ĐỌ TIN CẶY VA ĐỌ HIỆU Lực CỦA THANG ĐO CHÁNH NIẸM THEO NĂM CHIỀU CẠNH (FIVE-FACET MINDFULNESS QUESTIONNAIRE) Phạm Minh Thu Viện Tâm lý học. Phạm Phương Thảo TÓM TẤT Bài viết này nhằm thích nghi thang đo lường Chánh niệm theo năm chiều cạnh (FFMQ của Baer và cộng sự, 2008) trên khách thể là sinh viên Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mẫu thuận tiện ớ 55 tỉnh/thành trên cá nước và thuộc 3 miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam với 639 sinh viên của các trường đại học hoặc cao đẳng, trong đó nữ chiếm đến 77%. Mau khách thế trong độ tuổi từ 18 - 28, với độ tuổi trung bình là 20 tuổi. Thang đo được thích nghi gồm 15 mệnh đề với 5 khía cạnh khác nhau của Chánh niệm. Kết quả cho thấy, thang đo thích nghi trên sinh viên Việt Nam cho 2 nhóm khía cạnh (Không phản ứng, không phán xét với trải nghiệm thực tại và Hành động với ỷ thức) với độ tín cậy, độ hiệu lực chấp nhận được. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu cũng như một sổ hạn chế đã được bàn luận trong bài viết này. Từ khóa: Chánh niệm theo năm chiều cạnh; Thích nghi thang đo; Thang đo Chánh niệm. Ngày nhận bài: 22/8/2022; Ngày duyệt đăng bài: 25/8/2022. 1. Đặt vấn đề Trong những thập kỷ gần đây, chánh niệm, hay tỉnh thức, là một trong những chủ đề nóng nhất trong cả tâm lý học cơ bản và tâm lý học lâm sàng. Khái niệm chánh niệm có nguồn gốc từ Phật giáo và một số truyền thống dân gian khác, nơi mà sự chú ý và nhận thức có ý thức được tích cực trau dồi. Nó thường được định nghĩa là trạng thái chú ý đến và nhận thức được những gì đang diễn ra trong hiện tại với một thái độ cởi mở, không phán xét và chấp nhận. Ví dụ, Nyanaponika (1972, dẫn theo Germer, 2004, tr. 26) gọi chánh niệm là “nhận thức rõ ràng và nhất tâm về những gì thực sự xảy ra với chúng ta và trong chúng ta tại những khoảnh khắc nhận thức liên tiếp”. Hanh (1976, dẫn theo Germer, 2004, tr. 26) cũng định nghĩa tương tự chánh niệm là “giữ cho ý thức của một người sống động với thực tại hiện TẠP CHÍ TÁM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 85 tại”. Trong những năm qua, cấu trúc “chánh niệm” hay “tỉnh thức” thường được mô tả như là sự nhận thức không đánh giá, tập trung vào hiện tại, là kết quả của một sự chú ý tập trung và tái tập trung có chủ đích đến những cảm nhận và suy nghĩ ngay khi chúng xuất hiện theo từng khoảnh khắc (Williams, Teasdale, Segal và Kabat-Zinn, 2007). Nghiên cứu về chánh niệm được khơi nguồn từ những hoạt động lâm sàng, bởi nó được ghi nhận như một chiếc phao cứu sinh cho những ca trị liệu về lo âu, trầm cảm, hay là với những tình huống thân chủ đang phải trải qua những nồi đau nói chung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm này có mối liên hệ mật thiết với khả năng giảm thiểu lo lắng và trầm cảm, đồng thời gia tăng hạnh phúc cá nhân trên nhiều mẫu nghiên cứu (Baer, Smith, Hopkins, Krietemeyer và Toney, 2006; Brown và Ryan, 2003). Thêm vào đó, nhiều liệu pháp tâm lý dựa trên cấu trúc chánh niệm được đánh giá là có thề hồ trợ sức khỏe thể chất và tâm than (Bazzano và cộng sự, 2015; Lunsky, Robinson, Reid và Palucka, 2015). Từ những ghi nhận về tính hiệu quả trong phòng khám, càng ngày càng có nhiều phương pháp trị liệu được cho là “dựa trên chánh niệm”. Tuy nhiên, trong phần lớn sự phát triển của lình vực này, một số câu hỏi khoa học cơ bản về chánh niệm không, hay chưa được giải quyết: Rốt cuộc, chánh niệm là gì; Liệu chánh niệm là một trạng thái hay một đặc điểm và Làm thế nào chúng ta có thể đo lường nó? Trước hết, nếu chánh niệm là một trạng thái, nghĩa là nói về một tư duy hoặc hệ quy chiếu ngắn hạn và linh hoạt mà mồi cá nhân có thể bước vào hoặc đi ra một cách nhanh chóng, mà đôi khi cần có sự hỗ trợ từ sức mạnh ý chí. Nó là một tinh trạng linh hoạt có sức ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó nhận thức được thế giới xung quanh ngay tại thời điểm đang nói tới. Đó là một điều kiện linh hoạt ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhận thức thế giới xung quanh. Trong khi đó, nếu chánh niệm là một đặc điểm, nghĩa là nói đến những khía cạnh cố định hơn về tính cách, là những yếu tố khó và ít thay đồi hơn. Trong trường hợp chánh niệm coi là trạng thái, chánh niệm cần được hiểu như một tình trạng tạm thời mà trong đó, một cá nhân đang ý thức được những suy nghĩ và cảm nhận của họ và có thể tập trung vào những yếu tố xuất hiện ngay tại thời điểm hiện tại. Còn khi được coi là một đặc điềm, chánh niệm cần được hiểu là một năng lực mang tính cố định mà nhờ nó, cá nhân có thể nhìn nhận thế giới xung quanh một cách tỉnh thức khi muốn và khi đó, cá nhân ấy có thể nhận ra và gọi tên được những suy nghĩ và cảm nhận của mình, chấp nhận chúng một cách khách quan, không phán xét và tiếp tục tập trung “sống” trong giây phút thực tại. Trong những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu về chánh niệm ngày càng nhiều ở tốc độ chóng mặt, nội dung và các kết quả nghiên cứu vẫn còn ở tình trạng rời rạc, chưa mang tính hệ thống và khó có thể so sánh với nhau bởi nhiều lý do, trong đó có lý do về việc thiếu kiến thức xuyên văn hóa. Tại Việt Nam, chánh niệm hầu như được quan tâm dưới góc nhìn tôn giáo, mà chưa được nghiên cứu 86 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 nhiều như một đối tượng nghiên cứu tâm lý học. Việc tìm hiểu và thích nghi dần các công cụ thang đo đã được ghi nhận về độ tin cậy và độ hiệu lực trên thế giới, để phục vụ nghiên cứu chánh niệm như một đặc điểm tính cách ở mẫu nghiên cứu Việt Nam là một trong những bước đầu quan trọng, đặt nền móng cho mảng nghiên cứu tâm lý này ở nước ta trong những năm tới đây. Hiện tại, trên thế giới có một số thang đo về chánh niệm đã được sử dụng. Ví như: Thang Nhận nhức - Chú ý tỉnh thức (Mindful Attention Awareness Scale - MAAS, Brown và Ryan, 2003) là một thang đo 15 mệnh đề (item), tập trung đo lường xu hướng chú ý và ý thức nói chung của cá nhân đến trải nghiệm ngay tại khoảnh khắc hiện tại trong đời sống hằng ngày. Thang đo Chánh niệm Freiburg (Freiburg Mindfulness Inventory - FMI, Buchheld, Grossman và Walach, 2001) là một công cụ gồm 30 item đo lường mức độ quan sát theo từng khoảnh khắc một cách không đánh giá và sự cởi mở với những trải nghiệm tiêu cực. Trắc nghiệm Kentucky về các Kỹ năng Chánh niệm (Kentucky Inventory of Mindfulness Skills - KIMS, Baer, Smith và Allen, 2004) là một thang đo 39 item được thiết kế để đo bốn yếu tố của chánh niệm: quan sát, mô tả, hành động có ý thức và chấp nhận không đánh giá. Thang đo Chánh niệm ý thức và cảm xúc (Cognitive and Affective Mindfulness Scale - CAMS; Feldman, Westine, Edelman, Higg, Renna và Greeson, 2022; Hayes và Feldman, 2004) là một trắc nghiệm 12 item, được thiết kế để đo lường sự chú ý, ý thức, tập trung vào hiện tại và sự chấp nhận/không phán xét đối với những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân trong những trải nghiệm hằng ngày nói chung. Thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh (Five-Facet Mindfulness Questionnaire - FFMQ) là một trong những công cụ được nhiều công trình sử dụng nhất. Đây là một trắc nghiệm đo lường chánh niệm với vai trò là một đặc điểm tính cách, được xây dựng với nhóm tác giả Baer, Smith, Hopkins, Krietemeyer và Toney năm 2006, ban đầu với 39 mệnh đề (có thể gọi là FFMQ-39) cho 5 khía cạnh: Quan sát, Mô tả, Hành động với Ý thức, Không phán xét với trải nghiệm nội tại và Không phản ứng với trải nghiệm nội tại. Sau 2 năm, thang đo này được rút gọn từ 39 mệnh đề thành 15 mệnh đề cũng với 5 khía cạnh bởi Baer, Smith, Lykins, Button, Krietemeyer, Sauer, Walsh, Duggan và Williams (2008). Các mục được chọn từ FFMQ-39 dựa trên tải trọng của chúng trên mồi khía cạnh và để duy trì chiều rộng của nội dung cho mồi khía cạnh, cấu trúc nhân tố và tính chất đo lường tâm lý của FFMQ-15 đã được thử nghiệm bởi Gu và cộng sự (2016). Họ phát hiện ra rằng cấu trúc nhân tố của FFMQ-15 là phù hợp với FFMQ-39. Điều này cho thấy rằng cả hai phiên bản của FFMQ đều đo lường các cấu trúc rất giống nhau. Họ cũng nhận thấy rằng hai phiên bản FFMQ không khác nhau đáng kể về hiệu lực hội tụ. Ngoài ra, tính nhất quán bên trong là phù hợp với FFMQ-15 và biện pháp được phát hiện là nhạy cảm để thay đổi trong quá trình trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm. Ket hợp với nhau, phát hiện của Gu và cộng sự (2016) ủng hộ việc sử dụng FFMQ-15 như một biện pháp thay thế trong nghiên cứu khi cần có các biểu mẫu ngắn gọn hơn. TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 9 (282), 9 - 2022 87 Với sự phổ biến trong việc sử dụng thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh khi đo lường Chánh niệm, nghiên cứu này cho rằng, việc sử dụng phiên bản ngắn gọn là khá phù hợp nhằm xác định một số đặc điềm tâm trắc của thang đo này trong nỗ lực hình thành thang đo thích hợp với người Việt Nam. 2. Phưomg pháp nghiên cứu 2.1. Mẩu nghiên cứu Mầu nghiên cứu gồm 639 sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập tại 55 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó, số lượng sinh viên ở các tỉnh miền Nam chiếm ưu thế với 61,5% (miền Bắc: 21,9% và miền Trung: 16,6%); phần lớn là nữ (chiếm 77%). Sinh viên trong độ tuổi từ 18-28 tuổi (Mtuổi = 20 tuổi; SD = 1,6), tập trung nhiều ở nhóm sinh viên năm thứ nhất với 48,8% và sinh viên năm thứ 2 với 25,4%. Mầu nghiên cứu được lấy theo hình thức thuận tiện, nên số lượng khách thể theo các nhóm dựa vào các tiêu chí không được phân bố tưomg đồng. 2.2. Công cụ nghiên cứu Công cụ chính của nghiên cứu này là thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh (Baer, Smith, Lykins, Button, Krietemeyer, Sauer, Walsh, Duggan và Williams, 2008). Thang đo này bao gồm 15 mệnh đề (item), tập trung vào 5 chiều cạnh sau: Quan sảt/đểỷ/chủý tới những cảm nhận/nhận thức/suy nghĩ/cảm xúc của bản thân: Ý chỉ khía cạnh khám phá bản thân, bao gồm tất cả những xu hướng ý thức và nhận diện suy nghĩ và cảm xúc của một cá nhân. Mô tả/gắn nhãn bằng lời nói: Khía cạnh thứ tư ý nói tới khả năng của một cá nhân trong việc ghi nhận và gắn nhãn những suy nghĩ và cảm xúc mà họ trải nghiệm qua. Hành động với ỷ thức/sự tập trung/sự không mất tập trung: Ỷ chỉ khía cạnh liên quan tới khả năng sống trong hiện tại và ý thức, đồng thời bỏ qua hoặc tránh xa những yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn. Không phản ứng với trải nghiêm nội tại: Ý chỉ khả năng của mồi cá nhân trong việc giữ được sự bình tĩnh và khách quan khi đối mặt với những suy nghĩ hoặc cảm giác có thể kích thích các phản ứng cảm xúc. Không phản xét với trải nghiêm nội tại: Khía cạnh cuối cùng liên quan tới xu hướng cân nhắc và xem xét những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân một cách khách quan và từ chối việc đánh giá hay gán giá trị cho những suy nghĩ và cảm xúc đó. Người trả lời sẽ đánh giá sự đồng tình của mình với từng item, theo tính cách hay xu hướng hằng ngày của họ, trên thang Likert 5 điếm (1 = Không bao giờ hoặc rất hiếm khi đúng đến 5 = Rất thường xuyên hoặc luôn luôn đúng). Bên cạnh đó, để kiểm tra độ hiệu lực dự báo của thang đo Chánh niệm theo 88 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 năm chiều cạnh, nghiên cứu sử dụng thêm thang đo Hạnh phúc chủ quan (WH0-5). Thang đo này gồm 5 item, đo lường cảm xúc tích cực của người trả lời trong vòng 2 tháng trước thời điểm được hỏi như cảm xúc vui vẻ, sảng khoái, tích cực... Mồi item gồm 6 phương án từ 0 - 5 điểm (0- Không bao giờ; 1- Đôi lúc; 2- ít hon một nửa thời gian; 3- Hơn một nửa thời gian; 4- Hầu hết thời gian và 5- Tất cả thời gian). Độ tin cậy của thang đo đã được kiểm tra với giá trị Alpha của Cronbach = 0,88; tương quan của các mệnh đề với biến tổng dao động trong khoảng từ 0,69 - 0,79. Hệ số Alpha của Cronbach nếu loại từng item cũng đều đảm bảo (< 0,88). 2.3. Phân tích Độ tin cậy/độ nhất quán nội bộ của thang đo: được xác định thông qua phân tích độ tin cậy Alpha của Cronbach. Độ hiệu lực cấu trúc: được xác định thông qua phân tích nhân tố thang đo. Độ hiệu lực đồng quy (Concurrent Validity): được xác định thông qua phân tích tương quan Pearson giữa toàn thang đo và các khía cạnh của từng thang đo. Độ hiệu lực dự báo (Predictive Validity): được xác định thông qua phân tích hồi quy tuyến tính, trong đó xem xét khả năng dự báo của thang đo Chánh niệm đối với Hạnh phúc chủ quan. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kiếm tra ban đầu vể độ tin cậy và độ hiệu lực cấu trúc của thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh 3.1.1. Kiêm tra ban đầu về độ tin cậy của thang đo Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), với giá trị độ tin cậy Alpha của Cronbach đạt từ 0,6 trở lên thì thang đo lường đủ điều kiện. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh với 15 item đã cho thấy, mặc dù hệ số Alpha của Cronbach đảm bảo > 0,6; nhưng sau lần 1, do các item 1, 2, 6 và 12 của thang đo không đảm bảo tương quan với biến tổng (đều có giá trị < 0,3), nên những item này đã bị loại bỏ. Lúc này, thang đo chỉ còn 11 item và tiếp tục được kiểm tra lần 2. Ket quả loại tiếp item 5 và 11 do không đảm bảo tương quan với biến tổng (đều có giá trị < 0,3). Như vậy, sau 2 lần kiểm tra độ tin cậy, thang đo chỉ còn 9 item. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo lần 3 với 9 item cho kết quả của thang đo như sau: Bảng 1: Độ tin cậy của thang đo gồm 9 item (N = 639) Các item Tương quan item - tổng Hệ số Alpha của Cronach nếu loại item 3. Tôi không chú tâm đến những gì tôi đang làm vì tôi đang mộng mơ, lo lắng hoặc bị mất tập trung 0,48 0,77 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 89 4. Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường hoặc tồi tệ và tôi không nên suy nghĩ theo hướng đó 0,51 0,77 7. Tôi gặp khó khàn khi tìm từ ngữ chính xác để diễn tả những cảm nhận trước mọi vật 0,42 0,78 8. Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà không nhận thức được tôi đang làm gì 0,54 0,77 9. Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc không thích hợp và tôi không nên cảm thấy như vậy 0,55 0,77 10. Khi tôi có một số suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi có thể chỉ đơn giản chú ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,47 0,78 13. Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng 0,54 0,77 14. Tôi nói với mình rằng, tôi không nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy 0,47 0,78 15. Khi tôi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi chỉ nhận biết chúng và để cho chúng tự biến mất 0,35 0,79 Alpha của Cronbach (9 item) = 0,79 Độ tin cậy phản ánh sự ổn định bên trong của thang đo. ơ đây, hệ sô Alpha của Cronbach của thang đo là 0,79 (> 0,7). Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy việc xóa bất kỳ item nào sẽ khiến độ tin cậy bị giảm đi. Dữ liệu bảng 1 cũng cho thấy, hệ số tương quan biến - tổng của từng item đều lớn hơn 0,3 (dao động từ 0,35 đến 0,55). Như vậy, thang đo có độ ổn định bên trong tốt, cả 9 item có tính nhất quán với nhau và đều có vai trò quan trọng trong thang đo. 3.1.2. Kiểm tra ban đầu độ hiệu lực cấu trúc của thang đo Theo Garson (2003), tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích cho thấy, độ trích xuất vào nhân tố của các item dao động từ 0,39 - 0,64 (> 0,3); KMO = 0,82; Kiểm định Bartlett: p < 0,001; Tổng phương sai trích là 49,4. Bảng 2: Hệ số tải nhân tổ của thang đo 9 item (N = 639) Các item Hệ số tải nhân tố Nhân tố 1 Nhân tố 2 15. Khi tôi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi chỉ nhận biết chúng và để cho chúng tự biến mất 0,75 9. Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc không thích hợp và tôi không nên cảm thấy như vậy 0,67 90 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 9 (282), 9 - 2022 14. Tôi nói vói mình lằng, tôi không nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy 0,63 10. Khi tôi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi có thể chỉ đơn giản chú ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,63 4. Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường hoặc tồi tệ và tôi không nên suy nghĩ theo hướng đó 0,51 8. Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà không nhận thức được tôi đang làm gì -0,81 3. Tôi không chú tâm đến những gì tôi đang làm vì tôi đang mộng mơ, lo lắng hoặc bị mất tập trung -0,77 13. Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng -0,65 7. Tôi gặp khó khăn khi tìm từ ngữ chính xác để diễn tả những cảm nhận trước mọi vật -0,61 Hệ số tải nhân tố là giá trị biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải càng cao nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Biến quan sát đạt chất lượng tốt khi hệ số tải từ 0,5 trở lên, tối thiểu nên là 0,3 (Hair và cộng sự, 2010). Ket quả cho thấy, hệ số tải của các item tập trung vào 2 nhóm (bảng 2). Hệ số tải nhân tố được phân làm 2 nhóm, với Nhóm 1 gồm 5 item (item 4, 9, 10, 14 và 15), trong khi Nhóm 2 gồm 4 item (item 3, 7, 8 và 13). Mặc dù vậy, khi xem xét về nghĩa của các item trong nhóm 2 (4 item) thì có item 7 có nội dung không phù họp với nội dung của 3 item còn lại. Chính vì thế, nghiên cứu quyết
Trang 1ĐỌ TIN CẶY VA ĐỌ HIỆU Lực
(FIVE-FACET MINDFULNESS
QUESTIONNAIRE)
Phạm Minh Thu
Viện Tâm lý học.
PhạmPhương Thảo
Bài viết này nhằm thích nghi thang đo lường Chánh niệm theo năm chiều cạnh (FFMQ của Baer và cộng sự, 2008) trên khách thể là sinh viên Việt Nam Nghiên cứu sử dụng mẫu thuận tiện ớ 55 tỉnh/thành trên cá nước và thuộc 3 miền: miền Bắc, miền Trung
và miền Nam với 639 sinh viên của các trường đại học hoặc cao đẳng, trong đó nữ chiếm đến 77% Mau khách thế trong độ tuổi từ 18 - 28, với độ tuổi trung bình là 20 tuổi Thang
đo được thích nghi gồm 15 mệnh đề với 5 khía cạnh khác nhau của Chánh niệm Kết quả cho thấy, thang đo thích nghi trên sinh viên Việt Nam cho 2 nhóm khía cạnh (Không phản ứng, không phán xét với trải nghiệm thực tại và Hành động với ỷ thức) với độ tín cậy, độ hiệu lực chấp nhận được Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu cũng như một sổ hạn chế đã được bàn luận trong bài viết này.
Từ khóa: Chánh niệm theo năm chiều cạnh; Thích nghi thang đo; Thang đo Chánh niệm Ngày nhận bài: 22/8/2022;Ngày duyệt đăng bài: 25/8/2022.
1 Đặt vấn đề
Trong những thập kỷ gần đây, chánh niệm, haytỉnhthức, làmột trong những chủ đề nóng nhất trong cả tâm lý học cơ bản và tâm lý học lâm sàng Khái niệm chánh niệm có nguồn gốc từ Phật giáo và một số truyền thống dân gian khác, nơi
mà sự chú ý và nhận thức có ý thức được tích cực trau dồi Nó thường được định nghĩa là trạng thái chúýđến và nhận thức được nhữnggì đang diễn ra trong hiện tại với một thái độ cởi mở, không phán xét và chấp nhận Ví dụ, Nyanaponika(1972, dẫn theo Germer, 2004, tr 26) gọi chánh niệm là “nhận thức rõ ràng và nhất tâm
về những gì thực sự xảy ra với chúng ta và trong chúng ta tại những khoảnh khắc nhận thức liên tiếp” Hanh (1976, dẫn theo Germer, 2004, tr 26) cũng định nghĩa tương tự chánh niệm là “giữcho ý thức của một người sống động với thực tại hiện
Trang 2tại” Trong những năm qua, cấu trúc“chánhniệm”hay “tỉnh thức” thường được mô
tả như là sự nhận thức không đánh giá, tập trung vào hiện tại, là kết quả của một
sự chú ý tập trung và tái tập trung có chủ đích đến những cảm nhận và suy nghĩ ngay khi chúng xuất hiện theo từng khoảnh khắc (Williams, Teasdale, Segal và Kabat-Zinn, 2007)
Nghiên cứu về chánh niệm được khơi nguồn từ nhữnghoạt động lâm sàng, bởi nó được ghi nhận như một chiếc phao cứu sinh cho những ca trị liệu về lo âu, trầm cảm, hay là với những tình huống thân chủ đang phải trải qua những nồi đau nói chung Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểmnày có mối liên hệ mật thiết với khả nănggiảm thiểu lo lắng vàtrầm cảm, đồngthời gia tăng hạnh phúc cá nhân trên nhiều mẫu nghiên cứu (Baer, Smith, Hopkins, Krietemeyer và Toney, 2006; Brown và Ryan, 2003).Thêm vào đó, nhiều liệu pháp tâm lýdựa trên cấu trúc chánh niệm được đánh giá là có thềhồ trợ sức khỏe thể chất và tâm than (Bazzano vàcộng
sự, 2015; Lunsky, Robinson, Reid và Palucka, 2015) Từ những ghi nhận về tính hiệu quảtrongphòngkhám, càng ngày càngcó nhiều phươngpháptrị liệu được cho
là “dựa trênchánh niệm” Tuy nhiên,trong phần lớn sựphát triểncủa lình vựcnày, một số câu hỏi khoa học cơ bản về chánh niệm không, hay chưa được giải quyết: Rốt cuộc, chánh niệm là gì; Liệu chánh niệm làmột trạng thái hay một đặc điểmvà Làm thế nào chúng ta có thể đo lường nó?
Trước hết, nếu chánh niệm là một trạng thái, nghĩa là nói về một tư duy hoặc hệ quy chiếu ngắn hạn và linh hoạt mà mồi cá nhân có thể bước vào hoặc đi
ra một cách nhanh chóng, mà đôi khi cần có sự hỗ trợ từ sức mạnh ý chí Nó là một tinh trạng linh hoạt có sức ảnh hưởng đến cách mà cánhân đó nhận thức được thế giới xung quanh ngay tại thời điểm đang nói tới Đó là một điều kiện linh hoạt ảnh hưởng đến cách màchúng ta nhận thức thế giới xung quanh Trong khi đó, nếu chánh niệm là một đặc điểm, nghĩa là nói đến những khía cạnh cố định hơn về tính cách, là những yếu tố khó và ít thay đồi hơn Trong trường hợp chánh niệm coi là trạng thái, chánh niệm cần được hiểu như một tình trạng tạm thời mà trong đó, một
cá nhân đang ý thức được những suy nghĩ và cảm nhận của họ và có thể tập trung vào những yếu tố xuất hiệnngay tạithời điểm hiện tại Còn khi được coi là một đặc điềm, chánh niệm cần được hiểu là một năng lực mang tính cố định mà nhờ nó, cá nhân có thể nhìn nhận thế giới xungquanh một cách tỉnh thức khi muốn và khi đó,
cánhân ấycó thể nhận ra và gọi tên được những suy nghĩ và cảm nhận của mình, chấp nhận chúngmột cách khách quan, không phán xét và tiếp tục tập trung “sống” trong giây phút thực tại
Trong những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu về chánh niệm ngày càng nhiều ởtốcđộ chóng mặt, nội dung vàcác kết quả nghiên cứu vẫn còn ởtình trạng rời rạc, chưa mang tính hệ thốngvà khó có thể so sánh với nhau bởi nhiều lý
do, trong đó có lý do về việc thiếu kiến thức xuyên văn hóa Tại Việt Nam, chánh niệm hầu như được quan tâm dưới góc nhìn tôn giáo, mà chưa được nghiên cứu
Trang 3nhiều như một đối tượng nghiên cứu tâm lý học Việc tìm hiểu và thích nghi dần cáccông cụthang đo đã được ghi nhận vềđộ tincậy vàđộ hiệu lực trênthế giới, để phục vụ nghiên cứuchánh niệm như một đặc điểmtínhcách ởmẫu nghiên cứu Việt Nam là một trong những bước đầu quan trọng, đặt nền móng cho mảng nghiên cứu tâm lý này ở nước ta trong những năm tới đây
Hiện tại, trên thế giới có một số thang đo về chánh niệm đã được sử dụng
Ví như: Thang Nhận nhức - Chú ý tỉnh thức (Mindful Attention Awareness Scale
- MAAS, Brown và Ryan, 2003) là một thang đo 15 mệnh đề (item), tập trung đo lường xu hướng chú ý và ý thức nói chung của cá nhân đến trải nghiệm ngay tại khoảnh khắc hiện tại trong đời sống hằng ngày Thang đo Chánh niệm Freiburg (Freiburg Mindfulness Inventory - FMI, Buchheld, Grossman và Walach, 2001) là một công cụ gồm 30 item đo lườngmức độ quan sát theo từng khoảnh khắc một cách không đánh giá và sự cởi mở với những trải nghiệm tiêu cực Trắc nghiệm Kentucky về các KỹnăngChánh niệm(Kentucky Inventory of Mindfulness Skills
- KIMS, Baer, Smith và Allen, 2004) là một thang đo 39 item được thiết kế để
đo bốn yếu tố của chánh niệm: quan sát, mô tả, hành động có ý thức và chấp nhận không đánh giá Thang đo Chánh niệm ý thức và cảm xúc (Cognitive and Affective Mindfulness Scale - CAMS; Feldman, Westine, Edelman, Higg, Renna
và Greeson, 2022; Hayes và Feldman, 2004) là một trắc nghiệm 12 item, được thiết kế đểđo lường sựchú ý, ý thức, tập trungvào hiện tạivà sự chấp nhận/không phán xét đối với những suy nghĩvà cảm xúc của bản thân trong những trải nghiệm hằng ngày nói chung
Thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh (Five-Facet Mindfulness Questionnaire - FFMQ) là một trongnhững công cụđược nhiều công trình sửdụng nhất Đây là một trắc nghiệm đo lường chánh niệm với vai trò là một đặc điểm tính cách, được xây dựng với nhóm tác giả Baer, Smith, Hopkins, Krietemeyer và Toney năm 2006,banđầu với 39 mệnhđề(cóthểgọi là FFMQ-39)cho 5 khía cạnh: Quansát, Mô tả, Hành độngvới Ý thức, Không phán xét với trải nghiệm nội tại và Không phảnứng với trải nghiệmnộitại Sau2năm, thang đonày được rút gọntừ 39 mệnhđề thành 15 mệnh đề cũng với khía cạnh bởi Baer, Smith, Lykins, Button, Krietemeyer, Sauer, Walsh, Duggan và Williams (2008) Các mục được chọn từ FFMQ-39 dựa trên tải trọng của chúng trên mồi khía cạnh và để duy trì chiều rộng của nội dung cho mồi khía cạnh, cấu trúc nhân tố và tính chất đo lườngtâm lý của FFMQ-15 đã đượcthử nghiệm bởi Gu và cộng sự (2016) Họ phát hiện ra rằng cấu trúc nhân tố của FFMQ-15 là phù hợp với FFMQ-39 Điều này cho thấy rằng cả hai phiên bản của FFMQ đều đo lường các cấu trúc rất giống nhau Họcũng nhận thấy rằng hai phiên bản FFMQ không khác nhau đáng kể về hiệu lực hội tụ Ngoài
ra, tính nhất quán bên trong làphù hợp với FFMQ-15 vàbiện pháp được phát hiện
là nhạycảm để thay đổi trong quá trình trị liệu nhận thức dựa trên chánh niệm Ket hợp với nhau, phát hiện của Gu và cộng sự (2016) ủng hộ việc sử dụng FFMQ-15 như một biện pháp thay thếtrongnghiên cứu khi cần có các biểu mẫu ngắn gọn hơn
Trang 4Với sự phổ biến trong việc sử dụng thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh khi đo lường Chánh niệm, nghiên cứu này cho rằng, việc sử dụng phiên bản ngắn gọn là khá phù hợp nhằm xácđịnh một số đặcđiềmtâm trắc của thangđo này trong nỗ lực hình thành thang đo thích hợp với người ViệtNam
2 Phưomg pháp nghiên cứu
2.1 Mẩu nghiên cứu
Mầu nghiên cứu gồm 639 sinh viên Việt Nam đang sinh sống và học tập tại
55 tỉnh/thành trên cả nước, trong đó, số lượng sinh viên ở cáctỉnh miền Nam chiếm
ưu thế với 61,5% (miềnBắc: 21,9%và miền Trung: 16,6%); phần lớn lànữ (chiếm 77%) Sinh viên trong độ tuổi từ 18-28 tuổi (Mtuổi = 20 tuổi; SD = 1,6), tập trung nhiều ở nhóm sinh viên năm thứ nhất với 48,8%vàsinh viên năm thứ 2 với 25,4% Mầu nghiên cứu được lấy theo hình thứcthuận tiện, nên số lượng khách thểtheo các nhóm dựavào các tiêu chí không được phân bố tưomg đồng
2.2 Công cụ nghiên cứu
Công cụ chính của nghiên cứu này là thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh (Baer, Smith, Lykins, Button, Krietemeyer, Sauer, Walsh, Duggan và Williams, 2008) Thang đonày baogồm 15 mệnh đề (item),tập trung vào 5 chiều cạnhsau:
Quan sảt/đểỷ/chủý tới những cảm nhận/nhận thức/suy nghĩ/cảm xúc của bản thân:Ý chỉ khía cạnh khám phá bản thân, bao gồm tất cả những xu hướngý thức và nhận diện suy nghĩ và cảm xúc củamột cá nhân
Mô tả/gắn nhãn bằng lời nói: Khía cạnh thứ tư ý nói tới khả năng của một cá nhân trongviệcghi nhận và gắn nhãnnhững suy nghĩ và cảm xúc màhọtrảinghiệm qua
Hành động với ỷ thức/sự tập trung/sự không mất tập trung: Ỷ chỉ khía cạnh liênquan tới khả năng sốngtronghiện tại và ýthức, đồng thời bỏ qua hoặc tránh xa những yếu tố gâynhiễu tiềmẩn
Không phản ứng với trải nghiêm nội tại: Ý chỉ khả năng của mồi cá nhân trong việc giữ được sựbìnhtĩnhvàkhách quan khi đối mặt với những suy nghĩ hoặc cảm giác có thểkích thích các phản ứng cảm xúc
Không phản xét với trải nghiêm nội tại: Khía cạnh cuối cùng liên quan tới xu hướng cân nhắc vàxem xétnhững suy nghĩ và cảm xúccủa bản thân một cách khách quan và từchối việc đánh giáhay gán giá trị cho những suy nghĩ vàcảm xúc đó
Người trả lờisẽđánh giásựđồng tình của mình vớitừng item, theo tính cách hay xu hướng hằng ngày của họ,trên thang Likert 5 điếm (1 =Không bao giờ hoặc rấthiếmkhi đúng đến 5 = Rấtthường xuyênhoặc luôn luôn đúng)
Bên cạnh đó, để kiểm tra độ hiệu lực dự báo của thang đo Chánh niệm theo
Trang 5năm chiều cạnh, nghiên cứu sửdụng thêm thang đo Hạnh phúc chủ quan (WH0-5) Thang đo này gồm 5 item, đo lường cảm xúc tíchcực củangười trả lời trong vòng 2 tháng trước thờiđiểm được hỏi như cảm xúc vui vẻ, sảng khoái, tích cực Mồi item gồm6 phương án từ 0 5 điểm (0-Không bao giờ; 1-Đôi lúc; 2- íthon một nửa thời gian; 3- Hơn một nửa thời gian; 4- Hầu hết thời gian và 5- Tất cảthời gian) Độ tin cậy của thang đo đãđược kiểm tra với giá trị Alpha của Cronbach = 0,88; tương quan của các mệnh đề với biếntổng dao động trongkhoảng từ 0,69 - 0,79 Hệsố Alpha của Cronbachnếu loại từng item cũng đều đảm bảo (< 0,88)
2.3 Phân tích
Độ tin cậy/độ nhất quán nội bộ của thang đo: được xác định thông qua phân tích độ tin cậy Alpha của Cronbach Độ hiệu lực cấu trúc: được xác định thông qua phân tích nhân tố thang đo Độ hiệu lực đồng quy (Concurrent Validity): được xác định thông qua phân tích tương quan Pearson giữa toàn thang đo và các khía cạnh
của từng thang đo Độ hiệu lực dự báo (Predictive Validity):được xác định thông qua phân tích hồi quy tuyến tính, trong đó xemxétkhả năng dựbáo củathang đo Chánh niệm đối với Hạnh phúc chủquan
3 Kết quả nghiên cứu
3.1 Kiếm tra ban đầu vể độ tin cậy và độ hiệu lực cấu trúc của thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh
3.1.1 Kiêm tra ban đầu về độ tin cậy của thang đo
Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), với giá trị độ tin cậy Alpha củaCronbachđạttừ0,6 trở lên thì thangđo lường đủ điềukiện Kết quả kiểm trađộ tin cậy của thangđo Chánh niệmtheonăm chiều cạnh với 15 item đã cho thấy, mặc dù hệ số Alpha của Cronbach đảm bảo > 0,6; nhưng sau lần 1, do các item 1,
2, 6 và 12 của thang đo không đảm bảo tương quan vớibiến tổng (đều có giá trị < 0,3), nênnhững item này đã bị loại bỏ Lúc này, thang đo chỉ còn 11 item và tiếp tục được kiểm tra lần 2 Ket quả loại tiếp item 5 và 11 do không đảm bảo tươngquan với biến tổng (đều có giátrị < 0,3) Như vậy, sau 2 lần kiểm trađộ tincậy, thangđo chỉ còn 9 item
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo lần 3 với 9 item cho kết quả của thang đo như sau:
Bảng 1: Độ tin cậy của thang đo gồm 9 item (N = 639)
item - tổng
Hệ số Alpha của
Cronach nếu loại item
3 Tôi không chú tâm đến những gì tôi đang làm vì tôi đang
mộng mơ, lo lắng hoặc bị mất tập trung 0,48 0,77
Trang 64 Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường
hoặc tồi tệ và tôi không nên suy nghĩ theo hướng đó 0,51 0,77
7 Tôi gặp khó khàn khi tìm từ ngữ chính xác để diễn tả
8 Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà
không nhận thức được tôi đang làm gì 0,54 0,77
9 Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc không thích
hợp và tôi không nên cảm thấy như vậy 0,55 0,77
10 Khi tôi có một số suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi
có thể chỉ đơn giản chú ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,47 0,78
13 Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng 0,54 0,77
14 Tôi nói với mình rằng, tôi không nên cảm nhận theo
cách mà tôi đang cảm thấy 0,47 0,78
15 Khi tôi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn,
tôi chỉ nhận biết chúng và để cho chúng tự biến mất 0,35 0,79
Alpha của Cronbach (9 item) = 0,79
Độ tin cậy phản ánh sự ổn định bên trong của thang đo ơ đây, hệ sô Alpha của Cronbach của thang đo là 0,79 (> 0,7) Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy việc xóa bất kỳ item nào sẽ khiến độ tin cậy bị giảm đi Dữ liệu bảng 1 cũng cho thấy, hệ số tươngquan biến - tổng của từng item đều lớn hơn 0,3 (dao động từ 0,35 đến 0,55) Như vậy, thang đo có độ ổn định bên trong tốt, cả 9 item có tính nhất quán với nhau và đều có vai trò quan trọng trong thang đo
3.1.2 Kiểm tra ban đầu độ hiệu lực cấu trúc của thang đo
Theo Garson (2003), tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố làchỉ
số KMO phải lớn hơn 0,5 Kết quả phân tích cho thấy, độ trích xuất vào nhân tố của các item dao động từ 0,39 - 0,64 (> 0,3); KMO = 0,82; Kiểm định Bartlett:
p < 0,001; Tổngphương saitrích là 49,4
Bảng 2: Hệ số tải nhân tổ của thang đo 9 item (N = 639)
Các item
Hệ số tải nhân tố
Nhân tố 1 Nhân tố 2
15 Khi tôi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi chỉ nhận biết
chúng và để cho chúng tự biến mất 0,75
9 Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc không thích hợp và tôi không
Trang 714 Tôi nói vói mình lằng, tôi không nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy 0,63
10 Khi tôi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi có thể chỉ đơn giản
chú ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,63
4 Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường hoặc tồi tệ và tôi
không nên suy nghĩ theo hướng đó 0,51
8 Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà không nhận thức
được tôi đang làm gì -0,81
3 Tôi không chú tâm đến những gì tôi đang làm vì tôi đang mộng mơ, lo lắng
hoặc bị mất tập trung -0,77
13 Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng -0,65
7 Tôi gặp khó khăn khi tìm từ ngữ chính xác để diễn tả những cảm nhận trước
Hệ số tải nhân tố là giátrị biểu thị mối quan hệ tươngquan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải càng cao nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Biến quan sátđạtchất lượng tốtkhi hệ số tải từ 0,5 trở lên, tối thiểu nên là 0,3 (Hair và cộng sự, 2010) Ket quả cho thấy, hệ số tảicủa các item tập trung vào 2 nhóm(bảng 2)
Hệ số tải nhân tố được phân làm 2 nhóm, với Nhóm 1 gồm 5 item (item 4,
9, 10, 14 và 15), trong khi Nhóm 2 gồm 4 item (item 3, 7, 8 và 13) Mặc dù vậy, khixem xét về nghĩa của các item trong nhóm 2 (4item) thì có item 7có nội dung không phù họp với nội dung của 3 item còn lại Chính vì thế, nghiên cứu quyết định loại bỏ item7 và phân tích lại nhân tố trên 8 item
3.2 Kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo gồm 8 item
Độ tin cậy của thang đo: Sau khi kiểm tra độ tin cậy, giá trị Alpha của Cronbach vẫn được đảm bảo = 0,78 (> 0,7); tương quan của các item với biếntổng dao động trong khoảng 0,36 - 0,55; Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy việc xóa bất kỳitem nào sẽ khiến độ tin cậy bị giảm đi
Độ hiệu lực cấu trúc của thang đo: Tất cả các item đều có tỷ lệ trích xuất trên 40% (dao động trong khoảng 0,45 - 0,64) Các biến số thích họpđể phân tích nhân tố với KMO = 0,81; Kiểm định Bartlett: p < 0,001; Tổng phương sai trích: 52,3 Như vậy, độhiệulực về cấu trúc đã được xác nhận Độ triết xuất củacác item vào nhân tố > 0,4
Độ hiệu lực hội tụ và phân biệt: Ket quả phân tích nhân tố trên thang còn
8 item cho thấy, 2 nhóm được phân hóa rõ rệt Nhóm 1 vẫn giữ nguyên về số lượng itemvà thứ tự củaitem, baogồm 5 item (item 4, 9, 10, 14 và 15), trong khi Nhóm 2 gồm 3 item (item 3, 8 và 13)
Trang 8Bảng 3: Độ trích xuất của các item vào nhân tổ gồm 8 item (N = 639)
3 Tôi không chú tâm đến những gì tôi đang làm vì tôi đang mộng mơ, lo lắng hoặc
bị mất tập trung 0,60
4 Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường hoặc tồi tệ và tôi không
nên suy nghĩ theo hướng đó 0,44
8 Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà không nhận thức được
tôi đang làm gì 0,64
9 Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc không thích hợp và tôi không nên
cảm thấy chúng 0,54
10 Khi tôi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi có thể chỉ đơn giản chú
ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,44
13 Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng 0,58
14 Tôi nói với mình rằng, tôi không nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy 0,46
15 Khi tôi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi chỉ nhận biết chúng
và để cho chúng tự biến mất 0,48
KMO = 0,81; Kiểm định artlett: p < 0,001;
Tổng phương sai trích: 52,3 Độ triết xuất của các item vào nhân tố > 0,4
Bảng 4: Hệ sổ tài nhân tổ của thang đo Chảnh niệm theo năm chiều cạnh gồm 8 item (N= 639)
Hệ số tải nhân tố
1 2
15 Khi tôi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi chỉ nhận biết chúng
9 Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc không thích họp và tôi không
14 Tôi nói với mình rằng, tôi không nên cảm nhận theo cách mà tôi đang cảm thấy 0,65
10 Khi tôi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi có thể chỉ đơn giản
chú ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,62
4 Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường hoặc tồi tệ và tôi
8 Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà không nhận thức
được tôi đang làm gì -0,80
3 Tôi không chú tâm đến những gì tôi đang làm vì tôi đang mộng mơ, lo lắng
hoặc bị mất tập trung -0,79
13 Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng -0,70
Độ tin cậy toàn thang đo = 0,78
Theo kết quả của phép xoay không vuông góc, hệ số tương quan giữahai nhân tố này là r = 0,43 (< 0,7) Điều này cho thấy, 2 nhân tốnày độc lập tương đối với nhau Độ hội tụ phân biệtđượcđảm bảo
Trang 9Sau khi đã xác định rõ các item hướng về 2 nhóm nhân tố/2 khía cạnh của thangđo, chúng tôi đã đặttên chohainhân tố này dựa trêncáckhía cạnh của thang
đo gốc Ket quả độ tin cậy của từng nhóm cũng được đảm bảo và đều có giá trị Alpha của Cronbach > 0,7 (xem bảng 5)
Bảng 5: Độ tin cậy của các khỉa cạnh và toàn thang đo Chánh niệm
theo năm chiều cạnh gồm 8 item (N - 639)
- Độ hiệu lực dự bảo:
Các item Tưong quan
item - tổng
Hệ số Alpha của Cronach nếu loại item
Nhóm 1: Không phản ứng, không phán xét với trải nghiệm nội
tại: Giá trị Alpha của Cronbach (5 item) = 0,70
4 Tôi tin rằng một số suy nghĩ của tôi là không bình thường
hoặc tồi tệ và tôi không nên suy nghĩ theo hướng đó 0,47 0,64
9 Tôi nghĩ một vài cảm xúc của mình là tệ hoặc không thích
hợp và tôi không nên cảm thấy chúng 0,56 0,60
10 Khi tôi có một suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi có
thể chỉ đơn giản chú ý đến chúng mà không phản ứng lại 0,45 0,65
14 Tôi nói với minh ràng, tôi không nên cảm nhận theo cách
15 Khi tôi có những suy nghĩ hoặc hình ảnh phiền muộn, tôi
chỉ nhận biết chúng và để cho chúng tự biến mất 0,36 0,69
Nhóm 2: Hành động với ý thức: Giá trị Alpha của Cronbach
(3 item) = 0,70
3 Tôi không chú tâm đến những gì tôi đang làm vì tôi đang
mộng mơ, lo lắng hoặc bị mất tập trung 0,46 0,68
8 Tôi làm các công việc và nhiệm vụ một cách máy móc mà
không nhận thức được tôi đang làm gì 0,56 0,55
13 Tôi hối hả làm mọi việc mà không thực sự chú ý đến chúng 0,53 0,59
Toàn thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh: Giá trị Alpha của Cronbach (8 item) = 0,781; Hệ số tương quan của các item với biển tổng dao động trong khoảng 0,36 - 0,55; Hệ số Alpha của Cronbach nếu loại item của các item < 0,781.
Nhiều nghiêncứu đã chỉ ra rằng Chánh niệmcủa cá nhân có mối liên hệmật thiết với khảnăng giảm thiểu lo lắng và trầm cảm, đồng thời giatănghạnh phúc cá nhân (Baer, Smith, Hopkins,KrietemeyervàToney, 2006; Brown và Ryan, 2003)
Vì vậy, nghiên cứu này một lần nữaxem xét Chánh niệm được đo trên mẫu sinh viêncó khả năng dự báo mức độ Hạnh phúc như thế nào?
Saukhi kiếm tra mối tương quan giữa từng khía cạnh của thang đo và toàn thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh với Hạnh phúc chủ quan Kết quả cho thấy: Hai thang đo này có mối tương quan thuận chiều với nhau (r = 0,15 với
Trang 10p =0,000); Đồng thời 2 nhóm khía cạnh của thang đo Chánh niệmtheo năm chiều cạnh là Khôngphánxét, không phản ứng với trải nghiệm nội tạivà Hành động với
ý thức đêu có môi quanhệ thuận chiêu với Hạnh phúc chủ quan (hệ sô tưong quan Pearson lầnlượt là r = 0,12 và r = 0,26 với mức ý nghĩa p = 0,000) Mặc dù, thang
đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh có tương quan yếuvới Hạnh phúc chủ quan, nhưng đây là mối tương quan có ý nghĩa thống kê về mặt toán học Chính vì vậy,
dữ liệu đủđảm bảo để tiếp tục xem xétmức độ dự báo trong môi quan hệ này
Bảng 6: Độ hiệu lực dự bảo của thang đo Chảnh niệm theo năm chiều cạnh
B R 2
Chánh niệm theo năm chiều cạnh 0,344*** 0,022
F = 14,09 với p < 0,001
Ghi chú: B là hệ số hồi quy không chuẩn hóa; ***.■ p < 0,001; **• p < 0,01.
Kết quả hồi quy đontính cho thấy, Chánhniệm có khả năngdự báo sự thay đổi củaHạnh phúcchủquan (R2= 0,022; p < 0,001) Điều đó có nghĩalàChánh niệm (được
đo bằng 8item với2 khía cạnh là Không phán xét, Không phảnứng với trải nghiệm nội tạivàHànhđộng với ý thức) có thể dựbáo sựgia tăng hạnh phúc của cá nhân
3.3 Các thông sổ thống kê mô tả của thang đo Chánh niệm theo năm chiều cạnh gồm 8 item (N = 639)
Biểu đồ dưới đây thể hiện phân bố và các thông số thống kê của thang đo Chánh niệm theonăm chiềucạnh Cụ thê:
Điểm trung bình (M) 3,15
Độ lệch chuẩn (SD) 0,48
Giá trị nhỏ nhất 1,63 Điểm trung vị (Mdn) 3,12
Hệ số biến thiên (CV) 0,15
Giá trị lớn nhất 4,50
Biểu đồ 1: Phân bố điểm và các thông số thống kê của thang đo Chánh niệm theo năm chiêu cạnh (N = 639)
về phân bố điểm:Tầnsuất xuất hiện nổi bậtxoayquanhkhoảngđiểm mức 3 Phân bốđiểmcủa thang đoởdạng hình chuông, với điểmtrungbình và điểm trung
vị gần như không chênh lệch và chỉ số độ nghiêng (0,08) và độ nhọn (0,13) nằm trong khoảng± 1 cho thấy phân bổ tiệm cận phân bố chuẩn