1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện kiến xương, tỉnh thái bình

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Tuân Thủ Điều Trị Của Người Bệnh Tăng Huyết Áp Điều Trị Ngoại Trú
Trường học Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương
Chuyên ngành Y học
Thể loại bài nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Những việc làm được và chưa làm được trong quản lý và điều trị người bệnhtăng huyết áp ngoại trú....233.1.1.. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị người bệnh tăng huyết áp điề

Trang 1

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lý luận 3

1.1.1 Khái niệm và phân loại tăng huyết áp. 3

1.1.1.1 Khái niệm tăng huyết áp 3

1.1.1.2 Phân loại tăng huyết áp 3

1.1.2 Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp [9],[16],[5]. 4

1.1.2.1 Tăng huyết áp nguyên phát: 4

1.1.2.2 Tăng huyết áp thứ phát: 4

1.1.3 Triệu chứng, biến chứng tăng huyết áp. 5

1.1.3.1 Triệu chứng tăng huyết áp [9] 5

1.1.3.2 Biến chứng tăng huyết áp 5

1.1.4 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp 6

1.1.5 Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp 7

1.1.6 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp 7

1.1.6.1 Khái niệm về tuân thủ điều trị tăng huyết áp 7

1.1.6.2 Uống thuốc điều trị tăng huyết áp 8

1.1.6.3 Thay đổi lối sống của người bệnh tăng huyết áp 8

1.2 Cơ sở thực tiễn. 9

1.2.1 Tình hình bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị trên thế giới 9

1.2.2 Tình hình bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị ở Việt Nam 9

Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 12 2.1 Giới thiệu sơ lược về khoa Khám bệnh và Bệnh viện huyện Kiến Xương tỉnh

Trang 2

Thái Bình 12

2.2 Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương tháng 9 và tháng 10 năm 2023. 13

2.2.1 Đối tượng và phương pháp khảo sát. 13

2.2.2 Kết quả khảo sát. 15

2.2.2.1 Thông tin chung của đối tượng khảo sát 15

2.2.2.2 Thông tin về bệnh THA của người bệnh 16

2.2.2.3 Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của người bệnh 17

2.2.2.4 Thông tin tuân thủ điều trị thuốc 19

2.2.2.5 Thông tin về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống và tái khám định kỳ20 Chương 3 BÀN LUẬN 23

3.1 Những việc làm được và chưa làm được trong quản lý và điều trị người bệnh tăng huyết áp ngoại trú. 23

3.1.1 Những việc đã làm được 23

3.1.2 Những việc chưa làm được 24

3.1.3 Nguyên nhân của những chưa làm được 24

3.2 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú hiện nay của đơn vị 28

3.2.1 Thuận lợi 28

3.2.2 Khó khăn 29

3.3 Giải pháp để giải quyết/khắc phục vấn đề. 29

3.3.1 Về phía bệnh viện 29

3.3.2 Đối với người bệnh THA 30

3.3.3 Đối với chính quyền, cộng đồng 31

KẾT LUẬN 32

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 33

1 Đối với bệnh viện, khoa và nhân viên y tế: 33

2 Đối với người bệnh THA 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Phụ lục 1: 37

Phụ lục 2: 42

Trang 3

Đối tượng khảo sát Điều tra viên Giáo dục sức khỏe Huyết áp

Người bệnh Tăng huyết áp Trung học phổ thông Tuân thủ điều trị World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân độ huyết áp theo JNC6 - WHO (2003) 3

Bảng 2.1: Thông tin chung của đối tượng khảo sát (n=310) 15

Bảng 2.2: Thông tin về bệnh THA của ĐTKS (n=310) 16

Bảng 2.3: Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của NB 17

Bảng 2.4: Mức độ tuân thủ chung của người bệnh THA 19

Bảng 2.5 Thông tin tuân thủ điều trị thuốc 19

Bảng 2.6 Tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào; tuân thủ hạn chế uống rượu bia của người bệnh 21

Bảng 2.7 Tuân thủ thay đổi chế độ luyện tập 21

Bảng 2.8: Tuân thủ thay đổi chế độ theo dõi huyết áp và tái khám định kỳ 22

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ từng nhóm biến chứng THA 17

Biểu đồ 2.2 Kiến thức chung của người bệnh THA 18

Biểu đồ 2.3: Tuân thủ điều trị THA của người bệnh 19

Biểu đồ 2.4: Tuân thủ thay đổi chế độ ăn (n=302) 20

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch phổ biến và nguy hiểm, bệnh đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới, tỉ lệ tử vong cao với nhiều biến chứng nguy hiểm và được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” Tăng huyết

áp liên quan đến 69% nhồi máu cơ tim lần đầu, 74% các ca bệnh động mạch vành, 77% đột quỵ não lần đầu và 91% các ca suy tim [14].

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% tương đương 972 triệu người và dự kiến đến năm 2025 tỷ lệ tăng huyết áp sẽ tăng lên 29,2% tương đương 1,56 tỷ người Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có

4 người bị tăng huyết áp [26] Tại Việt Nam theo báo cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam, tính đến tháng 5 năm 2016 tỷ lệ THA là 47,3%, trong đó chỉ có 31,3% THA kiểm soát được [20] Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì điều trị và tuân thủ chế độ điều trị Nếu không tuân thủ chế độ điều trị người bệnh có thể mắc nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Người bệnh bị tăng huyết áp không được kiểm soát thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng gấp 3 lần, mắc suy tim gấp 6 lần và đột quỵ gấp 7 lần [11] Theo Niên giám Thống kê y tế năm 2018, tăng huyết áp là một trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam

[25] Vì thế tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp của người bệnh là vô cùng quan trọng Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị Trên thế giới theo nghiên cứu của Morisky năm 2008 chỉ có 15,9% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc tốt [24] Kết quả nghiên cứu của Saleem tại Pakistan năm 2011, có 61,3% người bệnh có hiểu biết trung bình về tăng huyết áp và không có người bệnh nào được coi là tuân thủ tốt trong nghiên cứu [29] Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Ninh Văn Đông năm 2010 chỉ có 21,5% người bệnh đạt về tuân thủ điều trị

[3] Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc đạt trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là 49,5% [7] Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu về tuân thủ dùng thuốc Nhưng trong điều trị ngoại trú, ngoài tuân thủ dùng thuốc, người bệnh cần quan tâm đến thay đổi lối sống để kiểm soát được huyết áp và hạn chế các biến chứng của bệnh.

Trang 7

Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Xương là bệnh viện hạng II tuyến huyện trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, việc quản lý và chăm sóc người bệnh mắc các bệnh không lây nhiễm ngoại trú trong đó có bệnh THA được bệnh viện luôn chú trọng Qua khảo sát phỏng vấn sơ bộ một số người bệnh tăng huyết áp đến điều trị tại đây, có gần 1/4 người bệnh uống thuốc hạ huyết áp không thường xuyên Tình trạng không thay đổi chế độ ăn so với trước khi bị bệnh và tự ý mua thuốc

hạ huyết áp khi hết thuốc kê đơn vẫn còn diễn ra Tại bệnh viện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề tuân thủ điều trị tăng huyết áp Với mong muốn tìm hiểu thực trạng tuân thủ điều trị ngoại trú, và có thêm các bằng chứng tin cậy cho việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết

áp, nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và hạn chế

các biến chứng của bệnh, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình ”, với mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình năm 2023.

2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm và phân loại tăng huyết áp.

1.1.1.1 Khái niệm tăng huyết áp

Theo WHO, một người được cho là bị THA khi có một trong hai hoặc cả hai trị số: Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) ≥ 90mmHg Trị số được tính trung bình cộng của ít nhất 2 lần đo liên tiếp với cách đo chuẩn [31] Khái niệm này được Bộ Y tế và các chương trình y tế tại Việt Nam đang sử dụng [1].

1.1.1.2 Phân loại tăng huyết áp

Có 2 cách phân loại THA thường được sử dụng, gồm: (1) phân loại dựa trên nguyên nhân tìm được và (2) phân loại dựa trên mức chỉ số huyết áp.

Phân loại theo nguyên nhân tìm được: thường được sử dụng trong lâm sàng gồm 2 nhóm: THA nguyên phát (hay THA vô căn) và THA thứ phát.

- Nhóm THA nguyên phát: được phân độ theo mức chỉ số huyết áp, chia thành 3 nhóm: độ 1, 2 và 3, tương ứng với mức 140-159mmHg/90- 99mmHg; 160-179mmHg/100-109mmHg; ≥ 180mmHg/≥ 110mmHg Bên cạnh đó, tồn tại nhóm THA tâm thu đơn độc dùng để chỉ nhóm có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên trong khi huyết áp tâm trương <90mmHg (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Phân độ huyết áp theo JNC6 - WHO (2003) Phân loại Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương

Nguồn: Theo World Health Organization (2003), [31]

Trang 9

Với nhóm THA thứ phát: nhiều nguyên nhân dẫn đến THA đã được biết đến như hẹp động mạch chủ, bệnh mạch máu thận, suy thận, hội chứng cường Aldosterol, u tủy thượng thận [17].

1.1.2 Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp [9],[16],[5].

1.1.2.1 Tăng huyết áp nguyên phát:

Có khoảng từ 92 - 94% người bị THA không tìm được nguyên nhân hay còn gọi

là bệnh THA, ngay cả trong số người trẻ tuổi thì cũng khoảng 50% là nguyên phát.

Các yếu tố thuận lợi thường thấy trong THA nguyên phát như sau:

- Vai trò của muối natri: ăn nhiều muối natri (> 14 gram/ngày) có nhiều nguy cơ THA, ăn < 1 gam/ngày, huyết áp giảm.

- Nòi giống: người da đen có tỷ lệ THA cao hơn người da trăng (trong cùng một hoàn cảnh, điều kiện làm việc như nhau).

- Thừa cân và béo phì: người ta thấy ở nguời có chỉ số khối cơ thể (BMI)

> 30 ở tuổi 40 – 49 thì tỷ lệ THA gấp 4 lần người bình thường.

-Yếu tố gia đình: 50% người bệnh THA có người trong gia đình bị bệnh THA Nghiện rượu: ở những người nghiện rượu, nguy cơ THA gấp 2 – 3 lần người

ở người trẻ, hoặc các trường hợp THA khó điều trị Các nguyên nhân có thể là:

- Các bệnh thận: Chiếm phần lớn (50%) trong THA thứ phát, 2 – 3% trong THA chung Các bệnh thận bao gồm bệnh hẹp động mạch thận (thường gặp) và bệnh nhu mô thận.

- Bệnh ở động mạch lớn: hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh gây THA chi trên, viêm tắc động mạch (Takayashu).

Trang 10

- Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, hội chứng Conn, hội chứng Cushing, chứng to đầu chi (acromegaly), cường tuyến cận giáp với tăng canxi máu.

- Bệnh ở nội sọ: khối u nội sọ, khối choán chỗ, tăng áp lực nội sọ cấp tính.

- Tăng huyết áp thai kỳ:

+ THA xuất hiện sau tuần thứ 20 của thời kỳ thai nghén Nguy cơ bị tiền sản giật, sản giật.

+ THA đã có từ trước nay nặng lên do mang thai, do nhiễm độc thai nghén.

- Tăng huyết áp do thuốc và độc chất

+ Thuốc ngừa thai có chứa estrogen – progesteron.

+ Các corticosteroid, ACTH.

+ Các thuốc gây chán ăn, Ephedrin, một số thuốc ma túy, cocain.

1.1.3 Triệu chứng, biến chứng tăng huyết áp.

1.1.3.1 Triệu chứng tăng huyết áp [9]

Như vậy, THA chỉ có thể khẳng định được bằng đo huyết áp Đa số các trường hợp THA được phát hiện qua đo huyết áp thường qui, tuy nhiên với một

số trường hợp cần đo huyết áp trong 24h.

1.1.3.2 Biến chứng tăng huyết áp

Bệnh THA có thể gây nên nhiều biến chứng, với nhiều mức độ khác nhau,

từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong Sau đây là một số biến chứng thường gặp ở người bệnh bị THA [1].

- Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.

- Phì đại thất trái, suy tim.

Trang 11

- Bệnh mạch máu ngoại vi.

- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị.

- Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận.

- Đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh 1.1.4 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp

- Tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA tăng theo tuổi.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến (2012) cho thấy tỷ lệ THA là 23,1%

ở lứa tuổi dưới 60 tuổi và 76,9% ở lứa tuổi trên 60 [10]

- Thừa cân, béo phì:

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị THA Kết quả nghiên cứu của Lý Huy Khanh, có mối liên quan thuận giữa tỉ số vòng eo/vòng mông (WHR) và phì đại thất trái ở người bệnh THA, nam có WHR lớn hơn 0,9

và nữ có WHR lớn hơn 0,8 có nguy cơ bị phì đại thất trái với OR = 2,51 (CI 95%: 1,26 - 4,99) [4]

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương năm 2011 cho kết quả 17,2% người THA có tiền sử gia đình có người bị THA [15].

- Căng thẳng thần kinh, sang chấn tâm lý:

Khi bị căng thẳng tâm thần kinh, hệ thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động giải phóng adrenalin và nor-adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp tim nhanh hơn, động mạch co nhỏ lại và làm tăng huyết áp Tuy nhiên, chưa có minh chứng về những cơn THA ngắn do kích thích tâm lý nặng có thể để lại bệnh THA sau này [8].

- Ăn nhiều muối (ăn mặn) làm tăng nguy cơ THA và tăng nguy cơ đột quỵ

ở người THA:

Trang 12

Ước tính nhu cầu muốn ăn NaCl (thực chất là Natri) của cơ thể hàng ngày là khoảng 4 g NaCl tương đương với 1,6g Natri Những người dùng ít muối (<3g NaCl/ngày) thường có trị số huyết áp trung bình thấp hơn và ít có xu hướng tăng theo tuổi [12].

- Lười vận động, lạm dụng rượu bia, hút thuốc là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc THA:

Tóm tắt các công trình nghiên cứu tim mạch (2005-2010) cho thấy uống nhiều rượu (>3 xuất/ngày, mỗi xuất khoảng 148ml rượu vang hay một non bia) có nguy cơ THA gấp 2 - 3 lần bình thường; giảm tiêu thụ rượu xuống dưới 3 lần uống/ ngày (30ml rượu chưng cất) làm giảm huyết áp ở người bệnh có điều trị; nếu giảm rượu từ 450ml xuống còn 60ml/tuần sẽ làm giảm huyết áp từ 5-3mmHg với cả huyết

áp tâm thu và tâm trương, có hiệu quả hơn so với chế độ ăn kiêng muối [12].

Hút thuốc lá mặc dù không phải là một nguyên nhân gây THA nhưng là một yếu tố đe dọa quan trọng của bệnh, nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người THA có hút thuốc lá cao hơn 50 - 60% so với những người THA không hút thuốc lá [8],[12].

1.1.5 Nguyên tắc điều trị tăng huyết áp

Một số nguyên tắc cần đảm bảo trong điều trị THA [19]:

- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và

đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.

- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch” “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là <140/90mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là <130/80mmHg Khi đã đạt huyết áp mục tiêu, vẫn phải duy trì điều trị và theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

- Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có tổn thương cơ quan đích.

- Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các

cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.

1.1.6 Tuân thủ điều trị tăng huyết áp

1.1.6.1 Khái niệm về tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Năm 2013, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa tuân thủ điều trị (TTĐT) là

“Mức độ hành vi của NB bao gồm sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn và/hoặc thay

Trang 13

đổi lối sống dựa trên hướng dẫn của nhân viên y tế” Theo đó, TTĐT gồm 2 phần: Tuân thủ sử dụng thuốc và tuân thủ các biện pháp không dùng thuốc của NB [23].

Trong chuyên đề này, TTĐT là việc thực hiện nghiêm các khuyến nghị của Bộ Y tế về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA năm 2010 TTĐT thuốc là

NB uống thuốc đúng, đủ và đều đặn theo đơn của bác sĩ Sử dụng thuốc kể cả khi HA bình thường và không được tự ý thay đổi thuốc và liều lượng thuốc [1].

1.1.6.2 Uống thuốc điều trị tăng huyết áp

Hiện nay, các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng nhiều khái niệm khác nhau để mô tả việc sử dụng thuốc của NB như: Tuân thủ, sử dụng thuốc phù hợp, tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ dùng thuốc.

Hội nghị Châu Âu về giám sát tuân thủ của NB năm 2009 đưa ra định nghĩa về tuân thủ sử dụng thuốc là “quá trình NB sử dụng thuốc theo chỉ định” Trong đó, tuân thủ sử dụng thuốc của NB gồm 3 phần: Bắt đầu sử dụng thuốc khi được kê đơn; mức độ thực hiện thuốc theo chỉ định và dừng sử dụng thuốc.

NB uống thuốc điều trị THA cần [1]:

Phải tuân thủ uống thuốc theo đơn của bác sỹ

Không tự ý thay đổi thuốc và liều lượng

Uống thuốc thường xuyên, lâu dài, liên tục ngay cả khi huyết áp bình thường.

Khám bệnh và kiểm tra HA.

Như vậy, khi NB THA có một và/hoặc nhiều hành vi sau thì được tính là

NB có hành vi nguy cơ trong tuân thủ sử dụng thuốc:

NB quên uống thuốc.

NB tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết đợt điều trị.

NB bớt loại thuốc theo chỉ định.

NB uống thêm thuốc.

Tái không tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

1.1.6.3 Thay đổi lối sống của người bệnh tăng huyết áp

Theo hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế năm 2010 bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc, người bệnh THA cần thay đổi lối sống, có chế độ

ăn hợp lý, giảm ăn mặn dưới 5 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày, tăng

Trang 14

cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế chất béo, bia rượu và bỏ thuốc lá, có chế

độ luyện tập thể dục hàng ngày và kiểm soát cân nặng [1].

Việc khám bệnh định kỳ hàng tháng hoặc đi khám ngay khi có các dấu hiệu không khỏe là rất quan trọng để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng của THA có thể xảy ra.

Vấn đề tuân thủ điều trị ngoại trú của người bệnh THA cũng được khá nhiều tác giả nghiên cứu Theo nghiên cứu của Yun Gao và cộng sự, nghiên cứu trên 46.239 người ≥ 20 tuổi, kết quả thu được 26,6% người trưởng thành ở Trung Quốc có THA Trong số người bệnh THA, chỉ có 45,0% biết về tình trạng của họ, 36,2% được điều trị, và chỉ có 11,1% đạt về tuân thủ điều trị [30] Kết quả nghiên cứu của Morisky chỉ có 15,9% NB tuân thủ điều trị thuốc tốt, 52% tuân thủ trung bình và 32,1% tuân thủ kém [24] Nghiên cứu của Sarah M Khayyat (2017) tại Ả Rập cho thấy có tới hơn một nửa người bệnh (54%) không tuân thủ điều trị thuốc Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người bệnh tuân thủ điều trị có khả năng kiểm soát HA tốt hơn [27] Kết quả nghiên cứu của Chunhua Ma năm 2016 chỉ ra có 21,3% ĐTNC tuân thủ chế độ dùng thuốc và xác định tuổi, thu nhập hộ gia đình, thời gian mắc bệnh, số lượng thuốc uống mỗi ngày và hỗ trợ xã hội ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc [28].

Trang 15

1.2.2 Tình hình bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị ở Việt Nam Tăng huyết áp tại Việt nam với tần suất ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là khi dân số Việt Nam ngày một già hóa Năm 2008 Viện Tim Mạch Việt Nam tiến hành nghiên cứu ở người lớn tại 8 tỉnh và thành phố ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta thì thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% Trong đó 51,6% không biết bị THA và 48,4% biết bị THA Trong số NB biết bị THA chỉ có 61,12% điều trị, còn lại 38,9% không điều trị THA [22] Theo điều tra dịch tễ Việt Nam nghiên cứu THA toàn quốc đến tháng 5/2016 trên 5454 người trưởng thành, có tới 47,3% bị THA, nhưng chỉ có 31,3% THA được kiểm soát, có tới 69% chưa được kiểm soát [20] THA ít biểu hiện triệu chứng, nhưng các biến chứng của THA lại rất nặng nề như TBMNN, suy tim, suy thận ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể gây tàn phế, tử vong Những biến chứng liên quan đến THA do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là việc không tuân thủ điều trị, do chủ quan hoặc hiểu biết về bệnh còn hạn chế [2] Theo Nghiên cứu của Lê Đức Hạnh năm 2013 chỉ ra tỷ lệ NB không biết mình bị THA chiếm 33,04%, biết nhưng không điều trị 33,04%, điều trị và kiểm soát được huyết áp mục tiêu chỉ đạt 21,74% [13] Theo Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương năm 2011 ở người bệnh THA từ

25 đến 60 tuổi tại 4 phường thành phố Hà Nội cho thấy: 44,8% có thực hành đạt về tuân thủ điều trị THA; 34% theo dõi huyết áp thường xuyên; 67,2% uống thuốc điều trị THA nhưng chỉ có 43,6% là uống thuốc đầy đủ; 36% tuân thủ chế độ ăn uống; 66,4% đã hạn chế ruợu/bia, 64% thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đạt yêu cầu và 62,8% thường xuyên luyện tập thể dục.

Tỷ lệ tuân thủ với điều trị thuốc, chế độ ăn, không hút thuốc, hạn chế uống rượu/bia, tập thể dục, đo theo dõi huyết áp thường xuyên lần lượt là 61,5%, 40,4%, 95,4%, 21,9%, 20% và tỷ lệ TTĐT (tuân thủ cả 6 khuyến cáo trên) chỉ đạt 1,9% Đây chính là kết quả trong nghiên cứu cắt ngang có phân tích của Nguyễn Hải Yến trên 260 NB THA đến khám và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện E, năm 2011 [10].

THA là bệnh mạn tính, đòi hỏi NB phải điều trị liên lục và lâu dài Đặc biệt người bệnh THA thường được điều trị ngoại trú, nếu chưa mắc các biến chứng hoặc là

bị bệnh nặng Chính vì vậy sự tuân thủ của NB sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả điều

Trang 16

trị Nghiên cứu của Trần Thị Kim Xuân (2017) trên 229 người bệnh THA điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả 75,5% có tuân thủ điều trị đạt trong đó 100% đạt về tuân thủ uống thuốc, 85,2% tuân thủ chế độ ăn nhạt, 79,8% tuân thủ chế độ uống rượu, bia 83% tuân thủ việc bỏ thuốc lá [21].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bích Hạnh năm 2013 trên 380 người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước cho thấy: 51,1% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh và chế độ điều trị THA; 33,4% người bệnh đạt về tuân thủ điều trị chung (đạt từ 4 trong tổng số 6 nội dung trở lên), trong đó, tuân thủ điều trị thuốc đạt 56,3%, tuân thủ chế độ ăn đạt 27,4%, tuân thủ không hút thuốc lá/ thuốc lào đạt 84,7%, tuân thủ đo huyết áp và tái khám định kỳ đạt 31,3%, tuân thủ chế độ sinh hoạt – tập luyện đạt 28,9%, tuân thủ hạn chế uống bia/ rượu đạt 82,6% Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị THA cao hơn ở các nhóm người bệnh: có thời gian điều trị trên 1 năm, thuộc nhóm trên 60 tuổi và nhóm có kiến thức đạt so với các nhóm không có đặc điểm trên [6] Nghiên cứu của Ngô Quang Trung năm 2015 về thực trạng kiến thức và

sự tuân thủ điều trị của các bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Ngô Quyền thu được kết quả: có 4% NB quên uống thuốc hạ HA trong tuần trước; 6,5% NB tự ý ngừng thuốc hạ HA khi cảm thấy khó chịu Nghiên cứu xác định được phần lớn NB cảm thấy phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA (91,5%); có 42% NB cảm thấy khó khăn khi phải nhớ cách uống các loại thuốc hạ huyết áp hàng ngày [18].

Trang 17

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Giới thiệu sơ lược về khoa Khám bệnh và Bệnh viện huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương được thành lập từ năm 1963, với quy mô 317 giường bệnh, chủ yếu phục vụ nhân dân trong huyện và các huyện lân cận trong khu vực Năm 2010, bệnh viện được nâng cấp thành Bệnh viện hạng II, tuyến huyện, trực thuộc Sở Y tế Thái Bình.

Trải qua hơn 60 năm phát triển và trưởng thành, với nhiều thế hệ lãnh đạo, bệnh viện đã vượt qua khó khăn, thách thức; không ngừng phát triển cơ sở

hạ tầng, nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế được đầu tư bài bản, từng bước đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài huyện.

Hiện tại Bệnh viện có quy mô 250 giường kế hoạch, thực kê là 360 giường Bệnh viện có tổng số 25 khoa, phòng với 317 nhân viên, trong đó có 32 người có trình độ sau đại học, 203 người có trình độ đại học, trình độ cao đẳng 42 người, Trung cấp 04 người, trình độ khác 36 người.

Khoa khám bệnh - Bệnh viện ĐKKV huyện Kiến Xương có tổng số 31 cán

bộ viên chức, trong đó có 11 bác sĩ, 20 điều dưỡng Năm 2021, khoa khám bệnh

đã khám cho 97.551 lượt bệnh nhân, quản lý và điều trị cho 2.175 người bệnh bị bệnh tiểu đường và các bệnh mạn tính Khoa có 5 phòng khám trong đó có 2 phòng khám nội, 1 phòng khám nhi, 1 phòng khám ngoại, 1 phòng khám sản phụ khoa, 1 phòng khám Y học cổ truyền, 1 phòng khám truyền nhiễm, da liễu,

3 phòng khám chuyên khoa lẻ.

Cùng với sự phát triển của đơn vị và sự tiến bộ của y học, khoa Khám bệnh hiện tại phát triển cả về chất lượng và số lượng, là nơi tiếp nhận bệnh nhận đầu tiên khi tới khám chữa bệnh tại bệnh viện, với đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hết lòng quan tâm đến người bệnh, được đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh Bên cạnh đó, khoa cũng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như hệ thống rút số tự động, máy cung cấp nước uống tự động, máy điều hòa cho toàn

bộ các phòng khám và khu chờ khám bệnh, ghế ngồi chờ được

Trang 18

2.2.1 Đối tượng và phương pháp khảo sát.

* Đối tượng khảo sát:

Người bệnh được chẩn đoán THA khám và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Xương từ 01/09/2023 đến 31/10/2023.

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

Người bệnh được chẩn đoán THA khám và điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Xương từ 01/09/2023 đến 31/11/2023.

Người bệnh từ 18 tuổi trở lên, tỉnh táo, minh mẫn, có khả năng giao tiếp Người bệnh đồng ý tham gia khảo sát.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

Người bệnh dưới 18 tuổi

Người bệnh hạn chế về nghe, nói, không đủ khả năng tỉnh táo, minh mẫn để hoàn thành khảo sát hoặc trả lời phỏng vấn của

ĐTV Người bệnh không đồng ý tham gia

khảo sát * Thời gian và địa điểm khảo sát:

Khảo sát được tiến hành từ 01/09/2023 đến ngày 31/10/2023 tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Xương.

* Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện tích lũy: Tất cả người bệnh THA khám và điều trị tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện đa khoa huyện Kiến Xương đủ điều kiện tham gia khảo sát sẽ được phát phiếu phỏng vấn để người bệnh tự điền, nếu người bệnh không hiểu nội dung câu hỏi, điều tra viên sẽ giải thích cho người bệnh hiểu.

* Số lượng người bệnh khảo sát được: Trong thời gian khảo sát theo phương pháp thuận tiện tích lũy, chúng tôi khảo sát được 310 người bệnh đủ điều

Trang 19

kiện vào tham gia khảo sát.

* Công cụ thu thập số liệu:

Công cụ thu thập số liệu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo thang đo Morisky để xây dựng bộ câu hỏi đánh giá “tuân thủ điều trị” với 6 khía cạnh: (1) tuân thủ chế độ dùng thuốc, (2) tuân thủ chế độ ăn, (3) tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực, (4) tuân thủ không hút thuốc lá/ thuốc lào; (5) giảm uống rượu/bia, (6) tuân thủ việc theo dõi chỉ số huyết áp (đo, ghi lại chỉ số huyết áp

và đi khám định kỳ) Trước khi triển khai thu thập chính thức, phiếu phỏng vấn đã được thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp, dễ hiểu hơn đối với người bệnh.

* Thu thập số liệu: Tất cả người bệnh được chẩn đoán là THA được phát phiếu phỏng vấn, sau đó phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn đáp ứng mục tiêu nghiên cứu Phiếu phỏng vấn gồm 07 phần:

Phần A: Thông tin chung của ĐTKS (gồm 09 câu hỏi)

Phần B: Kiến thức của ĐTKS về bệnh và chế độ điều trị bệnh THA (gồm 10 câu hỏi) Tiêu chuẩn đánh giá phần B: Đánh giá đạt/không đạt cho các câu hỏi B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9 và B10 Nếu NB trả lời đúng đáp án cho từng câu sẽ được đánh giá là đạt, cụ thể: câu B1 (ý 2); câu B2 (ý 1); câu B3 (trả lời đủ từ ý 1-

ý 6); câu B4 (ý 1); câu B5 (trả lời đủ từ ý 1- ý 4); câu B6 (ý 1); câu B7 (trả lời đủ từ

ý 1- ý 3); câu B8 (ý 1); câu B9 (ý 1) và B10 (trả lời đủ từ ý 1- ý 3) Nếu NB trả lời không đúng đáp án cho từng câu như trên sẽ được tính không đạt Tổng điểm kiến thức tổng hợp về THA và chế độ điều trị THA tối đa là 10 điểm Người bệnh được đánh giá là có kiến thức “Đạt” nếu đạt từ 7 điểm trở lên, dưới 7 điểm là “Chưa đạt”.

Phần C: Thông tin về tuân thủ thuốc điều trị THA: gồm 8 câu hỏi từ C1 đến C8, với mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Người bệnh được đánh giá là

“Tuân thủ” chế độ thuốc nếu đạt 6 điểm trở lên; đạt dưới 6 điểm thì đánh giá là

“Không tuân thủ”.

Phần D: Thông tin về tuân thủ chế độ ăn trong điều trị THA: Gồm các câu hỏi từ D1 đến D8 Mỗi câu có 04 lựa chọn tương ứng với số điểm như sau: 1 Thường xuyên = 3 điểm; 2 Thỉnh thoảng = 2 điểm; 3 Hiếm khi = 1 điểm; 4 Không bao giờ = 0 điểm Người bệnh được đánh giá là “Tuân thủ” chế độ ăn nếu đạt ≤ 8 điểm; đạt trên 8 điểm thì đánh giá là “Không tuân thủ”.

Trang 20

Phần E: Thông tin về tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào và hạn chế uống bia rượu trong thời gian điều trị THA: Gồm 03 câu hỏi từ E1 đến E3 đánh giá trong tháng qua NB có dùng thuốc lá/thuốc lào hay bia/rượu không; Câu E3 không tính điểm; Câu E1 và E2 lựa chọn đáp án 1 Chưa bao giờ hoặc 2 Có nhưng hiện tại đã bỏ/dừng được 1 điểm đánh giá là “Tuân thủ không hút thốc lá/thuốc lào” “Tuân thủ không uống rượu/bia”; chọn đáp án 3 Vẫn còn hút và vẫn còn uống thì không được điểm và đánh giá là “Không tuân thủ”.

Phần F: Thông tin về tuân thủ hoạt động thể lực trong điều trị THA: Gồm 02 câu hỏi F1 và F2 Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 1 điểm, người bệnh được đánh giá là “Tuân thủ” chế độ sinh hoạt, tập luyện nếu được từ 2 điểm; đạt dưới 2 điểm đánh giá là “không tuân thủ”

Phần G: Thông tin về tuân thủ đo huyết áp tại nhà và đi khám định kỳ: Gồm 04 câu hỏi, có 01 câu hỏi phụ không tính điểm và 03 câu hỏi tính điểm (G1 đến G3) Trả lời đúng mỗi câu hỏi được 1 điểm Tổng số điểm tối đa là 03 điểm, người bệnh được đánh giá là “Tuân thủ” đo huyết áp và khám định kỳ nếu đạt

từ 2 điểm trở lên; dưới 2 điểm là “không tuân thủ”.

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS 18.0.

2.2.2 Kết quả khảo sát.

2.2.2.1 Thông tin chung của đối tượng khảo sát

Bảng 2.1: Thông tin chung của đối tượng khảo sát (n=310)

Trang 21

- Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học 135 43,5

HA mục tiêu (dưới 140/90 mmHg).

2.2.2.2 Thông tin về bệnh THA của người bệnh

Bảng 2.2: Thông tin về bệnh THA của ĐTKS (n=310)

Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Thời gian NB phát hiện mình bị THA

Trang 22

là bệnh thận (9,9%) và chỉ có 27,5% BN không có biến chứng.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ từng nhóm biến chứng THA

2.2.2.3 Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của người bệnh

Bảng 2.3: Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của NB

Trang 23

Chế độ ăn uống của NB THA Bỏ

thuốc lá/thuốc lào khi bị THA

Hiểu đúng chế độ sinh hoạt, luyện

tập Cách thức theo dõi THA

Chỉ số HA cần duy trì khi điều trị THA

Hậu quả xảy ra với NB khi không tuân thủ

về các hậu quả xảy ra khi không tuân thủ điều trị Kiến thức về chỉ số huyết áp cần duy trì đạt 54,8%, hiểu đúng về định nghĩa tăng huyết áp đạt 54,8%, Biết đủ chế độ điều trị THA yêu cầu đạt 54,8%, hiểu đúng chế độ sinh hoạt, luyện tập đạt 63,8% và Hiểu THA phải điều trị suốt đời đạt 56,5%.

Trang 24

Kết quả biểu đồ 2.2 cho thấy đa phần người bệnh có kiến thức đạt về bệnh THA với 187 người trả lời 07/10 nội dung (chiếm 62,5%); người bệnh có kiến thức đạt trung bình có 75 người trả lời từ 05 đến 06 nội dung (chiếm 23.5%); người bệnh có kiến thức đạt thấp với 48 người trả lời dưới 05 nội dung trở xuống (chiếm 14%).

Biểu đồ 2.3: Tuân thủ điều trị THA của người bệnh

Đa số người bệnh THA trong nghiên cứu có tuân thủ về việc không hút thuốc lá/thuốc lào (83,4%), tuân thủ hạn chế rượu bia (80,8%), tuân thủ chế độ thuốc (75,2%), tuân thủ chế độ ăn (68,5%) Có 42,7% người bệnh không tuân thủ chế độ sinh hoạt/ luyện tập thể lực; 62,2% không tuân thủ việc đo ghi chép lại chỉ số huyết áp và khám sức khoẻ định kỳ.

Bảng 2.4: Mức độ tuân thủ chung của người bệnh THA

Kết quả bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị THA chung là 58% (tuân thủ ≥5 trong tổng số

6 nội dung đánh giá) và tỷ lệ không tuân thủ là 42%.

Trang 25

2.2.2.4 Thông tin tuân thủ điều trị thuốc

Bảng 2.5 Thông tin tuân thủ điều trị thuốc

Thỉnh thoảng bỏ thuốc từ lúc bắt đầu điều trị Không 219 70,6

NB trả lời quên mang theo thuốc hạ HA khi đi xa nhà Đặc biệt, vẫn có 33,9% số

NB tự ý ngừng/đổi thuốc khi cảm thấy khó chịu, cũng như tự ý ngừng uống thuốc hạ HA khi thấy HA đã được kiểm soát là 25,2% Ít gặp nhất là NB quên uống thuốc hạ HA trước ngày đi khám 7,7%.

Lý giải điều này NB cho biết, NB cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA (14,5%) và 17,4% là tỷ lệ NB cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ HA.

2.2.2.5 Thông tin về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống và tái khám định kỳ

Trang 26

Biểu đồ 2.4: Tuân thủ thay đổi chế độ ăn (n=302)

Có 20,5% người bệnh NB ăn đồ rán/chiên/xào; 15,6% NB có ăn các loại dưa muối, cà muối; 14,2% NB ăn bổ sung gia vị, nước mắm khi ăn cùng gia đình; 2,6% NB ăn cá khô, mì ăn liền, đồ chế biến sẵn; 8,9% NB ăn phủ tạng động vật; 5,9% NB ăn mỡ hoặc các sản phẩm chế biến từ mỡ động vật với tần suất 2 lần/tuần trở lên; Tỷ lệ người ăn ăn lòng đỏ trứng; ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn ở mức 2 lần/tuần trở lên chiếm dưới 5% (Biểu đồ 2.4).

Bảng 2.6 Tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào; tuân thủ hạn chế uống rượu bia của người bệnh

Có hút thuốc Có nhưng hiện đã bỏ 85 27,5

lá/thuốc lào

Có uống rượu, bia Có nhưng hiện đã bỏ 92 29,7

Kết quả tại bảng 2.6 cho thấy đa số người bệnh tham gia nghiên cứu chưa từng hút thuốc lá/thuốc lào (49%) Có 27,5% người bệnh đã từng hút thuốc lá/thuốc

Trang 27

lào nhưng hiện đã bỏ thuốc; còn 23,5% người bệnh vẫn đang hút thuốc lá/thuốc lào Vẫn có 21,3% NB thường xuyên uống rượu/bia khi điều trị THA.

Bảng 2.7 Tuân thủ thay đổi chế độ luyện tập

Đo huyết áp hàng ngày tại nhà Có 153 49,4

Ghi số đo huyết áp vào sổ sau Có 120 38,7

Trang 28

Biểu đồ 2.5: Lý do NB không đến tái khám theo hẹn

Trang 29

Chương 3 BÀN LUẬN Tăng huyết áp đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nền y học Thế giới cũng như ở Việt Nam, bởi những biến chứng của bệnh rất nguy hiểm Ngày nay phương thức điều trị THA rất đa dạng, hơn nữa các thuốc điều trị THA lại

có sẵn trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế nhưng tỷ lệ người bệnh điều trị đạt được huyết áp mục tiêu vẫn còn thấp Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị thì việc củng cố kiến thức và thực hành tự chăm sóc của người bệnh THA là một thách thức lớn không những bản thân người bệnh mà với cả hệ thống Y tế Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số bàn luận cụ thể như sau:

3.1 Những việc làm được và chưa làm được trong quản lý và điều trị người bệnh tăng huyết áp ngoại trú.

3.1.1 Những việc đã làm được

Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA điều trị ngoại trú đã được điều dưỡng thực hiện trực tiếp tại Phòng khám với phương pháp tư vấn trực tiếp cho cá nhân người bệnh THA và tư vấn cho nhóm người bệnh THA.

Phần lớn người bệnh THA đến điều trị ngoại trú đều được điều dưỡng tư vấn GDSK từ khi mới đến phòng khám, trong quá trình điều trị và trước khi ra viện.

Tại phòng khám đã xây dựng được phòng tư vấn tuyền thông GDSK, có tài liệu Có tổ chức tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh.

Bệnh viện đã thành lập phòng Công tác xã hội (CTXH) và tham gia hoạt động tư vấn - GDSK: Hàng ngày phòng CTXH có 5 điều dưỡng trực tiếp tiếp xúc với NB, hỗ trợ người bệnh, tiếp nhận thông tin và hỗ trợ tư vấn GDSK cho người bệnh tại phòng khám và điều trị bệnh mãn tính

Người bệnh ngoại trú điều trị THA đã cập nhật được kiến thức về bệnh THA, chế độ điều trị thuốc, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi Thông qua việc tư vấn GDSK của ĐD, rất nhiều NB đã tuân thủ thực hiện tốt theo hướng dẫn NB đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra HA, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng NB.

Trang 30

Có điều dưỡng tăng cường hỗ trợ bác sĩ trong công tác khám bệnh để bác

sĩ có thời gian khám, tư vấn cho NB để đảm bảo chất lượng khám, điều trị cũng như giảm thời gian chờ khám, chờ xét nghiệm.

3.1.2 Những việc chưa làm được

Bệnh viện chưa thành lập riêng phòng khám, điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp riêng biệt, hiện tại việc quản lý người bệnh THA đang còn quản lý chung với các bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, chính vì thế đôi khi chưa đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý và điều trị cho người bệnh THA Tài liệu tư vấn còn thiếu, số lượng ít, chưa được bổ sung kịp thời Có ít pa

nô áp phích hoặc tờ rơi về bệnh THA, điều này gây trở ngại không ít trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong đó có giáo dục các hoạt động tự chăm sóc cho người bệnh THA.

Do số lượng nhân viên quản lý các bệnh mạn tính còn ít (5 người) nên công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA trong việc thực hành tự chăm sóc nhiều khi thực hiện chưa thường xuyên và liên tục.

Một số điều dưỡng mới kinh nghiệm công tác còn ít, giao tiếp với người bệnh chưa được tốt, kiến thức về bệnh THA nói chung và kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh THA còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền thông/giao tiếp (lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, động viên ) do đó trong công tác tư vấn GDSK cho người bệnh còn chưa đạt được như mong muốn.

Đối với người bệnh vào điều trị các bệnh khác có bệnh THA kèm theo, nhiều lúc điều dưỡng không chú ý nên chưa tư vấn GDSK cho người bệnh kịp thời, chưa giám sát người bệnh tuân thủ điều trị bệnh THA.

3.1.3 Nguyên nhân của những chưa làm được

Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Đa khoa huyện Kiến Xương còn thiếu pano, bảng treo thông tin y tế; chưa bố trí được phòng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe riêng.

Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB của bác sỹ, điều dưỡng trong khoa chưa đạt hiệu quả cao do vào thời điểm nhất định có sự quá tải; đội ngũ điều dưỡng trong khoa đa phần có trình độ cao đẳng và trung học nên còn ít kinh nghiệm, khả năng truyền đạt còn chưa thuyết phục.

Trang 31

Hình thức tư vấn, giáo dục sức khỏe mới chỉ một chiều, còn mang tính hình thức, không có thời gian để thảo luận và hướng dẫn cụ thể cho từng cá nhân.

Đối tượng NB đến khám và điều trị đa số đều cao tuổi, có nhiều biến chứng do THA, cùng với sự lão hoá của tuổi già thì cũng có sự suy giảm trí nhớ

do vậy nhận thức của NB về bệnh và kiến thức tự chăm sóc cũng suy giảm Trong 10 nội dung đánh giá kiến thức về bệnh và chế độ điều trị bệnh THA được nghiên cứu đưa ra, nội dung kiến thức có tỷ lệ người bệnh trả lời đạt dưới 70% là kiến thức hiểu đúng về định nghĩa THA (65,6%), kiến thức về hiểu THA phải điều trị suốt đời (56,5%), kiến thức về chế độ điều trị THA (54,8%), kiến thức về chế độ ăn uống của NB THA (63.8%) kiến thức về chế độ sinh hoạt, luyện tập (63,8%) và kiến thức về chỉ số HA cần duy trì khi điều trị THA (54,8%) Nguyên nhân là do người bệnh tuy có trả lời được một số ý đúng nhưng trả lời chưa đầy đủ được số đáp án đúng của câu hỏi Về hiểu biết THA phải điều trị suốt đời, vẫn còn những người bệnh THA cho rằng đây là bệnh cấp tính, chỉ thường gặp ở người trung niên và không biết rằng bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng Còn một bộ phận người bệnh

chưa hiểu lợi ích của việc thực hiện chế độ điều trị THA theo yêu cầu, họ không biết đo huyết áp, khám định kỳ là để đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch và tập luyện thể dục đều dặn 30 – 60 phút/ngày cũng là biện pháp điều trị THA Kết quả này gợi ý những nội dung kiến thức cần chú trọng tăng cường cung cấp cho người bệnh THA trong các hoạt động truyền thông Đối với các nội dung kiến thức còn lại thì tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt trên 70% Về tuân thủ chế

độ thuốc điều trị:

+ Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ chế độ thuốc điều trị của người bệnh THA là 75,2% Kết quả này cao hơn kết quả các nghiên cứu trước đó của Nguyễn Minh Phương (67,2%) [15], Nguyễn Thị Hải Yến (61,5%) [10], Đỗ Thị Bích Hạnh (56,3%) [6] Sự khác biệt này có thể do có sự khác nhau về tiêu chí đánh giá thực hành tuân thủ của người bệnh hoặc có thể do người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có kiến thức về chế độ thuốc điều trị tốt hơn (75,2%).

Nguyên nhân không tuân thủ chế độ thuốc điều trị của người bệnh chủ yếu là

do NB tự ý ngừng thuốc, đổi thuốc hạ HA khi cảm thấy khó chịu (47,7%), tự ý

Trang 32

ngừng thuốc hạ HA khi cảm thấy huyết áp bình thường (25,2%), cảm thấy khó khăn khi phải nhớ tất cả các loại thuốc HA (17,4%), và Cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA (14,5%), quên uống thuốc hạ HA (30,6%), quên mang thuốc hạ HA khi xa nhà (16,2%) Kết quả nghiên cứu phản ánh một phần sự chủ quan với tình trạng sức khoẻ của một số người bệnh Nghiên cứu còn cho thấy có 30,6% người bệnh quên uống thuốc trong tuần qua ,

và 66,7% người bệnh không được ai nhắc uống thuốc điều trị THA Từ thực tế này cho thấy việc hiểu về tầm quan trọng trong việc duy trì dùng thuốc tăng huyết áp của người bệnh chưa tốt, bên cạnh đó NVYT và người thân trong gia đình của người bệnh cũng như các tổ chức xã hội cần cùng tham gia vào quá trình điều trị THA của người bệnh và có những tác động tích cực hơn nữa giúp người bệnh tuân thủ tốt hơn chế độ thuốc điều trị.

Về tuân thủ chế độ ăn:

+ Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn nói chung đạt 73,8% Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu trước đây thường cho thấy tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn của người bệnh dao động từ 20% đến 65% tuỳ theo cách đánh giá của mỗi nghiên cứu [6], [15] Các nghiên cứu trước thường lý giải

tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn thấp do người bệnh khó thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là người Việt Nam có xu hướng ăn mặn, lại sống và ăn cùng các thành viên khác trong gia đình nên rất khó thực hiện chế độ ăn riêng Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 20,5% người bệnh thường xuyên ăn (2 lần/ tuần trở lên) đồ rán/xào; 15,6% người bệnh thường xuyên ăn các loại dưa muối/cà muối; 14,2% người bệnh thường xuyên ăn thêm gia vị/nước mắm/muối khi ăn cùng gia đình; 12,6% người thường xuyên ăn cá khô, mì ăn liền, 8,9% người bệnh thường xuyên ăn phủ tạng động vật, 5,9% người bệnh thường xuyên ăn

mỡ hoặc các sản phẩm chế biến từ mỡ động vật; 4,6% người thường lòng đỏ trứng và 1,3% người thường xuyên ăn đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn Sự khác biệt này có thể do người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có kiến thức về chế độ ăn tốt hơn (73,8%) hoặc có thời gian điều trị THA lâu hơn nên kể từ khi bắt đầu điều trị đến thời điểm nghiên cứu họ đã thay đổi được thói quen ăn uống của mình theo hướng tích cực hơn.

Trang 33

Về tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào:

Tỷ lệ tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào của người bệnh trong nghiên cứu là 76,2 %, tương đối cao so với các nội dung chế độ khác cần tuân thủ trong điều trị Kết quả này thấp hơn với nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh (84,7%) [6] và cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến (40,4%) [10] Kết quả này cho thấy một phần hiệu quả của các chương trình truyền thông – giáo dục sức khoẻ, các chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại của thuốc lá nói chung dưới nhiều hình thức đa dạng đã diễn ra mạnh mẽ bở nước ta trong thời gian vừa qua Sự khác biệt này có thể lý giải là do trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ

lệ nữ nhiều hơn nam và có thể do tính chất khác biệt vùng miền, trình độ hiểu biết của người bệnh khác nhau, tuy nhiên còn tỉ lệ 23,5 người bệnh vẫn có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào hàng ngày điều này cần khuyến cáo quản lý và tư vấn cho NB hiểu và thực hiện thói quen tốt.

Về tuân thủ hạn chế uống rượu/bia:

Trong nghiên cứu nội dung thực hành tuân thủ điều trị về hạn chế uống rượu/bia có tỷ lệ người bệnh tuân thủ là 80,8 %, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương (66,4%) [15] Và thấp hơn các nghiên cứu trước đó của Nguyễn Thị Hải Yến (95,4%) [10], Đỗ Thị Bích Hạnh (82,6%) [6] Sự khác biệt này có thể lý giải là do tính chất khác biệt vùng miền, trình độ hiểu biết của người bệnh khác nhau, có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh đa

số trên 60 tuổi, có thời gian điều trị THA đã lâu nên cùng với chế độ ăn thì họ đã

tự hạn chế số lượng rượu/ bia uống mỗi ngày, mỗi tuần.

Về tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực:

Đây là nội dung có tỷ lệ người bệnh tuân thủ thấp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi (đạt 49,4%) Kết quả này cao hơn so với so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương [15], nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh (28,9%) [6], của Nguyễn Thị Hải Yến (21,9%) [10]; So với kết quả 63,8 % người bệnh có kiến thức đạt về chế độ sinh hoạt, luyện tập phù hợp khi bị THA thì có thể thấy sự tương đồng giữa kiến thức và thực hành Kết quả này có thể lý giải là do người bệnh chủ yếu là nông dân họ còn phải làm việc nên khó sắp xếp thời gian để tập luyện thường xuyên, hàng ngày và có thể do NB còn chủ quan chưa thấy được tầm

Trang 34

quan trọng của tập thể dục và tuân thủ điều trị Từ đó là cơ sở để NVYT tăng cường nhắc nhở NB cần có chế độ tập luyện thể dục hàng ngày như việc sử dụng thuốc hạ HA.

Về tuân thủ việc đo, ghi lại chỉ số huyết áp và khám định kỳ:

+ Tỷ lệ tuân thủ của NB về cách thức theo dõi HA trong nghiên cứu là 63,5%; cao hơn so với các nghiên cứu của Đỗ Thị Bích Hạnh (31,3%) [6], Nguyễn Thị Hải Yến (20%) [10] So với kết quả 63,5% người bệnh có kiến thức đạt về cách thức theo dõi THA thì có thể thấy khoảng cách lớn giữa kiến thức và thực hành Đây là vấn đề các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khoẻ và các hoạt động can thiệp cần quan tâm để thúc đẩy thay đổi hành vi khi đã có kiến thức đúng Kết quả trên đã cho thấy người bệnh trong nghiên cứu đã phần nào biết được những lợi ích trên, tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ chưa cao, đặc biệt chỉ có 38,7 % người bệnh có ghi lại chỉ số huyết áp vào sổ sau mỗi lần đo.

+ Nghiên cứu đã chỉ ra lý do NB không đi khám sức khoẻ định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ, trong đó chủ yếu do bận công việc (32,5%), quên lịch hẹn 26,5%, cảm thấy không cần thiết (24,2%) và 16,9% NB cảm thấy HA bình thường Thực tế này cho thấy vẫn tồn tại những rào cản nhất định trong việc tuân thủ chế độ đo, ghi lại chỉ số huyết áp và khám định kỳ, trong đó có những rào cản

mà với sự tham gia hỗ trợ của gia đình người bệnh, nhân viên y tế, các tổ chức

xã hội và chính bản thân người bệnh thì hoàn toàn có thể xoá bỏ được bằng cách

bố trí thời gian khám phù hợp với công việc, tăng cường nhận thức và thay đổi thái độ của người bệnh đối với việc chủ động theo dõi, ghi lại tình trạng sức khoẻ và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

3.2 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú hiện nay của đơn vị

3.2.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo bệnh viện.

- Nhân lực: Đang được quan tâm cử đi đào tạo bài bản, để có đủ năng lực, kiến thức và kinh nghiệm về bệnh lý Tim mạch đặc biệt là bệnh Tăng huyết áp

- Cơ sở vật chất: Từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, đặc biệt là khu khám bệnh để giúp NB đến khám không phải chờ đợi quá lâu.

Ngày đăng: 29/02/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w