lớp chồi, mỗi lớp có một giáo viên đứng lớp chính và một giáo viên đứng lớp phụ.  57 trẻ đạt 4 tuổi được chia làm hai lớp mầm, mỗi lớp có hai giáo viên đứng lớp.  54 trẻ đạt 5 tuổi chia làm hai lớp lá, mỗi lớp có hai giáo viên đứng lớp. 2.1.2. Cơ sở vật chất của trường Nhà trường đã đầu tư về cơ sơ vật chất cũng như trang thiết bị dạy học rất chu đáo và tương đối đầy đủ để phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như việc học tập của các trẻ: - Trường được xây dựng từ năm 2013 với cấu trúc ổn định đảm bảo các quy định an toàn trong sinh hoạt, vui chơi và học tập; hệ thống phòng học trẻ đáp ứng vượt các quy chuẩn kĩ thuật và chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non. Trường có tường rào cổng ngõ cẩn thận. Có 10 phòng, sử dụng 6 phòng để học dành cho các lớp đủ mọi lứa tuổi, 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng làm việc dành cho hiệu phó, 1 phòng hội đồng chung dành cho giáo viên, 1 phòng dùng làm nhà kho. - Số lượng bàn ghế ngồi học đáp ứng số lượng trẻ tham gia học ở trường. Mỗi lớp học đều có tủ ngăn để dụng cụ cá nhân cho trẻ, có công trình vệ sinh khép kín, bảng phụ, tivi, máy tính, bàn ăn… - Trường có sân chơi rộng rãi, thoáng, các dụng cụ để trẻ tham gia các trò chơi, các hoạt động ngoài trời được trang bị tương đối đầy đủ. - Hệ thống bếp ăn một chiều sạch, thoáng, trang thiết bị hiện đại; luôn đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo các chế độ dinh dưỡng của trẻ. 17 - Phòng y tế được tổ chức khá chu đáo nhằm chăm sóc vệ sinh, sức khỏe cho trẻ; tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ; tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh học đường... 2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục tại trường mẫu giáo Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam 2.2.1. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mẫ u giáo Duy Phú Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi qua HT, PHT và 4 giáo viên dạy khối lớp trẻ 5 – 6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú về vai trò, ý nghĩa giáo dục KNS, em thu được kết quả như ở bảng: Bảng 2.1. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc GD KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi Trả lời Số lượng Tỉ lệ Rất cần thiết 6 100% Cần thiết 0 0% Không cần thiết 0 0% Kết quả trên cho thấy 100% giáo viên dạy trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mẫu giáo Duy Phú đều cho rằng việc giáo dục nâng cao KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi là rất cần thiết. Như vậy, hầu như các giáo viên mầm non đều có nhận thức đúng đắn về việc cần phải giáo dục KNS cho trẻ. Bảng 2.2. Nhận thức của GV về vai trò của KNS đối với sự phát triển của trẻ Trả lời Số lượng Tỉ lệ(%) Phát triển toàn diện nhân cách trẻ 3 50 Phát triển thể chất và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ 0 0 Giúp trẻ xử lí tốt các tình huống có vấn đề trong cuộc sống 1 16.7 Giúp trẻ phát triển các mặt thể chất, đạo đức, tình cảm- xã hội. 2 33.3 18 Khảo sát qua câu hỏi trên, cho thấy 50% giáo viên trường mẫu giáo Duy Phú có nhận thức đúng đắn về vai trò của KNS đối với sự phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi là KNS giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, 33,3% GV cho rằng KNS giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, đạo đức, tình cảm – xã hội, 16,7% GV còn lại cho rằng KNS giúp trẻ xử lí tốt các tình huống có vấn đề trong cuộc sống. Như vậy, hầu hết các GV trong trường đều nhận thức được vai trò của KNS trong quá trình phát triển của trẻ, tuy nhiều GV nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của KNS đối với sự phát triển của trẻ nhưng họ đều cho rằng nó đóng một vai trò khá quan trọng và cần phải hình thành, phát triển ở trẻ. Nhận thức là vậy nhưng để đi đến với kết quả thì phải thực hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể. Đây mới chính là điều quan trọng, để thực hiện được các GV phải cố gắng, phấn đấu bằng cả tâm huyết, nghị lực vượt qua các rào cản đặt ra phía trước để đi đến kết quả tốt. Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về nội dung và mức độ giáo dục các KNS cơ bản cho trẻ STT Nội dung KNS Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) SL (người) TL (%) 1 Sự tự tin 2 50 2 50 0 0 2 Kỹ năng tự phục vụ 4 100 0 0 0 0 3 Kỹ năng hợp tác 2 50 2 50 0 0 4 Kỹ năng giao tiếp 3 75 1 25 0 0 5 Kỹ năng xử lý tình huống. 2 50 2 50 0 0 6 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân và biết cách giúp đỡ người khác khi gặp nguy hiểm. 3 75 1 25 0 0 19 GV đều thực hiện giáo dục các KNS cơ bản của trẻ, tuy nhiên mỗi GV đều thiên về giáo dục nội dung một kĩ năng nào đó cao hơn. Tuy nhiên, các KNS cơ bản này đều rất quan trọng đối với trẻ, cần phối hợp giáo dục tất cả các KNS cơ bản để đạt hiệu quả cao trong việc hình thành KNS cho trẻ. Bảng 2.4. Thực trạng các hình thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ mà giáo viên thường sử dụng (khảo sát qua 6 phiếu) Trả lời Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Tiết học 1 16.675 Hoạt động góc 1 16.675 Hoạt động ngoài trời 1 16.675 Hoạt động dạo chơi, tham quan 1 16.675 Hoạt động sinh hoạt hằng ngày 1 16.675 Tất cả 1 16.675 Như kết quả khảo sát cho thấy, GV sử dụng nhiều hình thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ. Mỗi hình thức đều có đều có các mặt ưu điểm và hạn chế riêng. Và tất cả các hình thức đều rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục KNS cho trẻ. Vì vậy, giáo viên khai thác, sử dụng phối hợp các hình thức để đạt hiệu quả cao. Bảng 2.5. Những môn học có thể lồng ghép nội dung giáo dục KNS cho trẻ Môn học Số lượng (người) Tỉ lệ (%) A. Làm quen với toán 0 0 B. Làm quen văn học 0 0 C. Tạo hình 0 0 D. Âm nhạc 0 0 E. Khám phá môi trường xung quanh 0 0 F. Tất cả 6 100 Qua kết quả khảo sát, 100% giáo viên đều áp dụng lồng ghép nội dung giáo dục KNS vào tất cả các môn học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho trẻ. 20 Bảng 2.6. Hoạt động chủ yếu thông qua để giáo dục KNS cho trẻ Hoạt động Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Hoạt động học 4 66.7 Hoạt động ngoài trời 0 0 Hoạt động vui chơi 0 0 Hoạt động tham quan 0 0 Hoạt động sinh hoạt hằng ngày 2 33.3 Qua kết quả khảo sát cho thấy, GV sử dụng thông qua nhiều hoạt động để giáo dục KNS cho trẻ, tuy nhiên GV tập trung chủ yếu vào hoạt động học để giáo dục KNS cho trẻ (chiếm 66.7% GV) và một số GV tập trung vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày để giáo dục KNS cho trẻ (chiếm 33.3%). Bảng 2.7. Vai trò của GV trong việc hình thành KNS cho trẻ Vai trò của GV Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Là trung tâm 0 0 Là người hướng dẫn, tạo điều kiện 6 100 Không có ý nghĩa 0 0 Theo như kết quả cho thấy, 100% giáo viên nhận định đúng về vai trò của mình trong việc hình thành, giáo dục KNS cho trẻ là GV đóng vai trò người hướng dẫn, tạo điều kiện. Bảng 2.8. Nguyên nhân thực trạng KNS của trẻ còn thấp Nguyên nhân Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Do GV chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục KNS cho trẻ. 0 0 Do phụ huynh không phối hợp giáo dục KNS cho trẻ 3 50 Do chưa được sự quan tâm đúng mức của nhà trường về việc giáo dục KNS cho trẻ. 0 0 Do nội dung các môn học theo quy định của BGD không phù hợp với nội dung giáo dục KNS cho trẻ. 2 33.3 Do những nguyên nhân khác 1 16.7 21 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng KNS của trẻ còn thấp và đa phần GV cho rằng nguyên nhân chính đó là do phụ huynh không quan tâm phối hợp để giáo dục KNS cho trẻ (chiếm 50%). Bảng 2.9. Khó khăn chính yếu khi giáo dục KNS cho trẻ Khó khăn chính Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Do số lượng trẻ trong 1 lớp quá đông. 3 50 Do trường thuộc trường nông thôn, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều về vấn đề giáo dục KNS cho trẻ. 2 33.3 Tình hình trật tự xã hội của địa phương không tốt. 0 0 Không có giờ dạy KNS cho trẻ 0 0 Yêu cầu của BGD về việc trang bị kiến thức các môn học nhiều. 1 16.7 Có rất nhiều khó khăn mà các GV gặp phải trong quá trình giáo dục KNS cho trẻ, và đa số GV cho rằng khó khăn nhất là số lượng trẻ trong một lớp học quá đông (chiếm 50% GV), còn lại số ít giáo viên nghĩ khó khăn chính không phải xuất phát từ số lượng trẻ mà là những vấn đề khác như trình bày trong kết quả bảng 2.9. 2.2.2. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ Để nắm rõ được thực trạng KNS của trẻ 5 - 6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú, em đã tiến hành khảo sát trên 60 trẻ 5 - 6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú. 2.2.2.1. Tiêu chí đánh giá Để đánh giá kết quả giáo dục KNS cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động chăm sóc – giáo dục tại trường mầm non, em đã xây dựng các tiêu chí sau:  Tiêu chí 1: Hiểu biết các KNS cơ bản.  Tiêu chí 2: Trẻ thực hiện các KNS cơ bản.  Tiêu chí 3: Thái độ khi trẻ tiếp thu kiến thức và thực hiện các KNS cơ bản. Ở mỗi tiêu chí em phân chia thành 3 mức độ:  Tiêu chí 1: Hiểu biết các KNS cơ bản 22 + Mức độ 1: Biết đầy đủ nội dung các KNS cơ bản phù hợp với lứa tuổi mình. + Mức độ 2: Biết được một số nội dung KNS cơ bản. + Mức độ 3: Hiểu biết rất ít về nội dung các KNS cơ bản.  Tiêu chí 2: Trẻ thực hiện các KNS cơ bản +Mức độ 1: Trẻ thực hiện yêu cầu KNS cơ bản một cách tốt, nhanh nhẹn và khéo léo. + Mức độ 2: Trẻ thực hiện tốt được một số KNS cơ bản. + Mức độ 3: Trẻ thực hiện được rất ít KNS cơ bản.  Tiêu chí 3: Thái độ khi trẻ tiếp thu kiến thức và thực hiện các KNS cơ bản + Mức độ 1: Trẻ hứng thú tiếp thu kiến thức KNS từ mọi người xung quanh và học hỏi, vận dụng kiến thức để thực hiện KNS. + Mức độ 2: Trẻ thực hiện một số KNS chỉ khi người lớn yêu cầu + Mức độ 3: Trẻ lười biến, không muốn tiếp thu kiến thức về KNS.  Thang đánh giá:  Đạt: 7 – 9 điểm  Chưa đạt: dưới 7 điểm  Bài tập đánh giá:  Đối với tiêu chí 1: Hiểu biết các KNS cơ bản. Em đã sử dụng các câu hỏi khảo sát như sau - Kĩ năng tự tin: “Trên lớp con học có ngoan không, có giỏi hơn nhiều bạn không, con có hay giúp đỡ các bạn trong lớp học tập không, con giúp bạn bằng cách nào?” - Kĩ năng tự phục vụ: “Hằng ngày con làm những việc gì để tự phục vụ bản thân?” - Kĩ năng hợp tác: “Con muốn chơi các trò chơi tập thể không? Tại sao?” - Kĩ năng giao tiếp: “Con có thể giới thiệu về gia đình của con cho cô nghe được không?” - Kĩ năng xử lý tình huống: “Nếu bị lạc mẹ khi đi xem ca nhạc thì con phải làm gì?” 23 - Sự tò mò và khả năng sáng tạo: “Con có biết cầu vồng xuất hiện lúc nào không, con có thể làm cầu vồng từ các miếng vải kia không?” - Kĩ năng giữ an toàn cá nhân và biết cách giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn: “Khi ra đường ba không chịu đội mũ bảo hiểm cho con thì con phải làm gì?”  Đối với tiêu chí 2: Trẻ thực hiện các KNS cơ bản - Tổ chức cho trẻ tự làm vệ sinh cá nhân  Tạo nhiều tình huống để trẻ giải quyết  Đối với tiêu chí 3: Thái độ khi trẻ tiếp thu kiến thức và thực hiện các KNS cơ bản Em đưa ra một số câu hỏi đối với trẻ để dánh giá thái độ của trẻ: - Con có thích làm những việc đơn giản để tự phục vụ cho bản thân mình không? - Con có muốn giúp đỡ mọi người xung quanh khi gặp khó khăn không? Con cảm thấy như thế nào khi giúp đỡ được người khác?” - Con có muốn chơi các trò chơi tập thể không? Vì sao? Các hoạt động, tình huống tổ chức cho trẻ và số trẻ thực hiện ở mức độ đạt được thống kê vào các bảng sau: Bảng 2.10. Kĩ năng tự phục vụ Hoạt động Số trẻ thực hiện mức độ đạt Tỉ lệ (%) Tự cất và lấy đồ dùng cá nhân đúng chỗ khi đến lớp và khi về. 52 83.3 Tự giác giúp cô kê bàn ghế khi đến giờ ăn, lấy cơm về bàn ăn, nghiêm túc ăn, ăn hết suất. Sau khi ăn tự bỏ tô, muỗng vào rổ, cất ghế, tự giác vệ sinh tay, miệng, mặt và uống nước. 31 51.2 24 Tự giác giúp cô kê rạp khi đến giờ ngủ, tự đi đi lấy gối và mền của mình nằm vào vị trí ngủ. Im lặng, trật tự đi vào giấc ngủ. 19 31.2 Thực hiện thao tác rửa tay, mặt, chải răng đúng và đủ các bước. 47 78.3 Bảng 2.11. Kĩ năng giao tiếp Nội dung Số lượng trẻ thực hiện tốt Tỉ lệ(%) Biết tự giác chào hỏi khi gặp người lớn 37 61.2 Trả lời các câu hỏi của người kh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON - - TRỊNH THỊ NHUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ - TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng năm 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC - MẦM NON - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ - TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON Sinh viên thực TRỊNH THỊ NHUNG MSSV: 2113021230 CHUYÊN NGÀNH: Giáo dục mầm non KHÓA 2013 – 2017 Cán hướng dẫn ThS VŨ THỊ HỒNG PHÚC MSCB: Quảng Nam, tháng năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt q trình học tập hồn thành khóa luận này, em nhận hướng dẫn, giúp đỡ quý báu quý thầy cô, bạn bè, người thân Với lịng kính trọng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Th.s Vũ Thị Hồng Phúc người “truyền lửa” đam mê cho em đường nghiên cứu khóa luận, ln động viên, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp Em kính chúc ln ln mạnh khỏe thành công đường nhà giáo, tiếp tục người lái đò đưa hệ sinh viên cập bến đỗ tri thức Em xin cảm ơn BGH nhà trường thầy giáo, cô giáo khoa Tiểu học - Mầm non động viên, khích lệ em khơng ngừng nổ lực phấn đấu hồn thành công việc sinh viên, tạo điều kiện để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp, hội để em cọ sát với thực tế, vận dụng kiến thức học vào thực tiễn để rút kinh nghiệm, áp dụng vào trình dạy học em tương lai Em xin gửi lời cảm ơn đến BGH cô giáo trường mẫu giáo Duy Phú, tạo điều kiện, giúp đỡ em trình quan sát hoạt động trường cung cấp cho em thông tin, số liệu xác hỗ trợ tối đa để em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp Trong trình nghiên cứu thực hoạt động quan sát, thực nghiệm em cố gắng song khơng tránh khỏi thiếu sót kính mong nhận ý kiến đóng góp Hội đồng thẩm định để em thấy hạn chế rút kinh nghiệm cho thân Xin trân trọng cảm ơn! Người nghiên cứu Trịnh Thị Nhung DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH KNS Kỹ sống GD GV Giáo dục MG TN Giáo viên ĐC BGH Mẫu giáo SL HT Thực nghiệm PHT BGD Đối chứng Ban giám hiệu Số lượng Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Bộ giáo dục DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Nhận thức GV cần thiết việc GD KNS cho trẻ - tuổi 17 Bảng 2.2 Nhận thức GV vai trò KNS phát triển trẻ 17 Bảng 2.3 Nhận thức giáo viên nội dung mức độ giáo dục KNS cho trẻ 18 Bảng 2.4 Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục KNS cho trẻ mà giáo viên thường sử dụng (khảo sát qua phiếu) 19 Bảng 2.5 Những môn học lồng ghép nội dung giáo dục KNS cho trẻ 19 Bảng 2.6 Hoạt động chủ yếu thông qua để giáo dục KNS cho trẻ 20 Bảng 2.7 Vai trị GV việc hình thành KNS cho trẻ 20 Bảng 2.8 Nguyên nhân thực trạng KNS trẻ thấp 20 Bảng 2.9 Khó khăn yếu giáo dục KNS cho trẻ 21 Bảng 2.10 Kĩ tự phục vụ 23 Bảng 2.11 Kĩ giao tiếp 24 Bảng 2.12 Kĩ hợp tác 24 Bảng 2.13 Kĩ xử lý tình 25 Bảng 2.14 Kĩ đảm bảo an tồn tính mạng giúp đỡ người khác 25 Bảng 3.1 KNS trẻ - tuổi nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm tác động 46 Bảng 3.2 KNS trẻ - tuổi nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tác động 47 Biểu đồ 3.1 KNS trẻ 5-6 tuổi nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm tác động 47 Biểu đồ 3.2 KNS trẻ 5-6 tuổi nhóm đối chứng nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tác động 48 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lí chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Khách thể nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5.2.1 Phương pháp quan sát 5.2.2 Phương pháp điều tra 5.2.3 Phương pháp đàm thoại 5.2.4 Phương pháp thống kê toán học Lịch sử nghiên cứu Đóng góp đề tài Giới hạn phạm vi nghiên cứu Cấu trúc tổng quan đề tài NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Những khái niệm 1.1.1 Giáo dục 1.1.3 Kĩ sống 1.1.4 Giáo dục kĩ sống 1.1.5 Giáo dục kĩ sống cho trẻ 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ sống trẻ 5-6 tuổi 1.2.1 Yếu tố khách quan 1.2.2 Yếu tố chủ quan 1.3 Tầm quan trọng việc giáo dục kĩ sống cho trẻ 10 1.4 Nội dung kĩ sống cần hình thành cho trẻ 5-6 tuổi 11 1.4.1 Sự tự tin 11 1.4.2 Kĩ tự phục vụ 12 1.4.3 Kĩ hợp tác 12 1.4.4 Kĩ giao tiếp 12 1.4.5 Kĩ xử lý tình 13 1.4.6 Sự tò mò khả sáng tạo…………………… …………………… 13 1.4.7 Kĩ giữ an toàn cá nhân biết cách giúp đỡ người khác gặp khó khăn 13 1.5 Tiểu kết chương 14 Chương 15 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KNS CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO DUY PHÚ – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM …………………………………… 15 2.1 Vài nét trường mẫu giáo Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam 15 2.1.1 Cơ cấu tổ chức nhà trường 15 2.1.2 Cơ sở vật chất trường 16 2.2 Thực trạng giáo dục kĩ sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động chăm sóc – giáo dục trường mẫu giáo Duy Phú- Duy Xuyên - Quảng Nam 17 2.2.1 Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú 17 2.2.2 Thực trạng kỹ sống trẻ 21 2.2.3 Nguyên nhân thực trạng 26 2.3 Tiểu kết chương 28 Chương 29 BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KNS CHO TRẺ 5- TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 29 3.1 Biện pháp nâng cao hiệu giáo dục kĩ sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trường mầm non 29 3.1.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp 29 3.1.2 Xây dựng biện pháp 32 3.2 Thực nghiệm sư phạm 43 3.2.1 Mô tả thực nghiệm sư phạm 43 3.2.2 Nội dung thực nghiệm 44 3.2.3 Các tiêu chí thang đánh giá kết thực nghiệm 44 3.2.4 Phân tích kết thực nghiệm 46 3.2.5 Một số kinh nghiệm rút sau thực nghiệm 49 3.3 Tiểu kết chương 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 Kết luận chung 52 Kiến nghị 53 2.1 Đối với Phòng Giáo dục 53 2.2 Đối với giáo viên 53 2.3 Đối với phụ huynh 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GV Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỜNG MẪU GIÁO DUY PHÚ Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài Trẻ em niềm hạnh phúc gia đình, chủ tương lai đất nước nên cần phải quan tâm, chăm sóc giáo dục tốt Một tảng quan trọng việc phát triển tồn diện nhân cách trẻ hình thành phát triển kĩ sống cho trẻ KNS không giúp trẻ phát triển nhận thức, phát huy tính tích cực, tự giác mà cịn liên quan đến mặt phát triển khác trẻ thể chất, thẩm mĩ, tình cảm - xã hội…và đặc biệt giúp trẻ có kĩ để đương đầu, giải vấn đề sống Tại Việt Nam, giáo dục kĩ sống cho trẻ quan tâm Tuy nhiên theo chuyên viên tâm lí Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần ý tưởng Việt: “Hiện nay, thuật ngữ kĩ sống sử dụng phổ biến có phần bị “lạm dụng” người huấn luyện hay tổ chức bậc cha mẹ chưa thật hiểu nó” [5, tr.9] Do chưa ý thức cao vai trò tầm quan trọng việc giáo dục kĩ sống dành cho trẻ nên nhà trường gia đình, thường làm giúp trẻ cơng việc mà lẽ trẻ hồn tồn tự làm được, việc tạo tình để trẻ giải không coi trọng Các giáo viên bậc cha mẹ muốn dạy KNS cho sử dụng lời nói sng mà khơng để trẻ thực hành Chính điều khiến cho trẻ thiếu tự tin vào thân mình, có xu hướng rụt rè, nhút nhát giao tiếp xã hội, KNS trẻ bị hạn chế Trẻ khơng có kỹ xử lý tình huống, khơng biết phòng tránh nơi nơi nguy hiểm dẫn đến nhiều kết đáng tiếc nhiều trẻ bị chết đuối, bị điện giật, bị xâm hại tình dục… Những vấn đề nêu xảy thường nhìn nhận nguyên nhân thiếu quan tâm, giám sát bậc phụ huynh hay chủ quan từ họ Nhưng đặt ngược lại câu hỏi: “Nếu tất trẻ em học bơi biết bơi, biết phòng tránh nơi nguy hiểm liệu số chết đuối, tử vong có giảm xuống cách đáng kể hay khơng?” “Nếu trẻ biết cách phịng tránh bị điện giật số trẻ em chết điện có cịn nhiều khơng?”… “Chúng ta quan tâm giáo dục, trang bị hiểu biết, kiến thức giới tính kĩ phịng chống xâm hại tình dục năm số kinh khủng vấn nạn có thuyên giảm đáng kể hay khơng?” Trẻ em có tính hay tị mị thích khám phá người lớn lúc giám sát, có mặt bên cạnh trẻ lúc, nơi để xử lí vấn đề khó mà trẻ gặp phải Vậy khơng thay giúp trẻ vượt qua khó khăn cách dạy cho trẻ cách ứng biến với tình huống, trường hợp đặc biệt, kĩ bảo vệ thân bơi lội, võ thuật, phòng tránh điện giật…những kĩ tự phục vụ thân…những kĩ ứng biến với tình bị lạc, bị bắt cóc, bị dụ dỗ xâm hại tình dục… Nhận thức tầm quan trọng việc giáo dục kĩ sống cho trẻ nhìn nhận vào mặt trái thực tế Là giáo viên mầm non tương lai với mong muốn đem lại tốt cho trẻ, giúp trẻ phát triển cách tồn diện Cùng với lịng nhiệt huyết lịng say mê học hỏi, em băn khoăn vấn đề này, ln đặt cho câu hỏi: “Phải làm để giúp trẻ có kĩ sống tốt?” Xuất phát từ lý nên em chọn đề tài: “Giáo dục kĩ sống cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động chăm sóc – giáo dục trường mầm non.” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu sở lí luận sở thực tiễn giáo dục KNS cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho trẻ thông qua hoạt động chăm sóc – giáo dục trường mầm non Đối tượng khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Kĩ sống cho trẻ 5-6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú - Duy Xuyên - Quảng Nam 3.2 Khách thể nghiên cứu Trẻ 5-6 tuổi trường mẫu giáo Duy Phú- Duy Xuyên- Quảng Nam

Ngày đăng: 01/03/2024, 08:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w